Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾNỘI DUNG NGHIÊN CỨU Bảo tồn và phát triển di sản miền Tây Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.87 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ K7A-21
***

BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Bảo tồồn và phát triển di sản miềồn Tây Nam Bộ
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà
Đơn vị công tác: Trung tâm GDNN – GDTX Cầu Giấy.

Tháng 5 năm 2022


lOMoARcPSD|9242611

PHẦẦN MỞ ĐẦẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Mỗi một vùng miền với những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn
tượng đã góp phần tạo nên một bức tranh văn hóa Việt Nam vơ cùng đa
dạng, phong phú, mang những đặc trưng khác biệt mà không một quốc gia
nào có được.
Gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể ấy vừa là để gìn giữ
những thành quả lao động, chiến đấu của người dân Tây Nam Bộ; vừa là
để nhắc nhở con cháu về truyền thống hào hùng của cha ơng. Truyền hình,
với lợi thế của một phương tiện truyền thông được nhiều người quan tâm
có đóng góp rất quan trọng trong vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn


hóa vật thể các di tích lịch sử cấp quốc gia ở khu vực Tây Nam Bộ…
Tây Nam Bộ là khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long có đất đai trù
phú có tổng diện tích là 40.406,7 km2 - chiếm 13% diện tích cả nước; dân
số là 17,59 triệu người - chiếm 18% dân số cả nước, là vùng đa dân tộc và
tôn giáo đan xen với nhau như Phật giáo, Cao Đài, phật giáo Hòa Hảo,
Thiên Chúa giáo, Tin Lành, … Đây là vùng đất của những món ăn ngon,
hấp dẫn, những câu hát dân gian độc đáo và những làng nghề truyền thống
đặc sắc. Bên cạnh đó, miền đất này cịn có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tuy mới hình thành và phát triển hơn 300
năm nhưng rất phong phú và đa dạng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu kinh tế, đời sống dân cư của con người và tự nhiên miền
Tây Nam Bộ
1


lOMoARcPSD|9242611

- Khai thác tiềm năng tự nhiên về du lịch, văn hóa, di sản Tây Nam Bộ.
- Giới thiệu Tây Nam Bộ như là một điểm du lịch tiềm năng trong kinh
tế du lịch.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Tây Nam Bộ.
- Tồn bộ văn hóa đời sống của người dân sinh sống ở Tây Nam Bộ.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Toàn thể dân cư sinh sống và làm việc tại Tây Nam Bộ, các di sản văn hóa
và di sản tự nhiên cùng với các điạ điểm du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích là những số liệu thứ cấp
được thu thập chủ yếu từ báo cáo du lịch Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu

cịn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập trên các bài báo, tạp chí, trên các trang
website và một số thơng tin từ sách có liên quan.
- Phương pháp điều tra thực địa
Đây là một phương pháp truyền thống và đặc trưng trong nghiên cứu sự phát
triển của một điểm đến du lịch. Phương pháp này được xem là một phương pháp
đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng phát triển văn
hóa di sản Tây Nam Bộ trong thời gian qua. Từ đó có những giải pháp hợp lý và
khả thi.
2


lOMoARcPSD|9242611

- Phương pháp phân tích tổng hợp
Các dữ liệu sau khi được thu thập, điều tra, thống kê sẽ được tổng hợp để khái
quát và xây dựng cơ sở lý luận về phát triển bền vững di sản văn hóa. Kết quả
của việc phân tích các dữ liệu thứ cấp này cịn có vai trị là những minh chứng cụ
thể cho những đánh giá, nhận định chung về thực trạng phát triển du lịch. Đây
cũng chính là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch
Tây Nam Bộ thông qua các giá trị di sản trong thời gian tới.
- Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả có tham khảo ý kiến của các chuyên
gia về du lịch, các nhà điều hành du lịch ở miền Tây Nam Bộ để có những đánh
giá và nhận xét và chính xác làm cơ sở cho nội dung nghiên cứu.

