Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích đất nước chi tiết cho tư tưởng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.46 KB, 10 trang )

Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
tư tưởng Đất Nước của Nhân dân của Nguyễn Khoa Điềm.

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tâm sự rằng:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Đó là sự đúc kết của một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu tâm hồn: Sự gắn bó với mỗi
miền đất sẽ trở thành chính ta, một phần đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu.
Và phải chăng vì lý do này mà những vần thơ viết về quê hương đất nước luôn là những
rung động thường trực trong tâm hồn người nghệ sĩ? Chính những rung động ấy đã thôi
thúc Nguyễn Khoa Điềm chắp bút viết trường ca "Mặt trường khát vọng". Một trích đoạn
khơng thể khơng nhắc đến đó là “Đất Nước” và đoạn trích thể hiện tư tưởng Đất Nước của
nhân dân:
“Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng u nhau góp nên hịn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua cịn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dịng sơng xanh thẳm
Người học trị nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ơng Đốc, Ơng Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ơng cha
Ơi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hố núi sơng ta…”
Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971.

1


Đó là thời điểm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang trải qua những năm tháng đầy thử


thách, khốc liệt. Tác giả đã thể hiện sâu sắc sự thức tỉnh của tuổi trẻ các vùng bị tạm chiếm
miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của kẻ thù, hướng về nhân dân, sẵn sàng và tự nguyện
gánh vác sứ mệnh đấu tranh giải phóng dân tộc. Trường ca gồm 9 chương, đoạn trích "Đất
nước" là phần đầu chương V. Đoạn trích đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước : Đất
nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân . Nhân dân là người
làm ra Đất Nước.
Lật giở từng trang trong lịch sử dân tộc có thể nhận thấy tư tưởng Đất Nước của nhân dân
có nhiều biến chuyển trong mỗi thời kỳ. Trong thời trung đại khái niệm Đất Nước gắn liền
với kỷ niệm quân vương: “Nam quốc sơn hà”, gắn liền với các triều đại: “Bình Ngô đại cáo”
– Nguyễn Trãi. Nhưng một số tướng lĩnh, quan lại như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi đã
nhận thấy vai trò to lớn của nhân dân đối với Đất Nước. Trần Hưng Đạo đã từng dâng kế
sách cho vua: “muốn đánh thắng giặc phải biết khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”.
Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: “Lật thuyền mới biết dân như nước”, Nguyễn Bỉnh
Khiêm cũng từng nói: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bảo”. Thời cận đại một số chí sĩ yêu nước như
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng đã nhìn ra sức mạnh và vai trò to lớn của nhân dân.
Phan Châu Trinh đã có lần nhấn mạnh: “Dân là nước, nước là dân”, đến thời đại của Hồ Chí
Minh, Bác cũng luôn nhắc nhở “Đảng ta phải biết lấy dân làm gốc”. Dù ở thời đại nào, các
nhà tư tưởng lớn vẫn nhìn thấy vai trị và sức mạnh của nhân dân đối với Đất Nước. Nhân
dân gánh trên đôi vai của mình Đất Nước đi suốt cuộc trường chinh cũng như những cuộc
khai khẩn đất đai, miền rộng, bờ cõi. Điều này, các nhà thơ nhà văn hiện đại đã có ý thức
một cách rõ rệt, sâu sắc, tuy nhiên chỉ đến chương “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư
tưởng Đất Nước của nhân dân mới được lý giải một cách thấu đáo, tồn diện trên các bình
diện lịch sử, địa lý và văn hóa. Bước vào những trang thơ “Đất Nước” ta thấy Nguyễn Khoa
Điềm một lần nữa soi ngắm thật kỹ thật sâu vào các tầng địa lý, lịch sử và văn hóa của Đất
Nước. Trước hết nhân dân là người làm nên không gian địa lý của dân tộc:
“Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

