Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

NGUYỄN THANH TÂM

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ ANH THÁI
(Qua một số tiểu thuyết tiêu biểu)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2011

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

NGUYỄN THANH TÂM

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ ANH THÁI
(Qua một số tiểu thuyết tiêu biểu)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số : 60.22.32


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lý Hoà Thu

Hà Nội - 2011

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS. TS. Lý Hồi Thu.
Tơi cũng xin cam đoan đề tài này không trùng với bất cứ đề tài luận văn
nào đã đƣợc cơng bố ở Việt Nam.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.

Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thanh Tâm

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Văn học - Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Cơ giáo PGS. TS Lý Hồi Thu
là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và hồn thiện luận
văn.

Tơi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã
tận tình chỉ bảo hƣớng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến q báu cho luận văn đƣợc
hồn chỉnh.
Tơi cũng chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ và
động viên tơi trong suốt q trình làm luận văn.

Tác giả

Nguyễn Thanh Tâm

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề:........................................................................................................2
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi đề tài .......................................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................4
5. Kết cấu đề tài ..........................................................................................................5
NỘI DUNG .................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ........................................6
1.1. Nhân vật văn học và quan niệm về nhân vật của Hồ Anh Thái .......................... 8
1.1.1. Khái quát chung về nhân vật và nhân vật trong tiểu thuyết .....................8
1.1.2. Quan niệm về nhân vật của Hồ Anh Thái ...............................................10
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................................... 12
1.2.1. Xây dựng nhân vật qua tên gọi, ngoại hình ............................................12
1.2.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật ............................................18
1.2.3. Miêu tả nội tâm - dòng ý thức: ...............................................................22
1.2.4. Sử dụng yếu tố kỳ ảo – tâm linh: ............................................................25

1.2.5. Miêu tả tính cách thơng qua tương phản, xung đột: ..............................30
CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU .........33
2.1. Cốt truyện ......................................................................................................................... 33
2.1.1. Khái lược về cốt truyện ...........................................................................33
2.1.2.Cách tổ chức cốt truyện của Hồ Anh Thái........................................................ 38
2.2. Kết cấu .............................................................................................................................. 49
2.2.1. Khái lược về kết cấu ...............................................................................49
2.2.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái ...................................................54

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT ........................................................71
3.1. Ngôi kể và Điểm nhìn ................................................................................................... 71
3.1.1. Giới thuyết về ngơi kể và điểm nhìn .......................................................71
3.1.2. Ngơi kể và điểm nhìn trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái .............................74
3.2. Ngôn ngữ trần thuật ....................................................................................................... 83
3.2.1. Giới thuyết về ngôn ngữ trần thuật.........................................................83
3.2.2. Cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. ........................84
Kết hợp nhiều kênh ngôn ngữ .............................................................................84
Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh. ....................................................................87
Vận dụng thành ngữ, chơi chữ ...........................................................................89
3.3. Giọng điệu........................................................................................................................ 91
3.3.1. Giới thuyết về giọng điệu và quan niệm của Hồ Anh Thái ....................91
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái ...........................94
KẾT LUẬN .............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................108

TIEU LUAN MOI download :