3


lOMoARcPSD|9242611


PHẦẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Theo số liệu tổng hợp từ Bảo tàng các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam
Bộ, hiện nay, có 216 di tích được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, cấp Quốc gia
đặc biệt như Di tích lịch sử trại giam Phú Quốc (Kiên Giang), Mộ và Khu lưu
niệm Nguyễn Đình Chiều (Bến Tre), Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc
Eo - Ba Thê (An Giang),… Ngồi ra, cịn rất nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật
như Chùa Sóc Xồi (Hịn Đất), Chùa Khmer Tổng Quản (Gò Quao), Chùa Láng
Cát (Ratanaransi) (Rạch Giá), Chùa Hội Linh (Bình Thủy), Lăng Ơng Tiền qn
Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn (Trà Ơn),…
Di tích lịch sử - văn hóa là chứng tích, tư liệu sống động cho các thế hệ
nối tiếp nhau tìm hiểu, nghiên cứu về các thời kỳ lịch sử đã đi qua, từ đó mà thu
nhâ ̣n truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc Viê ̣t Nam ngàn năm văn hiến.
Trong thời đại ngày nay, di tích lịch sử - văn hóa cịn là điểm đến của mỗi du
khách khi tham quan du lịch ở bất kỳ các địa phương. Việc gìn giữ, phát huy giá
trị của các di tích gắn với khai thác hợp lý trong phát triển du lịch, vì vậy cũng
cần được đẩy mạnh để mỗi di tích thực sự là một điểm đến ý nghĩa với mỗi
người dân Việt Nam và cả du khách quốc tế.
Trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể nói riêng và
văn hóa nói chung, truyền hình đóng vai trị là một phương tiện truyền thơng
quan trọng. Truyền hình không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp
tri thức, mà với hình ảnh sinh động, trực quan, truyền hình sẽ đem đến cho khán
giả những trải nghiệm hấp dẫn, từ đó khơi gợi cho cơng chúng đến địa điểm trực
tiếp để thăm quan.

4


lOMoARcPSD|9242611


2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Đặc điểm tình hình địa phương
Đề tài triển khai nghiên cứu thực trạng và giá trị văn hóa cộng đồng cư
dân ven biển vùng Tây Nam Bộ với 800 phiếu điều tra, bao gồm 69,8% người trả
lời là nam, 30,2% nữ và nhóm tuổi tập trung từ 31 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
là 33,1%, sau đó là nhóm từ 41 - 50 tuổi chiếm 27,3%. Số người đông nhất rơi
vào nhóm tuổi đang là lực lượng lao động chính và là trụ cột trong gia đình. Điều
này tạo điều kiện cho những thơng tin được phản hồi có giá trị tin cậy cao.
Trình độ học vấn của người trả lời chủ yếu ở bậc tiểu học chiếm 42,8%, tỷ
lệ nhóm có trình độ học vấn THCS là 35,5%, nhóm trình độ học vấn PTTH là
13,3%. Như vậy, học vấn của cư dân ven biển vùng Tây Nam Bộ chỉ dừng ở mức
độ phổ cập tiểu học. Nhưng thực tế cho thấy, khơng nên q câu nệ vào tiêu chí
này vì ngay trong cộng đồng cư dân chúng tơi khảo sát, có những chủ doanh
nghiệp, tài cơng… chỉ đạt trình độ THPT hoặc THCS vẫn đạt được thành công
rực rỡ trong nghề của họ. Về điều này, chúng tôi nhất trí với nhận định: “Về học
lực thì đúng là có chuyện người Tây Nam Bộ không ham học cao, nhưng cũng
khơng thể từ đó để vội đánh giá học lực và trình độ con người vì kiến thức khơng
chỉ đến từ nhà trường, không thể coi là kém một vùng văn hóa đã sản sinh ra số
lượng các kỹ sư hai lúa nhiều nhất nước, nơi có những con người xuất chúng như
Trương Vĩnh Ký trong khoa học xã hội, Trần Đại Nghĩa trong khoa học kỹ thuật
và Lương Định Của trong trong khoa học tự nhiên” (3).
Nhóm ngư dân chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,3%, nông dân là 19,9%, các
nhóm ngành nghề khác như tiểu thương, doanh nghiệp, nghề tự do chiếm tỷ lệ
thấp hơn. Xét về tình trạng hôn nhân, chủ yếu là những người đã kết hôn chiếm
tỷ lệ 93,8%. Điều này chứng tỏ người dân rất coi trọng văn hóa gia đình và sự
5


