Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào việt nam (nghiên cứu trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống madrid)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒNG BÁ NHẬT

LIÊN KẾT THƠNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NHÃN HIỆU ĐĂNG KÍ
THEO HỆ THỐNG MADRID)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2016

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒNG BÁ NHẬT

LIÊN KẾT THƠNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NHÃN HIỆU ĐĂNG KÍ
THEO HỆ THỐNG MADRID)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh

Hà Nội, 2016

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 5

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................... 6
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 9
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 9
5. Đối tượng khảo sát ....................................................................................................... 9
6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 10
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 10
8. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 10
9. Kết cấu của Luận văn ................................................................................................ 11
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIÊN KẾT THÔNG TIN
KH&CN TRONG QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ..... 12
1.1. Tổng quan về quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế ....................................... 12
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và nhãn hiệu quốc tế .................................................. 12

1.1.2. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu quốc tế .............................................................. 13
1.1.3. Khái niệm quản lý nhãn hiệu quốc tế ............................................................. 15
1.2. Tổng quan về thông tin KH&CN và liên kết thông tin KH&CN ............... 17
1.2.1. Khái niệm thông tin khoa học và công nghệ ................................................ 17
1.2.2. Khái niệm liên kết thông tin khoa học và công nghệ ................................. 18
1.3. Mối quan hệ liên kết thông tin KH&CN với quản lý và bảo hộ nhãn hiệu
quốc tế ................................................................................................................................ 20
1.3.1. Thông tin khoa học và công nghệ đối với hoạt động xác lập quyền đối
với nhãn hiệu quốc tế ..................................................................................................... 20
1.3.2. Thông tin khoa học và công nghệ với việc thực thi quyền đối với nhãn
hiệu quốc tế....................................................................................................................... 27
1.3.3. Thông tin khoa học và công nghệ với việc quản lý nhãn hiệu quốc tế ......... 29
* Kết luận Chương 1 ...................................................................................................... 34
1

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT THÔNG TIN KH&CN
TRONG QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ THEO HỆ
THỐNG ĐĂNG KÝ MADRID ................................................................................ 35
2.1. Khái quát về thực trạng quản lý và bảo hộ NHQT theo hệ thống đăng ký
Madrid. .............................................................................................................................. 35
2.1.1. Khái quát về thực trạng xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu đăng ký
theo hệ thống Madrid ..................................................................................................... 35
2.1.2. Khái quát thực trạng khai thác quyền SHCN đối với nhãn hiệu đăng ký
theo hệ thống Madrid ..................................................................................................... 39
2.1.3. Khái quát thực trạng thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu đăng ký
theo hệ thống Madrid ..................................................................................................... 44
2.1.4. Khái quát thực trạng quản lý NHQT đăng ký theo hệ thống Madrid ........... 46

2.2. Thực trạng liên kết thông tin KH&CN trong xác lập quyền đối với nhãn
hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid ............................................................................. 48
2.2.1. Liên kết thông tin KH&CN trong xác định ngày ưu tiên .......................... 48
2.2.2. Liên kết thông tin KH&CN trong thẩm định đơn ........................................ 49
2.2.3. Thông tin khoa học và công nghệ trong việc xác định khả năng bảo hộ,
từ chối đối với nhãn hiệu Madrid ............................................................................... 51
2.3. Thực trạng liên kết thông tin KH&CN trong khai thác quyền SHCN đối
với NHQT theo hệ thống Madrid ................................................................................ 54
2.4. Thực trạng liên kết thông tin KH&CN trong thực thi quyền SHCN đối
với NHQT theo hệ thống Madrid................................................................................ 57
2.5. Thực trạng liên kết thông tin KH&CN trong việc giám định và giải quyết
khiếu nại xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu quốc tế .......................................... 60
2.6. Một số bất cập trong hoạt động liên kết thông tin khoa học và công
nghệ .................................................................................................................................... 60
*Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................................ 65
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT
THÔNG TIN KH&CN TRONG BẢO HỘ VÀ QUẢN LÝ NHÃN HIỆU
QUỐC TẾ (NHÃN HIỆU MADRID) .................................................................... 67
2

TIEU LUAN MOI download :


3.1. Giải pháp xây dựng nguồn thông tin khoa học và công nghệ về nhãn hiệu
quốc tế (Nhãn hiệu Madrid) ......................................................................................... 68
3.1.1. Mơ hình khai thác thơng tin khoa học và công nghệ đối với nhãn hiệu
quốc tế ................................................................................................................................ 68
3.1.2. Mơ hình kết nối thơng tin khoa học và cơng nghệ của Cục SHTT với
WIPO về nhãn hiệu quốc tế .......................................................................................... 72
3.1.3. Xây dựng nguồn thông tin khoa học và công nghệ quốc gia về nhãn

hiệu ..................................................................................................................................... 73
3.1.4. Xây dựng nguồn thông tin khoa học và công nghệ đối với nhãn hiệu
quốc tế do địa phương quản lý .................................................................................... 75
3.2. Phát huy năng lực khai thác thông tin khoa học và công nghệ đối với
nhãn hiệu quốc tế (nhãn hiệu Madrid) ....................................................................... 78
3.2.1. Xây dựng mơ hình khai thác thơng tin khoa học và công nghệ đối với
nhãn hiệu quốc tế ............................................................................................................ 78
3.2.2. Xây dựng mơ hình liên kết thơng tin khoa học và công nghệ với WIPO
trong việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế vào Việt Nam .............................................. 82
3.2.3. Phát huy hiệu quả khai thác thông tin khoa học và công nghệ đối với
nhãn hiệu quốc tế ............................................................................................................ 84
3.2.4. Kết nối nguồn thông tin KH&CN qua cổng kết nối để hỗ trợ các doanh
nghiệp................................................................................................................................. 88
3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, khai thác các nguồn thơng tin
khoa học và công nghệ trong xác lập và thực thi quyền đối với nhãn hiệu quốc
tê (Madrid) ........................................................................................................................ 91
3.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ...................................................................... 91
3.3.2. Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định thông tin
KH&CN về SHTT............................................................................................................ 94
* Kết luận Chương 3 ...................................................................................................... 95
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 100

