Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo thu hoạch thực tế lớp trung cấp lý luận chính trị tại Đà Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.95 KB, 16 trang )

TỈNH ỦY NGHỆ AN

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NGHỆ AN

BÀI THU HOẠCH
Nghiên cứu thực tế cuối khóa

Chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chí

Lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính K50

Đề tài: Nghiên

cứu thực tế mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao của

Họ và tên học viên: NGUYỄN PHƯƠNG
Chức vụ, đơn vị công tác:


Giảng viên hướng dẫn: Ths. NGUYỄN HỒNG GIANG
Chức vụ, đơn vị công tác:

Nghệ An, tháng năm 2021

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN 2. NỘI DUNG......................................................................................2
I / NHỮNG KIẾN THỨC THU NHẬN ĐƯỢC QUA ĐỢT NGHIÊN CỨU
THỰC TẾ ........................................................................................................2
1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng .....................2
1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 2


1.2 Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng ...............................................4
2. Tìm hiểu mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao ............................5
3. Thực trạng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng ...........7
II/ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH NƠNG


NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH NINH THUẬN.....10
1. Một số căn cứ pháp lý đề xuất giải pháp.....................................................10
2. Giải pháp phát triển mơ hình nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh
Ninh Thuận .....................................................................................................10
PHẦN 3: KẾT LUẬN ...................................................................................12
PHỤ LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với tinh thần học để làm việc, học để làm người, việc học cần chú trọng đến thực tế, xuất
phát từ yêu cầu công việc, người học cần cặn kẽ, thấu đáo trong học tập. Để học đi đôi với
hành và trang bị thêm kiến thức thực tiễn sinh động thì chỉ học tập trong nhà trường, trong
sách vở là chưa đủ.
Học viên học tập tại Nhà trường được học tập, truyền thụ kiến thức về lý
luận khoa học, kiến thức lịch sử và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, kỹ năng lãnh đạo quản
lý, các kiến thức nghiệp vụ khác… Đó là những kiến thức đã được hệ thống, là cơ sở lý
luận khoa học. Từ kiến thức đã lĩnh hội được tại nhà trường kết hợp với những vấn đề thực
tế tại cơ sở sẽ giúp học viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế. Vì vậy,
nghiên cứu thực tế là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của nhà
trường, Nhà trường tổ chức chuyến đi thực tế tại TP Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng trong 3 ngày,


với mục tiêu tạo điều kiện cho các học viên có cơ hội tiếp xúc trên thực tế về nhiều mặt
cơng tác, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Lạt và của tỉnh Lâm Đồng, từ đó,

học viên có thể thu được kiến thức thực tế, kinh nghiệm cho bản thân để vận dụng trong
học tập, công tác tại đơn vị, địa phương.
Là một học viên của Nhà trường, là viên chức của đơn vị được cử đi đào tạo, bản thân học
viên rất háo hức với chuyến đi thực tế và tâm đắc với Mơ hình phát triển nơng nghiệp ứng
dụng cơng nghệ cao tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm đồng. Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế
cao, cả về giá trị sản phẩm nông nghiệp và kết hợp nông nghiệp với du lịch. Mơ hình có
thể áp dụng hiệu quả ở nhiều địa
phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Nghệ An.
Qua chương trình thực tế lần này, hy vọng với những kiến thức được học tập, tiếp thu tại
nhà trường và thực tế cơ sở, bản thân học viên sẽ có những ý kiến góp ý nhằm xây dựng
địa phương mình, vận dụng tốt kiến thức trong thực tiễn cơng tác của bản thân.

NỘI DUNG
1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng
1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây nguyên, độ cao trung bình từ 800- 1500m so với
mực nước biển, có diện tích tự nhiên 9.764 km2. Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là
khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn. Phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Bình
Thuận, phía Đơng giáp tỉnh Khánh Hịa - tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk Đắk Nơng và phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai - tỉnh Bình Phước. Lâm Đồng cịn nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là Khu vực năng động có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, đây là bước đệm để Lâm Đồng phát triển thế mạnh, khơi dậy tiềm năng mà
không phải địa phương nào cũng có được.
Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện.
Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh. Các tuyến
quốc lộ 20, 27, 28, 55. Các tỉnh lộ 721,722,723, 724 và 725 và đường Đông Trường Sơn
nối liền Lâm Đồng với vùng Đơng Nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng
Tây nguyên, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh
tế-xã hội với các vùng kinh tế, các tỉnh trong khu vực. Trong tương lai khi tuyến đường
cao tốc Dầu Giây- Liên Khương (đến sân bay Liêng Khương) được đầu tư xây dựng sẽ rút



