Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghị luận văn học: Số phận và sức sống của cái đẹp qua tác phẩm Độc tiểu thanh kí (Nguyễn Du) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - Văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.73 KB, 10 trang )

Đề bài: Số phận và sức sống của cái đẹp qua tác phẩm Độc tiểu thanh kí
(Nguyễn Du) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Bài làm
Con người chúng ta ai cũng sẽ có một cảm nhận riêng mình đối với những gì
chúng ta nhìn thấy và chiêm ngưỡng từ mọi thứ xung quanh, nhất là đối với cái đẹp.
Chúng ta thường ca ngợi, nâng niu trân trọng cái đẹp. Điều này làm tơi nhớ đến câu
nói của vua Phổ nói với Moza trước khi mất: “Ta tượng trưng cho quyền lực, còn nhà
ngươi tượng trưng cho cái đẹp, biết đâu hậu thế sẽ quên ta và chỉ nhắc đến ngươi”.
Cuộc sống sẽ thay đổi nhưng những gì là thơ văn sẽ tồn tại mãi với thời gian. Thời
gian là một sức mạnh vơ hình và vơ cùng nghiệt ngã, nó có thể làm tàn phai nhan sắc,
phá hủy thành trì nhưng nó khơng mất đi “cái đẹp” trong tâm hồn con người. “Cái
đẹp” dường như cũng có một số phận và liệu sự sống của nó có vượt qua sự băng hoại
của thời gian? Điều này sẽ được thể hiện rõ qua hai tác phẩm “Độc tiểu thanh kí”
(Nguyễn Du) và “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân).
Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Du luôn được ca ngợi là nhà thơ kiệt
xuất nhất của dân tộc. Ông là đại thi hào của Việt Nam, các tác phẩm của Nguyễn Du
dù là chữ Nôm hay chữ Hán cũng đều chứa chan một tấm lịng. Về chữ Nơm, nức
danh nhất là “Truyện Kiều”, cịn về chữ Hán thì bài thơ để lại nhiều ấn tượng trong
lòng độc giả là “Độc tiểu thanh kí” - một bài thơ chan chứa cảm xúc của thi nhân:
“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gị hoang
Thổn thức bên sơng mảnh giấy tàn
Son phấn có thần chơn vẫn hận
Nỗi hờn kim cổ trời không hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?”
(Độc tiểu thanh kí, Nguyễn Du)
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có niêm luật
chặt chẽ được đặt ra ở đời Đường Trung Quốc. Đây là thể thơ mà các tác giả thường
dùng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”. Bài thơ này đã làm cho người
___________________________________________________________________________


Tài liệu chuyên văn
1


đọc rơi lệ vì tính nhân văn sâu sắc ẩn chứa trong nó. Bài thơ có tựa đề “Độc tiểu thanh
kí” tức là đọc lại bài thơ của nàng Tiểu Thanh. Vậy “nàng” là ai? Đó là người con gái
sống ở đời Minh Trung Quốc, rất xinh đẹp nhưng có số phận bất hạnh, hẩm hiu, khiến
có phải làm vợ lẽ cho thương gia nhà họ Phùng. Vợ cả đánh ghen bắt nàng phải sống
cô đơn ở ngôi nhà cạnh Tây Hồ. Quá đau khổ, cô đơn, Tiểu Thanh đã viết nên những
tập thơ như là tiếng lịng của mình để diễn tả nỗi niềm tâm trạng. Mỗi lời thơ của nàng
là sự đau đớn, thổn thức của trái tim được “truyền tải” trên trang giấy. Khi vừa mới
mười tám tuổi, Tiểu Thanh đã mất trong sự đau đớn và cô đơn, chịu kiếp “tài hoa bạc
mệnh”. Người vợ cả ra lệnh đốt tất cả những bài thơ đó, may cịn sót mấy phần, hợp
thành phần “di cảo”. Thi hào Nguyễn Du đã đọc được phần “di cảo” này, cảm thương
cho số phận của nàng Tiểu Thanh mà viết nên những vần thơ đầy tình thương:
“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gị hoang
Thổn thức bên sơng mảnh giấy tàn”
(Độc tiểu thanh kí, Nguyễn Du)
Trong hai câu đề, Nguyễn Du đang đức trước cảnh Tây Hồ, nơi mà ngày xưa
nàng Tiểu Thanh đã sống. Trải qua thời gian ba trăm năm kể từ ngày nàng mất,
Nguyễn Du đến đây khi cảnh vật đã thay đổi rất nhiều. Cảnh đẹp hóa thành gị hoang,
lạnh lẽo. Cảnh đã thay đổi khơng cịn lưu lại dấu vết gì, giờ chỉ trở thành một bãi
hoang phế, tiêu điều. Nguyễn Du bộc lộ một tâm trạng xót xa, căm phẫn, sự nuối tiếc
ngậm ngùi trước cái đẹp bị thời gian tàn phá. Nguyễn Du đã mượn sự thay đổi của
thiên nhiên để ngụ ý sự biến đổi khôn lường của cuộc đời, của con người. Cùng với sự
thay đổi của cảnh vật, tập thơ ngày xưa của Tiểu Thanh cũng chỉ còn lại “mảnh giấy
tàn”. Nguyễn Du - nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam phải bồi hồi, thổn thức trước
điều đó, đây là tình u thương vượt biên giới:
“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
(Độc tiểu thanh kí, Nguyễn Du)

