Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
___________________________

LÊ THỊ THU HIỀN

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
(2001- 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
___________________________

LÊ THỊ THU HIỀN

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
(2001- 2010)

Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trương Thị Tiến



Hà Nội - 2014

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tay của riêng
tôi. Tất cả những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
Học viên

Lê Thị Thu Hiền

TIEU LUAN MOI download :


Lời cảm ơn

Tơi xin chân thành cảm ơn lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS
Trương Thị Tiến người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu hồn thành đề tài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Các thầy cô giáo ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, thư viện trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn – Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện
thuận lợi hoàn thành đề tài luận văn.
Cảm ơn Sở giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Ninh và nhân dân đã giúp đỡ
tôi hoàn thành đề tài luận văn này.

Hà Nội, tháng 06 năm 2014
Xin cảm ơn!
Tác giả

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

CNH, HĐH

: cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐH, CĐ

: đại học, cao đẳng

GDTX

: giáo dục thường xuyên

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT-XH


: kinh tế - xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

SGK

: Sách giáo khoa

TP,TX

: Thành phố, thị xã

THCS

: trung học cơ sở

THPT

: trung học phổ thông

TW

: Trung ương

XHHGD

: xã hội hóa giáo dục


TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Mở đầu................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2.Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................ 4
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ ..................................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................ 5
5.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
5.2. Nguồn tài liệu .............................................................................................. 5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5
Chương 1. Giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh trong những năm 20012005 ..................................................................................................................... 7
1.1. Yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh
trong những năm 1986-2000............................................................................. 7
1.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh ............................................................... 7
1.1.2. Thực trạng giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh trong những năm
1986-2000 ............................................................................................................ 11
1.2. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng, Nhà nước và chủ
trương của tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 18
1.3. Hoạt động của hệ thống giáo dục phổ thông giai đoạn 2001-2005 ....... 21
1.3.1. Xây dựng mạng lưới giáo dục, đảm bảo hiệu quả đào tạo .................. 21
1.3.1.1. Xây dựng mạng lưới giáo dục ............................................................. 21
1.3.1.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo ............................................................... 30

1.3.2. Đảm bảo các điều kiện dạy và học ......................................................... 42
1.3.2.1. Về cơ sở vật chất .................................................................................. 42
1.3.2.2. Về đội ngũ giáo viên ............................................................................. 47
1.3.3. Công tác quản lý Nhà nước về giáo dục ................................................ 50
1.3.4. Cơng tác xã hội hóa giáo dục .................................................................. 51
Chương 2. Giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh trong những năm 20062010 ..................................................................................................................... 56

TIEU LUAN MOI download :


2.1. Định hướng tiếp tục phát triển giáo dục – đào tạo của Đảng và Nhà
nước và nhiệm vụ của hệ thống về giáo dục phổ thông Quảng Ninh ........... 56
2.1.1. Định hướng tiếp tục phát triển giáo dục – đào tạo của Đảng và Nhà
nước .................................................................................................................... 56
2.1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của hệ thống giáo dục phổ thông Quảng Ninh ... 59
2.2. Hoạt động của hệ thống giáo dục phổ thông Quảng Ninh .................... 62
2.2.1. Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo.. 62
2.2.1.1. Mở rộng quy mô giáo dục .................................................................... 62
2.2.1.2. Nâng cao chất lượng đào tạo ............................................................... 69
2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động phổ cập giáo dục ................................................ 75
2.2.3. Tăng cường điều kiện dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục ........ 78
2.2.3.1. Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục ................................................. 78
2.2.3.2. Chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên........................................... 81
2.2.3.3. Tích cực thực hiện đổi mới công tác quản lý Nhà nước về giáo dục84
2.2.4. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục ................................................ 85
Chương 3. Một số nhận xét, đánh giá.............................................................. 90
3.1. Giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh thực hiện nhiệm vụ phát triển
giáo dục trong điều kiện có những thuận lợi - khó khăn mang tính đặc thù
............................................................................................................................. 90
3.2. Trong 10 năm phát triển giáo dục (2001-2010), giáo dục Quảng Ninh đã

đạt được một số thành tựu quan trọng ........................................................... 95
3.3. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh cịn có
những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đào tạo ...................... 104
3.4. Thách thức lớn nhất đối với giáo dục phổ thông Quảng Ninh là mức độ
chênh lệch về giáo dục giữa các vùng miền................................................... 110
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 117

TIEU LUAN MOI download :


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi có biên giới quốc gia trên đất liền và
trên biển giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tỉnh có nhiều danh lam,
thắng cảnh nổi tiếng trong nước và thế giới với nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú. Địa mạo Quảng Ninh rất đa dạng: 2/3 là diện tích đồi núi, rừng và
đất rừng, dải đồng bằng nhỏ hẹp, tỉnh có vùng biển rộng nhất trong phần Vịnh
Bắc Bộ. Tính đa dạng và đặc biệt của địa hình, địa mạo là điều kiện cho phát
triển một nền kinh tế năng động, đa dạng nhiều ngành. Trong những năm đổi
mới, thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng, tỉnh đã chủ động hợp tác
trên nhiều lĩnh vực với các địa phương, doanh nghiệp của nước láng giềng
Trung Quốc, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế của tỉnh phát triển trên tất cả
các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Quảng Ninh lại là tỉnh
nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc: Hà Nội - Hải Phịng Quảng Ninh nên có vị trí đầu mối hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế
cho các tỉnh Bắc Bộ.
Tuy nhiên, muốn phát huy tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, Quảng
Ninh đặc biệt phải chú ý đến yếu tố con người, chú ý phát triển nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu học
tập của nhân dân, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng

nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH, HĐH). Với sự nỗ lực, quyết tâm cao trong
những năm vừa qua, ngành giáo dục và đào tạo Quảng Ninh đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ, quy mơ trường, lớp, số người đi học ở các cấp học, ngành
học đều tăng, đội ngũ giáo viên được tăng cường, cơng tác xã hội hóa giáo dục
(XHHGD) phát triển, chất lượng đào tạo đã có những bước tiến đáng kể và ổn
định. Song ngành cũng đang gặp nhiều khó khăn, nổi bật là: sự chênh lệch về
nhu cầu cũng như điều kiện phát triển giáo dục và đào tạo giữa các vùng miền,
sự mất cân đối cơ cấu đội ngũ giáo viên cho từng mơn học, kinh phí chi cho mua
sắm thiết bị dạy học hạn chế không đáp ứng nhu cầu dạy và học…. Do vậy,
1

TIEU LUAN MOI download :


trước cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nếu giáo dục
phổ thông tỉnh Quảng Ninh khơng có những bước đột phá về quy mô phát triển,
hiệu quả đào tạo và chất lượng giáo dục thì sẽ khơng thể tạo động lực cho kinh
tế - xã hội của tỉnh phát triển ổn định trong thời gian sắp tới.
Năm 2001, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng khẳng định: Phát triển giáo
dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Ngày 28
tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 201/2001/QĐ về
việc phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010" đã đánh dấu một
mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tiếp tục khẳng định sự nghiệp
giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp CNH, HĐH của đất nước.
Việc nghiên cứu giáo dục tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn thực hiện
chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Kết

quả nghiên cứu sẽ góp phần tổng kết thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm, đưa ra
những kiến nghị giải pháp để tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo ở
Quảng Ninh đặc biệt là giáo dục phổ thơng. Đó là chiếc cầu nối cơ bản, là cấp
học mang tính nền tảng trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, tơi đã chọn đề tài: “Giáo dục phổ
thông tỉnh Quảng Ninh 2001-2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của nền giáo dục trong sự nghiệp
phát triển của đất nước nên đề tài về giáo dục là đề tài nhận được sự quan tâm,
chú ý của nhiều tác giả, nhiều cơng trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác
nhau.
Các cơng trình đề cập đến vấn đề giáo dục nói chung như: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về Giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ” của Nguyễn Chương Nhiếp,
2

TIEU LUAN MOI download :


Nguyễn Ngọc Thu, Trần Thuý (Nxb Khoa học xã hội, 1996). “Những vấn đề về
chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố giáo
dục trung học phổ thông” của Đặng Bá Lãm, Vũ Quốc Anh, Lê Khanh... (Nxb
Giáo dục, 1998). Suy nghĩ về văn hoá giáo dục Việt Nam” của Dương Thiệu
Tống (Nxb Trẻ, 2000). “Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục”
của Lê Văn Giang (Nxb Chính trị Quốc gia, 2001). “Giáo dục Việt Nam trước
ngưỡng cửa thế kỉ XXI” của Phạm Minh Hạc (Nxb Chính trị Quốc gia, 2002).
“Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá” của Vũ Ngọc Hải, Đặng
Bá Lâm, Trần Khánh Đức... (Nxb Giáo dục, 2007). “Giáo dục Việt Nam 1945 –
2010” của Đặng Bá Lãm, Bùi Đức Thiệp.... (Nxb Giáo dục, 2010).
Đối với giáo dục phổ thơng cũng đã có một số cơng trình: “Mối quan hệ
đặc trưng giữa sự gia tăng dân số và quy mô phát triển giáo dục phổ thông ở

Việt Nam” của Đinh Thị Minh Tuyết (Luận án tiến sỹ Giáo dục Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội năm 2001). “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Giáo
dục phổ thơng ở Hà Nội” của Nguyễn Duy Phong (Luận án tiến sỹ Kinh tế năm
2003). “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin
quản lý Giáo dục phổ thông” của Vương Thanh Hương (Luận án tiến sỹ giáo
dục học năm 2003). “Một số biện pháp sử dụng nguồn lực tài chính nhằm phát
triển Giáo dục phổ thơng trong giai đoạn hiện nay” của Lê Xuân Trường (Luận
án tiến sỹ Giáo dục học năm 2004). Các cơng trình trên nghiên cứu về giáo dục
và đào tạo trong phạm vi cả nước, đã cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết
chung về đặc điểm, tình hình giáo dục phổ thơng Việt Nam hiện nay.
Riêng về giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh, thời gian gần đây đã được
đề cập tới trong một số luận văn thạc sĩ như: “Những biện pháp quản lí giáo dục
nhằm nâng cao trình độ học vấn cho người hưởng lợi trong dự án phát triển cộng
đồng: Nghiên cứu trường hợp của dự án tỉnh Quảng Ninh” (Luận văn thạc sỹ
giáo dục học, năm 2005) của Vũ thị cẩm Tú. “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán
bộ quản lý trường THCS Huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn
hiện nay” (Luận văn thạc sỹ Giáo dục học năm 2009) của Hà thị thanh Thủy.
3

