Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

báo cáo thực tập nhận thức ban quản lý dự án các công trình điện miền nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 38 trang )








BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC

Tên cơ quan thực tập : Ban Quản lý dự án các công trình Điện miền Nam
Thời gian thực tập : từ 07/01/2013 đến 17/03/2013
Người hướng dẫn : Anh Vũ Duy Hiệu
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thùy Linh – MSSV: 101422
Lớp : KT1011


Tháng 3 năm 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh – 101422




ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC



Tên cơ quan thực tập : Ban Quản lý dự án các công trình Điện miền Nam
Thời gian thực tập : từ 07/01/2013 đến 17/03/2013
Người hướng dẫn : Anh Vũ Duy Hiệu
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thùy Linh – MSSV: 101422
Lớp : KT1011
Tháng 3 năm 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh – 101422




iii
TRÍCH YẾU
Bước vào năm thứ 3 của đại học, những điều cơ bản và chuyên sâu về kế toán đã
phần nào được bổ sung vào trong kiến thức của tôi, tuy nhiên vẫn còn rời rạc và thiếu thực
tế. Nhận thấy nếu chỉ học qua sách vở thì đó vẫn chỉ là những kiến thức suông, sinh viên
sau này sẽ không thể thích ứng được với môi trường làm việc đầy thách thức. Nắm bắt được
tâm lý đó, trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho tôi nói riêng và các bạn cùng khóa
nói chung, được trải nghiệm làm việc thực tế với học kỳ “Thực tập nhận thức”.
Nhận thức – nghĩa là đợt thực tập này có mục đích giúp sinh viên áp dụng những kỹ
năng, kiến thức ở trường đại học và đồng thời rèn luyện cách ứng xử, giao tiếp, thực hiện
những công việc hành chính trong môi trường doanh nghiệp, để từ đó tạo tiền đề cho học kỳ

“Thực tập tốt nghiệp” vào năm cuối.
Qua đợt “Thực tập nhận thức” này, tôi không thể phủ nhận được sự hữu ích mà nó
mang lại. Tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều và nhận thấy được thiếu sót của mình mà từ đó
có thể sửa chữa, bổ sung thêm. Những kinh nghiệm mà tôi được học tập tại cơ quan là hành
trang vô cùng quý báu giúp tôi vững bước trên con đường làm việc sau này.
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh – 101422




iv
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập nhận thức, nhờ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ trường Đại
học Hoa Sen và Ban quản lý dự án các công trình Điện miền Nam, tôi đã hoàn thành tốt đợt
thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn:
 Trường Đại học Hoa Sen đã tổ chức đợt thực tập nhận thức này, tạo điều kiện cho
chúng tôi được làm quen, tìm hiểu, va chạm thực tế môi trường làm việc tại cơ quan.
 Ban lãnh đạo của cơ quan Ban QLDA các công trình Điện miền Nam đã tiếp nhận
tôi vào làm việc trong một môi trường nghiêm túc.
 Cô Lê Ngọc Anh – trưởng phòng Tài chính kế toán đã phân công và xem tôi như một
nhân viên thực sự của phòng.
 Anh Vũ Duy Hiệu, chị Huỳnh Thị Hương Thảo – người phụ trách hướng dẫn thực
tập, đã hỗ trợ, chỉ dẫn tôi hết sức nhiệt tình.
 Toàn bộ các anh chị phòng Tài chính Kế toán nói riêng và mọi người trong Ban quản
lý nói chung đã tạo cho tôi một môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, chuyên
nghiệp.
 Thầy Phùng Thế Vinh và thầy Lê Duy Ngọc – giảng viên hướng dẫn thực tập.
Chân thành cảm ơn.
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh – 101422





v
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP






















TPHCM, ngày tháng 3 năm 2013
Người hướng dẫn Thủ trưởng đơn vị
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh – 101422





vi
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN






























Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh – 101422




vii
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU iii
LỜI CẢM ƠN iv
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP v
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
NHẬP ĐỀ 1
Phần 1. GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP 2
I. Giới thiệu chung 2
II. Chức năng, nhiệm vụ: 2
III. Quá trình hình thành và phát triển 2
IV. Tổ chức bộ máy quản lý 4
1. Ban QLDA: 4
1.1. Sơ đồ tổ chức 4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 5
1.3. Sơ đồ quá trình quản lý dự án, hoạt động của Ban 5
2. Phòng Tài chính – Kế toán: 7
2.1. Sơ đồ tổ chức 7

2.2. Chức năng, nhiệm vụ các thành viên 7
2.3. Tổ chức công tác kế toán tại Ban QLDA 13
2.5. Hệ thống báo cáo, chứng từ kế toán 16
Phần 2. CÔNG VIỆC THỰC TẬP 17
I. Công việc hành chính 17
II. Công việc chuyên môn 20
Phần 3. ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN 28
I. Suy nghĩ cá nhân 28
II. Ưu điểm và khuyết điểm 28
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO x
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh – 101422




viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban QLDA 4
Hình 2: Sơ đồ quá trình hoạt động Ban QLDA 6
Hình 3: Sơ đồ tổ chức phòng TC – KT thuộc Ban QLDA 7
Hình 4: Phần mềm kế toán FMIS xây dựng cơ bản 14
Hình 5: Biên bản đối chiếu công nợ giữa Ban AMN và công ty Bảo Minh Sài Gòn 21
Hình 6: Thẻ kho Ban QLDA 22
Hình 7: Nhập số liệu phiếu chi 25
Hình 8: Nhập hóa đơn GTGT 26
Hình 9: Mẫu phiếu chi 26

