Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP QUẢN TRỊ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.67 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN QUẢN TRỊ HỌC
The document is compiled by Hoang Minh Tam – 1805QTNB
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC
1.1. Khái niệm chung
Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẵn.
Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định.
Nếu đối tượng khơng thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ
mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành. Nhằm đạt tới trạng thái
mong đợi, có thể có và cần phải có mà người ta gọi là mục tiêu.
1.2 Các cách tiếp cận khác nhau về Quản trị
• Cách tiếp cận của GS. H.Koontz
• Cách tiếp cận theo lý thuyết hành vi của Mary Parker Follet
• Cách tiếp cận của GS. Vũ Thế Phú
Theo GS. H.Koontz “ Quản trị là một hoạt động tất yếu; nó đảm bảo phối
hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm (tổ chức).
Mục tiêu của quản trị là nhằm làm con người có thể đạt được các mục tiêu của
nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất”.
Theo lý thuyết hành vi của Mary Parker Follet, một triết gia quản trị hàng
đầu, thì: Quản trị là hồn thành cơng việc thơng qua người khác.
Theo GS. Vũ Thế Phú: “Quản trị là một tiến trình làm việc với con người và
thơng qua con người để hoàn thành mục tiêu của một tổ chức trong một môi
trường luôn luôn thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là sử dụng có hiệu quả
những nguồn tài nguyên có hạn”.
1.3 Khái niệm Quản trị
"Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những
hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác
của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra".
(Theo James Stoner và Stephen Robbins)
1.4 Vai trò của Quản trị
- Vai trò định hướng


- Vai trò thiết kế
- Vai trò duy trì và thúc đẩy
- Vai trị điều chỉnh
- Vai trị phối hợp
1.5 Khái niệm Nhà quản trị
Thuật ngữ Nhà quản trị được dùng để chỉ «tất cả những người chịu trách
nhiệm quản lý, điều hành một bộ phận hay cả một tập đoàn kinh doanh.»
1


(Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị học, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr.21.)
1.6 Các cấp quản trị
1.6.1 Quản trị viên cấp cao (Top Managers)
Là những nhà quản trị nằm ở nấc trên cùng của hệ thống quản trị, là người
chịu trách nhiệm cuối cùng về thành quả của tổ chức.
• Xác định mục tiêu, chính sách và kế hoạch dài hạn của tổ chức.
• Dành phần lớn thời gian cho việc lập kế hoạch và tổ chức.
• Địi hỏi nhiều kỹ năng tư duy hơn là kỹ năng chuyên môn.
1.6.2 Quản trị viên cấp trung gian (Middle Managers)
Là nhà quản trị ở tầng giữa của hệ thống quản trị, vừa là đối tượng của nhà
quản trị cấp cao, vừa là chủ thể quản trị của cấp cơ sở.
• Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn cho đơn vị
• Thực hiện các chính sách cũng như kế hoạch mà quản trị viên cấp cao đưa
ra.
• Phối hợp hoạt động của các phòng ban trong tổ chức.
1.6.3 Quản trị viên cấp cơ sở (First-line Managers)
Là nhà quản trị ở tầng thấp nhất của hệ thống quản trị, là đối tượng quản trị
trực tiếp của nhà quản trị cấp trung gian.
• Quản lý trực tiếp nhân viên và dành nhiều thời gian cho việc chỉ đạo và
kiểm sốt.

• Duy trì mối quan hệ giữa người lao động và quản lý cấp trung gian.
• Xây dựng các kế hoạch ngày, tuần và tháng.
1.7 Chức năng của nhà quản trị
- Chức năng hoạch định: Xác định các mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành
động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Chức năng tổ chức: Xác định và phân bố các nguồn lực trong tổ chức.
- Chức năng lãnh đạo: Tạo ra một mơi trường làm việc khuyến khích và thúc
đẩy con người làm việc với niềm đam mê và hiệu quả cao.
- Chức năng kiểm tra: Đo lường, đánh giá quá trình hoạt động trong tổ chức
nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.
1.8 Kỹ năng của nhà quản trị:
1.8.1 Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ:
Là khả năng cần thiết để thực hiện một cơng việc cụ thể, nói cách khác là
trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhà quản trị.
Đây là kỹ năng rất cần cho quản trị viên cấp cơ sở hơn là cho cấp quản trị
viên trung gian hoặc cao cấp.
1.8.2 Kỹ năng nhân sự:

2


• Là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và
điều khiển nhân sự.
• Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với
những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành cơng
việc chung
• Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp quản trị viên đều cần thiết như nhau trong
bất kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh doanh hoặc phi kinh doanh.
1.8.3 Kỹ năng tư duy:
• Là cái khó hình thành nhất nhưng lại đóng vai trị đặc biệt quan trọng, nhất

là đối với những nhà quản trị cấp cao.
• Kỹ năng tư duy giúp nhà quản trị đề ra đúng đường lối chính sách đối phó
có hiệu quả với những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ
chức
1.9 Môi trường quản trị
1.9.1 Khái niệm Môi trường quản trị
Môi trường quản trị là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ
quan có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
hoạt động của tổ chức.
1.9.2 Môi trường vĩ mô
1.9.2.1 Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế là những yếu tố gây ra sự biến động trong nền kinh tế,
được phản ánh thông qua các chỉ số như:
• Tổng sản phẩm quốc nội
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế
• Tỷ lệ lạm phát
• Tỷ lệ thất nghiệp
• Tỷ giá
• Lãi suất
• Thâm hụt, thặng dư ngân sách nhà nước
• Cán cân thanh tốn quốc tế
1.9.2.2 Mơi trường xã hội-văn hóa
Yếu tố văn hóa - xã hội của môi trường vĩ mô đại diện cho các đặc điểm về
dân số, văn hóa, nghề nghiệp, phong cách sống và tơn giáo
1.9.2.3 Mơi trường chính trị-pháp luật
• Sự ổn định của chính trị tạo ra mơi trường thuận lợi cho hoạt động của tổ
chức.
• Các chính sách của chính phủ có thể tác động thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát
triển của tổ chức, doanh nghiệp.
3



1.9.2.4 Mơi trường khoa học-cơng nghệ:
• Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – cơng nghệ ngày nay vừa tạo ra cơ
hội nhưng cũng đồng thời tạo ra thách thức với các tổ chức.
• Sự bùng nổ của cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông đã tác động
đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức như sản xuất, lưu thông, phân
phối hay cách thức giao tiếp, phối hợp trong nội bộ tổ chức.
1.9.3 Môi trường vi mơ:
1.9.3.1 Khách hàng:
• Khách hàng là người mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, tổ
chức.
• Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại của tổ chức.
1.9.3.2 Nhà cung cấp:
• Các nhà cung ứng là các tổ chức cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp.
• Các nguồn lực đó có thể là ngun vật liệu để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ
hay các sản phẩm, dịch vụ đầu vào.
• Ngồi ra, các nguồn lực đó cịn bao gồm lao động, vốn hay thông tin
1.9.3.3 Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu
cầu của các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng cùng một loại sản phẩm
hoặc những sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp
• Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
• Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
• Sản phẩm thay thế
1.9.4 Mơi trường nội bộ:
- Tài sản
- Văn hóa tổ chức
- Nhân sự
- Cơ sở vật chất

1. 10 Quản trị trong mơi trường tồn cầu
• Tồn cầu hóa là gì? Các giai đoạn của tồn cầu hóa? Tác động của tồn cầu
hóa tới nền kinh tế thế giới?
• Lịch sử phát triển của World Trade Organization (WTO).
• Những thách thức cũng như cơ hội mà Việt Nam có được sau khi gia nhập
WTO? Các doanh nghiệp cần làm gì để tồn tại và phát triển.
1.10.1 Tồn cầu hóa
“Tồn cầu hóa là q trình giảm thiểu những rào cản giữa các nước và
khuyến khích sự tác động qua lại chặt chẽ hơn về kinh tế, chính trị và xã hội”

4


Chương 2
CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊCH VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
2.1 Khái niệm Kế hoạch
Kế hoạch là dự định của nhà quản lý cho công việc tương lai của tổ chức về mục
tiêu, nội dung, phương thức quản lý và các nguồn lực được chương trình hóa.
Nội dung cơ bản của kế hoạch
•  What? (làm gì) •  Who? (ai làm) •  How? (làm thế nào) •  When? (khi nào làm) • 
Where? (làm ở đâu)
Mục tiêu cho tổ chức
•  Mục tiêu là kết quả mà nhà quản trị mong muốn tổ chức của mình đạt
được trong tương lai.
•  Phân loại mục tiêu:
+ Mục tiêu thật và mục tiêu tuyên bố
+ Mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng
+ Mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung, dài hạn
Nguyên tắc thiết lập mục tiêu cho tổ chức Nguyên tắc SMART: • Specific
• Measureable • Attainable • Realistic • Timely

