Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khai thác phần mềm cabri 2d hỗ trợ dạy học các tình huống điển hình trong hình học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN DƯƠNG HUYỀN

KHAI THÁC PHẦN MỀM CABRI 2D HỖ TRỢ
DẠY HỌC CÁC TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TRONG
HÌNH HỌC 7

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Sư phạm Toán

Phú Thọ, 2019


i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN DƯƠNG HUYỀN

KHAI THÁC PHẦN MỀM CABRI 2D HỖ TRỢ
DẠY HỌC CÁC TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TRONG
HÌNH HỌC 7

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Sư phạm Toán

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ ĐỊNH

Phú Thọ, 2019




ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các Giảng viên khoa
Khoa học tự nhiên trường Đại học Hùng Vương. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn tới Giảng viên hướng dẫn là ThS. Nguyễn Thị Định, cô đã giành nhiều
thời gian quý báu trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với cô, tôi không ngừng
tiếp thu những kiến thức bổ ích và học tập được tinh thần làm việc, thái độ
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho
tơi trong q trình học tập và công tác sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên lớp K13 ĐHSP Toán, khoa
Khoa học tự nhiên, trường Đại học Hùng Vương đã ln động viên, đóng góp
ý kiến và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thiện khóa luận.
Mặc dù đã rất cố gắng song khóa luận khơng khỏi những thiết sót. Vì
vậy, tơi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cơ giáo và các bạn để
khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Việt Trì, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Dương Huyền


iii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài khóa luận ...................................................................... 1
2. Mục tiêu khóa luận .................................................................................... 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 3
7. Bố cục của khóa luận................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MƠN TỐN Ở
TRƯỜNG THCS ............................................................................................... 4
1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học.................................................... 4
1.1.1. Những xu hướng đổi mới PPDH ..................................................... 4
1.1.2. Xu thế chung của PPDH hiện đại .................................................... 4
1.1.3. Đặc trưng của các PPDH hiện đại ................................................... 5
1.1.4. Một số vấn đề đổi mới dạy học hiện nay ......................................... 6
1.2. Hình thức sử dụng CNTT trong dạy học toán ........................................ 9
1.2.1. Sử dụng CNTT trong các lớp học truyền thống ............................ 10
1.2.2. Sử dụng CNTT trong dạy học theo nhóm ..................................... 10
1.2.3. Học sinh sử dụng CNTT một cách độc lập tại lớp ........................ 11
1.3. Tình huống khai thác CNTT trong giờ học Tốn ................................. 11
1.3.1. Khai thác cơng nghệ thơng tin trong dạy học bài tốn dựng
hình .......................................................................................................... 12
1.3.2. Khai thác cơng nghệ thơng tin trong dạy học bài tốn quỹ tích .... 13
1.4. Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học hình học lớp 7
ở trường THCS ............................................................................................ 15
1.4.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trị của việc ứng
dụng CNTT vào dạy học hình học 7 ở trường THCS. ............................ 16


iv
1.4.2. Các điều kiện để ứng dụng CNTT vào dạy học ............................ 18
1.4.3. Mức độ ứng dụng CNTT ............................................................... 19
1.4.4. Phạm vi ứng dụng CNTT .............................................................. 21

1.4.5. Khó khăn khi học hình học 7 ......................................................... 21
1.5. Giới thiệu phần mềm Cabri 2D ............................................................ 22
1.5.1. Giới thiệu sơ lược về phần mềm hình học động Cabri 2D ............ 22
1.5.2. Các vấn đề cơ bản để làm việc với Cabri 2D ................................ 23
1.5.3. Thao tác với hệ thống các công cụ của Cabri 2D .......................... 26
1.5.4. Việt hóa giao diện của Cabri 2D ................................................... 39
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CÓ SỬ
DỤNG PHẦN MỀM CABRI 2D HỖ TRỢ DẠY HỌC HÌNH HỌC CHO
HỌC SINH LỚP 7 ........................................................................................... 41
2.1. Khái qt về chương trình mơn Tốn lớp 7.......................................... 41
2.2. Sử dụng phần mềm Cabri 2D hỗ trợ dạy học khái niệm ...................... 45
2.3. Sử dụng phần mềm Cabri 2D hỗ trợ dạy học định lí ............................ 51
2.4. Sử dụng phần mềm Cabri 2D trong dạy học giải bài tập...................... 56
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 66
3.1. Mục đích thử nghiệm sư phạm ............................................................. 66
3.2. Nội dung thử nghiệm sư phạm ............................................................. 66
3.3. Tổ chức thử nghiệm sư phạm ............................................................... 66
3.3.1. Đối tượng thử nghiệm sư phạm ..................................................... 66
3.3.2. Tổ chức thử nghiệm sư phạm ........................................................ 67
3.4. Kết quả thử nghiệm sư phạm................................................................ 67
3.4.1. Phân tích định tính kết quả thử nghiệm ......................................... 67
3.4.2. Phân tích định lượng...................................................................... 68
KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 71