lOMoARcPSD|9242611


bền vững hơn nhân. Gia đình ở riêng chiếm tỷ lệ 66,5%, tỷ lệ sống chung 3 thế
hệ ở địa phương chiếm 28,5%.
Đề tài đã tiến hành khảo sát cư dân sống tại vùng Rạch Vàm Láng (Tiền
Giang) là nơi cửa sông rộng, cư dân xã đảo tại Cù Lao Dung (Sóc Trăng) và ấp
Nhà Mát (Bạc Liêu). Tại 3 địa điểm nghiên cứu này, đặc điểm sinh thái có những
nét khác biệt. Từ đó dẫn đến văn hóa và phương thức mưu sinh cũng khác nhau.
Tuy là cư dân xã đảo nhưng người Cù Lao Dung lấy sản xuất nơng nghiệp làm
chính và các di tích thiêng của họ đều là thờ các vị thần nông nghiệp. Trái lại, cư
dân vùng ngập mặn và vùng vàm rạch thuận tiện ra biển lớn thì tính ngư nghiệp
thể hiện rất rõ qua cơ cấu dân cư, cách họ kiếm sống và mong muốn truyền nghề
cho thế hệ nối tiếp (thị trấn Trần Đề). Các vị thần linh của nghề đi biển cũng
được thờ phụng với niềm tin tâm linh cao vì họ tin rằng các vị thần luôn che chở
cho hoạt động mưu sinh của họ. Nhờ đó, các di tích thiêng cũng được chính
quyền và người dân địa phương chăm lo, tu sửa khang trang và các hoạt động lễ
hội diễn ra đều đặn, hoành tráng qua nhiều giai đoạn từ xưa tới nay.
Các di sản thuộc về tín ngưỡng của cư dân biển như lăng Ông và lễ hội
lăng Ông ở Vàm Láng (Tiền Giang), lăng Ông - miếu Bà ở thị trấn Trần Đề (Sóc
Trăng), Quán Âm Phật Đài ở Nhà Mát (Bạc Liêu), miếu bà Chúa Xứ, lăng Ông
Nam Hải ở Rạch Gốc (Cà Mau) với các lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng xung
quanh các di sản này… đã trở thành địa điểm tâm linh quan trọng để người dân
bày tỏ các nguyện vọng trong cuộc sống. Người dân khi tham dự lễ hội đa phần
đều vui vẻ và cảm nhận đươc khơng khí trang nghiêm, thiêng liêng. Chỉ có tỷ lệ
rất nhỏ người dân cảm thấy khơng khí ngột ngạt, khói bụi bẩn và chưa thực sự
đảm bảo về môi trường sinh thái tại địa điểm tổ chức lễ hội. Nhờ nguồn lợi thu
được từ khách tham quan đến những danh lam thắng cảnh ở địa phương nên đời
sống người dân nơi đây được nâng cao hơn trước.
6


lOMoARcPSD|9242611


Chính quyền địa phương đã có những hoạt động đa dạng để duy trì, tơn
tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương, tiêu biểu
như: tham gia tổ chức các lễ hội chiếm tỷ lệ cao; vận động người dân đóng góp
ngày cơng cho việc sửa chữa, tu bổ các di tích; thành lập Ban quản lý khu di
tích... Kết quả khảo sát cho thấy, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc của
cộng đồng cư dân hiện nay khá tốt, chiếm tỷ lệ 45.8%.
Người dân tích cực đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa biển đảo ở địa phương, trong đó có những giải pháp được
nhiều người đề xuất như: tu bổ, tôn tạo các di sản xuống cấp; tăng cường tuyên
truyền, phổ biến để người dân hiểu được giá trị biển đảo ở địa phương; thành lập
ban quản lý khu di sản, phát triển du lịch các khu di sản; đầu tư tạo điều kiện cho
ngư dân đánh bắt xa bờ; có biện pháp xử lý mơi trường rác thải tốt hơn; quảng bá
trên các phương tiện truyền thông đại chúng để thu hút khách du lịch; mở rộng
đường sá, cầu cảng để thu hút khách; Nhà nước và chính quyền quan tâm nhiều
hơn, đầu tư kinh phí, hỗ trợ vật chất trang thiết bị cho biển đảo...; Nhà nước đầu
tư vốn cho người dân đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ; tăng cường an ninh bảo vệ
biển đảo nhiều hơn, tăng cường vai trò của biên phòng…
Từ kết quả nghiên cứu 6 tỉnh dọc bờ biển phía Đơng của vùng Tây Nam
Bộ, chúng tôi nhận thấy, đây là vùng đất có các tiềm năng về nhiều phương diện.
Mỗi địa phương đều có hệ thống văn hóa vật thể riêng và những di tích văn hóa
mới gắn với lịch sử đấu tranh cách mạng. Tại 3 di tích thuộc tuyến đường Hồ
Chí Minh trên biển, sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác đã làm
nên diện mạo mới cho vùng đất anh hùng từ trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ.

