Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SO SÁNH TỰ NHIÊN QUAN CỦA NHO GIA VÀ TỰ NHIÊN QUAN CỦA ĐẠO GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.94 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
------***------
TIỂU LUẬN
SO SÁNH TỰ NHIÊN QUAN CỦA NHO GIA
VÀ TỰ NHIÊN QUAN CỦA ĐẠO GIA
Giáo viên : PGS.TS Trần Nho Thìn
Sinh viên : Đinh Vạn Anh Tuấn
Lớp : K47- Văn CLC
Hà Nội - 2006
Nho- Phật- Đạo là ba hệ tư tưởng cấu thành trụ cột của tinh thần văn
hoá truyền thống Trung Quốc, trong đó Nho- Đạo là các hệ tư tưởng nội
sinh, còn Phật giáo là hệ tư tưởng ngoại lai du nhập. Trong lĩnh vực văn
nghệ đây cũng là ba hệ tư tưởng đã đề xuất những quan niệm văn nghệ cốt
yếu và những quan niệm này thống ngự trong hàng mấy nghìn năm ở
Trung Quốc. Tuy nhiên các quan niệm văn nghệ của Nho- Phật- Đạo, do
có cơ sở triết học khác nhau, cách hình dung “thiên văn” và “nhân văn”
khác nhau…nên cũng có nhiều điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Nhưng sự khác nhau này là cần thiết, một sự bổ sung cho nhau không thể
thiếu được, nếu thiếu sự khác nhau này chắc chắn diện mạo văn nghệ
Trung Quốc nói riêng và cả vùng Đông Á nói chung vốn đã rất cằn cỗi
càng trở nên cằn cỗi hơn. Chỉ ra được những nét khác biệt, bổ sung cho
nhau này là một công việc khó khăn, phức tạp. Lí do thì có nhiều, nhưng
một trong những lí do chính đó là do: trong khi tư tưởng văn nghệ của
Nho giáo đã được lí luận hoá, cụ thể hoá từ thời Khổng Tử và nó luôn
được các tín đồ của nó bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kì-
mặc dù những nét cơ bản do Khổng Tử đề xuất vẫn được bảo lưu- thì tư
tưởng văn nghệ của Đạo gia và Phật giáo “tuy hàm chứa những tiềm năng
lớn về cảm quan mỹ học, nhưng lại chưa được lí luận hoá thành những
khái niệm thực thụ”


(1)
. Vì thế, theo chúng tôi để có một cái nhìn toàn diện
và khoa học về sự khác nhau trong tư tưởng văn nghệ của Nho- Phật-
Đạo, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải cụ thể hoá từ thực tiễn sáng tác văn học
nghệ thuật qua các thời kì về sự ảnh hưởng của Đạo gia và Phật giáo
thành những khái niệm, những phạm trù, từ đó mới có được nội hàm so
sánh cụ thể với tư tưởng văn nghệ của Nho giáo. Với ý tưởng đó, trong
bài viết này chúng tôi xuất phát từ thực tiễn thơ viết về thiên nhiên đi so
sánh tự nhiên quan của Nho gia và tự nhiên quan của Đạo gia.
Chọn so sánh tự nhiên quan của Nho gia và Đạo gia, trước hết
chúng tôi muốn làm rõ sự khác nhau trong tự nhiên quan của Nho gia và
Đạo gia- nghĩa là cùng đứng trước đối tượng là thiên nhiên Nho gia khác
(1)
Trần Ngọc Vương. Nh nho t i tà à ử v và ăn học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, H, 1999, tr. 50.
Đạo gia chỗ nào? mối quan hệ chủ thể- khách thể (ở đây là phong cảnh
thiên nhiên) của Nho gia và Đạo gia có gì giống và khác nhau? Thứ hai,
qua đây chúng tôi muốn xác lập một tiêu chí để phân định loại hình người
ẩn dật của tư tưởng Nho gia và loại hình người ẩn dật của tư tưởng Đạo
gia. Thứ ba, qua trường hợp so sánh cụ thể này (thơ viết về thiên nhiên),
chúng tôi muốn đi tìm những nét chính của tư tưởng Nho gia và tư tưởng
Lão- Trang đã ảnh hưởng tới văn nghệ.
Trong thực tiễn sáng tác văn học của Trung Quốc nói riêng và vùng
Đông Á nói chung, bộ phận thơ viết về đề tài thiên nhiên không những
nhiều về số lượng, mà còn khá đa dạng. Sự đa dạng mà chúng tôi muốn
nói ở đây là sự đa dạng về mặt thẩm mỹ, cùng viết về đối tượng là thiên
nhiên nhưng nếu tác giả là nhà Nho thì có cách nhìn khác với tác giả là
người theo tư tưởng Đạo gia. Đó là do tự nhiên quan của Nho gia khác tự
nhiên quan của Đạo gia. Cũng từ trong thực tiễn thơ viết về thiên nhiên ta
thấy có sự giao thoa giữa tự nhiên quan của Nho gia và tự nhiên quan của
Đạo gia trong loại hình nhà Nho ẩn dật (ở đây nhà Nho ẩn dật có xu