ngắn được thời gian đi từ Tp.Hồ Chí Minh-Đà Lạt cịn khoảng 3-4 giờ.
Cảng Hàng khơng sân bay Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28
km về phía Nam, với đường bay dài 3.250m, cơng suất 1,5-2 triệu khách/năm đạt tiêu
chuẩn quốc tế đáp ứng khai thác được các loại máy bay hàng không dân dụng tầm trung
như A320, A321, Fokker 70 và tương đương. Hàng ngày có các chuyến bay đi Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và ngược lại. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đang nổ lực hợp tác
xúc tiến các tuyến bay đi Singapore, Simrip…
Dân số Lâm Đồng tính đến cuối năm 2012 là 1.233.430 người, ngồi dân tộc kinh
Lâm Đồng cịn là địa bàn sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số như Churu, Mạ,
K’Ho, M’Nơng … vì thế Lâm Đồng có nhiều lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc
như lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu. Đến nay, cứ hai năm một lần
Lâm Đồng tổ chức lễ hội Festival Hoa Đà Lạt là lễ hội cấp Quốc gia và Lễ hội Trà Lâm
Đồng.
Hệ thống cơ sở hạ tầng khác như điện, nước, bưu chính viễn thơng của địa phương khá ổn
định. Hiện nay 100% số xã trong tỉnh đã có điện và mạng lưới bưu chính đến trung tâm
đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và các nhà đầu tư.
1.2. Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng
a. Tài ngun đất
Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên. Chất lượng
đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh hiện có khoảng 277.000 ha đất có khả
năng sản xuất nơng nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên
Bảo Lộc, Di Linh thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị
kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 167.740 ha, tập
trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng
48.030 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng
đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao.
b. Tài nguyên rừng
Lâm Đồng có 601.477 ha rừng với độ che phủ 61,4% diện tích tồn tỉnh. Do mưa
nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ơ có tốc độ tái sinh rất

nhanh sau khi khai thác. Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt
Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu
xanh, cẩm lai, gỗ thông 2 lá, 3 lá … và nhiều loại lâm sản khác; là vùng nguyên liệu lý
tưởng đầy triển vọng cho đầu tư cơng nghiệp chế biến có hiệu quả.


Hàng năm rừng sản xuất còn cung cấp khối lượng lớn gỗ để phục vụ công nghiệp chế
biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao.
c. Tài ngun khống sản
Theo kết quả điều tra thăm dị, Lâm Đồng có 289 mỏ và điểm quặng bao gồm 30 loại
khống sản thuộc 5 nhóm chính: kim loại, phi kim loại; đá quý – bán đá quý; đá ốp lát;
nước khống - nước nóng và khống sản là vật liệu xây dựng thơng thường. Trong đó
Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite và than bùn có khả năng khai thác ở quy mơ cơng
nghiệp.
Quặng bơ-xít ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1,234 triệu tấn, chất lượng quặng khá
tốt (hàm lượng AL2O3: 44-45%, Fe2O3: 22,7-23,6%, Si2O3: 2,1%, TiO2: 3,7%), điều
kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng.
Theo số liệu điều tra thì Cao lanh Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất
lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao
cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho cơng nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfat
alumin…
Sét Bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng rất tốt, sau khi được hoạt hoá
với soda để chuyển sang Bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khn đúc, chất
tẩy rửa trong công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp. Sản
xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu.
Than nâu và Diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, mỏ Đại Lào (thành phố Bảo
Lộc) là có khả năng khai thác cơng nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3 có thể sử dụng làm
chất đốt (nhiệt lượng Q=2172 5327 Kcal/kg), sử dụng làm chất cách nhiệt, phụ gia trong
sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng.
d. Tài nguyên nước

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sơng Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú,
mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng
phân bố khá đồng đều, phần lớn chảy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam.
Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sơng suối ở đây đều có lưu
vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sơng lớn của tỉnh thuộc hệ thống
sơng Đồng Nai. Ba sơng chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờn), Sông La Ngà,
Sông Đa Nhim.


