Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tính tạo hình trong Tây Tiến Quang Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.3 KB, 5 trang )

1. Vấn đề chung
1.1. Khái niệm
- Văn học là loại hình nghệ thuật sử dụng chính ngơn từ của con người làm phương
tiện đồng thời làm thành chất thẩm mĩ để tạo ra sự liên tưởng thẩm mĩ tái hiện lại các
tri giác, các biểu tượng về các sự kiện, các biến cố, các xung đột ảnh hưởng tới số
phận con người của lịch sử để con người cảm nhận chúng, đánh giá chúng mà tự định
hướng cho mình theo cái lí tưởng đẹp, lí tưởng cao cả.
- Nghệ thuật tạo hình là loại hình nghệ thuật tạo ra các hình ảnh, hình tượng trực tiếp
tác động trực tiếp đến thị giác của người tiếp nhận.
1.2. Sự tương đồng
- Cả văn học và nghệ thuật tạo hình đều là loại hình nghệ thuật nên mang tính thẩm mĩ
và tính sáng tạo cao.
+ Tính thẩm mĩ: Là cùng hướng đến vẻ đẹp, văn học và nghệ thuật tạo hình cũng
hướng đến giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả nhất làm cho tâm hồn con người trở nên
thánh thiện hơn, vươn tới cái chân, thiện, mỹ.
+ Tính sáng tạo: Cả hai loại hình nghệ thuật đều là sản phẩm sáng tạo của người nghệ
sĩ, họ đều tạo ra sản phẩm của riêng mình.
- Văn học và nghệ thuật tạo hình có khả năng tái hiện được lại các hình khối, màu sắc,
dáng vẻ của con người, thiên nhiên, đồ vật,...
- Cả 2 đều có đặc trưng mang tính khơng gian:
+ Hình tượng văn học mang tính khơng gian, bởi nó được định vị trong một không
gian cụ thể tạo nên một giá trị riêng.
+ Trong hội họa không gian được tạo thành từ các đường nét, hình khối và độ đậm
nhạt theo các nguyên tắc: ở gần thì rõ, ở xa mờ dần.
2. Tính tạo hình trong Tây Tiến
Văn học và nghệ thuật tạo hình có mối quan hệ hài hịa thẩm thấu lẫn nhau.
Văn học sử dụng nghệ thuật tạo hình làm biện pháp và phương thức tạo hình.
2.1. Tạo hình bằng hình ảnh
Xuất phát từ đặc trưng của văn học, xây dựng bằng chất liệu ngôn từ đặc trưng
là hình ảnh mang tính phi vật thể hơn nữa cảm xúc trong văn học thường vơ hình, mơ
hồ vì thế nó cần những điểm tựa hữu hình để mơ tả, tác động. Bởi vậy hình ảnh được




sử dụng nhiều để diễn tả nội dung, cảm xúc. Do đó biện pháp tạo hình đầu tiên là sử
dụng những hình ảnh, có thể là hình ảnh phản chiếu qua lăng kính của người nghệ sĩ.
Hình ảnh trong bài thơ được sáng tạo bằng nhiều bút pháp khác nhau, tạo nên
những sắc thái thẩm mỹ phong phú. Trong bài thơ có hai hình ảnh chính: thiên nhiên
miền Tây và người lính Tây Tiến, đồng thời cũng cịn có hình ảnh về cuộc sống của
đồng bào miền Tây gắn với người lính Tây Tiến. Ở mỗi loại hình ảnh có hai dạng
chính, tạo nên sắc thái thẩm mỹ phối hợp, bổ sung cho nhau.
Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan với những từ
ngữ mang tính tạo hình như:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống“
Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một
bên vụt đổ xuống vực sâu.
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người“
Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm.
Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời.
Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền Tây chủ yếu được thể
hiện trong các câu thơ miêu tả hoa, mưa rừng, chiều sương,… Cụ thể là:
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi“
Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi“
Thung lũng mờ mịt, nhạt nhịa trong mưa.
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa“
Một chiều sương với hoa lau xao xác trắng xóa núi rừng; sắc trắng của hoa lau

trong chiều sương nhạt nhòa, mờ ảo, cái phơ phất của ngàn lau trong xào xạc gió
núi…đã khiến cho rừng lau như trở nên có linh hồn. Những bơng hoa rừng như những
cơ gái đang soi mình làm dun trên sơng nước chịng chành, sóng sánh.

