Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã đại dực, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.59 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

Hà Thu Hằng

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG LĨNH VỰC HƠN NHÂN GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ ĐẠI DỰC, HUYỆN TIÊN YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2018

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

Hà Thu Hằng

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG LĨNH VỰC HƠN NHÂN GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ ĐẠI DỰC, HUYỆN TIÊN YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Công tác xã hội (Định hướng ứng dụng)


Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Hồng Bá Thịnh
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

GS.TS. Hoàng Bá Thịnh

PGS.TS. Phạm Văn Quyết

HÀ NỘI - 2018

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thực hiện và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018


Tác giả luận văn

Hà Thu Hằng

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................ 7
3. Những đóng góp của luận văn .......................................................................... 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .............................................. 11
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................... 11
6. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn...................................................................... 12
7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 14
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 14
1.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 16
1.2.1. Đặc điểm, tình hình có liên quan đến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đại Dực,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................. 16
1.2.2. Khái quát tình hình Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tiên Yên và xã Đại Dực,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................. 19
1.2.3. Đặc điểm phụ nữ dân tộc Sán Chỉ ở xã Đại Dực, huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................ 22

1.2.4. Tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong
lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số .......................................... 24
1.2.5. Mục đích giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân
gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số ........................................................................ 26
1.3. Nội dung và hình thức của giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực
hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số ........................................................ 28
1.3.1. Nội dung của giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực
hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số ........................................................ 28
1.3.2. Hình thức của giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực
hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số ........................................................ 30
1

TIEU LUAN MOI download :


1.4. Vai trị hoạt động cơng tác xã hội trong giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
trong lĩnh vực hơn nhân gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số........................................ 34
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 35
1.5.1. Phương pháp duy vật biện chứng ............................................................... 35
1.5.2. Phương pháp duy vật lịch sử ...................................................................... 36
1.5.3. Phương pháp phân tích tài liệu .................................................................. 36
1.5.4. Phương pháp quan sát ................................................................................ 36
1.5.5. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................................... 36
1.5.6. Phương pháp Điều tra xã hội học .............................................................. 36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC HƠN NHÂN GIA ĐÌNH
CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ XÃ ĐẠI DỰC, HUYỆN TIÊN YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................................. 37
2.1. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật bình đẳng giới
trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã Đại Dực,

huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 37
2.1.1. Hoạt động tuyên truyền của Hội LHPN huyện Tiên Yên và Hội LHPN
xã Đại Dực ................................................................................................................ 37
2.1.2. Hoạt động thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên ............................... 38
2.1.3. Hoạt động thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, sân khấu hóa, hội thi,
câu lạc bộ .................................................................................................................. 40
2.1.4. Các hoạt động lồng ghép giáo dục pháp luật về bình đẳng giới ............... 42
2.1.5. Đánh giá chung .......................................................................................... 45
2.1.6. Một số tồn tại, hạn chế ............................................................................... 46
2.1.7. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế ............................................ 48
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 57
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
LĨNH VỰC HƠN NHÂN GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ
XÃ ĐẠI DỰC .......................................................................................................... 59
3.1. Quan điểm về giáo dục pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân
gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đại Dực, huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................ 59
2

TIEU LUAN MOI download :


3.1.1. Giáo dục BĐG nhằm giải phóng người phụ nữ DTTS khỏi những
ràng buộc của phong tục - tập quán lạc hậu, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia
các lĩnh vực đời sống xã hội ..................................................................................... 59
3.1.2. Giáo dục BĐG cho phụ nữ DTTS cần phải thay đổi nhận thức về vai trị
và vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội ................................................. 60
3.1.3. Giáo dục BĐG cho phụ nữ DTTS là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
của tồn xã hội và từng gia đình .............................................................................. 61

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp
luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số
xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ....................................................... 62
3.2.1. Phát huy vai trò nỗ lực vươn lên của phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã
Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............................................................. 62
3.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về
bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình ..................................................... 65
3.2.3. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội, báo cáo viên, cán bộ
chuyên trách cơ sở .................................................................................................... 67
3.2.4. Xây dựng, củng cố Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đại Dực thực sự vững mạnh,
phát huy đầy đủ vai trò nịng cốt trong cơng tác giáo dục bình đẳng giới cho phụ nữ
dân tộc thiểu số ......................................................................................................... 72
3.2.5. Huy động sự tham gia của tồn hệ thống chính trị vào cơng tác giáo dục
pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số ......................................... 74
3.2.6. Cấp ủy, chính quyền cần quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ cơng tác giáo dục
pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương ................................................................ 76
3.2.7. Xây dựng và nhân rộng mơ hình Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc nhằm
nâng cao nhận thức của người dân địa phương về bình đẳng giới .......................... 78
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 90

