Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TRƯ NG TẤT T ẮNG

TRI T

N ÂN IN


NG

LUẬN VĂN T Ạ

Ủ ĐẠO GI
Ủ N

TRI T HỌC

HÀ NỘI - 2013

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TRƯ NG TẤT T ẮNG


TRI T

N ÂN IN


NG

Ủ ĐẠO GI
Ủ N

LUẬN VĂN T Ạ

TRI T HỌC

T
Mã số:

N ườ

c

60 22 80

ướng dẫn khoa h c: PG

T

V VĂN T UẤN

HÀ NỘI – 2013


TIEU LUAN MOI download :


LỜI

M ĐO N

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
T
n Thuấn
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận v n đều
trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 n m 2013
Tác giả luậ vă

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1

ươ

1

Ở HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG
BẢN CHO SỰ R ĐỜI TRI T LÝ NHÂN SINH CỦ ĐẠO GIA .............. 6


Cơ sở hình thành triết học Đạo gia ............................................................. 6

1.1.

1.1.1. Bối cảnh ra đời triết học Đạo gia .................................................................. 6
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Đạo gia ................................................... 10

Tiền đề tư tưởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của
Đạo gia ............................................................................................................. 14

1.2.

1.2.1. Học thuyết về “Đạo” và “Đức” trong tư tưởng của Lão Tử và

Trang Tử .......................................................................................................... 14
1.2.2. Nhận thức luận của Lão Tử và Trang Tử................................................ 24
1.2.3. Thuật dưỡng sinh của Đạo gia .................................................................... 27
1.3. Đạo giáo - sự biến tướng của Đạo gia ................................................................... 32
ươ

2. NỘI DUNG VÀ

NG

TRI T LÝ NHÂN SINH CỦ ĐẠO GIA ....... 35

2.1.

Con người nhận thức về thế giới và về mình ........................................ 36


2.2.

Cách hành động của con người trong thế giới ....................................... 40
2.2.1. Học thuyết “Vô vi nhi trị” ............................................................................ 40
2.2.2. Vị ngã, qúy kỷ, toàn sinh .............................................................................. 50
2.2.3. Nhu nhược và bất tranh ................................................................ 59
2.2.4. Cùng tắc biến............................................................................... 62
2.2.5. Công thành thân thoái .................................................................. 64
2.2.6. Dĩ đức báo oán ............................................................................ 66
2.2.7. Tu luyện thần khí hóa................................................................... 69

2.3. Ý nghĩa triết lý nhân sinh của Đạo gia .................................................... 70
2.3.1. Ý nghĩa lịch sử ............................................................................ 70
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................... 73
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 83

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THI T CỦ ĐỀ TÀI

Đạo gia là một trào lưu triết học cổ đại Trung Hoa xuất hiện từ thời Xuân
Thu - Chiến Quốc. Triết học Đạo gia chứa đựng những tư tưởng hàm xúc sâu
sắc, ẩn ý và được ví như một kim tự tháp lớn trong triết học Trung Quốc cổ đại.
Triết học Đạo gia cùng với Nho gia và các trường phái triết học khác đã dẫn dắt
và làm giàu hệ tư tưởng văn hóa Trung Quốc và một số các quốc gia lân cận
trong đó có Việt Nam. Mặc dù cịn nhiều hạn chế nhưng chúng ta khơng thể phủ

nhận vai trị của triết học Đạo gia.Với tư cách là một nhà nghiên cứu chúng ta
cần phải chỉ rõ được những ưu, nhược điểm của triết học Đạo gia và vai trò của
nó trong xây dựng, phát triển xã hội ngày nay. Có thể nói, mỗi thời đại đi qua
đều để lại cho chúng ta những dấu ấn riêng biệt và những đóng góp nhất định
cho sự phát triển chung của nhân loại. Triết lý nhân sinh của Đạo gia xuất hiện
từ thời cổ đại, nhưng đóng góp của nó trong việc xây dựng nền tảng xã hội là rất
đậm nét. Vì vậy, nghiên cứu và đánh giá triết học Đạo gia thời nào cũng vậy là
cần thiết1.
Đất nước ta có vị trí địa lý giáp Trung Quốc, cùng với việc phải trải qua
hàng nghìn năm đơ hộ của qn xâm lược phương Bắc nên chúng ta đã có sự
giao lưu, tiếp biến sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh sự phát triển mạnh
mẽ của Nho giáo thì Đạo gia cũng có vai trị nhất định và ảnh hưởng đến quan
niệm sống, triết lý sống của nhiều thế hệ người Việt. Rất nhiều triều đại Việt
Nam có tổ chức thi tam giáo đồng nguyên Nho - Phật - Lão. Như vậy, với triết
lý nhân sinh có bản chất riêng, Đạo gia đã khẳng định được vị trí trong xây
dựng đất nước. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và
phát triển kinh tế thị trường mở cửa hội nhập thì những tư tưởng thời cổ đại
khơng cịn phù hợp nữa nhưng ở đâu đó triết lý nhân sinh sâu sắc của Đạo gia
1. Đạo gia là một hệ tư tưởng triết học do Lão Tử sáng lập thời Xuân thu - Chiến quốc. Đạo giáo là một tôn giáo
bản địa Trung Quốc do Trương Đạo Lăng sáng lập thời Đông Hán.

1

TIEU LUAN MOI download :


vẫn tồn tại trong xã hội. Đặc biệt, trong đời sống xã hội Việt Nam ngày nay,
hiện tượng mê tín dị đoan có xu hướng ngày một gia tăng và phức tạp. Những
hiện tượng đó bắt nguồn một phần từ Đạo giáo, một biến tướng của Đạo gia.
Đạo giáo là tôn giáo bản địa Trung Quốc do Trương Đạo Lăng sáng lập vào thời

Đông Hán và tôn Lão Tử là giáo chủ của tơn giáo này. Do đó việc nghiên cứu
Đạo gia vừa thấy được ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, vừa đẩy lùi những hiện tượng
mê tín dị đoan theo tôi là cần thiết trong xã hội ngày nay. Đặc biệt, chủ tịch Hồ
Chí Minh cịn kế thừa và vận dụng sáng tạo thành cơng nhiều giá trị có ích trong
triết lý nhân sinh của Đạo gia. Hơn nữa, trong đời sống xã hội hiện nay, một bộ
phận con người có biểu hiện suy đồi, tha hóa về đạo đức gia tăng. Thiên nhiên,
môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề do con người đã can thiệp quá sâu vào
mơi trường tự nhiên. Vì vậy có thể thấy việc nghiên cứu triết lý nhân sinh Đạo
gia ở một khía cạnh nào đó giúp con người thấy được những cảnh báo của Lão
Tử là một vấn đề cần phải được giải quyết.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tìm hiểu Đạo gia là một vấn đề không mới nhưng đến nay vẫn cịn có rất
nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về trường phái triết học này. Hầu hết, các nhà
nghiên cứu tranh luận vấn đề về tên gọi, năm sinh, năm mất của Lão Tử, Trang
Tử, cũng như Khổng Tử có đến gặp Lão Tử hay khơng? Tuy nhiên, ở đây chúng
ta vẫn phải dựa vào cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên là tài liệu chính thống nhất.
Trong cuốn sách “Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc” các nhà
nghiên cứu như PGS.TS Dỗn Chính, PGS.TS Trương Văn Chung, PGS.TS
Nguyễn Thế Nghĩa, PGS.TS Vũ Tình… đã trình bày khá cụ thể cuộc đời, sự
nghiệp và tư tưởng của các triết gia trường phái Đạo gia.
Trong cuộc hội thảo Đạo gia và văn hóa tại trung tâm Trung Quốc học
thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Lê Văn Quán có bài: Đạo gia
với v n hóa phương Đông. Bài viết đã khái quát sự ảnh hưởng tư tưởng của Đạo
gia đối với đời sống văn hóa phương Đơng nói chung và chỉ ra những giá trị
hiện đại của văn hóa Đạo gia. PGS.TS Vũ Minh Tâm có bài: Từ v n hóa Đạo
gia đến triết luận Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài viết đưa ra những quan niệm về vũ
2