2



.....
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hố núi sơng ta...”
Đất Nước gắn với truyền thuyết, cổ tích, mỗi địa danh đều tắm đẫm những huyền thoại,
mỗi hiện tượng văn học dân gian đều nhằm giải thích hình thể của non sơng, chứa đựng
trong đó những ý nghĩa hết sức thiêng liêng về sự hóa thân của xương máu nhân dân trong
quá trình tạo nên Đất Nước. Mỗi tấc đất, mỗi dịng sơng đều có xương máu của bao nhiêu
thế hệ, đều chứa đựng những ước mơ của con người. Đằng sau tình u với Đất Nước, nhà
thơ nhận ra khơng gian địa lý khơng cịn là những hình thể vật chất thuần túy, những sự
vật vơ tri vơ giác mà đó là “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Trong cái
nhìn của nhà thơ, hình ảnh núi sông của tổ quốc bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Đọc
những truyền thuyết cổ tích huyền thoại nhằm giải thích hình dáng, tên gọi của danh lam
thắng cảnh, ta ngỡ như đó chỉ là một cách mỹ lệ hóa núi sơng, huyền thoại hóa một địa
danh. Nhưng với cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm – người đọc cảm nhận được những giá trị
lịch sử, văn hóa phong phú đa dạng đã gợi lên cái hồn và sức sống của sơng núi. Vì thế
những núi Vọng Phu đâu cịn chỉ là làm đẹp thêm một dáng núi mà là câu chuyện người vợ
nhớ chồng hóa thân vào sơng núi q hương để làm nên một Đất Nước thủy chung, tình
nghĩa. Đó là những hịn Trống Mái có được tạo hình từ sự hóa thân của những cặp vợ chồng
yêu nhau để làm nên một Đất Nước nồng thắm, nhân tình. Đó cịn là sự hiện thân của
những người học trị nghèo thành núi Bút non Nghiên làm nên một Đất Nước nghìn năm
văn hiến. Những ao đầm để lại như dấu tích của đứa trẻ lên ba là tiếng nói của lịng u
nước, tiếng nói địi đi đánh giặc.... Đó là những địa danh lấy tên của những cá nhân bình dị
nhưng là tấm gương sáng đầy nhân văn: Bà Đen, Bà Điểm, Ông Đốc, Ông Trang? Trên khắp
Đất Nước, những con người bình dị đã hóa thân vào sơng núi để lại cho đời những cái tên
bất tử. Tấm bản đồ Đất Nước được phác họa từ Bắc chí Nam, trở thành tấm bản đồ văn hóa
của dân tộc, là nơi ký thác tâm hồn, ước mơ, khát vọng của nhân dân. Đất Nước vừa thiêng
liêng, cao cả vừa gần gũi. Trong không gian địa lý Đất Nước, mỗi địa danh đều là một địa
chỉ văn hóa được làm ra bởi sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn con người Việt Nam.
Điệp từ “góp” được sử dụng là sự nhấn mạnh, trân trọng của nhà thơ nhằm ghi nhận và ca


3


ngợi những đóng góp của nhân dân trong hình hài đất nước. Nhân dân chính là người nghệ
sĩ đã sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm đẹp thêm thắng cảnh thiên nhiên. Nhân dân
thổi hồn vào cảnh vật vô tri để thiên nhiên lưu giữ câu chuyện về phần đời của họ. Tự hào
và hãnh diện, trân trọng và ngợi ca, từng ý thơ bật lên từ tấm lòng của một người con đang
chiêm nghiệm về quê hương xứ sở, góp thêm vào mảng thơ đề tài Đất Nước những phát
hiện mới mẻ và giàu tính nhân văn:
“Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hố núi sơng ta...”
Trên phương diện lịch sử, tác giả nhấn mạnh đến sự đóng góp của những con người bình
dị, vơ danh trong việc làm nên Đất Nước muôn đời. Nhà thơ chuyển sang giọng điệu tâm
tình với “em” mà tìm sự đồng cảm ở hết thảy chúng ta:
“Em ơi em
Hãy nhìn từ rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước”
“Em” là nhân vật trữ tình khơng xác định, nhưng cũng có thể là sự phân thân của tác giả
để độc thoại với chính mình. Lời tỏ tình mang giọng điệu tâm tình mà trĩu nặng suy tư. Với
lối tâm tình, trị chuyện, nhà thơ đưa ta trở về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, bốn
nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm hầu như khơng bao giờ nguội tắt ngọn
lửa đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận
thức được một sự thật đó là: người làm nên lịch sử khơng chỉ là những anh hùng nổi tiếng
mà cịn là những con người vơ danh bình dị:
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
...
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”
Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng
cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ “cả anh và em đều nhớ”.

