Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử trần khánh dư của lưu sơn minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.4 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH THỊ LAN

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ TRẦN KHÁNH DƯ CỦA LƢU SƠN MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH THỊ LAN

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ TRẦN KHÁNH DƯ CỦA LƢU SƠN MINH

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8229030.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN KHÁNH THÀNH

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết
quả quá trình nghiên cứu của bản thân tơi.
Trong q trình nghiên cứu, tơi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dung tôi
nghiên cứu không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2020
Học viên

Trịnh Thị Lan


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng
quý báu của các tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã và
đang giảng dạy trong chương trình Cao học ngành Văn học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trần Khánh
Thành - người Thầy luôn tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu,
tìm hiểu các tài liệu liên quan để triển khai và hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực
hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên luận văn không tránh khỏi cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận
được sự góp ý của Thầy/ Cơ và các anh chị học viên.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2020
Học viên


Trịnh Thị Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 9
4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 10
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 11
CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LƢU SƠN MINH ............................................. 12
1.1. Khái lƣợc về nghệ thuật tự sự ............................................................... 12
1.2. Tiểu thuyết lịch sử .................................................................................. 19
1.3. Hành trình sáng tác của Lƣu Sơn Minh .............................................. 24
CHƢƠNG 2 NHÂN VẬT NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRẦN
KHÁNH DƢ ................................................................................................... 33
2.1. Nhân vật ngƣời kể chuyện ..................................................................... 33
2.2. Nhân vật Trần Khánh Dƣ trong lịch sử và trong cách tiếp cận của
nhà văn ........................................................................................................... 39
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC TRẦN THUẬT ....................... 60
3.1. Kết cấu trần thuật .................................................................................. 60
3.2. Ngôn ngữ trần thuật............................................................................... 65
3.3. Giọng điệu trần thuật............................................................................. 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91

1



2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ khi tự sự học ra đời, nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của một văn
bản ngày càng phát triển. Thông qua việc tìm hiểu “cách kể” của nhà văn trong
tác phẩm mà chúng ta có thể đi sâu khám phá những tầng lớp sâu xa của nội
dung, tư tưởng. Đồng thời cũng bộc lộ tài năng quan trọng của nhà văn, tài năng
kể chuyện hấp dẫn và giúp xác định được phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Cùng với đó, những năm trở lại đây, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tiểu
thuyết lịch sử đã tạo được dấu ấn quan trọng trong tiến trình vận động và phát
triển của văn học Việt Nam đương đại. Điều này đã mang đến một làn gió mới
thu hút được sự quan tâm của độc giả. Lấy yếu tố cốt lõi là hiện thực về các
nhân vật và sự kiện lịch sử, các nhà tiểu thuyết đã dụng công hư cấu, sáng tạo để
tạo nên những thế giới nghệ thuật sinh động nhằm đưa lại những thông điệp
nhân sinh sâu sắc. Nghiên cứu tự sự trong tiểu thuyết lịch sử không phải là điều
mới mẻ, song bằng việc khảo sát một tác phẩm của thể loại này qua một tác giả
cụ thể sẽ góp phần nhận diện được sự vận dụng của lý thuyết tự sự trong dòng
chảy của văn học Việt Nam đương đại. Đặc biệt, trong sự phát triển mạnh mẽ
của tiểu thuyết lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử có vị trí và vai trị to lớn đối với
các triều đại phong kiến Việt Nam đã được các nhà văn xây dựng đầy sống động
như: Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản, Hồ
Quý Ly, Lê Lợi, Quang Trung ... Vận dụng tự sự học để nghiên cứu các yếu tố
như tổ chức cốt truyện, kết cấu, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngơn ngữ kể
chuyện, giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết lịch sử, chúng ta sẽ thấy được sự
cách tân của thế loại này từ thời đổi mới. Với hàng loạt tiểu thuyết tiếp cận lịch
sử từ nhiều góc nhìn và đa dạng về bút pháp nghệ thuật như: Hồ Quý Ly, Mẫu
thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Sông Côn

mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý (Hoàng

3


Quốc Hải) …, tiểu thuyết lịch sử đương đại đã đạt được những thành tựu đáng
ghi nhận. Cũng chính bởi lẽ đó, chúng tơi lựa chọn nghiên cứu về một nhân vật
lịch sử của triều đại nhà Trần - một thời đại tiêu biểu cho quá trình dựng nước và
giữ nước của dân tộc: Trần Khánh Dư - một vị tướng được biết đến là một người
lắm tài nhiều tật trong các trang chính sử qua tác phẩm cùng tên của nhà văn
Lưu Sơn Minh.
1.2. Chúng ta thường biết đến các nhân vật lịch sử của các triều đại phong
kiến chủ yếu thông qua tư liệu ghi chép lại của các nhà chính sử. Tuy nhiên, đơi
khi tìm hiểu, khai thác các tư liệu theo hướng này thường khiến cho chúng ta có
cái nhìn và đánh giá phiến diện về họ. Bởi khi muốn đánh giá, đưa ra quan điểm
về một nhân vật nào đó, ta nên nhìn nhận theo nhiều phương diện khác nhau của
đối tượng trong khi tư liệu về một số nhân vật lịch sử được các nhà chính sử ghi
chép lại vơ cùng ít ỏi. Xuất phát từ yêu cầu muốn nghe lại tiếng nói của lịch sử,
muốn sống lại những thời khắc đau thương nhưng cũng đầy hào hùng trong lịch
sử chống lại giặc ngoại xâm phương Bắc, hay tìm hiểu những nhân vật đã trở
thành niềm tự hào, là những bức tượng đài bất tử của dân tộc… các nhà tiểu
thuyết lịch sử đương đại đã cùng nhau góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ
của thể loại này để cùng hướng tới nhu cầu tìm hiểu và tiếp nhận của bạn đọc,
đặc biệt là các bạn độc giả trẻ. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật
tự sự trong việc tạo dựng một nhân vật nào đó trong lịch sử chính là việc làm vơ
cùng cần thiết và thiết thực trong giai đoạn hiện nay để thúc đẩy sự phát triển
của nền văn học đương thời. Việc làm này một mặt giúp ta khám phá ra được tài
năng, sự sáng tạo đầy tính nghệ thuật của người cầm bút, mặt khác giúp ta hình
dung rõ hơn về giá trị tiểu thuyết của họ trong dòng vận động và phát triển của
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.