Theo Stephen P.Robbins
2.1 Tổng quan về hoạch định
2.1.1 Khái niệm hoạch định
Hoạch định là quá trình xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược tổng thể để
thực hiện mục tiêu và phát triển một kế hoạch toàn diện để phối hợp và thống nhất
các hoạt động với nhau
Theo Harold Koontz, Cyril Odonnel và Heinz Weihrich : “Hoạch định quyết
định trước xem phải làm cái gì? Làm như thế nào? Khi nào làm? Và ai làm cái
đó?”
Theo James H.Donnelly, L.Gibson và John M.Ivancevich: “Chức năng
hoạch định bao gồm những hoạt động quản trị nhằm xác định mục tiêu trong tương
lai và những phương tiện thích hợp để đạt được những mục tiêu đó”
Định nghĩa Hoạch định
Hoạch định (planning) là quá trình hết sức phức tạp, được coi là q trình
thích ứng với sự khơng chắc chắn bằng việc xác định các phương án hành động để
đạt được những mục tiêu cụ thể của tổ chức. Hay, hoạch định là quá trình xác định
các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó
2.1.2 Vai trị của Hoạch định
- Hoạch định cho biết hướng đi của doanh nghiệp.
- Hoạch định giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí

5


- Hoạch định giúp tổ chức có thể thích nghi được với sự thay đổi của mơi
trường bên ngồi.
- Nhờ có hoạch định mà một tổ chức có thể phát triển tinh thần làm việc tập
thể.
- Hoạch định thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm
tra

Phân loại hoạch định
•  Phân loại theo thời gian.
•  Theo lĩnh vực kinh doanh.
•  Theo cấp độ hoạch định.
•  Theo mức độ hoạt động.
Phân loại theo thời gian
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh
Hoạch định
Tài chính Nhân sự Vật tư Sản xuất Tiêu thụ
Phân loại theo cấp độ hoạch định
Hoạch định vĩ mô
Hoạch định vi mô
Phân loại theo mức độ hoạt động
Hoạch định chiến lược
 Hoạch định chiến thuật
Nguyên tắc hoạch định
Việc hoạch định phải đảm bảo 6 ngun tắc:
•  Cơng tác hoạch định phải được ưu tiên đặc biệt
•  Phải khách quan
•  Phải có tính kế thừa
•  Phải khả thi
•  Phải tiết kiệm, hiệu quả
•  Phải dân chủ
Quá trình hoạch định chiến lược
Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức
Phân tích các cơ hội và đe dọa
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức


6


Xây dựng các chiến lược để lựa chọn
Triển khai kế hoạch chiến lược
Triển khai các kế hoạch tác nghiệp
Kiểm tra và đánh giá kết quả
Lặp lại quy trình hoạch định
Cơng cụ hỗ trợ hoạch định
Chiến lược xây dựng từ SWOT
•  Chiến lược SO: sử dụng sức mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngồi.
•  Chiến lược WO: cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng cơ hội
bên ngồi.
•  Chiến lược ST: sử dụng sức mạnh bên trong để giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro
bên ngồi.
•  Chiến lược WT: là chiến lược phịng thủ nhằm giảm đi điểm yếu bên trong và
tránh những rủi ro từ bên ngoài.
Khái niệm Quyết định quản trị
Quyết định quản trị là việc ấn định hay tuyên bố lựa chọn của chủ thể quản
trị về một hoặc một số phương án để thực hiện những công việc cụ thể trong điều
kiện hoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Đặc điểm của Quyết định quản trị
•  Quyết định quản trị là hạt nhân của hệ thống quản trị
•  Quyết định quản trị vừa có tính tối ưu vừa có tính hạn định
•  Quyết định quản trị vừa mang tính chắc chắn vừa mang tính rủi ro
•  Quyết định quản trị phản ánh quan hệ lợi ích nhất định
•  Quyết định quản trị vừa mang dấu ấn của chủ thể, vừa phản ánh văn hố tổ chức
Vai trị của Quyết định quản trị
•  Các quyết định ln ln là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi hoạt động