7


lOMoARcPSD|9242611


Cùng với các di tích thiêng, các di tích mới đã được trông coi, tu sửa với
sự quan tâm của chính quyền và cộng đồng ở những mức độ khác nhau. Những
di tích mới này góp phần khơng nhỏ vào tiềm năng phát triển kinh tế xã hội cho
địa phương và những vùng lân cận.
Ở phương diện văn hóa phi vật thể, theo khảo sát của đề tài, các tỉnh có
địa điểm khảo sát đều được nghiên cứu dưới những tiêu chí được chọn sẵn. Đề
tài chú trọng tìm hiểu thực trạng đời sống sản xuất của người dân và nhận thấy,
hoạt động của ngư dân vùng ven biển vẫn chiếm lượng lớn hơn nhiều so với
lượng cư dân làm nơng nghiệp và các nghề khác. Như vậy, nhìn từ góc độ nghề
nghiệp có thể đánh giá cư dân ven biển làm ngư nghiệp, gắn bó nghề với biển
khơi là điều hợp lẽ, mang tính tất yếu theo quy luật phát triển của các quốc gia
vùng Đông Nam Á hải đảo. Khi ngư nghiệp phát triển dồi dào sẽ kéo theo sự
phồn thịnh của vùng đất với nhiều nghề dịch vụ khác xuất hiện.

Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa vật thể (di tích, đình, lăng, miếu...) và phi
vật thể khác (truyền thuyết, lễ tiết, lễ hội...) cũng tác động đến tâm lý và tình cảm
của người dân. Họ sẽ yên tâm hơn nếu như trước khi ra khơi được trực tiếp thực
hiện các nghi lễ tâm linh nhằm tiếp sức cho tinh thần thoải mái, phấn chấn và tin
tưởng cơng việc hanh thơng, thuận buồm xi gió. Như vậy, giá trị di sản và sự
hỗ trợ từ những người trong gia đình sẽ nâng cánh buồm ra khơi và cập bến an
tồn, thắng lợi.
Miền Tây Nam bộ có tiềm năng du lịch rất lớn. Ðó là vùng đồng bằng
rộng lớn với những làng quê, miệt vườn trù phú cùng những dịng sơng, kênh
rạch chằng chịt, bên các cù lao và rừng tràm ngập nước, mang vẻ đẹp hoang sơ.
Những năm gần đây, du lịch vùng đang từng bước được khai thác và phát triển.
8


