Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài tiểu luận Lịch Sử Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.92 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN THƯ- LƯU TRỮ

TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã phách:………………………………….
Hà Nội - 2021

PHIẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN


Mã phá

Họ và tên sinh viên: Đào Thị Phương Thảo

Ngày sinh:09/12/2001 ;Mã sinh viên: 1905LTHA0

Lớp: 19A

Ngành đào tạo: Lưu Trữ Học

Tên Bài tập lớn:
Học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Giảng viên phụ trách: Trần Văn Nhã
Sinh viên kí

Đào Thị Phươn



2


MỞ ĐẦU

1. Lý

do chọn đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3/2/1930 là một sự kiện quan
trọng trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi vẻ vang trong cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân và thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Để đạt được như vậy, không thể không kể đến sự cống hiến của vị lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc- Người đã tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam,
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước, chuẩn bị tích cực các mặt chính
trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng, đồng thời chủ trì việc hợp nhất các
tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đáp ứng kịp thời địi hỏi của lịch sử, chấm dứt
tình trạng khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước kéo dài suốt
nửa cuối thế kỷ XIX đến ba thập niên đầu thế kỷ XX. Cách mạng Việt Nam từ đây
có cương lĩnh đúng đắn với việc xác định mục tiêu chiến lược, lực lượng và
phương pháp cách mạng rõ ràng; có đội tiền phong lãnh đạo mang bản chất cách
mạng của giai cấp công nhân và tiêu biểu cho phong trào dân tộc, quyết tâm lãnh
đạo toàn dân giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc để tiến tới xã hội cộng sản.
3


Nhận thấy được vai trò quan trọng của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dành cho đất

nước nói chung, cho Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng nên tơi đã chọn nội dung
“Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lập Đảng Cộng
Sản Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục
2.1. Mục

đích, nhiệm vụ nghiên cứu

đích

- Thơng qua nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu một cách đầy đủ và rõ nét nhất về
vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lập Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
- Đồng thời từ những kiến thức lịch sử của quá trình thành lập Đảng, góp phần
củng cố niềm tin của thế hệ trẻ vào con đường cách mạng mà Đảng Cộng Sản Việt
Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

2.2. Nhiệm vụ
- Tiểu sử vắn tắt của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bối cảnh lịch sử và quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị thành lập Đảng
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị các điều kiện thành lập
Đảng
- Ý nghĩa lịch sử của thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
3.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện bài tiểu luận với chủ đề đặt ra đã áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu trên các kênh thông tin như: mạng
internet, sách, báo, đài, …

- Phương pháp quy nạp, tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài liệu, văn kiện
của Đảng.
4


4. Ý

nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

- Giúp các bạn thấy được vai trò quan trọng của vị Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối
với nhân dân, đất nước nước Việt Nam trong cơng cuộc giải phóng dân tộc nói
chung và trong việc xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một
đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng, cũng
như trong việc xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh nói riêng.
-Giúp các bạn thấy được giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn đang
ngày càng tỏa sáng, dẫn đường cho dân tộc Việt Nam và cho cách mạng Việt Nam
giành thắng lợi từ lúc bấy giờ cho đến nay, đây sẽ mãi mãi là ngọn cờ đưa dân tộc
Việt Nam tiến lên trong thế kỷ mới.

NỘI DUNG

1. Tiểu

sử vắn tắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn
Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và
nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890, qua đời ngày 2/9/1969. Sinh ra
và lớn lên tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - một vùng đất có

truyền thống bất khuất, kiên cường chống áp bức bất cơng. Người sinh ra trong
một gia đình nhà nho yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm.
Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đơ hộ của thực dân Pháp, thời niên
thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những
phong trào đấu tranh chống thực dân, Người sớm có chí đuổi thực dân, dành độc
lập cho đất nước, đem lại tự do cho đồng bào.

5


Với tình cảm u nước thương dân vơ hạn, năm 1991 Người đã rời Tổ quốc đi
sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.

2. Vai

trị của Nguyễn Ái Quốc trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin,
chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng.