về quản trị
•  Sự thành cơng hay thất bại của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định
của nhà quản trị.
•  Khơng thể thay thế các quyết định quản trị bằng tiền bạc, vốn liếng, sự tự điều
chỉnh hoặc bất cứ thứ tự động hóa bằng máy móc tinh xảo nào.
•  Mỗi quyết định quản trị là một khâu trong toàn bộ hệ thống các quyết định của
một tổ chức có sự tương tác lẫn nhau rất phức tạp.
•  Khơng thận trọng trong việc ra các quyết định, thường có thể dẫn tới những hậu
quả khơn lường.
Cơ sở xây dựng Quyết định quản trị
•  Nhu cầu
•  Hoàn cảnh thực tế
7


•  Khả năng của đơn vị
•  Mục tiêu và chiến lược kinh doanh
•  Thời cơ và rủi ro
•  Tính quy luật và nghệ thuật sáng tạo
Khái niệm thông tin trong quản trị
Thông tin quản trị là tất cả những tin tức nảy sinh trong q trình cũng như
trong mơi trường quản trị và cần thiết cho việc ra quyết định hoặc để giải quyết
một vấn đề nào đó trong hoạt động quản trị ở một tổ chức nào đó
Đặc điểm của thơng tin trong quản trị
•  Thơng tin là những tin tức cho nên nó khơng thể sản xuất để dùng dần được.
•  Thơng tin phải thu thập và xử lý mới có giá trị.
•  Thơng tin càng cần thiết càng q giá.
•  Thơng tin càng chính xác, càng đầy đủ, càng kịp thời càng tốt.
Vai trị của thơng tin
•  Thơng tin có một vai trị quan trọng, nó tạo điều kiện cho các hoạt động quản trị

của một tổ chức đạt được hiệu quả
•  Vai trị của thơng tin được thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình quản trị:
Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra
Nội dung của thơng tin
•  Thơng tin đầu vào: Tình hình ngun vật liệu, máy móc thiết bị, thị trường, tình
hình cạnh tranh.
•  Thơng tin đầu ra: Tình hình kết quả kinh doanh.
•  Thơng tin phản hồi: Thơng tin về phản ứng của nhân viên, người thực hiện, quá
trình thực hiện, về phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
•  Thơng tin về mơi trường quản trị: Tình hình mơi trường kinh doanh (pháp luật,
chính sách, thời tiết, khí hậu v.v...).
•  Thơng tin về các đối tượng quản trị. Thông tin về nhân sự, sản phẩm, marketing,
tài chính, chất lượng v.v...
•  Thơng tin về kết quả quản trị: Thông tin về lợi nhuận, năng suất hiệu quả, thị
phần, cạnh tranh v.v ...
•  Thông tin về hoạt động quản trị: Thông tin về q trình ra quyết định, hoạch
định, tổ chức...
Nội dung thơng tin trong quản trị được xác định bởi mục tiêu và nhu cầu về thông
tin của những người muốn hay sẽ sử dụng nó
Để xây đựng nội dung thơng tin trong quản trị một cách khoa học người ta cũng
thường phải tuân thủ những yêu cầu chung : Ngắn gọn , chính xác , mạch lạc , rõ
ràng , đầy đủ, khách quan
8


Q trình thơng tin trong quản trị
Kênh truyền thơng tin
Thơng tin phản hồi
Nhận thơng tin
Gửi thơng tin

Mã hóa
Giải mã
Các yếu tổ ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản trị
•  Mức độ ổn định của mơi trường.
•  Thời gian.
•  Sự hạn chế về thơng tin.
•  Những yếu tố thuộc cá nhân nhà quản trị: năng lực, định kiến, tính bảo bảo thủ,
kinh nghiệm…
•  Quyền hạn, trách nhiệm.
•  Các thế lực trong tổ chức