hương ảnh hưởng tự nhiên quan của Đạo gia), để chỉ ra con đương vay
mượn này ta phải đi làm rõ loại hình người ẩn dật của Nho gia và người
ẩn dật của Đạo gia. Như chúng ta đã biết, phương thức sống ẩn dật, là
phương thức ứng xử mà cả Nho giáo và Đạo gia đều có. Với Nho giáo, thì
đây là một trong hai phương thức ứng xử đã được hai nhà sáng lập “kinh
điển” của Nho giáo là Khổng Tử và Mạnh Tử đề xuất cho các môn đệ của
mình, nó được đưa ra xuất phát từ chính cuộc đời “bất đắc ý” của cả hai
người được các môn đồ tôn là Thánh nhân và Á thánh này. Các nhà Nho
hành đạo chân chính, với quan niệm “hữu vi” của Nho giáo, họ luôn quan
niệm phải có tinh thần “hữu trách” và họ tin vào “thiên phận” cao cả của
mình, trên thì khuyên vua: chăm chỉ vì dân vì nước, không ham mê dục
vọng, thực hiện đường lối cai trị Nhân Nghĩa… dưới thì khuyên nhân dân,
hướng Đạo cho nhân dân, để xây dựng một xã hội lí tưởng vua Nghiêu
Thuấn, dân Nghiêu Thuấn. Nhưng thực tế không diễn ra như nhà Nho
mong muốn, trong xã hội chuyên chế phương Đông, rất ít ông vua nếu
không muốn nói là không một ông vua nào thoả mãn được các yêu cầu mà
nhà Nho mong ước, trong lịch sử “nhan nhản “hôn quân bạo chúa”- sản
phẩm tất yếu của chế độ độc tài cực quyền”
(1)
. Không những thế, bộ phận
nhà Nho chân chính, những người luôn có tinh thần “nhân sinh chí
đạo”(hết lòng vì đạo) thì hạn chế, phần lớn nhà Nho là những kẻ ham
công danh, phú quý, tranh giành quyền lực. Thực tế xã hội phương Đông
luôn làm nhà Nho rơi vào mâu thuẫn giữa lí tưởng và hiện thực. Khi rơi
vào mâu thuẫn đó, nhà Nho chọn cuộc sống ẩn dật- đây là phương thức
ứng xử mà Không Tử và Mạnh Tử đã đề xuất như đã nói ở trên. Khổng Tử
viết “nước đang nguy thì không nhập, nước đang loạn thì chớ ở, Thiên hạ
có Đạo thì hãy xuất hiện, không có Đạo thì hãy tránh đi....”, hay: “dụng
tắc hành, sả tắc tàng”. Mạnh Tử thì viết: “cùng, tắc độc thiện kì thân; đạt
tắc kiêm thiên hạ”…