1.3. Trần Khánh Dư là nhân vật được đề cập đến trong nhiều tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam đương đại. Vì vậy, nhân vật này đã được các nhà văn khai thác

4


ở nhiều góc độ nhằm thấy được khả năng hư cấu và ứng xử khác nhau của từng
tác giả với cùng một đối tượng lịch sử. Tuy nhiên, chúng tôi lựa chọn khảo sát
tác phẩm Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh vì thấy được sự nghiên cứu
nghiêm túc và cách đánh giá có phần khách quan hơn của nhà văn về một ông
tướng vừa được biết đến là người có tài cầm quân thao lược nhưng cũng được
nhận xét là tham lam và thô bỉ trong các trang ghi chép chính sử. Mặt khác, việc
khai thác, sử dụng các yếu tố về nghệ thuật tự sự trong tác phẩm, tác giả đã giúp
người đọc có cái nhìn đa chiều hơn và sâu sắc hơn về nhân vật.
Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Tự sự học (Narratology) xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX. Đây
là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm
đối tượng nghiên cứu. Tuy xuất hiện muộn màng nhưng tự sự học lại trở thành
lĩnh vực thu hút đông đảo sự quan tâm của các nhà khoa học và nhà nghiên cứu,
phê bình văn học trên thế giới. Năm 1925, B.Tomasepxki đã nghiên cứu các yếu
tố và đơn vị của tự sự. V.Propp nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự trong
truyện cổ tích (1928). Bakhtin đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tác giả và
nhân vật, ngơn từ trần thuật và tính đối thoại của nó. Những học giả người Nga
đã làm các học giả phương Tây phải chú ý đến vì những đề xuất của họ về cấu
trúc tự sự. Các vấn đề về điểm nhìn, dịng ý thức được phát triển và mở rộng bởi
J. Pouilion, A. Tate, Cl. Brooks…
Trong những năm trở lại đây, tiểu thuyết lịch sử là thể loại trở thành mối
quan tâm đặc biệt đối với cả người sáng tác và đối tượng tiếp nhận. Một số bài

viết khá tâm huyết về thể loại tiểu thuyết lịch sử đã góp phần làm cho diễn đàn
sơi động hơn và giúp độc giả có những cái nhìn sâu sắc hơn về một số tác phẩm
tiểu thuyết lịch sử nói riêng và về đặc điểm của thể loại tiểu thuyết lịch sử nói

5


chung. Có thể kể ra một số cơng trình bàn về tiểu thuyết lịch sử Việt nam từ cái
nhìn văn học sử như: Về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
(Nguyễn Văn Lợi), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay (Nguyễn Thị
Tuyết Minh).
Hay một số cơng trình mở ra quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử như:
Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử, suy nghĩ mới về tiểu thuyết lịch sử
(Trần Đình Sử), Những hình thái diễn ngơn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam sau đổi mới (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại –
phác họa một số xu hướng chủ yếu (Nguyễn Văn Dân), Khuynh hướng tiểu
thuyết hóa lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 (Nguyễn Thị
Tuyết Minh).
Tuy nhiên, nhiều nhất phải kể đến là những nghiên cứu về sự đổi mới
trong tư duy lịch sử và nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử như: ngôn ngữ, kết cấu,
quan niệm nghệ thuật về con người: Vấn đề “ngôn ngữ” trong tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại (Đỗ Hải Ninh), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm
1986 dưới góc nhìn tự sự học (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết lịch sử đương
đại với quan niệm nghệ thuật về con người (Nguyễn Thị Kim Tiến), Tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (Nguyễn Thùy Minh).
Cụ thể, nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân đã đưa ra quan niệm về
một trong những yếu tố tạo nên thực trạng của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
trước đây: “Trong vòng dăm chục năm trở lại đây, ở ta đã hình thành một số
quan niệm và quy phạm (không thành văn, cố nhiên) cho sáng tác về đề tài lịch
sử. Theo đó, cả lịch sử lẫn nghệ thuật đều chịu thiệt thòi. Chẳng hạn, người ta

buộc nhà văn (và đến lượt nhà văn tự buộc mình) chỉ nên trình bày đời sống q
khứ trong trạng thái “vua tơi nhất trí”, “mn dân một lịng”. Chính những quan
niệm và quy phạm kiểu ấy đã khiến cả chất tiểu thuyết lẫn tính kịch thực sự của
lịch sử bị tước mất quyền hiện diện trong văn học”. Bên cạnh đó, nhà phê bình