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nếu nhƣ văn học giai đoạn 1945- 1975 là văn học mang tính sử thi thì văn
học sau 1986 là dịng văn học mới mang cảm hứng thế sự đời tƣ. Tiểu thuyết hơn
20 năm đổi mới đã có sự thay đổi rõ rệt về quan điểm nghệ thuật, về cách thức
miêu tả và tái hiện thế giới, về cách xác lập cấu trúc nghệ thuật tự sự của nhà
văn. Tiểu thuyết hiện đại đang dần phá vỡ những hệ hình cũ, định hình những
kiểu kết cấu mới với nghệ thuật tự sự riêng tạo hiệu quả thẩm mỹ cao. Đây chính
là dấu hiệu của sự đổi mới đáng trân trọng nằm trong xu thế của văn học Việt
Nam và văn học Thế giới, do vậy, cần chú trọng tìm hiểu để có những nhận định,
đánh giá về văn học Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ năm 1986 đến nay.
1.2. Hồ Anh Thái là một trong những tên tuổi đáng chú ý của văn xuôi trong
hơn hai mƣơi năm đổi mới và văn xuôi đƣơng đại. Với cƣơng vị là Tổng thƣ ký
hội nhà văn Hà Nội, là nhà ngoại giao, TS văn hóa Phƣơng Đơng, ơng đã từng
nhận nhiều giải thƣởng về của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, giải thƣởng văn học của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt
Nam. Với hơn 30 năm miệt mài sáng tạo, Hồ Anh Thái đã khẳng định vị thế của
mình trên văn đàn Việt Nam với cả hai mảng tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy
nhiên, nhà văn dƣờng nhƣ gây ấn tƣợng hơn bởi thể loại mang sức nặng của câu
chữ và sự kiện. Nhiều tiểu thuyết của Thái gây tiếng vang lớn và đƣợc dịch ra
nhiều thứ tiếng. Có thể nói Hồ Anh Thái đã có những đóng góp to lớn cho nghệ
thuật tự sự của tiểu thuyết đƣơng đại với một lối viết và giọng điệu mới mẻ. Với
những quan niệm độc đáo về tiểu thuyết, Hồ Anh Thái đã góp phần khơng nhỏ
trong việc xây dựng nghệ thuật tự sự cho tiểu thuyết đƣơng đại. Ông coi viết văn
là một nghề, là một “nghiệp”. Mỗi cuốn tiểu thuyết của ông đều là những nấc
thang đi lên, là cả một quá trình vận động thẩm mỹ về ý thức viết tiểu thuyết.
Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái thoát khỏi mọi ràng buộc mang tính quy phạm, nhà
văn thỏa sức sáng tạo với những đề tài mang đậm tính chất thế sự đời tƣ, những
trăn trở của con ngƣời trƣớc cuộc sống bộn bề cũng nhƣ thỏa sức tung hứng

1

TIEU LUAN MOI download :


trong “trò chơi” của nghệ thuật tự sự. Hồ Anh Thái quan niệm: “Với tôi, tiểu
thuyết là một giấc mơ dài”. Sự bộc bạch này đã phần nào lý giải cho khuynh
hƣớng sáng tạo cũng nhƣ bút pháp phúng dụ, huyền thoại và tƣợng trƣng mà nhà
văn đã sử dụng khi viết tiểu thuyết.
1.3. Nhƣ vậy, những cách tân và thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết hơn hai
mƣơi năm đổi mới đã đƣợc giới phê bình văn học cũng nhƣ nhiều bạn đọc công
nhận, chú ý. Tuy nhiên, cho đến nay những cơng trình nghiên cứu tổng qt về
tiểu thuyết trong hơn hai mƣơi năm đổi mới cũng nhƣ những cơng trình nghiên
cứu về những cây bút cách tân nhất nhƣ Hồ Anh Thái vẫn cịn q ít và chƣa
mang tính hệ thống. Do vậy, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về những nét độc đáo
trong Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
2. Lịch sử vấn đề:
Các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã thu hút đƣợc nhiều ý kiến từ dƣ luận,
đƣợc giới nghiên cứu và ngƣời đọc công nhận và yêu quý. Bàn về tiểu thuyết Hồ
Anh Thái, đáng chú ý là các ý kiến của Wayne Karlin, Nancy Pearl, Michael
Haris… Các nhà nghiên cứu này đƣa ra những nhận định về đặc điểm cốt truyện,
khả năng xây dựng nhân vật, cách thức trần thuật… của những tiểu thuyết đầu
tay của Hồ Anh Thái nhƣ Trong sương hồng hiện ra và Người đàn bà trên đảo.
Tuy nhiên, cách đánh giá của các nhà phê bình cho thấy, những bài viết mới chỉ
đƣa ra những nhận định một cách chung nhất, chƣa đi sâu vào các phƣơng diện
của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái.
Loạt bài viết thứ hai có tập trung hơn vào những tiểu thuyết mới nhƣ Người
và xe chạy dưới ánh trăng, cõi người rung chuông tận thế nhƣng cũng mới chỉ
dừng lại ở dạng các bài báo, tạp chí… Tiêu biểu có “Ngƣời đi qua bóng mình”
(2002) của Lê Hồng Lâm, “Cõi ngƣời bao dung lắm” (2002) của Hồng Lan

Anh, “Ngƣời cịn đi dài với văn chƣơng”(2003) của Lê Minh Khuê, “Giọng tiểu
thuyết đa thanh” (2002) Nguyễn Thị Minh Thái, “Ngƣời mê chơi cấu trúc”
(2002) Nguyễn Đăng Điệp… Những bài tiểu luận, nghiên cứu phê bình cùng
phỏng vấn về Hồ Anh Thái nói trên nhiều ít cũng đã đề cập tới các vấn đề có liên
2