3

TIEU LUAN MOI download :


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BĐG


Bình đẳng giới

BCV, TTV

Báo cáo viên, tuyên truyền viên

CTXH

Công tác xã hội

CLB

Câu lạc bộ

DTTS

Dân tộc thiểu số

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

PBGDPL

Phổ biến giáo dục pháp luật

UBND

Ủy ban nhân dân


4

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tỷ lệ nam giới và phụ nữ tham gia sinh hoạt cộng đồng ........................ 44
Bảng 2.2: Tỷ lệ tiếp nhận giáo dục pháp luật bình đẳng giới qua các kênh
truyền thông .............................................................................................................. 45
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch nội dung tập huấn nhóm nịng cốt................................... 69
Bảng 3.2: Bảng kế hoạch thực hiện với khoảng thời gian cụ thể ............................ 70

5

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua cơng tác giáo dục pháp luật về bình đẳng giới nói chung,
giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho cán
bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người
nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểu
biết về pháp luật, nâng cao văn hóa pháp lý trong nhân dân, bước đầu tạo
dựng ổn định trong lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ở các đối
tượng cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, so với nhu cầu thực tiễn, công tác giáo
dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình vẫn còn
nhiều bất cập và hạn chế, đặc biệt giáo dục pháp luật cho đối tượng là phụ nữ
vùng dân tộc ít người (trong đó có phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đại Dực, huyện

Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh).
Đại Dực là xã miền núi nằm ở phía Đơng Bắc huyện Tiên n. Phía
Đơng giáp xã Quảng An - huyện Đầm Hà; phía Nam giáp xã Đơng Ngũ, phía
Tây giáp xã Phong Dụ - Huyện Tiên Yên; phía Bắc giáp xã Húc Động Huyện Bình Liêu. Diện tích của xã là 2708,77ha, Đại Đực là một trong 11 xã
miền núi khó khăn thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, dân số của xã
1556 người gồm 380 hộ; trong đó, người dân tộc thiểu số chiếm 99% (chủ
yếu là dân tộc Sán chỉ), 1% (là dân tộc Dao).
Phụ nữ dân tộc thiểu số sinh sống ở huyện miền núi có nền kinh tế thấp,
văn hóa, xã hội chưa phát triển, họ quan tâm đến nhu cầu tìm kiếm cơm ăn, áo
mặc hơn nhu cầu tiếp xúc các tri thức văn hóa, chuẩn mực xã hội trong đó có
pháp luật. Mặt khác, trình độ dân trí nói chung, trình độ kiến thức hiểu biết
pháp luật về bình đẳng giới của phụ nữ dân tộc còn tương đối thấp. Thiếu kiến
thức, hiểu biết pháp luật khiến cho phụ nữ dân tộc thiểu số khó khăn trong việc
bảo vệ quyền con người, khơng hiểu về bình đẳng giới, hạn chế trong việc tiếp
cận với những chính sách pháp luật dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số.
6

TIEU LUAN MOI download :


Do khoảng cách về vị trí địa lý, kinh tế khó khăn phụ nữ dân tộc thiểu số
khơng có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin, hơn nữa hàng ngày họ
phải tham gia lao động sản xuất nông nghiệp để lo kinh tế gia đình nên khơng
có thời gian tiếp cận, tìm hiểu về bình đẳng giới. Thực trạng đó đã và đang là
lực cản để phụ nữ dân tộc thiểu số tiến dần đến với bình đẳng giới.
Giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình
cho phụ nữ dân tộc thiểu số là một biện pháp hữu hiệu nhằm trang bị những
kiến thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật hơn nữa giúp họ hiểu
được quyền và nghĩa vụ trong hơn nhân gia đình. Vì vậy, hoạt động công tác
xã hội của Hội Phụ nữ trong giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ

dân tộc thiểu số xã Đại Dực, huyện Tiên Yên là vô cùng quan trọng.
Trên cơ sở đó tơi quyết định chọn “Hoạt động công tác xã hội đối với
giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho
phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình bởi đây là đề tài có nhiều điểm mới
và tính thực tiễn cao để áp dụng vào tình hình thực tế tại địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bước vào giai đoạn mới của tiến trình đổi mới, vấn đề bình đẳng của phụ
nữ nói riêng và bình đẳng giới nói chung có ý nghĩa quan trọng đặc biệt khi
nước ta thực hiện mục tiêu mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh
vực. Vì vậy, việc nghiên cứu về quyền bình đẳng tiếp tục là đề tài được nhiều
nhà khoa học quan tâm, đi sâu nghiên cứu nhằm khẳng định địa vị của người
phụ nữ và tạo cơ hội cho phụ nữ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp
cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Nhiều cơng trình, đề tài được công bố là cơ sở cho việc xây dựng và
hồn thiện pháp luật, chính sách dành cho phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ,
phịng, chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Một số cơng trình, đề tài
nghiên cứu được các chun gia dưới các góc độ và trong phạm vi khác nhau,
7