TIEU LUAN MOI download :



trụ, về nhân sinh cơ bản của Đạo gia ẩn hiện trong màng lưới tư tưởng Nguyễn
Bỉnh Khiêm. PGS.TS Nguyễn Thanh Giang có bài: Tư tưởng sùng thượng thiên
nhiên của Đạo gia với bài Côn ơn ca của Nguyễn Trãi, TS Lã Nhâm Thìn có
bài:

n chương Nguyễn Trãi nhìn từ ảnh hưởng của Đạo gia. Cả hai bài viết

của PGS.TS Nguyễn Thanh Giang và TS Lã Nhân Thìn đều nói đến sự ảnh
hưởng sâu sắc tư tưởng Đạo gia đến văn chương Nguyễn Trãi. Sự ảnh hưởng đó
là khá tồn diện từ cảm hứng sáng tác cho đến nghệ thuật biểu hiện. PGS Trần
Nghĩa có bài: Việt Nam trong quá khứ đã tiếp nhận những gì ở tư tưởng Đạo
gia Trung Quốc. Bài viết cũng đã khái quát những dấu ấn của Đạo gia và một
biến tướng của nó là Đạo giáo ở Việt Nam qua hai thời kỳ: thời kỳ Bắc thuộc và
thời kỳ độc lập tự chủ…
Như vậy, hầu hết các sách, các bài viết của các nhà nghiên cứu đều khái
quát rất đầy đủ những nội dung tư tưởng cơ bản của triết học Đạo gia. Những tư
tưởng triết học đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người Phương đơng
trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, các bài viết đã phân tích rõ sự khác biệt
giữa Đạo gia và Đạo giáo mà nhiều người lầm tưởng đó là một học thuyết. Các
nhà nghiên cứu đều cho rằng tư tưởng triết học mà Lão Tử sáng lập là một tư
tưởng lớn trong Cửu gia nhưng mảnh đất có sức sống mà tồn tại, phát triển
mạnh cho đến ngày nay lại là Đạo giáo. Tinh thần của Đạo giáo đã ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người Phương đơng chúng ta bởi
những hiện tượng mê tín dị đoan ngày càng gia tăng. Hiện nay, các tài liệu rõ
ràng về Đạo gia cũng khơng nhiều, đại đa số đó là các sách giáo trình đại cương
ở góc độ lịch sử văn hóa. Những người nghiên cứu về Đạo gia cũng tương đối ít
và cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể và chi tiết về vấn đề triết lý nhân
sinh của Đạo gia. Những nhà nghiên cứu chỉ khái quát phần nào ảnh hưởng của

tư tưởng Đạo gia đến tư tưởng của các nhà triết học khác.
Vì vậy, với đề tài: Triết lý nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó, tơi
mong muốn phân tích cụ thể những nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh của
triết học Đạo gia và rút ra ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội, nêu lên một
tiếng nói góp phần làm rõ những vấn đề đã đặt ra.
3

TIEU LUAN MOI download :


3. MỤ ĐÍ

VÀ N IỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

3.1. Mục đíc
Luận văn góp phần làm rõ những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh
Đạo gia và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội.
3.2. Nhiệm vụ
Với mục đích như trên luận văn cần giải quyết những vấn đề sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở hình thành và những tiền đề tư
tưởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia.
- Phân tích, hệ thống hóa những nội dung cơ bản triết lý nhân sinh của
Đạo gia.
- Phân tích ý nghĩa của Đạo gia trong đời sống xã hội.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự hình thành và những tiền đề tư tưởng
cho sự ra đời triết lý nhân sinh của Đạo gia, nhấn mạnh nội dung cơ bản triết lý
nhân sinh của Đạo gia từ đó chỉ ra được ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội.
5


Ở LÝ LUẬN VÀ P Ư NG P ÁP NG IÊN

ỨU

- Đề tài nghiên cứu dựa vào những tác phẩm kinh điển của Đạo gia như
“Đạo đức kinh”, “Nam Hoa kinh”. Ngoài ra, luận văn còn dựa vào các sách, các
ấn phẩm và các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thế hệ đi
trước đã nghiên cứu về Đạo gia.
- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin để xem xét và đánh giá, đồng thời kết hợp phương pháp lôgic và lịch
sử, phân tích và tổng hợp tài liệu.
6 Đ NG G P

ỦA LUẬN VĂN

- Luận văn đã góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống q trình hình
thành và những tiền đề tư tưởng cơ bản cho sự ra đời triết lý nhân sinh của
Đạo gia, đặc biệt đi sâu nghiên cứu nội dung triết lý nhân sinh của Đạo gia.
Trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa triết lý nhân sinh của Đạo gia đối với đời sống xã
hội hiện nay.
4

TIEU LUAN MOI download :


- Với nội dung nghiên cứu như vậy luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo để phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy triết học và nâng cao đời sống văn
hóa trong xã hội hiện nay.
7. K T CẤU CỦA LUẬN VĂN


Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn bao gồm 2
chương, 6 tiết.

5

TIEU LUAN MOI download :


ươ

1

Ở HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG

BẢN

CHO SỰ R ĐỜI TRI T LÝ NHÂN SINH CỦ ĐẠO GIA

1.1.

ơ sở hình thành tri t h c Đạo gia

1.1.1. Bối cả

a đời triết học Đạo gia

Đạo gia là một hệ tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại xuất hiện vào thời
Xuân Thu - Chiến Quốc (khoảng 770 đến 221 trước Công nguyên). Thời kỳ
này, xã hội Trung Quốc trải qua những biến động lớn lao cả về kinh tế - chính

trị - xã hội cũng như sự quyết liệt trong phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là giai đoạn giao thời hay bước
chuyển giữa chế độ chiếm hữu nô lệ suy tàn sang chế độ phong kiến sơ kỳ đầu
tiên [8, tr.175]. Thời kỳ này bắt đầu từ thời Tây Chu (khoảng 1111 đến 770
trước Công nguyên, Đông Chu khoảng 770 đến 221 trước Công nguyên), lịch
sử gọi thời kỳ này là thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Cuối thời Tây Chu, xã hội nô
lệ Trung Quốc đã bắt đầu có sự khủng hoảng. Đồ sắt xuất hiện phổ biến, công
cụ sản xuất bằng sắt dần thay thế công cụ bằng đồng, đá trước đây. Thời kỳ này,
việc dùng bò kéo cày đã trở thành phổ biến. Bên cạnh đó, hàng loạt những phát
minh mới về kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới
trong việc cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động
ngày càng tăng. Thời kỳ này, hệ thống thủy lợi đã được quan tâm, củng cố, mở
rộng trải khắp khu vực Trường Giang. Diện tích canh tác nhờ vậy được mở
rộng, ruộng đất do nông nô vỡ hoang biến thành ruộng tư ngày một nhiều. Bọn
quý tộc có quyền thế cũng chiếm dần ruộng của công xã thành ruộng tư, chế độ
“tỉnh điền” dần tan rã.2
2

. Tỉnh điền là chế độ quản lý đất đai thời kỳ nhà Chu. Theo chế độ này ruộng được chia làm hai loại “công
điền” và “tư điền”. Người nông dân phải cùng nhau cày cấy và nộp sản phẩm ở “công điền” cho quý tộc trước,
sau đó mới được canh tác ở phần ruộng được chia. Ruộng được chia có dạng hình chữ Tỉnh, gồm tám đám xung
quanh và một đám ở giữa. Đám ở giữa lớn là đám của quý tộc (gọi là công điền), tám đám xung quanh là các
đám nhỏ phân cho các gia đình nơng dân quản lý (gọi là tư điền).