TIEU LUAN MOI download :


quan đến nghệ thuật tự sự trong sáng tác của nhà văn nhƣ: xây dựng hình tƣợng
nhân vật, kiểu loại nhân vật, cách thức tạo dựng cốt truyện, kết cấu, khả năng sử
dụng ngôn ngữ, kiểu trần thuật… song các vấn đề đƣa ra mới chỉ giới hạn ở
những nhận định ban đầu, những đánh giá khái quát.
Một số luận văn có hƣớng nghiên cứu cụ thể hơn nhƣ: Nguyễn Thị Ngọc
(2005) “kết cấu tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra”, Võ Anh Minh(2005)
“văn xi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật và con ngƣời”; Lê Thu
Hƣơng (2007) “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái”; Nguyễn
Thị Vân (2005) Nghệ thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái… Song, những luận văn
này mới nghiên cứu một khía cạnh của tự sự hay chỉ là sự tìm hiểu ở một tác
phẩm tiểu thuyết, một tập truyện ngắn… mà chƣa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách hệ thống về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Ngay
cả đến luận văn có sức khái quát lớn của Nguyễn Thị Hải Huyền (2007), mang
tên “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái (qua một số tác phẩm
tiêu biểu)” cũng có giới hạn trong việc tiếp cận các bình diện của nghệ thuật tự
sự, nhất là chƣa khảo sát đƣợc các tiểu thuyết mới đƣợc bạn đọc yêu thích nhƣ:
Mười lẻ một đêm, Đức Phật, nàng Savitri và Tơi.
Từ đó, luận văn mong rằng sẽ góp một cách nhìn tồn diện hơn về nghệ
thuật tự sự của Hồ Anh Thái cùng những đóng góp của ông cho tiểu thuyết
đƣơng đại qua việc khảo sát những tiểu thuyết đƣợc dƣ luận quan tâm.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quan điểm của nhà văn về hiện thực, con ngƣời và nghệ thuật
của Hồ Anh Thái. Từ đó, tìm hiểu sự quy chiếu của quan điểm đó tới nghệ thuật
tự sự trong sáng tác tiểu thuyết của nhà văn.
Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong sáng tác của một nhà văn là một hệ
thống chặt chẽ và phong phú các nguyên tắc, hình thức nghệ thuật. Đây cũng là
một phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại, đƣợc đánh giá cao trong ngành lý luận

3

TIEU LUAN MOI download :


văn học. Do vậy, ngƣời viết mong muốn đi sâu tìm hiểu đƣợc cách bình diện
khác nhau của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Qua đó tổng hợp những đóng góp về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ
Anh Thái cũng nhƣ vai trị của ơng trong sự vận động của văn xuôi Việt Nam
đƣơng đại.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Hồ Anh Thái thành công ở cả hai thể loại, truyện ngắn và tiểu thuyết, tuy
nhiên, tài năng và tầm vóc của một nhà văn thƣờng bộc lộ nổi trội và sắc nét
nhất trong thể loại tiểu thuyết. Vì vậy, đối tƣợng mà luận văn tập trung nghiên
cứu là thể loại tiểu thuyết (năm tiểu thuyết đƣợc kể ở trên) của Hồ Anh Thái.
Nghiên cứu tự sự trong sáng tác của một nhà văn cụ thể là một phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học, tiên tiến với hệ thống lý luận chặt chẽ. Vì nhiều lý
do, luận văn chƣa có điều kiện nghiên cứu tổng thể tồn bộ hệ thống ấy mà chỉ
tập trung vào những phƣơng diện cốt lõi (nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ
thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu, nghệ thuật trần thuật) nhằm chỉ ra những
điểm nổi bật về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái
3.3. Phạm vi nghiên cứu:

Các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái từ 1986 đến nay đƣợc dƣ luận quan tâm:
Ngƣời và xe chạy dƣới ánh trăng (1987)
Trong sƣơng hồng hiện ra (1990)
Cõi ngƣời rung chuông tận thế (2002)
Mƣời lẻ một đêm (2006)
Đức Phật, nàng Savitri và tôi (2007)
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.