lOMoARcPSD|9242611


2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Những kết quả đạt được
Ðặc trưng của du lịch Tây Nam Bộ là du lịch sinh thái. Các miệt vườn nối
tiếp nhau dài tít tắp với đủ các loại cây trái như: chơm chơm, bưởi, xồi, vú sữa.
Cù lao Thới Sơn, một vùng chuyên canh cây ăn trái, được ví như viên ngọc q
ở hạ lưu sơng Tiền. Du khách xuống đị chèo xuôi theo những con rạch ngoằn
ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp và những hàng thủy liễu ven sông. Cũng
giống như Tiền Giang, các tour du lịch ở Cần Thơ cũng chủ yếu là trên sông
nước và các vườn cây ăn trái. Do hệ thống sơng ngịi chằng chịt, vườn cây bạt
ngàn, đồng ruộng mênh mông, Cần Thơ được ví như "Ðơ thị miền sơng nước".
Ấn tượng nhất với chúng tôi và nhiều du khách là rừng tràm Trà Sư ở An Giang
vẫn còn khá nguyên sơ mang đậm nét du lịch miền tây. Du khách đi bằng xuồng
máy hoặc thuyền len lỏi theo những lối đi nhỏ qua khu rừng với những cây tràm
cổ thụ, những cây thủy liễu mềm mại soi mình dưới mặt nước trong xanh. Trên
cây là những tổ cò, tổ nhạn với các đàn chim hàng trăm con đậu kín trên những
cành tràm. Sau khi đi thuyền xuyên rừng tràm, du khách đến tháp ngắm cảnh
nhìn tồn cảnh rừng Trà Sư mênh mơng, xanh ngát và có thể quan sát cảnh sinh
hoạt của vơ số lồi chim, cị qua hệ thống ống nhịm được bố trí sẵn trên tháp.
Với vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã cùng với sự thanh bình, yên tĩnh, rừng Trà Sư là
một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách mỗi khi đến An Giang. Ở miền
Tây Nam Bộ, ghe, xuồng là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân, giống như
xe máy ở chốn thành thị, khiến cho đặc trưng của du lịch miền sông nước có nét
độc đáo riêng.
Bên cạnh những đặc trưng du lịch của miền sông nước, du lịch miền
Tây Nam Bộ đã và đang khai thác nét văn hóa thể hiện qua sinh hoạt cuộc sống
thường ngày của người dân. Nhu cầu của du khách ngày càng tăng, không chỉ
9



lOMoARcPSD|9242611

dừng ở chỗ thưởng ngoạn thiên nhiên mà còn muốn tìm hiểu, khám phá cuộc
sống của con người trong khung cảnh thiên nhiên đó. Trong chuyến đi, chúng tơi
được tham quan chợ nổi Cái Răng của Cần Thơ. Chợ nổi được họp ngay trên
sông, đáp ứng nhu cầu mua bán trái cây của một vùng rộng lớn có từ xa xưa.
Cùng với chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng lâu nay được du khách trong và
ngoài nước biết đến là một trong hai chợ trên sông nổi tiếng nhất miền Tây Nam
Bộ. Nhiều người cho rằng đến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng thì kể như
chưa biết gì về "Tây Ðơ". Nằm cách trung tâm Cần Thơ chưa tới năm, sáu cây
số, giữa vùng sông nước mênh mông, chợ họp đông nhất vào lúc sáu giờ sáng và
kết thúc vào lúc tám, chín giờ với hàng trăm ghe lớn nhỏ, mua bán đủ các loại
trái cây và nông sản. Trên mỗi thuyền, người ta cắm một cây sào rồi treo các mặt
hàng muốn bán ở trên đó. Chỉ cần nhìn lướt qua, người mua dễ dàng nhận ra, tìm
đến mặt hàng cần mua. Quang cảnh mua bán thật nhộn nhịp. Bên cạnh những
thuyền mua bán hàng cịn có những chiếc thuyền phục vụ ăn uống, có đủ hủ tiếu,
cà-phê, thuốc lá, bia, tạp phẩm len lỏi khắp nơi phục vụ khách có nhu cầu. Du
khách vừa thăm chợ nổi vừa được thưởng thức các sản vật tươi nguyên ngay trên
chính chiếc ghe hàng của người dân nơi đây. Ngày nay, mặc dù mạng lưới giao
thông đường bộ đã phát triển rộng khắp, nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển,
thậm chí ngày một sầm uất hơn, trở thành nét đặc trưng văn hóa của vùng sơng
nước Cửu Long. Và đó cũng chính là điểm đến thu hút được nhiều du khách.
Một nét văn hóa níu kéo du khách trong những chuyến đi về miền tây
là được thăm các di tích nhà cổ trên các cù lao sông nước như điểm nhà cổ của
ông Tám trên cù lao Thới Sơn ở Tiền Giang. Ngôi nhà cổ xưa tiêu biểu có hàng
cột gỗ căm xe, mỗi mái đều có chín cây địn tay bố trí theo luật phong thủy. Cách
bố trí trong căn nhà cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ xà cừ, tràng kỷ
chạm trổ tinh xảo, đôi liễn chạm, câu đối sơn son thiếp vàng... Chung quanh nhà
10