TIEU LUAN MOI download :


tiêu biểu là: Lê Ngọc H ng:

ã hội học về giới và phát triển”, Nxb Đại học

quốc gia Hà Nội, năm 2000; Ngơ Bá Thành: Sự bình đẳng về cơ hội kinh tế
của phụ nữ trong pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam”, xuất
bản năm 2001; Đưa vấn đề giới vào phát triển: thông qua sự bình đẳng giới

về quyền, nguồn lực và tiếng nói”, Nxb Văn hóa - Thơng tin, năm 2001;
Lương Phan Cừ: Bình đẳng giới- hiện trạng chính sách và pháp luật về bình
đẳng giới”, xuất bản năm 2004; Lê Thi - Viện khoa học xã hội Việt Nam:
Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững”,
Nxb Khoa học xã hội, năm 2004; Đỗ Thị Thạch: Phát huy nguồn lực trí thức
nữ Việt Nam trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị
quốc gia, năm 2005; Lê Ngọc Văn (chủ biên) - Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Viện Gia đình và giới: Nghiên cứu gia đình lý thuyết nữ quyền, quan
điểm giới”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2006; Viện Khoa học xã hội Việt
Nam,Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Trung tâm Nghiên cứu giới và gia
đình: Giới, việc làm và đời sống gia đình”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2007;
LS Trịnh Đình Thể: Suy nghĩ về bình đẳng giới dưới góc nhìn pháp luật”,
Nxb Tư pháp, năm 2007.
Đây cũng là một vấn đề của các luận văn và luận án đề cập đến: Dương
Thị Ngọc Lan: Hoàn thiện pháp luật về quyền lao động nữ ở Việt Nam hiện
nay”, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, năm 2000;
Chu Thị Thoa: Bình đẳng giới trong gia đình ở nơng thơn đồng bằng sông
Hồng hiện nay”, chuyên ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học, năm 2002;
Đặng Thị Ánh Tuyết: Bình đẳng giới ở nơng thơn miền núi phía Bắc hiện
nay”, Chun ngành

ã hội học; Hồng Mai Hương: Hồn thiện pháp luật

về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay”, Chuyên ngành Lý luận
và lịch sử Nhà nước và pháp luật,; Cao Quốc Việt: Hồn thiện pháp luật
phịng chống mua, bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay”, Chuyên ngành
Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, năm 2006; Nguyễn Thanh Sơn:
8

TIEU LUAN MOI download :



Hồn thiện pháp luật về phịng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay”,
chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, năm 2006; Thực
trạng bất bình đẳng giới trong gia đình ở xã Tân Lập, Sơng Lơ, Vĩnh Phúc”.
Vấn đề bình đẳng giới cịn được đề cập trong nhiều tạp chí pháp luật, tạp
chí phụ nữ, tạp chí nhân quyền và các hội thảo khoa học trên tồn quốc. Mặc
d đã có nhiều cơng trình về bình đẳng giới và quyền phụ nữ, nhưng nhìn
chung những cơng trình nêu trên chỉ mới đề cập một số khía cạnh liên quan
đến bình đẳng giới, bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình. Đề
tài:"Hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Đại Dực,
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh hiện nay” sẽ góp phần làm phong phú thêm
vào dữ liệu cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề giáo dục bình đẳng giới
trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình cho phụ nữ nghèo. Thơng qua nghiên
cứu, tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp nâng cao hoạt động công
tác xã hội giúp trang bị kiến thức về pháp luật bình đẳng giới về hơn nhân và
gia đình cho đối tượng là phụ nữ v ng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm nâng
cao kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật và từng bước thay đổi
nhận thức, hành vi của phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đại Dực, huyện Tiên Yên.
Mặc d đây không phải là đề tài mới hồn tồn nhưng có thể thấy một số
điểm khác biệt so với các cơng trình nghiên cứu khác, cụ thể:
Thứ nhất, về khách thể nghiên cứu: được tiến hành ở xã Đại Dực, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Thứ hai, về đối tượng nghiên cứu: hoạt động công tác xã hội đối với giáo
dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ
dân tộc thiểu số.
Thứ ba, về hoạt động trợ giúp, hỗ trợ cho nhóm đối tượng được xây
dựng bằng cách khai thác, sử dụng chính những nguồn lực sẵn có của địa
phương và cộng đồng.