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NPT : Tổng công ty Truyền tải Điện Việt Nam

Ban QLDA : Ban quản lý dự án các công trình Điện miền Nam
Phòng TC-KT : Phòng Tài chính – Kế toán
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
VTTB : Vật tư thiết bị
TSCĐ : Tài sản cố định
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
PNK : Phiếu nhập kho
PXK : Phiếu xuất kho
SSKT : Sổ sách kế toán
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
1

NHẬP ĐỀ
Là một bước ngoặc cần phải có để tôi bước tiếp trên con đường đại học, hai tháng được
thực tập tại phòng Tài chính – Kế toán của Ban quản lý dự án các công trình điện miền
Nam đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Trước khi bắt đầu đợt thực tập này, ngoài dựa
vào những tiêu chí nhà trường đề ra để giúp sinh viên đạt được hiệu quả cao nhất, tôi còn
tự đặt cho mình những mục tiêu cho bản thân, đó là:
 Mục tiêu 1: Nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc trong phòng TC–KT
nói riêng và Ban QLDA nói chung. Củng cố kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi
người trong cơ quan.
 Mục tiêu 2: Cố gắng tạo điều kiện cho bản thân tiếp xúc với công việc; quan sát,
theo dõi, tìm hiểu những công việc chuyên ngành kế toán; đồng thời học hỏi cách
xem xét, giải quyết công việc từ các anh chị nhân viên.
 Mục tiêu 3: Khám phá bản thân, thử sức với những công việc hoàn toàn mới.
Trong báo cáo này, tôi đã trình bày những thông tin cơ bản về cơ quan thực tập và tóm tắt
những công việc bao gồm trình tự thực hiện, khó khăn, thuận lợi và kinh nghiệm mà tôi
rút ra được từ hai tháng thực tập.



Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
2

Phần 1. GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
I. Giới thiệu chung
Tên cơ quan: Ban quản lý dự án các công trình Điện miền Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Southern Viet Nam Power Project Management Board.
Tên viết tắt: SPPMB.
Địa chỉ trụ sở: Số 383 đại lộ Võ Văn Kiệt, phường Cầu Kho, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 22100714
Fax: (08) 38361096
- Email:
- Website:
Ban QLDA là đơn vị hành chánh sự nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Truyền tải Điện
Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 118/QĐ-NPT ngày 30/6/2008 của NPT.
II. Chức năng, nhiệm vụ:
Là cơ quan thuộc khối xây dựng cơ bản.
- Thay mặt Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc Gia quản lý các dự án lưới điện có cấp
điện áp từ 110 kV đến 500 kV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền
Nam từ Ninh Thuận đến Cà Mau.
- Thực hiện tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát thi công, tư vấn thẩm tra dự toán và
tổng dự toán, tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá thầu các công trình lưới điện.
- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
III. Quá trình hình thành và phát triển
- Ra đời năm 1988, với tên gọi ban đầu là Ban Quản lý Đầu tư thuộc Công ty Điện lực 2,
đến ngày 30/6/1995, Ban Quản lý dự án các công trình Điện miền Nam (Ban AMN)
chính thức được thành lập.
- Những năm đầu hoạt động, giai đoạn 1988–1995, ngành Điện miền Nam phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức do nguồn điện thiếu hụt và việc cung ứng điện cho nhu

cầu phát triển kinh tế xã hội mất cân đối nghiêm trọng. Thực hiện chính sách đổi mới
của Đảng và Nhà nước là phát triển nguồn điện, mặc dù còn hạn chế về lực lượng
nhưng bước đầu Ban đã xây dựng nghiệm thu đưa vào vận hành 40 công trình với tổng
giá trị gần 251 tỷ đồng.
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
3