lOMoARcPSD|9242611

là vườn cây hoa cảnh với nhiều bon-sai được trồng tỉa cơng phu. Ðến đây, người
dân Thới Sơn cịn giới thiệu với du khách về văn hóa ẩm thực với các món ăn: cá
nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù. Một cơng trình kiến trúc
đậm nét miền tây khác là nhà cổ Huỳnh Thủy Lệ ở thị xã Sa Ðéc, tỉnh Ðồng
Tháp. Ngôi nhà cổ này được dựng bằng gỗ vào năm 1895 và đến năm 1917 được
sửa chữa lại. Trước đây ngôi nhà vốn là nơi ở của gia đình ơng Huỳnh Thủy Lệ,
người tình của nữ văn sĩ người Pháp Ma-gơ-rít Ðuy-rát (Maguerite Duras). Mối
tình này về sau được nữ văn sĩ viết thành tiểu thuyết nổi tiếng Người tình vào
năm 1984 và sau đó được một đạo diễn người Pháp chuyển thể thành phim
L’Amant năm 1992. Cuốn tiểu thuyết này được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ngôi
nhà cổ đã được công nhận là di tích nghệ thuật kiến trúc quốc gia và thu hút rất
nhiều du khách quốc tế, nhất là du khách Pháp.
Với những tiềm năng từ cảnh quan thiên nhiên đến các hoạt động văn
hóa đặc trưng kể trên, nếu biết khai thác tốt nhất định du lịch miền Tây Nam Bộ
sẽ phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.
2.2.2. Những hạn chế
Trong khi đó, khu vực Tây Nam Bộ là vùng đất chịu nhiều ảnh hưởng của
chiến tranh liên miên trong quá khứ và biến đổi khí hậu nặng nề trong hiện tại.
Các di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh bị tàn phá, xuống cấp nặng nề. Điển
hình như tình trạng xuống cấp di tích Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang (xã Tân An
Hội, huyện Mang Thít, Vĩnh Long) và di tích Cơng Thần miếu (phường 5, thành
phố Vĩnh Long), di tích Lăng Ơng Tiền qn Thống chế Điều bát Nguyễn Văn
Tồn (xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long), Thất Phủ miếu (phường 5, thành
phố Vĩnh Long), chùa Đại Thọ (xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, Vĩnh Long), chùa

11


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Gị Xồi (xã Tân Mỹ, huyện Trà Ơn, Vĩnh Long); tình trạng sạt lở đường vào
khu di tích mộ nhà thơ Phan Văn Trị (TP Cần Thơ)…
Tuy nhiên, các địa phương cũng chưa chú trọng việc truyền thông, quảng
bá, để hình ảnh về các khu di tích văn hóa vật thể được lan tỏa đến với đông đảo
công chúng tiếp nhận, cũng như có tiếng nói để thúc đẩy việc bảo tồn những báu
vật của quốc gia, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đất nước. Truyền
hình địa phương có ưu thế lớn trong việc tiếp cận với các di tích ở địa phương và
truyền tải thơng tin cho cơng chúng.… vì vậy, cần phải quan tâm đầu tư để có
nhiều chương trình chất lượng, hiệu quả hơn nữa về lĩnh vực này.
2.2.3. Những nguyên nhân
Tây Nam Bộ là vùng đất mới có bề dày lịch sử hơn 300 năm ở phía cực
Nam tổ quốc. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, đất đai rộng rãi và trù
phú, bờ biển dài với hàng ngàn loài thủy hải sản phong phú, Tây Nam Bộ nhanh
chóng được các lưu dân từ Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Trung Bộ và cả từ phương
Bắc tìm đến, nương nhờ và trụ lại lâu dài. Cư dân đa số là người Việt, tiếp nữa là
người Hoa, Chăm và Khơme.
Văn hóa của cư dân Tây Nam Bộ có những nét đặc trưng chung của cư
dân Nam Bộ, nhưng cũng có những nét riêng thể hiện tính cách của cư dân thạo
sơng nước, ăn sóng nói gió, làm nghề hạ bạc địi hỏi có sức khỏe dẻo dai và lịng
can đảm. Trải qua thời gian, cư dân Tây Nam Bộ đã có kinh nghiệm ứng phó với
non nước biển khơi, lấy sơng to biển rộng làm ngư trường kiếm sống và từ đó
dần hình thành nên tính cách cá tính nổi bật.
Ngư dân vùng đất có 3 di tích lịch sử cấp quốc gia nêu trên đều nằm ở vị
trí địa lý chiến lược quan trọng hướng ra biển Đông, nên người dân vừa gắn