“Độc điếu” có nghĩa là một mình, tác giả đang đứng lặng, nghiền ngẫm trước
câu chữ mà Tiểu Thanh để lại. “Nhất chỉ thư” là một tập thơ. Tác giả viếng nàng bằng
tâm hồn mình. “Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta bắt gặp tâm hồn một con người”
(Atona Phrăng xơ), đây là sự đồng cảm sâu sắc bằng hai tâm hồn đồng điệu. Nguyễn
Du hiểu được nỗi lịng của nàng qua bài thơ, ơng thương xót vơ cùng với người con
___________________________________________________________________________
Tài liệu chun văn
2


gái “tài hoa bạc mệnh” này. Người chết vốn là một kẻ cô đơn và người viếng thăm
cũng là một kẻ cơ đơn. Sự cảm thơng đó cho thấy được tình yêu thương bao la của
Nguyễn Du đối với đồng loại, nhất là đối với những người phụ nữ bất hạnh:
“Son phấn có thần chơn vẫn hận
Văn chương khơng mệnh đốt cịn vương”
(Độc tiểu thanh kí, Nguyễn Du)
Nàng Tiểu Thanh nổi tiếng là người con gái xinh đẹp, duyên dáng. “Son phấn
có thần” nhấn mạnh nhan sắc và vẻ đẹp của người con gái. Chính vì vậy, khi nàng mất
đi là một sự oan uổng, phi lý “xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm” (Thơ tình xưa,
Phạm Thái). Cho nên nhiều người cảm thấy vô cùng tiếc thương và xót xa cho số phận
của nàng. Điều đó càng làm cho nhan sắc của nàng sống mãi với thời gian. Cũng như
người đời chẳng thể nào quên được những đại mỹ nhân nổi tiếng với nhan sắc
“nghiêng nước nghiêng thành” như Điêu Thuyền, Tây Thi, Dương quý phi, Vương
Chiêu Quân,... Nguyễn Du đã ca ngợi vẻ đẹp về nhan sắc vĩnh cửu của Tiểu Thanh,
thể hiện được tấm lòng yêu thương con người của ơng. Bên cạnh đó, ơng cũng không
quên ca ngợi tài năng của Tiểu Thanh:
“Văn chương không mệnh đốt cịn vương”
(Độc tiểu thanh kí, Nguyễn Du)
Ngồi nhan sắc nổi bật, nàng Tiểu Thanh cịn có tài năng vượt bậc, đó là tài
năng làm thơ, biểu hiện cho vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp trong tâm hồn nàng. Chính vì thế,