6


cũng đã tìm được những dấu hiệu đáng mừng cho thể loại tiểu thuyết lịch sử
những năm gần đây: “Mươi năm gần lại đây có thể thấy trên đề tài lịch sử những
tìm tịi mạnh dạn hơn, vượt qua các quy phạm cằn cỗi, đem lại sinh khí cho văn
chương về lịch sử” [5]
Hay có thể kể đến luận án tiến sĩ với đề tài: Tiểu thuyết Việt Nam sau
1986 dưới góc nhìn tự sự học của Nguyễn Văn Hùng bảo vệ năm 2014. Tác giả
đã sử dụng lý thuyết tự sự học - một ngành nghiên cứu mới mẻ và đầy tiềm năng
trong nghiên cứu văn học để soi sáng cho tiểu thuyết lịch sử. Từ đó, một số
phương diện quan trọng của nghệ thuật tự sự như: Người kể chuyện, điểm nhìn
tự sự, thời gian tự sự, kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự… được sử dụng để khai
thác những đổi mới về tư duy thể loại, phương thức tự sự của tiểu thuyết lịch sử.
Luận án phần nào cũng đã hệ thống được các bình diện lý thuyết tiêu biểu cũng
như quan điểm của một số đại biểu quan trọng cho các khuynh hướng nghiên
cứu tự sự trên thế giới; đồng thời, phác họa tiến trình vận động, diện mạo, sự đổi
mới tư duy, cảm thức của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau năm 1986.
Trong cuốn Trên đường biên của lí luận văn học, tác giả Trần Đình Sử
cũng dành riêng cho tiểu thuyết lịch sử một bài: “Suy nghĩ về lịch sử và tiểu
thuyết lịch sử”. Trong bài viết, tác giả đã giải mã một số đặc điểm của tiểu
thuyết lịch sử hiện đại dựa trên mối quan hệ giữa lịch sử và tiểu thuyết, từ đó
đưa ra kết luận: “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời đổi mới có rất nhiều tác
phẩm đến được với lòng người, được người đọc trân trọng, yêu chuộng. Điểm
đáng chú ý nhất là nó đã vượt qua mơ hình cũ và tạo ra nhiều hướng phát triển

có hứa hẹn.” [35, tr. 480] Vì vậy, nội dung lịch sử cũng cần nhìn thấy có nhiều
cấp độ, có thể có sự kiện và nhân vật lịch sử nổi tiếng, mà cũng có khi chỉ có sự
kiện lịch sử, có thể tái hiện như bức tranh hiện thực, hay đơn thuần chỉ là ngụ
ngôn. Suy cho cùng, với tinh thần kế thừa và đối thoại, dưới ánh sáng của lý

7


thuyết nghiên cứu thể loại, ta có thể lí giải được phần nào sự trở lại và phát triển
rực rỡ của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong khoảng ba mươi năm trở lại đây.
Trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, ta có thể
thấy sự khai thác của các tác giả được nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau.
Với Lưu Sơn Minh, tiểu thuyết Trần Khánh Dư ra đời tiếp nối sự thành cơng
trước đó của tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản đã cho ta thấy sự nỗ lực đáng
ghi nhận của tác giả khi chuyển hướng từ truyện ngắn sang hẳn thể loại tiểu
thuyết lịch sử. Những nhận xét, đánh giá của giới chuyên môn đã cho thấy được
tài năng cũng như sự sáng tạo của tác giả khi lựa chọn viết về một nhân vật đầy
phức tạp này.
Có thể dẫn ra, trong “Sáng tạo giữa những dòng sử liệu” trên Nhân dân
điện tử, tác giả Phong Điệp đã viết: “Tác giả đã lựa chọn cách đi giữa những
dịng sử liệu, bóc tách các sự việc, giải mã những uẩn khúc, éo le để từ đó đi đến
tận cùng bản chất, nhằm đưa ra một chân dung tương đối đầy đủ về nhân vật:
tướng đánh trận thì mưu trí, gian hùng; trong tình yêu thì đa tình, liều lĩnh; khi
thất cơ lỡ vận bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản thì chấp nhận tay trắng trở
về quê nhà làm nghề bán than và buôn lậu.” Qua những lời nhận xét của tác giả,
ta có thể thấy được những ghi nhận sâu sắc và đầy đủ về những thành công của
Lưu Sơn Minh trong việc khắc họa được nhiều chiều những trạng thái tâm lý
phức tạp cũng như xây dựng nên một hình tượng nhân vật vừa tài năng nhưng
cũng đầy kiêu ngạo.
Hay qua bài viết: “Trần Khánh Dư, người cô đơn bậc nhất trong chính sử

Việt” trên báo Điện tử Thể thao văn hóa, tác giả An Như cũng đã có những đánh
giá khá đầy đủ về nhân vật trung tâm này: “Cuốn tiểu thuyết Trần Khánh Dư
dày gần 300 trang, gồm 25 trang, cho thấy một cái nhìn khác về nhân vật lịch sử
Trần Khánh Dư với đầy đủ các góc cạnh: Khi là một Phó đơ tướng thủy qn
quyền cao chức trọng, uy dũng, nghiêm minh nhưng cũng ngông cuồng, ngạo