9

TIEU LUAN MOI download :


3. Những đóng góp của luận văn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn là cơng trình khoa học góp phần bổ sung thêm nguồn tài liệu
trong giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình
cho phụ nữ; qua trường hợp phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đại Dực, huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh. Do đó, luận văn có một số đóng góp như sau:
- Hệ thống hóa các khái niệm và lý thuyết, chỉ ra các đặc trưng, các
phương pháp phát triển hoạt động cơng tác xã hội nhóm trong giáo dục pháp
luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc
thiểu số; luận văn cũng chỉ ra được các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh
hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc
thiểu số.
- Dựa trên kết quả điều tra khảo sát thực tiễn, các nguồn tài liệu sẵn có,
luận văn đã phân tích, đánh giá, chỉ ra được kết quả, hạn chế, nguyên nhân
của những kết quả và hạn chế hoạt động công tác xã hội trong giáo dục pháp
luật về bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số.
- Luận văn đưa ra được các giải pháp toàn diện đảm bảo cho việc giáo
dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ
dân tộc thiểu số đạt hiệu quả cao hơn trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích ứng dụng tiến trình hoạt
động cơng tác xã hội nhóm với đối tượng là phụ nữ dân tộc thiểu số dựa trên
việc tìm hiểu thực trạng, khảo sát chính nhu cầu của họ với pháp luật về bình
đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình. Qua đó, giúp cho đối tượng có cơ
hội chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống để họ có thể tiếp cận

và biết đến pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình
nhiều hơn nữa.
10

TIEU LUAN MOI download :


Các giải pháp mà luận văn đưa ra có thể làm tài liệu trong công tác giáo
dục pháp luật đối với bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho
nhóm đối tượng là phụ nữ v ng đồng bào dân tộc thiểu số trong tồn tỉnh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1. Mục đích nghiên cứu
Hoạt động cơng tác xã hội nhóm trong giáo dục pháp luật đối với bình
đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã
Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Qua đó giúp cho phụ nữ dân tộc
thiểu số tiếp cận, hiểu thêm về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả tập trung vào nghiên cứu để làm rõ
hoạt động cơng tác xã hội nhóm đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Đại Dực,
huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh:
- Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động cơng tác xã hội nhóm đối với giáo
dục pháp luật về bình đẳng giới trong hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc
thiểu số.
- Phân tích thực trạng tình hình hiểu biết pháp luật về bình đẳng giới
trong hơn nhân gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số.
- Hoạt động giáo dục về bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại
địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động công tác xã hội giúp phụ nữ dân
tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trong hơn

nhân gia đình.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đại Dực,
huyện Tiên Yên.
11

TIEU LUAN MOI download :


5.2. Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ là người dân tộc thiểu số xã Đại Dực, huyện Tiên Yên.
Chính quyền địa phương, cán bộ Hội LHPN xã, các Đồn thể chính trị
xã hội khác (Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên), nam giới (là người dân tộc).
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao
hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong
hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Đại Dực hiện nay.
Về không gian: Trong phạm vi xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh.
Về thời gian: Thực hiện nghiên cứu trong năm 2017
6. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhận thức pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn
nhân gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đại Dực, huyện Tiên Yên hiện
nay như thế nào?
- Hoạt động công tác xã hội trong giáo dục pháp luật về bình dẳng giới
trong hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đại Dực, huyện Tiên
Yên được triển khai ra sao?

- Hoạt động công tác xã hội trong giáo dục pháp luật về bình dẳng giới
trong hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số có những thuận lợi và
khó khăn gì?
- Giải pháp nào cần triển khai để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác
xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong hơn nhân gia đình
cho phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh với trình độ kiến thức hiểu biết pháp luật về bình đẳng giới của phụ nữ
12

TIEU LUAN MOI download :


dân tộc còn tương đối thấp. Do khoảng cách về vị trí địa lý, kinh tế khó khăn
phụ nữ dân tộc thiểu số khơng có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin,
hơn nữa hàng ngày họ phải tham gia lao động sản xuất nông nghiệp để lo kinh
tế gia đình nên khơng có thời gian tiếp cận, tìm hiểu về bình đẳng giới.
- Giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình
cho phụ nữ dân tộc thiểu số là một biện pháp hữu hiệu nhằm trang bị những
kiến thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật hơn nữa giúp họ hiểu
được quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân gia đình.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
bao gồm có 3 chương.