văn chương khơng có số mệnh nhưng khi đọc lại những bài thơ cịn sót lại của nàng
vẫn làm cho hậu thế rung động do bởi thơ ca có một sức mạnh vơ cùng kỳ diệu và
chứa đựng những ý nghĩ sâu xa khiến con người phải suy ngẫm. Dù thời gian ba trăm
năm đã trôi qua, vạn vật đã thay đổi theo bao lần lên xuống của mặt trời, dù bị người
vợ cả đem đốt thơ nhưng tài năng của nàng Tiểu Thanh vẫn làm cho người đời sau
biết đến và trân trọng. Tiểu Thanh được Nguyễn Du ca ngợi như một cơ gái có tài sắc
vẹn toàn. Vẻ đẹp của nhan sắc càng hoàn thiện hơn bởi vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của
nàng. “Son phấn” là sắc đẹp giai nhân, còn “văn chương” là nói đến tài năng. Sắc tài
như vậy làm sao mà tránh khỏi tài mệnh tương đố, tạo hóa trêu ngươi, thậm chí chính
tài sắc của nàng chính là nguyên nhân mang đến tai họa. Cho nên, con người bị vùi
dập, bị chà đạp một cách tàn nhẫn:
___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
3


“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Văn chương là vật vô tri, làm gì có số mệnh, định mệnh. Ấy vậy mà đối với
Nguyễn Du, văn chương cũng có số phận của nó, cũng biết “vương vấn”, cũng biết
“lụy” trước những oan khuất của con người tài hoa. Điều này phản ánh một điều gì đó
trong tâm hồn Nguyễn Du khi mà tất cả những cái đẹp đẽ, cao khiết lại bị vùi dập. Hai
câu thực đã khẳng định lòng cảm thương sâu sắc của ông đối với thời đại. Bản chất ấy
là bản chất của người nghệ sĩ, nhưng không phải là nghệ sĩ nào cũng có được hai câu
thơ mang một ý nghĩa rất táo bạo, ngay cả trong thời đại của chúng ta.
Theo dòng cảm xúc, tác giả tiếp tục khai triển niềm thương cảm đối với những
thân phận bé nhỏ. Một câu hỏi khắc khoải vang lên đầy xót xa của nhà thơ:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự tư”

(Độc tiểu thanh kí, Nguyễn Du)
Vẫn là cái hờn, cái giận của Tiểu Thanh nhưng nó đã nằm trong cái hận của
mn đời, mn người, cái hận triền miên kéo dài đến nghìn năm day dứt mãi khơn
ngi. Cái nỗi đau nhân tình thế thái, cái nỗi hận cổ kim từ xưa đến nay ấy thật khó
mà hỏi trời. Trời thăm thẳm, trời cao xa quá làm sao hỏi được đây? Nhà thơ đã từ cái
hận muôn đời mà hiểu được cái hận của Tiểu Thanh. Do đó, ơng đã dồn cái hận kim
cổ vào cái hận của nàng bởi thế mà cái hận trở nên có sức mạnh, có sức lay động lịng
người. Cái đẹp ln gắn liền với số phận con người. Nó quá bất hạnh, éo le, khiến con
người rơi vào hận thù, lại càng không thể lý giải được thì cái hận của nàng càng trở
nên thấm thía. Nguyễn Du đã diễn tả một cách đầy bi phẫn trước nỗi đau của người
con gái tài hoa bạc mệnh. Tác giả đau đớn, căm hận trước sự thất bại của cái đẹp, cái
thiện, trước sự thắng thế của cái ác và từ đó, lời thơ như tố cáo mạnh mẽ chế độ phong
kiến hà khắc với những khuôn phép bất nhân, chà đạp con người, đặc biệt là những
con người tài sắc và yếu đuối:

___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
4


“Phong vận kỳ oan ngã tự tư”
(Cái án phong lưu khách tự mang)
(Độc tiểu thanh kí, Nguyễn Du)
Phải chăng cái án đó là cái án của con người tài sắc phải chịu “cái án” bị đày, bị
hắt hủi, bị hành hạ cho đến chết thì thật thương tâm. Cịn “khách tự mang” là cách tự
vấn mình một cách cao cả. Nhà thơ thông cảm với nàng Tiểu Thanh, bênh vực Tiểu
Thanh, uất ức mà khóc cho Tiểu Thanh.
Đau đớn trước nỗi hành hạ lạ kỳ của Tiểu Thanh, xót xa trước sự quên lãng của
đời người, Nguyễn Du khóc cho Tiểu Thanh - một người con gái hồng nhan đa truân
của hơn ba trăm năm trước và đặt câu hỏi lớn vào ba trăm năm sau:

“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Độc tiểu thanh kí, Nguyễn Du)
Từ sự thương xót kiếp tài hoa bạc mệnh của Tiểu Thanh, từ tâm sự “cùng hội
cùng thuyền” mà tự đặt mình vào nỗi oan đó, tác giả liên hệ đến bản thân mình, cho
nên nói người hóa ra nói mình, thương người hóa ra tự thương mình. Nguyễn Du băn
khoăn không biết sau này ba trăm năm lẻ nữa có ai cịn nhớ và khóc cho mình không.
Dường như tác giả muốn đưa ra một lời tiên tri. Đó là một nỗi buồn sâu lắng về cuộc
đời cũng là một triết lý sâu sắc về thuyết tài mệnh tương đố. Từ đây, ta thấy được “con
mắt trông thấy sáu cõi” và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
Nhưng như đó chỉ là một phút chốc suy nghĩ của Nguyễn Du. Trước “cái đẹp”
trong tâm hồn của ông thì khơng cần tới khoảng thời gian ấy mà chỉ khoảng hai trăm
năm sau mà thơi, hậu thế đã có rất nhiều người đồng vọng với Nguyễn Du. Tố Hữu nhà thơ hiện đại của Việt Nam đã thay lời dân tộc, nổi phím đàn tri kỷ, so dây cùng số
phận và cuộc đời của người tài hoa này:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
5


Hỡi người xưa của ta nay
Phút vui xin lại so dây cùng người.”
(Kính gửi cụ Nguyễn Du, Tố Hữu)
Từ đây chứng tỏ rằng tài hoa thì bạc mệnh, càng đẹp càng tài năng bao nhiêu
thì số phận càng khổ đau, bất hạnh bấy nhiêu. Nhưng dù có là như vậy thì ta cũng phải
kiên cường, phải dám đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống, có ý chí và nghị

lực để vượt qua hồn cảnh đó. Đó chính là cái sức sống mãnh liệt của con người, nhất
là đối với những người có tài năng, có nhân sắc hay những người có vẻ đẹp ẩn sâu
trong suy nghĩ, trong tâm hồn. Nguyễn Văn Thạc trong tác phẩm “Mãi mãi tuổi hai
mươi” đã viết: “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao cũng bi thảm biết bao.
Cái đẹp còn trộn lẫn niềm vui và sầu muộn, cái nên thơ cịn lóng lánh giọt nước mắt ở
đời”. Quả thật như vậy, hiện thực cuộc sống rất phong phú, phức tạp, tác động sâu sắc
đến tâm trạng của con người, trong đó có cả cái “cao cả” và cái “thấp hèn”, cái đẹp và
cái xấu trộn lẫn và chính tác phẩm văn học đã phản ánh hiện thực bằng tất cả những
khía cạnh trong cuộc sống. Tác phẩm văn chương ln mang lại nhiều cảm nhận cho
người đọc, nhất là những cảm nhận trước cái đẹp. Mỗi nhà văn, nhà thơ sẽ xây dựng
cho mình một phong cách diễn đạt rất khác nhau, rất riêng của chính bản thân họ và
một điều khiến họ ln ao ước, đó là “mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những
trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được là do phong cách văn chương
của mình tạo ra” (Tơ Hồi).
Cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống luôn được ca ngợi. Các nhà văn đã
lấy cảm hứng từ trong những điều bình dị, thường ngày đó mà “tơ điểm” cho cái đẹp
trong tác phẩm của mình. Cái đẹp chỉ có thể vĩnh hằng nếu ta biết nâng niu, trân trọng
và gìn giữ nó, khiến cho nó mãi mãi tồn tại với thời gian. Những người mà có sở thích
cao q như coi trọng cái đẹp thì cũng rất đáng được trân trọng và khâm phục. và rồi
trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tn, ơng đã nói lên được điều này.
Nếu như ở Nguyễn Du, cái đẹp đi đôi với số phận nghiệt ngã “trời xanh quen thói má
hồng đánh ghen” (Truyện Kiều, Nguyễn Du) thì ở đây, cái đẹp thể hiện sức sống mãnh
liệt của nó. Nhân vật Huấn Cao trong bài là một ví dụ điển hình. Ơng khơng chỉ biết
tạo ra cái đẹp mà ngay cả chính trong tâm hồn của ông cũng ẩn chứa một vẻ đẹp thiện
lương, trong sáng. Huấn Cao là một con người có tài hoa. Bằng chứng là khi viên
___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
6