3

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CSDL:

Cở sở dữ liệu

DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

GCNĐKNHQT: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Quốc tế
KH&CN:

Khoa học và cơng nghệ

SHCN:

Sở hữu cơng nghiệp

SHTT:

Sở hữu trí tuệ

WIPO:

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

NHQT:

Nhãn hiệu Quốc tế

4


TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê số đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia và nhãn hiệu quốc tế từ
2008-2013 ......................................................................................... 39
Bảng 2. Thống kê số lượng Giấy chứng nhận được cấp và đơn đăng ký nhãn
hiệu Quốc tế đã được bảo hộ từ 2008-2013 ...................................... 39
Bảng 3. Thống kê hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng từ 2008-2013 ........ 41
Bảng 4. Khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ từ 2008-2013...................... 41
Bảng 5. Khiếu nại về việc vi phạm quyền SHCN từ 2008-2013 .................... 43

5

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện tại chúng ta đang ở thế kỉ XXI, đây là thế kỷ của cuộc cách mạng
KH&CN hiện đại tiếp tục phát triển với những bước tiến vơ cùng nhanh
chóng, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi sâu sắc mọi
mặt đời sống xã hội loài người. Kinh tế tri thức có vai trị ngày càng to lớn
trong q trình phát triển lực lượng sản xuất. Vì vậy, đối với những nước kém
phát triển phải nhanh chóng nâng cao năng lực khoa học và trình độ cơng
nghệ, nắm bắt và làm chủ các tri thức mới để rút ngắn q trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hố để đi vào nền kinh tế tri thức mới này.
Cùng với việc phát triển đầu tư và thương mại ở Việt Nam, việc xây
dựng và phát triển nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn

hiệu quốc tế có một vai trò quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư đặc biệt
của nhà nước, mọi doanh nghiệp. Vấn đề thông tin KH&CN, đặc biệt là thông
tin sở hữu cơng nghiệp với việc tìm kiếm và quản lý các văn bằng sáng chế
đang có xu hướng tăng dần lên. Bởi vậy thông tin KH&CN cho việc quản lý
và bảo hộ nhãn hiệu là vấn đề bức thiết cần giải quyết.
Với mong muốn nâng cao năng lực tìm kiếm thơng tin và năng lực vận
hành của cả hệ thống nhằm chủ động đáp ứng nhanh chóng, chính xác các
nhu cầu thơng tin của mọi giới có nhu cầu dùng tin, đồng thời góp phần hạn
chế những thiếu sót, những lỗi đáng tiếc hay hạn chế những tranh chấp đối
với nhãn hiệu quốc tế cần khai thác vai trị của thơng tin KH&CN trong giai
đoạn thẩm định đơn và thực thi quyền đối với nhãn hiệu quốc tế (nhãn hiệu
Madrid). Do vậy, tôi chọn đề tài “Liên kết thông tin khoa học và công nghệ
trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào Việt Nam – Nghiên cứu
trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống Madrid” làm đề tài Luận văn
Thạc sĩ khoa học và công nghệ chuyên ngành Quản lý KH&CN.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Sau gần 20 năm đất nước đổi mới, nước ta đã giành được những thành
tựu to lớn và rất quan trọng làm cho hai khía cạnh thế và lực của đất nước
6

TIEU LUAN MOI download :


phát triển mạnh. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nền khoa học và
công nghệ nước ta đã có những bước tiến tích cực, lực lượng cán bộ KH&CN
đã trưởng thành và có nhiều cố gắng và đóng góp với cơ chế mới, có khả năng
tiếp thu, làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trên một số ngành và lĩnh
vực kinh tế. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh tồn cầu hố và hơị nhập kinh tế
quốc tế, nền KH&CN nước ta cịn có khoảng cách khá xa so với các nước
phát triển, chưa tạo ra được những năng lực khoa học và công nghệ cần thiết

để thực sự trở thành nền tảng và động lực cho tiến trình cơng nghiệp hố, hiện
đai hố đất nước.
Cục Sở hữu trí tuệ là một trong những cơ quan hàng đầu trong lĩnh vực
đăng ký sở hữu công nghiệp của Bộ Khoa học và công nghệ, thực hiện các
chức năng thống nhất quản lý nhà nước và bảo đảm các hoạt động sự nghiệp
chuyên nghành về sở hữu trí tuệ. Hệ thống pháp lý về sở hữu trí tuệ đang
ngày càng được tiếp tục hồn thiện. Cơng tác tổ chức thi hành các quy dịnh
pháp luật và thực hiện các thủ tục hành chính về sở hữu cơng nghiệp có nhiều
cải tiến theo hướng thuận tiện và đơn giản hoá.
Ở các nước trên thế giới hiện nay, việc ban hành các Công ước và Hiệp
ước liên quan đến SHCN đã thể hiện qua: Công ước Paris về bảo hộ SHCN
1883, tiếp đến là Hiệp ước Hợp tác về sáng chế - PCT, Hiệp ước Luật nhãn
hiệu hàng hoá, Thỏa ước Madrid và Nghị định thư về đăng ký nhãn hiệu hàng
hố, gần đây nhất là Hiệp định về các Khía cạnh đến Thương mại của Quyền
Sở hữu Trí tuệ (Hiệp định TRIPS) chứa các điều khoản về chuẩn mực liên
quan đến sự sẵn sàng, phạm vi, việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, mua bán và
duy trì và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục liên quan và các thoả
thuận chuyển tiếp và thể chế. Các Hội thảo khoa học có liên quan đến thơng
tin KH&CN trong lĩnh vực SHCN, có thể kể đến Hội thảo về “Thông tin sáng
chế và hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PCT)” do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế
giới WIPO, Cục Sở hữư trí tuệ Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội phối
hợp tổ chức năm 2003.
Ngày 02 tháng 02 năm 2007, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tổ chức Hội
7

TIEU LUAN MOI download :


thảo lần thứ nhất Dự án “Ứng dụng thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”.