1.3. Về văn hóa
Lâm Ðồng là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với sự góp mặt của
một cộng đồng nhiều dân tộc. Trong quá trình phát triển, họ đã xây dựng một nền văn hóa
đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc riêng. Lâm Ðồng cịn lưu giữ nhiều dấu tích văn
hố, lịch sử của các dân tộc. Ðó là những cơng cụ lao động, dụng cụ gia đình, đồ trang sức
cá nhân, những đền tháp, những khu mộ táng của nhiều thời đại.
Những năm gần đây, trên cơ sở phát hiện ngẫu nhiên của nhân dân, cơng cuộc tìm
kiếm, khai quật khảo cổ bước đầu được triển khai. Những hiện vật phát hiện thu lượm
được đã cho thấy sự phong phú, đa dạng của di tích khảo cổ vùng này, cùng với mối quan
hệ văn hoá với các vùng xung quanh.
Cùng với những di chỉ khảo cổ học, nét đặc sắc của văn hố Lâm Đồng cịn được thể
hiện qua những phong tục, tập quán của các dân tộc. Trong số đó có thể kể đến tục phụ nữ
đi hỏi cưới chồng, tục tang ma của người K’ho, tục bắt chồng của người Chu Ru.....cùng
với nhiều lễ hội độc đáo như: lễ đâm trâu, lễ rửa chân trâu...
Lâm Đồng cịn có các lễ hội văn hóa lớn như Lễ hội văn hóa Trà, Festival hoa Đà Lạt
hai năm tổ chức 1 lần ...
1.4. Về Giáo dục đào tạo
TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại hình đào tạo từ đào tạo nghề, đào tạo bậc
đại học và trên đại học.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 trường đại học, 05 trường cao đẳng và 05 trường
trung cấp chuyên nghiệp và 57 cơ sở đào tạo nghề hàng năm cung cấp hàng ngàn lao động

có tay nghề cho địa phương. Bên cạnh đó tỉnh Lâm Đồng đã quy hoạch khu làng đại học
quốc tế với quy mô khoảng 500 ha tại huyện Lạc Dương.
Nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung ương đóng trên địa bàn như: Viện nghiên cứu
hạt nhân, Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu cây rau, Phân
viện sinh học… góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào
sản xuất của tỉnh.
Giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học được xác định là một trong những chức
năng chính của thành phố Đà Lạt trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập. Cùng với lợi thế về mặt khí hậu, tỉnh Lâm
Đồng đã và đang đẩy mạnh cơng tác xã hội hố trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể


dục thể thao, nghiên cứu khoa học... trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là đối với thành phố
Đà Lạt và vùng phụ cận.
Lâm Đồng hoan nghênh, chào đón và kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực
này cùng hợp tác để phát triển. Hiện nay tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư
trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao.
1.5. Về du lịch
Nằm ở độ cao trung bình 1.500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt - Lâm Đồng là
vùng đất hiếm có của khu vực Đơng Nam Á. Nhiệt độ trung bình 18- 25oC, thời tiết quanh
năm mát mẻ, ơn hịa. Từ lâu, Đà Lạt đã nổi tiếng là một trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Trong năm 2019, khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt
trên 7 triệu 160 nghìn lượt khách, tăng hơn 10% so với cùng kỳ, vượt 100,1% kế hoạch mà
ngành Du lịch đề ra.
Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng đóng vai trị quan trọng đối với cảnh
quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông suối, hồ đập, thác nước… rừng
Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngồi nước.
Lâm Đồng cịn có hai rừng quốc gia là Cát Tiên và Bidoup - Núi Bà, còn lưu giữ và
bảo vệ được nhiều loại động thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt
là rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 50 km, với diện

tích khoảng 64.366 ha. Rừng Bidoup - Núi Bà đã bảo tồn được các hệ sinh thái rừng khí
hậu á nhiệt đới núi cao và các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Một trong 221 khu
bảo tồn chim đặc hữu thế giới và một trong 3 vùng bảo tồn chim đặc hữu của Việt Nam,
bảo tồn các sinh cảnh rừng, văn hoá bản địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
Các loại hình du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng như du lịch lữ
hành tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du
lịch hội nghị hội thảo...
Bên cạnh đó, do đặc thù là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, lập
nghiệp (40 dân tộc) nên Lâm Đồng có nhiều nét văn hố dân tộc đặc sắc, đặc biệt là các lễ
hội cồng chiêng, đâm trâu, mừng lúa mới… Festival Hoa Đà Lạt (2 năm tổ chức một lần)
và Lễ hội văn hoá Trà (2 năm tổ chức một lần).
1.6. Các loại cây trồng
Lâm Đồng có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho phát triển quanh năm các loại rau,