Đạo gia thì dựa vào quan niệm “vô vi”, phát huy tinh thần độc
thiện. Cả Lão Tử và Trang Tử (đặc biệt là Trang Tử) cho rằng tinh thần
“hữu vi” chỉ đem lại sự bó buộc cho con người, càng làm cho xã hội thêm
loạn, vì vậy chủ trương “vô vi”. Tư tưởng Lão- Trang cho rằng cuộc đời,
công danh chỉ là hư ảo, tất cả chỉ là mộng ảo, từ đó chọn phương thức
sống: “đạo phát tự nhiên”. Con người sống theo “đạo pháp tự nhiên” là
phải: vô vi tự nhiên, không làm trái với quy luật phát triển tự nhiên,
không can thiệp vào tự nhiên. Mức độ cao nhất mà con người tuân theo
“đạo pháp tự nhiên” là trở về với trạng thái “chất phác”, trở về thời kì
“anh nhi”(còn thơ). Để trở về được trạng thái đó, con người phải thực
hiện phương thức sông: “vô tư, vô dục” (không riêng, không ham muôn);
“bất tranh”(không tranh); “tri túc, thiểu tri”(biết đủ, biết ít); không bộc lộ
sắc sảo; chọn cuộc sống gần gũi tự nhiên… Đó là phương thức sống ẩn
dật, xuất thế của tư tưởng Lão- Trang .
(1)
Trần Ngọc Vương. Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, NXB Đại học Quốc gia, H, 1999, tr.
55.
Lối sống ẩn dật cả Nho giáo và tư tưởng Lão- Trang đều có. Các
nhà Nho về ở ẩn là những tín đồ trung thành của học thuyết Nho giáo, ứng
dụng phương thức ứng xử mà Khổng Tử và Mạnh Tử đã đề xuất. Tuy
nhiên, nhà Nho về ở ẩn, sống cuộc sống gần gũi thiên nhiên, cuộc sống cá
nhân cô độc, tìm thú vui trong thiên nhiên để thoát khỏi sự ràng buộc của
con người chức năng, nhưng lí luận Nho giáo không trang bị cho nhà Nho
triết lí sống cá nhân, không cung cấp cho họ thế giới quan để nhìn: “một
thế giới tự nhiên không những vô cùng, vô tận mà còn phong phú huyền
ảo hấp dẫn, khuyến khích con người phóng khoáng, thoát li mọi ràng
buộc, mở rộng trí tưởng tượng, lấy cá nhân làm điểm xuất phát”
(1)
. Vì thế
buộc nhà Nho ẩn dật phải vay mượn tư tưởng Lão- Trang…Nhận xét về

sự vay mượn này G Trần Đình Hượu khái quát: “xuất hay xử là lí thuyết
của Nho giáo, nhưng với người ẩn dật, lí luận Nho giáo không cung cấp
đủ thức ăn tinh thần. Nho giáo không cho họ triết lí để sống cô độc, không
cho thấy cái đẹp của thiên nhiên để vui thú, nhìn ra cái vô cùng của cuộc
sống để xa lánh, thây kệ yên tâm hưởng cảnh thanh nhàn. Những người ẩn
dật thường tìm chỗ thiếu hụt đó ở Trang Tử”
(2)
, đó là con đường đi “từ
Nho sang Trang”, là quá trình nhà Nho ẩn dật trở thành “chung huyết
thống với Nho gia”. Điều này đã làm cho việc phân định người nào là ẩn
sĩ của Nho giáo, người nào là ẩn sĩ của Đạo gia trở nên khó khăn và phức
tạp. Trên thực tế, việc xác định tiêu chí để phân loại một cách rành mạch
người ẩn dật của Nho giáo và người ẩn dật của Đạo gia là không thể, bởi
nhà Nho ẩn dật có xu hướng vay mượn tư tưởng Lão- Trang, làm cho họ
“không phải Nho thuần tuý mà cũng không phải Trang thuần tuý. Thường
thường họ là loại văn nhân gần với “Đương- Tống bất đại gia” (tám tác
giả lớn đời Đường- Tống) hơn là một nhà tư tưởng, một học giả…kiểu
như Đổng Trọng Thư, Chu Hy hay Trang Chu”
(1)
. Nhưng vì, nhà Nho ẩn
(1)
Trần Đình Hượu. Các b i già ảng về tư tưởng phương Đông (Lại Nguyên Ân biên soạn), NXb Đại học Quốc
gia, H, 2002, tr. 156.
(2)
Trần Đình Hượu, Nho giáo v và ăn học Việt Nam trung cận đại, NXB Giáo dục, H, 1999, tr. 222.
(1)
Trần Đình Hượu, Mấy ý kiến b n và ề nghiên cứu Nho giáo . Tạp chí “Nghiên cứư văn học nghệ thuật”,
1984.
dật vay mượn tư tưởng Lão- Trang (triết lí sống cô độc, nhìn ra vẻ đẹp
của tự nhiên để vui thú…), nên việc so sánh tự nhiên quan của Nho giáo