- Năm 1996–2000, ban AMN đã hoàn thành nghiệm thu đóng điện đưa vào vận hành 56
công trình với tổng giá trị đầu tư gần 1140 tỉ đồng. Tuy khối lượng công việc tăng về
quy mô, tính chất và mức độ phức tạp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước, song kết
quả này đã khẳng định sự trưởng thành nhanh chóng của tập thể CBCNV Ban AMN,
nhất là trong công tác quản lý nguồn vốn đầu tư.
- Năm 2000, với cách nhìn nhận mới “Ban là một tập thể rất tốt có đầy đủ khả năng hoàn
thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao” của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã khơi
dậy tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình công tác và tạo niềm tin cho mỗi CBCNV. Ban
AMN đã triển khai nhiều biện pháp tích cực như: tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng
kho Vật tư-Thiết bị, tạo thế chủ động hơn nữa trong công tác tiếp nhận, bảo quản, xuất
kho phục vụ thi công công trình; phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua, động
viên CBCNV hoàn thành các nhiệm vụ được giao với trách nhiệm và hiệu quả cao
nhất.
- Năm 2001–2005, Ban đã hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành 90 công trình với
tổng giá trị gần 3000 tỷ đồng. Ban đã mạnh dạn đề xuất Tổng công ty và được Chính
phủ chấp thuận, tổ chức thi công sớm một số công trình trọng điểm để nhanh chóng
giải quyết những đòi hỏi nóng bỏng, bức xúc lúc đó của lưới điện. Dồn kế hoạch 2 năm
2001, 2002 vào thực hiện trong năm 2001, đồng thời phát động “Toàn Ban tham gia
quyết toán”, kết quả là hoàn thành dứt điểm 145 công trình. Ban đã được Đảng và Nhà
nước ghi nhận và tặng thưởng: Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Cờ thi đua xuất
sắc của Chính phủ, Huân chương lao động hạng 3.
- Năm 2006–2010, theo Quy định điện VI nhiệm vụ kế hoạch quản lý dự án đầu tư lưới
điện phía Nam của Ban là rất lớn, trong khi đó công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

ngày càng trở ngại, phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ các công trình. Với quyết
tâm “Xây dựng Ban A miền Nam, trong sáng, uy tín và hiệu quả”, Ban đã chủ động đề
nghị, đề bạt thêm cán bộ lãnh đạo, tăng cường đội ngũ CBCNV trẻ, thành lập phòng
nghiệp vụ mới, hoàn chỉnh chức năng nhiệm vụ đáp ứng sự phân cấp mới, nắm vững
tình hình lưới điện, tiến độ vận hành các nguồn điện mới và nhu cầu tăng trưởng phụ
tải của khu vực. Đồng thời “đổi mới cách làm, thi đua nhân rộng gương điển hình tiên
tiến”, sâu sát chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ công tác đấu thầu, xét thầu, luôn
làm giảm giá trị công trình, tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng so với dự toán. Áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, tiếp tục đào tạo, triển khai thực hiện hệ
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
4

thống phiên bản mới ISO 9001:2008. Đặc biệt là tích cực tham gia cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, rèn luyện ý thức kỷ luật, tinh
thần đoàn kết được nâng cao.
Kết quả là hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành 64 công trình với tổng giá trị hơn
7334 tỷ đồng; thực hiện tốt công tác quản lý tài chính; thanh lý xong VTTB Liên Xô
cũ tồn kho ứ đọng hư hỏng, xóa danh sách các công trình lâm quản; không để xảy ra
tiêu cực tham nhũng, khiếu nại tố cáo kéo dài, cháy nổ hoặc mất mát tài sản.
- Năm 2012, vượt qua khó khăn lớn về vốn đầu tư và công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng, Ban AMN đã đạt được những thành tích quan trọng như giá trị thực hiện dự
án đạt 3731 tỷ đồng, giải ngân đạt 3320 tỷ đồng, là khối lượng thực hiện cao nhất từ
trước đến nay. Nhiều công trình trọng điểm đã đóng điện, giải quyết khó khăn cho
công tác quản lý vận hành và góp phần giảm tổn thất điện năng. Lãnh đạo cùng
CBCNV luôn tăng cường tính tuân thủ, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh công
tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cải cách thủ tục hành chính, đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nhiệm vụ.
IV. Tổ chức bộ máy quản lý
1. Ban QLDA:
1.1. Sơ đồ tổ chức


GIÁM Đ
ỐC

Phòng
Tổng
Hợp

Phòng
Kế
Hoạch
Ph
òng
Vật Tư



Phòng
Tài
Chính
Kế Toán


Phòng
Kỹ
Thuật

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng

Đấu thầu

Phòng
Đền Bù

Phòng
Thẩm
Định

PHÓ GIÁM ĐỐC
QMR
PHÓ GIÁM ĐỐ
C

Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban QLDA
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
5





1.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
 Phòng Tổng hợp (P1): chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động
tiền lương, thanh tra bảo vệ, hành chính quản trị, thi đua khen thưởng thuộc Ban theo
quy định hiện hành.
 Phòng Kế hoạch (P2): chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, tổng tiến độ, thống kê,
thanh toán các công trình theo quy định hiện hành.
 Phòng Vật tư (P3): chịu trách nhiệm trong công tác vật tư
+ Thực hiện tiếp nhận, cung cấp VTTB từ các nguồn trong và ngoài nước cho các công