hoa. Rau của Lâm Đồng tập trung tại các địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn
Dương và Lâm Hà. Diện tích trồng rau các loại năm 2011 ước tính là 44.159 ha với tổng
sản lượng đạt 1.398.558 tấn. Sản xuất các loại rau chất lượng cao theo phương pháp sản
xuất rau an toàn đã dần trở thành phương pháp canh tác phổ biến. Tuy vậy, vấn đề giống,
công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau vẫn còn là những
lĩnh vực cần có các nhà đầu tư. Thương hiệu rau Đà Lạt đã được công nhận, hiện đang tiếp
tục xây dựng tiêu chuẩn GAP cho thương hiệu rau Đà lạt để đáp ứng cho thị trường xuất
khẩu.
Địa bàn sản xuất hoa chủ yếu là Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng. Hoa Lâm Đồng
đa dạng về các chủng loại và có giá trị phẩm cấp cao như: các loài hoa phong lan, địa lan,
hồng, cẩm chướng, ly ly, lay ơn, loa kèn… giống hoa liên tục được đổi mới, bổ sung, diện
tích trồng hoa toàn tỉnh năm 2011 là 3.862 ha, sản lượng hoa 1.338 triệu cành.
Hoa Đà Lạt - Lâm Đồng được tiêu thụ ở hầu hết các thành phố lớn, các địa phương
trong cả nước. Về xuất khẩu, hoa Đà Lạt - Lâm Đồng đã tham gia vào thị trường của các
nước: Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Úc, Thái Lan, Bỉ, Hà Lan, EU, Mỹ, Trung Quốc,…

Đã có doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả trên lĩnh vực này, nhưng ngành trồng hoa áp dụng
công nghệ cao của Đà Lạt - Lâm Đồng vẫn còn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư khác.
Ngồi ra, khí hậu và đất đai Lâm Đồng cũng rất thích hợp để phát triển các loại cây
công nghiệp dài ngày như: chè, cà phê, dâu tằm… Đến nay, Lâm Đồng đã hình thành
nhiều vùng chuyên canh tập trung, là thị trường tiềm năng về nguyên liệu cho cơng nghiệp
chế biến nơng sản thực phẩm.

Tồn tỉnh hiện có khoảng 144.170 ha cà phê với sản lượng nhân là 347.137 tấn nhân
năm 2011, đặc biệt giống cà phê Arabica trồng tại Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng được thế
giới đánh giá cao về chất lượng. Chủ trương của tỉnh là duy trì ổn định diện tích cà phê
hiện có, tập trung chỉ đạo thâm canh để tăng năng suất và chất lượng cà phê nhân. Tỉnh
hiện đang thiếu cơ sở chế biến cà phê thành phẩm, là lĩnh vực hứa hẹn đối với các nhà đầu
tư.
Lâm Đồng là địa phương duy nhất ở phía Nam thích hợp cho cây chè. Qua hơn 81
năm phát triển, chè Lâm Đồng đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa và xuất khẩu quan
trọng. Là tỉnh có diện tích chè lớn nhất (chiếm 30% diện tích chè cả nước) và có năng suất
cao hơn hẳn so với năng suất trung bình tồn quốc. Năm 2011 tồn tỉnh có 23.570 ha
(trong đó có 1.000 ha trà có chất lượng cao như các loại Olong, Kim Xuyên, Tứ Quý,…),


cho sản lượng 209.015 tấn trà búp tươi. Chè của Lâm Đồng đã đến với nhiều quốc gia trên
thế giới, chủ yếu tại các khu vực: Nhật Bản, EU, Đài Loan, Trung Đơng…
Cây điều với diện tích khoảng 15.610 ha với sản lượng 8.420 tấn nhân (năm 2011).
Cây hồ tiêu có khoảng 280 ha cho sản lượng hàng năm khoảng 219 tấn. Cây dâu tằm với
diện tích 3.960 ha, sản lượng đạt 42.835 tấn (2011).
Đó là các lợi thế, tiềm năng để Lâm Đồng thu hút đầu tư, chuyển mình trên đà phát
triển mạnh mẽ.
1.7. Tình hình thu hút, quản lý các dự án đầu tư
Trong năm 2019, toàn tỉnh có 29 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; giảm 15 dự án; tổng vốn đăng ký 4.275,7 tỷ đồng, tăng

