Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương ôn tập Quản trị công nghệ Đại học Thương Mại Chương 2 Đánh giá công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.29 KB, 8 trang )

Chương 2: Đánh giá công nghệ.
10. Các đặc điểm và nguyên tắc đánh giá CN? Liên hệ thực tế tại VN?
Đánh giá công nghệ là 1 dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết
toàn diện về 1 công nghệ hay 1 hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra quyết
định.
Đánh giá công nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với
môi
trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năngcủa
một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.
Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của
một công

nghệ

hay

một

hệ

thống

công

nghệ

đối

với

các



yếu

tố

của

môi

trường

xung quanh.
Đánh giá công nghệ được coi là một dạng nghiên cứu chính sách. Nó có các đặc
điểm sau:
Đánh giá công nghệ liên quan đến rất nhiều biến số, các biến số lại có các thứ
nguyên khác nhau. Đó là vì đánh giá công nghệ đề cập đến tất cả các yếu tố môi trường
xung quanh công nghệ, bao gồm: kinh tế, xã hội, văn hoá, tài nguyên, dân số, chính trị và
pháp lý.
- Phải xem các tác động nhiều bậc, bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ khi xem
xét khía cạnh dân số khi triển khai một công nghệ ở một địa phương: số lượng cán bộ,
công nhân viên nhà máy có thể xác định chính xác, song không xác định được thân nhân
của họ cùng đến sinh sống…
- Phải xem xét tác động đến nhiều nhóm người trong xã hội. Các nhóm này có các
lợi ích khác nhau, đôi khi đối lập nhau đối với một công nghệ cụ thể.
- Đánh giá công nghệ liên quan đến nhiều bộ môn khoa học, vì phải đánh giá mối
quan hệ với tất cả các yêu tố mà công nghệ có thể tác động tới.
1
- Đánh giá công nghệ đòi hòi phải cân đối nhiều mục tiêu: ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn. Đa số các công nghệ thường tồn tại tương đối dài, trong thời gian đó các yếu tố của
môi trường xung quanh có thể thay đổi nên mức độ tác động của công nghệ có thể tăng,

giảm hoặc đổi dấu.
- Đánh giá công nghệ thường phải giải quyết tối ưu nhiều mục tiêu: tối đa các lợi
ích, tối thiểu các bất lợi.
- Đánh giá công nghệ mang đặc tính động bởi các tác động qua lại, các yếu tố môi
trường xung quanh luôn thay đổi và bản thân công nghệ được đánh giá cũng thay đổi liên
tục.
Để đáp ứng các đặc điểm nói trên, quá trình đánh giá cần tuân thủ ba nguyên tắc:
toàn diện, khách quan và khoa học.
Nguyên tắc toàn diện yêu cầu đề cập đến tất cả các tác động có thể có của một công
nghệ đến môi trường xung quanh, nhằm cung cấp cho người ra quyết định hiểu được toàn
bộ các mối tương tác giữa các khía cạnh của vấn đề được đánh giá.
Nguyên tắc khách quan đòi hỏi khi đánh giá cần đề cập đến tất cả các vấn đề mà các
nhóm có lợi ích khác nhau quan tâm và cần được trả lời. Cần đề cập đến các quan điểm
khác nhau đối với các vấn đề được đánh giá.
Nguyên tắc khoa học đòi hỏi khi đánh giá phải xem xét các yếu tố của bối cảnh
xung quanh một công nghệ theo quan điểm động. Phải sử dụng các số liệu thích hợp sẵn
có, các kết quả của đánh giá phải có căn cứ khoa học và phải sử dụng ngay được.
* Liên hệ thực tế tại VN.
Đánh giá công nghệ sản xuất và thử nghiệm hiện trường nhiên liệu sinh học
(BIODIESEL) từ mỡ cá nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về
BIODIESEL
Nội dung công trình
Trong một vài năm gần đây, không nằm ngoài xu thế thế giới, nhiên liệu sinh học
biodiesel đã bắt đầu được nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết
quả đánh giá hiện trạng công nghệ ở một số cơ sở sản xuất thử nghiệm biodiesel vào năm
2007 cho thấy các mẫu sản phẩm biodiesel đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng làm
nhiên liệu, chứng tỏ công nghệ của các cơ sở này chưa thực sự hoàn thiện.
2
Công trình đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất biodiesel, một
mặt để có thể tư vấn, trợ giúp về kỹ thuật cho các cơ sở nói trên hoàn thiện công nghệ của

