Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong sa mạc của j m g le CLézio

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

HOÀNG THỊ TÂM

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG SA MẠC
CỦA J.M.G. LE CLÉZIO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Hà Nội – 2014

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

HOÀNG THỊ TÂM

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG SA MẠC
CỦA J.M.G. LE CLÉZIO

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ: 60 22 02 45

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lộc Phương Thủy


Hà Nội – 2014

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HOÀNG THỊ TÂM

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Văn học – Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của
GS. TS Lộc Phương Thủy.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS. TS Lộc Phương Thủy,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Nhờ sự
chỉ bảo tận tình của cơ mà luận văn của tơi mới được hồn thành và có kết
quả như ngày hơm nay.
Tiếp đó, tơi xin tỏ lịng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô khoa Văn
học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội; cơ Nguyễn Thị Bình giáo viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Quốc gia Hà Nội; đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi
trong suốt q trình học tập, hồn thành luận văn. Cảm ơn lãnh đạo cơ quan,

bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.
Dù đã cố gắng, nỗ lực hết sức để hoàn thành nhưng tơi nhận thấy luận
văn của mình vẫn khơng tránh khỏi hạn chế, sai sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận
được những lời góp ý từ thầy cơ và các bạn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
TÁC GIẢ

HOÀNG THỊ TÂM

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 4
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 10
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 11
6. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 11
Chương 1: NGƯỜI KỂ CHUYỆN ĐA DẠNG ......................................... 12
1.1. Các ngôi kể ....................................................................................... 12
1.1.1. Người kể chuyện giấu mặt .......................................................... 13
1.1.2. Người kể chuyện lộ diện ............................................................. 15
1.2. Sự đa dạng điểm nhìn ...................................................................... 20
1.2.2. Thủ pháp sử dụng điểm nhìn ....................................................... 26
Tiểu kết ....................................................................................................... 37
Chương 2: GIỌNG ĐIỆU ĐA SẮC THÁI ................................................ 38
2.1. Giọng điệu khách quan và trữ tình................................................. 39
2.1.2. Giọng điệu trữ tình đậm chất thơ ................................................ 42

2.2. Giọng điệu giản dị và mỉa mai châm biếm ..................................... 46
2.2.1. Giọng điệu chân thành, giản dị................................................... 47
2.2.2. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm ................................................. 53
Tiểu kết ....................................................................................................... 56
Chương 3: NHỮNG NHÂN VẬT ĐẶC BIỆT .......................................... 58
3.1. Nhân vật “tìm đường” ..................................................................... 58
3.1.1. Nour và cộng đồng người du mục ............................................... 59
3.1.2. Lalla. .......................................................................................... 62
3.2. Nhân vật “ngoài lề” ......................................................................... 67

1

TIEU LUAN MOI download :


3.2.1. Những người nhập cư ................................................................. 67
3.2.2. Trẻ mồ côi, lang thang. ............................................................... 71
3.3. Nhân vật huyền thoại ...................................................................... 75
3.3.1. Al Azraq – huyền thoại về vị thánh ............................................. 75
3.3.2. Ma el Ainine – nước mắt............................................................. 77
Tiểu kết ................................................................................................... 82
KẾT LUẬN ............................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 86

2

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
J.M.G. Le Clézio được đánh giá là một trong những gương mặt nổi bật, tiêu
biểu của tiểu thuyết Pháp từ nửa sau thế kỉ XX cho đến nay. Từ sau khi nhận
được giải thưởng Nobel về văn học, tiểu thuyết của ông được xuất bản với số
lượng lớn, kích thích mối quan tâm của độc giả và giới phê bình trên thế giới.
Ơng đã đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết ở nhiều cấp độ nhằm làm cho tiểu thuyết
có khả năng phản ánh tính phức tạp của thế giới và con người hiện đại. Tác
phẩm của ông không chỉ thể hiện sự suy ngẫm, trăn trở tìm tịi về bút pháp và
tính tiểu thuyết mà nó cịn thể hiện tư tưởng triết học nhân văn về số phận
con người.
Chúng tôi chọn tiểu thuyết Sa mạc làm đối tượng nghiên cứu không chỉ bởi
đây là tác phẩm được giải lớn Paul Morand là tinh hoa của chặng đường sáng
tác thứ hai của nhà văn mà nó cịn là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng nghệ
thuật của ơng. Bởi với ơng: “viết chính là tìm thấy căn nguyên cuộc sống
trong xã hội phương Tây thiếu vắng những huyền thoại của chính nó. Tiểu
thuyết của Le Clézio tiếp tục sứ mạng của mình là phản ánh thân phận con
người trong thời đại văn minh tiêu thụ. Cuộc tìm kiếm thiên đường của tự do
và hạnh phúc, tình yêu con người và cuộc sống là chủ đề chính trong tiểu
thuyết Sa mạc và đó cũng là vấn đề đặt ra cho toàn nhân loại [5, tr. 116]. Với
cấu trúc đậm chất thơ Sa mạc phản ánh những vấn đề bức thiết của nhân loại,
đó là cuộc tìm kiếm tự do, hạnh phúc của các bạn trẻ ở các nước phương Tây
trong xã hội tiêu dùng hiện đại; số phận của những dân tộc thuộc địa và vấn
đề nhập cư từ các nước nghèo đến các nước giàu châu Âu.
Khám phá Sa mạc, cùng hồ mình vào thế giới nghệ thuật mà tác giả đã tạo
dựng, chúng ta khơng chỉ tìm thấy căn ngun của cuộc chạy trốn thế giới
hiện đại, tìm về với thiên nhiên, với những nền văn minh cổ xưa, trở về với sa