13

TIEU LUAN MOI download :



Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Hoạt động cơng tác xã hội
Theo Giáo trình Nhập mơn Cơng tác xã hộicủa B i Thị

n Mai thì

cơng tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó
khăn hoặc những người bị đẩy ra ngồi xã hội (người nghèo, người khuyết tật,
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già...). Sứ mạng của ngành công
tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu:
- Những rào cản trong xã hội
- Sự bất cơng.
- Và sự bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng kinh tế.
Từ khái niệm về cơng tác xã hội, có thể hiểu hoạt động cơng tác xã hội
là hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, rào cản, bất cơng
trong xã hội. Đối tượng được hướng đến chăm sóc, phục vụ đều là những đối
tượng có hồn cảnh đặc biệt, là những người cần chăm sóc sức khỏe, được
bảo vệ, che chở…
- Giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng
cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách (Thuyết phục, nêu
gương, ám thị...) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó
nâng cao ý thức tơn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của
đối tượng [25].
- Bình đẳng giới
TheoLuật Bình đẳng giới, Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng

như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.
14

TIEU LUAN MOI download :


Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và cùng:
+ Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các
nguyện vọng của mình.
+ Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn
lực xã hội và thành quả phát triển.
+ Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình [8]
Luật Bình Đẳng Giới ra đời năm 2006 định nghĩa bình đẳng giới là việc
nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy
năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng
như nhau về thành quả của sự phát triển đó.” Vai trị và vị trí ngang nhau
khơng có nghĩa là nam và nữ phải có những trách nhiệm giống nhau trong xã
hội. Trái lại, định nghĩa này nhấn mạnh việc thừa nhận và tôn trọng sự khác
biệt trong vai trò và trách nhiệm của nam và nữ giới trong gia đình cũng như
ngồi xã hội. Bình đẳng giới cũng có nghĩa nam và nữ hưởng quyền lợi như
nhau, thừa hưởng những cơ hội và điều kiện để tiếp cận nguồn lực một cách
bình đẳng và tận hưởng những thành quả của phát triển xã hội, văn hóa, chính
trị và kinh tế. Thể hiện cao nhất của bình đẳng giới là qua việc đánh giá ngang
nhau tiếng nói của nam giới và nữ giới trong những quyết định của gia đình
và xã hội.
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình
Bình đẳng giới trong gia đình là việc vợ và chồng, con trai và con gái,
các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trị ngang nhau, quyền
được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình

và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản
thân và của gia đình. Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình
được tự do tham gia vào các cơng việc gia đình và ngồi xã hội tùy theo khả
năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau
15

TIEU LUAN MOI download :


hoặc khác nhautrong gia đình t y theo mục đích của mỗi người, được tự do
lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người.
Tuy nhiên, bình đẳng khơng có nghĩa là bằng nhau, do đặc điểm sinh học
khác nhau và tính chất vai trị khác nhau mà sẽ có những sự bình đẳng thực
chất phù hợp với từng cá nhân trong gia đình.[20]
- Phụ nữ dân tộc thiểu số
Phụ nữ dân tộc thiểu số là phụ nữ thuộc các dân tộc có số dân ít hơn so
với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: Tày, N ng, Ê đê…
- Hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
trong hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số.
1.2. Địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm, tình hình có liên quan đến giáo dục pháp luật về bình
đẳng giới trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số xã
Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
1.2.1.1. Khái quát đặc điểm xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
1.2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:Tiên Yên là một huyện miền núi thuộc khu vực Miền Đơng
của tỉnh; phía Bắc giáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình
Liêu, phía Đơng giáp huyện Đầm Hà, phía Tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã
Cẩm Phả, phía Nam giáp huyện Vân Đồn. Với diện tích rộng 64.789 ha, đứng

thứ hai trong tỉnh sau Hoành Bồ,...
Theo Nghị định số 58/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ, xã
Đại Dực được chia tách thành xã Đại Dực và xã Đại Thành. Sau khi điều
chỉnh địa giới hành chính, xã Đại Dực là có diện tích 25.61 km², là một trong
12 xã, thị trấn thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đại Dực là xã v ng
cao của huyện Tiên n, có vị trí nằm ở phía đơng bắc huyện Tiên n, phía
bắc giáp xã Tình Húc và xã Húc Động, huyện Bình Liêu; phía tây bắc giáp xã
16

TIEU LUAN MOI download :