mình, mặt khác, để có thể thử nghiệm sản xuất được lượng biodiesel đủ về số lượng, đạt
về chất lượng để thử nghiệm trên xe ô tô.
Theo đó, mỡ cá loại III đã được chọn làm nguyên liệu mẫu để nghiên cứu vì nó có
sản lượng lớn (gần 100 000 tấn/năm). Hơn nữa, mỡ cá loại III, có hàm lượng axit béo tự
do cao, không thể sử dụng hiệu quả làm thực phẩm hoặc thức ăn gia súc nên có thể được
coi là nguyên liệu không cạnh tranh với lương thực.
Kết quả thử nghiệm nhiên liệu trên 2 băng thử (300 giờ), 3 xe ô tô thí nghiệm (chạy
10000 km/xe), 6 xe đại trà (chạy 30000 km/xe) cho thấy sự tương đồng giữa hai loại
nhiên liệu (B5 và diesel) và không có gì bất thường xảy ra đối với động cơ dùng nhiên
liệu B5.
Tính mới
Lần đầu tiên ở Việt Nam, nhiên liệu diesel sinh học được nghiên cứu một cách hệ
thống và bài bản. Ngoài ra, công nghệ tinh chế và thu hồi sản phẩm phụ glyxerin của quá
trình đã được đăng ký giải pháp hữu ích. Công nghệ này chưa từng được thực hiện ở Việt
Nam.
Tính sáng tạo
Công trình đã sử dụng nhiều kỹ thuật và thiết bị hiện đại, tiên tiến trong nghiên cứu
thực nghiệm để tạo ra kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao. Từ hệ thống thiết bị pilot có
sẵn, đang được sử dụng cho mục đích khác, công trình đã nghiên cứu, cải tiến thành hệ
thiết bị sản xuất thử nghiệm biodiesel phục vụ việc nghiên cứu sự ổn định của các thông
số công nghệ.
Hiệu quả
Hiệu quả kinh tế: Công nghệ đề xuất trong công trình này có thể phù hợp với nhiều
loại nguyên liệu khác nhau nên có thể tận dụng được nguyên liệu sẵn có, đồng thời tận
dụng được sản phẩm phụ glyxerin nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiệu quả kỹ thuật: Những kết quả nghiên cứu của công trình có thể được sử dụng
như một tài liệu kỹ thuật tham khảo để các cơ sở đang sản xuất diesel sinh học trong
nước hoàn thiện qui trình công nghệ của mình. Ngoài ra, các nhà phân phối và kinh
3
doanh nhiên liệu sinh học cũng có thể tham khảo các kết quả nghiên cứu để đánh giá ảnh

hưởng của nhiên liệu đến động cơ, việc phát khí thải.
Hiệu quả xã hội: Các kết quả của công trình đã được sử dụng làm cơ sở khoa học
để xây dựng Tiêu chuẩn và Qui chuẩn Việt Nam, xây dựng hành lang pháp lý phục vụ
việc phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam, nhằm sớm đưa B5 vào sử dụng đại trà.
Công trình đã đào tạo được đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, hiểu biết sâu và rộng về
lĩnh vực này, sẵn sàng tham gia và có thể có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc phát
triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam.
Khả năng áp dụng
Các kết quả của công trình có thể chuyển giao cho các cơ sở sản xuất hoặc các địa
phương có nhu cầu sản xuất diesel sinh học phục vụ nhu cầu tại chỗ, tận thu nguồn
nguyên liệu tại địa phương. Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Delta đã đề xuất áp dụng
các kết quả nghiên cứu của công trình để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hoàn
thiện công nghệ sản xuất biodiesel ở Công ty. Ngoài ra, nhờ những kết quả của công trình
này, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam đã được Hàn quốc chọn làm đối tác để thử
nghiệm công nghệ sản xuất biodiesel của Hàn Quốc qui mô 4000 tấn B5/năm, được đánh
giá là công nghệ mới, hiện đại nhất thế giới hiện nay. Công nghệ của dự án sẽ được triển
khai sản xuất lớn và được xem là mô hình mẫu về công nghệ biodiesel ở Việt Nam.
11. Mục đích của đánh giá CN? Ý nghĩa của đánh giá CN trong quản trị CN?
Đánh giá công nghệ là 1 dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết
toàn diện về 1 công nghệ hay 1 hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra quyết
định.
Đánh giá công nghệ là qúa trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với
môi trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng
của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.
Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của
một công

nghệ

hay


một

hệ

thống

công

nghệ

đối

với

các

yếu

tố

của

môi

trường

xung quanh.
* Mục đích của đánh giá công nghệ.
Ở các nước đang phát triển, đánh giá công nghệ nhằm các mục đích sau:

4
- Đánh giá công nghệ để chuyển giao hay áp dụng một công nghệ. Để đạt được mục
đích này, đánh giá công nghệ phải xác định được tính thích hợp của công nghệ đối với
môi trường nơi áp dụng nó.
- Đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông qua đánh giá
công nghệ để nhận biết các lợi ích của một công nghệ, trên cơ sở đó phát huy, tận dụng
các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có biện pháp ngăn
ngừa, hạn chế, khắc phục.
- Đánh giá công nghệ cung cấp một trong những đầu vào cho quá trình ra quyết
định:
+ Xác định chiến lược công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách kinh tế -
xã hội quốc gia.
+ Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước ngoài.
+ Quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công nghệ đang
hoạt động.
+ Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ của quốc gia trong từng giai đoạn.
* Ý nghĩa của đánh giá CN trong quản trị CN:
12. Sự tương tác giữa CN với môi trường xung quanh khi đánh giá CN?
Sự tương tác giữa công nghệ và các yếu tố của môi trường xung quanh là rất phức
tạp vì vậy khi đánh giá công nghệ phải xem xét một loạt các yếu tố. Các tài liệu khác
nhau đưa các danh mục yếu tố khác nhau, nhưng chúng có thể được phân thành bảy
nhóm như sau:
(1) Các yếu tố công nghệ. Các chỉ tiêu liên quan đến khía cạnh kỹ thuật như năng
lực, độ tin cậy và hiệu quả; các phương án lựa chọn công nghệ như độ linh hoạt và quy
mô; mức độ phát triển của hạ tầng như sự hỗ trợ và dịch vụ.
(2) Các yếu tố kinh tế. Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này có thể là tính khả thi về
kinh tế (chi phí - lợi ích); cải thiện năng suất (vốn và các nguồn lực khác); tiềm năng thị
trường (qui mô, độ co giãn); tốc độ tăng trưởng và độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
(3) Các yếu tố đầu vào. Một công nghệ có thể tác động đến mức độ dồi dào của
nguyên vật liệu và năng lượng, tài chính và nguồn nhân lực có tay nghề.

5
(4) Các yếu tố môi trường. Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này bao gồm môi trường
vật chất (không khí, nước và đất đai); điều kiện sống (mức độ thuận tiện và tiếng ồn);
cuộc sống (độ an toàn và sức khoẻ) và môi sinh.
(5) Các yếu tố dân số. Một công nghệ có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng dân
số, tuổi thọ, cơ cấu dân số theo các chỉ tiêu khác nhau, trình độ học vấn và các đặc điểm
về lao động (mức thất nghiệp và cơ cấu lao động).
(6) Các yếu tố văn hoá – xã hội. Thuộc nhóm yếu tố này có chỉ tiêu như sự tác động
đến cá nhân (chất lượng cuộc sống), tác động đến xã hội (các giá trị về mặt xã hội) và sự
tương thích với nền văn hoá hiện hành.
(7) Các yếu tố chính trị - pháp lý. Một công nghệ có thể được chấp nhận về mặt
chính trị hoặc là không, có thể đáp ứng được đại đa số nhu cầu của dân chúng hoặc là
không; và có thể phù hợp hoặc không phù hợp với thể chế và chính sách.
Danh mục các yếu tố thuộc từng nhóm có thể còn dài hơn nữa, phụ thuộc vào từng
công nghệ cụ thể. Các yếu tố của môi trường xung quanh được liệt kê ở trên liên tục được
thay đổi theo thời gian vì vậy mức độ tác động của công nghệ đối với chúng cũng thay
đổi. Điều này đòi hỏi hoạt động đánh giá công nghệ cũng mang tính động không tĩnh tại.
* Các loại hình đánh giá công nghệ.
Sự phân loại đánh giá công nghệ được dựa vào các cơ sở sau đây:
- Mức độ đặc thù của phạm trù được đánh giá, chẳng hạn như đánh giá công nghệ
cho một dự án có tính đặc thù cao như xây dựng đập nước;
- Phạm vi của hệ thống được đánh giá, chẳng hạn có thể công nghệ sản xuất ô tô
riêng biệt hoặc đánh giá toàn bộ cả hệ thống bao gồm sản xuất ô tô, đường xá, trạm xăng
và dịch vụ bảo hành sửa chữa.
- Giới hạn các đặc điểm kỹ thuật cần được đánh giá, chẳng hạn như đối với ô tô có
thể chỉ đánh giá hiệu suất sử dụng nhiên liệu hoặc an toàn trong va quệt;
- Phạm vi các loại ảnh hưởng được xem xét, chẳng hạn như môi trường, sức khoẻ,
xã hội, tâm lý, sinh thái….
- Phạm vi về mặt không gian và thời gian được xem xét ví dụ ấp quốc gia, vùng
lãnh thổ hoặc ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn;