Lần đầu tiên, thư viện điện tử về sở hữu công nghiệp (IPLib) đã được giới
thiệu và sử dụng. Thư viện điện tử IPLib này là nguồn thông tin pháp lý đầy
đủ nhất và là nguồn thơng tin KH&CN có giá trị về tình trạng bảo hộ sở hữu
công nghiệp tại Việt Nam.
Năm 2009 Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã phối hợp với Cơ quan Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản và đã tổ chức Hội thảo Phát triển và ứng dụng thông tin
sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong khn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật Việt Nam
– Nhật Bản. Dự án này đã được chính phủ Nhật Bản tài trợ và đã được triển
khai tại Cục sở hữu trí tuệ từ đầu năm 2005 và kết thúc vào năm 2009. Dự án
đã đưa vào ứng dụng Hệ thống thông tin Sở hữu trí tuệ bao gồm hệ thống máy
tính cùng các phần mềm ứng dụng như Hệ thống tra cứu thông tin dùng cho
việc thẩm định đơn sở hữu công nghiệp. Hệ thống thư viện điện tử để cung
cấp thông tin sở hữu công nghiệp đã công bố cho công chúng.
Luận văn Thạc sĩ chuyên nghành Quản lý KH&CN vai trị của thơng tin
KH&CN đối với hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn Hà
Nội của học viên Nguyễn Thị Hương đã đề cập đến vai trị của thơng tin
KH&CN đối với việc bảo hộ quyền SHCN trên địa bàn TP Hà Nội. Luận văn
này đã phân tích các tác động tích cực và chưa tích cực của thơng tin KH&CN
đến đối tuợng khảo sát là bảo hộ và thực thi quyền đối với các đối tượng nói
chung của quyền SHCN. Luận văn cũng đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
vai trị của thơng tin KH&CN đối với quyền SHCN nói chung.
Luận văn Thạc sĩ chun nghành Quản lý KH&CN vai trị của thơng
tin khoa học và công nghệ trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu của học
viên Lê Toàn Thắng đã đề cập đến vai trị của thơng tin KH&CN đối với việc
quản lý và bảo hộ nhãn hiệu. Luận văn này đã phân tích các tác động tích cực
và chưa tích cực trong việc bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu nói
chung. Luận văn cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trị của
thơng tin KH&CN đối với việc xác lập và thực thi quyền đối với nhãn hiệu
nói chung. Do đối tượng khảo sát của luận văn này khá rộng nên các giải pháp
8


TIEU LUAN MOI download :


mà Luận văn đề ra chưa có tác động chuyên sâu đối với từng đối tượng có
tính đặc thù riêng của quyền SHCN.
Tại Cục sở hữu trí tuệ đã có một số nghiên cứu về vai trị của thơng tin
nhãn hiệu trong việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo; thông tin sở hữu công
nghiệp đối với hoạt động nghiên cứu - triển khai hoặc có một số bài viết trên
các tạp chí về thơng tin sở hữu trí tuệ...nhưng mới chỉ đề cập đến việc khai
thác nguồn dữ liệu để phục vụ cho việc tra cứu thông tin là các mẫu hướng
dẫn đơn giản phục vụ cho người nộp đơn yêu cầu đăng ký mà chưa có nghiên
cứu nào đến vai trị hay việc ứng dụng thơng tin KH&CN cũng như sự liên
kết thông tin khoa học và công nghệ của Cục SHTT với WIPO trong giai
đoạn thẩm định cũng như trong việc thực thi và bảo hộ quyền đối nhãn hiệu
Quốc tế đăng ký bảo hộ vào Việt Nam (nhãn hiệu Madrid). Và cho đến thời
điểm hiện nay chưa có một cơng trình khoa học nào đề cập đến sự liên kết của
thông tin KH&CN đối với việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu Quốc tế vào Việt
Nam để từ đó đổi mới hay hiện đại hóa quy trình tra cứu cũng như liên kết
thơng tin KH&CN phục vụ cho đời sống được thuận tiện và hòa nhập với
công nghệ của thế giới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Chứng minh liên kết thông tin KH&CN giữa Việt Nam với các nước
tham gia hệ thống Madrid có thể quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào
Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu vai trị của thơng tin KH&CN trong giai đoạn thẩm định
nội dung để cấp GCN ĐKNHQT;
- Nghiên cứu vai trị của thơng tin KH&CN trong giai đoạn thực thi
việc bảo hộ nhãn hiệu;

- Luận văn sử dụng các số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
trong giai đoạn 2008-2013.
5. Đối tƣợng khảo sát
- Các chuyên gia, thẩm định viên (phỏng vấn 10 người);
9

TIEU LUAN MOI download :