8


mạn không kém; khi lại là một con người cô độc đến tột cùng bởi khơng ai hiểu
ơng và chính ông cũng không cần ai hiểu mình…” [29] Qua nhận xét, tác giả
nhận thấy nhân vật Trần Khánh Dư là Lưu Sơn Minh xây dựng là một nhân vật
đa diện, phức hợp nhiều nhân cách, cùng với đó là sự tái hiện trận hải chiến Vân
Đồn lịch sử đã tạo nên được sự thu hút mãnh liệt đối với bạn đọc.
Hơn nữa, để khắc họa thành công nhân vật Trần Khánh Dư trong tiểu
thuyết lịch sử của mình, tác giả cũng đã có những chia sẻ rất cụ thể thơng qua
những bài phỏng vấn liên quan đến thể loại và nhân vật. Từ đó, người đọc có thể
cảm nhận rõ hơn về lịch sử cũng như quan điểm của tác giả được thể hiện trong
đó. Cụ thể, dẫn theo lời nhà văn khi trả lời phỏng vấn trên trang Tri thức trực
tuyến: “Có lẽ khơng phải tơi chọn tiểu thuyết lịch sử, mà là thể loại ấy đã chọn
tôi để viết. Bởi trước nay, tác giả của tiểu thuyết lịch sử ln là những nhà văn
già, chín chắn, chứ khơng phải người vui đâu chầu đấy như tôi… Sách sử
thường viết về các nhân vật một chiều cứng nhắc, các nhân vật thường được
thần thánh hóa. Vì thế tơi muốn viết như cách để soi xét, đánh giá lại nhân vật.
Tôi muốn kể về thân phận, con người lịch sử công bằng hơn.” [15] Hay chia sẻ
của nhà văn trên báo Người lao động: “Khơng thể vì đề cao người này mà dìm
người khác xuống bùn nhơ. Càng khơng thể mượn nhân vật lịch sử để chuyển
những thông điệp đầy tính cá nhân của chính tác giả.” [1]
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
lịch sử Trần Khánh Dư của nhà văn Lưu Sơn Minh trên các bình diện cơ bản:
Người kể chuyện, tổ chức kết cấu, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, luận văn chủ yếu khảo sát cuốn tiểu thuyết lịch sử
Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh. Suy rộng ra, chúng tơi muốn tìm hiểu nghệ

9


thuật tự sự, vai trò của tiểu thuyết lịch sử trong nền văn học Việt Nam đương
đại, trọng tâm là các yếu tố nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong việc tạo
dựng nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư. Cùng với đó là hai cuốn chính sử: Đại
Việt Sử ký Tồn thư (Ngơ Sĩ Liên) và Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy
Chú).
4. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Trần
Khánh Dư, bài viết nhằm:
- Khẳng định những thành công và hạn chế về nghệ thuật tự sự của nhà
văn Lưu Minh Sơn trong tiểu Trần Khánh Dư.
- Từ đó, so sánh đối chiếu nhân vật được xây dựng trong các trang chính
sử và đi sâu phân tích, làm rõ về tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của nhà văn
Lưu Sơn Minh qua các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự, làm nổi bật giá trị
nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm, thấy được những điểm chung,
điểm riêng của nhà văn trong dòng chảy của văn chương hậu hiện đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận từ thi pháp học: Nhằm tìm hiểu những yếu tố nghệ
thuật của hình thức ngôn từ.
- Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này nhằm giúp người đọc
có cái nhìn tổng quan về tự sự học cũng như vị trí, vai trị của lý thuyết tự sự tới

sự phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử trong nền văn học Việt Nam đương
đại.
- Phương pháp lịch sử: Văn học luôn gắn liền với các giai đoạn lịch sử
của xã hội. Vì thế, chúng tơi chú ý tìm hiểu lịch sử để nắm vững được bối cảnh
lịch sử được hình thành trong xã hội phong kiến nhà Trần. Đồng thời, thấy được
tính chân thực của lịch sử và sự sáng tạo, hư cấu của các nhà văn khi viết về các
nhân vật và sự kiện trong tiểu thuyết lịch sử.

10


- Phương pháp so sánh: Nhằm thấy được sự giống và khác nhau trong
cách xây dựng nhân vật Trần Khánh Dư trong chính sử và trong một số tiểu
thuyết lịch sử của văn học Việt Nam đương đại.
- Phương pháp liên văn bản: Nhằm thấy được sự khai thác từ nhiều góc độ
khác nhau của các văn bản cùng viết về nhân vật.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, chúng tơi
triển khai nội dung chính gồm 3 chương:
- Chương 1. Khái lược về nghệ thuật tự sự và hành trình sáng tác của Lưu
Sơn Minh
- Chương 2. Nhân vật người kể chuyện và nhân vật Trần Khánh Dư
- Chương 3. Một số vấn đề trong phương thức trần thuật

11


CHƢƠNG 1
KHÁI LƢỢC VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA LƢU SƠN MINH

1.1.

Khái lƣợc về nghệ thuật tự sự

1.1.1. Khái niệm về tự sự học
Theo Tz. Todorov, tự sự cũng như mọi hình thức giao tiếp kí hiệu của con
người đều có cấu trúc tương tự như ngơn ngữ. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu giai
đoạn sau tiếp tục bổ sung các yếu tố của cấu trúc tự sự bao gồm: Sự kiện, câu
chuyện, nhân vật và lí luận tự sự đã trở thành một vấn đề chủ yếu của nghiên
cứu văn học.
Nhà nghiên cứu Manfred Jahn, trong cuốn Dẫn luận tự sự học của mình
được ông chia làm 9 chương: Mở đầu; Cấu trúc trần thuật; Kể chuyện, tiêu
điểm, tình huống trần thuật; Hành động, phân tích truyện, khả năng kể; Thì, thái
và thức trần thuật; Khung cảnh và không gian hư cấu; Nhân vật và sự mơ tả tính
cách; Diễn ngơn, cách thể hiện lời nói, ý thức; Nghiên cứu trường hợp.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những cách hiểu khác nhau
về tự sự. Đặng Anh Đào cho rằng: “Tự sự là một khái niệm rất rộng và có thể
xét ở hai bình diện. Bình diện thứ nhất: Tự sự như sự đồng nghĩa với “câu
chuyện kể” đối lập với miêu tả. Bình diện thứ hai: Tự sự được xem xét theo
hành động kể chuyện”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là phương thức
tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng
làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực
qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự
kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng
có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa
đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch”. [13, tr. 385]