Nhưng cũng có hàng triệu, hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất

4


nước đã ngã xuống, họ đã “sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng tất cả, họ đều
có cơng “làm ra Đất Nước”. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của nhà
thơ. Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tơn vinh lịng u nước
của nhân dân. Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo
vệ đất nước. Họ là những con người bình dị vơ danh. Họ là những con người lao động cần cù
chăm chỉ nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm thì chính họ trở thành những người anh
hùng cứu nước. “Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con”
đã thể hiện sự chung sức, chung lòng để đánh giặc cứu nước, và khi cần thì “giặc đến nhà
đàn bà cũng đánh”. Nhà thơ đã khẳng định truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam: sức mạnh đồn kết, nhất trí một lịng



có lịng căm thù giặc sâu sắc. Đó là

truyền thống được phát huy từ đời này sang đời khác. Chính bằng sự đóng góp một cách tự
nhiên đó mà họ đã làm nên lịch sử - truyền thống lâu đời của đất nước. Nhìn vào lịch sử
bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ khơng nhắc lại các triều đại, kể tên các bậc vua chúa hay
những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách, văn chương, mà biểu dương sự cống
hiến của mn vàn những con người bình thường trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ
Đất Nước: “Nhiều người đã trở thành anh hùng
...
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Hình ảnh “người người lớp lớp”, “bốn nghìn lớp người” chính là biểu tượng cho đơng đảo
tầng lớp nhân dân kế tiếp nhau. Họ đều mang những đức tính chung của con người lao

động như sự cần cù, chất phác và khi có giặc ngoại xâm thì sẵn sàng tự nguyện đứng lên
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Người con trai ra trận, người con gái ở hậu phương cũng góp sức
lực, đảm đang ni con để người chồng n lịng đánh giặc, nhưng khi cần thì giặc đến nhà
đàn bà cũng đánh, đó là hành động tất yếu để bảo vệ mái nhà và bảo vệ quê hương. Những
con người anh hùng vơ danh ấy có một cuộc sống thật giản dị, chết bình tâm, cống hiến và
hy sinh một cách tự nguyện, vô tư, thầm lặng cho Đất Nước. Mặc dù không ai nhớ mặt đặt
tên nhưng công lao của họ thật to lớn và đầy ý nghĩa, chính họ đã làm ra Đất Nước. Bằng
những câu thơ tuy ngắn ngủi nhưng nhà thơ đã cho ta thấy một sự khẳng định chắc chắn
và chặt chẽ về tư tưởng “Đất Nước” của nhân dân. Với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”,

5


tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như
“hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã tên làng”...cũng như chính những con người vơ danh
bình dị đó đã góp phần giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh
thần và vật chất của đất nước. Chính họ đã tạo dựng nền móng sự sống cho đất nước, cho
nhân dân.Khơng những vậy, họ cịn ln sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù
để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ đất nước thân yêu của mình. Với hình ảnh thơ giản dị, mộc
mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tình...đoạn thơ vừa là lời tâm tình, vừa là lời nhắn nhủ của
nhà thơ với tất cả mọi người phải nhận thức đúng vai trò to lớn của nhân dân trong việc
làm nên truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước bằng chính lịng biết ơn của mình. Chủ
đề về đất nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt Nam. Bởi lẽ,
trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về đất nước của nhiều nhà thơ có tên
tuổi...Nhưng, có thể nói “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định được vai trò to
lớn của nhân dân với đất nước một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và sâu sắc. Đoạn thơ đã
thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và tuổi trẻ hôm nay khi họ
đang lún sâu vào lối sống ngoại lai. Từ đó, đoạn thơ đã làm sống lại truyền thống yêu nước
hào hùng trong mỗi chúng ta. Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ
Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc . Những nhận thức mới mẻ

