Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giải pháp sáng kiến trong lĩnh vực lâm nghiệp năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.02 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
U Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2021
BÁO CÁO
Giải pháp: Trồng bồn bồn kết hợp với nuôi cá đồng dưới tán rừng
tràm trồng thâm canh của hộ gia đình được giao theo Nghị định số
43/2014/NĐ-CP trên địa bàn huyên U Minh
Tên giải pháp: “Trồng bồn bồn kết hợp với nuôi cá đồng dưới tán rừng
tràm trồng thâm canh của hộ gia đình được giao theo Nghị định số
43/2014/NĐ-CP trên địa bàn huyện U Minh”.
- Họ và tên: Hà Minh Cảnh, Phó Hạt trưởng – Chủ trì.
- Đơn vị thực hiện: Hạt Kiểm lâm huyện U Minh.
- Đồng thực hiện:
+ Ông Trần Minh Phương, Phụ trách Bộ phận quản lý bảo vệ rừng.
+ Ông Huỳnh Duy Tân, Phụ trách Bộ phận Thanh tra- Pháp chế.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 01/02/2021 đến ngày
31/12/2021.
I. ĐẶC VẤN ĐỀ:
1. Tên giải pháp: “Trồng bồn bồn kết hợp với nuôi cá đồng dưới tàn rừng
tràm trồng thâm canh của hộ gia đình được giao theo Nghị định số
43/2014/NĐ-CP trên địa bàn huyện U Minh.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện giải pháp (lý do nghiên
cứu):
Kể từ khi Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của
Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tỉnh Cà Mau đã tập trung rà sốt diện tích bị
nhiễm mặn, sản xuất 2 vụ lúa không hiệu quả để chuyển sang 1 vụ lúa, 1 vụ tơm
nên diện tích ngọt hóa tại tỉnh nhà giảm mạnh. Song song với việc giảm mạnh diện
tích ngọt hóa cũng đồng nghĩa với giảm nguồn lợi cá đồng và hoa màu cũng giảm
đáng kể, trong đó có cây bồn bồn. Bên cạnh đó diện tích rừng tràm U Minh hạ vẫn


duy trì sự sống các loài thủy sản nước ngọt và hoa màu vẫn sinh sơi nẩy nở giữa
hai mùa mưa, nắng. Mùa mưa thì các chủ rừng, hộ gia đình mở đập, cống xả nước,
sổ phèn, khi kết thúc mùa mưa các chủ rừng và hộ gia đình đắp đập, hạ bửng cống
để duy trì lượng nước ngọt trong mùa khơ phục vụ cho công tác PCCCR và nuôi
trồng thủy sản. Nơi đây là phù hợp nhất để duy trì sự sống cho các loài động thực
vật, bảo tồn những loài cá đồng vùng U Minh hạ và cây bồn cũng có khả năng
sống đan xen với rừng tràm thâm canh trong suốt mùa khơ. Chính vì thế chọn cây
bồn kết hợp với ni cá đồng cùng phát triển đan xen với rừng tràm trồng thâm


canh để thu nhập kinh tế hộ gia đình, nhằm lấy ngắn nuôi dài phục vụ bền vững
cho đến chu kỳ khai thác rừng. Tuy nhiên, khu vực rừng tràm U Minh hạ là loại
rừng ngập nước phèn, có độ phèn cao. Khi mùa khô đến lượng nước sẽ khô dần
lắng động độ phèn dưới lồng kênh gây ảnh hưởng bất lợi đến việc duy trì giống
nên cần có sự tác động của con người để cải tạo môi trường thuận lợi. Qua nghiên
cứu giải pháp trên trong thời gian qua nhằm để áp dụng vào thực hiện cho việc báo
cáo định kỳ tình hình sản xuất nơng lâm ngư kết hợp (kinh tế lâm nghiệp) theo quy
định.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
Để khuyến khích hộ gia đình sống trong lâm phần khơng có điều kiện kê
liếp để trồng rừng thâm canh. Trong thời gian qua có nhiều chính sách cho vay ưu
đãi lãi suất thấp theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết
30/2008/NQ-CP để tạo điều kiện cho hộ gia đình vay vốn phát triển trồng rừng
thâm canh. Hiện nay các hộ gia đình trong lâm phần đã mạnh dạn đầu tư kê liếp để
trồng rừng thâm canh đạt hiệu quả cao, thu nhập sau khai thác rừng gấp bội so với
trồng rừng quản canh vừa rút ngắn chu kỳ khai thác. Hiện nay các hộ gia đình
được giao theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã kê liếp trồng rừng thâm canh hơn
60% số hộ được giao. Để góp phần tăng thêm thu nhập dưới tán rừng ngồi gỗ, tận
dụng dưới lồng kinh, diện tích đất sản xuất kết hợp bị trũng, nhiễm phèn nặng
không trồng được những cây nông nghiệp khác, cán bộ lâm nghiệp tuyên truyền,