6

TIEU LUAN MOI download :


Với việc phát triển mạnh của công cụ sản xuất bằng sắt cùng với việc mở

rộng quan hệ trao đổi các sản phẩm lao động, sự phân công trong sản xuất thủ
công nghiệp đã đạt mức chuyên nghiệp hơn, hàng loạt các ngành nghề thủ công
nghiệp ra đời như: nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc…
Trên cơ sở các ngành sản xuất như nông nghiệp, thủ công nghiệp phát
triển thì thương nghiệp cũng phát đạt hơn trước. Tiền tệ đã xuất hiện và hình
thành một tầng lớp thương nhân giàu có trong xã hội như Huyền Cao (nước
Trịnh), Tử Cống (học trò của KhổngTử)… Vào thế kỷ VI - V (trước Công
nguyên) xuất hiện những thành thị thương nghiệp buôn bán xuất nhập nhộn
nhịp ở các nước Hàn - Tề - Tần - Sở. Thành thị đã có một cở sở kinh tế tương
đối độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thị thị tộc của quý tộc thị tộc
thành những đơn vị khu vực của tầng lớp địa chủ mới lên. Sự phát triển mạnh
của sức sản xuất, kinh tế phát triển đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu
ruộng đất và kết cấu giai tầng trong xã hội.
Về chính trị xã hội, nếu như thời Tây chu chế độ tông pháp “phong hầu
kiến địa” vừa có ý nghĩa rằng buộc về kinh tế, vừa có ý nghĩa về chính trị, rằng
buộc về huyết thống giúp nhà Chu giữ được lâu dài thì đến thời Xuân thu chế độ
tông pháp nhà Chu không cịn được tơn trọng, đầu mối các quan hệ kinh tế,
chính trị, quân sự giữa Thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, huyết
thống ngày càng xa, trật tự lễ nghĩa nhà Chu bị đảo lộn. Thiên tử giờ đây thất
thế khơng cịn xét xử được những cuộc tranh chấp giữa các nước chư hầu.
Nhiều nước chư hầu mượn tiếng khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu, đề
ra khẩu hiệu “tôn vương bài Di”, đua nhau động binh mở rộng thế lực và đất
đai, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ. Thời Xuân thu có khoảng 242 năm đã
xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Đầu Tây Chu có hàng ngàn nước đến cuối
thời Xuân thu chỉ còn hơn một trăm nước. Trong đó, có những nước hung mạnh
nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá chủ thiên hạ là Tề, Tần, Sở, Tống, Ngô,
Việt, Tấn. Những quốc gia này hùng mạnh và làm minh chủ các nước khác là
do các vua cai trị theo chính sách bá đạo, hồn tồn đối lập với cách cai trị của
vương đạo, lấy nhân nghĩa, lấy đức thu phục người và giáo hóa người.
7


TIEU LUAN MOI download :


Thời Xuân thu các lãnh chúa càng tăng cường bóc lột nhân dân lao động.
Người dân ngoài việc phải đi lính nhằm phục vụ mục đích thực hiện các cuộc
chinh phạt của các tập đồn q tộc, họ cịn phải chịu sưu cao, thuế nặng, phu
phen lao dịch nặng nề. Bên cạnh đó họ cịn chịu cảnh thiên tai tàn phá nặng nề,
cướp bóc nổi lên khắp nơi làm cho đời sống người dân càng thêm đói khổ. Dân
lưu vong khắp nơi làm cho đồng trong ruộng ngoài bỏ hoang rất nhiều, đời sống
nhân dân vô cùng cực khổ.
Bên cạnh đó, việc thơn tính lẫn nhau của các nước chư hầu đã làm cho
hàng loạt các nước chư hầu nhỏ bị diệt vong. Ngoài ra, lễ nghĩa nhà Chu cũng
bị phá hoại, mâu thuẫn trong các giai cấp thống trị trở nên gay gắt và sự rối loạn
trong xã hội ngày càng tăng. Tình trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo
đức suy đồi nên tình trạng tiếm ngơi đoạt vị, chư hầu chiếm dụng lễ nghĩa của
Thiên tử, đại phu chiếm dụng lễ nghĩa của chư hầu. Trong xã hội, cảnh tôi giết
vua, con hại cha, anh em, vợ chồng chia lìa thường xuyên xảy ra. Chế độ lễ nghi
nhà Chu trở thành các hình thức sáo rỗng. Vấn đề tang viếng, tế lễ, chúc mừng
trở thành thủ đoạn ngoại giao chứ khơng cịn là lề nghĩa của quan hệ gia tộc và
trật tự xã hội nữa.
Trong khi người dân đen phải chịu cảnh cùng cực thì các vương hầu,
lãnh chúa quý tộc lại sống xa hoa trên xương máu của nhân dân. Họ cất lên
những cung điện nguy nga, như cung Bồng đế của vua Tấn, rộng đến mấy dặm.
Dân làm ra ba phần chỉ được ăn có một phần, gạo trong kho mục nát mà người
đói rét thây chất đầy đồng, trong cung chen chúc cung nữ. Tình hình nhân dân
đói rét, cực khổ nên nạn trộm cướp hoành hành nổi lên liên tiếp. Bọn thống trị
lại tăng cường sử dụng hình pháp làm cho đời sống nhân dân càng thêm nghẹt
thở, đó đây đã nổi lên những cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô lệ. Tất cả tình
hình ấy đã đẩy mâu thuẫn xã hội thời Xuân thu lên đỉnh cao.

Trong thời Xuân thu, ngoài các cuộc chiến tranh thường xuyên giữa các
nước, trong từng nước cũng luôn xảy ra những cuộc tranh giành đất đai, địa vị,
quyền thế giữa bọn quý tộc với nhau. Ở nước Tấn, năm 403 TCN có ba dịng họ
8

TIEU LUAN MOI download :


lớn là Hàn, Triệu, Ngụy đã nổi lên phế bỏ vua Tấn dựng lên ba nước Hàn,
Triệu, Ngụy.
Bước sang thời Chiến quốc kinh tế đã có những chuyển biến mạnh mẽ,
nghề luyện sắt đã đạt đến trình độ khá cao. Đồ dùng và công cụ sản xuất bằng
sắt được sử dụng rộng rãi như lưỡi cày, liềm, cuốc, rìu, dao… Bên cạnh đó là sự
phát triển của nghề thủ cơng như nghề làm gốm, trồng dâu nuôi tằm, trạm trổ
vàng bạc… Tiền tệ bằng kim loại xuất hiện thúc đẩy trao đổi, mua bán hàng hóa
phát triển ở một số trung tâm lớn như Hàm Dương nước Tần, Thọ Xuân nước
Sở, Lâm Truy nước Tề, Khai Phong nước Ngụy. Tuy nhiên, chiến tranh liên
miên giữa các nước chư hầu làm cho đời sống nhân dân ngày càng đói khổ,
cùng cực hơn. Nền kinh tế hàng hóa phát triển cùng với chiến tranh xảy ra liên
miên làm cho công xã nông thôn tan rã. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt
hơn, đó là những mâu thuẫn của thời kỳ lịch sử đang địi hỏi giải thể chế độ nơ
lệ thị tộc hình thành chế độ xã hội mới.
Trong hồn cảnh xã hội Trung Quốc đang chuyển mình dữ dội, nền kinh
tế phát triển nhanh chóng. Cùng với đó là chiến tranh liên miên giữa các chư
hầu, hạn hán, mất mùa dẫn đến nạn đói lan tràn, cướp bóc nổi lên khắp nơi, đời
sống nhân dân càng thêm đói khổ. Hàng loạt những tư tưởng triết học được đề
xuất nhằm chấn chỉnh sự suy đồi của đạo đức xã hội bởi vua khơng ra vua, tơi
khơng ra tơi…Chính trong thời đại lịch sử biến đổi tồn diện và sâu sắc đó đã
đặt ra những vấn đề triết học, chính trị xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế, pháp
luật, quân sự, ngoại dao… khiến các bậc tài sĩ đương thời quan tâm lý giải để

tìm ra phương pháp giải quyết “cứu đời, cứu người” làm nảy sinh ra một loạt
các nhà tư tưởng nổi tiếng và các trường phái triết học lớn. Bên cạnh Nho, Mặc,
Danh, Pháp…thì Đạo gia cũng góp tiếng nói khơng nhỏ làm phong phú thêm tư
tưởng triết học Trung Quốc thời kỳ này. Lịch sử gọi thời kỳ này là “Bách gia
chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng) đã đẻ
ra một loạt những nhà tư tưởng vĩ đại đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt, tạo
nên khơng khí sơi động trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc cổ đại.