trình theo kế hoạch của Ban QLDA.
+ Quản lý sử dụng, tổ chức bảo quản VTTB đúng mục đích, có hiệu quả theo quy định
hiện hành.
 Phòng Tài chính – Kế toán (P4): chịu trách nhiệm về công tác quản lý kinh tế tài
chính, công tác hạch toán kế toán và quyết toán các công trình hoàn thành của Ban
quản lý dự án theo quy định hiện hành.
 Phòng Kỹ thuật (P5): chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật và giám sát kỹ thuật, chất
lượng, tiến độ xây lắp các công trình; tham gia thực hiện các dịch vụ tư vấn giám sát
công trình điện trong giai đoạn thực hiện đầu tư cho Ban QLDA theo quy định hiện
hành.
 Phòng Đấu thầu (P6): chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu theo quy định hiện hành;
các giao dịch với các đối tác nước ngoài.
 Phòng Đền bù (P7): chịu trách nhiệm về thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt
bằng, công tác tái định cư và đánh giá tác động môi trường để thực hiện các dự án theo
quy định hiện hành.
 Phòng Thẩm định (P8): chịu trách nhiệm về trong công tác thẩm tra, thẩm định, trình
duyệt các dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế
bản vẽ thi công; quản lý công tác lập, thẩm tra trình duyệt dự toán trong đầu tư xây
dựng, sửa chữa lớn của Ban theo phân cấp ủy quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
1.3. Sơ đồ quá trình quản lý dự án, hoạt động của Ban
Chú thích:
Quan hệ điều hành
Quan hệ phối hợp
Quan hệ chất lượng
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
6


N H À T H
Ầ U


Tiếp nhận và giải
quy
ết các khiếu nại

Các Phòng




Kiểm soát tài liệu
Ban Lãnh đạo và
các Phòng
Kiểm soát hồ sơ
Xem xét của lãnh đạo
Khắc phục, phòng ngừa &
cải tiến
Qu
ản lý nguồn nhân lực

P1
Quản lý và vận hành xe
Mua sắm và quản lý tài sản
Quản lý thông tin


Chuẩn bị đầu tư
Ki
ểm tra, tr
ình duy

ệt đề c
ương và d

toán khảo sát, lập Dự án Đầu tư .
P2 + P5 + P7
+ P8
Thẩm tra, trình duyệt Dự án Đầu tư
Thẩm tra, trình duyệt đề cương và dự
toán khảo sát, lập TKKT ( TKKT –
TC )
Thẩm tra và trình duyệt hoặc thẩm
định Thiết kế kỹ thuật (thi công) –
Tổng dự toán (theo phân cấp).
Thực hiện đầu tư
T


ch

c đ

u

th

u cung c

p VTTB,
Xây lắp
P6+P2

+P3+P4+P5
Giải phóng mặt bằng và TĐC
P7
Thẩm tra Phương án tổ chức thi công
P5
ki
ểm tra, tr
ình duy
ệt v
à phát hành b
ản
vẽ thiết kế thi công
Giám sát kỹ thuật thi công công trình
Theo dõi tiến độ
P5 + P2

Kiểm soát công việc không phù hợp
Các Phòng
Kết thúc đầu tư và bàn giao đưa vào sử dụng
Nghiệm thu xây lắp
P5
Nghi
ệm thu lắp đặt thiết bị

Nghi
ệm thu công tr
ình hoàn thành

P5 + P7
Thanh/Quyết toán vốn đầu tư xây

dựng CTrình
P4 và các
Phòng

Quản lý kế hoạch đầu
tư, thẩm tra, thẩm định
dự án
P2, P8

Xét chọn
nhà thầu
P2 + P3 + P6

K H Á C H H À N G

Quy
ế
t đ

nh giao
nhiệm vụ từ
EVN
Dịch vụ
Tư vấn,
xây lắp,
VT-TB
Thu thập phân
tích dữ liệu
SỔ TAY CHẤT LƯỢNG – CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG - MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG
Đánh giá chất

lượng nội bộ
Hình 2: Sơ đồ quá trình hoạt động Ban QLDA
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
7

2. Phòng Tài chính – Kế toán:
2.1. Sơ đồ tổ chức










2.2. Chức năng, nhiệm vụ các thành viên
a. Kế toán trưởng (Trưởng phòng)
- Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng, phụ trách chung về công tác tài
chính, kế toán và quyết toán.
- Tổ chức bộ máy kế toán, ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời, trung
thực, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của Ban QLDA.
- Tổ chức thực hiện đúng quy định về kiểm kê, phản ánh kịp thời, chính xác đúng chế độ
quy định.
- Kiểm tra, kiểm soát chế độ, thể lệ tài chính, kế toán nhà nước và quy định của cấp trên
về thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong đơn vị.
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán
thuộc bí mật nhà nước.
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ CBCNV kế toán

đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn trong Ban.
- Việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, dự toán chi phí Ban QLDA, các định mức
kinh tế - kỹ thuật.
Trưởng phòng
KT
Tổng
hợp

KT
Thanh


toán

KT
Nguồn

vốn

KT
Đền bù,
TSCĐ

KT
Vật tư
Thiết bị
KT
Thuế
Thủ

quỹ

KT Ngân
hàng,
Lương,
Bảo hiểm
Phó trưởng phòng
KT
Công nợ

Hình 3: Sơ đồ tổ chức phòng TC – KT thuộc Ban QLDA
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
8