Vơ Ngại, huyện Bình Liêu, phía đơng giáp xã Quảng An, huyện Đầm Hà;
phía tây nam giáp xã Đại Thành, huyện Tiên Yên và phía nam giáp các xã
Yên Than và Đông Ngũ, huyện Tiên Yên. Từ xã Đại Dực đến trung tâm
huyện Tiên Yên có khoảng cách gần 30km.
- Địa hình:Địa hình Tiên Yên chủ yếu là đồi núi, thung lũng, có nhiều
sơng suối. Theo đặc điểm địa hình huyện có thể chia làm 2 v ng sau: V ng
miền núi gồm 6 xã: Hà Lâu, Điền

á, Yên Than, Phong Dụ, Đại Dực, Đại

Thành; v ng đồng bằng ven biển gồm 6 xã, thị trấn: Đông Ngũ, Đông hải, Hải
Lạng, Tiên Lãng, Đồng Rui và Thị Trấn.

ã Đại Dực có địa hình đặc trưng

của v ng miền núi huyện Tiên Yên, nằm lọt ở chân dãy Pạc Sủi và dẫy Thung
Châu với nhiều đỉnh cao trên 700m.
1.2.1.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội

- Đặc điểm dân cư:
Tiên Yên hiện có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống với gần 4,9 vạn dân;
trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 50,2% dân số. Vài năm trở lại đây,
v ng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực: đời
sống người dân dần cải thiện, trình độ dân trí từng bước được nâng cao,
khoảng cách giữa các vùng dần được thu hẹp...
Là xã vùng cao nằm ở phía đơng bắc của huyện Tiên n, xã Đại Dực
có 5 thơn bản với 375 hộ, 1.513 nhân khẩu. Trong đó, 100% người dân là
đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống cịn rất nhiều khó khăn.Dân cư tại xã
Đại Dực chỉ yếu là người Sán Chỉ. Người Sán Chỉ chiếm tới 95% dân số xã,
phần còn lại là các dân tộc khác. Người Sán Chỉ sống tập trung thành từng
xóm nhỏ, thường được sắp xếp theo một hệ thống nhất định trên sườn núi cao
và nơi gần nguồn nước. Độ tuổi của người dân xã Đại Dực phân bổ khá đều,
trong đó, người dân có số tuổi dưới 30 tuổi chiếm khoảng 30%, từ 30 tuổi đến
60 tuổi chiếm 45%, trên 60 tuổi chiếm 25%.
17

TIEU LUAN MOI download :


- Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Trong thời gian qua với nguồn vốn được phân bổ từ Dự án hỗ trợ phát
triển sản xuất, Đại Dực tập trung khảo sát và xây dựng những mơ hình kinh tế
ph hợp với điều kiện của xã, từ đó nâng cao mức sống của người dân. C ng
với đó, các hội, tổ chức, đồn thể của xã cũng đẩy mạnh cơng tác vận động,
tuyên truyền và giúp đỡ hộ nghèo tích cực tham gia các dự án phát triển kinh
tế. Nhờ vậy, một số mơ hình hay, cách làm hiệu quả đã được triển khai, thu
hút được sự quan tâm của người dân và sớm nhân ra trên diện rộng. Chẳng
hạn như Dự án chăn nuôi, bảo tồn giống gà Tiên Yên với hơn 100 lượt hộ
nghèo tham gia; mơ hình ni chim trĩ, ngan pháp, tắc kè; mơ hình trồng

thanh long ruột đỏ, hỗ trợ mơ hình trồng và chế biến miến dong trên địa bàn
tồn xã…
Hiệu quả từ các chính sách của Trung ương và tỉnh tại v ng miền núi,
biên giới, dân tộc thiểu số trên địa bàn xã đã góp phần khơng nhỏ trong việc
thay đổi nhận thức và từng bước cải thiện đời sống của người dân nơi đây.
Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã Đại Dực năm 2006 là 83,8% thì nay giảm
xuống chỉ cịn dưới 20%. Với tốc độ phát triển như hiện nay, tin rằng, Đại
Dực sẽ thực hiện thành công công tác xố nghèo trong thời gian khơng xa.
Song song với việc đẩy mạnh công tác phát triển kinh tế, Đại Dực còn
chú trọng thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống của
người dân nơi đây. Từ sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh và huyện, đến nay Đại
Dực đã có đường bê tơng đến trung tâm xã; cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường
tiểu mạch, cơng trình thuỷ lợi, điện …hay các cơng trình phúc lợi xã hội khác
được đặc biệt quan tâm đầu tư, trong đó được đầu tư lớn nhất là hệ thống
trường học và các điểm trường v ng khó. Điều này đã giúp cho con em đồng
bào dân tộc v ng sâu, v ng xa có điều kiện thuận lợi để đến trường. Tỷ lệ m
chữ của con em người dẫn xã Đại Dực đã giảm mạnh.
18

TIEU LUAN MOI download :


1.2.2. Khái quát tình hình Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tiên Yên và xã Đại
Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ huyện, Hội Liên hiệp phụ nữ
xã Đại Dực
Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, Hội LHPN huyện Tiên Yên luôn xác định
công tác phát triển tổ chức, xây dựng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm,
then chốt, là yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hội
và phong trào phụ nữ.