Phƣơng pháp loại hình:

Nhằm tìm hiểu những đặc điểm về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Hồ Anh
Thái một cách hệ thống theo lý luận về loại hình tự sự.

4

TIEU LUAN MOI download :


Đồng thời, xác định vị trí của Hồ Anh Thái và những đóng góp của ơng về nghệ
thuật loại hình tự sự trong dòng chảy Văn học Việt Nam đƣơng đại cũng nhƣ
Văn học Việt Nam nói chung.
4.2.

Phƣơng pháp so sánh văn học

Sử dụng Phƣơng pháp này giúp ngƣời viết có thể so sánh đối chiếu và nhận thấy
rõ hơn nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái với nhiều tác giả cùng
thời.
4.3. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp

Phƣơng pháp này đƣợc ngƣời viết sử dụng trong việc xây dựng các luận điểm,
luận cứ. Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái đƣợc nghiên cứu trên
nhiều phƣơng diện. Do đó, một mặt phải phân tích để đi sâu, làm rõ các luận
điểm, mặt khác phải khái quát hóa, hệ thống hóa để rút ra nhận xét tổng hợp về
phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn gồm có ba chƣơng sau:
Chƣơng 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Chƣơng 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Chƣơng 3: Phƣơng thức trần thuật

5

TIEU LUAN MOI download :


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
Có thể thấy từ đầu thế kỉ XX đến nay ngƣời ta đã sáng tạo, đề xuất và giải quyết
rất nhiều vấn đề then chốt của lí luận văn học hiện đại mà những thế kỉ trƣớc
chƣa đƣợc làm sáng tỏ. Đó là vấn đề hoạt động văn học, cấu trúc tác phẩm, hệ
thống chủ thể, cách thức tồn tại, phƣơng diện tâm lí, hệ thống kí hiệu, bản chất
giao tiếp, tính chất văn hóa, hoạt động tiếp nhận…Trong các vấn đề đó, lí thuyết
tự sự ngày càng đƣợc quan tâm phổ biến. Từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngơn ngữ
học Saussure, trƣờng phái Praha, trƣờng phái Tân Aristote, triết học phân tích, kí
hiệu học, hậu cấu trúc chủ nghĩa... tất cả đều quan tâm tới vấn đề trần thuật trong
tiểu thuyết. Bởi vì lí thuyết tự sự ngày nay đã cung cấp một bộ công cụ cơ bản
nhất, sắc bén nhất giúp cho ngƣời ta có thể đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu
điện ảnh, giao tiếp, phƣơng tiện truyền thơng, nghiên cứu văn hóa... Lí thuyết tự
sự có thể coi nhƣ một bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn

học hơm nay, và nói theo ngơn ngữ của Thomas Kuhn, thì đó là một bộ phận cấu
thành của hệ hình (paradigm) lí luận hiện đại.
Tên gọi Tự sự học - Narratology, Narratologie, là do nhà nghiên
cứu Pháp gốc Bungari T.Todorov đề xuất năm 1969, từ đó, lí luận tự sự đã thay
thế cho lí luận về tiểu thuyết và trở thành một vấn đề chủ yếu của nghiên cứu
văn học. Nhƣ vậy, Tự sự học là một ngành nghiên cứu đƣợc hình thành từ những
năm 60-70 của thế kỷ XX ở Pháp nhƣng đã nhanh chóng trở thành một trong
những lĩnh vực học thuật đƣợc phổ biến quan tâm trên thế giới. Vào những năm
80 của thế kỷ XX, tự sự học thực sự trở thành trào lƣu và trở nên thịnh hành ở
Mỹ - tạo nên khơng gian lý tƣởng cho đối thoại và hịa nhập giữa truyền thống
phê bình Mỹ và lí luận văn học Châu Âu. Nó trở thành một bộ mơn nghiên cứu
liên ngành, có tính quốc tế, có vị trí quan trọng thậm chí là một ngành văn hóa,
bởi vì các hình thức tự sự khác nhau có thể có chung với nhau những nguyên tắc
siêu tự sự.
6

TIEU LUAN MOI download :