- Việc chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính, các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi
tiêu và kỷ luật tài chính của nhà nước, việc thực hiện chế độ thanh toán, tiền mặt, vay
tín dụng và các hợp đồng kinh tế.
- Việc tiến hành kiểm kê tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng chủ trương và chế độ
của nhà nước.
- Việc xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản nợ không đòi được và các
khoản thiệt hại khác.
- Định kỳ tổ chức phân tích hoạt động kế toán của Ban một cách thường xuyên, nhằm
đánh giá đúng đắn tình hình kết quả và hiệu qủa kế hoạch đầu tư của đơn vị.
- Tham gia tổ chuyên gia, hội đồng thẩm định, đánh giá các gói thầu khi được Trưởng
Ban phân công.
b. Phó trưởng phòng
- Giúp trưởng phòng thực hiện và tổ chức công tác quyết toán đảm bảo chính xác, kịp
thời, đúng tiến độ.
- Đầu mối theo dõi tiến độ quyết toán công trình, kịp thời báo cáo cho trưởng phòng,
lãnh đạo ban những khó khăn, vướng mắc khi vượt thẩm quyền giải quyết làm ảnh

hưởng hoặc có nguy cơ làm chậm đến tiến độ công tác quyết toán.
- Hướng dẫn kịp thời các chế độ tài chính, kế toán nhà nước và các quy định về công tác
quyết toán công trình cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong đơn vị.
- Thực hiện Quản lý dự án và tổng hợp quyết toán công trình hoàn thành theo nhiệm vụ
được phân công.
- Tổ chức thực hiện, phân công cán bộ quyết toán các công trình trong năm kế hoạch
- Kiểm tra số liệu quyết toán công trình của cán bộ trong phòng, đối chiếu với kế toán
TK 241 (Kế toán tổng hợp).
- Kịp thời báo cáo những vướng mắc trong quá trình tổng hợp quyết toán với lãnh đạo
phòng để có hướng tháo gỡ và xử lý vướng mắc.
- Cùng với bộ phận kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm hạch toán và xử lý các số liệu sau
quyết toán.
- Tài khoản: 241…
c. Kế toán Tổng hợp
- Kiểm tra, phát hiện sai sót của các bộ phận nghiệp vụ; tổng hợp đề xuất lãnh đạo
hướng xử lý những số liệu còn tồn đọng, chưa giải quyết.
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
9

- Lập tiến độ yêu cầu các bộ phận nghiệp vụ nhập số liệu vào máy theo thời gian quy
định, chứng từ tháng nào hạch toán tháng đó, tránh để dồn chứng từ cho các tháng sau.
- Hạch toán và quyết toán chi phí Ban QLDA, kiểm soát và hạch toán các chi phí khác
theo dự toán và kết chuyển phân bổ chi phí A vào giá trị công trình theo quý, năm.
Hàng năm cùng với KT tiền mặt, KT ngân hàng phân tích tình hình thực hiện chi phí
Ban QLDA, kịp thời phát hiện các vấn đề chưa hợp lý để điều chỉnh.
- Kiểm tra giá thành TK 241 trước khi TK 241 ra số trình duyệt khớp với cán bộ tổng
hợp quyết toán công trình.
- Lập và nộp Báo cáo tài chính theo đúng quy định của tập đoàn.
- Tài khoản: 241 và tất cả các tài khoản kế toán còn lại.
d. Kế toán Thanh toán

- Thanh toán chi phí cho công trình. Hàng quý tạm kết chuyển giá trị vật tư A cấp vào
giá trị công trình theo bảng quyết toán kinh phí A&B.
- Tham gia xét thầu, đấu thầu các dự án.
- Hàng tháng đối chiếu công nợ giữa sổ sách kế toán TK331 với các đơn vị liên quan,
đối chiếu TK241 với các cán bộ nghiệp vụ kế toán trong phòng, đặc biệt là KT công
nợ, KT tổng hợp, thuế và các loại chi phí.
- Tham gia kiểm kê sản phẩm dở dang cuối năm và lập báo biểu kiểm kê cuối năm sản
phẩm dở dang.
- Kiểm tra, kiểm soát tất cả các hợp đồng mua sắm VTTB trước khi trình lãnh đạo
phòng ký.
- Mở L-C (thư tín dụng) và thanh toán tiền VTTB.
- Mở sổ theo dõi các hợp đồng cung cấp VTTB trong nước và ngoài nước.
- Lập kế hoạch giải ngân các hợp đồng VTTB.
- Hàng tháng thực hiện đối chiếu công nợ giữa SSKT với các bên cung cấp VTTB. Khi
kết thúc hợp đồng mua VTTB, đề nghị nhà thầu tiến hành lập biên bản đối chiếu công
nợ.
- Tài khoản: 331, 241
e. Kế toán tiền mặt (thanh toán nội bộ)
- Lập phiếu thu, chi, định khoản kế toán, hạch toán và nhập số liệu kịp thời, chuẩn xác
vào máy.
- Giải trừ tạm ứng, giải trừ đền bù kịp thời, đúng quy định.
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
10