2.1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Hải ngoại từ 1911-1919
- Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, chuyển sang giai đoạn
độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Các nước đế quốc bên trong thì tăng cường bóc lột
nhân dân lao động, bên ngồi thì xâm lược và áp bức nhân dân các nước ở châu Á,
châu Phi, châu Mỹ…, biến những nước ở các châu lục này thành nước thuộc địa,
phụ thuộc. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống của nhân
dân lao động trên thế giới nói chung, ở các nước thuộc địa nói riêng trở lên cùng
cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân ngày
càng gay gắt.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ giải phóng dân tộc là yêu cầu căn bản, là nguyện
vọng thiết tha của các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Những
cuộc đấu tranh của các sĩ phu yêu nước như: Phong trào Cần Vương, khởi nghĩa

Yên Thế, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đều diễn ra sôi nổi, thu hút được đông
đảo quần chúng nhân dân tham gia, nhưng cuối cùng đều bị thất bại, bế tắc, đất
nước ta vẫn ở trong tình trạng khủng hoảng đường lối chính trị. Lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc rất khâm phục những nhà yêu nước lớn, những nhà cách mạng mạng thế hệ
trước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…, nhưng không tán thành đường lối
cứu nước của họ. Khi nhiều người ngoảnh nhìn sang phương Đơng với sự ngưỡng
mộ “ Người anh cả da vàng” Nhật Bản, hay Tôn Dật Tiên với chủ nghĩa Tam Dân,
thì lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây để tự mình tìm một con đường cứu
nước mới.
- Ngày 5/6/1911, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi ấy mới 21 tuổi với tên gọi Văn Ba
từ bến cảng Nhà Rồng lên tàu Latusơ Tơrêvin rời Tổ quốc sang phương Tây tìm
đường cứu nước giải phóng dân tộc. Ý nghĩa này xuất hiện ở Người từ rất sớm, sau
này Người nhắc lại: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ của
Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái…Và từ thủa ấy, tơi rất muốn làm quen với nền văn
minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”.

6


Như vậy, Nguyễn Ái Quốc quyết định tìm hiểu xem đằng sau từ tự do, bình đẳng,
bác ái, ẩn giấu những gì sau đó “Trở về giúp đồng bào mình”. Tức là đi tìm đường
cứu nước, tìm một giải pháp cho quê hương để giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.
- Người bôn ba qua nhiều nước và nghiên cứu những cuộc cách mạng đã giành
thắng lợi tại những nước tư bản phát triển nhất. Người đến cả những nơi bần cùng,
khốn khổ nhất ở châu Mỹ, châu Phi, tiếp xúc với nhiều lớp người, thuộc nhiều dân
tộc khác nhau để hiểu thực chất hơn về chủ nghĩa tư bản, sự áp bức dân tộc của
thực dân đế quốc. Người rút ra kết luận: “Ở đâu cũng có người nghèo khổ như
nước mình do sự áp bức, bóc lột vô nhân đạo của giai cấp thống trị. Chủ nghĩa đế
quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở
các nước chính quốc cũng như thuộc địa”. Người khẳng định: “Muốn thốt khỏi nơ

lệ và áp bức bóc lột thì nhân dân lao động toàn thế giới phải cùng đoàn kết lại để
đấu tranh chống kẻ thù chung”.
- Người ra đi trong hồn cảnh thế giới có nhiều điểm chuyển biến sâu sắc: chủ
nghĩa tư bản đã hoàn thành giai đoạn tự do cạnh tranh và chuyển lên giai đoạn đế
quốc, cách mạng tháng mười Nga nổ ra (1917).
- Những hiểu biết đầu tiên về cách mạng tháng Mười Nga cùng với việc tiếp nhận
tư tưởng Lênin qua sơ thảo lần thứ Nhất luận cương các vấn đề dân tộc và thuộc
địa (07/1920) “như một ánh trăng sáng kỳ diệu, nâng cao về tất cả những hiểu biết
và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu. Nguyễn Ái Quốc đã đi tới quyết
định tiếp theo là xác định con đường cứu nước theo cách mạng tháng Mười.
- Đầu năm 1919, Người vào Đảng xã hội Pháp - một Đảng tiến bộ hơn lúc bấy
giờ, bởi đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực các nước thuộc địa, là tổ chức
duy nhất theo đuổi ý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: “Tự do, bình đẳng,
bác ái”. Thời đại, mà cịn có ý nghĩa quốc tế, khi mà nhiều dân tộc khác từ chối con
đường đau khổ của chủ nghĩa tư bản có thể tìm thấy trong tư tưởng xã hội chủ
nghĩa của Nguyễn Ái Quốc một hướng đi thích hợp cho sự lựa chọn của mình.
- Nhận thức của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong Cách mạng
Tháng Mười phản ánh đúng tính chất một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa bao
gồm nhiều cuộc đấu tranh của các giai cấp cách mạng chống các giai cấp bóc lột
nó khơng đơn thuần là cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản mà gắn liền với cuộc
đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản.