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Viết đầy đủ

CNTT

Công nghệ thơng tin

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

MTĐT

Máy tính điện tử

PPDH

Phương pháp dạy học

QTDH

Quá trình dạy học


THCS

Trung học cơ sở

TN

Thử nghiệm

TNSP

Thử nghiệm sư phạm


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khóa luận
Một người học tốn có các nội dung lớn cần quan tâm như: khái niệm,
định lí và giải bài tập. Dạy học khái niệm tốn học là một trong các tình
huống điển hình trong dạy học mơn Tốn. Việc dạy học các khái niệm tốn
học có vị trí quan trọng hàng đầu, một hệ thống các khái niệm toán học là nền
tảng của tồn bộ kiến thức tốn học của học sinh, là tiền đề hình thành khả
năng vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học, đồng thời có tác dụng góp phần
phát triển năng lực trí tuệ và thế giới quan duy vật biện chứng cho người học.
Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được cho là đúng.
Vì vậy nếu người học tốn nắm chắc kiến thức về nội dung định lí thì đó là
nền tảng vững chắc cho tư duy và những suy luận. Vậy câu hỏi đặt ra đối với
các thầy cô giáo là: Nên dạy học khái niệm và định lí tốn như thế nào?
Trong chương trình hình học lớp 7, học sinh bắt đầu làm quen với
nhiều khái niệm mới và được biết đến định lí là gì? Làm gì để chứng minh

một định lí? Vì vậy dạy học khái niệm và định lí trong hình học lớp 7 là một
nội dung rất quan trọng.
Hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ như vũ bão.
Các nhà khoa học đã khẳng định: chưa có một ngành khoa học và cơng nghệ
nào lại phát triển nhanh chóng, sâu rộng và có nhiều ứng dụng như tin học.
Một trong các sự kiện thế kỷ được nhắc đến đó là sự ra đời của Internet, nó đã
mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên thông tin. Trong khung cảnh đó, đào
tạo và giáo dục được coi là mảnh đất mầu mỡ để cho các ứng dụng của tin
học phát triển.
Cơng nghệ thơng tin giúp ích rất nhiều cho các thầy cơ giáo trong q
trình giảng dạy. Cơng nghệ thơng tin giúp thầy cô tổ chức các giờ dạy sinh
động hơn, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Đã có rất nhiều phần
mềm dạy học được ra đời và ứng dụng trong các trường học, một trong số đó
là phần mềm Cabri 2D. Cabri 2D là một vi thế giới đã được Việt hố, có tính


2
tương tác cao, có thể tạo ra hình vẽ trực quan, và những hình ảnh này dễ dàng
thay đổi vị trí bằng các thao tác “rê” chuột. Vậy có thể sử dụng phần mềm này
để hỗ trợ cho việc dạy học mơn hình học 7 được khơng?
Để trả lời cho những câu hỏi trên em đi đến nghiên cứu đề tài:
“Khai thác phần mềm Cabri 2D hỗ trợ dạy học các tình huống điển
hình trong Hình học 7”.
2. Mục tiêu khóa luận
- Làm rõ cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài: dạy học khái niệm, dạy
học định lí, tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập định lí
- Tìm hiểu, nghiên cứu khai thác phần mềm Cabri 2D trong dạy học
hình học lớp 7, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và học
tập của học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Nghiên cứu thực tiễn dạy học tốn hình học lớp 7, thiết kế một số tình
huống dạy học có sử dụng phần mềm Cabri 2D cho học sinh lớp 7.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu về dạy học khái
niệm và định lí trong hình học, chương trình sách giáo khoa hình học lớp 7 và
các tài liệu liên quan.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Qua việc nghiên
cứu, tham khảo tài liệu, giáo trình từ đó rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào
việc nghiên cứu.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của giảng viên trực
tiếp hướng dẫn, các giảng viên khác để trực tiếp hoàn thiện về mặt nội dung
và hình thức của khóa luận.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Quá trình dạy học mơn hình học lớp 7
- Nghiên cứu sử dụng phần mềm Cabri 2D vào dạy học khái niệm và
định lí tốn trong sách giáo khoa hình học lớp 7.


3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Một số tình huống dạy học được thiết kế có sử dụng phần mềm Cabri
2D là tư liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành Toán, giáo viên Toán
trong dạy và học Toán ở THCS.
- Phát triển năng lực quan sát, năng lực khái quát, sáng tạo cho học sinh.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được chia
làm 3 chương.
Chương 1. Ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn ở trường THCS.
Chương 2. Thiết kế một số tình huống dạy học có sử dụng phần mềm
Cabri 2D hỗ trợ dạy học hình học cho học sinh lớp 7