Nhà

thơ


đã khắc họa vẻ đẹp vừa hùng vĩ dữ dội vừa lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng
Tây Bắc bằng bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng mạn.
Hình ảnh chân dung người lính được tạo dựng rất sống động.
“ Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá giữ oai hùm
.................................................
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu
trọc, da dẻ xanh như màu lá. Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả
của những tháng ngày hành qn vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét
ác tính.
+ Hình ảnh “đồn binh khơng mọc tóc” khơng phải là sản phẩm của trí tưởng tượng
mà nét vẽ này xuất phát từ 1 hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến: họ
phải cạo trọc đầu để giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi
trong đánh trận; có khi những cái đầu khơng mọc tóc kia là hậu quả của những trận sốt
rét liên miên nơi rừng thiêng nước độc.
+ Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn: “Mắt trừng gửi mộng qua
biên giới” là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong
mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới và Hà Nội.
2.2. Tạo hình bằng màu sắc
- Màu sắc là một trong những phương tiện tạo hình hiệu quả nhà văn nhà thơ với con

mắt nhạy cảm của mình sẽ dùng màu sắc để miêu tả cuộc sống một cách tinh tế.
+ “quân xanh màu lá” ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của lá
ngụy trang khiến cho cả đoàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ cịn nên
hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống
kham khổ. Ở đây, cách diễn đạt của của QD khá tinh tế khi miêu tả đoàn quân “xanh
màu lá” chứ khơng phải xanh xao, người lính do đó mà như hài hịa cùng với thiên
nhiên, ốm mà khơng yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức sống.
- Không khí đêm liên hoan tưng bừng với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy: "bừng lên", "hội
đuốc hoa", "khèn lên man điệu"; con người duyên dáng: "xiêm áo", "nàng e ấp".
- Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm liên hoan là những cô gái hiện ra trong bộ


“xiêm áo” lộng lẫy vừa e thẹn vừa tình tứ trong những điệu múa giàu màu sắc miền
núi đã làm say mê tâm hồn của những người lính trẻ Tây Tiến.
=> Bằng bút pháp đầy tài hoa lãng mạn, những chi tiết vừa thực vừa ảo, nhà thơ
không chỉ cho ta thấy được vẻ đẹp đầy bản sắc văn hóa, sinh hoạt, phong tục của đồng
bào vùng biên giới mà cịn thấy được tình cảm qn dân thắm thiết, tâm hồn lạc quan,
yêu đời, yêu cuộc sống của các chiến sĩ Tây Tiến.
- Người nghệ sĩ nhìn thế giới bằng con mắt hội họa, sử dụng ngôn từ bằng màu sắc
cùng với quy luật phối màu để tạo ra những bức tranh bằng ngôn từ, làm cho văn học
giàu chất họa, giàu tính tạo hình.
- Màu sắc trong văn học chẳng những là phương tiện để miêu tả thế giới mà màu là
một phương tiện thể hiện cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc đời mang sắc màu thời đại
và cá tính
2.3. Tạo hình bằng bố cục
Sắp xếp bố cục trong không gian là một trong những thủ pháp tạo hình. Trong
những bức tranh khơng gian của văn học nếu như chất liệu tạo hình rõ nét sẽ tạo được
khơng khí, sắc màu và nhịp điệu cuộc sống.
Văn học ảnh hưởng cách sắp xếp bố cục của nghệ thuật tạo hình. Trong khơng
gian là một trong những thủ pháp tạo hình. Trong những bức tranh khơng gian của văn

học nếu như chất liệu tạo hình rõ nét sẽ tạo được khơng khí, sắc màu và nhịp điệu
cuộc sống.
Bài thơ được chia làm 4 đoạn, 3 đoạn chính và 1 đoạn kết. Bố cục rất tự nhiên,
tuân thủ theo mạch cảm xúc gắn liền với những hồi ức và kỉ niệm trong nỗi nhớ về
một thời Tây Tiến. Mỗi đoạn là một khung cảnh, một thế giới nghệ thuật bởi nó gợi về
những kí ức rất riêng trong cuộc đời hành quân chiến đấu của người lính Tây Tiến
năm xưa.
2.4. Tạo hình bằng đường nét
Cho đối tượng hiện lên cụ thể, sống động. Văn học mượn một cách khéo léo,
sử dụng những đường nét để xây dựng lên những hình ảnh có chi tiết mang tính thẩm
mỹ và biểu cảm. Nghệ thuật tạo hình tác động đến văn học bằng đường nét. Đường
nét giúp cho đối tượng hiện lên cụ thể, sống động. Văn học mượn một cách khéo léo,
sử dụng những đường nét để xây dựng lên những hình ảnh có chi tiết mang tính thẩm


mỹ và biểu cảm.
Các từ láy giàu tính tạo hình: "khúc khuỷu", "thăm thẳm", điệp từ "dốc", nghệ
thuật điệp "Dốc lên ... dốc lên" gợi địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh.
Những nét vẽ về "chiều sương", "hồn lau", "người độc mộc", "hoa đong đưa",
đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và con người miền Tây với vẻ đẹp mộc mạc, dun
dáng, thơ mộng và trữ tình. Những bơng hoa lau lay động chập chờn trên "nẻo bến
bờ" cùng những cánh hoa "đong đưa" theo dòng nước lũ khiến cảnh vật trở nên sinh
động, gợi tả một vẻ đẹp hoang sơ và gợi cảm. Trên phơng nền đó, hình ảnh "dáng
người trên độc mộc" xuất hiện như một nét vẽ chấm phá, tạo nên một nét vẽ khỏe
khoắn và rắn rỏi. Như vậy, bức tranh thiên nhiên với những đường nét thơ mộng đã
tạo nên vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn cho thi phẩm.
3. Kết luận




×