3

TIEU LUAN MOI download :



mạc hoang sơ của các nhân vật trong tác phẩm mà theo sự dẫn đường của
người kể chuyện chúng ta sẽ được khám phá nền văn minh cổ xưa với những
truyền thuyết cũ, những nghi lễ tôn giáo, những sinh hoạt cộng đồng, những
tín ngưỡng dân gian bản địa…và từ những câu chuyện về cuộc hành hương
của những bộ tộc trên sa mạc, từ cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm
chúng ta nhận thức rõ tội ác của chiến tranh thực dân, nhìn rõ bộ mặt thật của
xã hội hiện đại - xã hội được xem là văn minh. Cũng từ đó chúng ta tìm ra
chân lý, tìm thấy giá trị đích thực của cuộc sống.
Tuy đề tài luận văn khơng cịn là vấn đề mới mẻ trong nghiên cứu văn học
song với quan điểm nghiên cứu một tác phẩm văn học cũng giống như khai
thác một mảnh đất màu mỡ, mỗi người sẽ có một phương hướng nghiên cứu
khác nhau. Nếu chúng ta biết “đầu tư”, “khai thác” đúng cách thì kết quả gặt
hái sẽ rất đáng ghi nhận. Vì vậy chúng tơi hy vọng luận văn có thể góp phần
nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu văn học nói chung, văn học Pháp nói riêng
2. Lịch sử vấn đề
J.M.G. Le Clézio là tác giả thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo
giới nghiên cứu, phê bình và độc giả trên thế giới. Tác phẩm của ông là đối
tượng nghiên cứu của rất nhiều cơng trình tại Pháp và nhiều nước trên thế giới
như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Ý… Luận văn của chúng tôi sẽ giới thiệu khái
quát một số tác phẩm và các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngồi nước (chủ yếu là các tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng Pháp) trong đó đề
cập đến một số khía cạnh nghệ thuật trong tiểu thuyết Sa mạc của Le Clézio.
2.1. Tài liệu tiếng Việt.
Từ trước thời điểm Le Clézio được nhận giải Nobel năm 2008, tác phẩm
của ông đã rải rác giới thiệu ở Việt Nam. Khảo sát theo thời gian, chúng tôi
nhận thấy tác phẩm cũng như các cơng trình nghiên cứu về ơng ngày càng
tăng lên về số lượng, cụ thể hơn, chuyên sâu hơn về mặt lý luận, nghệ thuật.


4

TIEU LUAN MOI download :


Trước những năm 2000, tác phẩm cũng như tài liệu về Le Clézio vơ cùng ít
ỏi. Độc giả Việt Nam biết đến ông trước tiên qua bài viết giới thiệu về J.M.G.
Le Clézio kèm theo một đoạn trích từ tiểu thuyết Biên bản của tác giả Hoàng
Ngọc Biên trong cuốn Tiểu thuyết của các nhà văn Pháp hiện đại, in tại Sài
Gòn năm 1969.
Từ năm 1992, cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX (Đặng Thị Hạnh chủ
biên) đã nhận định như sau về Le Clézio: “lối viết “vỡ tung”, sự xâm nhập các
thể loại trong tác phẩm của Le Clézio là một biểu hiện chấp nhận tất cả mọi
lối biểu hiện của sáng tác văn học hôm nay” [11, tr.553]. Về cuốn Sa mạc các
tác giả đã khẳng định sự nổi tiếng của nó: “Lối viết trần trụi, chữ nghĩa tẻ
nhạt, nhưng số phận của một phụ nữ da đen sớm thành đàn bà, Lalla, đã gợi
biết bao tầng ý nghĩa cho con người hiện đại, người lao động cư trú ở nước
ngoài và phụ nữ đối mặt với “văn minh” công nghiệp. Cuốn sách được dư
luận đánh giá là “cuốn tiểu thuyết tuyệt nhất lâu lắm mới được viết ra bằng
tiếng Pháp” [11, tr. 553].
Năm 1997, trên báo Lao động số 135 ra ngày 24/8/1997 đăng bài viết của
tác giả Huỳnh Phan Anh giới thiệu khuynh hướng đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết
và chủ đề cuộc hành trình trong một số tác phẩm của Le Clézio trong đó có
tiểu thuyết Sa mạc.
Vào năm 1999 xuất hiện bài nghiên cứu đầu tiên giới thiệu Le Clézio trong
một số Chuyên san về tiểu thuyết Pháp của Tạp chí văn học, trong đó ơng
được khẳng định “đã chứng minh tài năng của mình”, là người được “xếp
hạng” trong làng văn học Pháp đương đại từ khi còn khá trẻ (30 tuổi) với tác
phẩm Biên bản (giải thưởng Renaudot). Tác giả Lộc Phương Thuỷ trong bài
viết này đã giới thiệu nhà văn có cơng “làm cho bức tranh tồn cảnh của văn

học Pháp thế kỉ XX đỡ màu ảm đạm”. Bà giúp người đọc hiểu rõ Le Clézio
hơn không chỉ với tư cách một nhà tiểu thuyết mà còn là người viết truyện

5

TIEU LUAN MOI download :


ngắn, tiểu luận, dịch thuật. Hơn thế ơng cịn là người nghiên cứu và giảng dạy
ở Pháp và các nước khác như Mỹ, Mexique, Thái Lan…Tiểu thuyết Sa mạc
cũng được tác giả bài báo giới thiệu như một bằng chứng về một lối viết riêng
của Le Clézio: “điều đó được thể hiện không chỉ ở việc làm “vỡ tung” văn
bản, mà chủ yếu là việc xâm nhập các thể loại trong tác phẩm của ơng. Trong
tiểu thuyết của ơng có cả thơ, có tiểu luận, có sử thi, huyền thoại và cổ
tích…” [27, tr. 38].
Năm 2001 tác giả Phùng Văn Tửu xuất bản cuốn Tiểu thuyết Pháp bên
thềm thế kỷ XXI trong đó có dành một số trang để giới thiệu về sự chuyển biến
tinh thần của Le Clézio thể hiện trong các tác phẩm ra đời những năm 80 như
Sa mạc (1980), Người tìm vàng (1985) đồng thời tác giả cũng đề cập đến chủ
đề đi tìm miền đất hứa ở thế giới quê hương cội nguồn và thiên nhiên hoang
sơ tinh khiết.
Bài viết của tác giả Lê Thị Phong Tuyết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn
học số 4-2004 với nhan đề Ba nhà tiểu thuyết tiêu biểu cuối thể kỉ XX nhấn
mạnh chủ đề tư tưởng của tiểu thuyết Sa mạc. Theo tác giả bài viết Sa mạc
“thực sự là bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh của những con người bị giết
hại, những con người phải di cư. Nó cũng đồng thời tố cáo sự tàn bạo của
chiến tranh, của chủ nghĩa thực dân. Đây là sự chồng chéo hai thế giới: thế
giới của sa mạc và thế giới của thành phố, của văn minh. (...) Đây là bản anh
hùng ca về “những người đàn ông, những người phụ nữ của cát, của gió, của
ánh sáng, của buổi đêm”” [30, tr. 67].

