Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích khổ một đây thôn vĩ dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.95 KB, 2 trang )

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Phân tích khổ thơ (4 câu) đầu trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc
Tử:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênss
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?”
(Ngữ văn 11, tập 2, tr.38)
Đáp án - Hướng dẫn làm bâì
I. Vài nét về bài thơ
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ hay của Hàn Mặc Tử. Bài thơ được viết ra từ hai nguồn
cảm hứng. Cảm hứng về một vùng quê ở ven bờ sông Hương, cây cối tươi tốt, làng xóm đông
vui. Bích Khê có ý thơ ca ngợi Vĩ Dạ:
“Vĩ Dạ thôn,Vĩ Dạ thôn!
Biếc tre cần trúc không buồn mà say”
Hàn Mặc Tử trong một số tác phẩm thi ca của mình có một số bài thơ hay viết về làng quê
như “Lời quê”, “Đây thôn Vĩ Dạ”, “Mùa xuân chín”.
Nguồn cảm hứng thứ hai là tình cảm với một cô gái quen biết ở xứ Huế, gợi lên ở tác giả
thi hứng chứa chan cảm xúc, mộng tưởng. Quách Tấn cho rằng đó là mối tình thơ mộng nhiều
mơ ước của Hoàng Cúc.
II. Phân tích khổ thơ
1. Hai câu đầu
Mở đầu bài thơ là ý chào mời, trách móc, hay là câu hỏi với người thân quen:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
Câu thứ hai gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn giàu sức sống của làng quê trong buổi bình minh.
Hàng cau vút thẳng trong ánh nắng ban mai, tạo vẻ đẹp tinh khôi, đậm đà bản sắc quê hương
(chú ý hình ảnh “nắng mới lên” và điệp từ “nắng”)
2. Hai câu sau
Vĩ Dạ là vùng đất trù phú có những vùng đất cây cảnh, cây ăn quả được tắm nắng, gội mưa
thường xuyên; được chăm sóc bởi những bàn tay con người cần cù, khéo léo nên cây cối tốt tươi,


ánh lên như màu ngọc bích long lanh:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Câu thơ “Vườn ai mướt quá…” cất lên như một tiếng reo biểu lộ sự vui thích thú, ngỡ
ngàng trước vẻ đẹp bất ngờ của khung cảnh thôn Vĩ. Chữ “mướt” nói lên một cái gì mềm mại,
óng ả, mượt mà. Lá cây mướt xanh biểu hiện mức sống non tơ và đặc biệt màu “xanh như ngọc”
là một sự so sánh rất độc đáo và gợi cảm. Đó là màu xanh như có ánh sáng bên trong. Riêng màu
xanh của thiên nhiên, cỏ cây có hàng chục, hàng trăm cách nói: Xanh lơ, xanh thẳm, xanh rì,
xanh lục, xanh tươi, xanh đậm…Xanh như ngọc là màu xanh nói lên đối tượng như đang có sức
sống nõn nà, trong trẻo.
Câu thơ thứ tư đột ngột xuất hiện cảnh trúc, một gương mặt mang hồn của Vĩ Dạ. Câu thơ
cách điệu hóa, có sự hài hòa giữa con người và cảnh vật. Cảnh vật thiên nhiên thì gợi cảm đến
thế, còn con người thì cũng rất chân chất, phúc hậu, gắn bó với ruộng vườn, bóng người thấp
thoáng trong tre trúc vẫn là nét đẹp quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.
Nguồn: Hocmai.vn
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2

×