Chương 3. Thử nghiệm sư phạm


4
CHƯƠNG 1. ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MƠN TỐN
Ở TRƯỜNG THCS
1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
1.1.1. Những xu hướng đổi mới PPDH
Với tư tưởng công nghệ dạy học hiện đại, chịu ảnh hưởng của cách mạng
khoa học công nghệ, hệ thống PPDH đã phát triển nhanh chóng cả về số
lượng, loại hình lẫn bản chất.
Một số xu hướng cơ bản của sự đổi mới có tính chất sáng tạo của
PPDH trên thế giới và trong nước thời gian qua đó là:
- Xây dựng cơ sở lí thuyết có tính phương pháp luận để tìm hiểu bản
chất của PPDH.
- Tăng cường biên soạn các vấn đề kĩ năng và kĩ xảo sử dụng các
PPDH, đặc biệt là vấn đề lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học.
- Một phương hướng quan trọng khác trong việc hiện đại hóa các
PPDH là cải tạo các phương pháp dạy học truyền thống cho phù hợp với nội
dung hiện đại và tìm kiếm những PPDH mới.
- Nâng cao tính độc lập, sáng tạo của người học là một phương hướng
quan trọng khác của việc hiện đại hóa các PPDH.
- Về mặt chức năng, PPDH chuyển dần trọng tâm từ tính chất thơng
báo tái hiện đại trà chung cả lớp sang tính chất tìm tịi, phân hóa cá thể hóa
cao độ, tiến lên theo nhịp độ cá nhân.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa lí luận dạy học và các PPDH bộ mơn có
vai trị rất quan trọng trong việc hoàn thiện các PPDH.
1.1.2. Xu thế chung của PPDH hiện đại
a) Quan niệm mới về tính chất dạy học, chức năng của người dạy và người học
 Dạy học theo quan niệm cổ truyền:

Giáo viên là người truyền thụ kiến thức, người học tiếp thu kiến thức
 Dạy học theo quan niệm hiện đại


5
GV
Tri thức

HS

Bạn
Môi trường học tập
(Đặc biệt chú ý công nghệ
thông tin)
1.1.3. Đặc trưng của các PPDH hiện đại
a) Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho người học
Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động
“dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt
động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá
những điều mình chưa rõ, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã
được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế,
người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt
ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức kĩ năng mới,
vừa nắm được phương pháp làm ra kiến thức, kĩ năng đó, khơng dập theo
những khn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
b) Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho người học trong quá
trình dạy học
Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập
cho người học không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn
là mục tiêu dạy học.

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ công nghệ
thông tin, khoa học kĩ thuật khơng thể nhồi nhét vào đầu óc trẻ khối lượng
kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp học ngay


6
từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn
luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học
thì sẽ tạo cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực có trong mỗi con người, kết
quả học tập sẽ được nâng lên gấp bội.
c) Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của người học khơng
đồng đều thì khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận
sự phân hóa về cường độ, tiến độ hồn thành nhiệm vụ học tập. Áp dụng
phương pháp dạy học tích cực ở trình độ cao thì sự phân hóa càng lớn. Việc
sử dụng CNTT trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học
tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi người học.
Tuy nhiên trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được
hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường
giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân
trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận tranh luận
trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó
người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu
biết và kinh nghiệm của giáo viên.
1.1.4. Một số vấn đề đổi mới dạy học hiện nay
a) Đổi mới mục tiêu dạy học
Xã hội hiện đại đặt ra những u cầu mới cao hơn, địi hỏi phải có
những người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, kiến thức…Vấn đề này
đặt ra yêu cầu cho ngành giáo dục phải thay đổi mục tiêu giáo dục để đào tạo

ra những con người có đầy đủ phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Ngoài những kiến thức và kĩ năng cơ bản mà người học cần đạt được
thì mục tiêu của việc dạy học tập trung nhiều hơn tới việc hình thành những
năng lực hành động cho người học, cụ thể là các kĩ năng vận dụng kiến thức,
tiến hành nghiên cứu khoa học, như: quan sát, phân loại, ghi chép, đề ra giả


7
thuyết khoa học, giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm,... để người học tự
phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động sáng tạo.
b) Đổi mới hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động dạy học của giáo viên là quá trình giáo viên thiết kế, tổ
chức, điều khiển các hoạt động của người học, để người học đạt được mục
tiêu cụ thể của từng bài học. Hoạt động dạy học của giáo viên bao gồm:
 Thiết kế các hoạt động dạy học, trong đó có phân chia hoạt động cụ
thể của giáo viên và người học theo những mục tiêu cụ thể của mỗi bài học
mà người học cần đạt được. Lập hệ thống câu hỏi và bài tập để định hướng
cho người học hoạt động.
 Trên lớp, tổ chức cho người học hoạt động theo cá nhân hoặc nhóm
như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động cần tìm tịi, phát hiện
kiến thức,…
 Định hướng điều chỉnh các hoạt động của người học như: chính xác
hóa các khái niệm, kết luận về các hiện tượng, bản chất của vấn đề mà người
học tự tìm tịi được. Giáo viên đưa thêm một số thơng tin có liên quan đến bài học.
 Sử dụng các phương pháp trực quan, hiện tượng thực tế, thí nghiệm,
mơ hình, mẫu vật,… là nguồn để người học khai thác, phát hiện kiến thức mới.
 Tạo điều kiện cho người học được vận dụng tri thức nhiều hơn để
giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn.
c) Đổi mới hoạt động học tập của người học
Học tập phải chủ yếu là quá trình người học tự học, tự nhận thức, tự

khám phá, tìm tịi các tri thức một cách chủ động, tích cực, là q trình tự
phát hiện và giải quyết các vấn đề. Có thể nói định hướng cơ bản của việc đổi
mới PPDH là phải làm cho người học:
- Được hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn.
- Tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức.
- Có ý thức và biết cách vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Đặc biệt là người học phải nắm được các kĩ năng, hoạt động thực tiễn để
tìm tịi, phát hiện tri thức mới, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.


