Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đoạn kết tác phẩm chí phèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.31 KB, 2 trang )

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn.
Đề bài: Trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã kết thúc như sau:
“Và nhớ lại những lúc năn nằm với hắn, thị đã nhìn trộm bà cô, rồi nhìn
nhanh xuống bụng:
- Nói dại, nếu mình chửa, giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?
Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa,
và vắng người qua lại…”
(Ngữ văn 11, tập 1, tr. 155)
Anh (chị) hãy bình luận cách kết thúc nói trên.
Đáp án - Hướng dẫn làm bài
1. Giới thiệu vài ba dòng về tác giả, tác phẩm và chi tiết kết thúc “Đột nhiên chị thấy …
vắng người qua …”
2. Cách kết thúc này đã bộc lộ sự hạn chế của tác phẩm, và các nhà văn hiện thực phê phán
nói chung, Nam Cao nói riêng, do chưa nắm được chân lí cách mạng, chưa thấy được khả năng
đổi mới của người lao động nghèo khổ và triển vọng của xã hội, nên họ thường có cái nhìn bi
quan về đời sống. Một chị Dậu đẹp người đẹp nết và tiềm tàng sức sống mãnh liệt mà kết thúc
tác phẩm cũng phải “chạy ra ngoài trời, trời tối đen như mực, như cái tiền đồ của chị”. “Tắt đèn”
của Ngô Tất Tố; một anh Pha đã dám dùng đòn càn phang vào đầu Nghị Lại mà kết cục cũng
phải rơi vào “Bước đường cùng” và tương lại là một cái nhà tù tăm tối - (“Bước đường cùng” của
Nguyễn Công Hoan). Cách kết thúc vòng tròn khép kín của văn học hiện thực phê phán rõ ràng
khác với cách kết thúc trong tác phẩm văn học cách mạng về sau này như “Vợ chồng A Phủ”
(Tô Hoài), “Vợ nhặt” (Kim Lân). Các nhà văn cách mạng đã chỉ ra được con đường sống cho
người nông dân và khẳng định một quy luật: khi rơi vào tình trạng cùng đường thì họ sẽ hướng
tới cách mạng.
3. Kết thúc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đầy ám ảnh không chỉ tạo nên một kiểu kết
thúc khép kín, đầu cuối tương ứng mà còn để lại một nỗi day dứt và bi thương trong lòng độc
giả. “Cái lò gạch cũ” đầu tác phẩm là nơi mở đầu một số phận, một kiếp người đau khổ đầy bi
kịch thương tâm. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” ở cuối tác phẩm không phải là một hình ảnh thực
mà là một hình ảnh tưởng tượng nói lên rằng: “Rất có thể từ cái lò gạch cũ ấy, Thị Nở lại cho ra
đời một Chí Phèo con ngỗ ngược hơn bố nó để nối nghiệp. Điều ấy chưa có gì đảm bảo, nhưng
có điều chắc chắn rằng chừng nào còn tồn tại xã hội “người ăn thịt người”, thì chừng ấy còn


tồn tại hiện tượng Chí Phèo”. Nghĩa là Chí Phèo chết, nhưng hiện tượng Chí Phèo chưa chấm
dứt (Hiện tượng Chí Phèo là hiện tượng hàng vạn người nông dân lao động lương thiện bị đẩy
vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì lại bị xã hội lạnh lùng
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn.
cự tuyệt để phải tìm đến cái chết thảm thương). Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm được toát
ra từ một chi tiết giản dị như thế. Qua chi tiết này, Nam Cao lúc đó hình như cảm thấy số phận
người nông dân cứ rơi vào một vòng luẩn quẩn “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo
ra leo vào” không lối thoát.
Kết luận: Văn hào Banzac đã từng phát biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết là
lá, hình tượng là cành. Hiểu như vậy, chúng ta thấy chi tiết độc đáo và giàu ý nghĩa thẩm mĩ nói
trên đã dệt nên màu sắc cho hình tượng Chí Phèo và góp phần làm nên sắc xanh ngời cho tác
phẩm của Nam Cao mãi với thời gian.
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.
Nguồn: Hocmai.vn
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2

×