quản ngục vừa nghe tên ơng thì đã nhận xét: “chữ ơng viết rất nhanh và rất đẹp”, “có
được chữ ông Huấn treo trong nhà như có báu vật ở trên đời”.
Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng nhân vật khơng chỉ có tài năng mà cịn
có tính cách thiện lương, trong sáng. Điều này bộc lộ rõ nét hơn nữa qua cuộc “hội
ngộ” giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong thời gian ít ỏi trước lúc ra pháp trường
xử trảm. Thân phận của hai người họ thật éo le: trên bình diện xã hội, họ là những kẻ
đối địch, là kẻ thù của nhau nhưng ở phương diện nghệ thuật, họ lại là tri kỷ, tri âm
của nhau. Tác giả đặt nhân vật trong một tình huống xung đột như thế nên tính cách
của hai người oan gia này được bộc lộ thêm đầy đủ, trọn vẹn và rõ nét hơn.
Vì vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao, ta có thể nói ngay rằng, ơng là
nhân vật đẹp nhất của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong hình tượng Huấn Cao, vừa có sự
kết hợp giữa lý tưởng của một đấng tài hoa nghệ sĩ với một bậc anh hùng nghĩa khí,
vừa là con người ngời sáng, thiện lương.
Phần đầu truyện giới thiệu Huấn Cao là “một tên tù có tính nguy hiểm”, là
“người đứng đầu bọn phản nghịch” chống lại triều đình. Cũng có thể nói, đối với
người cầm quyền, ông ta là giặc nhưng đối với nhân dân, Huấn Cao lại là “người vùng
tỉnh sơn ta vẫn khen cái tài chữ viết nhanh và rất đẹp”. Hóa ra, đó là người của nhân
dân, được nhân dân yêu mến và kính trọng. Huấn Cao là một người có tài năng khác
thường. Như ta đã biết, chữ Hán là một chữ hội ý, hội hình, nét chữ đẹp, nghĩa chữ
sâu, cho nên viết chữ đẹp cũng là một bộ mơn nghệ thuật có từ cổ chí kim và rất cao
siêu. Chữ trong các tác phẩm thư pháp không phải là sản phẩm của sự khéo tay, quen
việc, thạo nghề của một người thợ mà trái lại, mỗi lần đặt bút đối với nhà thư pháp mà
một sáng tạo. Mỗi nét bút là sự tập trung cao độ, kết tụ tinh hoa của người nghệ sĩ, còn
mỗi nét chữ đều là sự hiện hình của những khao khát thầm kín mà mãnh liệt chất chứa
sâu thẳm trong tâm hồn của họ. Chữ Huấn Cao là nhân cách cao khiết, phi thường của
ơng, khơng chỉ đẹp mà cịn nói lên “cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Từ
đây, chúng ta có thể hiểu rõ được tại sao tác giả lại cho viên quản ngục khao khát có
được chữ ông Huấn, nó đã trở thành ước mơ cả đời của viên quản ngục. Để rồi, nhằm
đạt được hoài bão đó, quản ngục đã dám coi thường cả quyền lợi của mình và cả an
nguy có thể ảnh hưởng đến sinh mệnh của chính bản thân ơng.