và tư tưởng Lão- Trang là cần thiết, từ đó cho ta cơ sở để xác định được
khoảnh khắc nhà Nho ẩn dật vượt ra ngoài tư tưởng Nho giáo, vay mượn
tư tưởng Lão- Trang.
Cả tư tưởng Nho gia và tư tưởng Lão- Trang đều là tư tưởng nội
sinh, ra đời gần như là cùng một thời điểm, vì vậy có nhiều diểm giống
nhau. Trong mối quan hệ chủ thể- khách thể (mối quan hệ giữa con người
và thế giới) đều ảnh hưởng bởi thuyết giao cảm trong Kinh Dịch. Theo
quan niệm trong Kinh Dịch thì “nhất âm, nhất dương chi vị đạo” (một âm,
một dương gọi là đao)
(2)
, đây là quy luật phổ biến tồn tại trong tất cả các
sự vật của thế giới tự nhiên. “Từ trời suy ra người”, cuộc sống trong xã
hội cũng được hình dung theo nguyên lí một âm- một dương. Theo quan
niện này thế giới (cả vũ trụ, cả xã hội con người) đều được hình dung theo
các cặp phạm trù đối lập: âm- dương; trơi- đất; cương- nhu; nam- nữ; gần-
xa… Các cặp phạm trù đối lập này không tách rời nhau, mà chúng tác
động tương hỗ với nhau, làm ra sự vận động, biến đổi và phát triển của
vũ trụ. Rõ nhất là sự tác dụng giữa hai cặp đối lập nam- nữ: “trời đất mờ
mịt, vạn vật hoá thuần. Nam nữ cấu tinh, vạn vật hoá sinh” (Hệ từ hạ
truyện). Trong Kinh Dịch còn nói nhiều tới sự tác động này: “Trời và đất
(giao) cảm nên vạn vật hoá sinh; Thánh nhân cảm lòng người nên thiên hạ
hoà bình”. (Soán từ thượng truyện. Hàm quái); “Trời đất giao cảm nên
vạn vật tương thông, trên dưới giao cảm nên ý chí giống nhau” (Soán từ
thượng truyện. Thái quái); “Trời đất không giao cảm thì vạn vật không
tương thông; trên dưới không giao cảm thì thiên hạ không còn nước”.
(Soán từ thượng truyện. Bĩ quái)…Sự tác động tương hỗ giữa các mặt đối
lập này Kinh Dịch gọi là trạng thái Giao cảm. Giao cảm chính là cơ sở
cho sự sinh trưởng và phát triển của vạn vật trong vũ trụ. Sự giao cảm này
không chỉ diễn ra ở các sự vật của giới tự nhiên, mà còn có sự giao cảm
(2)

Những trích dẫn về Kinh Dịch trong b i vià ết chúng tôi đều dẫn theo sách Chu Dịch v mà ĩ học của Lưu
Cương Kỉ – Phạm Minh Hoa (Ho ng Và ăn Lâu dịch), NXB Văn hoá - Thông tin, H, 2002.

×