9


Chương 3
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
Khái niệm tổ chức
Theo từ điển Tiếng Việt:
• Làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức
năng nhất định.
• Làm những gì cần thiết đế tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được
một hiệu quả lớn nhất.
• Làm cơng tác tổ chức cán bộ.
• Tổ chức theo từ gốc Hy Lạp 'Organon' nghĩa là 'hài hòa', từ tổ chức nói lên
một quan điểm rất tổng quát "đó là cái đem lại bản chất thích nghi với sự
sống" .
• Theo Chester I. Barnard thì “tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay
nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức”
• Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich thì cơng tác tổ chức
là: "việc nhóm gộp các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, là việc

giao phó mỗi nhóm cho một người quản trị với quyền hạn cần thiết để giám
sát nó, và là việc tạo điều kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu
của doanh nghiệp".
Vai trò của tổ chức
Hoạch địch
Ra quyết định
Lãnh đạo
Kiểm tra
Nội dung vai trò của chức năng Tổ chức
• Xây dựng và hồn thiện bộ máy quản trị cùng với cơ chế vận hành, phối
hợp giữa các bộ phận.
• Nhằm phát huy cao nhất các tiềm năng và khả năng của từng thành viên.
• Phối hợp các sức mạnh riêng lẻ thành một hợp lực.
• Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản trị.
Các tiếp cận về khái niệm Cơ cấu tổ chức
• Tác giả H. Koontz cho rằng: “Cơ cấu tổ chức là cơ cấu chủ định về các vai
trò và quyền hạn, nhiệm vụ được hợp thức hố”
• Tác giả Hồ Văn Vĩnh lại cho rằng: “Cơ cấu tổ chức quản trị là một chỉnh
thể gồm các bộ phận có chức năng, quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, có
mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp, từng khâu,
thực hiện các chức năng quản trị nhất định nhằm đạt mục tiêu định trước”
10


Khái niệm Cơ cấu tổ chức
“Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận được chun mơn hố, có quyền hạn và
trách nhiệm cụ thể, được bố trí theo một cách thức nhất định và có mối liên hệ qua
lại với nhau nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ đã định
trước”
Nội dung của việc thiết kế mơ hình Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức thường có 4 yếu tố cơ bản:
• Chun mơn hố: Mỗi một thành viên được bố trí vào một bộ phận, mỗi bộ
phận thực hiện một chức năng và nhiệm vụ xác định.
• Quyền hạn và trách nhiệm: Mỗi một thành viên, một bộ phận có thẩm
quyền thực hiện những công việc được phân công và phải gánh chịu hậu
quả đối với nhiệm vụ đã thực hiện.
• Bố trí theo một cách thức nhất định: Vị trí của mỗi một cá nhân và mỗi
một bộ phận tuỳ thuộc vào mơ hình cơ cấu tổ chức chung.
• Mối liên hệ qua lại: Tuỳ thuộc vào tính chất của các mơ hình cơ cấu tổ
chức mà mối quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận có quan hệ xác định
với nhau. Mỗi bộ phận có sự độc lập tương đối trong phạm vi nhiệm vụ của
mình. Mỗi tổ chức có cách thức phân bố quyền lực khơng giống nhau. Mức
độ uỷ quyền phụ thuộc vào đặc điểm công việc, trình độ của các chủ thể và
đặc biệt là phong cách mà nhà quản trị lựa chọn.
Yêu cầu khi thiết kế Cơ cấu tổ chức
• Phù hợp với mục tiêu và tầm quản trị: Việc xây dựng cơ cấu tổ chức phải
dựa trên thực trạng và phản ánh thực trạng của tổ chức.
• Tính cân đối: Việc phân chia các bộ phận, các chức năng phải đảm bảo tính
hợp lý về cả số lượng và chất lượng của các mối quan hệ về trách nhiệm và
quyền hạn.
• Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng với bất kì tình
huống thay đổi nào xảy ra ở mơi trường bên ngồi và bên trong tổ chức.
• Tính hiệu quả: Cơ cấu tổ chức phải sử dụng chi phí thấp nhất về cả
phương diện kinh tế và nhân lực, giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra,
tránh tình trạng cồng kềnh, tốn kém và hiệu quả thấp.
Các mơ hình cơ cấu tổ chức cơ bản
• Cơ cấu trực tuyến
• Cơ cấu trực tuyến-chức năng
• Cơ cấu tổ chức theo chương trình-mục tiêu
• Cơ cấu tổ chức ma trận