7


2.2. Nguyễn Ái Quốc và việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về nước (19191925)
- Sau khi xác định được con đường cách mạng đúng đắn, trở thành người Cộng
sản, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục khảo sát, tìm hiểu để hồn thiện nhận thức về đường
lối cách mạng vơ sản, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin về Việt
Nam nhằm chuẩn bị các tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của

chính đảng cộng sản ở Việt Nam.
- Nguyễn Ái Quốc đã hình thành những quan điểm chính trị để làm cơ sở cho
cương lĩnh của Đảng sau này và những quan điểm đó thể hiện qua các bài báo, qua
các bản án chế độ thực dân Pháp và qua những bài giảng ở Quảng Châu, Trung
Quốc.
- Thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước
sống ở Pháp đã đưa tới hội nghị Vecxai bản u sách địi chính phủ Pháp phải thừa
nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt
Nam. Đây được coi là địn tấn cơng trực diện đầu tiên của nhà cách mạng trẻ tuổi
vào bọn trùm đế quốc đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân
Pháp, nhân dân các thuộc địa Pháp một bài học lớn được rút ra:“ Chỉ có giải phóng
giai cấp vơ sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có
thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới.
- Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo (L’ Humanite), số ra
ngày 16 và 17/7/1920, Bản luận cương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết
mà Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ, giúp người tìm ra phương hướng đúng đắn để
giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, là theo con đường cách mạng vơ
sản, con đường có mục đích cao cả là giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con
người. Sau này Người viết: “Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động,
phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một
mình trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo: Hỡi
đồng bào bị đày đọa và đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng cho chúng ta. Từ đó tơi hồn tồn tin theo Lênin, tin theo quốc tế
ba”. Luận cương của Lênin đã tạo ra bước chuyển biến căn bản trong nhận thức tư
tưởng giúp Nguyễn Ái Quốc đi đến khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới
cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự
do, bình đẳng, bác ái, đồn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, niềm
vui, hịa bình, hạnh phúc”.
8



- Tháng 12/1920, Tại Đại hội đại biểu Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII, Nguyễn
Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và
tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành một trong những người sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Sự kiện đó
đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa
yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, vừa là người yêu nước Việt Nam vừa là một
chiến sĩ quốc tế; mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng của dân
tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác
con đường cách mạng vô sản.
Năm 1921, Bằng thiên tài và hoạt động cách mạng nhạy bén của mình, Nguyễn Ái
Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. Vượt qua những hạn chế
về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời,
Nguyễn Ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và
lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường duy nhất đúng đắn phù hợp với
quy luật phát triển khách quan của xã hội Việt Nam.
- Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc
theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin để truyền bá vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, từng bước chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt
Nam. Người nhấn mạnh: Cách mạng muốn thành cơng phải có đảng cách mạng
chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học
dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.

- Về tư tưởng:
Vừa nghiên cứu lý luận, vừa tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế, dưới nhiều phương thức phong phú, Nguyễn Ái Quốc đã
tích cực tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các thuộc địa, đồng
thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác- Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó

giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và
phụ thuộc.
Người đã viết nhiều bài đăng trên báo Le Paria (Người cùng khổ), L’Humanite
( Nhân đạo), La Vie Ouvriere ( Đời sống công nhân), La Revue Communiste (Tạp
chí Cộng sản), Báo Paravđa của Liên Xơ,… Năm 1922, Ban nghiên cứu thuộc địa
9