TIEU LUAN MOI download :


“Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những
năm 1996 – 2006” (Luận văn thạc sỹ năm 2009) của Ngô Thị Thu Hà….
Các công trình nghiên cứu trực tiếp về giáo dục tỉnh Quảng Ninh cũng đã
giúp chúng tơi tìm hiểu một cách khái qt về tình hình giáo dục Quảng Ninh,
nhưng các cơng trình này lại chủ yếu thuộc mã ngành giáo dục học. Cơng trình
của Ngơ Thị Thu Hà lại thuộc mã ngành lịch sử Đảng và mốc thời gian nghiên
cứu cũng chỉ dừng lại đến năm 2006. Cho đến nay chưa có cơng trình nào thuộc
mã ngành lịch sử Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống về giáo dục phổ

thông ở tỉnh Quảng Ninh từ 2001 đến 2010.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phục dựng một cách có hệ thống những hoạt động chủ yếu của hệ thống
giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh từ 2001 đến 2010, từ đó rút ra một số nhận
xét nhằm cung cấp thêm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính
sách đối với giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ
- Tập hợp các tư liệu về giáo dục phổ thơng tỉnh Quảng Ninh từ 2001 - 2010.
- Trình bày khái quát những chủ trương của Đảng, chính phủ đối với sự nghiệp
Giáo dục - đào tạo và sự vận dụng của tỉnh Quảng Ninh trong quá trình thực hiện
những chủ trương trên.
- Phục dựng lại những hoạt động chủ yếu của giáo dục phổ thông tỉnh
Quảng Ninh 2001-2010.
- Phân tích những thành tựu và những yếu kém của giáo dục phổ thông
tỉnh Quảng Ninh trong những năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

4

TIEU LUAN MOI download :


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động của hệ thống giáo dục
phổ thông tỉnh Quảng Ninh 2001 – 2010, bao gồm: giáo dục tiểu học, trung học
cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: luận văn tập trung trình bày những hoạt động của hệ

thống giáo dục phổ thông nhằm: mở rộng quy mô giáo dục; nâng cao chất lượng
đào tạo; tăng cường điều kiện dạy và học; đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục,
công tác XHHGD.
Về mặt thời gian: phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong thời gian từ
năm 2001 đến năm 2010. Năm 2001 cũng là năm chính phủ đề ra chiến lược 10
năm phát triển giáo dục 2001 - 2010 nhằm tiếp tục đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
Quảng Ninh. Năm 2010 là năm hoàn thành những nội dung cơ bản của chiến
lược phát triển giáo dục này.
Về không gian: luận văn nghiên cứu giáo dục phổ thông trên địa bàn của
tỉnh Quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp chính trong nghiên cứu là: phương
pháp lịch sử, phương pháp logic; ngoài ra trong một số trường hợp còn sử dụng
các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, mô tả…
5.2. Nguồn tài liệu
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Các kết quả điều tra, khảo sát về KT-XH, văn hóa xã hội của Sở GD&ĐT
tỉnh Quảng Ninh, cổng thông tin điện tử Quảng Ninh.
Các báo cáo tổng kết của Sở giáo dục tỉnh Quảng Ninh.
Một số cơng trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể về vấn đề giáo dục.
6. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu, luận văn góp phần phục dựng
những hoạt động chủ yếu của giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh (2001–2010).
5

TIEU LUAN MOI download :


- Qua đó luận văn phân tích những thành tựu, hạn chế của tỉnh Quảng

Ninh trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục
- Rút ra một số nhận xét về quá trình phát triển giáo dục phổ thông và sự
nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh; cung cấp thêm cơ sở khoa học
cho việc hoạch định chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Quảng Ninh
trong những năm tiếp theo.

6

TIEU LUAN MOI download :


CHƯƠNG 1. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH TRONG
NHỮNG NĂM 2001 – 2005

1.1. Yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh
trong những năm 1986-2000
1.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh
Điều kiện tự nhiên
Nhìn trên bản đồ Việt Nam giống như hình chữ S, điểm khởi đầu của
hình chữ S đó chính là tỉnh Quảng Ninh. Do điều kiện địa lý, đặc điểm về tự
nhiên, kinh tế và những biến cố lịch sử mà vùng đất phía đơng bắc tổ quốc đã
trải qua nhiều lần quy hoạch địa giới với các tên gọi khác nhau. Năm 1963 tỉnh
Quảng Ninh được thành lập với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh,
tên của tỉnh được ghép từ hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ. Quảng Ninh là
một tỉnh miền núi nằm trong giải hành lang Đông Bắc Việt Nam trên bờ vịnh
Bắc Bộ biên giới và hải đảo, diện tích tồn tỉnh là 6.239,243 km2 trong đó diện
tích đất liền là 5.938 km2, địa giới trải rộng, ngoài phần đất liền dài 168 km,
rộng 84 km cịn có bờ biển dài 250 km với trên 2.000 đảo lớn nhỏ[1].
Quảng Ninh có biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển giáp với
nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa. Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc

Giang, phía đơng giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành
phố Hải Phịng, phía bắc giáp huyện Phịng Thành và thị trấn Đông Hưng tỉnh
Quảng Tây (Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Đường biên
giới với Trung Quốc dài 132,8km.
Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và quần đảo Cô Tô
(thuộc huyện Cô Tơ). Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có những đảo chính như:
đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo

1

Chiếm 2/3 số đảo cả nước (2.078/2.779), trong đó có 1.030 đảo có tên. Tổng diện tích các đảo là 619,913 km².