12



1.1.2. Quá trình phát triển của tự sự học
Tự sự học đã được hình thành ngay từ thời kì cổ đại thơng qua những lí
luận của các nhà triết học giúp ta có thể phân biệt các loại tự sự. Hay nói một
cách khác, tự sự học hiện đại manh nha hình thành từ cuối thế kỉ trước nhưng
với tư cách là một lý thuyết nghiên cứu các đặc điểm nghệ thuật kể chuyện của
văn bản tự sự thì nó chỉ thực sự được hình thành từ thế kỷ XX. Theo đó, tự sự
học có thể chia ra làm ba thời kỳ:
Thứ nhất, thời kỳ trước chủ nghĩa cấu trúc: Tự sự học chủ yếu nghiên
cứu các thành phần và chức năng của tự sự như: cốt truyện, nhân vật, ngơn ngữ
trần thuật, điểm nhìn.... với các cơng trình nghiên của B. Tomasepxki, V.
Shklovski, V. Propp, Bakhtin. Ở phương Tây, phải kể đến các sáng tác của
Flaubert, Henry James (Mĩ) và M. Proust (Pháp). Từ đó, các vấn đề điểm nhìn,
dịng ý thức được đặc biệt quan tâm với Percy Lubbock (1921), K. Friedeman
(1910). Về sau, các vấn đề này còn được phát triển bởi một loạt tác giả Âu - Mĩ
khác như J. Pouillon, A. Tate, C. Brooks, T. Todorov, G. Gennette...
Thứ hai, thời kỳ cấu trúc chủ nghĩa: Tự sự học chủ yếu nghiên cứu về bản
chất của ngôn ngữ và ngữ pháp tự sự. Tiêu biểu cho giai đoạn nghiên cứu này là
G. Genette với việc nêu ra ba phạm trù của diễn ngôn trần thuật: Thời thái
(tence), quan hệ với thời gian; ngữ thức (mood), quan hệ với cự li và góc độ trần
thuật; ngữ thái (voice), liên quan đến tình huống, quan hệ người kể và người
nhận trong trần thuật. S. Lanser và James Phelan lại có những phát biểu về mối
quan hệ giữa giọng điệu kể và các biện pháp tu từ. Mặc dù không phủ nhận được
mối quan hệ văn học với đời sống, nhưng họ đã góp phần làm sáng tỏ bản chất
biểu đạt và giao tiếp của tự sự, đồng thời cung cấp một hệ thống khái niệm cơng
cụ rất có hiệu quả để phân tích diễn ngơn tự sự để đọc hiểu văn bản tự sự. Tuy
nhiên, việc lạm dụng mơ hình ngơn ngữ học đã làm cho tự sự học gặp khó khăn,
và chính Todorov cũng vấp phải thất bại, bởi ông chỉ quan tâm ngữ pháp tự sự

13



hơn là văn bản tự sự, chưa đi sâu tìm hiểu cơ chế vận hành của tự sự trong ngữ
cảnh tiếp nhận và văn hóa.
Thứ ba, thời kỳ hậu cấu trúc chủ nghĩa: Tự sự học được nghiên cứu gắn
liền với kí hiệu học và siêu kí hiệu học. Hay nói một cách khác, các nhà nghiên
cứu ở giai đoạn này coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể chứ khơng giản
đơn. Ở đây, hình thức tự sự là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm. Tư
tưởng này gắn với việc phân tích ý thức hệ của M. Bakhtin. Ngồi ra, cịn phải
kể đến: I. Lotman, B. Uspenski cũng đã cho thấy sự thống nhất về quan điểm
trong nghiên cứu. Hay có thể hiểu lý thuyết tự sự phải gắn với chức năng nhận
thức và giao tiếp.
Tổng quan quá trình phát triển của lý thuyết tự sự, nhà lí luận tự sự Mĩ
Gerald Prince chia làm ba nhóm theo ba loại hình: Nhóm một là những nhà tự sự
học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V. Propp, trong số
này có Greimas, ơng đã giản lược số chức năng của Propp xuống tới con số 20
và làm nổi bật lôgic tự sự. Các tác giả khác như Todorov, Barthes, Remak,
Norman Friedman, Northrop Frye, Etienne Souriau... mỗi người một cách, chú ý
tới cấu trúc của câu chuyện được kể, đi tìm mẫu cổ của tự sự, chức năng của
biến cố và quy luật tổ hợp, lơgic phát triển và loại hình cốt truyện...; nhóm thứ
hai lấy G. Genette làm tiêu biểu đã xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngơn ngữ
nói hay viết mà biểu đạt, cho nên vai trò của người trần thuật được coi là quan
trọng nhất. Họ chú ý lớp ngôn từ của người trần thuật với các yếu tố cơ bản như
điểm nhìn, giọng điệu...
Như vậy, có thể thấy lý thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta
thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự với các vấn đề cần phải tìm tịi, suy ngẫm
như: Người kể chuyện, điểm nhìn, khơng gian, thời gian, giọng điệu nghệ thuật,
… Nó thực sự đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển từ rất sớm, qua
nhiều giai đoạn khác nhau để các nhà nghiên cứu dần dần hoàn thiện và đưa ra