32,7%; quy mơ diện tích đất 327,7 ha, giảm 26,4% so với cùng kỳ; trong đó: Có 3 dự án
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với vốn đăng ký đầu tư với vốn đăng ký 209,4 tỷ đồng, quy
mơ diện tích 6,1ha. So với cùng kỳ năm 2018, tương đương về số dự án, tăng 69,5% về
vốn, tăng 91,7% về diện tích (năm 2018 có 3 dự án FDI, vốn 123,5 tỷ đồng, diện tích
3,2ha); Có 26 dự án vốn đầu tư trong nước với vốn đăng ký đầu tư với vốn đăng ký
4.066,3 tỷ đồng, quy mơ diện tích 295,5ha. So với cùng kỳ năm 2018, giảm 36,6% về dự
án, tăng 31,3% về vốn, giảm 33,1% về diện tích (năm 2018 có 41 dự án, vốn 3.097,6 tỷ
đồng, diện tích 441,9ha). Thu hồi, chấm dứt hoạt động 18 dự án, giảm 03 dự án; vốn đăng
ký đầu tư 1.040,4 tỷ đồng, giảm 55,7%; quy mơ diện tích 111 ha, giảm 94,9% so cùng kỳ.
Tỉnh đã và đang tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp
trong giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn trong quá trình hoạt động, triển khai
dự án của doanh nghiệp.
2. Tìm hiểu mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao.
2.1. Khái niệm về mơ hình nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là
nền nông nghiệp được áp dụng những
công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: cơng nghiệp hóa nơng nghiệp (cơ giới hóa các
khâu của q trình sản xuất), tự động hóa, cơng nghệ thơng tin, cơng
nghệ vật liệu mới, cơng nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật ni có
năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích
và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”.
Có thể nói, mục tiêu mấu chốt của phát triển nơng nghiệp ứng dụng công


nghệ cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm
chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế chưa cao với việc ứng dụng
những thành tựu khoa học công nghệ giúp nông nghiệp tăng trưởng tốt, ổn định với năng
suất và chất lượng cao, hiệu quả về chi phí. Hướng tới sự phối hợp hài hòa con người và
tài nguyên, nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời thống nhất các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi
trường và hệ sinh thái tự nhiên.

2.2. Thế mạnh của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao so với sản xuất truyền thống
- Ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với năng suất cao, sản xuất ra được lượng
sản phẩm lớn, chất lượng tốt. Ngồi ra, nó cịn thân thiện với mơi trường do ứng dụng
những giải pháp hữu hiệu. Để làm rõ hơn ta có thể so sánh: tại Việt Nam với phương thức
sản xuất truyền thuốc mỗi ha cà chua có năng suất khoảng 20 - 30 tấn/ha/năm, còn tại
Israel, khi ứng dụng công nghệ cao, mỗi ha trồng cà chua cho ra 250 - 300 tấn/năm. Hay
một ha trồng hoa hồng canh tác truyền thống ở nước ta chỉ cho khoảng 1 triệu cành với
doanh thu từ 50 – 70 triệu đồng/ha/năm, thì ở Israel con số tương ứng là 15 triệu cành chất
lượng hoa đồng đều, cho doanh thu cũng cao hơn. Hơn nữa, việc ứng dụng khoa học cơng
nghệ trong nơng nghiệp cịn giúp người sản xuất tiết kiệm các chi phí như nước, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, từ đó góp phần bảo vệ mơi trường xung quanh.
- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp người dân chủ động trong sản xuất, ít phụ
thuộc vào thời tiết, nên quy mơ sản xuất có thể được mở rộng, duy trì tốt. Người dân sẽ
chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất của mình.
Ngồi ra, do khơng phụ thuộc thời tiết, nên yếu tố mùa vụ có thể điều chỉnh linh hoạt, cho
ra các sản phẩm trái vụ, đem lại thu nhập cao hơn cho người dân. Việc tạo ra môi trường
nhân tạo để chăn nuôi cũng hạn chế được rủi ro sâu bệnh, chủ động quy trình ni, chăm
bón, tăng đơn vị sản phẩm trên một diện tích đất nơng nghiệp, giúp tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm.
- Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp cịn giúp giảm giá thành sản
phẩm, do có thể tăng quy mơ sản xuất, ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, giúp tăng
năng suất, tiết kiệm chi phí, hạn chế thất thốt tài ngun, có thể ứng dụng tiến bộ của
ngành cơng nghệ sinh học, cơng nghệ gen, từ đó, giúp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Có thể lấy ví dụ để so sánh, trồng rau công nghệ cao trong nhà lưới cho doanh thu đạt
khoảng 130 - 160 triệu đồng/ha, cao gấp 2-3 lần khi áp dụng phương pháp canh tác truyền
thống.
Tuy có nhiều ưu điểm, thế mạnh như đã nêu trên, việc sản xuất nông nghiệp úng dụng
công nghệ cao cũng có những hạn chế nhất định:
- Khó khăn về vốn đầu tư: cần nguồn tài chính lớn hơn nhiều so với nông nghiệp truyền