8
d) Đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của
người học
Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học có thể thực hiện
bằng một số giải pháp sau:
Sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa
Đối với các mơn khoa học thử nghiệm (lý, hóa, sinh…) việc sử dụng thí
nghiệm là một trong những phương pháp quan trọng để tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học. Thí nghiệm được sử dụng theo nhiều cách
khác nhau: thí nghiệm nghiên cứu do từng người học, hoặc do nhóm người
học làm, thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, thí nghiệm kiểm chứng…
Sử dụng phương tiện trực quan dạy học theo hướng tích cực hóa
Các phương tiện trực quan được dử dụng trong QTDH gồm 3 nhóm: thí
nghiệm, đồ dùng trực quan và các phương tiện nghe nhìn; nhưng chúng lại rất
đa dạng, phong phú, sử dụng với tần suất cao và trong tất cả các khâu của QTDH.
Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học đã được coi là tích cực.
Tuy nhiên sẽ là tích cực hơn khi phương tiện trực quan dạy học tạo nguồn
kiến thức để người học tìm kiếm, phát hiện, xây dựng kiến thức mới.
Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề dạy học một cách tích cực
Nét đặc trưng của phương pháp này là việc lĩnh hội tri thức diễn ra

thông qua nêu và giải quyết vấn đề. Tức là thông qua các bước: Nêu vấn đề,
giải quyết vấn đề, kết luận vấn đề.
Khi vận dụng, giáo viên cần lựa chọn các mức độ cho phù hợp với trình
độ nhận thức của người học và nội dung mỗi bài học. Đồng thời cần linh hoạt,
sáng tạo, khơng nhất thiết phải sử dụng tồn bộ các bước nêu trên.
Sử dụng bài tập để dạy học tích cực
Bài tập có một vai trị rất quan trọng trong dạy học, nó vừa là mục đích,
vừa là nội dung, lại vừa là một phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Bài tập
góp phần to lớn trong dạy học tích cực.
Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ có thể được thực hiện


9
dưới các hình thức sau:
- Nhóm người học tự nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về thuộc
tính nào đó.
- Thảo luận nhóm để rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
- Cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
Sử dụng công nghệ thơng tin để dạy học tích cực
Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và khoa học cơng nghệ nói chung đang
tác động mạnh mẽ đến các mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu
muốn nền giáo dục nước nhà đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn dạy học theo kịp cuộc
sống, chúng ta nhất thiết phải đổi mới PPDH theo hướng ứng dụng CNTT và
các thiết bị dạy học hiện đại vào QTDH nhằm phát huy mạnh mẽ tư duy sáng
tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của người học để nâng cao chất
lượng đào tạo.
Cơng nghệ nói chung là một phần của mơi trường, người dạy, người
học có tác dụng hỗ trợ các tương tác trong quá trình dạy và học. Cơng nghệ

giúp tối đa hóa thời gian mà việc học tập thực sự diễn ra, tối thiểu hóa các lao
động cấp thấp, tạo thuận lợi cho các mối quan hệ tương tác.
Ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong
quá trình đổi mới nội dung và PPDH.
1.2. Hình thức sử dụng CNTT trong dạy học toán
Trong thực tế giảng dạy, sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ
thiên về giao tiếp một thầy – một trò sẽ dẫn đến học sinh lười suy nghĩ, thụ
động tiếp thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và khơng linh hoạt.
Do đó hiệu quả giáo dục chưa cao. Việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng sẽ
giúp cho giáo viên thiết kế bài giảng có hiệu quả cao, giúp học sinh tiếp thu
kiến thức trực quan sinh động giúp các em tự giác tích cực hơn trong học tập.
Ngoài ra qua bài giảng trên giáo án điện tử cịn thực hiện được các nội dung
khó như quỹ tích, hình học cần sự minh họa sinh động của mơ hình hoặc hình
vẽ nhờ đó học sinh hiểu nhanh hơn và nhớ lâu. Trong mơi trường máy tính


10
điện tử cộng phần mềm tốn học có nhiều tác nhân giúp kích thích học sinh
hoạt động tìm tịi khám phá. Các thầy cô giáo cần hướng dẫn học sinh các
phần mềm tốn học như là một hệ thống cơng cụ để thực hành giải toán và
giúp nghiên cứu khái qt nhằm đi đến việc tìm ra các tính chất các quan hệ,
hệ thức, cơng thức tốn học.
1.2.1. Sử dụng CNTT trong các lớp học truyền thống
Để sử dụng CNTT trong các tiết học với số học sinh từ 35 đến 50, ngồi
các phương tiện dạy học thơng thường của một lớp học truyền thống như bảng
đen, phấn trắng, thước kẻ... cịn có MTĐT, máy chiếu Projector, máy chiếu
Overhead... Các hoạt động chủ yếu trong giờ học bao gồm:
- Giáo viên trực tiếp sử dụng MTĐT, khai thác các tính năng của các
phần mềm tốn học để trình bày bài giảng một cách sinh động.
- Học sinh quan sát các thông tin do MTĐT cung cấp và đưa ra các dự