Phân công công việc
11


Mục tiêu của phân cơng cơng việc:
• Thực hiện được những nhiệm vụ mà chính bản thân cơng việc hướng tới;
• Tối ưu hố quy trình thực hiện cơng việc
• Phát huy được tính năng động, tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi bộ
phận trong quá trình thực hiện cơng việc
• Tạo ra sự nhịp nhàng trong việc phối hợp giữa các hoạt động, các bộ phận
nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực
Thiết kế mơ hình phân cơng cơng việc hiệu quả
Cần thỏa mãn những u cầu sau:
• Chia cơng việc thành những nhiệm vụ đơn giản hơn
• Có khả năng tác nghiệp và quy trình hố việc thực hiện các nhiệm vụ
• Tạo sự hấp dẫn, hứng thú trong khi thực hiện công việc
• Nâng cao được chất lượng cơng việc và tiết kiệm được chi phí lao động
Khái niệm Giao quyền
« Giao quyền là giao phó quyền hạn cho các cấp quản trị theo từng chức vụ
trong cơ cấu quyền lực của tổ chức để họ thực hiện thẩm quyền của mình nhằm
thực hiện mục tiêu chung của tổ chức »
Vai trò của Giao quyền
• Cho phép cấp dưới có một sự chủ động và độc lập cần thiết để thực hiện
công việc chung của tổ chức. Tạo cho nhân viên có cơ hội thử thách một
công việc độc lập. Đồng thời, việc giao quyền còn tạo ra cơ hội cho nhân
viên sáng tạo trong khi thực hiện cơng việc.
• Giảm tải cơng việc cho nhà quản trị. Nhờ đó, nhà quản trị có thể tập trung
vào những cơng việc quan trọng của tổ chức
• Việc giao quyền cho cấp dưới cịn tạo ra động lực và khuyến khích nhân
viên duy trì trách nhiệm và mong muốn thực hiện cơng việc.

• Tạo sự cân bằng giữa trách nhiệm và quyền hạn. Thực chất việc giao quyền
và nhiệm vụ là quá trình tạo ra kết qủa thực tế,mang đến sự sống cho tổ
chức.
Nội dung các bước giao quyền
Quá trình giao quyền được thực hiện thơng qua các bước như sau:
• Xác định kết quả mong muốn
• Giao nhiệm vụ
• Giao phó quyền hạn để hồn thành các nhiệm vụ đó
• Bắt mọi người phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.

12


Chương 4
CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
Khái niệm chức năng lãnh đạo
6.1.1. Lãnh đạo theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp
6.1.2. Đặc trưng và vai trò của chức năng lãnh đạo
Nội dung và phương thức của chức năng lãnh đạo
6.2.1. Nội dung của chức năng lãnh đạo
6.2.2. Phương thức thực hiện chức năng lãnh đạo
Những yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả của chức năng lãnh đạo
6.3.1. Những yêu cầu để có nội dung tác động hiệu quả tới nhân viên
6.3.2. Những yêu cầu để có phương thức tác động hiệu quả
Khái niệm Lãnh đạo
• Theo James Gibson: Lãnh đạo là một phần cơng việc của quản trị nhưng
khơng phải tồn bộ cơng việc quản trị. Lãnh đạo là năng lực thuyết phục
người khác hăng hái phấn đấu cho những mục tiêu đã xác định.
• George Tery: Lãnh đạo là hoạt động gây ảnh hưởng đến con người để họ
phấn đấu tự nguyện cho các mục tiêu của tổ chức.

• R. Tannenbaum, R. Weschler và F. Massarik: Lãnh đạo là ảnh hưởng liên
nhân cách được thực hiện trong tình huống và được định hướng thơng qua
q trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích chung hoặc những mục đích
chun biệt.
• H. Koontz và các tác giả: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao
cho họ cố gắng một cách tự giác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của
tổ chức.
• P. Hersey và Ken Blanc Hard: Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng
đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích
trong tình huống nhất định.
Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích cực tới
con người để phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hướng tới
hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Vai trò của chức năng lãnh đạo
• Duy trì kỷ luật, kỷ cương nhằm ổn định tổ chức.
• Hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ nhân viên để phát huy cao nhất
tiềm năng và năng lực của nhân viên nhằm phát triển tổ chức.
• Phối hợp các cố gắng riêng lẻ thành cố gắng chung.
• Xây dựng văn hoá tổ chức.
Nội dung của chức năng Lãnh đạo
13