14



được những định hướng nghiên cứu cụ thể cho các thể loại văn học nói chung và
các tác phẩm cụ thể nói riêng. Nghiên cứu tự sự học đang là một xu thế có nhiều
triển vọng trong lí luận văn học và có ý nghĩa văn hóa rộng lớn. Bằng chứng là
nền văn học Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều các bài nghiên cứu về lý
thuyết của tự sự học và đạt được nhiều thành tựu nhất định. Từ đó, với riêng thể
loại tiểu thuyết lịch sử, ta có thể vận dụng để nhận thức lại các vấn đề văn học
sử dân tộc một cách khách quan và sâu sắc hơn.
1.1.3. Những đóng góp của tự sự học trong nghiên cứu văn học
Lý thuyết tự sự học hiện đại đã cho ta thấy cấu tạo của văn bản tự sự
khơng hề đơn giản. Tác giả chính là người sáng tạo ra người kể chuyện để
truyền tải nội dung của tác phẩm tự sự. Ngoài ra, trong tác phẩm tự sự cịn có sự
chi phối của các yếu tố khác như: Hành vi trần thuật, ngôi kể, giọng điệu...
Trong đó, người trần thuật là yếu tố được chú ý và phân tích nhiều nhất.
Mặt khác, lý thuyết tự sự đã chỉ ra kết cấu của các tầng bậc trần thuật, từ
đó cũng làm xuất hiện các kiểu người trần thuật khác nhau. Lý thuyết tự sự cho
thấy rõ sự biến dạng thời gian bằng các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, cảnh, kéo
dài, dừng lại, lặp lại và các hình thức đổi thay tính liên tục của sự kiện giúp chỉ
ra cơ chế nghệ thuật của tự sự đồng thời nêu ra vấn đề góc nhìn với điểm nhìn,
tiêu cự trần thuật với mơ hình trần thuật. Lý thuyết tự sự học hiện đại cũng đã
nghiên cứu sâu về hành vi ngơn ngữ tự sự và các hình thức của nó làm cho tự sự
học gắn chặt với phong cách học tiểu thuyết; nghiên cứu cấu trúc của tình tiết,
đơn vị cơ bản của tự sự, các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hóa cốt truyện, giúp
ta có những hình dung rõ hơn về các yếu tố nghệ thuật được thể hiện.
Đặc biệt, từ khi tự sự học được giới thiệu vào Việt Nam, xuất hiện ngày
càng nhiều những bài viết nghiên cứu dưới góc độ tự sự học đã chứng tỏ sự
hưởng ứng cũng như vai trò, ý nghĩa to lớn của tự sự học đối với giới nghiên
cứu. Người có cơng lao to lớn trong việc đưa lý thuyết tự sự vào lĩnh vực nghiên


15


cứu phê bình văn học của Việt Nam phải kể đến là tác giả Trần Đình Sử. Ơng đã
có những cơng trình nghiên cứu, phân tích làm rõ các nội dung cơ bản của tự sự
học như: Tự sự học - Lý thuyết và ứng dụng, Dẫn luận thi pháp học… Cụ thể
như, trong cơng trình Dẫn luận thi pháp học, tác giả đã tập trung đi sâu hệ
thống, cắt nghĩa những khái niệm thuộc về tự sự học: Quan niệm nghệ thuật về
con người, thời gian - không gian nghệ thuật, tác giả và kiểu tác giả, ngôn từ
nghệ thuật…
Vì vậy, với sự xuất hiện của lý thuyết tự sự và tầm ảnh hưởng của nó,
năm 2001 và 2008, hai hội thảo quy mơ tồn quốc về tự sự học đã được tổ chức
tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội với rất nhiều bài viết được đánh giá cao khi
đi vào khai thác những vấn đề xung quanh của tự sự học. Từ đó, ta có thể nhận
thấy ba hướng cơ bản mà các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu ở Việt Nam: Giới
thiệu, dịch thuật lý thuyết tự sự của các học giả nước ngoài; nghiên cứu các hệ
vấn đề trong lý thuyết tự sự; tiếp cận các tác phẩm cụ thể từ góc độ tự sự học
hiện đại. Bằng chứng là đã có rất nhiều bài viết ra đời sau đó đã đi vào lí giải,
làm rõ các khái niệm lý thuyết cũng như giới thiệu, bình phẩm, đánh giá, thảo
luận về tác phẩm văn học với các thể loại khác nhau, đặc biệt ta chú ý vào các
bài viết đi sâu vào luận giải về nghệ thuật tự sự của các tác phẩm ở các phương
diện: Điểm nhìn, kết cấu trần thuật, người kể chuyện, giọng điệu, ngôn ngữ…
Việc tiếp cận các tác phẩm văn học từ lý thuyết tự sự đã cho thấy vai trò
lớn lao của tự sự học với ngành nghiên cứu văn học. Bên cạnh các cơng trình
nghiên cứu theo một hướng cụ thể nào đó của các nhà phê bình thì các luận văn,
luận án theo hướng tự sự học cũng ngày một nở rộ mặc dù vẫn cịn thiếu các
cơng trình chun sâu. Điều đó chứng tỏ lý thuyết tự sự vẫn còn rất nhiều điều
mới mẻ để ta có thể đi nghiên cứu và xem xét các yếu tố chứa đựng trong đó. Có
thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự như: Nghệ thuật tự sự
trong truyện ngắn của Bảo Ninh, Luận văn Thạc sĩ (2010) Vũ Thị Hạnh; Nghệ