- Khảo sát 20 doanh nghiệp (lớn, vừa và nhỏ) thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau trên địa bàn thành phố hà Nội (phỏng vấn 30 người);
6. Câu hỏi nghiên cứu
Liên kết thông tin KH&CN giữa Việt Nam với các nước tham gia hệ
thống Madrid như thế nào để có thể quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế vào
Việt Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm liên kết thông tin khoa học và công nghệ
giữa Việt Nam với các nước tham gia hệ thống Madrid để quản lý và bảo hộ
nhãn hiệu quốc tế vào Việt Nam.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Ngoài việc nghiên cứu các tài liệu sẵn có từ nguồn các văn bản Pháp
luật liên quan đến đề tài như Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các nghị định, thơng tư,
tạp chí và báo cáo chuyên ngành để thu thập thông tin về cơ sở lý thuyết liên
quan đến vấn đề nghiên cứu; đề tài đã phân tích, tổng hợp các thơng tin qua
một số tài liệu: sách tham khảo, tạp chí ngồi ngành, số liệu thống kê, thơng tin
đại chúng: báo chí, bản tin của các cơ quan thông tấn, bài viết trên các trang
Web để phản ánh thực trạng vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn cuộc sống.
+ Thu thập, thống kê số liệu sẵn có: sử dụng các loại số liệu sẵn có, tồn
tại trong lĩnh vực đăng ký GCNNH của Cục sở hữu trí tuệ, số liệu về các

doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa (thông
tin định lượng).
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Thu thập các thơng tin định hình thơng qua các phương pháp phỏng
vấn sâu để thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, nghiên
cứu khoa học, hoạch định chính sách: tham khảo ý kiến của chuyên gia nhãn
hiệu về một số giải pháp đưa ra nhằm đóng góp thơng tin KH&CN nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển nhãn hiệu Quốc tế
(Madrid).
10

TIEU LUAN MOI download :


+ Thu thập các thông tin định lượng qua khảo sát 20 các doanh nghiệp
(lớn, vừa và nhỏ) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Phân tích số liệu: sắp xếp, tổ chức những số liệu này để có thể thấy
được diễn biến của tập hợp số liệu nhằm đánh giá thực trạng và ý nghĩa của
vấn đề nghiên cứu. Việc khó khăn của q trình là xây dựng q trình tìm
kiếm thơng tin bảo hộ nhãn hiệu Quốc tế cũng như sự vi phạm quyền sở hữu
công nghiệp.
- Phương pháp logic - lịch sử: Thu thập thông tin về các chuỗi sự việc
trong quá khứ, sắp xếp các sự việc theo diễn biến, quan hệ nhân quả giữa các
sự việc để nhận biết được logic của quá trình phát triển sự việc.
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, khuyến nghị và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Khái quát chung về liên kết thông tin KH&CN trong quản lý
và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế
Chương 2: Thực trạng liên kết thông tin KH&CN trong quản lý và bảo

hộ nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống đăng ký Madrid
Chương 3: Xây dựng mối liên kết thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu
quốc tế vào Việt Nam và Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết và khai
thác liên kết thông KH&CN

11

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIÊN KẾT THÔNG TIN KH&CN
TRONG QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và nhãn hiệu quốc tế
Nhãn hiệu là một thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong việc đăng ký
về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta
không phải bất kỳ người nào cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Để quảng bá tới
mọi người, nhãn hiệu được có những khái niệm sau:
Khái niệm Nhãn hiệu là: dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Như vậy, bất kỳ dấu hiệu nào đáp ứng đầy đủ điều kiện phân biệt hàng
hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác đều được coi là nhãn hiệu. Tính mở
và tính khái quát của quy định cho phép các dấu hiệu mới có thể được cấp văn
bằng bảo hộ. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển không ngừng
của KH&CN, với sự xuất hiện ngày càng phong phú của các dạng dấu hiệu.
Khái niệm Nhãn hiệu quốc tế là dựa trên dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp khác nhau thông
qua một nhãn hiệu đã được đăng ký ở nước sở tại (nước sở tại là nước đầu
tiên mà đơn đăng ký nhãn hiệu đăng ký và đơn đó được gọi là đơn cơ sở) và

đăng ký ra quốc tế (nước ngồi) thơng qua hệ thống đăng ký quốc tế (hệ
thống Madrid).
Việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế được thực hiện qua hệ thống
Madrid và hoạt động dưới hai hiệp ước là Thỏa ước và Nghị định thư.
Hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Văn phòng
Quốc tế thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có cơ sở đặt tại Geneva
- Thụy Sỹ - quản lý và hoạt động dưới hai hiệp ước: Thỏa ước Madrid và
Nghị định thư. Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu có hiệu lực từ
năm 1891. Nghị định thư Madrid liên quan đến thỏa ước Marid được thông
qua năm 1989 có hiệu lực từ 01-12-1995 và hoạt động từ 01-04-1996.
12

TIEU LUAN MOI download :


Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hố, dịch vụ cùng loại của các
cở sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Như phần khái niệm đã nêu: nhãn hiệu
có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc là sự kết hợp cả yếu tố từ ngữ và hình ảnh
được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Ví dụ: trong ngành sản xuất, xuất
khẩu ơ tơ có các nhãn hiệu “H” – Honda - Nhật bản, “H” – Hyudai- Hàn
Quốc, “BMW”- Đức, “Toyota”-Nhật bản, dịch vụ lưu chú nhà hàng, khách
sạn có các nhãn hiệu Q Hương, Kinh Đơ … Nhãn hiệu mang lại tác dụng to
lớn đối với cả doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp. Sự cần thiết
của nhãn hiệu thể hiện rõ trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
1.1.2. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu quốc tế
Hiện nay, Luật SHTT của Việt Nam khơng có điều khoản cụ thể nào về
khái niệm bảo hộ nhãn hiệu quốc tế mà khái niệm bảo hộ nhãn hiệu quốc tế
được quy định trong phần giải thích từ ngữ. Bảo hộ nhãn hiệu quốc tế có thể
hiểu như sau:
Bảo hộ nhãn hiệu quốc tế ở Việt Nam giống như nhãn hiệu đã được