- Mức độ phản ánh dứt khoát với các phương án chính sách cho hệ thống xã hội - kỹ
thuật được đánh giá;
6
- Mức độ “trung lập” khi đánh giá, ví dụ đánh giá để thu thập chứng cứ hỗ trợ cho
chính sách đã chọn hoặc để đánh giá hậu quả các chính sách khác nhau;
- Giai đoạn trong vòng đời của công nghệ được đánh giá, chẳng hạn giai đoạn ấp ủ
(nghiên cứu và triển khai), giai đoạn giới thiệu, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn trưởng
thành của công nghệ.
Trên các cơ sở được nêu ở trên, hiện nay có các loại hình đánh giá công nghệ như
sau:
a/ Đánh giá công nghệ định hướng vấn đề.
Đặc trưng của loại hình này là xem xét và đánh gía các giải pháp bao gồm các công
nghệ cũng như các biện pháp phi kỹ thuật đối với một vấn đề cụ thể. Các giải pháp đó là
tập hợp các công nghệ “cứng” và “mềm”.
b/ Đánh giá công nghệ định hướng dự án.
Hình thức này thường được áp dụng khi đánh giá một dự án cụ thể như xây dựng
đường cao tốc, siêu thị, đường ống dẫn dầu…. Việc đánh giá dự án thường gắn với một
địa bàn cụ thể.
c/ Đánh giá công nghệ định hướng chính sách.
Hình thức này rất giống hình thức đánh giá định hướng vấn đề, ngoại trừ một điểm,
đó là hình thức này nhấn mạnh nhiều hơn đến các phương án lựa chọn phi công nghệ để
đạt được các mục tiêu này, công nghệ chỉ là một trong số các phương án lựa chọn.
d/ Đánh giá công nghệ định hướng công nghệ.
Hình thức đánh giá này tập trung sự chú ý vào việc thiết kế phác hoạ một công nghệ
cụ thể theo các phương án lựa chọn khác nhau. Hình thức đánh giá này rất thông dụng và
thường được sử dụng để làm cơ sở cho các nghiên cứu đánh giá lớn hơn và rộng hơn.
Đánh giá công nghệ định hướng công nghệ được chia ra các dạng đánh giá nhỏ hơn tuỳ
thuộc vào đặc tính công nghệ được đánh giá. Cụ thể là:
- Đối với công nghệ vật chất: việc xây dựng và phác hoạ các phương án công nghệ
chủ yếu dựa vào các khả năng thực thi về mặt kỹ thuật, các khía cạnh đánh giá về chính

sách chỉ đóng vai trò thứ yếu và thườ ng bị loại bỏ.
- Đối với công nghệ quản lý: Việc xây dựng và phác hoạ các phương án công nghệ
phụ thuộc nhiều vào khả năng thực thi về mặt xã hội và chính trị, khả năng thực thi về
7
mặt kỹ thuật chỉ đóng vai trò thứ yếu. Việc phác hoạ các phương án lựa chọn công nghệ
liên quan chặt chẽ đến các lựa chọn chính sách.
- Đối với công nghệ đang hoạt động: đòi hỏi phải có sự phân tích ảnh hưởng một
cách chi tiết và đầy đủ để đáp ứng sự quan tâm của các nhóm người có quyền lợi khác
nhau.
- Đối với công nghệ đang xuất hiện: đòi hỏi phải nhấn mạnh hơn đến việc thiết lập
và biện minh các tác động chủ yếu nhằm cung cấp cơ sở vững chắc cho các phân tích tác
động chi tiết hơn trong tương lai.
8

×