- Theo dõi thu, chi các quỹ, kiểm tra TK tiền mặt tồn quỹ, hàng tháng lập bảng đối chiếu
số dư tiền mặt với thủ quỹ.
- Kiểm soát các chi phí chi ra theo dự toán công trình và các dự toán khác được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm soát TK642 theo dự toán được duyệt, hàng quý phân tích công tác lập dự toán và
tình hình thực hiện chi phí QLDA; phát hiện những bất hợp lý và đề xuất tình hình

thực hiện chi phí một cách tiết kiệm có hiệu quả.
- Tham gia lập dự toán chi phí ban QLDA, và các dự toán chi phí khác.
- Có trách nhiệm đối chiếu số liêu giữa TK mình phụ trách với các TK kế toán khác.
Tham gia cung cấp số liệu và photo hồ sơ thuế VAT phục vụ báo cáo quyết toán thuế
và các hồ sơ liên quan khi quyết toán công trình.
- Tài khoản: 1111, 131, 141; 4311, 4312; 642, 7119, 8119
f. Kế toán nguồn vốn
- Theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch năm (về thanh toán, nguồn
vốn, quyết toán).
- Lập Báo cáo tài chính đối với các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài.
- Xin NPT cấp vốn theo nhu cầu thanh toán.
- Đối chiếu số cấp phát với các TK33623, 1121, với các cán bộ quyết toán công trình.
- Lập chương trình theo dõi các khoản nhận nợ vay, trả gốc vay và tính toán các khoản
trả lãi vay ngân hàng.
- Mở sổ theo dõi hợp đồng vay tín dụng (đối với hợp đồng vay để thanh toán khối
lượng).
- Đối chiếu nguồn vốn vay khi các công trình tổng hợp quyết toán, thẩm tra và phê duyệt
quyết toán, lập và thực hiện các công việc khi bàn giao chủ thể hợp đồng vay.
- Chịu trách nhiệm về việc mở các TK cho các dự án mới tại các cơ quan thanh toán; mở
mã công trình cho các dự án mới.
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan các tài khoản mình phụ trách và
đối với các cán bộ quản lý dự án khác.
- Đối chiếu với KT các bộ phận, trước khi ra số liệu để trình lãnh đạo phòng, đối chieu
với KT tổng hợp (TK241).
- Tài khoản: 341
g. Kế toán đền bù, TSCĐ
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
11

- Hàng tháng đối chiếu với các đơn vị B, các cá nhân tạm ứng đền bù, đôn đốc các cán

bộ giải trừ các khoản công nợ đền bù theo quy định.
- Đối chiếu với KT các bộ phận, các cán bộ tổng hợp quyết toán công trình khác trước
khi ra số liệu để trình lãnh đạo phòng, đối chiếu với KT tổng hợp (TK241).
- Kiểm tra các hồ sơ đền bù theo đúng quy trình ISO của ban, các quy định của nhà nước
liên quan đến chính sách đền bù.
- Theo dõi các khoản công nợ đền bù, quyết toán chi phí đền bù, theo quy trình ISO.
- Ghi chép, phản ánh, tổng hợp kịp thời và chính xác số lượng, nguyên giá TSCĐ hiện
có, tình hình tăng, giảm TSCĐ của ban.
- Tính, trích, phân bổ chính xác khấu hao TSCĐ vào các đối tượng sử dụng, tính và hạch
toán kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ theo quy định của Tổng Công Ty và Bộ Tài Chính.
- Thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, lập báo cáo kiểm kê theo mẫu
quy định.
- Thành viên tổ thanh lý TSCĐ, tiến hành làm thủ tục thanh xử lý tài sản theo đúng quy
định số 121/QĐ-EVN-HĐQT ngày 25/3/2005 của Hội đồng quản trị Tổng công ty.
- Tài khoản: 331; 141, 214, 211, 466: về công tác đền bù.
h. Kế toán Vật tư Thiết bị
- Chịu trách nhiệm về chương trình Quản lý vật tư.
- Định khoản KT trên phiếu nhập kho, xuất kho và nhập số liệu vào máy, đối chiếu
TK152111, 152421, 152412, 152422, 15243 với các biểu 2, 3, 4.
- Viết thẻ kho, định kỳ lên kho lấy PNK, PXK về.
- Tham gia kiểm kê kho định kỳ và đối chiếu số liệu tồn thực tế với SSKT, hoàn thiện
các báo biểu kiểm kê theo quy định.
- Đối chiếu số liệu nhập, xuất kho với biểu 2, 3, 4; Đối chiếu và kết chuyển giá trị vật tư
A cấp còn lại vào giá trị công trình.
- Theo dõi và hạch toán VTTB dở dang, vật tư đi gia công.
- Thực hiện công tác thanh xử lý VTTB đối với VTTB ứ đọng, kém mât phẩm chất hàng
năm.
- Thường xuyên đối chiếu với kế toán công nợ, rà soát các thủ tục còn thiếu để hoàn
thiện làm văn bản đề nghị NPT tăng giảm vốn đối với các VTTB.
- Tài khoản: 152411, 152421, 152412, 15218, 152423, 152422; 3381 (Vật tư thừa, thiếu