thống. Ví dụ: ước tính, chi phí để xây dựng một trang trại chăn ni quy mơ theo mơ hình
nơng nghiệp công nghệ cao, cần khoảng 145 tỷ đồng - 160 tỷ đồng, cao gấp 4 lần - 5 lần
so với trang trại chăn nuôi truyền thống; 1 ha nhà kính hồn chỉnh với hệ thống chăm bón
tự động theo công nghệ Israel cần khoảng 8 tỷ đồng - 16 tỷ đồng.
- Nhân lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng yêu cầu cao hơn nhân lực làm
nông nghiệp truyền thống về trình độ khoa học, cơng nghệ, tin học ứng dụng. Chất lượng
nhân sự của nước ta hiện nay còn thiếu và yếu, cũng như chưa đồng đều giữa các vùng.
- Khó khăn đất đai và cơ sở hạ tầng: để thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cơng nghệ
cao cần có đất đai quy mơ lớn, vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sản xuất,
lưu thông. Đây cũng là điểm khó khăn của nhiều địa phương nước ta.
- Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm có thể là rào cản cho sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao với quy mô lớn do phải cạnh tranh, cũng như cần nghiên cứu sản xuất để phù hợp với
nhu cầu của thị trường.
3. Tình hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, từ lâu, tỉnh Lâm Đồng đã được định hướng phát
triển nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá. Tỉnh này đã từng bước chuyển mình trở
thành hình mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam.
Giai đoạn đầu từ 2004-2010, tỉnh Lâm Đồng xây dựng quy
hoạch vùng, các dự án nông nghiệp công nghệ cao và kêu gọi đầu tư, xây dựng mơ hình
điểm về nơng nghiệp.
Đến năm 2010, diện tích nơng nghiệp cơng nghệ cao là 6.407 ha, giá trị thu nhập bình
quân đạt 76 triệu đồng/ha, tăng 3,8 lần so với năm 2004, cao hơn bình qn cả nước.
Cùng với đó, hàng năm, Lâm Đồng phân bổ từ 4-5 tỷ đồng các chương trình phát triển
nơng nghiệp cơng nghệ cao với các tỷ lệ hỗ trợ: 100% định mức phân tích các chỉ tiêu dinh
dưỡng trong đất; đầu tư hệ thống cảm biến thông minh cảnh báo sương muối trên cây cà
phê, sâu rầy trên lúa; xây dựng các quy trình sản xuất; tập huấn, hỗ trợ nâng cao năng lực
doanh nghiệp nông nghiệp, công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 40%
nâng cao năng lực sản xuất giống ở các vườn ươm, xây dựng mơ hình… Đáng kể, hàng
năm tỉnh Lâm Đồng cịn bố trí khoảng 80% kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học về

nông nghiệp công nghệ cao. Riêng trong 2 năm 2018-2019, ngân sách tỉnh Lâm Đồng đã
hỗ trợ hơn 960 triệu đồng cùng nguồn vốn các doanh nghiệp đối ứng hơn 5,6 tỷ đồng nhập
khẩu 70 kg hạt và 643.400 cây, ngọn, cành, củ giống rau các loại chất lượng cao từ các
nước Hà Lan, Pháp, Nhật Bản… đưa về sản xuất khảo nghiệm và nhân rộng mơ hình trên
địa bàn.
Thống kê đến cuối năm 2020, tổng diện tích nơng nghiệp cơng nghệ cao ở Lâm Đồng đạt