Hiểu theo nghĩa rộng, tự sự học là khoa học nghiên cứu cấu trúc của văn
bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm
nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc. Lí thuyết về tác
phẩm tự sự ra đời dƣới ảnh hƣởng của chủ nghĩa cấu trúc. “Narratology”- tự sự
học nghiên cứu hình thức, quy luật vận động, tính chất của các tác phẩm tự sự,
của chủ thể sản sinh và đối tƣợng tiếp nhận tác phẩm tự sự. Các bình diện mà nó
tìm hiểu bao gồm “nội dung câu chuyện” và “hình thức trần thuật” cùng mối
quan hệ của chúng. Nghiên cứu tác phẩm tự sự trong tính cách là một biểu đạt
văn tự đối với sự kiện câu chuyện (tiêu biểu là G.Genette). Trong nghĩa hạn định
này “Narratology” – tự sự học không quan tâm bản thân câu chuyện mà tập trung
sự chú ý vào diễn ngôn tự sự, tức là chỉ nghiên cứu văn bản tự sự ... Bản chất của

tự sự ngày nay đƣợc hiểu là một sự truyền đạt thông tin, là quá trình phát ra đơn
phƣơng trong quá trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụm thông tin đƣợc phát ra, và
tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phƣơng thức, con đƣờng.
Tự sự học chia làm ba giai đoạn: Tự sự học kinh điển (giai đoạn những năm
60 kéo dài đến khoảng những năm 80 của thế kỷ XX). Vào những năm 90 về
sau, tự sự học bƣớc sang giai đoạn hậu kinh điển. Tự sự học hiện đại manh nha
hình thành từ cuối thế kỉ trƣớc. Cho đến nay, tự sự học hiện đại có thể chia làm
ba thời kì: Tự sự học trƣớc chủ nghĩa cấu trúc (tự sự học nghiên cứu các thành
phần và chức năng của tự sự), tự sự học cấu trúc chủ nghĩa (lấy ngơn ngữ học
làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, mục đích là nghiên
cứu bản chất ngơn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự mà không cần đối chiếu
giản đơn tác phẩm tự sự với hiện thực khách quan)và tự sự học hậu cấu trúc chủ
nghĩa (gắn liền với kí hiệu học, hình thức tự sự là phƣơng tiện biểu đạt ý nghĩa
của tác phẩm. Tƣ tƣởng này gắn với việc phân tích ý thức hệ của M.Bakhtin. Các
tác giả nhƣ Iu.Lotman, B.Uspenski, cũng theo hƣớng này)
Tổng quan quá trình phát triển của lí thuyết tự sự, nhà lí luận tự sự Mĩ
Gerald Prince chia làm ba nhóm theo ba loại hình. Nhóm một là những nhà tự sự
học chịu ảnh hƣởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga. Nhóm thứ hai lấy
7

TIEU LUAN MOI download :


G.Genette làm tiêu biểu đã xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngơn ngữ nói hay
viết mà biểu đạt, cho nên vai trò của ngƣời trần thuật đƣợc coi là quan trọng
nhất. Họ chú ý lớp ngôn từ của ngƣời trần thuật với các yếu tố cơ bản nhƣ điểm
nhìn, giọng điệu... Nhóm thứ ba trọng phƣơng pháp nghiên cứu tổng thể, hay
dung hợp.
Ở Việt Nam, ngay từ buổi đầu, việc xác định thuật ngữ, chọn khái niệm đòi
hỏi phải có những cố gắng nhất định. Trong tình hình mà một số thuật ngữ quan

trọng nhƣ tự sự, tự sự học trần thuật, văn bản, diễn ngôn, thoại ngữ… hiện nay ta
dùng đều là những từ Hán Việt thì việc xác định nội hàm các thuật ngữ có lẽ
cũng nên tham khảo các học giả Trung Quốc. GS Trần Đình Sử nhấn mạnh:
“Chúng ta cần xây dựng cho mình một hệ thông thuật ngữ tiếng Việt về tự sự
học”. “Trần thuật học theo Trung Quốc không phải là tự thuật học mà là tự sự
học của họ. Đây là một lưu ý quan trọng, tuy nhiên chính vì vậy mà chúng tôi
càng nghĩ nên dùng thuật ngữ tự sự học nhất là khi ta đã ý thức được đối tượng
của trường phái, khuynh hướng học thuật này không chỉ là nghiên cứu văn học
tự sự (trần thuật bằng chất liệu ngôn từ) mà là hầu hết các dạng thức tồn tại của
giao tiếp nghệ thuật chất liệu khác”. [44, tr.66]
Với cách hiểu đó, khi nghiên cứu các thành tựu văn học, mà cụ thể là nghệ
thuật sáng tạo của một tác giả văn học, chúng tôi sẽ đi theo hƣớng tự sự học, tức
là nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng kết cấu, cốt truyện và các
yếu tố trần thuật học mà tác giả ấy sử dụng trong tác phẩm của mình.
1.1. Nhân vật văn học và quan niệm về nhân vật của Hồ Anh Thái
1.1.1. Khái quát chung về nhân vật và nhân vật trong tiểu thuyết
Nhân vật văn học là một hình tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ, đó
khơng phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngƣời mà chỉ là
sự thể hiện con ngƣời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp,
tính cách, hành động… Văn học khơng thể thiếu nhân vật, vì nó là phƣơng tiện
cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tƣợng. Đồng thời, “Nhà
văn sáng tạo ra nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó,
8