9

TIEU LUAN MOI download :


1.1.2. Sự hình thành và phát triển của Đạo gia
Người sáng lập Đạo gia là Lão Tử nên trường phái triết học này còn gọi
là Đạo Lão. Sau Lão Tử là Dương Chu và Trang Tử là người tiếp tục xây dựng,
phát triển làm phong phú thêm những tư tưởng của Đạo gia. Sau này một số học
giả như Liệt Tử, Vương Bật, Hà Án... đã phát triển hơn nữa, chuẩn xác nhất học
thuyết Đạo gia. Tuy nhiên, ở luận văn này tơi chỉ trình bày tư tưởng của Lão Tử
và Trang Tử bởi quan niệm của hai ông là quan đỉểm cơ bản và cụ thể nhất của
trường phái triết học Đạo gia. Vì thế, người đời cịn gọi trường phái triết học
Đạo gia là học phái Lão - Trang.
1.1.2.1. Lão Tử (Khoảng cuối thế kỷ VI trước Công nguyên):
Lão Tử là một nhà triết học lớn với học thuyết về “đạo” nổi tiếng ở Trung
Quốc thời cổ đại. Ông được coi là người sáng lập ra trường phái triết học Đạo
gia. Tuy nhiên, năm sinh, năm mất cũng như cuộc đời và sự nghiệp của Lão Tử
đến nay vẫn cịn rất mập mờ, thấp thống, nửa hư nửa thực giống như triết lý
của ông. Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được một cách
chính xác cuộc đời và sự nghiệp của Lão Tử. Đa số các tài liệu đều cho rằng
Lão Tử sống cùng thời với Khổng Tử và có dạy lễ cho Khổng Tử. Trong hai

thiên Khổng Tử thế gia và Lão Tử liệt truyện của Sử ký Tư Mã Thiên đã nói về
Khổng Tử từng gặp Lão Tử ở Chu để hỏi về lễ. Thiên Lão Tử liệt truyện viết:
“Khổng Tử đến Chu, muốn hỏi Lão Tử về lễ, Lão Tử nói: Những người ơng nói
đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ cịn lời nói của họ thơi. Vả lại, người qn tử
gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang, khơng gặp thời thì như cỏ bồng xoay
chuyển. Tơi nghe nói: “Người bn giỏi thì biết dấu của báu khiến người ta thấy
dường như khơng có hàng, người qn tử có đức tốt thì diện mạo dường như
ngu xi. Ơng nên bỏ cái khí kiêu căng cùng lịng tham muốn nhiều, cái vẻ hăm
hở cùng cái chí tham lam đi. Những cái ấy đều khơng có ích gì cho ơng. Tơi chỉ
bảo ơng có thế thơi.
Khổng Tử ra đi, bảo học trị: Con chim, ta biết nó bay; con cá, ta biết nó
lội; con thú, ta biết nó chạy. Đối với lồi chạy thì ta dùng lưới để săn, đối với
10

TIEU LUAN MOI download :


lồi lội thì ta có thể dùng câu để bắt, đối với lồi bay thì ta có thể dùng tên để
bắn, đến như con rồng cưỡi mây cưỡi gió trên trời, ta không sao biết được. Hôm
nay gặp Lão Tử, ông ta có lẽ là con rồng chăng?” [52, tr. 330-331].
Nhưng một vài tài liệu khác lại cho rằng Lão Tử có thể sống sau Khổng
Tử cả hàng trăm năm, vào thời Chiến quốc. Trong cuốn Đại cương triết học sử
Trung Quốc, Vũ Đồng dựa vào tư tưởng cuốn Đạo đức kinh đoán rằng Lão Tử
sinh trước Mặc Tử và Dương Chu. Cụ thể hơn, ông căn cứ vào niên đại các thế
hệ con cháu của Lão Tử được Tư Mã Thiên chép trong Sử ký, tính ngược lên mà
cho rằng có lẽ Lão Tử sinh vào khoảng năm 430 TCN. Nhưng theo Sử ký của
Tư Mã Thiên, thì Lão Tử người làng Khúc Nhân, Hưng Lệ, huyện Khổ, nước
Sở, họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam, cịn gọi là Lão Đam. Ơng làm
quan sử giữ nhà chứa sách của nhà Chu [52, tr. 330]. Nhưng dù Lão Tử có sinh
trước, sinh sau Khổng Tử thì ông vẫn là một nhà triết học nổi tiếng với học

thuyết về “đạo” ở Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc.
Toàn bộ tư tưởng của Lão Tử được thể hiện trong Đạo đức kinh dài
khoảng 5.000 chữ, chia làm 81 chương ngắn bao gồm hai thiên: thiên thượng và
thiên hạ. Thiên thượng từ chương 1 đến chương 37 gọi là Đạo kinh, thiên hạ từ
chương 38 trở đi gọi là Đức kinh. Như vậy, sự nghiệp mà Lão Tử để lại cho đời
chỉ duy nhất một tác phẩm gói gọn trong khoảng 5.000 từ nhưng đã được các
thế hệ đời sau đánh giá rất cao. F. V. Lenker nói: “Lão Tử không chỉ sống cho
nước Trung Hoa và thời đại của ơng. Ơng là một trong những bậc thầy thuần
túy nhất, sâu sắc nhất của nhân loại” [66, tr. 11]. Học giả Nguyễn Duy Cần thì
cho rằng: “Hai luồng tư tưởng lớn là Khổng và Lão đã nhồi nặn tâm hồn con
người Trung Hoa hàng mấy mươi thế kỷ” [66, tr. 11]. Lâm Ngư Đường thì đánh
giá: “Nhờ Lão Tử mà dân tộc Trung Hoa mới tồn tại được trong ba bốn ngàn
năm vật lộn với đời sống mà ít ai mắc chứng tâm thần kinh, hay bệnh đứt mạch
máu như người phương Tây” [66, tr. 11]. Cũng theo các nhà nghiên cứu thì Đạo
đức kinh ảnh hưởng rất sâu sắc tới thi ca và hội họa. Với cuộc sống, Đạo đức
kinh được coi là thứ Tâm linh học đạo, với lịch sử xã hội thì đó là phương pháp
Đạo trị.
11

TIEU LUAN MOI download :