Đề cập cụ thể về một số yếu tố nghệ thuật trong Sa mạc phải kể đến bài
viết Thời gian, không gian trong tiểu thuyết Sa mạc của Le Clézio đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2/2006 của tác giả Nguyễn Thị Bình. Tác giả
bài viết đã khảo sát một cách hệ thống cấu trúc và không – thời gian trong tiểu
thuyết Sa mạc và từ đó đưa ra kết luận: “Với cách xử lí thời gian và khơng

6

TIEU LUAN MOI download :


gian đặc sắc, Le Clézio đã làm nổi bật những vấn đề bức thiết của con người,
của xã hội và lịch sử. Và đặc biệt là mang lại một sắc thái mới cho đề tài viễn
du. Những cuộc hành trình của các nhân vật chính là hành trình khám phá thế
giới hiện thực của bản thân mình. Cái cá thể hồ nhập vào cái chung, cái tơi
tồn tại trong lịng cuộc đời sống động với vô vàn sắc thái đa dạng. Mặt khác
cuộc viễn du đó chính là quay trở về cội nguồn, để tìm thấy bản sắc của dân
tộc mình – một trong mối quan tâm của các nhà văn Pháp và chắc chắn cũng
là của các nhà văn Việt Nam” [5, tr. 127].
Tài liệu có liên quan nhiều nhất đến đề tài luận văn của chúng tôi là Luận
án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bình với đề tài Những cuộc hành trình trong
tiểu thuyết của J.M.G Le Clézio (2006). Trong luận án của mình, tác giả đi
sâu khảo sát các cuộc hành trình trong bốn tiểu thuyết của J.M.G Le Clézio:
Cuốn sách của những cuộc chạy trốn, Sa mạc, Người đi tìm vàng và Con cá
vàng. Tiểu thuyết Sa mạc được tác giả luận án đề cập về mặt cấu trúc tác
phẩm, nhân vật và không gian như những chủ thể của các cuộc hành trình.
Trong đó nhân vật trong Sa mạc được khai thác ở hai cấp độ đó là nhân vật
chính thực hiện cuộc hành trình gồm Lalla, Nour và cộng đồng du mục và
nhân vật phụ tác động, định hướng những cuộc hành trình đó là những nhân
vật huyền thoại như Ma el Ainine, Al Azraq còn nhân vật Namman, Hartani

lại được xếp vào loại nhân vật khai sáng. Từ khảo sát, phân tích nhân vật, tác
giả đi đến những đánh giá về kỹ thuật xây dựng nhân vật độc đáo của tác giả
đó là sự kết hợp bút pháp hiện thực và trữ tình gắn liền với cuộc hành trình về
thế giới cội nguồn. Đồng thời tác giả luận án cũng nhận định: kiểu nhân vật
độc đáo trong những cuộc hành trình đã góp phần biến đổi cốt truyện của tiểu
thuyết viễn du theo cách thức của tiểu thuyết phản ánh quan niệm về thế giới,
về tư tưởng.

7

TIEU LUAN MOI download :


Từ luận án này, tác giả Nguyễn Thị Bình đã sửa chữa và bổ sung để cho ra
mắt cuốn Tư tưởng nhân văn trong các tác phẩm của J.M.G Le Clézio (2010).
Đây là cơng trình chun khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về Le Clézio.
Trong cơng trình này, tác giả đã dành một phần không nhỏ (gần 1/3 số trang)
để giới thiệu những cách tân, đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết của Le Clézio cùng
với tư tưởng nhân văn mà ông gửi gắm trong các tiểu thuyết chủ đề “viễn du”
của mình. Tác giả khẳng định: tất cả những cách tân táo bạo về kĩ thuật tiểu
thuyết của Le Clézio nhằm để phản ánh những suy ngẫm về thân phận con
người, những cuộc hành trình tìm kiếm tự do và hạnh phúc. Những chuyến di
mải miết trong không gian vơ tận để truy tìm tình u con người trong xã hội
hiện đại được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Sự chối bỏ xã hội hiện đại,
đi tìm cội nguồn, hướng tới thế giới lí tưởng được tiến hành bằng những
chuyến viễn du trong thế giới hiện thực hoặc trong tưởng tượng. Những
chuyến khởi hành đó chứa đựng sự dịch chuyển trong không gian, thời gian
và những biến đổi sâu sắc thế giới tinh thần của nhân vật. Tiểu thuyết Sa mạc
được tác giả xếp vào thể loại tiểu thuyết “viễn du” và được khảo cứu như là
một trong số những tiểu thuyết tiêu biểu thể hiện đặc sắc tư tưởng nhân văn

của tác giả. Cụ thể là chủ đề tư tưởng, cấu trúc của tác phẩm cũng như trong
những cuộc hành trình tìm kiếm tự do và hạnh phúc mà cá nhân Lalla và cộng
đồng du mục thực hiện.
Ngoài ra cũng phải kể đến một số khóa luận tốt nghiệp Đại học nghiên
cứu về tác phẩm của Le Clézio như Khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên
Khúc Thị Hoa Phượng (2003), Nguyễn Thị Mỹ Liên (2006), Nguyễn Thị Lan
Anh (2009) sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội. Các khóa luận trên phần nào đã đề cập đến những khía cạnh
thi pháp trong tác phẩm của Le Clézio như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật;
Người kể chuyện; Lối viết và bút pháp trong các tập truyện ngắn Người chưa