đốn, nhận định. Có thể gọi một vài học sinh lên thao tác trên MTĐT để kiểm
tra một dự đoán, minh hoạ một nhận định nào đó.
- Nếu trong phịng học có trang bị máy chiếu Overhead, giáo viên có
thể ra nhiệm vụ cho học sinh thông qua các phiếu học tập và khi học sinh
hồn thành cơng việc, giáo viên chiếu các phiếu học tập lên màn hình để cả
lớp cùng trao đổi.
1.2.2. Sử dụng CNTT trong dạy học theo nhóm
Lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có ít nhất một máy tính cài
đặt các phần mềm tốn học. Nếu các máy tính được nối mạng thì các nhóm có
thể chia sẻ thơng tin với nhau. Các hoạt động chủ yếu trong tiết học bao gồm:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thơng qua phiếu học tập.
- Các thành viên trong nhóm sử dụng chung một máy tính, có trách
nhiệm cộng tác, chia sẻ những ý tưởng của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ
của nhóm cũng như của bản thân.
Thay vì chỉ một mình giáo viên thao tác, trình bày, ở hình thức này, mỗi
người trong nhóm đều có thể trực tiếp làm việc với MTĐT và có cơ hội để thể
hiện, trao đổi những suy nghĩ của bản thân với cả nhóm, góp phần kiểm chứng


11
những nhận định, phán đoán của các thành viên khác trong nhóm. Mỗi học
sinh khơng chỉ nghe, tập làm mà cịn hướng dẫn cho bạn cùng làm, qua đó góp
phần tăng hiệu quả học tập của cả học sinh được giúp đỡ và những học sinh đã
giúp đỡ các bạn khác. Mặt khác, những học sinh kém sẽ có khả năng, cơ hội
bày tỏ và học hỏi nhiều hơn ở chính các thành viên trong nhóm.
Tuỳ từng nội dung bài học cụ thể mà ta có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia
nhóm theo trình độ học sinh. Ví dụ: Khi làm việc với nội dung mới có thể sử
dụng nhóm ngẫu nhiên để học sinh giỏi, khá có thể kèm cặp, giúp đỡ học sinh
yếu. Nếu là giờ luyện tập, rèn luyện kĩ năng thì có thể phân chia theo trình độ
học sinh nhằm phát huy được tối đa khả năng của từng học sinh.

1.2.3. Học sinh sử dụng CNTT một cách độc lập tại lớp
Lớp học được tổ chức tại phịng máy tính, mỗi học sinh có một MTĐT.
Hình thức này cho phép giáo viên tổ chức các hoạt động phù hợp với khả năng
nhận thức, năng lực của từng học sinh trong lớp do vậy học sinh có điều kiện
phát huy hết khả năng của bản thân. Đây là mơi trường thích hợp để thực hiện
dạy học phân hố. Tuy nhiên hình thức này địi hỏi năng lực chuyên môn, tổ
chức của giáo viên ở mức cao để tránh tình trạng giờ học phân tán.
1.3. Tình huống khai thác CNTT trong giờ học Tốn
Cơng nghệ thơng tin với khả năng hịa nhập với truyền thơng tạo thành
những mạng máy tính. Đặc biệt là với Internet giúp con người trao đổi tri
thức, tạo điều kiện cho việc khai thác thơng tin, từ đó tăng khả năng tự học
cho học sinh, thuận lợi cho sự trao đổi giữa thầy và trò, tạo điều kiện cho
người học hoạt động độc lập tới mức độ cao giúp hình thành con đường học từ
xa, học qua mạng.
Công nghệ thông tin với những phần mềm chun dụng ngày càng hữu
ích cho thầy cơ giáo. Giúp thầy cơ có thể lưu giữ các số liệu, lưu giữ các giáo
án đã soạn, giúp cho thầy cô và học sinh tổ chức báo cáo khoa học, các hoạt
động ngoại khóa,…
Ngồi ra với các phần mềm chun dụng đặc biệt dành riêng cho giảng dạy,
ví dụ như: Cabri 2D, Cabri 3D, Maple,… có thể giúp cho giáo viên tổ chức


12
giảng dạy tốn học phát huy tính tích cực của học sinh, tạo môi trường tương
tác để người học hoạt động và thích nghi với mơi trường. Trong đó phần mềm
Cabri 2D có thể tạo ra một mơi trường tương tác đa chiều, giúp học sinh khám
phá các tri thức mới thông qua các hoạt động. Môi trường tương tác tạo ra bởi
Cabri 2D, tích hợp trong các tình huống học tập nếu được xây dựng và tổ chức
tốt sẽ nâng cao được tính tích cực và chủ động của học sinh.
1.3.1. Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học bài tốn dựng hình

Sử dụng CNTT trong bài tốn dựng hình giúp mơ tả các bước của bài
tốn dựng hình một cách rõ ràng. Nhờ CNTT mà học sinh có thể chuyển từ
việc vẽ sang xây dựng đối tượng, điều này giúp học sinh nắm chắc các kiến
thức về các tính chất và mối liên hệ giữa các đối tượng của hình vẽ.
Ví dụ: Dựng tam giác ABC vng tại A, biết cạnh huyền BC = 4cm, góc nhọn
B = 650.
Trình tự thao tác dựng hình, sử dụng phần mềm Cabri 2D:
- Chọn công cụ

Numerical Edit: để nhập các giá trị 4; 650.