về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý, lịch sử, văn
hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người. Nếu chỉ
dừng lại ở phương diện lịch sử hay phương diện địa lý thì chưa thể có một khái niệm hồn
chỉnh về đất nước. Do đó tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm đã được triển khai trên bình diện
thứ ba, bình diện văn hóa, cốt cách tâm hồn dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm không khai thác
khía cạnh văn hóa theo hướng liệt kê những danh nhân: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đoàn
Thị Điểm, .... mà tác giả đã tìm đến với những giá trị văn hóa của nhân dân, đó là vẻ đẹp của
tâm hồn người Việt:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

6


Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”
Nhân dân đã có cơng bảo vệ và truyền lại cho con cháu đời sau những giá trị vật chất, tinh
thần, giúp hình thành và gìn giữ những giá trị đáng quý của đất nước. Điệp từ “họ” cùng
với cách nói: “họ giữ – họ truyền – họ truyền – họ gánh...” cho thấy được sự đóng góp tích
cực của nhân dân vì sự phát triển của đất nước. Chính nhân dân mang đến giá trị vật chất:
là hạt lúa ta trồng qua bao đời, là ngọn lửa chuyền qua năm tháng sưởi ấm bao căn bếp, là
nguồn thủy nông, vườn ruộng dồi dào cho con cháu đời sau “trồng cây hái trái”. Khơng chỉ
vậy, họ cịn mang đến những giá trị tinh thần quý báu: họ “truyền giọng điệu mình cho
con tập nói”, bảo vệ ngơn ngữ dân tộc, họ để lại phong tục, tập quán “gánh theo tên xã tên
làng trong mỗi chuyến di dân”.
Cội nguồn văn hóa chưa phải là những gì thiêng liêng, cao cả, mà trong tư tưởng của nhà
thơ, cội nguồn văn hóa trước tiên bắt nguồn từ chính lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân
dân, từ những gì giản dị và thân thuộc nhất như: “giọng điệu”, “tên xã tên làng”...
Khơng chỉ vậy, nhân dân cịn tạo dựng chủ quyền và truyền cho thế hệ sau truyền thống

yêu nước và đánh giặc. Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên
bảo vệ đất nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa xâm lăng:
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”
Dân ta có truyền thống đánh giặc ngoại xâm từ bao đời nay, hết giặc Tàu 1000 năm lại đến
giặc Tây 100 năm. Ta lại lật đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi phát xít Nhật để đưa nước Việt
Nam đi đến độc lập thống nhất. Và hôm nay đây, trong chính thời khắc bản trường ca này
ra đời, ta đang chống lại đế quốc Mỹ xâm lược, lời thơ lại càng giục giã và khí thế hơn.Trận
chiến ấy sẽ chiến thắng trong nay mai để mãi mãi:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Nhà thơ khẳng định chắc nịch “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”, lời khẳng định ấy
đã thể hiện một cách chân thành, mãnh liệt tình cảm của nhà thơ đối với dân tộc. Hơn ai