đăng ký tại Việt Nam là việc Nhà nước, thông qua hệ thống luật pháp và các
cơ quan có thẩm quyền, xác lập quyền sở hữu đối tượng, sở hữu công nghiệp
cho tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp đã sáng tạo ra hoặc nắm giữ hay sở
hữu đối tượng nhãn hiệu quốc tế và bảo vệ quyền của chủ sở hữu chống lại
mọi sự xâm phạm của các đối tượng khác.
Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật không định nghĩa thuật ngữ
bảo hộ quyền SHTT, bảo hộ quyền SHCN. Luật SHTT của Việt Nam còn
dùng cả hai thuật ngữ bảo hộ quyền SHTT (Protection of Intellctual Property
Rights) và bảo vệ quyền SHTT (Protection of Intellectual Property Rights), cả
hai thuật ngữ này khi chuyển sang tiếng Anh đều giống hệt nhau mà khơng có
sự phân biệt. Thực chất thuật ngữ bảo vệ quyền SHTT là thực thi quyền
SHTT (Enforcement of Intellectual Property Rights). Do đó, có thể quan niệm
nội hàm của thuật ngữ bảo hộ quyền SHTT bào gồm cả việc bảo vệ (thực thi)
quyền SHTT. Trong Luận văn này, tác giả không dùng thuật ngữ bảo vệ
quyền SHTT mà thay vào đó là sử dụng thuật ngữ thực thi quyền SHTT.
13

TIEU LUAN MOI download :


Tại điều 10, Luật SHTT chỉ quy định nội dung quản lý nhà nước về sở
hữu trí tuệ, bao gồm:
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
về sở hữu trí tuệ.
4. Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận
đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng
bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.

5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
6. Tổ chức hoạt động thơng tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.
7. Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
8. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.
9. Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Hơn nữa, theo Lê Văn Kiều (Lê Văn Kiều, Bài giảng thực thi quyền SHTT,
Đại học KHXH&NV, Hà Nội 2006) thì việc bảo hộ quyền SHTT bao gồm:
- Ban hành các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ;
- Xác lập quyền sở hữu trí tuệ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng đang được bảo hộ;
- Thực thi quyền SHTT là thực hiện các biện pháp theo quy dịnh của
pháp luật nhằm bảo vệ các quyền của chủ SHTT và ngăn chặn, xử lý người
khác sử dụng các đối tượng SHTT được bảo hộ. Thực thi quyền SHTT đối
với các đối tượng SHTT là biện pháp tác động bằng pháp luật thông qua việc
áp dụng biện pháp dân sự, hình sự, hành chính và kiểm sốt biên giới, đối với
sản phẩm, hàng hoá nhằm chống lại các hành vi xâm phạm.
Như vậy, ta cũng có thể hiểu bảo hộ nhãn hiệu quốc tế là một phần
trong việc bảo hộ quyền SHTT, thực thi quyền SHCN.
14

TIEU LUAN MOI download :


1.1.3. Khái niệm quản lý nhãn hiệu quốc tế
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường cùng với sự
hội nhập của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp nước ngồi đã nhận thấy Việt
Nam là mơi trường tiềm năng để kinh doanh cũng chính vì lẽ đó mà nhiều
doanh nghiệp nước ngồi đã tranh thủ đăng kí nhãn hiệu hàng hố vào Việt
Nam, điều đó cũng có nghĩa là nhiều nhãn hiệu cũng sẽ tăng mạnh trong

tương lai. Việc quản lý các nhãn hiệu này hoạt động ra sao, cạnh tranh như
thế nào cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm và nổi cộm nhất. Do
đó, việc quản lý nhãn hiệu quốc tế được hiểu như sau:
Quản lý nhãn hiệu quốc tế được dựa trên phương pháp quản lý các đơn
từ việc đăng ký nhãn hiệu từ nước ngồi thơng qua WIPO khi đăng ký vào
Việt Nam, qua việc tiếp nhận từ một đơn vị thuộc Cục SHTT (NOIP) và thẩm
định đơn. Việc thẩm định đơn được các thẩm định viên nhãn hiệu là các cán
bộ tại Cục SHTT có chun mơn để thẩm định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu
dựa trên các thông tin về đơn nhãn hiệu quốc tế khi đăng ký như: tên chủ hiện
tại của đơn, địa chỉ hiện tại của chủ đơn, nhóm danh mục sản phẩm dịch vụ
của đơn, các phần danh mục sản phẩm của đơn khi chuyển nhượng hay
chuyển giao cho chủ sở hữu khác (phần chuyển nhượng hay chuyển giao này
có thể là một phần hay tồn phần danh mục sản phẩm hàng hố), thời hạn bảo
hộ của đơn, nhãn hiệu của đơn …các thông tin khác liên quan đến đơn quốc
tế. Kết quả thẩm định được lưu trong hệ thống quản lý thông tin KH&CN của
NOIP, đăng tải kết quả trên công bố A của Cục SHTT, đồng thời kết quả đó
cũng được gửi thơng tin lên chương trình tra cứu như IPLib, IPsea và các
chương trình tra cứu khác giành cho các thẩm định viên có quyền sử dụng,
cùng thời điểm đó Cục trả lại kết quả thẩm định tới nơi gửi đơn đăng ký quốc
tế tới WIPO thông qua hệ thống thông tin khoa học của Cục SHTT hay
chuyển kết quả thông tin bằng các phương thức đường bộ, đường thuỷ, đường
hàng không, đường truyền Internet.
Việc quản lý nhãn hiệu quốc tế khi đăng ký vào Việt Nam theo chủ thể
quản lý có thể chia thành các đối tượng quan trọng sau:
15

TIEU LUAN MOI download :