Lão Tử là người mở đầu trường phái Đạo gia luận giải về sự hình thành
vũ trụ. Sự luận giải vũ trụ của ông được coi là trung tâm để giải quyết mọi vấn
đề từ vũ trụ quan, nhân sinh quan và chính trị quan. Chính vì sự ẩn chứa những
tư tưởng vĩ đại với một quan điểm sâu sắc như vậy về vũ trụ nhân sinh và Đạo trị
mà hậu thế khơng thể bàn cãi gì về mặt giá trị và việc định danh giá trị ấy. Với
nhân loại đó là Đạo, và Đạo ấy là thứ đạo đức bản thể nhất, cao cả nhất. Nếu đạo
ấy được nhân loại thấm nhuần và thể hiện thì hạnh phúc thật sự thấm nhuần. Mặc
dù tư tưởng của ơng có nhiều hạn chế nhưng xét về mặt lịch sử xã hội thì nó là

một di sản sống mãi với thời gian. Tên tuổi của Lão Tử cùng học thuyết triết học
của người vẫn được các nhà chính trị mọi thời đại quan tâm và ứng dụng trong
đời sống xã hội.
1.1.2.2. Trang Tử (Khoảng 396 - 286 trước Công nguyên):
Trang Tử sống vào thời kỳ Chiến Quốc, đây là giai đoạn xã hội Trung
Quốc đảo lộn dữ dội, chuyển tiếp từ xã hội nô lệ sang chế độ phong kiến. Cuộc
đời và sự nghiệp của Trang Tử cũng có nhiều tranh luận. Điều chắc chắn rằng
Trang Tử sống cùng thời với Mạnh Tử, Huệ Vương nước Lương và Tuyên
Vương nước Tề vào khoảng thế kỉ IV đến thế kỷ III trước Công nguyên. Trong
Sử ký của Tư Mã Thiên có ghi chép như sau: Trang Tử người huyện Mông, tên
là Chu. Chu có lần làm lại ở thành Tất Viên thuộc huyện Mông, đồng thời với
Lương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương [61, tr. 333]. Theo các nhà nghiên cứu,
nước Tống là một nước nhỏ ở giữa hai tỉnh Sơn Đông và Hà Nam của Trung
Quốc hiện nay. Trang Tử đã từng làm quan Tất viên (coi vườn sơn) ở xứ Mông,
sau đó sống ẩn dật cho tới cuối đời.
Trang Tử sống thanh bạch, giản dị, ghét thói hám danh, cầu lợi. Gia đình
vợ con ơng sống nghèo khó, túng quẫn nhưng ông vẫn là người có nhân cách và
bản lĩnh. Cuộc đời của Trang Tử thể hiện nhất quán trong tư tưởng của ơng.
Trang Tử có một thái độ ung dung, thản nhiên đến lạnh lùng trước mọi sự kiện
diễn ra ở đời. Trong thiên Chí lạc chép: “Vợ Trang Tử chết, Huệ Thi đến viếng,
thấy Trang Tử ngồi duỗi chân, tay gõ nhịp vào bồn mà hát. Huệ Thi bảo: Mình
12

TIEU LUAN MOI download :


ăn ở với người ta, có con với người ta, bây giờ người ta già, chết, khơng khóc
cũng cịn được đi, lại còn gõ bồn mà hát, chẳng quá lắm ru? Trang Tử đáp:
Không phải thế. Lúc nhà tôi mới mất tôi cũng như mọi người thương tiếc lắm
chứ. Nhưng xét lại, hồi trước thì vốn là khơng có sinh, chẳng những khơng có

sinh mà vốn lại khơng có hình, chẳng những khơng có hình mà vốn lại khơng có
khí. Con người ta chẳng qua là tạp chất biến hóa ra có khí, khí biến hóa mà có
hình, hình biến hóa mà có sinh, có sinh lại biến hóa mà có tử. Có khác nào xn
hạ thu đơng bốn mùa cứ tuần hồn đi lại khơng? Vả lại, chết là về với tạo hóa.
Người ta đã yên nghỉ nơi cự thất, thế mà cịn theo đuổi, khóc lóc thì hóa ra ta
không biết mạng trời ư? Cho nên tôi không khóc nữa” [61, tr. 189]. Cuộc đời
Trang Tử thích tự do, ngang tàn, vua Uy Vương nước Sở nghe tiếng ông hiền,
sai sứ mang lễ hậu đến rước, hứa sẽ cất lên làm quan, nhưng Trang Tử cười mà
nói rằng: “Nghìn vàng là lợi lớn. Khanh, Tướng là ngơi cao. Nhà thầy lại không
thấy con trâu đem tế Trời sao? Ni nấng trong vài năm, đem gấm vóc mặc cho
để đưa vào Thái miếu. Trong lúc ấy, dù muốn làm con lợn con mất mẹ nữa, dễ
mà được đâu? Nhà thầy đi ngay! Đừng dây bẩn! Tôi, thà chơi đùa trong rạch
bùn cho thích, chứ khơng để cho kẻ có nước rằng buộc nổi. Suốt đời không làm
quan, để cho thích chí tơi!” [61, tr. 14].
Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học Trung
Quốc cổ đại, người có cơng đưa “đạo” của Lão Tử sáng lấp lánh như một viên
ngọc quý. Vì thế người đời sau thường gọi trường phái triết học này là Lão Trang. Tư tưởng của Trang Tử được thể hiện trong Nam Hoa Kinh bao gồm 3
phần: Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên. Phần Nội thiên gồm bảy thiên như:
Tiêu diêu du, Tề vật luận, Dưỡng sinh chủ, Nhân gian thế, Đức sung phù, Đại
tông sư, Ứng đế vương. Phần Ngoại thiên gồm 15 thiên: Biên mẫu, Mã đề, Khứ
cự, Tại hiệu, Thiên địa, Thiên đạo, Thiên vận, Khắc ý, Thiện tính, Thu thủy, Chí
lạc, Đạt sinh, Sơn mộc, Điền Tử Phương, Tri bắc du. Phần Tạp thiên có 11 thiên
như: Canh tang sở, Từ vơ quỷ, Tắc dương, Ngoại vật, Ngụ ngơn, Nhượng
vương, Đạo chích, Duyệt kiếm, Ngư thụ, Liệt Ngự Khấu, Thiên hạ. Trong 33
thiên trên, khơng phải do Trang Tử viết hồn tồn. Căn cứ theo tính cách và tư
13

TIEU LUAN MOI download :



tưởng của ơng thì chỉ có phần Nội thiên là của Trang Tử, cịn Ngoại thiên và
Tạp thiên có chỗ do ơng viết, có chỗ do người đời sau viết.
1.2. Tiề đề ư ưở

cơ bản cho sự a đời tri t lý nhân sinh của Đạo gia

1.2.1. Học thuyết về “Đạo” và “Đức” o

ởng của Lão Tử và

Trang Tử
Thay vì Dịch học cho rằng khởi nguyên của vũ trụ là Thái Cực, Chu
Liêm Khê (đời Tống) gọi là Vô Cực thì Lão Tử gọi tên thực thể khởi nguyên vũ
trụ theo quan niệm của mình là “ đạo” và ơng đã luận giải sự hình thành của vũ
trụ theo “đạo”. Nó là nền tảng chi phối xuyên suốt các vấn đề trong triết học của
ông và hầu hết các quan điểm về vũ trụ, nhân sinh của người Trung Hoa cổ đại.
Thuật ngữ “đạo” có lẽ được sử dụng từ thời trước Lão Tử. Các văn bản cổ của
Trung Hoa như Thượng thư, Kinh thi… thường nói đến đạo với nhiều ý nghĩa
khác nhau như “thiên đạo”, “nhân đạo”, “đạo đức”… Nhưng đến Lão Tử, “đạo”
trở thành một khái niệm cực kỳ quan trọng, chi phối, xuyên suốt toàn bộ học
thuyết của ơng và nó được coi là một phạm trù cơ bản trong triết học của ông.
Xét về mặt bản thể luận, “đạo” của Lão Tử diễn đạt theo ba nội dung là thể,
tướng và dụng.
Mặt thể của “đạo” nhằm chỉ ra nguồn gốc tối sơ, nguyên thủy của vũ trụ
vạn vật. Nó là cái chi phối sự sinh thành và biến hóa của trời đất, là cái cực diệu
cực huyền cho vạn vật noi theo. Tất thảy vạn vật đều sinh ra từ “đạo” rồi chết đi
lại trở về với “đạo”. Lão Tử đã viết: “Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh.
Tịnh hề liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ
mẫu” [33, tr. 202]. (Có vật gì hỗn độn mà thành, sinh ra trước trời đất, vừa trống
không vừa lặng n, đứng một mình khơng thay đổi, lưu hành khắp mọi nơi mà

không mỏi, là mẹ của thiên hạ). Có lẽ do chiêm nghiệm và trực giác, Lão Tử
nhận thấy khởi nguyên của vũ trụ là một thực thể tự tại khơng bị phân chia, đó
là một thực thể siêu hình và tuyệt đối cho nên yên lặng trống không, không lệ
thuộc vào không gian và thời gian nên nó lưu hành khắp mọi nơi mà khơng mỏi.
Thực thể ấy chẳng phải nam (Dương), chẳng phải nữ (Âm), thế mà vạn vật từ
14