7

TIEU LUAN MOI download :


Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Cái Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn,
đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo
Phượng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những
đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Duyên hải Quảng Ninh chạy dài
gần 200 hải lí từ lãnh hải Trung Quốc ở phía đơng đến địa giới thành phố Hải
Phịng. Tỉnh có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và thế giới,
nguồn tài ngun khống sản phong phú.
Khơng chỉ có vậy, địa mạo Quảng Ninh rất đa dạng, diện tích đất tự nhiên
6.110km2, trong đó 2/3 là diện tích đồi núi, rừng và đất rừng, dải đồng bằng nhỏ
hẹp, tỉnh có vùng biển rộng nhất trong phần Vịnh Bắc Bộ. Tính đa dạng và đặc
biệt của địa hình, địa mạo là điều kiện để tỉnh phát triển một nền kinh tế đa
dạng, nhiều ngành nghề.
Tuy nhiên, trong 6.110km2, đồi núi chiếm trên 80% diện tích của tỉnh. Do

địa hình phức tạp, đồi núi dốc, đi lại khó khăn, dân cư chủ yếu tập trung ở vùng
sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới. Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng
miền trở thành thách thức lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, giáo dục đi lên
của tỉnh đặc biệt là vùng miền núi, biên giới, hải đảo trình độ phát triển còn
thấp. Trong 14 huyện, thị xã, thành phố có 8 huyện (thị xã), 112 xã, phường, thị
trấn là xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, với 54 xã khó khăn, trong đó có
24 xã đặc biệt khó khăn [14, tr. 1].
Truyền thống văn hóa - lịch sử
Quảng Ninh là một tỉnh có bề dày về truyền thống lịch sử - văn hóa, cái nơi
cư trú của người Việt Cổ, có ba nền văn hóa: văn hố Soi Nhụ, văn hoá Cái Bèo,
văn hoá Hạ Long. Hàng ngàn hiện vật tìm thấy trong các hang động của tỉnh đã
chứng minh từ hàng nghìn năm trước, trên đất Quảng Ninh này đã tồn tại một
nền văn hoá ở "cửa ngõ" của nền văn minh Việt cổ. Trải qua hàng ngàn năm lao
động không ngừng, lớp người cổ trên vùng đất Trung du và đồng bằng Bắc Bộ
đã biết đến nghề trồng trọt và chăn nuôi.

8

TIEU LUAN MOI download :


Trong hơn 1000 năm của thời kỳ Bắc thuộc, Quảng Ninh lần lượt mang
tên các châu quận: An Định, châu Hoàng, châu Lục, Ninh Hải, Ngọc Sơn. Dưới
ách thống trị của người phương Bắc, dân bản địa phải xuống biển mò trai lấy
ngọc, lên rừng săn voi bẫy thú cống nạp, phải lao động cực nhọc, chịu sự thống
trị của xâm lược song không ngừng đấu tranh chống ách đô hộ, chống đồng hố:
giữ tiếng Việt, duy trì các phong tục truyền thống của ông cha. Dưới ách cai trị,
nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như: Chu Sĩ chống ách cai trị của Thái Thú
Tô Định vào những năm 30 của thế kỷ 1, nữ tướng Lê Chân chống lại ách thống
trị Đông Hán, nữ tướng Thánh Thiện tấn cơng Mã Viện. Ngồi những nữ tướng

nói trên, vùng đất Quảng Ninh còn nhiều tấm gương oanh liệt chống giặc ngoại
xâm như: chị em Nguyệt Thai, Nguyệt Độ chiến đấu dũng cảm và hy sinh ở
vùng Yên Tử vào thời Trần; ba anh em họ Trương lập công xuất sắc và hy sinh
ở huyện Đông Triều sau được thờ ở chùa Bắc Mã, dân gian gọi ba anh em là:
Đức Cả, Đức Hai, Đức Ba.
Ngày 12/3/1883, thực dân Pháp đổ qn vào Bãi Cháy, chính thức chiếm
đóng vùng đất Quảng Ninh. Trong suốt thời kỳ đô hộ, thực dân Pháp luôn
phải đối mặt với các phong trào cách mạng của nhân dân các dân tộc Quảng
Ninh. Ngày 8/6/1945, Chiến khu Đông Triều Trần Hưng Đạo được thành lập,
sau chuyển thành khu giải phóng tiến về giải phóng Hải Phịng, Kiến An, Hải
Dương, Hòn Gai, Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái.
Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Quảng Ninh đã đánh thắng
ngay trận đầu, bắn rơi 3 máy bay phản lực, bắt sống phi công Mỹ đầu
tiên… Quảng Ninh cịn khơng ngừng góp cơng, góp của, góp người cho tiền
tuyến Miền Nam, góp phần thắng lợi vào cơng cuộc giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước.
Tình hình kinh tế - xã hội
Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính gồm: 3 thành phố, 1 thị xã, 2 huyện
đồng bằng và 8 huyện miền núi hải đảo cùng 186 xã, phường, thị trấn. Theo kết
quả điều tra 01/04/2009 dân số tỉnh là 1.144.381 người, với 48,6% dân số sống ở
9