của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng
Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương.
- Khi Người sang hoạt động ở Liên Xô tham dự và trình bày các tham luận tại đại
hội của các tổ chức mang tính quốc tế: Đại hội Quốc tế Nông dân, Quốc tế Thanh
niên, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế cứu tế đỏ,… Các bài tham luận của Người đã chỉ rõ
sự cần thiết phải thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời
tuyên truyền tư tưởng của V.I.Lênin soi sáng con đường cách mạng con đường phát
triển của cách mạng thuộc địa.
- Đặc biệt, tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản , Người đã trình bày bản báo
cáo rất quan trọng về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bằng nhiều số liệu và tư liệu cụ
thể, bản báo cáo đã làm sáng rõ và phát triển một số luận điểm của Lê nin về bản
chất của chủ nghĩa thực dân, về nhiệm vụ của các đảng cộng sản trên thế giới trong
cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột và giải phóng đấu tranh ở các thuộc địa, thức
tỉnh nhân dân các dân tộc bị áp bức nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.
Đây là sự chuẩn bị quan trọng về tư tưởng, lý luận cho quá trình thành lập Đảng,
như Nguyễn Ái Quốc đã xác định: “ Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt,
trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có
chủ nghĩa cũng như khơng trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều, những chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mệnh nhất là chủ nghĩa mác- lênin”.

- Về chính trị:

- Xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm chung của phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước thc địa, kế thừa và phát triển quan điểm của Lê-nin về
cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan
trọng về cách mạng giải phóng dân tộc. Đường lối cách mạng đươc phác thảo rõ
nét nhất là ở nội dung các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho Hội Việt Nam Cách
mạng thanh niên từ năm 1925 đến năm 1927, được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp
bức ở Á Đông tập hợp, in trong cuốn “Đường Cách Mệnh”. Trong đó, trước hết
Người đã khẳng định rằng con đường Cách mạng của các dân tộc bị áp bức là giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự
nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. Đường lối chính trị của Đảng cách mạng phải
hướng tới độc lập cho dân tộc tự do, hạnh phúc cho đồng bào, hướng tới xây dựng
Nhà nước mang lại quyền và lợi ích cho nhân dân.
10


- Người xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa là một bộ phận của
cách mạng vơ sản ở “ chính quốc” mà có thể thành công trước cách mạng vô sản
thế giới, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng
vơ sản ở “chính quốc”, góp phần tích cực thúc đẩy cách mạng vơ sản ở “chính
quốc”.
- Đối với các dân tộc thuộc địa, Người chỉ rõ: trong nước nông nghiệp lạc hậu,
nhân dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng
nề, vì vậy phải thu phục và lơi cuốn được nông dân, phải xây dựng khối liên minh
công nông làm động lực cách mạng: “ công nông là gốc cách mệnh, cịn học trị
nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ...là bầu bạn cách mệnh của công nông”. Do vậy,
Người xác định rằng, cách mạng “ là việc chung của cả dân chúng chứ không phải
là việc của một hai người”.
- Về Đảng cộng sản Người khẳng định: “ Cách mạng trước hết phải có đảng cách
mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị
áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh thì mới thành cơng,

cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

- Về tổ chức:
Ngày 11 - 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp
đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải
phóng dân tộc vào Việt Nam. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội và giai cấp ở Việt
Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp đã tạo sẵn điều kiện để Chủ nghĩa xã
hội chỉ cịn phải làm cái việc gieo hạt giống của cơng cuộc giải phóng nữa thơi.
3. Vai trị của Nguyễn Ái Quốc trong thống nhất phong trào Cộng sản, sáng

lập Đảng Cộng sản Việt Nam

3.1. Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, tiền thân của chính Đảng vơ
sản.
- Tháng 2/1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập
ra
nhóm
Cộng
sản
đồn.
- Cùng với việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, Nguyễn Ái Quốc cịn dày công
11


chuẩn bị về mặt tổ chức để huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do
Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) tiến tới thành lập Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên (6/1925). Đây là một tổ chức tiền thân có tính chất q độ, vừa
tầm, thích hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam bấy giờ. Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên giúp cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành
phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, đồng thời thúc đẩy mạnh

mẽ phong trào công nhân và yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Việc thành lập
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của
Nguyễn Ái Quốc trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời.
Chính những thanh niên trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã tham gia
phong trào “vơ sản hố” để cùng ăn, cùng ở, lao động, đồng thời truyền bá lý luận
Mác - Lênin và đường lối cách mạng đúng đắn vào phong trào công nhân, giác ngộ
họ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác. Thơng qua phong trào “vơ
sản hố”, lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập
trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp cơng
nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước
phát triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt
Nam, tạo điều kiện chín muồi và hợp qui luật cho sự ra đời của Đảng.
-

- Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước đòi hỏi phải
có một đảng cách mạng tiên phong đủ sức lãnh đạo và đưa phong trào tiếp tục tiến
lên. Từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, trong bối cảnh tổ chức Hội Việt nam
cách mạng thanh niên có sự phân hóa và mất dần vai trị lãnh đạo cách mạng, ở
Việt Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng
(17/06/1929), An Nam Cộng sản đảng (tháng 11/1929) và Đông Dương Cộng sản
liên đoàn (01/01/1930).

3.2. Tân viết Cách mạng Đảng ra đời và phân hóa
Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản được tuyên bố
thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở
Việt Nam. Song sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản không tránh khỏi phân tán về
lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức. Yêu cầu bức thiết đặt ra là chấm dứt hiện
tượng biệt phái, chia rẽ giữa các nhóm cộng sản, phải thống nhất các tổ chức cộng
sản thành một chính đảng duy nhất ở Việt Nam. Nhiệm vụ đó đặt lên vai Nguyễn
Ái Quốc, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất

12


có đủ năng lực và uy tín đáp ứng u cầu đó của lịch sử: Thống nhất các tổ chức
cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam.

3.3. Sự thành lập Đảng Cộng Sản Viêt Nam (03-02-1930)
Nắm bắt được tình hình trong nước, thực hiện sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, từ
06/01/1930 đến 08/02/1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ
chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc). Người chủ trì hội nghị và đã phân
tích những hoạt động bè phái, chia rẽ của ba tổ chức cộng sản và tác hại của nó. Do
yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam và uy tín đức độ của Người nên đã
thống nhất được các tổ chức cộng sản. Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng
sản Việt Nam thành đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị xác định rõ tôn chỉ mục đích của Đảng: “ Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ
chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế
quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản. Quy định điều kiện vào Đảng:
là những người “ tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng
sản, hăng hái tranh đấu và dám hi sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh
phí, chịu phấn đấu trong một bộ phậnĐảng”.
Ngồi ra, Hội nghị cịn quyết định chủ trương xây dựng các chủ chốt công hội,
nông hội, cứu tế, tổ chức phản đế và xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo
tuyên truyền của Đảng.
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của vị lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc có giá trị như một Đại hội Đảng. Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc ra Lời
kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Mở đầu Lời kêu gọi Người viết: “ Nhận chỉ thị
của Quốc tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng nước ta, tơi đã hồn thành
nhiệm vụ và thấy có trách nhiệm phải gửi tới anh chị em lời kêu gọi này”. Sau khi
vạch rõ bản chất, tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, Người chỉ
rõ sứ mệnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam là “ để lãnh đạo toàn thể anh chị em bị

áp bức chúng ta làm cách mạng”.
Như vậy, trước yêu cầu của lịch sử cách mạng Việt Nam cần phải thống nhất các
tổ chức cộng sản trong nước, chấm dứt sự chia rẽ bất lợi cho cách mạng, với uy tín
chính trị và phương thức hợp nhất phù hợp, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời
triệu tập và phương thức hợp nhất phù hợp, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời
13


triệu tập và chủ trì hợp nhất các tổ chức cộng sản. Những văn kiện được thông qua
trong Hội nghị hợp nhất dù “vắn tắt”, nhưng đã phản ánh được những vấn đề cơ
bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam sang
một trang sử mới.
Có thể nói vai trị của Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở việc sau khi tìm thấy, lựa chọn
con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không chỉ hoạt động khẩn trương,
tích cực, sáng tạo, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức để dẫn tới
ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam mà cịn nhạy cảm, nắm bắt được tình hình
cách mạng trong nước để triệu tập Hội nghị các tổ chức cộng sản thành một đảng
duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập và
rèn luyện Đảng ta.