- Chọn công cụ

Point: lấy điểm B bất kì.

- Chọn cơng cụ

Label: đặt tên cho điểm B.

- Chọn cơng cụ

Line: dựng một đường thẳng bất kì đi qua điểm B.

- Chọn cơng cụ

Compass: dựng đường trịn tâm B, bán kính bằng 4.

- Chọn cơng cụ

Intersection Points: xác định giao của đường tròn


(B, 4) vừa dựng với đường thẳng đã dựng ta được điểm C.
- Chọn công cụ

Label: đặt tên cho điểm C.

- Chọn công cụ

Segment: dựng đoạn BC.

- Chọn công cụ

Midpoint: xác định trung điểm O của đoạn thẳng BC.

- Chọn cơng cụ

Circle: dựng đường trịn tâm O đường kính BC.

- Chọn cơng cụ

Rotation: quay đoạn thẳng BC một góc 650 với tâm

quay là B.
- Chọn cơng cụ

Intersection Points: xác định giao


13
của ảnh của BC qua phép quay và đường tròn (O, BC/2) (đây là điểm A).

- Chọn công cụ

Label: đặt tên cho điểm A.

- Chọn công cụ

Triangle: dựng tam giác qua ba điểm A, B, C

- Chọn công cụ

Hide/ Show: dấu các đường trung gian

O

1.3.2. Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học bài tốn quỹ tích
Khái niệm quỹ tích được đưa vào chương trình Trung học cơ sở với thuật
ngữ "Tập hợp" hoặc "Quỹ tích" và phát biểu mệnh đề tốn học dưới dạng:
"Tập hợp (Quỹ tích) các điểm có tính chất P là hình H". Ví dụ: Tính chất P là
"cách đều hai điểm A, B". Hình H là "Đường trung trực của đoạn thẳngAB"
Trong chương trình hình học, học sinh được lần lượt làm quen với các
dạng quỹ tích là một điểm, là đường thẳng, là đường tròn và cũng được giới
thiệu làm quen với các trường hợp quỹ tích có thể là tập vơ hạn, hữu hạn hoặc
tập rỗng (khơng tồn tại quỹ tích).
Ta có thể sử dụng CNTT trong dạy học quỹ tích như sau:
Bước 1: Sử dụng CNTT để vẽ hình.
Bước 2: Thay đổi yếu tố gây quỹ tích hoặc có thể vẽ hình ở các trường hợp
khác nhau để dự đốn quỹ tích.
Để dự đốn quỹ tích, trước hết ta đưa ra hình vẽ để học sinh có được cái
nhìn cụ thể trực quan tại một số trường hợp đặc biệt.
Ví dụ: Cho đường thẳng d cố định và một điểm A cố định nằm ngoài đường

thẳng. B là một điểm di động trên d . Tìm quỹ tích trung điểm M của đoạn
thẳng AB.


14
Bài giải:
- Dựng đường thẳng d cố định và một điểm A cố định nằm ngoài
đường thẳng. B là một điểm di động trên d .
(Vào biểu tượng
vào biểu tượng

chọn đường thẳng ta được đường thẳng d. Sau đó

kích chuột để lấy điểm A ở ngồi đường thẳng. Sau đó

chọn điểm B nằm trên đường thẳng d).
- Dựng M là trung điểm của AB. MN  HB( H  d ).
(Vào biểu tượng

chọn trung điểm rồi kích chuột vào điểm A và B

khi đó ta được M là trung điểm của đoạn thẳng AB).

- Tạo vết cho điểm M .
(Ta vào biểu tượng

rồi chọn vào Vet co / khong sau đó dùng chuột

kích vào điểm M vào biểu tượng


chọn chuyển động rồi chọn điểm B khi

đó ta được quỹ tích điểm M).
- Khi M chuyển động thì M trên đường thẳng song song với d và
cách d một khoảng bằng

AH
. Ta được quỹ tích điểm M là đường thẳng
2

song song với đường thẳng d và cách d một khoảng bằng

AH
.
2

Chứng minh:
1, Phần thuận:
Kẻ AH  d tại H , do A cố định nên H cố định  AH không đổi.


15
Kẻ MN  BH ta có: MN là đường trung bình của AHB  MN 

1
AH
2

khơng đổi. Ta có d cố định. M di động mà M cách d một khoảng bằng


AH
AH
không đổi nên M  d ' song song với d và cách d một khoảng bằng
.
2
2
Giới hạn: Khi B chuyển động trên cả đường thẳng d thì M thuộc cả
đường thẳng d '.
2, Phần đảo:
Lấy M ' thuộc d ', nối AM ' cắt d tại B '. Gọi C là giao điểm của d ' và AH .