TIEU LUAN MOI download :


thành thị. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010 là 1.159.463 người trong
đó nữ là 566,184 người có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao thứ 3 Việt Nam (sau
thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), dân số thành thị là 667.862 người (chiếm
tỉ lệ 58,1%). Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Tỷ
lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là

1,2%) [34, tr. 1]. Quảng Ninh đồng thời cũng là tỉnh duy nhất trong cả nước có 3
thành phố trực thuộc tỉnh.

Trong những năm đổi mới, thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của
Đảng, tỉnh đã chủ động hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các địa phương, doanh
nghiệp của nước láng giềng Trung Quốc, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế
của tỉnh phát triển trên tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, du lịch,
dịch vụ. Tỉnh cịn có nhiều nguồn tài ngun khoáng sản, nguyên liệu sản xuất
vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong
nước và xuất khẩu, đặc biệt về trữ lượng than của cả nước thì riêng Quảng Ninh
đã chiếm tới 90%, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng
GDP của tỉnh Quảng Ninh. Với vị trí nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng
điểm phía bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là vị trí đầu mối quan trọng,
góp phần thúc đẩy kinh tế cho các tỉnh Bắc Bộ. Cùng với đó, 3 khu kinh tế: Vân
Đồn, Trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái trở thành đầu mối giao thương
quan trọng giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010,
Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt
Nam. Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước sau thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu và Hải Phịng. Tính đến hết năm 2010
GDP đầu người đạt 1.580 USD/năm[2].
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam
giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi

GDP của Hạ Long là: 3.063 USD/năm, Móng Cái 2.984 USD/năm, Cẩm Phả 2644 USD/năm, ng Bí 1.460
USD/năm.
2

10

TIEU LUAN MOI download :



tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới và gần đây nhất đã được vinh dự công nhận là một trong 7 kỳ quan thiên
nhiên mới của thế giớ bởi giá trị địa chất địa mạo, trở thành địa điểm du lịch lý
tưởng của du khách trên toàn thế giới.
Trong những năm trở lại đây, các ngành kinh tế của tỉnh đều đã có những
bước phát triển vững chắc; sự nghiệp CNH, HĐH từng bước được đẩy mạnh, cơ
sở hạ tầng KT-XH được tăng cường; công tác giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục
thể thao được củng cố, xây dựng, năng lực và hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa
học - công nghệ được nâng cao, nhân tố con người được được phát huy coi
trọng; tài nguyên, môi trường sinh thái, di sản Vịnh Hạ Long và các di tích văn
hoá, lịch sử được quan tâm bảo vệ và phát huy có hiệu quả; đời sống nhân dân
tiếp tục được cải thiện, các nhu cầu thiết yếu được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
Tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phịng được giữ vững tạo mơi trường
cho KT-XH của tỉnh phát triển ngày càng cao.
Mặc dù kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển, nhưng chưa thật sự
vững chắc. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vẫn cịn nhiều khó khăn cần phải tiếp
tục tháo gỡ, cịn 6/24 chỉ tiêu dự báo chưa hoàn thành kế hoạch; dẫn đến một số
chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII đề ra khó đạt được. Tiến độ thực hiện lập
quy hoạch, xây dựng chiến lược và ứng dụng, chuyển giao khoa học cơng nghệ
cịn chậm so với u cầu. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông và
hạ tầng phát triển du lịch vẫn là nút thắt cơ bản chưa được kịp thời tháo gỡ căn
cơ và bài bản. Vì vậy, để KT-XH có thể phát triển một cách bền vững thì giáo
dục ln đóng vai trị vơ cùng quan trọng.
1.1.2. Thực trạng giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh trong những năm
1986-2000
Từ năm 1986 tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng đã chủ
trương: “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành vả phát triển tồn diện nhân cách
xã hội” [2, tr. 94]. Đối với giáo dục phổ thông, Đại hội nhấn mạnh: “Các

trường phổ thông phải dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động kĩ thuật tổng
11

TIEU LUAN MOI download :


hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông” [2, tr. 95]. Thực hiện chủ trương
của Đảng Hội nghị sở giáo dục tồn quốc năm 1987 xác định: khơi phục, giữ
vững, củng cố, phát triển, khắc phục những quan điểm và cách làm cũ thời bao
cấp về giáo dục.
Sau 5 năm thực hiện, do mạng lưới giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh
cịn mỏng và thiếu vững chắc ở vùng khó khăn và vùng xa xơi hẻo lánh, tình
trạng trẻ em đi học muộn so với độ tuổi, tình trạng bỏ học giữa chừng, ở lại lớp
còn khá phổ biến, cơ sở vật chất chưa đáp ứng chương trình giảng dạy khiến
cho hiệu quả đào tạo không cao. Số lượng trường học, phịng học, chỗ ngồi, tỉ
lệ tốt nghiệp tuy có cao hơn trước nhưng không đáng kể:
Giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh trong những năm 1986-2000
Năm học