8

TIEU LUAN MOI download :


thấy biển, Mondo và những chuyện khác, Vịng xốy … Năm 2009, cũng tại
trường Đại học này có thêm khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị
Huyền Trang với đề tài Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết Sa mạc của Jean
Marie Gustave Le Clézio. Trong khoá luận của mình, tác giả Nguyễn Thị
Huyền Trang tập trung khai thác các yếu tố huyền thoại thông qua cấu trúc tác
phẩm, hệ thống nhân vật, không gian, thời gian cùng một số mơ típ biểu
tượng có chứa yếu tố huyền ảo…
Nhìn chung các bài viết cũng như các cơng trình nghiên cứu trên phần nào
đã đề cập đến các vấn đề thi pháp của Sa mạc nhưng Nghệ thuật tự sự vẫn
chưa được khai thác cụ thể, chuyên sâu.
2.2. Tài liệu Tiếng Pháp
Theo thống kê, trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về J.M.G
Le Clézio nhưng do hạn chế về ngôn ngữ và một số điều kiện khác chúng tơi
chỉ có dịp tham khảo một số tài liệu bằng tiếng Pháp liên quan đến đề tài do

giáo viên hướng dẫn và các thầy cô giáo cung cấp.
Trước tiên phải kể đến chuyên luận của tác giả Madeleine Borgomano dành
cho tiểu thuyết Sa mạc của J.M.G Le Clézio với nhan đề Désert J.M.G Le
Clézio xuất bản năm 1992. Nội dung chuyên luận đề cập khá đầy đủ các yếu
tố nghệ thuật trong tiểu thuyết Sa mạc như cấu trúc, thời gian, không gian,
nhân vật, các câu chuyện kể… Trong đó các nhân vật của tiểu thuyết được
phân tích theo kiểu nhân vật “phản ánh hiện thực” gắn với hành trình tìm
kiếm tự do, hạnh phúc của cá nhân và cộng đồng từ đó tác giả đi đến kết luận
về sự quay trở về nơi xuất phát của nhân vật. Các câu chuyện kể được đưa ra
phân tích là những câu chuyện được kể bởi nhân vật trong tác phẩm nó khơng
chỉ có ý nghĩa tác động, định hướng tâm hồn cho nhân vật về truyền thống,
cội nguồn mà còn tạo ra sức hấp dẫn cho độc giả bởi những yếu tố li kì,
huyền ảo.

9

TIEU LUAN MOI download :


Cũng năm 1992, Elena Réal và Dolores Jiménez đã tập hợp những bài tham
luận tại Hội thảo quốc tế về J.M.G Le Clézio và in thành sách với tựa đề
J.M.G Le Clézio. Chủ đề của quyển sách rất đa dạng, trong đó có nhiều bài
viết đề cập đến các vấn đề bút pháp, nghệ thuật, tư tưởng của Le Clézio.
Năm 1999, Miriam Stendal Boulos – tác giả cuốn sách Con đường vì một
cách tiếp cận mang chất thơ về thế giới. Tiểu thuyết theo J.M.G Le Clézio
(Chemin pour une approche poétique du monde. Le roman selon J.M.G Le
Clézio) “quan tâm đến chất trữ tình mới lạ trong tác phẩm của Le Clézio, độ
kết dính những thành tố của tiểu thuyết khơng phải nằm ở cấp độ hồ đồng
của các thành tố bố cục và xây dựng nhân vật mà nằm trong sự kết dính của
thi ca, trong nhịp điệu và trong câu chuyện gợi nhớ đến cấu trúc của một bài

thơ” [ 3, tr. 12].
Tạp chí văn học (Magazine litteraire) tháng 2/2008, số chuyên san đặc biệt
về Le Clézio đã tập hợp những bài báo viết về Le Clézio, trong đó có bài khái
quát giá trị nhân văn của chuyến quay trở về xứ sở cội nguồn, lên án cuộc
chiến tranh thuộc địa của thực dân Pháp.
Nhìn chung các bài viết trên đã đề cập đến một số nét tiêu biểu đặc sắc về
mặt nội dung cũng như thi pháp, bút pháp của Le Clézio. Trong phạm vi các
tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng Pháp mà chúng tôi tham khảo được vẫn chưa
có một cơng trình cụ thể nào khai thác nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Sa
mạc. Vì vậy chúng tơi hy vọng luận văn sẽ góp phần nào làm phong phú hơn
lịch sử nghiên cứu vấn đề cụ thể là về thi pháp tác phẩm vì tác phẩm của Le
Clézio cho đến nay vẫn đang là một thế giới tiềm ẩn cuốn hút người nghiên
cứu bởi rất nhiều những yếu tố, khía cạnh cần khám phá.
3. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tơi khơng có tham vọng khảo sát toàn bộ thế giới nghệ thuật trong
tác phẩm của Le Clézio mà chỉ tập trung khai thác nghệ thuật tự sự trong tác

10

TIEU LUAN MOI download :


phẩm Sa mạc thông qua một số yếu tố cơ bản như: người kể chuyện, giọng
điệu và nhân vật. Trong quá trình nghiên cứu, để phong phú hơn cho các luận
chứng của luận văn chúng tôi tiến hành nghiên cứu Sa mạc kết hợp so sánh
với một số tác phẩm của chính nhà văn như: Vịng xốy, Mondo và những
chuyện khác, Người chưa bao giờ thấy biển và một số tác phẩm của các nhà
văn khác như Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Cô bé bán diêm Anđecxen….
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết một cách tốt nhất những yêu cầu của luận văn đặt ra, chúng

tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp
tự sự học kết hợp phương pháp tiếp cận thi pháp học và các phương pháp có
tính chất thao tác như phân tích, phương pháp so sánh, thống kê phân loại...
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài hai phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Người kể chuyện đa dạng
Chương 2: Giọng điệu đa sắc thái
Chương 3: Những nhân vật đặc biệt
6. Đóng góp mới của đề tài
Tìm hiểu, khám phá những nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của Le Clézio
và những đóng góp của ông trong quá trình đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết
hiện đại chúng tơi hy vọng luận văn có thể góp phần giới thiệu một cách đầy
đủ hơn ở Việt Nam về một tác giả Pháp được giải Nobel văn chương được
giới nghiên cứu đánh giá cao, được độc giả khắp thế giới mến mộ.
Về mặt thực tiễn chúng tôi hy vọng luận văn sẽ là tư liệu tham khảo hữu
ích, thiết thực cho việc nghiên cứu, học tập văn học nước ngoài, đặc biệt là
văn học Pháp đương đại.