TIEU LUAN MOI download :


về một loại người nào đó trong hiện thực” [6, tr.126]. Nhƣ vậy, nhân vật văn
học khơng chỉ là hình thức đơn thuần mà nó cịn bao hàm cả nội dung, tƣ tƣởng
và quan niệm của nhà văn về con ngƣời, về thế giới. Nói cách khác, nhân vật

chính là phƣơng tiện khái quát các tính cách, số phận con ngƣời và quan niệm
của nhà văn về chúng.
Xét trên phƣơng diện thể hiện đề tài, chủ đề, tƣ tƣởng, cảm hứng,
nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật chính – phụ, nhân vật trung tâm; xét
về mặt ý thức hệ có: nhân vật chính diện – phản diện, trên phƣơng diện kết cấu,
hệ thống hình tƣợng bao gồm phạm vi rộng lớn hơn: nhân vật chức năng, nhân
vật loại hình và nhân vật tính cách...
Nhƣ vậy, nhân vật văn học là hình thức văn học để phản ảnh hiện
thực, phản ánh quan niêm về con ngƣời của tác giả. Hình thức ấy đƣợc thế hiện
dƣới nhiều phƣơng tiện nghệ thuật nhằm thể hiện những khía cạnh đa chiều và
phong phú của cuộc sống.
Tiểu thuyết là thể loại tự sự cỡ lớn, “với khả năng phản ánh một cách toàn
vẹn và sinh động hiện thực đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi” và “khả năng
đi sâu khám phá những số phận cá nhân” [7, tr.191]. Điều đó cho thấy, tiểu
thuyết mang trong nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc sống và nhân vật
là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của một tiểu thuyết.
Điểm đặc biệt làm cho nhân vật trong tiểu thuyết khác với nhân vật sử thi,
nhân vật kịch, nhân vật truyện ngắn, chính là ở chỗ “nhân vật trong tiểu thuyết là
những nhân vật từng trải, trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành
động” [24, tr.392]. Kể từ khi tác giả đã có một nguồn phong phú của dữ liệu từ
cuộc sống của mình, nhiều nhân vật đƣợc sáng tạo nên nhờ năng lực hƣ cấu,
tƣởng tƣợng của tác giả, đó có thể là sự hóa thân của tác giả hay từ một nguyên
mẫu trong cuộc sống. Trong khuôn khổ rộng lớn của tiểu thuyết, nhân vật đƣợc
nhà văn miêu tả một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bƣớc thăng trầm của số
phận. Nhân vật trong tiểu thuyết khơng cơ lập với hồn cảnh, khơng cƣờng điệu
hóa sức mạnh của mình. Nó hành động, phát triển phù hợp với logic, “lãnh đủ”
9

TIEU LUAN MOI download :



mọi tác động của cuộc đời. Có thể nói miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm
lý là một phƣơng diện đặc trƣng của nhân vật trong tiểu thuyết. Do vậy, khi tìm
hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết, chúng ta nên chú trong tới
những đặc điểm này.
1.1.2.