1985 – 1986

1990 – 1991

257

260

Lớp học

5.473


5.453

Phòng học

2.847

3.070

Chỗ ngồi

83.200

94.800

Giáo viên

7.848

7.226

Học sinh

158.700

154.000

92,6%

97,8%


Trường học

Tỉ lệ tốt nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê năm 1990
Điều đáng lo ngại là tình trạng giáo viên bỏ nghề, học sinh bỏ học tăng
nhanh. Từ năm 1985-1991 số lượng giáo viên giảm 622 người, học sinh giảm
4.700 em.
Nguyên nhân của tình trạng này là do kinh tế khó khăn, tỉnh khơng có
điều kiện tập trung nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Trong khi đó nguồn đào tạo
giáo viên lại bị hạn chế, đơi khi phải tuyển giáo viên qua hình thức đào tạo cấp
tốc, một số trường hợp khác chưa đủ điều kiện lại được ưu tiên tuyển thẳng. Vì
vậy đội ngũ giáo viên vừa yếu về chất lượng, vừa thiếu về số lượng. Tình trạng
bỏ trường, bỏ lớp ngày một tăng. Về phía gia đình cũng khơng có điều kiện
12

TIEU LUAN MOI download :


chăm lo đầu tư việc học tập cho con em, mà phó mặc cho nhà trường, để con em
đi học muộn hoặc đi học rồi lại nghỉ học. Các bậc phụ huynh còn mang nặng
tâm lý học xong rồi cũng chỉ đi ra làm lao động chân tay nên không tạo động lực
học tập, học sinh bỏ học giữ chừng khá phổ biến. Đây cũng là tình trạng chung
của cả nước.
Trước tình hình đó, đại hội Đảng lần thứ VII, năm 1991 đã nhấn mạnh
nhiệm vụ của giáo dục phải: “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”,
đặc biệt giáo dục con người phải đặt nên hàng đầu và là nhiệm vụ quan trọng
nhất, đồng thời nhấn mạnh: “Khoa học giáo dục đóng vai trị then chốt trong
toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là động lực đưa

đất nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến trên thế giới”
[2, tr. 285].
Để thực hiện chủ trương: “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào
tạo”, ban chấp hành TW Đảng lần thứ VII đã ra nghị quyết 04-NQ/HNTW
(1/1994) về giáo dục và đào tạo, nghị quyết nhấn mạnh: giáo dục đào tạo phải
được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực
tiếp của sự phát triển. Đó là một sự khẳng định hết sức đúng đắn xuất phát từ lợi
ích của nhân dân ta, phù hợp xu thế thế giới, một lần nữa cho thấy tầm quan
trọng của sự nghiệp đổi mới giáo dục, vai trò của nhân tố con người. Qua đó
cũng cho thấy vai trị giáo dục phổ thông: giúp học sinh phát triển một cách tồn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản khác để xây dựng và bảo
vệ đất nước. Từ đó, coi đầu tư giáo dục và đào tạo là một hướng chính cho đầu
tư và phát triển.
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV, Ban chấp hành TW Đảng khóa VII ra đời
trong hồn cảnh cơng cuộc đổi mới của đất nước, đã đạt được những thành tựu
to lớn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa - giáo dục. Do đó, từ năm
1994 trở đi nền giáo dục trong cả nước nói chung, Quảng Ninh nói riêng khắc
phục được những yếu kém của giai đoạn trước và chất lượng dần dần được nâng

13

TIEU LUAN MOI download :


lên, tình trạng giáo viên và học sinh phổ thơng bỏ trường, bỏ lớp đã được khắc
phục.
Tình hình giáo dục phổ thông cả nước và tỉnh Quảng Ninh
Đơn vị: người
Danh mục


Năm 1990-1991

1994-1995

Cả nước

Quảng Ninh Cả nước

Quảng Ninh

Dân số

66.233.300

673.500

72.509.500

899.600

Giáo viên

423.700

7.226

467.400

17.900


Học sinh phổ thông

11.882.900

154.000

14.587.400

512.000

Nguồn: niên giám thống kê năm 1995.
*Sau 15 năm đổi mới mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, giáo dục phổ thơng
của tỉnh đã có những thay đổi đáng kể cả về nội dung, chất lượng dạy và học
theo đúng xu hướng đổi mới - hiện đại hóa.
Đối với giáo dục tiểu học: thực hiện chỉ đạo của ngành giáo dục xây dựng
một nền tiểu học phát triển có chất lượng cao, làm nền móng cho sự nghiệp giáo
dục quốc dân. Năm học 1999-2000 tồn tỉnh có 4.579 lớp, 122.600 học sinh
(giảm 741 học sinh so với năm học trước). Như vậy, quy mô học sinh tiểu học
đã đạt mức ổn định, số giảm hàng năm không nhiều tỷ lệ trẻ 6 tuổi đi học đạt
98,7% [17, tr. 2], phản ánh kết quả phổ cập giáo dục đúng độ tuổi khá tốt. Việc
duy trì sĩ số được đảm bảo có 463 học sinh bỏ học và chuyển trường (chiếm
0,36%). Số lượng lưu ban 623 học sinh (chiếm 0,51%), nhiều nơi làm tốt cơng
tác duy trì sĩ số và phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng tích cực và đạt
hiệu quả cao là: Quảng Hà, Móng Cái, Tiên Yên.
Đối với những vùng chưa đạt chuẩn phổ cập giáo dục, cơng tác xóa mù
chữ được tiến hành quyết liệt. Các cấp đã chỉ đạo những chủ trương, biện pháp
tích cực thích ứng với từng địa phương của mình như: huy động 100% trẻ 6 tuổi
vào lớp 1; tiếp tục mở các lớp xóa mù chữ; hạn chế học sinh bỏ học. Với quyết
tâm đó giáo dục tiểu học của tỉnh đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Năm 1997 tỉnh
được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học - chống mù chữ. Đây là