___________________________________________________________________________
Tài liệu chun văn
7


Khơng chỉ vậy, Huấn Cao cũng là một người có sự kiên cường bất khuất. theo
tiếng gọi của tự do, ông Huấn đã cầm gươm chống lại triều đình. Mặc dù chí lớn
khơng thành, nhưng ơng vẫn giữ được tư thế đường hoàng, oai phong lẫm liệt, là một
người tử tù đợi ngày ra pháp trường nhưng ông Huấn vẫn hồn tồn tự do về tình thần.
Khi quản ngục vào buồng giam khép nép hỏi ơng cần gì và sẽ cố gắng lo chu tất của
Huấn Cao, ông đã trả lời một cách khinh bỉ: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một
điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Thật ngang tàn và kiêu dũng, khơng có một
ý chí gang thép thì khơng thể có được phong thái ung dung này.
Nhưng Huấn Cao chỉ là một bậc anh hùng tài hoa và có khí phách nếu như ơng
khơng cảm kích tấm lịng biệt nhỡn liên tài của người quản ngục và cho chữ trong một
hồn cảnh vơ cùng đặc biệt, đây được xem là “cảnh xưa nay chưa từng có”. Ơng đã ân
hận chân thành: “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Sự ân
hận này đã hé mở cho ta thấy cái lẽ sống của Huấn Cao, sống là phải xứng đáng với
những tấm lịng. Đây chính là “sự thuần khiết, thiện lương” ẩn dưới vẻ ngang tàn, kiêu
bạc của ông. Chính điều này đã làm cho nhân vật Huấn Cao mà Nguyễn Tuân xây
dựng được trọn vẹn và hoàn mỹ hơn.
Việc ông Huấn cho chữ trong đoạn văn này không phải là thanh toán nợ nần
với viên quản ngục, cũng chẳng phải là hành động của một người sắp bị tử hình đem
những tài sản cuối cùng của mình cho người ở lại mà là việc đáp lại một tấm lòng
trong thiên hạ, là tấm lòng của người tri âm dành cho tri kỷ của mình. Người ta cũng
thấy được cái Tâm điều khiển cái Tài trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, cái Tài đang
phụng sự cho cái Tâm. Đây có thể coi là đoạn cao trào của bài ca bi tráng về cái đẹp nét đẹp của tài năng, khí phách và thiện lương. Có thể nói, kiệt tác của Nguyễn Tuân
trong “Chữ người tử tù” hội tụ tài năng độc đáo của nhà văn này chính là ở phần cuối
tác phẩm.

Trước hết chúng ta nói về cảnh vật - một khung cảnh “xưa nay chưa từng có”.
Đối với phòng giam của kẻ tử tù, những sự vật dường như đã ngưng đọng. Đó là một
bức tường chật hẹp đầy những mạng nhện, ánh sáng thì tối tăm, mùi hơi ám của khơng
khí ẩm ướt. Trên sàn thì bừa bãi những phân chuột, phân gián. Đây chính là khung
cảnh thật trong nhà giam của Huấn Cao nhưng nó có một ẩn ý mang tính biểu tượng.
Cảnh này chính là nơi tồn tại của vương quyền phong kiến, là nơi mà cái ác và cái xấu
___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
8


xa đang ngự trị. Nó là bóng tối đối lập với ánh sáng, hôi hám đối lập với thơm tho,
bừa bộn bừa bãi đối lập với bức tranh nghệ thuật được cấu trúc theo mơ hình cái đẹp
mà ơng Huấn đã sáng tạo.
Trên cái nền đen kịt của trại giam, bập bùng lên trắng tinh. Một người tù “cổ
đeo gông, chân vướng xiềng đang tô đậm nét chữ”. Vuông lụa trắng là điểm sáng nhất
của vùng ấy. Từ đó mà cái đẹp được “khai sinh”. Nhà “ảo thuật gia” ngôn từ Nguyễn
Tn đã mơ tả tấm lụa dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi bàn tay của nhà thư pháp
Huấn Cao đặt lên thì vật vơ tri vơ giác ấy đã trở thành báu vật có hồn vía, nó như là
một cái đẹp được sinh nở và trưởng thành.
Ban đầu, “ba cái đầu người đang chăm chú trên tấm lụa bạch còn nguyên lần
hồ”. Tấm lụa đã trở thành một lời tự bạch của ba tấm lòng con người. Cái tâm của ba
con người, suy nghĩ của mọi người đều ký thác vào cái đẹp, không một mảy may phân
biệt. Đó là cái đẹp của ba tấm lịng vẹn ngun. Khi ông Huấn “dậm tô” những nét
chữ vào tấm lụa bạch ấy thì “tấm lụa căng trắng tinh trên mảnh ván” đã bắt đầu có hơi
thở của cái đẹp. Những tác động bên ngoài đã làm cho tấm lụa sáng hơn, chói lịa hơn.
Có thể là sau khi ba cái đầu rời khỏi tấm lụa, ánh sáng ngọn lửa chiếu trực diện, chiếu
sáng nhiều hơn cho tấm lụa phát sáng rực rỡ. Nhưng cũng có thể là “sinh mệnh” của
cái đẹp đang cựa quậy, chính bàn tay của Huấn Cao đã tạo nên sự huyền diệu cho tấm
lụa này.