TIEU LUAN MOI download :


đó sinh ra cho nên tạm nói là mẹ của thiên hạ. Lão Tử đã cố gắng đi tìm một
thuộc tính bản chất của tồn bộ vũ trụ để xây dựng một phạm trù “đạo”. Tuy
nhiên, ơng vẫn chưa thốt khỏi tính trực quan cảm tính nên dừng lại ở thuộc tính
trống rỗng. Từ bản chất của “đạo”, LãoTử cho rằng “đạo” là cái vô danh, con
người không thể nghe thấy, nhìn thấy và nắm bắt được nhưng “đạo” vẫn tồn tại.
Theo Lão Tử, “đạo” mang tính khách quan, tự nhiên, thuần phác, không
bị nhào nặn, gọt dũa bởi con người và nó hồn tồn độc lập với ý muốn của con
người. Ông viết: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự
nhiên” [33, tr. 202].(Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo,
đạo bắt chước tự nhiên). Nó cứ thản nhiên lạnh lùng, nó sinh ra vạn vật nhưng
khơng cho vạn vật là của mình, nó vơ tình “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sơ
cẩu.” (Trời đất khơng có nhân, coi vạn vật như lồi chó rơm) [66, tr. 97]. Chính
tính khách quan, tự nhiên đó mà trời đất hóa sinh phó mặc tự nhiên, khơng can
thiệp, cịn vạn vật cứ tự nhiên sinh sinh hóa hóa. Theo Lão Tử “đạo” là cái gốc
ban đầu của toàn bộ vũ trụ, mọi sự sinh thành, biến hóa của vạn vật đều từ đạo
mà ra “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” [66, tr.
213]. (Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật). Từ đây cũng
chính là đặc điểm của q trình sinh vạn vật từ “đạo”.
Nói về việc Đạo sinh ra vạn vật, Lão Tử có trình bày thêm như sau: “Đại
đạo phiếm hề, kì khả tả hữu. Vạn vật thị chi sinh nhi bất từ, công thành nhi bất

hữu, y dưỡng vạn vật nhi bất chủ. Thường vô dục, khả danh ư tiểu; vạn vật quy
yên nhi bất chủ, khả danh vi đại” [33, tr. 215]. (Đạo lớn tràn khắp bên phải bên
trái, vạn vật nhờ nó mà sinh, khơng có vật nào bị khước từ. Xong việc không để
lại tên, che chở ni dưỡng mn lồi mà khơng làm chủ.Thường khơng ham
muốn nên có tên là nhỏ. Được mn vật theo về mà khơng làm chủ nên lớn). Có
thể thấy vạn vật nhờ Đạo mà sinh ra, vì thế vật nào cũng có một chỗ đứng thích
hợp với mình, khơng bị khước từ. Tuy rằng, Đạo che trở nuôi nấng vạn vật
nhưng vẫn để cho vạn vật tự do làm chủ lấy mình tùy theo sức sống, khả năng
sẵn có mà thích ứng với mơi trường sinh hoạt. Đạo khơng phải là con người nên
khơng có những ham muốn vì thế có thể gọi tên là nhỏ. Dù khơng làm chủ và
15

TIEU LUAN MOI download :


gây nên sự cưỡng bức nào mà vạn vật vẫn tự chuyển tuân theo quy luật của đạo,
sớm muộn thế nào vẫn trở về với “đạo”, vì thế có thể gọi tên “đạo” là lớn.
Lão Tử đã không thừa nhận sự biến hóa của thế giới tn theo một mục
đích định sẵn của một thế lực siêu nhiên nào đó khi đề cao tính tự nhiên, thuần
phác của “đạo”. Theo ông, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều sinh ra từ
đạo và cuối cùng mất đi lại trở về với đạo. Đạo có tính chất lặng n và trống
không và Lão Tử thường dùng từ “cốc thần” để chỉ tính chất trống rỗng của
“đạo”. “Cốc thần” chỉ khoảng trống khơng giữa lịng hang sâu, khơng hình,
khơng ảnh, khơng ngược, không trái, ở thấp không hèn không động, giữa lặng
yên không suy. “Cốc thần bất tử, thi vị huyền tẫn, huyền tẫn chi môn, thị vị
thiên địa căn. Miên nhiên nhược tồn, dụng chi bất cần” [33, tr. 173]. (Thần hang
không chết nên gọi là huyền tẫn. Cửa của huyền tẫn gọi là gốc của trời đất.
Dằng dặc như cịn mãi, dụng mãi mà khơng kiệt). Như vậy, sự lặng n, trống
rỗng của “đạo” là một định tính có tính chất căn bản. Sự trống rỗng này vơ cùng
vơ tận, chứa đựng mn vật vạn lồi mà chẳng bao giờ đầy, biến hóa khơn

lường mà chẳng bao giờ kiệt. Cái lặng yên, trống rỗng của “đạo” còn được Lão
Tử diễn đạt bằng từ “vi diệu, huyền thơng”. Ơng cũng dùng chữ “huyền” với
nghĩa sâu kín, mầu nhiệm, khơng danh tính, khơng hình thể, khơng thể nói ra
được bằng lời để chỉ “đạo” biến hóa. Ơng viết: “Vơ danh thiên địa chi thủy, hữu
danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vơ, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu, dục dĩ
quan kì kiếu” [33, tr. 161]. (Vơ danh là đầu trời đất, hữu danh là mẹ muôn vật.
Cho nên, tự thường đặt vào chỗ khơng là để xét cái có thể vi diệu của nó; tự
thường đặt vào chỗ có là để xét cái vơ biên của nó. Hai cái đó cùng xuất phát từ
một chỗ mà khác tên, cùng gọi là huyền, huyền tới mức huyền nhất, đó là cái
cửa của mọi thứ diệu kỳ - huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn). Như vậy,
Lão Tử là người đầu tiên trong triết học Đạo gia trả lời cho câu hỏi: Cái gì là cái
đầu tiên sinh ra vũ trụ vạn vật? Lão Tử coi “đạo” là mẹ của muôn loài, là chủ
của trời đất. Bằng một sự mường tượng sâu sắc, Lão Tử chỉ có thể cảm nghiệm
rằng “đạo” có vẻ trống khơng nhưng có sức chứa vơ hạn. Đạo lớn giàn dụa, lan