14

TIEU LUAN MOI download :


thành quả lớn lao, là mốc xác định mặt bằng dân trí của tỉnh mà tồn thể nhân
dân Quảng Ninh bền bỉ phấn đấu suốt 45 năm qua. Với việc không ngừng cố
gắng để phát huy thành quả trên đến tháng 7/2000 tồn tỉnh chỉ cịn 3 xã chưa đủ
tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học – chống mù chữ là:
Hà Lâu (Tiên Yên), Đôn Đạc và Đạp Thanh (Ba Chẽ); phổ cập tiểu học đúng độ
tuổi nhiều khu vực đạt khá cao: Cẩm Phả (16/16 xã), Hạ Long (17/18 xã), Đông
Triều (19/21 xã), Yên Hưng (18/20 xã).
Đặc biệt năm học 1999-2000, tỉnh đã có 10 trường được công nhận đạt
chuẩn quốc gia thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí,
Đơng Triều, n Hưng, Hồnh Bồ, Quảng Hà và Ba Chẽ. Tuy nhiên đối với
miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng cịn gặp nhiều khó khăn như: Cơ Tơ, Vân
Đồn, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu do trình độ giáo viên còn hạn chế, điều kiện
phục vụ cho giảng dạy và học tập cịn thiếu thốn nên chưa có trường nào đạt
chuẩn. Dù cịn nhiều hạn chế nhưng nhìn chung giáo dục tiểu học đã có những
chuyển biến khá vững chắc và tương đối đồng đều.
Đối với giáo dục THCS, THPT: để nâng cao chất lượng dạy và học, các
trường tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; coi trọng giáo dục
toàn diện; đẩy mạnh các hoạt động ủng hộ giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó đến
trường bằng nguồn của Hội phụ huynh và Hội khuyến học các cấp… Đăc biệt
sau khi tiến hành thực hiện chương trình hành động nghị quyết TW II của Tỉnh
ủy, năm học 1997 - 1998, 12 trường chuyên THCS của tỉnh đã chuyển thành các
trường THCS bình thường, tiếp tục phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao chất
lượng giảng dạy. Tất cả các trường THPT thực hiện sắp xếp học sinh theo
nguyên tắc: “Phân bố đều trình độ học sinh”. Bằng sự cố gắng không ngừng qua
các năm số lượng học sinh lưu ban, bỏ học giảm đảng kể, số lượng học sinh theo

học ngày càng tăng.
Để nâng cao chất lượng giáo dục tạo hành trang và nền móng cơ bản cho
học sinh sau khi tốt nghiệp, tỉnh đã chú trọng công tác giáo dục hướng nghiệp
dạy nghề. Đây là một nét đổi mới so với thời gian trước đó, các trường phổ
15

TIEU LUAN MOI download :


thông tổ chức cho học sinh học nghề, học các môn bổ trợ thiết thực như: tin học,
ngoại ngữ. Sở giáo dục Quảng Ninh quyết định ban hành cộng điểm tốt nghiệp
đối với học sinh cuối cấp đã có bằng nghề, hoạt động hướng nghiệp dạy nghề
được quản lý chặt chẽ. Vì vậy tỷ lệ học sinh tham gia học nghề ngày càng tăng:
năm học 1999 – 2000 tỷ lệ học sinh tham gia học nghề ở THCS là 14%, THPT
là 20%. Tỉnh có 29,27% học sinh được tham gia học nghề, số học sinh thi nghề
là 6.250 em với 13 nghề. Tỷ lệ đạt yêu cầu là 98% [18, tr. 4].
Một minh chứng cho kết quả của sự nỗ lực đó là năm 1998, tỉnh Quảng
Ninh đã có học sinh Vi Anh Tuấn – trường THPT Cẩm Phả đạt huy chương bạc
tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Australia. Cùng với đó, tỷ lệ tốt nghiệp đạt
kết quả cao. Đặc biệt năm học 1999 - 2000, ở bậc tiểu học là 98,84%, THCS:
85,65; THPT: 89,78%, trong đó có 66 học sinh đủ điều kiện tỷ lệ tốt nghiệp vào
thẳng đại học, nhiều học sinh thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH và trung học
chuyên nghiệp. Tỷ lệ tốt nghiệp hệ bổ túc đạt 92,3% [17, tr. 8].
Có được những thành quả trên là sự nỗ lực của toàn tỉnh thực hiện nhiệm
vụ phát triển giáo dục và đào tạo. Một yếu tố quan trọng tạo nền tảng cho giáo
dục đó là q trình phát triển nhanh chóng KT-XH của tỉnh, và truyền thống
hiếu học đã được nhân dân phát huy, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục tỉnh thêm
khởi sắc.
Cùng với những thành quả đã đạt được, giáo dục phổ thơng tỉnh Quảng
Ninh vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn, nhiều thách thức to lớn:

- Đội ngũ giáo viên còn thiếu và mất cân đối về cơ cấu cho từng môn.
Thiếu và thừa cục bộ, vùng thành thị chiếm đa số còn vùng núi, vùng cao và
vùng hải đảo giáo viên còn thiếu khá nhiều, chưa thực sự yêu nghề.
- Cơ sở vật chất tuy đã được tăng cường nhưng so với yêu cầu thực tế còn
thiếu nhiều, chưa được đầu tư đúng mức, tốc độ cao tầng hóa các trường chậm
so với kế hoạch. Kinh phí cấp cho ngành chủ yếu là để chi trả tiền lương nên
kinh phí chi cho mua sắm trang thiết bị dạy và học và các hoạt động khác rất hạn
hẹp.
16

TIEU LUAN MOI download :


- Địa bàn tỉnh Quảng Ninh phức tạp: vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên
giới, hải đảo cách xa đất liền, giao thơng đi lại khó khăn, cách xa trung tâm,
nhiều vùng chưa có đường giao thơng lại cách sơng nên điều kiện đi lại, học tập
của nhiều học sinh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở các huyện: Vân Đồn, Tiên
Yên, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà.
- Những vi phạm quy chế chuyên môn như: soạn giảng, thi cử, tổ chức
dạy thêm, học thêm ở một số cá nhân cán bộ giáo viên đã làm ảnh hưởng uy tín
của ngành và uy tín nhà giáo.
- Cơng tác XHHGD vẫn còn chậm trễ về tổ chức Đại hội giáo dục cấp
huyện, tỉnh; Hội đồng giáo dục huyện (TP,TX), tỉnh và hội khuyến học chưa
được thành lập, làm hạn chế công tác XHHGD.
- Chất lượng giáo dục tuy đã được nâng cao nhưng công tác giáo dục tư
tưởng đạo đức chính trị cho học sinh THPT cịn yếu, nhiều em học sinh chưa ý
thức được mục đích của việc học của mình: học để làm gì? học như thế nào? nên
số lượng bỏ học vẫn còn cao, nhất là ở vùng dân tộc ít người, vùng hải đảo làm
ảnh hưởng lớn đến công tác phổ cập giáo dục.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó: do Quảng Ninh là 1 tỉnh có sự

chênh lệch vùng miền, đặc biệt khu vực hải đảo vùng xa xôi hẻo lánh, đời sống
nhân dân rất khó khăn. Các cấp chính quyền, cơ quan đồn thể - xã hội và nhân
dân vẫn chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát
triển nền KT-XH của tỉnh. Chủ trương, chính sách phát triển - đầu tư quá chú
trọng vào kinh tế - phát triển du lịch, còn lĩnh vực giáo dục chưa được quan
tâm đúng với vị trí của nó. Cùng với đó, tuy kinh phí cho giáo dục tăng nhưng
do đội ngũ giáo viên vào biên chế ngày càng lớn, phần chi trực tiếp cho đội ngũ
chiếm tỉ lệ quá cao nên nguồn kinh khí cịn hạn hẹp.
Có thể nhận thấy từ đầu những năm đổi mới đến năm 2000, bên cạnh
những thành tựu đáng kể đã đạt được, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Ninh
cũng đang gặp khá nhiều khó khăn cần phải khắc phục. Vì vậy để giáo dục
Quảng Ninh phát triển hơn nữa trở thành nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển
17

TIEU LUAN MOI download :


KT-XH, địi hỏi giáo dục của tỉnh phải có những chủ trương, biện pháp phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh, từ đó vừa có thể khắc phục được khó khăn, vừa phát
huy được lợi thế của tỉnh.
1.2. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng, Nhà nước và chủ
trương của tỉnh Quảng Ninh
Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng, Nhà nước
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật Giáo
dục (1998), Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng (2001) và Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, đã chỉ rõ những quan điểm phát triển giáo dục
Việt Nam: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Phát triển giáo dục là nền tảng,
nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Tại đại hội IX, Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu tổng quát của “Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010”: đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân
dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp
theo hướng hiện đại hóa. Để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển, thì
vai trị của giáo dục và khoa học cơng nghệ lại càng có tính quyết định.
Riêng đối với giáo dục phổ thơng, cần thực hiện giáo dục tồn diện về
đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng
nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ
học tập đúng đắn; phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lịng ham
học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Đảng cũng nhấn mạnh: Giáo dục phổ thông luôn đóng một vai trị quan trọng
quyết định đến chất lượng nhân tài, nguồn lực của các trường Đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp trong cả nước vì vậy việc cấp bách là cần phải giải
quyết triệt việc tăng cường ngân sách Nhà nước cho giáo dục theo nhịp độ tăng
trưởng kinh tế, thực hiện công tác XHHGD, tạo điều hiện cho người nghèo có
18

TIEU LUAN MOI download :


×