16


thuật tự sự trong văn xuôi của A. S. Pushkin, Luận án Tiến sĩ (2011) Thành Đức
Hồng Hà… Vì vậy, việc tìm hiểu và tiếp cận những yếu tố lý thuyết tự sự đã
được nghiên cứu ở các cơng trình trước đó sẽ giúp chúng tơi tập trung đi sâu
khai thác về nghệ thuật tự sự qua một trong những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử
cụ thể và tiêu biểu của nền văn học Việt Nam đương đại: Trần Khánh Dư.
1.1.4. Nghệ thuật tự sự và những khái niệm trọng tâm
Tự sự học là phân môn nghiên cứu cấu trúc diễn ngôn truyện kể. Lý
thuyết tự sự học tập trung nghiên cứu vai trò của người trần thuật trong việc
“can dự” vào cấu trúc văn bản. Vì vậy, nghệ thuật tự sự có ý nghĩa rất lớn đối
với sự thành công của một tác phẩm. Tuy nhiên, do nội hàm của khái niệm nghệ
thuật tự sự bao quát trên một diện rộng, do đó các nhà lí luận thường tập trung
nghiên cứu những phương diện mang tính cụ thể hơn như kết cấu trần thuật,
người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, nhân vật, không gian, thời gian nghệ
thuật…
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Kết cấu là tồn bộ tổ chức phức tạp
và sinh động của tác phẩm.” [13, tr. 156] Kết cấu có vai trị quan trọng trong tổ
chức văn bản của một tác phẩm. Tùy thuộc vào sự sáng tạo riêng mà mỗi nhà
văn sẽ lựa chọn kết cấu phù hợp để truyền tải nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Từ đó, các yếu tố nghệ thuật cũng được xây dựng dựa trên kết cấu đã được định
hình để tạo nên tính thẩm mỹ cũng như thu hút được sự tiếp cận của người đọc
một cách đầy đủ nhất.
Đặc biệt, đối với những tác phẩm tự sự cỡ lớn như tiểu thuyết thì kết cấu
càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì trong khi lựa chọn một kết cấu trần thuật nhất
định, người viết phải đồng thời mở rộng tối đa khả năng biểu hiện của nó: “Mặt
quan trọng nhất của kết cấu, nhất là trong các tác phẩm tự sự cỡ lớn, là trình tự
của việc đưa các miêu tả vào văn bản phải khiến cho nội dung nghệ thuật luôn


17


luôn được khai triển. Nếu trước khi văn bản chấm dứt mà hàm nghĩa đã cạn kiệt,
hoặc hàm nghĩa còn chưa đủ bộc lộ thì đó là thiếu sót của kết cấu” [4, tr. 168].
Như vậy, có thể khẳng định kết cấu có tính hình thức do ln gắn với các
yếu tố hình thức song vẫn mang tính nội dung. Suy cho cùng, cách tác giả tổ
chức một kết cấu văn bản liên quan đến vấn đề người kể chuyện. Nhà văn xây
dựng nên hình tượng người kể chuyện và trao quyền cho anh ta sắp xếp, tổ chức
nên truyện kể. Chính anh ta sẽ quyết định thứ tự xuất hiện của nhân vật, của sự
kiện, tình huống sao cho câu chuyện kể lại trở nên hấp dẫn và cuốn hút nhất.
Người kể chuyện chính là nhân vật được nhà văn xây dựng trong tác
phẩm nhằm thực hiện chức năng kể chuyện nhằm tạo được sự thống nhất trong
nội dung tác phẩm. Do vậy: “Người kể chuyện, dù có mặt bất cứ dưới hình thức
nào, đều là thành tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự.”
[11], nhất là trong tiểu thuyết: “Người kể chuyện giữ một vai trò hết sức quan
trọng: là cầu nối để tạo nên mối quan hệ khắng khít: nhân vật - người kể chuyện
- độc giả.” [9]
Với bất kỳ một truyện kể nào, người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai
vai trò cơ bản: Vai trò giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện (chức năng trần thuật) và
vai trò điều khiển (chức năng kiểm sốt). Khơng một truyện kể nào có thể tồn tại
nếu thiếu người kể chuyện, cịn việc lựa chọn ngơi kể như thế nào, điểm nhìn
trần thuật ra làm sao để tạo nên những nội dung đặc sắc cho câu chuyện lại phụ
thuộc vào cách tổ chức và sắp đặt của nhà văn.
Giọng điệu trần thuật là một trong những phương diện cơ bản được chú ý
của nghệ thuật tự sự để xác định người kể chuyện trong văn bản truyện kể. Tiểu
thuyết Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2000 hướng đến việc tập trung thể hiện
con người cá nhân và cuộc sống thế sự đa chiều dẫn đến việc giọng điệu văn học
thời kì này trở nên phong phú, đa dạng hơn nhưng nổi bật hơn cả là giọng điệu

suy tư, triết lí; giọng điệu giễu nhại; giọng điệu trung tính, khách quan.

18


Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập
trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện
trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách
cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”
[13, tr. 134]. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác
giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện.
Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở
một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu.” [13, tr. 135]
1.2.Tiểu thuyết lịch sử
1.1.1. Khái niệm
Tiểu thuyết lịch sử là một loại của tiểu thuyết, chuyên viết về những nhân
vật và sự kiện có thật trong lịch sử. Cho đến nay, khái niệm thế nào là tiểu
thuyết lịch sử vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau cả trong và ngoài nước.
Theo như nhà Marxist Hunggary G. Lukacs trong cơng trình Tiểu thuyết lịch sử
(1937) từng nói: “Tiểu thuyết lịch sử không chỉ phải bảo đảm được “khơng khí
lịch sử trong việc miêu tả hồn cảnh”, mà quan trọng hơn là “miêu tả trung thực
bằng nghệ thuật một thời kỳ lịch sử cụ thể.” [23] Điều quan trọng ở đây là khơng
khí lịch sử của hồn cảnh và sự trung thực với một thời kì lịch sử cụ thể khơng
thể làm thay đổi khơng khí lịch sử cũng như thời kì lịch sử cụ thể. Nhưng nhà sử
học cũng như nhà tiểu thuyết không ai tiếp xúc trực tiếp được với sự thật, vì nó
đã vĩnh viễn thuộc về quá khứ, họ chỉ tiếp xúc được với các lời đồn, lời kể cũng
như lời ghi chép mang tính chủ quan về nó mà thơi.
Có thể hiểu tiểu thuyết lịch sử là một khái niệm chỉ một tác phẩm văn học
viết lịch sử bằng thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết lịch sử ngoài việc nhận thức về
lịch sử, nó cịn là sự sáng tạo, hư cấu trên cái nền đã ổn định của sự kiện lịch sử

và nhân vật lịch sử. Nhà tiểu thuyết phải nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn lịch
sử, đem đến những cảm hứng, làm giàu thêm vốn thẩm mỹ mới cho bạn đọc về