Quan niệm về nhân vật của Hồ Anh Thái
Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con ngƣời trong văn học,

tuy nhiên, bên cạnh việc chú trọng phƣơng diện nội dung và tính khách thể của
nó (tính cách, hành động…), chúng ta cũng cần phải tìm hiểu quan niệm của nhà
văn về con ngƣời, “tức là các nguyên tắc lý giải, cảm thụ của chủ thể trong hình
tượng thì mới thấy được vai trị sáng tạo tư tưởng của nhà văn, mới thấy mỗi
hình tượng văn học là một sáng tạo độc đáo không lặp lại.”[45, tr.43]. Không
những thế, “Nhân vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con
người theo một quan điểm nhất định mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học
chính là mơ hình về con người của tác giả” [47, tr 47-48]. Vì vậy, Gs. Trần Đình
Sử đã cho rằng: “quan niệm nghệ thuật về con người trước hết là sự lý giải, cắt
nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương
tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ
thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật văn học đó.” [46, tr.59]
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của mỗi nhà văn chịu sự quy định của
lịch sử, xã hội, văn hóa nhƣng đồng thời cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá nhân
nghệ sĩ, gắn với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ sĩ ấy.
Khảo sát các tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1975, khi văn học chuyển từ cảm
hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, có thể thấy những chuyển đổi sâu sắc trong
cách tiếp cận, khai thác và biểu hiện thế giới riêng của con ngƣời của các nhà
văn, cả những mặt trƣớc đây chƣa thực sự hoặc chƣa có điều kiện quan tâm đến:
bản ngã, vô thức, tiềm thức, đời sống tâm linh, tình dục… Vƣợt qua đƣợc giới

hạn chật hẹp và cứng nhắc của cái nhìn con ngƣời và thể hiện nhân vật trong văn
học một thời, ngƣời cầm bút đã mở ra sự phong phú đa dạng dƣờng nhƣ vô tận
cho thế giới nhân vật. Bằng nhiều cách khám phá thể hiện độc đáo, các nhà văn
10

TIEU LUAN MOI download :


đã khắc họa đƣợc con ngƣời cá thể một cách sinh động, đa chiều, tiếp cận đƣợc
những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, góp phần làm cân bằng, hài hịa trở
lại cách nhìn nhận con ngƣời trƣớc đây trong văn học (thƣờng nghiêng về mặt
cộng đồng, tập thể). Với quan niệm bản chất con ngƣời phức tạp, đời sống bên
trong con ngƣời là mê cung khôn lƣờng và cuộc đời con ngƣời là chuỗi mắt xích
những điều nghịch lý, ngẫu nhiên… các nhà văn đã xây dựng các nhân vật văn
học trong không gian đời sống thƣờng nhật, con ngƣời có số phận khơng bình
thƣờng, nhân vật khơng hồn hảo, trăn trở, hồi nghi, chiêm nghiệm; những
nhân vật không chỉ đƣợc quan tâm xem xét ở số phận mà còn đƣợc quan sát kỹ
trong mối quan hệ với các vấn đề hiện thực cuộc sống. Trong hƣớng đi sâu khai
thác ấy, văn học sau 1975 thƣờng tập trung vào một số kiểu nhân vật nhƣ: nhân
vật tự nhận thức, nhân vật cô đơn, nhân vật bi kịch, nhân vật tâm linh, nhân vật
kỳ ảo, nhân vật sám hối… những kiểu nhân vật này có nhiều trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái… đã góp phần to lớn trong việc biểu biểu hiện chiều
sâu cuộc sống và con ngƣời, mở ra những thế giới nhân vật đa chiều và hƣớng
nghiên cứu mới về phƣơng thức xây dựng nhân vật của văn học sau 1975 nói
chung, tiểu thuyết nói riêng. Nhìn một cách khách quan, thực tiễn phát triển văn
học, nhân vật văn học vì vậy đã và đang có những bƣớc chuyển đổi mạnh mẽ
nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới văn học.
Cũng nhƣ nhiều nhà văn đƣơng đại, Hồ Anh Thái miêu tả con ngƣời xã
hội với những góc nhìn thẳng thắn hơn, chạm sâu vào những khu vực mà văn

học trƣớc đây thƣờng né tránh. Con ngƣời trong văn Hồ Anh Thái đƣợc sống
thực đúng với bản năng tự nhiên, với cuộc đời thực nhƣng cũng có những đồi
sống tâm linh riêng biệt với những tƣ duy về cái Thiện – cái ác, về thế giới bên
kia…Thế giới đa chiều trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhiều khi tƣởng nhƣ một
hiện thực phi lý, phi logic với những đƣờng gãy bất thƣờng của cuộc sống từ đó
thể hiện khả năng diễn tả vừa cụ thể vừa bao quát xã hội của tác giả. Nhà văn đã
“hình dung cuộc sống như những mảnh vỡ và nhận thấy ở đó sự xen cài của cả
11