mình với cuộc mưu sinh trên biển, vừa giữ nhiệm vụ canh giữ vùng biển quốc
12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

gia, không để bị xâm lược hay săn bắt trái phép nguồn tài nguyên biển của quê
hương. Sống nhờ biển và giữ biển, canh trời cũng là nhiệm vụ mà họ tâm niệm
theo tinh thần mà cha ông họ đã thực thi trong lịch sử. Có thể đánh giá rằng, di
sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng gắn với đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam (Bến Tre), đến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu (Trà Vinh) và Bến Vàm Lũng
thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển tại Rạch Gốc (Cà Mau) đã trở thành
nguồn động lực tinh thần và vật chất hỗ trợ cho ngư dân nơi đây có quyết tâm
trong lao động sản xuất, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ biển đảo quê hương.
2.3. Kiến nghị và giải pháp
Để di sản văn hóa vùng biển đảo Tây Nam Bộ trong khơng gian văn hóa
biển đảo Việt Nam phát huy giá trị với tư cách vừa là động lực tinh thần vừa là
nguồn lực để phát triển kinh tế của vùng Tây Nam Bộ và cả nước, chúng tôi nghĩ
rằng trong cách mưu sinh và sáng tạo, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể
đều gắn với con người và vùng đất họ sinh sống. Cư dân nông nghiệp và ngư
nghiệp có xu hướng ứng xử với di sản khác nhau nhưng do sống ven bờ, đối mặt
với biển khơi nên suy cho cùng, ngư nghiệp mới là nghề bền vững và thực tế,
người nơng dân cũng khơng hồn tồn chỉ làm nghề nông khi họ sinh sống ở
vùng này. Và thực tế, khi biển động, biển thất, các ngư dân cũng sẵn sàng làm
thuê làm mướn, làm ruộng để mưu sinh. Để phát triển nghề biển, mở ra tương lai
hướng biển hiệu quả như các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, việc
cân đối giữa văn hóa và kinh tế, giữa gìn giữ bảo vệ và phát huy giá trị di sản vật
thể và phi vật thể của vùng biển đảo là việc tất yếu phải thực thi.
Chúng tôi mạnh dạn đề ra 7 giải pháp để thực hiện mục đích trên với

mong muốn góp phần vào công cuộc bảo vệ và khai thác hiệu quả vùng biển quê
hương.

13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền cụ thể, chu đáo các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước dành cho đối tượng ngư dân và nhân dân vùng biển đảo,
đặc biệt là nhân dân ở các cù lao, xã đảo khó khăn như Cù Lao Dung, Rạch Gốc.
Sự tuyên truyền phải đảm bảo đầy đủ, hấp dẫn để người dân tiếp thu và hiểu
thơng tin. Có như vậy họ mới có thể đưa ra các quyết định thích hợp và đúng đắn
nhất cho bản thân và gia đình thay vì a dua theo phong trào như đã từng xảy ra
trước đây và hiện nay. Nội dung tuyên truyền cần đa dạng, bao gồm cả giáo dục
ý thức về cội nguồn, về sự gắn bó cốt tủy của con người Việt Nam với biển đảo
quê hương; giáo dục truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, tình yêu quê
nhà, yêu biển đảo, kiên quyết bảo vệ biển đảo quê hương; tạo động lực tinh thần
cho các hoạt động lao động sáng tạo và đấu tranh gìn giữ biển đảo.
Thứ hai, tổ chức rà soát, sưu tầm và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
phi vật thể đã có tại địa phương vùng biển đảo như các bài ca, câu chuyện, giai
thoại, câu tục ngữ, câu hò, câu lý… cho tới các nghi lễ trong lễ hội, lễ cúng, tục
lệ… Rất có thể nguồn trữ lượng di sản văn hóa phi vật thể này đã vơi cạn theo
năm tháng, vì vậy, cần có kế hoạch và tâm sức đầu tư cho hoạt động này một
cách bài bản mới mong có kết quả.
Với các di sản văn hóa vật thể đã được điều tra, kiểm kê, bảo tồn, cần có
điều tra khảo sát lặp lại để hiểu rõ thêm tình trạng hiện tại, từ đó sẽ có những
điều chỉnh nhanh chóng thích hợp nhất cho di sản. Nếu di sản có thể nâng cấp