19


lịch sử. Hay nói một cách khác, xu hướng tiểu thuyết lịch sử ta dễ nhận thấy
nhất hiện nay là việc làm rõ các nhân vật và sự kiện mang tính lịch sử, thể hiện
được cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn đối với lịch sử. Như vậy, ta có thể
khái quát chung về tiểu thuyết lịch sử là một thể loại văn học mang đậm những
đặc trưng của thể loại tiểu thuyết, trong đó lấy đề tài lịch sử làm nội dung phản
ánh là chính. Từ sự tìm hiểu các tư liệu lịch sử một cách nghiêm túc để đảm bảo
tính chân thực, mỗi nhà văn cũng thể hiện cái nhìn và quan điểm riêng về vấn đề
lịch sử mà mình đã lựa chọn để viết. Thơng qua đó, các tác giả mong muốn
mang đến cho người đọc cái nhìn mới, những cảm xúc thẩm mỹ mới về lịch sử.
1.2.2. Một số vấn đề về thi pháp và khuynh hướng sáng tác
Tìm hiểu vấn đề thi pháp trong tiểu thuyết lịch sử chính là việc ta đi tìm
hiểu cái hay, cái bản chất nghệ thuật của tác phẩm, những biến đổi của tư duy
nghệ thuật tự sự lịch sử. Theo đó, đặc điểm thi pháp tiểu thuyết lịch sử có thể
được xét trên bốn phương diện chính là: Thi pháp nhân vật, thi pháp không gian
- thời gian nghệ thuật, thi pháp chi tiết nghệ thuật và thi pháp cốt truyện. Từ cơ
sở lý thuyết này, các nhà văn sẽ dựa vào đó để minh họa lại lịch sử theo ý đồ và
cá tính sáng tạo riêng của bản thân nhằm tạo ra được những câu chuyện sống
động và đầy màu sắc có sự kết nối giữa lịch sử với thực tại.
Cũng giống như vị trí, vai trị của nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử,
các chi tiết nghệ thuật gắn liền với các sự kiện lịch sử, thời đại lịch sử cần chiếm
một tỉ trọng tương đối lớn so với các chi tiết hư cấu nghệ thuật khác. Nếu không
đảm bảo được điều này, tác phẩm ấy khó có thể nhận được những phản hồi tích
cực từ phía độc giả do có q nhiều yếu tố hư cấu và tưởng tượng, làm cho nhân
vật bị biến hóa thành một nhân vật hồn tồn khác theo ngòi bút phác họa của

tác giả. Lấy lịch sử làm đối tượng miêu tả trực tiếp, có nghĩa là tác giả tiểu
thuyết lịch sử khơng được phép tồn quyền hư cấu tất cả các yếu tố: Nhân vật,
hành động, biến cố có liên quan đến lịch sử được đề cập trong tác phẩm. Trong

20


chừng mực nhất định, các thơng tin thuộc về tính cách nhân vật, nguyên nhân
diễn biến và điểm kết thúc câu chuyện trong tác phẩm phải có sự tương thích
nhất định với các thơng tin có liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử vốn đã
được nêu trong chính sử. Đối diện với câu chuyện được kể trong các tác phẩm
không thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử, người đọc có nhiều khả năng khơng biết
câu chuyện mình sắp được nghe là gì, diễn biến của câu chuyện và số phận của
nhân vật rồi sẽ ra sao, kết quả như thế nào. Tác giả tiểu thuyết lịch sử tuyệt đối
không được nhầm lẫn trong việc lựa chọn và sắp xếp các tình tiết trong câu
chuyện lịch sử mà mình định kể. Về cơ bản, kết cấu trần thuật có thể được nhà
văn linh hoạt thay đổi nhưng bản chất sự kiện lịch sử, trật tự diễn tiến câu
chuyện thì nhà văn khơng được tự ý thay đổi. Nếu không làm được điều này, tác
giả dễ trở thành người mù khoắng gậy lung tung vào lịch sử, phán đoán mọi thứ
một cách phiến diện theo hướng chủ quan khiến mọi sự rối tung lên đến nỗi tự
mình chuốc lấy sự cơng kích, phản ứng của độc giả. Từ đây có thể thấy, nếu như
cốt truyện trong các sáng tác văn học thuộc các thể loại văn học khác cho phép
nhà văn được toàn quyền hư cấu và sáng tạo trên cơ sở có thể mơ phỏng hiện
thực hoặc lấy lịch sử làm nguồn cảm hứng thì cốt truyện trong tiểu thuyết lịch sử
cơ hồ đã có sẵn, đã được viết sẵn từ trong chính sử. Suy cho cùng, nhà văn
muốn viết tiểu thuyết lịch sử phải khởi đầu từ sự tơn trọng lịch sử. Từ đó, mỗi
nhà văn sẽ hình thành cho mình một phong cách viết khác nhau dựa trên những
đặc trưng chung của thi pháp tiểu thuyết. Điểm chung ở thể loại gốc tiểu thuyết
cho phép nhà văn tự do phát huy trí tưởng tượng và khả năng suy luận, dẫn dắt
người đọc vào thế giới bao la của những câu chuyện hấp dẫn, cảm động lòng

người. Điểm riêng của tiểu thuyết lịch sử xuất phát từ phương diện đề tài lịch sử.
Câu chuyện trong tiểu thuyết lịch sử có thể là câu chuyện cảm động lịng người
nhưng mục đích hướng đến của câu chuyện đó tuyệt đối không phải là vấn đề về
số phận của một con người riêng lẻ, một con người hoàn toàn xa lạ với độc giả

21


×