Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

so sánh hình tượng người lính trong Tây Tiến và Đồng Chí Hỗ trợ và Tải tài liệu miễn phí 24/7 tại đây: https://link1s.com/yHqvN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.48 KB, 3 trang )

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp
trong tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng và “Đồng chí” của Chính Hữu.
Gợi ý làm bài:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”
- Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”
II. Thân bài:
1. Giống nhau:
- Cùng được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử, cả hai tác phẩm đều xây dựng lên hình
tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp với những nét tính cách: hào hùng mà
lãng mạn.
* Người lính trong “Tây tiến” của Quang Dũng:
- Người lính Tây tiến xuất hiện trong bối cảnh thiên nhiên hoang vu, hiểm trở, kì vĩ, điều
đó càng tô đạm thêm vẻ phi thường của người lính Tây tiến.
- Người lính Tây tiến trong hoàn cảnh rừng thiêng nước độc vẫn coi nhẹ cái chết, đặt lí
tưởng lên trên tính mạng “Rải rác biên cương mồ viễn xứ - Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh”
- Ngay cả khi phải hi sinh vì Tổ quốc thì cái chết đó cũng rất oai hùng, bi tráng: “Áo bào
thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
- Bên cạnh vẻ đẹp hào hùng, những người lính Tây tiến còn hiện lên là những chàng trai
rất hào hoa, lãng mạn
- Tất cả những vẻ đẹp mộng mơ của núi rừng Tây Bắc in đậm trong tâm trí mỗi người
lính để tạo nên những bức tranh vừa thực vừa mộng:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
…Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
- Ở nơi núi rừng gian khổ, luôn cận kề với cái chết nhưng đêm đêm, người chiến sĩ vẫn
gửi mộng về nơi xa – Nơi có người yêu thương – Những cô gái Hà Nội duyên dáng,
thanh lịch “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”


* Người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu:
- Không ngại khó, ngại khổ, coi nhẹ sự sống, đặt lí tưởng chiến đấu lên trên tất cả.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày – Gian nhà không mặc kệ gió lung lay – Giếng nước
gốc đa nhớ người ra lính”
- Mặc dù hoàn cảnh “rừng hoang sương muối” nhưng cũng không làm chùn bước chân
của người lính cách mạng. Họ vẫn “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” – Một tinh thần
hiên ngang, bất khuất.
- Bên cạnh đó, họ cũng đẹp vẻ đẹp hào hoa và một tâm hồn lãng mạn. Trong lúc chớ
giặc tới, có thể nói cái chết cận kề, họ vẫn nhận ra vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng
treo”. Hình ảnh vừa thực vừa mộng tạo nên sự lạc quan cho mỗi người chiến sĩ trên
bước đường hành quân.
Khác nhau:
* Về nội dung:
- Tây tiến – Quang Dũng:
+ Tác phẩm xây dựng lên hình ảnh những người lính xuất thân từ thủ đô Hà Nội, lên
đường theo tiếng gọi của Tổ quốc.
+ Trong bài thơ, tác giả xây dựng lên một loạt những hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, hoang
sơ, bí hiểm để làm nền cho bức tranh về những người lính Tây tiến.
+ Người lính Tây tiến mang vẻ đẹp phi thường, chất hào hùng đẩy lên đến mức giống
như một huyền thoại.
- Đồng chí – Chính Hữu:
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
+ Tác phẩm xây dựng lên hình ảnh những người “nông dân mặc áo lính”, họ xuất thân
từ những người dân nơi làng quê nghèo “Quê hương anh nước mặn đồng chua - Làng tôi
nghèo đất cày lên sỏi đá”
+ Hoàn cảnh chiến đấu của người chiến sĩ ở đây không hiểm trở, hoang vu như trong
“Tây tiến” mà có phần bình dị hơn, họ chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn về vật chất,
sống với cái sốt rét nơi núi rừng:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
+ Người chiến sĩ hiện lên với vẻ chất phác, mộc mạc, gần gũi.
* Về nghệ thuật:
- Tây tiến – Quang Dũng: Tác giả chủ yếu sử dụng bút pháp lãng mạn, tô điểm tính chất
phi thường trong cách xây dựng hình ảnh người lính Tây tiến.
- Đồng chí – Chính Hữu: Vẫn có yếu tố lãng mạn nhưng chủ yếu là bút pháp hiện thực
để tô đậm hiện thực chiến đấu gian khổ của người lính.
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.
Nguồn: Hocmai.vn
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3

×