14


KẾT LUẬN

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào cơng nhân và phong trào u
nước Việt Nam. Đó là sự phản ánh quy luật ra đời và cội nguồn sức mạnh của
Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa MácLê nin vào đặc điểm của dân tộc Việt Nam, là thành quả của bản lĩnh, trí tuệ và sự

nhạy bén chính trị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong công cuộc vận động thành
lập một chính đảng vơ sản ở Việt Nam- một nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không chỉ là ở sự lựa chọn con
đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt Nam, mà còn linh hoạt, sáng tạo trong
phương thức truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào công nhân Việt Nam
khi mà giai cấp công nhân lúc đó chỉ chiếm trên 1% dân số, khi mà công nhân Việt
Nam không chỉ phải chịu sự áp bức, bóc lột của thực dân và giai cấp tư sản mà cịn
chịu sự kìm kẹp hà khắc của phong kiến phản động. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Hội
Việt Nam Cách mạng thanh niên - chính là cầu nối chuyển tải lý luận cách mạng
vô sản đến với cách mạng Việt Nam. Khi các tổ chức cộng sản ra đời ở ba kỳ, xuất
hiện tình trạng phân tán, chia rẽ lực lượng các mạng Việt Nam, trước tình hình “
hai nhóm cộng sản sử dụng nhiều- nếu khơng nói là tất cả- nghị lực và thời gian
trong cuộc đấu tranh nội bộ và bè phái”, với tinh thần chủ động, sáng tạo và uy tín
chính trị, lãnh tụ Nguyễn Ánh Quốc đã “có sáng kiến đúng” kịp thời giải quyết yêu
cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam. Phương pháp hợp nhất các tổ chức này đều
vì mục đích giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, đều khẳng định đi theo con
đường cách mạng vô sản. Trong tác phẩm Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở
Đông Dương, được công bố năm 1933, tác giả Hồng Thế Công đã đánh giá cống
hiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự kiện thành lập Đảng: “ cơng lao to lớn
của đồng chí là tập hợp được các lực lượng cộng sản phân tán lại thành một khối,
nhờ đó mà đưa lại cho những người lao động Đông Dương một đội tiên phong
chiến đấu và kiên quyết cách mạng”.
 Liên hệ bản thân:

15


Qua đây ta thấy công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách
mạng của dân tộc ta. Tưởng nhớ và khắc sâu công lao to lớn của Người, mỗi học
sinh, sinh viên, cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập, nghiên cứu trau dồi kiến

thức lý luận và thực tiễn, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Chủ
tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn công
cuộc đổi mới đất nước. Qua đó, tích cực đấu tranh chống các quan điểm sai trái
phủ nhận vai trò của Đảng, hạ thấp uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách
mạng Việt Nam, góp phần bảo vệ Đảng, lãnh tụ, chế độ và thực hiện thành cơng sự
nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Phó giáo sư thạc sĩ: Nguyễn

Trọng Phúc.
2. Hồ Chí Minh tồn tập, t.1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
3. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, H. 2011.
4. Trang điện tử Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh
5. Cổng thơng tin điện tử Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

16


17


PHỤ LỤC

Phụ lục 1

18



Hình 1: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội tồn quốc Đảng Xã hội Pháp được tổ chức
ở thành phố Tua (nước Pháp), tháng 12/1920.
( Nguồn: Internet)

Phụ lục 2

19


Hình 2: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam được tổ chức tại Hong Kong (Trung Quốc)
( Nguồn: Internet)
Phụ lục 3

20


Hình 3: Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc
( Nguồn: Internet)

Phụ lục 4

21


Hình 4: Cách mạng Tháng Mười Nga thành cơng năm 1917.
( Nguồn: Internet)


PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN

22


Điểm, Chữ kí (Ghi rõ họ tên) của cán bộ
chấm thi

Điểm thống nhất của bài thi

CB chấm thi số 1

Bằng số

CB chấm thi số 2

Chữ kí
xác nhận
của cán bộ
nhận bài
thi

Bằng chữ

23




×