Chương trình tra cứu Madrid trong hệ thống NOIP là một chương trình

hữu ích và mạnh mẽ cho các thẩm định viên của Cục (nhưng chuyên viên được
phép và có mã sử dụng) trong việc tìm kiếm sự bảo hộ đối với nhãn hiệu quốc
tế của doanh nghiệp, tổ chức ở nước ngồi, là cơng cụ hữu ích cho việc quản lý
đơn nhãn hiệu quốc tế. Bên cạnh đó, việc quản lý đơn cũng thường xuyên phải
cập nhật các thông tin khoa học và công nghệ về đơn đăng ký nhãn hiệu quốc
tế trên chương trình tra cứu ROMARIN của hệ thống Internet ở WIPO.
Song song với chương trình tra cứu trên, Cục cịn có các chương trình
dùng để quản lý, tra cứu thơng tin khác mà có thể giúp cho các doanh nghiệp,
các tổ chức, các đơn vị, các bộ phận khác có thể tra cứu và quản lý các thơng
tin như là:
+ EZ: Cơng cụ tìm kiếm, tra cứu thông tin nhãn hiệu đăng ký quốc gia
+ IP-Sea: Cơng cụ tìm kiếm, tra cứu thơng tin nhãn hiệu đăng ký quốc gia
+ IP-Lib: Cơng cụ tìm kiếm, tra cứu thông tin nhãn hiệu đăng ký quốc gia
(đây là thư viện số về SHCN của Cục SHTT) tại địa chỉ website http://
www.noip.gov.vn
+ IPAS: viết tắt của Hệ thống Quản lý Sở hữu cơng nghiệp, trong đó có
các cơ sở dữ liệu của các ứng dụng quốc gia.
+ Romarin: Công cụ tìm kiếm, tra cứu thơng tin nhãn hiệu đăng ký
quốc tế (một cơ sở dữ liệu bao gồm các đơn đăng ký nhãn hiệu theo Madrid)
thông qua website của tổ chức SHTT thế giới tại địa chỉ: http//www.
Wipo.int/romarin
Hiện tại NOIP chưa có một hệ thống cơng nghệ thơng tin chuyên dùng
cho việc kiểm tra và quản lý các ứng dụng thông tin Madrid, chưa xây dựng
được một thống thông tin liên lạc điện tử với WIPO và chưa có một hướng
dẫn để kiểm tra các ứng dụng Madrid.
Tóm lại, việc quản lý nhãn hiệu quốc tế khi đăng kí vào Việt Nam được
liên kết bởi hệ thống thông tin khoa học và công nghệ giữa NOIP và WIPO
thông qua chương trình tra cứu Romarin của hệ thống Internet. Bên cạnh đó,
với những cơng cụ và các chương trình tra cứu rất hữu ích cho cả cơ quan
16


TIEU LUAN MOI download :


thực thi cũng như các cơ quan liên ngành và cả các thẩm định viên, người
quản trị đơn.
1.2. Tổng quan về thông tin KH&CN và liên kết thông tin KH&CN
1.2.1. Khái niệm thông tin khoa học và công nghệ
Khái niệm theo Nghị định 159/2004/ND-CP về hoạt động thông tin
KH&CN đã nêu: “Thông tin KH&CN” là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức,
tri thức KH&CN (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học
xã hội nhân văn) được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp
dịch vụ cơng, phục vụ quản lý nhà nước hoặc đáp ứng nhu của tổ chức, cá
nhân trong xã hội”.
“Hoạt động thông tin KH&CN” là hoạt động nghiệp vụ về tìm kiếm, thu
nhập, xử lý, lưu trữ, phổ biến thơng tin KH&CN; các hoạt động khác có liên quan
trực tiếp và phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thông tin KH&CN”.
“Tài liệu” là dạng vật chất ghi nhận những thông tin dưới dạng văn bản,
âm thanh, đồ hoạ, hình ảnh, phim, video nhằm mục đích bảo quản, phổ biến
và sử dụng.
“Vật mang tin” là phương tiện vật chất dung để lưu giữ thông tin gồm
giấy, phim, băng từ, đĩa từ, đĩa quang và các vật mang tin khác”.
“Nguồn tin KH&CN” bao gồm sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu, tài liệu
hội nghị, hội thảo khoa học, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN,
tài liệu về sở hữu trí tuệ, tài liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, luận văn,
luận án sau đại học và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu nhập”.
“Tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN” là đơn vị sự nghiệp thực hiện
chức năng cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN do cơ quan nhà nước hoặc tổ
chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, thơng tin KH&CN là tồn bộ các tư liệu dạng văn bản, hình ảnh,

ngơn ngữ phản ánh kết quả nghên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Thông tin
KH&CN bao gồm các giải pháp kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, các cơ cấu, máy
móc, các chất đã được sáng tạo ra trong quá trình phất triển kinh tế, xã hội.
Thông tin KH&CN cho biết rõ bản chất, nguồn gốc, nguyên tắc vận hành, hoạt
17

TIEU LUAN MOI download :


động của máy móc, thiết bị cơng nghệ hoặc quy trình phát triển và lợi thế cạnh
tranh cho các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu – phát triển công nghệ. Nếu ai
có được các thơng tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì người đó sẽ chiếm đuợc
lợi thế hơn hẳn so với người khác khi khơng có thơng tin đầy đủ.
Thông tin KH&CN bao gồm các tư liệu liên quan đến các chủ đề sau:
- Thông tin SHCN;
- Thơng tin từ sách, báo, tạp chí chun nghành, mạng internet;
- Tài liệu thiết kế, quy trình, phương án cơng nghệ, hồ sơ kỹ thuật;
- Tài liệu chuyên môn dung cho mục đích huấn luyện, đào tạo kỹ năng
cơng nghệ;
- Các tài liệu khác: luận văn, đề tài, đề án …
- Kỷ yếu hội nghị, hội thảo;
- Giáo trình, cẩm nang chuyên ngành;
- Cataloge giới thiệu các máy móc, thiết bị công nghệ;
Trong phạm vi của Luận văn này, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu đến
thông tin KH&CN về SHCN, trong đó đối tượng SHCN là nhãn hiệu.
Theo điều 31.1 chương 6, Nghị dịnh số 103/2006/ND-CP ngày
22/09/2006: “Hệ thống thông tin SHCN bao gồm tập hợp các thông tin liên
quan đến tất cả các đối tượng SHCN được bảo hộ tại Việt Nam, các thông tin
chọn lọc theo mục đích hoặc theo chủ đề về các đối tượng SHCN của nước
ngoài, được phân loại, sắp xếp phù hợp và thuận tiện cho việc tìm kiếm (tra

cứu), phân phối và sử dụng”.
1.2.2. Khái niệm liên kết thông tin khoa học và công nghệ
Ngày nay, thông tin khoa học và công nghệ được coi là chìa khố của
mọi hoạt động tìm kiếm và sáng tạo, là yếu tố cần thiết của các năng lực đổi
mới, cạnh tranh và phát triển của mỗi cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Do
đó, việc liên kết thơng tin khoa học và cơng nghệ ngày được coi trọng và đã
trở thành yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển của kinh tế - xã hội nói
chung và KH&CN nói riêng của bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
18