Ta có: CH 

AH
AH
.
vì d ' cách d một khoảng cách
2
2

 CH  CA 

AH
. Xét HAB ' có:
2

CA = CH, CM’// HB’ (d // d’)

 M’A = M’B


3. Kết luận: Quỹ tích trung điểm M của AB là đường thẳng d ' song song với
đường thẳng d và cách d một khoảng bằng

AH
.
2

1.4. Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học hình học lớp 7 ở
trường THCS
Để khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học hình học 7 ở
trường THCS tơi sử dụng phiếu khảo sát đối với 11 thầy cơ giáo dạy Tốn và
341 học sinh khối 7 ở ba trường THCS: THCS Thụy Vân (TP Việt Trì – Phú
Thọ), THCS Chu Hóa (TP Việt Trì – Phú Thọ), THCS Xuân Lũng (Lâm Thao
– Phú Thọ).


16
1.4.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trị của việc ứng dụng
CNTT vào dạy học hình học 7 ở trường THCS.
Để việc ứng dụng CNTT vào dạy học diễn ra đạt hiệu quả cao thì cần phải
có sự nhận thức đúng đắn về vai trị của nó. Nhận thức này khơng những của
riêng giáo viên hay học sinh mà cả hai phía đều phải có sự nhìn nhận đúng
đắn về vai trị của việc ứng dụng này. Do đó tơi tìm hiểu nhận thức của giáo
viên và học sinh qua cùng một câu hỏi.
1) Nhận thức của giáo viên
Giáo viên là người có vai trị cực kì quan trọng, quyết định hiệu quả của
việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Hơn ai hết, họ phải có nhận thức đúng đắn
về vai trò của việc ứng dụng này. Để nghiên cứu nhận thức của giáo viên một
số trường THCS nêu trên về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học
hình học 7, tơi sử dụng câu hỏi “Theo thầy (cô), việc ứng dụng CNTT vào dạy

học hình học 7 có vai trị như thế nào?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc ứng dụng CNTT
trong dạy học hình học 7.
Mức độ

Số lượng

Tỉ lệ %

Rất cần thiết

4

36,4%

Cần thiết

6

54,5%

Không cần thiết

1

9,1%

Quan sát bảng trên chúng ta thấy có 10 giáo viên, chiếm 90,9 % giáo
viên được hỏi cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học hình học 7 là rất
cần thiết và cần thiết. Trong đó có 4 giáo viên, chiếm 36,4% cho là rất cần

thiết và 6 giáo viên, chiếm 54,5% cho là cần thiết. Điều này cho thấy hầu hết
thầy cô giáo, những người đang trực tiếp giảng dạy mơn Tốn tại các trường
THCS nói trên đều có nhận thức rất cao về vai trò của việc ứng dụng CNTT
vào dạy học hình học 7. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 1 giáo viên, chiếm
9,1% số giáo viên được hỏi cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học hình
học 7 là không cần thiết. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do thực
trạng việc ứng dụng này vẫn chưa thực sự thuyết phục họ để họ tin vào vai trò


17
của CNTT đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh.
Như vậy, đại đa số giáo viên của các trường THCS đều nhận thức được
đúng đắn vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Đây là điều kiện cơ
bản đầu tiên để việc ứng dụng CNTT vào dạy học hình học 7 ở trường THCS
diễn ra có hiệu quả.
2) Nhận thức của học sinh
Ứng dụng CNTT có thể cho phép giáo viên đổi mới nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học. Việc ứng dụng đó phải nâng cao hứng thú
học tập, tăng cường tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của người học,
nâng cao hiệu quả tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo của người học.
Chính vì vậy mà nhận thức của chính học sinh về vai trị của việc ứng dụng
CNTT vào dạy học có một vai trị cực kì quan trọng đối với việc thành cơng
hay khơng thành cơng của hoạt động này. Để tìm hiểu về nhận thức của học
sinh các khối 7 đối với vai trò việc sử dụng CNTT trong dạy học hình học 7,
tơi sử dụng câu hỏi: “Theo em, trong việc dạy và học hiện nay ở trường
THCS, việc ứng dụng CNTT trong dạy học hình học 7 có vai trò như thế nào?”
Bảng 2: Nhận thức của học sinh về vai trò của việc ứng dụng CNTT
trong dạy học hình học 7.
Mức độ
Rất cần thiết

Cần thiết
Khơng cần thiết

Số lượng
156
161
24

Tỉ lệ %
45,7%
47,2%
7,1%

Kết quả có 156 học sinh chiếm 45,7% học sinh được hỏi cho rằng việc
ứng dụng CNTT vào dạy học hình học 7 là rất cần thiết, có 161 học sinh
chiếm 47,2% học sinh được hỏi cho là cần thiết. Đây là những con số tương
đối cao thể hiện rằng các em học sinh khối 7 ở các trường THCS nói trên hầu
hết đã nhận thức được một cách đúng đắn vai trò của CNTT đối với hoạt động
dạy và học ở nhà trường mà trước hết là đối với hoạt động học tập của các
em. Bên cạnh những học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trị của việc ứng
dụng CNTT vào dạy học thì một bộ phận học sinh cũng chưa nhận thức được