11

TIEU LUAN MOI download :


Chương 1: NGƯỜI KỂ CHUYỆN ĐA DẠNG
Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự là người đảm nhận vai trò thuật lại
câu chuyện. Dưới các góc nhìn, vị trí, hình thức, cách thức kể khác nhau,
người kể chuyện đã kiến lập mối liên hệ đan xen mật thiết khó tách bạch với
tác giả và nhân vật đồng thời thiết lập quan hệ người nói (kể) với người nghe
(đọc). Bởi vậy nói đến nghệ thuật tự sự trước hết phải nói đến người kể
chuyện, vị trí và vai trị của họ trong việc góp phần làm nên thành cơng của

tác phẩm.
1.1. Các ngơi kể
Bất kì một tác phẩm tự sự nào dù ngắn hay dài, đậm nét hay mờ nhạt, dù
có cốt truyện hay khơng có cốt truyện đều có sự xuất hiện của người kể
chuyện. Đúng như nhận định của Tz. Todorov: “người kể chuyện là yếu tố
tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng. Khơng thể có trần thuật nếu
thiếu người kể chuyện” và ơng lí giải về vai trị của người kể chuyện: “người
kể chuyện khơng những là người dẫn chuyện mà còn là người chiếu rọi, lí giải
đối với các hiện tượng của thực tại. Người kể chuyện đánh giá sự kiện, bình
phẩm sự kiện, bình phẩm nhân vật khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp và đôi lúc
người kể chuyện tạm ẩn đi thì ta vẫn thấy sự có mặt của anh ta” [4, tr. 22].
Lịch sử nghiên cứu văn học qua các thời kỳ cũng đã chứng minh vai trò,
những biến chuyển và phát triển không ngừng của các dạng thức kể chuyện
cũng như sự đa dạng, phong phú người kể chuyện trong tác phẩm tự sự bằng
việc chỉ ra rằng: trong một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể
chuyện. Anh ta có thể lộ diện hoặc giấu mặt; có thể kể chuyện ở ngơi thứ
nhất, ngơi thứ hai hoặc ngôi thứ ba… Đúng như nhận định của tác giả
Trần Đình Sử: “Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện.
Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự
đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái

12

TIEU LUAN MOI download :


nhìn thế giới làm cho sự trình bày tái tạo con người và đời sống trong tác
phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [25, tr. 253].
Đọc Sa mạc chúng tôi nhận thấy đây là một trong những tiểu thuyết tiêu
biểu về nghệ thuật kiến tạo đa dạng người kể chuyện và cách kể chuyện trong

một tác phẩm. Toàn bộ các câu chuyện đan xen trong tiểu thuyết đã được trần
thuật chủ yếu bởi hai kiểu người kể chuyện đó là người kể chuyện giấu mặt và
người kể chuyện lộ diện (người kể chuyện đồng thời là nhân vật). Phần này
của luận văn chúng tơi sẽ tìm hiểu những sáng tạo, đổi mới nghệ thuật tiểu
thuyết của nhà văn thông qua các kiểu người kể chuyện kể trên.
1.1.1. Người kể chuyện giấu mặt
Như trên đã nói, Sa mạc là tác phẩm đan xen nhiều câu chuyện kể và có
nhiều người cùng tham gia kể chuyện. Song có thể nói xuyên suốt tác phẩm
và đóng vai trị chính dẫn dắt cốt truyện là người kể chuyện giấu mặt. Xuất
hiện ở ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mặt không tham gia vào hành động
truyện, khơng giữ vai trị chi phối, quyết định đối với tồn bộ diễn biến câu
chuyện, nhưng cũng khơng thốt ly hồn tồn vai trị dẫn dắt chuyện như
trong tiểu thuyết mới mà xuất hiện như một nhân vật trung gian dõi theo các
nhân vật và khách quan kể lại câu chuyện.
Mặc dù tác phẩm được lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật trong lịch sử
của đất nước Ma Rốc nhưng sự sáng tạo của nhà văn thể hiện qua người kể
chuyện giấu mặt đã vượt xa việc “kể lại” một hiện thực lịch sử. Để câu
chuyện kể khách quan, chân thực người kể chuyện đã không làm công việc
của một người chép sử mà khéo léo biến nhân vật thành “nhân chứng sống”
của câu chuyện. Ở tuyến truyện thứ nhất, Nour là “nhân chứng” trong cuộc
hành hương gian khổ tìm miền đất hứa của cộng đồng du mục. Người kể
chuyện giấu mặt đã khéo léo di chuyển điểm nhìn vào nhân vật Nour và kể
bằng điểm nhìn của cậu bé. Vì thế độc giả tưởng như tất cả đều là cảm nhận,

13

TIEU LUAN MOI download :


đánh giá của nhân vật Nour nhưng thực chất ẩn đằng sau Nour là sự bao quát

của người kể chuyện giấu mặt. Chính điều này làm cho nghệ thuật kể chuyện
trong tác phẩm trở nên cuốn hút hơn: “Mỗi ngày, khi đi qua trước khu trại,
Nour nghe tiếng những người đàn bà khóc than, bởi một ai đó vừa mới chết
trong đêm. Mỗi ngày, người ta đi xa hơn một chút trong tuyệt vọng và phẫn
nộ và tim Nour càng se thắt lại. Cậu nghĩ tới cái nhìn của lão tù trưởng đang
bồng bềnh nơi nào xa lắc trên những ngọn đồi vơ hình của đêm tối, rồi hướng
về cậu trong phút giây ngắn ngủi, như một ánh phản chiếu và soi sáng cậu ở
phần bên trong của chính cậu” [16, tr. 51]. Ở tuyến truyện thứ hai – câu
chuyện kể về cuộc tìm kiếm “thiên đường hạnh phúc” của cô gái Lalla, người
kể chuyện giấu mặt lại biến Lalla thành “trung tâm của tất cả các cảm nhận”
tức là từ nhân vật Lalla các sự kiện và nhân vật khác đến với độc giả. Bởi vậy
chúng ta thấy trong suốt hành trình khám phá thế giới của Lalla (từ thiên
nhiên đến con người và xã hội; từ sa mạc hoang sơ châu Phi đến thành phố
hiện đại châu Âu) người kể chuyện giấu mặt chỉ đóng vai trị dẫn dắt từ sự
việc này đến sự việc khác còn hầu như tồn bộ là cái nhìn, sự cảm nhận, đánh
giá của nhân vật: “Với Lalla, tất cả đều kỳ lạ và xa xơi, nhưng lại có vẻ thân
tình. Lalla trơng thấy trước mặt cô như bằng đôi mắt của một ai khác vùng sa
mạc bao la ngời ngời ánh sáng. Cơ cảm nhận trên làn da của mình hơi gió từ
miền nam đang thổi tung những đám mây cát. Cô cảm nhận dưới đơi bàn chân
trần của mình, lớp cát nóng bỏng của những cồn cát. Cơ cảm nhận rõ nhất
trên đầu cô cái bát ngát của bầu trời trống rỗng, bầu trời khơng một bóng, nơi
chỉ có một mặt trời chiếu sáng” [16, tr. 113]. Có thể nói tuyến truyện thứ hai
này thể hiện rõ nhất sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của tác giả khi kiến tạo
người kể chuyện. Dường như anh ta có phép “tàng hình” lúc ẩn, lúc hiện, lúc
kể chuyện bằng điểm nhìn của chính mình khi thì kể bằng điểm nhìn của nhân
vật và đơi lúc thì nhượng tồn quyền cho nhân vật thay thế vị trí của mình