60.288 ha, chiếm 21,7% tổng diện tích đất canh tác. So sánh với năm 2012, tổng diện tích
nơng nghiệp cơng nghệ cao ở Lâm Đồng tăng thêm 33.697 ha, đạt giá trị sản xuất bình
quân 400 triệu đồng/ha/năm. Nhiều diện tích ứng dụng đồng bộ cơng nghệ IoT đạt doanh
thu trên 3 tỷ đồng/ha/năm.
Các giải pháp ứng dụng nông nghiệp cơng nghệ cao ở Lâm Đồng khá đa dạng. Đó là 53 cơ
sở nuôi cấy mô thực vật, hàng năm đạt công suất khoảng 72,3 triệu cây giống gốc, cung
cấp cho hơn 200 vườn ươm sản xuất hơn 2 tỷ cây giống thương phẩm. Tiếp theo, với 4.342
ha nhà kính và 2.458 ha nhà lưới sản xuất rau, hoa tập trung trên các địa bàn Đà Lạt, Đức
Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà. Hơn 178 ha hoa, 48 ha rau và 10 ha chè được
gắn hệ thống cảm biến tự động đo nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng của đất…, làm cơ sở cho
người sản xuất giám sát và điều khiển các chế độ chăm sóc cây trồng đạt hiệu quả cao nhất
hàng ngày.
Cùng với sản xuất là công nghệ chế biến nông sản cũng được tỉnh quan tâm, như ứng dụng
công nghệ sấy lạnh, sấy nhiệt, công nghệ tạo màng trong bảo quản nông sản, ứng dụng chế
phẩm giữ cho hoa tươi lâu. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả, giá trị sản phẩm nông sản.
Những kết quả trên là minh chứng cho hướng đi đúng đắn, thực hiện hiệu quả nghị quyết
của Tỉnh ủy Lâm Đồng trong định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn có những hạn chế cần khắc phục trong phát triển
nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh:
- Một số địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện chưa hiệu quả, chưa đồng bộ theo tinh
thần Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Lâm Đồng “Về phát triển nơng
nghiệp tồn diện, bền vững và hiện đại, giai đoạn 2016-2020; định hướng đến

năm 2025”.
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chưa cao, do cách làm thị trường và
khác biệt kinh tế giữa các vùng.
- Nhân lực có trình độ kỹ thuật cao cịn hạn chế.
- Chưa có quy hoạch vùng nơng sản chiến lượng với định hướng vĩ mô, lâu dài, đa số chỉ
chạy theo lợi nhuận ngắn hạn.
- Thị trường chưa ổn định, giá bán chưa tốt, chưa có giải pháp hữu hiệu phân định sản
phẩm nông nghiệp công nghệ cao chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm với các sản
phẩm nơng nghiệp thơng thường.
- Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị hay áp dụng một cách máy móc cơng nghệ của nước
ngoài chưa nghiên cứu kỹ tác động của điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu … Việt Nam,
dẫn tới việc ứng dụng, sử dụng thiếu hiệu quả, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản


phẩm chưa được như mong muốn.
- Một số cơ sở tính tốn, quản lý khơng tốt, sản phẩm nơng nghiệp cơng nghệ cao làm ra
khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại canh tác trong điều kiện thông thường về giá bán.
- Nhiều thiết bị, vật tư, mơ hình dùng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phải nhập
khẩu từ nước ngoài, ta bị lệ thuộc về giá nhập khẩu.
Một số biện pháp khắc phục hạn chế:
- Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nghị quyết số 05 – NQ/TU của Tỉnh
ủy về phát triển nơng nghiệp tồn diện, bên vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và
định hướng đến 2025.
- Thực hiện quy hoạch vùng trọng điểm, chiến lượng, tái cơ cấu nơng nghiệp, với nơng
dân là chủ thể, từ đó, có kế hoạch đào tạo, hướng dẫn phù hợp cho nông dân phát triển sản
xuất.
- Sớm ban hành bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp thông minh trên địa bàn; tranh thủ từ
nhiều nguồn vốn hỗ trợ nhân rộng mô hình nơng nghiệp cơng nghệ cao; mở rộng hợp tác
với các nước Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc… để đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chuỗi liên
kết với hệ thống siêu thị, chợ đầu mối trong nước để tiêu thụ nông sản ổn định, lâu dài…

- Tiếp tục tăng cường phối hợp, tận dụng, tập trung thực hiện dự án JICA về phát triển
nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành, khuyến khích đầu tư nơng nghiệp; định hướng
chuyển từ sản xuất theo hộ gia đình nhỏ lẻ sang sản xuất theo mơ hình hợp tác xã kiểu mới
và các mơ hình kinh tế phù hợp khác.