• Tác động quyền lực trong việc duy trì kỉ luật, kỉ cương đối với nhân viên
(pháp luật, chính sách, nội quy, quy chế…)
• Hướng dẫn, thuyết phục và khích lệ nhân viên
Phương thức thực hiện chức năng Lãnh đạo
• 4 mơ thức quản trị của R. Likert
• 5 mơ thức quản trị của Jane Mouton và R. Blake
• 7 phong cách lãnh đạo của R. Tannenbaum và W.H Schmidt liên quan tới

mức của người quản trị trong việc ra quyết định
Phong cách lãnh đạo cơ bản
• Độc đốn: một người chiếm lấy quyền lực, sức mạnh và sự kiểm sốt khơng
giới hạn.
• Tổng thể: một người có thể nhìn ra bức tranh toàn cảnh và ra quyết định dựa
trên cơ sở thơng tin và kiến thức rộng nhất.
• Người chỉ huy: một người có những kiến thức sâu rộng của cả hệ thống có
liên quan và một sự nhạy cảm để có thể phối hợp các tài năng một cách hài
hịa
• Người điều khiển: sử dụng phương pháp trao quyền
• Người huấn luyện: huấn luyện những cá nhân khác phát triển
• Thủ lĩnh: họ nổi bật như người đầu tiên giữa những người ngang tài ngang
sức bởi họ có phong cách lãnh đạo thủ lĩnh
• Đối tác: quyết định, trách nhiệm hay quyền lực được san sẻ cho hai hoặc ba
người
• Nhóm: một nhóm ngươi chia sẻ trách nhiệm hoặc một nhiệm vụ (kiểu đàn
ngỗng bay)
• Phục vụ: là người lãnh đạo bằng cách phục vụ những nhu cầu của người
khác, là người khuyến khích tất cả mọi người xung quanh thành cơng
Khích lệ nhân viên
• Để cấp dưới cùng chia sẻ thành quả của bạn chính là sự khích lệ lớn nhất đối
với họ và cũng là cơ sở để họ tiếp tục gặt hái những thành cơng.
• Ưu điểm lớn nhất của khích lệ là có lợi cho cả 2 bên.
• Ai cũng muốn được khen ngợi, nên người lãnh đạo cần biết nắm bắt cơ hội
để động viên, khích lệ nhân viên kịp thời.
Phương pháp khích lệ nhân viên
• Phép khích lệ kiểu răn dạy
• Phương pháp khích lệ kiểu thu hút
• Phép khích lệ bằng “nhân tính”
Xây dựng sách lược khích lệ

có hiệu quả
14


• Đáp ứng kịp thời nhu cầu của cấp dưới
• Khen thưởng những hành vi được doanh nghiệp khuyến khích
• Khích lệ nhân viên thơng qua phương thức quản lý thường nhật
• Thiết lập một số cơ chế khen thưởng để khích lệ nhân viên
• Tìm cách khơi dậy nhu cầu của nhân viên
Nguyên tắc Thang máy trong Lãnh đạo
Sự khác nhau giữa Lãnh đạo và Quản lý
Quản lý

Lãnh đạo

Tập trung vào tiến trình cơng việc

Tập trung vào con người

Làm cơng việc quản lý

Làm cơng việc mang tính hình dung
và tưởng tượng

Thực hiện việc duy trì

Thực hiện việc phát triển

Đảm bảo mọi việc được hoàn thành một
cách đúng đắn


Đảm bảo những điều đúng đắn được
hoàn thành

Đảm bảo những luật lệ được thực hiện
(luật, quy chế, chính sách của cơng ty)

Trao quyền cho cấp dưới và khích lệ
sự đổi mới

Làm việc với các chi tiết nhỏ

Làm việc với các khả năng

• Phân tích sự khác nhau giữa chức năng Lãnh đạo và chức năng Quản lý.
• Đưa ra hình ảnh một nhà lãnh đạo mà các bạn thích. Dựa theo những tình
huống thực tế để chứng minh khả năng lãnh đạo của người đó.
(Người đó là ai? Áp dụng phong cách lãnh đạo nào? Ví dụ thực tế?)

15



×