14

TIEU LUAN MOI download :



(nhân vật thành người kể chuyện) chính điều này làm cho câu chuyện được kể
trong tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. (Chúng tôi dẫn chứng và làm
rõ vấn đề này tại phần di chuyển điểm nhìn ở mục 1.2.2).
1.1.2. Người kể chuyện lộ diện
Ở phần này chúng tôi chủ yếu khám phá kiểu người kể chuyện lộ diện là
những nhân vật tham gia kể chuyện trong tác phẩm. Không phải chỉ để khẳng
định đây là tác phẩm đa dạng người kể chuyện mà hơn thế chúng tôi muốn
khẳng định Le Clézio đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân
vật người kể chuyện.
Như trên đã nói, Sa mạc là tác phẩm đan xen, lồng ghép giữa nhiều câu
chuyện với nhau và có nhiều người cùng tham gia kể chuyện nên ngoài người
kể chuyện giấu mặt, kể về cuộc hành trình tìm miền đất hứa của Nour và cộng
đồng người du mục; câu chuyện về hành trình tìm kiếm “thiên đường hạnh
phúc” của cơ gái Lalla, trong tác phẩm cịn có các nhân vật tham gia kể
chuyện như: nhân vật Aamma với câu chuyện huyền thoại về người Đàn Ông
Xanh; câu chuyện về mẹ của Lalla và tập tục sinh con của bộ tộc cô; nhân vật
Naman với các câu chuyện kể về chú cá heo biết cứu người; chuyện chú chim
sơn ca Balaabilou giải cứu nàng công chúa Leila xinh đẹp; chuyện chiếc nhẫn
bị nguyền rủa; chuyện về những thành phố trắng bên kia bờ biển hay những
câu chuyện về những chuyến đi biển vượt đại dương của ông cùng đồng đội;
nhân vật Hartani với những câu chuyện kể bằng tay và cuối cùng là nhân vật
Lalla từ người được nghe chuyện của các nhân vật trên đã trở thành người kể
chuyện. Sự độc đáo của việc xây dựng người kể chuyện là nhân vật trong tác
phẩm của Le Clézio ở chỗ ông không chỉ để nhân vật của mình kể tiếp câu
chuyện của người kể chuyện chính (người kể chuyện giấu mặt) hay kể về
những sự việc mình đã được nghe, thấy, chứng kiến có liên quan đến mạch
truyện của tác phẩm mà các nhân vật là người kể chuyện có thể kể bất cứ


15

TIEU LUAN MOI download :


chuyện gì kể cả chuyện khơng liên quan đến các câu chuyện của người kể
chuyện giấu mặt (ví như những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết mà
nhân vật Naman thường kể). Nhờ đó mà Le Clézio đã đưa vào tiểu thuyết của
mình một cách hài hồ rất nhiều các thể loại như: thơ ca, truyền thuyết, truyện
cổ tích...
Nói đến người kể chuyện lộ diện – nhân vật của tác phẩm trước hết phải kể
đến nhân vật Naman. Trong Sa mạc nhân vật Naman là ông lão làm nghề
đánh cá song lần nào ông ta xuất hiện cũng với vai trị là người kể chuyện
“chun nghiệp”. Tài năng của ơng thể hiện trong tác phẩm không phải là tài
đánh cá mà là tài kể chuyện. Ơng ln biết cách thu hút người nghe chuyện
bằng những cách thức khác nhau như: kể bằng giọng điệu hút hồn hoặc chọn
khung cảnh phù hợp với câu chuyện hay là dùng cách nhấn mạnh các từ ngữ,
các yếu tố kịch tính để người nghe chú ý: “nghe giọng nói trịnh trọng của
Naman người ta tưởng đâu thời gian khơng cịn tồn tại nữa hoặc nó đã lùi lại
phía sau vào một thời gian khác, xa xôi và thật êm đềm” [16, tr. 172] và “
Ơng lão Naman có cách đặc biệt để nói, một cách chậm rãi: Mlaaoune - bị
nguyền rủa bởi Thượng đế khiến bọn trẻ phải rùng mình” [16, tr. 172].
Xây dựng nhân vật Naman thành người kể chuyện “chuyên nghiệp” với tài
kể chuyện hút hồn thính giả trong tác phẩm khơng phải là ý đồ chính của tác
giả mà hơn thế đây chính là nhân vật thể hiện nét độc đáo trong nghệ thuật
xây dựng người kể chuyện của nhà văn. Chỉ từ một nhân vật phụ với các câu
chuyện kể hư cấu tưởng như không liên quan đến các câu chuyện của người
kể chuyện chính nhưng tác giả lại khéo léo đưa vào tác phẩm của mình đa
dạng các thể loại văn học: truyện cổ, huyền thoại, truyền thuyết, thơ ca… đặc
biệt là sự xuất hiện đa dạng người kể chuyện. Trong các câu chuyện kể của

Naman chúng ta thấy xuất hiện đồng thời hai kiểu người kể chuyện là người
kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tơi”. Nhìn