Đặc sắc trong câu chuyện là sự thay đổi vị thế của ba nhân vật. Huấn Cao, viên
quản ngục và thơ lại. Huấn Cao là một kẻ vào Kinh của án chém, nghĩa là ông bị tước
mọi thứ về quyền, kể cả quyền được sống, vậy mà từ ơng lại tốt ra một uy lực mà
khiến hai nhân vật kia phải nể trọng, phải kính cẩn, cúi đầu. Cịn quản ngục và thơ lại
có đủ quyền và đại diện cho uy quyền của tầng lớp thống trị nhưng trong cảnh cho
cảnh cho chữ lại mất quyền uy. Ông Huấn sừng sững, uy nghi, cịn viên quản ngục và
thơ lại thì “khúm núm”, “run run”. Ngục quan và thơ lại có chức năng giáo dục tội
phạm nhưng ở đây thì tội phạm Huấn Cao “giáo dục” lại họ. Ông đã dùng những lời
khuyên chí tình, rất thành tâm, nói về lẽ sống thiện lương của một con người. Theo
Huấn Cao, cái đẹp có thể sinh nở trong hoàn cảnh cái ác như nơi này, “không phải là
nơi để treo một bức lụa trắng trẻo tươi tắn với những nét chữ vng vắn, nói lên hoài
bão tung hoành cả một đời người”. Chữ đã như vậy thì người ắt hẳn cũng phải như
___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
9


vậy. Nếu cứ ở chốn phong giam làm cai ngục thì cuộc đời lương thiện sẽ bị nhem
nhuốc, thiện lương khó mà giữ được. Viên quản ngục đã có một phản ứng rất là cảm
động, đó là cúi người vái một người tù tội để cho dòng nước mắt âm thầm rỉ qua kẽ
miệng: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Đây là tiếng nói nghẹn ngào của một tấm lòng
đáp lại một tấm lòng, là sự lãnh ý, lãnh hội, lãnh luôn cả sứ mệnh của người đang
sống với người sắp từ giã vũ trụ. Huấn Cao có thể mất đi nhưng chữ của ông vẫn được
bảo tồn trong cái tâm của người quản ngục thiện lương.
Qua cảnh tượng xưa nay chưa từng có, ta thấy được sự đối lập mà thống nhất
của ba người, của ba chữ “tài, tâm, dũng”. Đây chính là sự hội tụ của ba ngọn đuốc
bấc, nó bùng cháy lên để tỏa sáng cái đẹp. Đáng chú ý nhất ở câu chuyện này là sự
thay bậc, đổi ngơi trong hành động ăn nói giao đãi của họ. Huấn Cao đã gọi viên quản
ngục là thầy. Cả ba người tập trung nhìn bức tranh và lúc này bức tranh có quyền uy
hơn tất cả.

Từ hài tác phẩm trên, ta thấy rõ được số phận và sức sống mãnh liệt của cái
đẹp. “Độc tiểu thanh kí” là điển hình cho người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, còn “Chữ
người tử tù” ngợi ca những người anh hùng hy sinh bản thân mình cho dân cho nước.
Tuy cái đẹp có số phận và sức sống của nó, nhưng ta cần biết giữ gìn và phát huy
chúng để cái đẹp có thể tồn tại vĩnh hằng theo năm tháng.

___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
10



×