Từ năm 2006 đến nay, Ban thường vụ Hội LHPN huyện Tiên Yên đã tập
trung mọi nguồn lực, kỹ thuật, xây dựng các chương trình, đề án để phát triển
tổ chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đề án Nâng cao
năng lực tổ chức Hội, phát triển nguồn cán bộ Hội, cán bộ nữ ở các vị trí ra
quyết định”; Kế hoạch Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Hội, chỉ đạo, đỡ
đầu các xã, các chi hội v ng khó khăn”.
* Cơ cấu tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tiên Yên:
Nhiệm kỳ 2016 - 2021 cơ cấu 35 đồng chí ủy viên Ban chấp hành Hội
LHPN huyện, trong đó có 7 đồng chí Ủy viên BTV (05 đồng chí chuyên trách
cấp huyện và 01 đồng chí Bán chuyên trách của ngành và 01 đồng chí tại cơ
sở). Cơ quan Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tiên n gồm có 08 cán bộ (Trong
đó 05 đồng chí chuyên trách trong biên chế, 03 đồng chí cán bộ hợp đồng cho
quỹ phát triển "vì phụ nữ nghèo".
* Cơ cấu tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ xã Đại Dực:
Nhiệm kỳ 2016 - 2021, cơ cấu 8 đồng chí ủy viên Ban chấp hành, trong
đó có 01 đồng chí chủ tịch Hội, 01 đồng chí Phó chủ tịch Hội, 01 đồng chí Ủy
viên BTV Hội LHPN xã Đại Dực.
1.2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ
* Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tiên Yên:
Số lượng và chất lượng: Nhiệm kỳ 2016 - 2021, có 35 đồng chí Ủy viên
BCH Hội, 7 đồng chí Ủy viên Ban thường vụ; có 5 đồng chí cán bộ chun
19

TIEU LUAN MOI download :


trách cấp huyện, trong đó 1 đồng chí Chủ tịch, 02 đồng chí Phó chủ tịch, 02
đồng chí cán bộ:
+ Về chun mơn:
07 đồng chí có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ:


87,5 %

01 đồng chí có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ:

12,5 %

+ Về chính trị:
- 02 đồng chí có trình độ cao cấp, chiếm tỷ lệ:

25%

- 2 đồng chí có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ:

25%

- 04 đồng chí có trình độ sơ cấp, chiếm tỷ lệ:

50%

Cơ cấu độ tuổi:
+ Độ tuổi dưới 35: có 05 đồng chí, chiếm tỷ lệ:

62,5%

+ Độ tuổi từ 36 - 45: có 02 đồng chí, chiếm tỷ lệ:

25%

+ Độ tuổi từ 46 - 55 có 01 đồng chí, chiếm tỷ lệ:


12.5 %

* Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đại Dực:
Về trình độ chun mơn: 01 đồng chí có trình độ Đại học, chiếm tỷ lệ:
12,5%; 01 đồng chí có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ: 12,5%. Về chính trị: 01
đồng chí có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ: 12,5%; 01 đồng chí có trình độ sơ
cấp, chiếm tỷ lệ: 12,5%.
Cơ cấu độ tuổi:có 08 đồng chí Ủy viên BCH, trong đó:
+ Độ tuổi dưới 35: có 01 đồng chí, chiếm tỷ lệ: 08%
+ Độ tuổi từ 35 đến 45: có 04 đồng chí, chiếm tỷ lệ: 32%
+ Độ độ tuổi từ 46 đến 55: có 02 đồng chí, chiếm tỷ lệ:

16%

+ Độ tuổi trên 55: có 01 đồng chí, chiếm tỷ lệ: 08%.
1.2.2.3. Trình độ, năng lực cơng tác của đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ
- Về trình độ và năng lực cơng tác:
+ Đối với cấp huyện:
Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp huyện làm việc có kế hoạch, phân cơng
trách nhiệm rõ ràng, hầu hết đều hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy
20