16

TIEU LUAN MOI download :


chung các chuyện Naman kể đều được kể ở ngôi thứ ba nhưng khác với người
kể chuyện giấu mặt (người kể chuyện chính của tác phẩm), ngơi thứ ba trong
chuyện của Naman được kể với cái nhìn “biết tuốt” và giọng kể chủ quan bởi
đó là những câu chuyện truyền miệng, những huyền thoại, truyền thuyết, cổ
tích... Những câu chuyện mang yếu tố huyền thoại li kỳ này tuy không trực
tiếp liên quan đến các câu chuyện của người kể chuyện giấu mặt nhưng nó có
ý nghĩa định hướng tâm hồn cho nhân vật chính. Mặt khác nó góp phần làm
tươi mới, sống động cho tác phẩm.
Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” được thể hiện trong câu chuyện
kể về chiếc nhẫn bị nguyền rủa và các câu chuyện kể về thành phố châu Âu
hiện đại. Hầu hết nhân vật “tôi” trong các câu chuyện kể đều là “tôi” trải
nghiệm hoặc “tôi” chứng kiến cho nên câu chuyện kể dù có yếu tố huyền ảo
hay mang tính chủ quan thì nó vẫn tạo được sự tin cậy nhất định và có sức
hấp dẫn lạ kỳ đối với độc giả. Trong Sa mạc, kiểu người kể chuyện xưng “tôi”
chỉ xuất hiện trong các câu chuyện phụ và với tần số rất ít nhưng nó lại góp
phần khơng nhỏ trong việc tạo ra sự đa dạng, phong phú người kể chuyện. Do
kể chuyện bằng lối nói gián tiếp và tương quan trong mối quan hệ thân mật
giữa người nói – người nghe nên dịch giả đã dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ
nhất “tôi”, “chúng tôi” tương ứng với “ông”, “bọn ông” của câu chuyện: “Dĩ
nhiên mỗi người trong bọn ông đều muốn chiếc nhẫn về mình và khơng lâu
sau đó mọi người đều sẵn sàng giết nhau để chiếm hữu chiếc nhẫn chết tiệt đó
(…) thế rồi ơng (moi) đề nghị mọi người đổ súc sắc bởi thuyền trưởng có một

bộ súc sắc bằng xương (…) vậy là chính ơng (moi) được chiếc nhẫn và trong
vài khoảnh khắc như chưa từng được trên đời (…) Sau khi nhìn kỹ chiếc nhẫn
ơng (je) đã lột nó khỏi tay mình và ném nó xuống biển” [16, tr.122]. Sự xuất
hiện của nhân vật “tôi” tham gia vào hành động truyện và “tôi” đang kể lại nó
đã làm tăng thêm tính hiện thực của câu chuyện và độ tin cậy của người nghe.

17

TIEU LUAN MOI download :


Thực tế có những yếu tố li kì huyền thoại như chiếc nhẫn bị nguyền rủa
khơng điều đó khơng cần phải bàn luận bởi chính người kể chuyện – nhân vật
tơi của câu chuyện đã khẳng định: “Ơng khơng biết nó có bị nguyền rủa hay
khơng, Naman nói, nhưng điều ông biết là nếu ông không ném nó trở lại biển
thì ngay trong ngày, một trong những người bạn của ông hẳn đã giết ông để
lấy nó, và mọi người sẽ chết bằng cách đó cho đến người cuối cùng” [16, tr.
123]. Có lẽ hơn hết mọi ý nghĩa hiện thực của câu chuyện là thông điệp mà
người kể muốn nhắn nhủ với người nghe, người đọc: đừng để lòng tham, chủ
nghĩa vật chất làm lu mờ tình người, sự đồn kết thương u nhau. Trong
cuộc sống nói chung, trên một chuyến tàu lênh đênh kiếm sống trên biển nói
riêng mọi người cần phải đồng sức, đồng lòng để cùng nhau vượt qua sóng
gió, khơng nên để vật chất, những ham muốn tức thời chôn vùi tất cả. Trong
mỗi chúng ta, ai cũng có những ham muốn vật chất, ai cũng bị quyến rũ bởi
những cái đẹp tuy nhiên chúng ta phải thực sự tỉnh táo để nhận biết đâu là lợi,
đâu là hại cho bản thân và cho tất cả mọi người.
Nếu những câu chuyện kể của Naman là những câu chuyện mang tính định
hướng tâm hồn, giáo dục, răn đe nhân vật và không liên quan đến câu chuyện
chính của tác phẩm thì những câu chuyện kể của nhân vật Aamma ngồi tính
định hướng nó cịn giúp độc giả biết rõ hơn các thông tin về nguồn gốc nhân

vật hay những tập tục của bộ lạc họ…bởi vì chuyện Aamma kể là những
chuyện có liên quan trực tiếp đến câu chuyện của người kể chuyện giấu mặt.
Trước hết là câu chuyện kể về nguồn gốc của Lalla, về mẹ cô bé và về tập tục
sinh con của bộ lạc cơ. Chính Aamma là người hé lộ cho bạn đọc về nguồn
gốc xuất thân của Lalla (cô bé là con gái của một nữ quý tộc, do cha mẹ cô
mất sớm nên Aamma (là cô ruột Lalla) đã đem cơ về cư xá sống gia đình
mình. Đặc biệt nhờ người kể chuyện là nhân vật Aamma độc giả hiểu thêm về
tập tục sinh con cạnh nguồn nước của bộ lạc cô – đây là bài học truyền miệng

18

TIEU LUAN MOI download :


mà sau này Lalla nhớ lại và làm theo để sinh đứa con của mình). Trong câu
chuyện kể về nhân vật huyền thoại Al Azraq – người Đàn Ông Xanh. Nếu
như nhờ người kể chuyện giấu mặt người đọc chỉ biết Al Azraq là vị thánh thì
câu chuyện Aamma kể lại cung cấp nhiều thông tin, sự kiện liên quan đến tính
cách, cuộc đời nhân vật này (xuất thân của Al Azraq là một chiến binh, ơng ta
có phép thuật siêu phàm và ông thường đi khắp nơi để giúp đỡ mọi người).
Khám phá người kể chuyện lộ diện trong Sa mạc độc giả sẽ vô cùng ngạc
nhiên và bị lơi cuốn bởi hình tượng người kể chuyện câm và anh ta kể chuyện
bằng chính đơi tay mềm dẻo của mình. Đó là chàng trai chăn cừu Hartani, cậu
thường kể cho Lalla nghe những câu chuyện kì thú về thế giới tự nhiên xung
quanh cuộc sống con người, cậu dạy Lalla cách khám phá những bí ẩn của
thiên nhiên trên sa mạc mênh mông. Nếu người kể chuyện giấu mặt cho ta
thấy một sa mạc khắc nghiệt đầy nắng, gió, cát với cái lạnh thấu xương vào
ban đêm và cái nóng thiêu đốt vào ban ngày thì chính Hartani là người giúp
độc giả thấy mặt tươi đẹp của sa mạc. Với Lalla, những câu chuyện kể bằng
tay của Hartani có sức hấp dẫn vơ cùng và nó khiến cơ thích thú hơn cả những