khuyến cáo hộ dân trồng bồn kết hợp với nuôi cá đồng để tăng thu nhập.
Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, trưởng các ấp có rừng để rà sốt lại các hộ
dân có kê liếp để trồng rừng thâm canh, diện tích sản xuất kết hợp bị trũng, nhiễm
phèn nặng không trồng được những cây nông nghiệp khác và khuyến cáo hộ gia
đình trồng cây bồn bồn kết hợp với nuôi cá đồng để tăng thu nhập, nhằm lấy ngắn
nuôi dài đến chu kỳ khai thác rừng. Hướng dẫn kỹ thuật trồng, dự trữ lượng nước
để duy trì sự sống, cách sử dụng phân bón cho cây bồn bồn phát triển; Việc sử
dụng phân bón cũng là sự cãi tạo đất và mơi trường nước, làm thích nghi cho lồi
cá đồng phát triển nhanh. Kể từ khi nghiên cứu và triển khai thực hiện đã có 6 hộ
dân tham gia mơ hình này; vị trí tại ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, do ơng
Qch Văn Hịa trưởng ấp làm nhóm trưởng.
III. ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM
VI ÁP DỤNG:
1. Tính mới:
Giải pháp: “Trồng bồn kết hợp với nuôi cá đồng dưới tán rừng tràm trồng
thâm canh của hộ gia đình được giao theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP trên địa
bàn huyện U Minh”. Là giải pháp tận dụng tối ưu những diện tích dưới lồng kênh,
diện tích trũng trên đất sản xuất kết hợp thuộc lâm phần rừng tràm huyện U Minh.
Loài cây bồn bồn sinh trưởng nhanh, thích hợp với độ sâu, những nơi trũng, sức
chịu đựng phèn cao, mau cho sản phẩm. Khi sử dụng phân bón kích thích cho bồn
phát triển nhanh, cho ra sản phẩm non vừa cải tạo đất thêm màu mở, sạch phèn,
mát nước đây là nơi lý tưởng cho loài cá đồng phát triển để xứng danh cá đồng
rừng U Minh hạ.


2. Tính hiệu quả và khả thi:
Giải pháp này đem lại hiệu quả khá cao, riêng bồn thu nhập (Ví dụ: 1 ha
trồng bồn bồn xen canh với cây tràm trồng thâm canh sau 3 tháng đầu sẽ thu
hoạch, Khi thu hoạch xong tiến hành bón phân để kích thích bồn bồn phát triển;
Đến chu kỳ sau mỗi tháng cho ra sản phẩm tươi sạch khoản 1000 kg/ha/tháng. 01

kg bồn bồn thành phẩm thương lái đến tận nhà mua với giá từ 20.000 đồng đến
25.000 đồng. Tổng thu nhập bồn bồn/ha tương đương từ 20.000.000đồng đến
25.000.000 đồng/ha/tháng. Chủ hộ trừ chi phí như: chi phí nhân cơng, chi phí
phân bón xong, chủ hộ cịn lại khoảng 10.000.000 đồng/ha/tháng). Ngồi thu nhập
bồn bồn cịn có nguồn thu nhập từ cá đồng, ( ví vụ: Chủ hộ đầu tư con giống gây
ni năm đầu trên diện tích trồng bồn bồn, cùng chăm sóc và bảo vệ đến năm thứ
2 sẽ đánh bắt và đem lại hiệu quả như mong muốn. Cách đánh bắt dùng lợp, lờ,
lưới… đánh bắt hàng ngày trên tổng diện tích của hộ dân đang quản lý, thu nhập
bình quân mỗi ngày khoản 500.000 đồng tiền cá đồng các loại; Bình quân 1 tháng
sẽ đem lại thu nhập 15.000.000 đồng). Kết quả hiện thực của năm thứ 2 giữa bồn
bồn và cá đồng đã cho thu nhập bình quân 25.000.000 đồng /tháng. Đây là một giải
pháp mang lại hiệu quả cao cho hộ gia đình trồng rừng thâm canh và trồng bồn bồn
xen canh kết hợp với nuôi cá đồng, nhằm góp phần xóa đối giảm nghèo cho người
dân sống nghề rừng tại U Minh hạ.
Hiện nay, giải pháp này được hộ gia đình đồng tình tham gia một cách tâm
huyết, làm giàu dưới tán rừng của mình đang quản lý và có hướng lan rộng trên
tồn địa bàn.
3. Phạm vi áp dụng: Hộ gia đình được giao đất giao rừng theo Nghị định số
43/2014/NĐ-CP, có diện tích trồng rừng tràm thâm canh, diện tích đất sản xuất kết
hợp bị trũng và nhiễm phèn nặng không trồng được các lồi cây nơng nghiệp khác
trên địa bàn huyện U Minh.
IV. Kết luận:
Trồng cây bồn bồn kết hợp với nuôi cá đồng dưới tán rừng tràm U Minh là
giải pháp tận dụng những lồng kênh, diện trích sản xuất kết hợp bị trũng, nhiễm
phèn trồng những cây nông nghiệp khác hiệu quả không cao; Giải pháp này đem
lại hiệu quả cao cho hộ gia đình sống nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo,
khơng làm cạn kiệt tài ngun rừng, duy trì được nguồn cá đồng./.
CHỦ TRÌ

Hà Minh Cảnh


Người thực hiện

Trần Minh Phương
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

Huỳnh Duy Tân



×