TIEU LUAN MOI download :


nhiên, do số lượng biên chế ở các huyện quá ít, chỉ từ 3 - 6 đồng chí nên khó
khăn trong việc bố trí, thực hiện cơng việc. Thơng thường mỗi đồng chí phụ
trách 1- 2 nhiệm vụ, đồng thời kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ chính trị địa
phương dẫn đến tình trạng quá tải, tạo nên sức ép cho cán bộ huyện, tính

chuyên sâu chưa cao, nhiều lúc sa vào cụ thể, bị động, chạy theo sự vụ...
+ Đối với cấp xã:
Ở xã, chỉ có đồng chí Chủ tịch Hội là cán bộ chuyên trách, cấp phó là
bán chuyên trách, một số kiêm thêm các nhiệm vụ khác của địa phương. Quá
trình thực hiện nhiệm vụ, hầu hết các đồng chí đều phát huy được vai trị,
trách nhiệm, hồn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức,
kỹ năng điều hành quản lý, tham mưu và tính kế hoạch chưa cao, hoạt động
cụ thể nhiều... nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
Đại đa số cán bộ Hội đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng; phẩm chất đạo đức, tư cách trong sáng, thực hiện tốt kỷ
luật, kỷ cương hành chính. Ln nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành
nguyên tắc tập trung dân chủ trong chỉ đạo thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của huyện và của Hội.
Gương mẫu về đạo đức, lối sống, có lối sống giản dị, gần gũi, được quần
chúng nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
Đội ngũ Ban Chấp hành Hội LHPN các cấp, nhiệm kỳ 2011 - 2016 có tỷ
lệ cán bộ trẻ chiếm khá đơng, có năng lực, được đào tạo khá cơ bản, có tính
sáng tạo, nhạy bén trong cơng việc, khả năng tiếp cận công việc nhanh, nếu
được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng sâu về nghiệp vụ công tác Hội và rèn luyện
qua thực tiễn chỉ đạo phong trào thì sẽ đảm nhận tốt nhiệm vụ và tiếp tục đưa
phong trào phụ nữ phát triển trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.
21

TIEU LUAN MOI download :


Trên cơ sở những kết quả đạt được trong những năm qua và căn cứ trình
độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội các cấp, Ban thường vụ Hội LHPN

huyện đánh giá có 15 % cán bộ Hội các cấp của huyện đạt hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ, 50% cán bộ Hội LHPN hoàn thành tốt nhiệm vụ, 31% cán bộ
hoàn thành nhiệm vụ, 4 % cán bộ hoàn thành nhiệm ở mức hạn chế.
1.2.3. Đặc điểm phụ nữ dân tộc Sán Chỉ ở xã Đại Dực, huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh
1.2.3.1. Đặc điểm kinh tế
Làng xóm của người Sán Chỉ thường tập trung một vài hộ gia đình đến
vài chục hộ gia đình t y vào thời gian sinh sống hay thời gian hình thành của
làng, họ sống gắn bó đồn kết với nhau. Người Sán Chỉ làm ruộng nước là
chính, nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng, vì điều kiện khơng có ruộng nên
nghề chính của những người dân vẫn là nghề làm nương rẫy (lúa nương).
Ngoài ra, người dân tộc Sán Chỉ còn tham gia chăn ni và trồng trọt. Đây là
nghề chính đem lại thu nhập chủ yếu cho từng gia đình người Sán Chỉ. Bên
cạnh đó, họ có nghề thủ cơng như làm mộc, đan lát mây tre, rèn. Tuy nhiên,
những sản phẩm này chỉ mang tính tự cung, tự cấp trong cộng đồng, chưa trở
thành hàng hóa phổ biến. Nhiều nghề thủ cơng hiện vẫn được người Sán Chỉ
giữ gìn và phát triển. Do vai trò của người phụ nữ dân tộc Sán Chỉ phụ thuộc
vào người chồng - là chủ trong gia đình nên người phụ nữ phụ thuộc kinh tế
vào người chồng. Trong gia đình, người phụ nữ dân tộc Sán Chỉ thường là lao
động chính của nghề làm ruộng, ngồi ra họ cịn làm các nghề thủ cơng và tự
may trang phục mặc thường ngày cho cả gia đình.
1.2.3.2. Phong tục tập quán
Trong gia đình người Sán Chỉ, người cha là chủ nhà. Tuy nhà trai tổ
chức cưới vợ cho con nhưng sau cưới, cô dâu lại về ở với cha mẹ đẻ, thỉnh
thoảng mới về nhà chồng, cho đến khi mang thai mới về hẳn với chồng.
Người Sán Chỉ ăn cơm tẻ là chính. Rượu cũng được d ng nhiều, nhất là trong
22

TIEU LUAN MOI download :



×