câu chuyện kể của Naman và Aamma. Bởi Hartani kể chuyện bằng tay, bằng
cách vẽ lên trong khơng khí những hình ảnh sống động kích thích trí tưởng
tượng của người nghe cho nên câu chuyện của chú trở nên hấp dẫn. Từ những
câu chuyện, những hình ảnh mà chú tạo ra trong khơng khí, người ta có thể
thoả sức hình dung về một thế giới đa dạng với mn màu mn vẻ. Xây
dựng hình tượng người kể chuyện câm, tác giả như muốn nhấn mạnh ý nghĩa
của sự đồng điệu, sự cảm thông và tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên của các
nhân vật. Có được điều đó, con người ta khơng cần phải thơng qua lời nói mà
vẫn hiểu rõ về nhau giống như Lalla, Hartani khơng cần đến ngơn ngữ, lời nói
mà vẫn hiểu tất cả về nhau. Họ lặng im bên nhau, cùng nhau khám phá thiên
nhiên, cùng nhau tận hưởng cuộc sống và có lẽ vì vậy mà tần số xuất hiện từ

19

TIEU LUAN MOI download :


“im lặng” được lặp lại rất nhiều lần trong tác phẩm đặc biệt trong phần nói về
Hartani.
Đọc Sa mạc chúng ta thấy tác giả đã xây dựng rất nhiều hình tượng người
kể chuyện, đặc biệt là người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong tác phẩm.
Xuất phát từ những hồn cảnh khác nhau, nhằm hướng tới mục đích khác
nhau, các nhân vật trong tiểu thuyết không chỉ kể những câu chuyện có ý
nghĩa và hấp dẫn đối với người nghe (thính giả trực tiếp trong tác phẩm) mà
nó cịn có ý nghĩa sâu sắc cũng như sức lơi cuốn mạnh mẽ đối với độc giả.
Với lối kể chuyện xen lẫn giữa hiện thực với huyền ảo, giữa cổ điển với hiện
đại, giữa người kể chuyện giấu mặt và người kể chuyện là nhân vật đã tạo ra
sự mới lạ, cuốn hút độc giả vào các câu chuyện kể. Bởi như thực, như mơ độc
giả bị lạc vào thế giới truyện kể và chứng kiến câu chuyện chứ không phải
đang được nghe kể lại. Đây chính là thành cơng đặc sắc của nghệ thuật xây

dựng người chuyện trong tiểu thuyết của nhà văn.
1.2. Sự đa dạng điểm nhìn
Trong cuộc sống, trước một sự vật, hiện tượng, người ta có thể nhìn nhận,
đánh giá trên nhiều bình diện, dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong văn học
cũng như vậy, cùng một hiện tượng được miêu tả, mỗi nhà văn có sự lựa chọn
những góc độ cảm thụ và đánh giá của mình. Điều đó chứng tỏ điểm nhìn tự
sự có vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật.
Khi tìm hiểu nghệ thuật tự sự nói chung, người kể chuyện trong tác phẩm
nói riêng chúng ta khơng thể khơng tìm hiểu điểm nhìn bởi đúng như nhận
định của B.O.Uspensky trong Thi pháp kết cấu: “Người kể chuyện là một
trong những hình thức thể hiện quan điểm tác giả trong tác phẩm. Song quan
điểm của tác giả chỉ có thể được thể hiện qua điểm nhìn” [21, tr.209] và quan
điểm của các tác giả cuốn Từ điển các thuật ngữ văn học: “Khơng thể có nghệ
thuật nếu khơng thể có điểm nhìn, bởi đó là nơi thể hiện sự chú ý, quan tâm

20

TIEU LUAN MOI download :


và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị sáng tạo
nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái
nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay
điểm nhìn” [36, tr. 113].
Điểm nhìn trong tiểu thuyết là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới quan tâm và cũng đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về điểm nhìn
được đưa ra như V.M. Tolmachew định nghĩa: “Điểm nhìn là sự lựa chọn cự
ly trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào sự kiện được
miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên “tự nhiên” hơn, phù hợp với cuộc sống”
[22, tr. 61] hay nhận định của giáo sư Phùng Văn Tửu về “điểm nhìn” với

nghĩa “thuần tuý chỉ muốn xét về mặt kỹ thuật chọn chỗ đứng để nhìn và kể,
chứ không bao hàm ý nghĩa quan điểm tư tưởng, chính trị, xã hội của người
kể” [32, tr. 212]. Thống nhất với những quan điểm, nhận định trên chúng tơi
tìm hiểu điểm nhìn trong Sa mạc để chỉ ra rằng J.M.G Le Clézio đã có những
tìm tịi, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết về điểm nhìn. Cụ thể đó là ông đã sáng
tạo trong tác phẩm của mình với đa dạng các điểm nhìn và vận dụng nó một
cách điêu luyện thông qua các các thủ pháp sử dụng điểm nhìn trần thuật.
1.2.1. Sự đa dạng các điểm nhìn trong tác phẩm
Sa mạc là tiểu thuyết đan xen nhiều câu chuyện kể và có rất nhiều người kể
chuyện vì vậy điểm nhìn trong tác phẩm cũng rất đa dạng, phong phú. Bởi
ngồi điểm nhìn của người kể chuyện giấu mặt, các câu chuyện đan xen trong
tác phẩm còn được thể hiện qua điểm nhìn của người kể chuyện lộ diện và
nhân vật trong tác phẩm.
Về điểm nhìn của người kể chuyện giấu mặt chúng tôi nhận thấy chủ yếu là
điểm nhìn bên ngồi, một số trường hợp được di chuyển vào điểm nhìn bên
trong và lồng ghép đan xen các điểm nhìn tạo ra điểm nhìn phức hợp. Ở tuyến
truyện thứ nhất, truyện kể về Nour và cộng đồng người du mục trên sa mạc,

21

TIEU LUAN MOI download :


×