TIEU LUAN MOI download :


Để nhận thức rõ vai trị của liên kết thơng tin KH&CN với sự phát triển
của nền kinh tế - xã hội nói chung, và đối với sự nghiệp phát triển của
KH&CN nói riêng thì mọi người cần hiểu về liên kết thông tin KH&CN:
Khái niệm liên kết thông tin khoa học và công nghệ là sự kết nối các
thông tin về khoa học và công nghệ, các dữ liệu của cơ sở này với cớ sở khác,
vùng này với vùng khác, đất nước này với đất nước khác thông qua việc cập
nhật thông tin bằng việc trao đổi, truyền tải bằng thư viết vận chuyển bằng
đường bộ, đường thủy, đường hàng không hay bằng công nghệ thư điện tử
thông qua hệ thống Internet.
Thực hiện các nhiệm vụ liên kết giữa cơ quan Cục Sở hữu trí tuệ và hệ
thống quản lý nhãn hiệu quốc tế WIPO có vai trị hết sức quan trọng trong
việc củng cố và thúc đẩy hoạt động liên kết, làm cho hoạt động liên kết của
Cục và WIPO thực sự góp phần nâng cao năng lực tra cứu thông tin và công
tác quản lý đơn nhãn hiệu quốc tế phục vụ thực tiễn ngày càng nâng cao.
Một cơ cấu tổ chức chỉ được sinh ra dựa trên chức năng, nhiệm vụ đã
được xác định. Khi cơ cấu tổ chức phù hợp và trực tiếp phục vụ cho việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ thì tổ chức mới phát huy được tác dụng và nhiệm

vụ mới được thực hiện một cách tốt nhất. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động
KH&CN của một đơn vị có thể gồm một số tổ chức cụ thể nhưng phải là một
hệ thống thống nhất, một nhất thể, phục vụ cho mục tiêu chung. Khi liên kết
thông tin được xem như một chức năng, nhiệm vụ mới, gắn kết thường xuyên
Cục SHTT và WIPO thì việc hình thành một tổ chức thích hợp, nằm trong cơ
cấu tổ chức KH&CN chung của Cục SHTT và WIPO, nhằm phối hợp và điều
hành hoạt động liên kết là một tất yếu. Nghiên cứu về tính hiệu quả của tổ
chức quản lý hoạt động liên kết thông tin KH&VN của Cục SHTT và WIPO
cho thấy, việc thực hiện chức năng liên kết trong đào tạo, nghiên cứu và thực
hiện dịch vụ KH&CN của Cục SHTT và WIPO là do hệ thống thông tin của
Cục và bộ phận quản lý nhãn hiệu quốc tế là những bộ phận chịu trách nhiệm
lãnh đạo và quản lý trực tiếp hoạt động này.
Nhiệm vụ liên kết thông tin KH&CN là nhiệm vụ cập nhật các thông
tin khoa học kịp thời, giúp cho công việc thẩm định đơn của các thẩm định
19

TIEU LUAN MOI download :


viên được chính xác khi có thơng tin rõ ràng. Hơn nữa, việc cập nhật thông tin
cũng giúp cho các doanh nghiệp nước ngồi có thể biết được việc đăng ký
nhãn hiệu của mình có được chấp nhận hay khơng được chấp nhận khi mà
doanh nghiệp đó muốn kinh doanh các mặt hàng của mình vào nước đó.
1.3. Mối quan hệ liên kết thông tin KH&CN với quản lý và bảo hộ
nhãn hiệu quốc tế
Thông tin KH&CN với quản lý và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế có vai trị
rất quan trọng. Trong mỗi hệ thống, tổ chức, để cho các việc quản lý và bảo
hộ có hiệu quả thì không thể thiếu được là phải thiết lập hay xây dựng lên hệ
thống quản lý thông tin tối ưu dễ hiểu, dễ sử dụng cho người dùng. Để sử
dụng những thông tin liên kết KH&CN với các thông tin về nhãn hiệu quốc tế

khi đăng ký vào Việt Nam thì người cần tìm kiếm thơng tin cũng như các
thẩm định viên cần hiểu như sau:
Mối quan hệ giữa thông tin KH&CN với quản lý và bảo hộ nhãn hiệu
quốc tế là sự liên kết các thông tin khoa học và công nghệ về đơn nhãn hiệu
quốc tế khi đăng ký nhãn hiệu đó vào Việt Nam trong đó thể hiện các thơng
tin như tên nhãn hiệu (hình của nhãn hiệu nếu có), chủ đơn, địa chỉ của chủ
đơn, đơn vị đại diện, phần chuyển giao các danh mục sản phẩm, nhóm danh
mục sản phẩm hàng hóa được bảo hộ hay từ chối và các văn bằng pháp lý
khác... nhằm giúp cho các đơn vị quản lý biết được các thông tin cần thiết và
đầy đủ nhất và bảo hộ nhãn hiệu đó có quyền pháp lý về SHTT khi nhãn hiệu
đó được đăng ký vào Việt Nam.
1.3.1. Thơng tin khoa học và công nghệ đối với hoạt động xác lập
quyền đối với nhãn hiệu quốc tế
Sau khi việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu quốc tế một cách đầy đủ,
hồ sơ đăng ký và giấy tờ cần thiết này nhằm để xác lập quyền tại nước sở tại,
Cục SHTT tại nước sở tại tiến hành thẩm định đơn. Sau khi việc thẩm định
kết thúc và có kết quả là đuợc cấp, lúc này đơn được coi là nhãn hiệu, thì
nguời chủ đơn có thể mở rộng phạm vi kinh doanh khi nộp đơn vào các nước
khác trên thế giới dưới hai hình thức:
20