18
vai trị của việc ứng dụng này. Có 24 học sinh chiếm 7,1% số học sinh được
điều tra cho rằng khơng cần thiết. Điều này nói lên là các em chưa thấy được
hiệu quả thực sự từ những tiết học đã có ứng dụng CNTT đối với hứng thú
học tập, đối với hiệu quả tiếp thu bài học của các em.
Như vậy, hầu hết giáo viên và học sinh của các trường THCS đều nhận thức
được đúng đắn vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học hình học 7. Đây

là cơ sở để việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường diễn ra thuận lợi và
mang lại hiệu quả.
1.4.2. Các điều kiện để ứng dụng CNTT vào dạy học
Chỉ với một chiếc máy tính thì khơng thể đưa CNTT ứng dụng vào dạy
học một cách có hiệu quả được. Các yếu tố vật chất, con người, tài chính và
chính sách đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào
dạy học trong nhà trường. Để làm rõ các vấn đề nêu trên, tôi sử dụng câu hỏi:
“Theo thầy cô (theo em) điều quan trọng nhất trong việc ứng dụng CNTT vào
dạy học là gì?” Kết quả thu được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 3: Các điều kiện để ứng dụng CNTT vào dạy học.
Các điều kiện
Có cơ sở vật chất (máy tính,
mạng, máy chiếu,…) đầy đủ
Giáo viên có ý thức sử dụng trong
giảng dạy
Học sinh tích cực tự học, tự
nghiên cứu
Giáo viên có kĩ năng sử dụng tốt
Nhà trường yêu cầu (bắt buộc)
giáo viên sử dụng

Giáo viên
Số
Tỉ lệ %
lượng

Học sinh
Số
Tỉ lệ
lượng

%

3

27,3%

138

40,5%

4

36,3%

63

18,5%

2

18,2%

23

6,7%

2

18,2%


106

31,1%

0

0%

11

3,2%

Trước hết chúng ta cần nhìn nhận rằng các điều kiện ở trên, ở những
mức độ nhất định đều có vai trị quan trọng đối với hiệu quả của việc ứng
dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên điều kiện nào giữ vai trò quan trọng hơn
và vì sao?
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng, 3 giáo viên chiếm 27,3% số
giáo viên được hỏi chọn phương án “có cơ sở vật chất (máy tính, mạng, máy


19
chiếu…) đầy đủ” là điều kiện quan trọng nhất cho việc ứng dụng CNTT vào
dạy học. Với phương án này, chúng ta cũng có 138 học sinh chiếm 40,5% số
học sinh được hỏi lựa chọn. Như vậy, theo ý kiến đánh giá của giáo viên cũng
như học sinh thì cơ sở vật chất đầy đủ bao gồm một hệ thống máy tính nối
mạng, các phịng dạy học đa chức năng có trang bị máy tính và màn hình
chiếu là điều kiện cần thiết nhất để việc ứng dụng CNTT vào dạy học mang
lại hiệu quả cao. Ngoài điều kiện vật chất nêu trên, một điều kiện cực kì quan
trọng đối với hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học đó chính là yếu tố con
người. Có 4 giáo viên chiếm 36,3% số giáo viên được hỏi lựa chọn phương

án: “Giáo viên có ý thức sử dụng trong giảng dạy”, cũng có 2 giáo viên chiếm
18,2% số giáo viên được hỏi lựa chọn phương án “giáo viên có kĩ năng sử
dụng tốt”. Rõ ràng, giáo viên của trường đã xác định được vai trị của mình
trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Ý kiến của học sinh cũng có đến 106
học sinh chiếm 31,1% số học sinh được hỏi cho rằng “giáo viên có kĩ năng sử
dụng tốt” là điều kiện quan trọng nhất để ứng dụng CNTT vào dạy học. Có 23
học sinh chiếm 6,7% số học sinh được hỏi cho rằng điều kiện quan trọng để
ứng dụng CNTT vào dạy học đó chính là học sinh tích cực tự học, tự nghiên
cứu, với phương án này cũng có 2 giáo viên, chiếm 18,2% số giáo viên được
hỏi lựa chọn. Mục đích cuối cùng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học là
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Muốn vậy phải phát huy được tính
tích cực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Ngoài ra yếu tố “Nhà trường yêu
cầu (bắt buộc) giáo viên sử dụng” cũng là điều kiện quan trọng. Có 11 học
sinh, chiếm 3,2% số học sinh được hỏi lựa chọn phương án này. Tuy nhiên
giáo viên lại không ai lựa chọn phương án này. Như vậy có nhiều điều kiện
nhằm đảm bảo thành công cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Trong đó
theo giáo viên cũng như học sinh của các trường THCS thì cơ sở vật chất của
nhà trường vẫn giữ vai trò quan trọng nhất.
1.4.3. Mức độ ứng dụng CNTT
Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học mơn hình học 7 ở
một số trường THCS nêu trên, tơi muốn tìm hiểu mức độ của việc ứng dụng


×