lên cấp cao hơn thì đó cũng là cơ hội để di sản địa phương được thăng hạng, đem
lại niềm tự hào cho nhân dân cũng như vốn văn hóa của quốc gia. Với những
điểm khảo sát cụ thể của đề tài, chúng tôi nhận thấy di tích lăng Ơng, miếu Bà ở
một vài địa phương hồn tồn có thể tiếp tục làm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền
xin cơng nhận di tích cấp tỉnh hoặc nâng cấp lên cấp quốc gia như ở Thạnh

14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Phong, Nhà Mát... Nên mở rộng đối tượng ra các di sản thiên nhiên, các cổ vật,
bảo vật...
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa
và thiên nhiên trong khơng gian biển đảo trên cả phương diện giá trị lẫn phương
diện kỹ thuật để có thể đưa ra các dự báo, cảnh báo sớm và hữu hiệu cho di sản.
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, kêu gọi sự quan tâm đầu tư của
các tầng lớp trong xã hội cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách
đúng đắn và hiệu quả.
Thứ năm, lập quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị mạng lưới di tích lịch
sử và danh lam thắng cảnh, bảo đảm tất cả các di tích lịch sử và danh lam thắng
cảnh ở vùng biển đảo được bảo quản tu bổ, phục hồi kịp thời, đầy đủ, luôn ở
trạng thái bảo quản tốt nhất trong khả năng của địa phương. Có kế hoạch triển
khai nghiên cứu khảo cổ học dưới nước một cách hiệu quả như ở Thạnh Phong,
Cồn Tàu... nơi có các con tàu đắm.
Thứ sáu, đầu tư cho con người, cán bộ văn hóa có trình độ, có sức khỏe và
nhiệt tình n tâm cơng tác lâu dài tại vùng biển đảo khó khăn, có lịch sử cư dân
địa phương phức tạp, nhạy cảm khi phải đấu tranh để giữ gìn an ninh quốc gia

trên biển.
Thứ bảy, phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương gắn với phát triển du
lịch biển và thương mại trong vùng (trên cơ sở tham khảo kỹ quy hoạch phát
triển du lịch ở địa phương và vùng miền được phê duyệt), nội khối và ra thế giới
tùy vị trí địa lý địa phương đang nắm giữ một cách an toàn, hiệu quả cao và bền
vững.

15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

KẾẾT LUẬN
Miền Tây Nam Bộ đã và đang một địa điểm du lịch được các nhà làm tour
trêncả nước hướng tới với rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, với
lòng hiếukhách của người dân, với thái độ làm du lịch chuyên nghiệp, và những
chính sách phát triển du lịch thực sự. Thiên nhiên đã ban cho nơi đây không chỉ
là đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào để phát triển nông nghiệp lúa nước với
những vựa lúa siêu trọng mà còn là những cảnh quan độc đáo mà sau này phát
triển thành những khu du lịch. Lịch sử lâu đời và đa dạng văn hóa, truyền thống
khiến nơi đây cũng có rất nhiều những cơng trình tơn giáo, những đền, đình thờ
những người có cơng khai phá, có cơng dành lại độc lập cho người dân được lịch
sử ghi lại. Và rất, rất nhiều những tài nguyên du lịch khác nữa chờ những người
làm du lịch như chúng ta khai thác
Nhiệm vụ bảo tồn những giá trị văn hóa Tây Nam Bộ là một vấn đề quan
trọng liên quan mật thiết đến mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, cơng tác định hướng, bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa của vùng đất này cần phải có một hệ thống chính sách đồng bộ

với một hệ thống giải pháp tổng thể, hợp lý nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa đó.
CHỦ NHIỆM LỚP

HỌC VIÊN KÝ

TS. Vũ Thị Hòa

Nguyễn Thu Hà

16

Downloaded by tran quang ()



×