7


hết, nhà thơ hiểu rằng, để có được Đất Nước trường tồn, vĩnh cửu thì nhân dân hơn ai hết là
những người đã đổ máu xương, đổ công sức của mình để làm nên hình hài đất nước. Vì thế
Đất Nước không của riêng ai mà là của chung, của nhân dân và mãi mãi thuộc về nhân dân.
Ở câu thơ thứ hai, nhà thơ lại một lần nữa khẳng định “Đất nước của nhân dân, Đất Nước
của ca dao thần thoại”. Điệp ngữ chuyển tiếp “Đất nước của nhân dân” được lặp lại như
thêm một lần nữa nhấn mạnh về cái sứ mệnh thiêng liêng của nhân dân đối với Đất Nước.
Vế thứ hai, nhà thơ nhấn mạnh “Đất Nước của ca dao thần thoại”. Nhắc đến ca dao thần
thoại ta lại càng nhớ đến nhân dân, vì hơn ai hết, Nhân dân lại là người tạo ra văn hóa, tạo
ra ca dao thần thoại. Mà đất nước của “ca dao thần thoại” nghĩa là Đất Nước tươi đẹp vơ
ngần như vầng trăng cổ tích, ngọt ngào như ca dao, như nguồn sữa mẹ nuôi ta lớn nên
người. Và không phải ngẫu nhiên tác giả nhắc tới hai thể loại tiêu biểu nhất của văn học
dân gian. “Thần thoại” thể hiện cuộc sống qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân. Còn
“ca dao” bộc lộ thế giới tâm hồn của nhân dân với tình yêu thương, với sự lãng mạn cùng

với tinh thần lạc quan. Đó là những tác phẩm do nhân dân sáng tạo, lưu truyền và có khả
năng phản chiếu tâm hồn, bản sắc dân tộc một cách đậm nét nhất. Và khi nói đến “Đất
nước của Nhân dân”, một cách tự nhiên, tác giả trở về với cội nguồn phong phú đẹp đẽ của
văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn
đâu hết, có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích. Ở đây tác giả chỉ chọn lọc
ba câu để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc:
“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
Chức năng của ca dao, nói như Nguyễn Khoa Điềm là “dạy”. Chức năng ấy cùng với ý nghĩa
của nó được thể hiện qua ba phương diện. Phương diện thứ nhất, Nguyễn Khoa Điềm nhấn
mạnh về tình cảm thủy chung trong tình yêu của con người Việt Nam. Từ ý thơ trong ca
dao:
“Yêu em từ thuở trong nôi

8


Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”
Nhà thơ đã viết nên lời chân tình của chàng trai đang yêu “Dạy anh biết u em từ thuở
trong nơi”. Tình u của chàng trai ấy khơng phải là ngọn gió thống qua, không phải là
lời của bướm ong mà là lời nói là nghĩ suy chân thật. Ý thơ đã khẳng định được một tình
u thủy chung bền vững khơng gì có thể đếm đong được. Nhân dân dạy ta biết yêu thương
lãng mạn, đắm say thủy chung với những câu ca dao ấy. Đây là phát hiện mới của Nguyễn
Khoa Điềm. Bởi lẽ từ xưa đến nay nói đến nhân dân người ta thường nghĩ đến những phẩm
chất cần cù chịu khó, bất khuất kiên cường. Cịn ở đây tác giả lại ngợi ca vẻ đẹp trẻ trung
lãng mạn trong tình yêu, những mối tình từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.
Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên được viết theo thể thơ tự do. Câu thơ mở rộng kéo
dài, biến hóa linh hoạt tạo cho đoạn thơ giàu sức gợi cảm và khái quát cao. Thủ pháp liệt kê

địa danh, nhà thơ luôn viết hoa hai chữ Đất Nước thể hiện sự thành kính thiêng liêng. Động
từ “góp” được nhắc lại nhiều lần. Tất cả làm nên đoạn thơ hay về đất nước.
Có một tư tưởng về đất nước được vẽ lên bình yên từ những điều giản dị. Có một hình ảnh
đất nước được lý giải với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ngày xửa ngày xưa. Có
những giá trị của một đất nước được cắt nghĩa từ một khơng gian tình tứ như chuyện tình
của đơi lứa, un ương. Tất cả những điều này, được Nguyễn Khoa Điềm truyền tải trọn vẹn
trong trích đoạn “Đất Nước" của mình. Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con
người xích lại gần nhau, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung cao cả để bảo vệ Tổ Quốc.
Tình yêu và trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm
của cả một thời đại: “Thời đại của chúng tôi là thời đại của những thanh niên xuống đường
chiếm lĩnh từng tầng cao của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để bắn toả lương tâm lên
bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai).

9


10



×