16

TIEU LUAN MOI download :


tràn khắp nơi, không chỗ nào không tới. Với quan điểm đó, mặt thể của “đạo”
cũng chính là bản chất sâu kín, huyền nhiệm của vũ trụ, vạn vật.
Về mặt tướng của “đạo”, Lão Tử đã dùng rất nhiều từ ngữ, hình ảnh để
làm nên hình dáng, trạng thái của nó. Theo Lão Tử, Đạo là một thực thể vơ
hình, cho nên để diễn đạt cho rõ hơn về “đạo” ông chỉ có thể miêu tả như sau:
“Thị chi bất kiến danh viết di, thính chi bất văn danh viết hi, bác chi bất đắc
danh viết vi. Thử tam giả bất khả trí cật, cố hỗn nhi vi nhất. Kì thượng bất kiểu,
kì hạ bất muội, thằng thằng bất khả danh, phục qui ư vô vật. Thị vị vô trạng chi
trạng, vô vật chi tượng, thị vị hốt hoảng. Nghinh chi bất kiến kì thủ, tùy chi bất
biến kì hậu. Chấp cổ chi đạo, dĩ ngự kim chi hữu; năng tri cổ thủy, thị vị đạo kỉ”

[33, tr. 184]. (Nhìn không thấy tên là di, nghe không thấy gọi là hy, bắt khơng
được gọi là vi. Ba thứ đó khơng phân chia được vì nó hỗn hợp làm một. Ở trên
nó khơng sáng ở dưới nó khơng tối. Dằng dặc không thể gọi tên rồi lại trở về
nơi vô vật. Đó gọi là trạng thái khơng hình trạng, vật khơng có hình tượng. Nó
như có như khơng, thấp thống mập mờ, đón khơng thấy đầu, theo khơng thấy
đi). Người ta chỉ có thể trơng thấy, nghe thấy, nắm bắt được những sự vật
trong thế giới hữu hình. Ngay trong thế giới ấy, đối với những vật quá nhỏ bé,
hay những thể thuộc dạng sóng, khí, người ta cũng khơng thấy được nếu khơng
có sự trợ giúp của các dụng cụ tinh vi. Huống chi đối với “đạo” là một thực thể
siêu hình, giác quan con người làm sao nhận biết! Đạo là một thực thể ở ngồi
khơng thời gian, ở trên hai thể Âm Dương tương đối; vì thế “đạo” không phải là
một thực tại bị tách chia ra đáp ứng sự nhận thức của mắt, tai và tay của con
người. Do đó, nó mập mờ, khơng có hình trạng, đón khơng thấy đầu, theo
khơng thấy đi. Nhưng “đạo” khơng bao giờ mất, nó tồn tại khắp cả vũ trụ, là
đầu của trời đất, là mẹ của mn vật. Vì thế khơng thể diễn đạt nó bằng lời,
khơng gọi nó bằng các tên thường: “Đạo khả đạo phi thường đạo. Danh khả
danh phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thủy. Hữu danh vạn vật chi mẫu”
[66, tr. 83]. (Đạo mà có thể diễn tả được thì khơng phải đạo bất biến nữa. Tên
mà có thể đặt ra gọi thì khơng cịn là tên vĩnh cửu nữa, Hữu danh là mẹ của vạn
vật. Vô danh là gốc của trời đất).
17

TIEU LUAN MOI download :


Đặc biệt, Lão Tử đã lấy hình tượng nước để diễn đạt trạng thái của “đạo”.
Đó là tính mềm mại, linh hoạt và dễ thích ứng của nước. Ơng viết: “Thiên hạ
nhu nhược mạc quá ư thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng, kỳ vô
dĩ dị chi”. (Trong thiên hạ, khơng có gì mềm yếu hơn nước mà cơng phá vật rắn
mạnh thì khơng gì hơn được nó, khơng lấy gì thay thế được nó) [66, tr. 311].

Nước giống Đạo ở chỗ khơng có thể chất, hình trạng và khơng nơi nào nước
khơng tới. Nó rất mềm yếu song khơng gì mạnh hơn nó, linh hoạt bằng nó. Lão
Tử đã ví “đạo” giống nước ln chảy về nơi thấp, giống như sơng dài, biển rộng
có hàng trăm dịng đổ về. Nước mềm mại khơng tranh chấp ganh đua vì nó
nhún nhường, khiêm tốn cho nên nó lan tràn và len lỏi khắp mọi nơi. Mặc dù
nước luôn ở chỗ thấp nhưng công dụng và sức mạnh của nước lại lớn đến hiển
nhiên mà sâu sắc.
Mặt dụng của “đạo” chính là cơng dụng, năng lực của nó. Đó là trạng thái
vận động, biến đổi với năng lực sản sinh và huyền đồng vạn vật “đạo” có sức
sáng tạo vĩ đại, bao quát và ngự trị trời đất. Nhận được “đạo” tưới tắm vạn vật
hiển hiện ra trong trời đất bằng mn loại hình dạng khác nhau. Lão Tử đã lấy
hình ảnh ống bễ của người thợ rèn để diễn đạt cái năng lực sáng tạo của “đạo”.
Từ trong sự trống rỗng của ống bễ khi vận động, vạn vật sinh sơi nảy nở như
hơi thốt ra từ ống bễ. Tuy “đạo” luôn bao trùm, che trở và nuôi dưỡng vạn vật
nhưng nó khơng khoe khoang mà nó thản nhiên như khơng làm gì: “Đạo thường
vơ vi nhi vơ bất vi” [66, tr. 195.]. (Đạo thường không làm mà khơng gì khơng
làm). Năng lực của “đạo” là ở chỗ khơng làm, n tĩnh nhưng thực ra khơng có
gì là “đạo” khơng làm. Đạo ở đây được ví như hình ảnh của mặt trời, mặt trời
thì dường như khơng làm gì cả, nhưng khơng có một vật nào là khơng nhờ ánh
sáng của mặt trời, đây là năng lực hết sức tự nhiên, như cái nóng của lửa, cái
lạnh của băng giá vậy. Chính năng lực sản sinh và vơ vi của “đạo” mà muôn vật
vận hành theo những quy luật tất yếu, chúng giống như những nguyên lý phổ
biến chứa đựng và làm cơ sở cho các quy luật của thế giới.
Phần quý giá nhất trong triết học của Lão Tử đó là phép biện chứng chất
phác. Lão Tử cho rằng toàn bộ vũ trụ vạn vật đều do sự chi phối của Đạo luôn
18

TIEU LUAN MOI download :



ln trong q trình vận động, biến hóa khơng ngừng, khơng nghỉ. Lão Tử viết:
“Có những vật tiến lên phía trước, có những vật rơi lại phía sau, có những vật
lớn lên, có những vật suy đi, có những vật đang hình thành, có những vật đang
đi tới chỗ tiêu diệt” [66, tr. 171.]. Theo Lão Tử mọi sự vật, hiện tượng trong vũ
trụ đều bao hàm hai mặt đối lập dựa vào nhau, liên hệ, tương tác lẫn nhau: “Họa
hề phúc chi sở ỷ, phúc hề họa chi sở phục. Thục tri kỳ cực” [66, tr. 256]. (Họa
là chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa. Ai biết được đâu là cái cuối cùng
của phúc họa). Lão Tử khẳng định, chính sự liên hệ, tác động giữa các mặt, các
khuynh hướng đối lập nhau trong sự vật, hiện tượng đã tạo ra sự vận động, biến
đổi không ngừng của vũ trụ. Và sự vận động, biến đổi của vũ trụ, vạn vật theo
Lão Tử không hỗn loạn, mà chúng thuân theo quy luật tất yếu “đạo”. Đây là
những quy luật nghiêm ngặt, khơng có sự vật nào có thể tồn tại mà đứng ngồi
quy luật đó, kể cả trời đất, thần linh: “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất”
[33, tr. 266]. (Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt).
Theo Lão Tử, tồn bộ vũ trụ bị tri phối bởi hai quy luật cơ bản nhất đó là
luật quân bình và luật phản phục. Luật quân bình bắt nguồn từ tư tưởng của
Dịch học, đó chính là thế cân bằng, trung dung. Đạo đặt ở luật quân bình nội tại
trong từng cá nhân, cả vật và trong vũ trụ thiên nhiên. Ở đâu có sự lệch lạc quy
luật ấy sẽ tự có một phản lực để lấy lại thế quân bình: “Thiên chi đạo kỳ do
trương cung dư. Cao giả ức chi hạ giả cử chi, hừu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ
chi.Thiên chi đạo tổn hữu dư nhi bổ bất túc, nhân chi đạo tắc bất nhiên tổn bất
túc dĩ phụng hữu dư” [66, tr. 309]. (Đạo trời giống như buộc dây cung vào cung
chăng. Dây cung ở cao q thì hạ nó xuống, ở thấp q thì đưa nó lên; dài q
thì bỏ bớt đi, ngắn quá thì thêm vào. Đạo trời bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu, đạo
người không vậy, lấy chỗ thiếu cấp chỗ dư). Nếu chúng ta để ý có thể thấy luật
quân bình này thường xuyên hiện thực trong các hiện tượng thiên nhiên. Chính
nhờ luật qn bình mà vạn vật tồn tại, biến đổi không ngừng theo một trật tự tự
nhiên, nhất định. Luật quân bình chống lại những gì thái q trái với sự điều hịa
của tự nhiên. Để chống lại những gì thái q, nó thường lấy nhu thắng cương,
nhược thắng cường: “Xí giả bất lập, khóa giả bất hành. Tự hiện giả bất minh, tự