TIEU LUAN MOI download :


Sơ đồ nộp đơn nhãn hiệu quốc tế

Hình thức thứ nhất là khi nộp vào nước thứ hai thông qua văn phòng
quốc tế với điều kiện là nước sở tại và nước dự dịnh nộp đơn đều cùng tham
gia Hệ thống Madrid Agreement (theo Nghị định thư - 1891 ) hoặc theo
Madrid Protocol (theo thoả ước - 1989).

Quá trình thẩm định đơn gồm hai giai đoạn: thẩm định hình thức và
thẩm định nội dung.
Hình thức thứ hai là nộp thẳng vào nước thứ hai thơng qua văn phịng
đại diện được nhà nước cấp phép tại nước đó.
Xét về việc trình tự xét nghiệm đơn:
- Đối với giai đoạn thẩm định hình thức:
Giai đoạn này được thực hiện tại nước sở tại hoặc tại văn phòng quốc tế.
- Đối với giai đoạn thẩm dịnh nội dung:
Mặc dù đơn đã được cấp bằng tại nước sở tại và trở thành nhãn hiệu ở
nước sở tại nhưng khi nộp vào nước thứ hai thì coi như là nộp lần đầu tiên và
được coi là đơn đăng ký nhãn hiệu như lần đầu nộp ở nước sở tại và lại xét
nghiệm về mặt nội dung. Đây là giai đoạn quan trọng nhất đối với việc xác
21

TIEU LUAN MOI download :


lập quyền. Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp Văn bằng
bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo
hộ mà luật pháp quy định hay không. Thẩm định nội dung bao gồm những
công việc sau:
Trước hết thẩm định viên tra cứu tìm tài liệu từ nguồn thơng tin tối thiểu;
Sau đó thẩm định viên tự đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu với
các tài liệu đối chứng tìm được;
Và cuối cùng thẩm định viên ra kết luận về khả năng bảo hộ của dấu
hiệu, xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.
Để công việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có một kết quả
tốt từ việc nhận đơn, thẩm định đơn và cuối cùng ra kết luận thì người thẩm
định viên ngồi những kiến thức được đào tạo thì họ cần có những cơng cụ
hữu ích để giúp đỡ cho cơng việc chun mơn đó là:

a) Nguồn thơng tin KH&CN cần tra cứu
Theo quy định trong Luật SHTT, các nguồn thơng tin có thể cung cấp
các tư liệu để làm căn cứ và lý do từ chối cấp Văn bằng bảo hộ cho một đơn
đăng ký nhãn hiệu tương đối đa dạng. Để thẩm định nội dung, các thẩm định
viên nhãn hiệu cần tiến hành tra cứu các nguồn thông tin sau đây:
- Các đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp tại Cục SHTT có ngày nộp
đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn và các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ
định Việt Nam mà Cục SHTT đã được WIPO thông báo với ngày nộp đơn
hoặc ngày ưu tiên sớm hơn cho sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự;
- Các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ hoặc thừa nhận bảo hộ đang
còn hiệu lực tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu nổi tiếng) dùng cho hàng hóa,
dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan;
- Các nhãn hiệu được đăng ký đã chấm dứt hiệu lực trong thời chưa
quá 5 năm, trừ trường hợp nhãn hiệu bị dứt hiệu lực vì lý do không sử dụng
theo quy định tại Điều 95.1.d Luật SHTT, dùng cho sản phẩm, dịch vụ trùng
hoặc tương tự;
- Các chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam;
- Chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hàng hóa, dịch vụ; tên địa lý, các loại dấu
22

TIEU LUAN MOI download :


chất lượng, dấu kiểm tra; quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia; cờ, tên, biểu
tượng của các cơ quan, tổ chức của Việt Nam và thế giới; tên và hình ảnh lãnh
tụ, anh hùng dân tộc, tên và hình ảnh danh nhân Việt Nam và nước ngoài mà
Cục SHTT sưu tầm, lưu giữ hoặc có trong các từ điển thông dụng hoặc được
biết đến rộng rãi trên mạng thông tin toàn cầu;
- Ngoài ra, khi cần thiết, thẩm định viên cần tra cứu các nguồn thơng
tin tham khảo ngồi nguồn thông tin trên đây như kiểu dáng công nghiệp đang

được bảo hộ, các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày ưu tiên sớm
hơn, tên thương mại...
Để làm được điều này, các thẩm định viên tại Cục SHTT cần đến các
chương trình sau:
Chương trình IPAS
Chương trình này là chương trình quản trị đơn SHCN để hỗ trợ thẩm
định viên quản lý, tra cứu tình trạng Đơn và Văn bằng. Đây là chương trình
quản lý duy nhất thống nhất dữ liệu về SHCN tại Việt Nam. Chương trình này
cho phép người quản lý cũng như thẩm định viên theo dõi tình trạng đơn
SHCN từ lúc tiếp nhận cho đến khi cấp Văn bằng. Đồng thời theo dõi cả tình
trạng các thơng tin liên quan đến đơn đó như: Sửa đổi, chuyển nhượng, gia
hạn, khiếu nại, công văn bổ sung...
Màn hình chính

23

TIEU LUAN MOI download :


×