chờ giải quyết).
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
12

i. Kế toán Công nợ
- Xác định số dư của khách hàng khi kết thúc và thanh lý hợp đổng, cuối tháng, cuối
quý, cuối năm xác định số dư công nợ, lập biên bản đối chiếu công nợ giữa sổ kế toán
và các nhà thầu.
- Có trách nhiệm đối chiếu công nợ của tất cả các công trình tổng hợp quyết toán với
SSKT tại thời điểm khóa sổ kế toán.
- Tham gia công tác thẩm tra hồ sơ mời thầu các gói VTTB.
- Nghiên cứu kỹ các quy định liên quan đến công tác đấu thầu, hồ sơ mời thầu…; tham
gia thẩm tra các gói thầu.
- Quyết toán các đơn hàng ngoại nhập.
- Xác định và đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ của TK công nợ có gốc ngoại tệ.
- Đầu mối tổng hợp các báo biểu kiểm kê cuối năm theo quy định.
- Tài khoản: Tổng TK 331
j. Kế toán Thuế
- Kê khai và hạch toán các trường hợp nhận nợ Khách hàng khác.
- Tổng hợp báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm và đối chiếu số liệu với Cục thuế
TPHCM và NPT.
- Xác định kết quả lãi lỗ hàng năm, quyết toán tất cả các loại thuế và lập các báo biểu về
thuế theo quy định.
- Tập hợp và quyết toán đầy đủ tất cả các loại chi phí phục vụ cho công tác quyết toán
công trình và lập báo cáo tài chính: chi phí QLDA; chi phí nghiệm thu, chi phí xét thầu
và lựa chọn nhà thầu, chi phí tổ chức thực hịên công tác đền bù giải phóng mặt bằng,
chi phí thẩm tra quyết toán và các chi phí khác, chi phí 642 …
- Tính toán các loại thuế phục vụ công tác xét thầu và đánh giá thầu.
- Tham gia thẩm tra hồ sơ mời thầu; đánh giá thầu và tham gia trong quá trình thương
thảo hợp đồng.

- Rà soát và đối chiếu các khoản công nợ khác (TK13881, 33881).
- Tài khoản: 13321, 13322, 3338, 8119, 7119, 136,336, 242 và 13881, 33881
k. Kế toán Ngân hàng, Lương, Bảo hiểm
- Thanh toán và kiểm soát các loại chi phí theo dự toán (Dự toán công trình và dự toán
chi phí QLDA).
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
13

- Kiểm tra, kiểm soát các khoản thanh toán lương, tham gia lập kế hoạch tiền lương,
thanh quyết toán quỹ tiền lương, tiền BHXH.
- Kiểm tra định khoản KT phần ngân hàng của cán bộ thanh toán các dự án, định khoản
nhập ngân, xuất ngân; hạch toán và nhập số liệu kịp thời vào máy của tất cả các ngân
hàng.
- Đối chiếu số phát sinh, lũy kế phát sinh, số dư tiền gửi ngân hàng của từng công trình
với TK vốn khấu hao cơ bản (cán bộ cấp phát vốn và với NPT; đối chiếu số dư TK tiền
gửi ngân hàng với tất cả các ngân hàng thương mại khác).
- Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm của các TK tiền gửi có gốc ngoại tệ.
- Kiểm tra và đối chiếu các số liệu về tiền lương, BHXH, BHYT với kế hoạch được
giao, với phòng tổng hợp, với các bộ phận liên quan và quyết toán quỹ tiền lương hàng
năm theo quy định. Mở sổ theo dõi tình hình thực hiện tiền lương, BHXH, BHYT theo
kế hoạch được giao.
- Tài khoản: 1121, 33623, 334, 131
l. Thủ quỹ
- Thu, chi tiền mặt, rút và nhập tiền từ ngân hàng về quỹ và ngược lại.
- Đối chiếu với KT thanh toán tiền mặt, xác định số dư tồn quỹ.
2.3. Tổ chức công tác kế toán tại Ban QLDA
2.3.1. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng
- Niên độ kế toán hàng năm của Ban bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).

2.3.2. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Ban thực hiện công tác kế toán dựa trên các chuẩn mực kế toán hiện hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.
- Ban áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, đồng thời sử dụng phần mềm kế toán
FMIS do EVNIT phát triển hay còn gọi là phần mềm kế toán xây dựng cơ bản do
EVN/NPT phát hành để nhập liệu, xử lý và in ra các báo biểu, sổ sách kế toán cần
thiết.
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
14

2.4. Các chính sách kế toán áp dụng chủ yếu
2.4.1. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương
tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng,
các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian đáo hạn không quá ba tháng, có tính thanh khoản
cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi
ro trong chuyển đổi thành tiền.
2.4.2. Nguyên tắc ghi nhận dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích lập cho các khoản phải thu đã quá hạn
thanh toán từ ba tháng trở lên, hoặc các khoản thu mà đơn vị nợ khó có khả năng thanh
toán do bị thanh lý, phá sản hay các khó khăn tương tự.
2.4.3. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được
thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng
tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác
phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hình 4: Phần mềm kế toán FMIS xây dựng cơ bản
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
15


- Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch
giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
2.4.4. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
- TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng,
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá
trị còn lại.
- Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp khấu hao đường thẳng: Thời gian
khấu hao được xác định phù hợp với Quyết định 2841/QĐ-BTC ngày 16/12/2009 của
Bộ Tài chính ban hành.
Nhà cửa, vật kiến trúc Từ 10 đến 30 năm
Máy móc thiết bị Từ 05 đến 08 năm
Phương tiện vận tải Từ 06 đến 10 năm
Thiết bị quản lý Từ 03 đến 05 năm
Phần mềm TC-KT 05 năm
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 05 năm
Quyền sử dụng đất Không trích khấu hao
2.4.5. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.
Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận theo số chênh lệch lớn hơn/ hoặc nhỏ hơn giữa giá
thực tế phát hành và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu lần đầu, phát hành bổ sung
hoặc tái phát hành cổ phiếu quỹ.
Ban QLDA là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Việt Nam và công ty
mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ (vốn điều lệ của EVN là
143.404 tỷ đồng).
2.4.6. Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của
Ban QLDA (VNĐ/USD) được hạch toán theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, các khoản

mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm này. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
16

phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại số dư tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được
thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009.
2.4.7. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính
Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm:
- Chi phí đi vay vốn.
- Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
ngoại tệ.
Chi phí đi vay trong kỳ là giá trị thuần của các khoản chi phí đi vay phải trả các ngân
hàng. (Vd: VietinBank, Indovina Bank, MB Bank …)
2.4.8. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản thuế
Tài sản thuế và các khoản thuế phải nộp cho năm hiện hành và các năm trước được xác
định bằng số tiền dự kiến phải nộp cho (hoặc được thu hồi từ) cơ quan thuế, dựa trên các
mức thuế suất và các luật thuế có hiệu lực đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các khoản
thuế phải nộp thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế VAT nhập khẩu.
2.5. Hệ thống báo cáo, chứng từ kế toán
2.5.1. Hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc và phù
hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam.
Báo cáo tài chính của công ty bao gồm những báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán: là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà Ban có/sở hữu (tài
sản) và những gì mà Ban nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử
dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ của Ban.
- Thuyết minh báo cáo tài chính: báo cáo tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ
sung thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo

cáo tài chính khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được.
2.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ bao gồm 2 loại: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn
- Chứng từ bắt buộc theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC là những chứng từ phản ánh
các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc do yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính
chất phổ biến rộng rãi. Loại chứng từ bắt buộc được áp dụng thống nhất cho các lĩnh
vực kinh tế và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế bao gồm: phiếu thu,
Báo cáo thực tập nhận thức Huỳnh Thùy Linh - 101422
17

phiếu chi, biên lai thu tiền, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, phiếu
xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, chứng từ ghi sổ, phiếu rút, phiếu gửi ngân hàng.
- Chứng từ hướng dẫn là những chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà nước
chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng làm cơ sở để các đơn vị dựa trên đó mà vận dụng
một cách thích hợp vào từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn như Phiếu xuất kho, Phiếu
nhập kho.
Phần 2. CÔNG VIỆC THỰC TẬP
I. Công việc hành chính
1. Photo hóa đơn GTGT
- Một tập gồm: phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, các hóa đơn, giấy tờ kèm theo (nếu
có).
- Dựa vào phiếu chi nhìn xem có hạch toán TK 13321, tập nào có thì lấy tờ hóa đơn
GTGT, ghi số phiếu chi-tháng/năm (VD: PC421-T11/2012) rồi photo 1 bản ->lưu để
sau này phục vụ cho công tác quyết toán thuế (KT thuế sẽ dò số liệu với trên sổ theo
dõi đối tượng)
- Photo
+ Những hóa đơn mỏng, in mờ, khi photo cần chọn chế độ Darker để bản sao được rõ
ràng.
+ Hóa đơn nhỏ bằng ½ giấy A4, photo 2 hóa đơn trên cùng 1 mặt giấy.
 Đặt hóa đơn đầu ở phía trên, photo xong lấy bản sao đặt úp vào khay Bypass để

photo hóa đơn nhỏ tiếp theo.
 Xếp phiếu chi lại theo thứ tự.
2. Gửi (gửi trả) biên bản đối chiếu công nợ
- Nếu do bên Ban QLDA làm biên bản trước thì lưu 1 bản tại phòng TC-KT của Ban,
gửi các bản còn lại cho đơn vị kia xác nhận.
- Nếu do Ban xác nhận sau thì tách làm 2 bản, 1 bản gửi trả cho đơn vị kia, 1 lưu tại
phòng.
- Kiểm tra chữ ký (dấu mộc) của Ban lãnh đạo. Nếu còn sót -> đi trình ký lại.
- Bỏ biên bản vào bìa thư, xếp các biên bản cùng 1 đơn vị bỏ chung vào 1 phong bì.
- Tìm kiếm địa chỉ các đơn vị.
- Gửi bằng đường chuyển phát nhanh
Người gửi: Phòng TC-KT, Ban QLDA các công trình điện miền Nam

×