19

TIEU LUAN MOI download :


thị giả bất chương” [33, tr. 200]. (Nhón gót lên thì khơng đứng vững, xoạc chân
ra thì khơng bước được, tự xem là sáng thì khơng sáng, tự xem là phải thì khơng
chói). Lão Tử nói rõ về sự qn bình của Đạo như sau: “Khúc tắc tồn, uổng tắc
trực, oa tắc doanh, tệ tắc tân, thiểu tắc đắc, đa tắc hoặc” [33, tr. 196]. (Cong thì
sẽ được bảo tồn, queo thì sẽ được thẳng ra, trũng thì sẽ đầy, cũ nát thì sẽ mới,
ít thì sẽ được thêm, nhiều thì sẽ hóa mê).
Theo Lão Tử, trong q trình vận động, biến đổi, khuynh hướng tất yếu
của vạn vật là trở về trong “đạo”, trở về với tĩnh lặng, hư không theo luật phản
phục. Phản là trở về, là quay ngược lại cái hướng đã đi trước. Phục là trở lại, lấy
lại cái đã mất.Theo luật phản phục, cái gì phát triển đến tột đỉnh thì tất cả trở
thành cái đối lập với nó, sự vật khi phát triển đến cực điểm các tính chất của nó
thì tính chất ấy sẽ đi ngược lại để trở thành tính chất tương phản. Nhìn vũ trụ
thiên nhiên, Lão Tử cho rằng phản phục là quy luật của “đạo”. Theo Lão Tử,
phản phục được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, phản phục là sự vận động, biến
hóa có tính chất tuần hồn, đều đặn, nhịp nhàng của tự nhiên vạn vật như bốn
mùa thay đổi, hết ngày lại đến đêm, trăng tròn rồi lại khuyết, đó là quy luật tất
yếu của tự nhiên. Các sự vật cứ mờ mờ thấp thoáng, lúc sinh lúc tử, lúc yếu lúc
mạnh, khi đầy khi vơi…dưới sự tác động của luật phản phục.
Thứ hai, phản phục còn có nghĩa là sự vận động trở về với “đạo”, tự
nhiên, vơ vi của vạn vật. Lão Tử nói: “Phản giả đạo chi động” [33, tr. 225] tức
(trở về là hành động của Đạo). Trở về với đạo tự nhiên tức trở về với gốc rễ, cội
nguồn của mình, bền bỉ, trường tồn. Lão Tử nói tiếp: “Trí hư cực, thủ tịnh đối,
vạn vật tịnh tác. Ngô dĩ quan phục, phù vật vân vân. Các phục quy kỳ căn, quy
căn viết thường tịnh, thị vị viết phục mệnh” [66, tr. 128.]. (Đến chỗ cùng cực hư
không là giữ vững được trong cái tĩnh.Vạn vật cùng đều sinh ra, ta lại thấy nó

trở về với gốc. Mọi vật đều trùng trùng trở về với cội rễ của nó, trở về với cội rễ
gọi là tĩnh, thế gọi là quay về với mạng). Vậy sự trở về với “đạo” có nghĩa là sự
hòa nhập, đồng nhất với cái tĩnh lặng, mộc mạc, thuần phác, tự nhiên của “đạo”.

20

TIEU LUAN MOI download :


Như vậy, chính hai luật phổ biến trong “đạo” đã làm cho phép biện chứng
của Lão Tử mất sinh khí, có tính chất máy móc, lặp đi lặp lại. Phép biện chứng
của Lão Tử cịn ở trình độ ngây thơ, chất phác, mang tính chất trực quan cảm
tính. Mặc dù ông đã trình bày nhiều tư tưởng hết sức cô đọng, sâu sắc về vận
động, quy luật, mâu thuẫn nhưng cái thực chất của phép biện chứng là sự phát
triển thì Lão Tử khơng hề nhắc tới, thậm chí khi vận dụng nó trong đời sống xã
hội, ơng cịn lên án nó, cho nó là nguồn gốc của mọi sự đau khổ, bất hạnh.
Trong lý luận bản thể của Lão Tử, bên cạnh phạm trù “đạo” cịn có phạm
trù “đức”. Nếu như “đạo” là một vật siêu tự nhiên, thần bí khó hiểu thì “đức” là
lý luận sâu sắc và phổ biến, là hình dáng của vật, tương đương với tính quy luật
tồn tại vận động của vạn vật. Lão Tử nói: “Khổng đức chi dung, duy đạo thị
tịng” [66, tr. 128.]. (Dáng mạo của Đức thông suốt, chỉ theo với Đạo”. Như vậy
có nghĩa là “đức” liên kết với “đạo” như hình với bóng, bóng khơng rời hình thì
“đức” cũng khơng rời “đạo”. Chương 51, Lão Tử lại nói: “Đạo sinh chi, đức súc
chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn đạo nhi q đức. Đạo
chi tơn, đức chi q, phù mạc chi mệnh nhi thường tự nhiên”. (Đạo sinh ra, đức
nuôi nấng, vật tạo hình, cơ hội hồn thành. Vậy nên vạn vật chẳng thể khơng
tơn kính đạo mà q mến đức. Đạo đáng tơn, đức đáng q đâu phải là mệnh
lệnh mà lẽ thường tự nhiên). Theo Lão Tử, “đạo” sinh ra vạn vật, “đức” ni
nấng vạn vật, từ đó vạn vật lại tạo ra hình dáng các thế hệ sau theo chủng loại
của mình bởi vì vạn vật được sinh dưỡng bởi “đạo” và” đức”. Đạo vốn không

tên, đến “đức” tên mới bắt đầu có, vạn vật nhờ “đức” chứa mà không đồng đều,
sinh ra đối chọi lớn nhỏ, nhiều ít, sướng khổ để suy tính phân biệt nhân, lễ,
nghĩa vậy.Vì vậy: “ Thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi
hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ” [66, tr. 198.]. (Mất đạo rồi mới có đức, mất
đức rồi nhân sinh, mất nhân rồi nghĩa sinh, mất nghĩa rồi lễ sinh ra vậy). Như
vậy Lão Tử coi “đạo” và “đức” là chủ của nhân, nghĩa, lễ và nó chỉ là cái vỏ của
“đạo”, “đức” mà thơi. Chính vì thế, Lão Tử chủ chương bỏ nhân, nghĩa, lễ để
quay về với “đạo” và “đức”. Mọi vật đều chứa “đạo” và “đức”, “đức” luôn đi
kèm theo “đạo” để sinh ra, nâng đỡ cho vạn vật tồn tại và phát triển. Đức không
21

TIEU LUAN MOI download :


×