ĐỀ XUẤT
1. Một số căn cứ pháp lý đề xuất giải pháp
- Chỉ thị 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước;
- Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;
- Quyết định số: 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến
năm 2020;
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao


thuộc Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt danh mục cơng nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và
danh mục sản phẩm cơng nghệ cao được khuyến khích phát triển;
- Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 phê duyệt Quy hoạch
các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
2. Giải pháp phát triển mô hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao ở tỉnh
Nghệ An
Căn cứ đặc điểm tự nhiên - xã hội của tỉnh, qua quá trình học tập và đi tực tế cơ sở, học
viên xin đề xuất một số giải pháp như sau:
- Xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Ưu tiên các nhiệm vụ gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng tiết kiệm nước nhằm
thích ứng với tình hình hạn hán đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và các nhiệm vụ
phục vụ cho việc xây dựng vùng chiến lượng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của
tỉnh.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và lồng ghép chương trình
phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao của tỉnh với các nhiệm vụ phát
triển của ngành, địa phương.
- Tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý trong việc kiểm soát quy
chuẩn chất lượng các sản phẩm nơng nghiệp được minh bạch, tin cậy và khuyến
khích đầu tư, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sạch với đặc thù giá
thành cao; xử lý nghiêm minh các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật trong sản
xuất nơng nghiệp. Có dự báo tốt, đầy đủ về thị trường làm định hướng cho sản xuất nông
nghiệp.
- Có tư duy và cơ chế đột phá trong đầu tư tín dụng phát triển nơng
nghiệp cơng nghệ cao, nhất là tín dụng cho nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ
sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản sạch.
- Ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ đã
được Trung ương phân bổ cho tỉnh để triển khai các dự án đầu tư Dự án đầu tư
trang thiết bị của Trung tâm thông tin - ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh.
- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn để đầu tư mới và nâng cấp hiện đại
hóa các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các trung tâm, đơn vị
của ngành nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tiếp tục đầu tư,


phát triển tiềm lực và năng lực ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nơng nghiệp:
- Có chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, chính sách hỗ trợ, thu hút khác…) nhằm thu hút,
mời gọi các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước nghiên cứu, thực nghiệm
về công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh; giao quyền sử dụng hoặc quyền sở
hữu kết quả nghiên cứu khoa học và

công nghệ thuộc sở hữu nhà nước để ươm tạo, thành lập tại tỉnh từ 3-5 doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao/năm.
- Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ đại học và
sau đại học về các chuyên ngành có liên quan đến cơng nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp; Mở các lớp đào tạo, tập huấn về IPM, ICM và áp dụng quy trình
sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ nông dân tham gia sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao và cán bộ chỉ đạo trực tiếp sản xuất trên địa bàn các xã,
huyện của tỉnh; Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương
khác có vùng nơng nghiệp cơng nghệ cao về kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, sơ
chế và kinh doanh sản phẩm; kinh nghiệm quản lý, giám sát sản xuất, kiểm tra
chất lượng sản phẩm và cấp chứng nhận sản phẩm an toàn.

KẾT LUẬN

Thời gian nghiên cứu, bản thân học viên đã thu được nhiều kiến thức bổ ích, hiểu biết hơn
về vùng đất, con người, cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng. Học viên nhận
thấy lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đã và đang được phát triển tốt, là thế mạnh của
tỉnh này.
Qua thời gian học tập tại nhà trường và chuyến đi thực tế, bản thân học viên đã có một số
đề xuất, hy vọng những ý kiến đóng góp sẽ có giá trị nhất định. Bản thân mong muốn sau
khóa học được tốt nghiệp và quay trở lại đơn vị công tác sẽ vận dụng sáng tạo, hiệu quả
những kiến thức đã học tập, lĩnh hội được vào thực tiễn cơng tác tại đơn vị, góp phần xây
dựng đơn vị, cơ quan hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, cùng xây dựng tỉnh nhà phát
triển đi lên./.



×