TIEU LUAN MOI download :


cái Thiện và cái Ác, cái cao cả và thấp hèn, cái sang trọng đi liền với cái nhếch
nhác, cái trong suốt xen lẫn cái phàm tục” [35, tr.348]. Đây chính là yếu tố đầu
tiên tạo nên bản giao hƣởng trong văn chƣơng Hồ Anh Thái, hiện thực trong tác
phẩm vì thế mà bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều trạng thái nhiều giá trị tốt xấu
đan cài chứ không đơn điệu theo quy phạm của văn học một thời. Chính nhu cầu
phản ánh chân thực hiện thực này đòi hỏi nhà văn phải đƣa vào trang viết những
bức chân dung sinh động của nhiều kiểu ngƣời, nhiều dáng dấp ngƣời trong
nhiều không gian và thời gian khác nhau với những phƣơng thức xây dựng độc
đáo, mới lạ.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Hồ Anh Thái cho rằng: “Nếu sử dụng
phương pháp truyền thống thì quan niệm phải có nhân vật là thỏa đáng. Nhưng
nhiều kiệt tác của văn xuôi hiện đại “bói”khơng ra nhân vật. Xem một truyện
ngắn, một tiểu thuyết hay, có thể người đọc chỉ lưu lại một cảm giác thăng hoa
chứ không nhất thiết là một nhân vật”. “Nhân vật của tơi khơng hồn tồn tốt
cũng khơng hồn tồn xấu”. Những bộc bạch thẳng thắn này giúp chúng ta hiểu
hơn mơ hình nhân vật trong tác phẩm của nhà văn, đó là những nhân vật với
những khn mẫu và hồn cảnh riêng, và nhân vật nào trong tác phẩm cũng quan
trọng, khơng có nhân vật chính hay phụ, khơng có nhân vật trung tâm hay nhân

vật tƣ tƣởng. Trong bản thân mỗi nhân vật, có những lúc cái xấu lấn át cái tốt tạo
nên sự tƣơng phản đối lập, khiến nội tâm nhân vật giằng xé, xung đột nhằm biểu
hiện ý đồ tƣ tƣởng của nhà văn. Để xây dựng đƣợc hệ thống nhân vật phong phú
nhƣ vậy, nhà văn đã vận dụng khá đắc địa nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo của
tự sự hiện đại, khiến các nhân vật hiện lên sinh động, đa thanh, đa dạng và đa
tính cách.
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
1.2.1. Xây dựng nhân vật qua tên gọi, ngoại hình
Xây dựng nhân vật qua tên gọi
Sinh thời ai cũng có một cái tên, dù hay, dù khơng, dù ngắn, dù dài, có thể
đó là cái tên do cha mẹ đặt cho với nhiều mong ƣớc tốt lành, có thể đó là biệt
12

TIEU LUAN MOI download :


danh, bút hiệu do ngƣời đó tự đặt cho mình, hay thậm chí, đó là biệt hiệu, tên gọi
thơng thƣờng theo đặc điểm nhận dạng… Mỗi tên gọi là một cá thể riêng biệt,
dùng khi giao tiếp. Tuy nhiên, trong văn học, tên gọi của mỗi nhân vật còn mang
nhiều chức năng và ý nghĩa khác nữa. Tên nhân vật là một yếu tố tạo nên hình
tƣợng nhân vật, trong đó thể hiện những đặc điểm, tính cách của nhân vật. Khi
nhà văn đặt tên cho nhân vật tức là đã có ý thức, có quan niệm về con ngƣời,
nhất là đối với nhân vật "có vấn đề”. Có thể xem tên nhân vật là một hoán dụ,
một ƣớc lệ về chính nhân vật ấy. “Cách đặt tên nhân vật là một dấu hiệu phản
ánh rõ quyền lực của tác giả trong việc tái hiện, miêu tả con người; cũng tức là
gắn với một quan niệm về con người mà tác giả muốn thể hiện, muốn truyền đạt
tới người đọc” [19, tr.359]. Văn Giá cũng cho rằng: “với các nhân vật, tên nhân
vật đâu phải cứ muốn đặt thế nào cũng được. Chúng là kết quả của một sự lựa
chọn có chủ ý, là một trong những biểu hiện nhất quán nằm trong thi pháp riêng
của mỗi nhà văn” [16, tr.29]. Nói nhƣ vậy khơng có nghĩa tất cả tên gọi của các

nhân vật đều phải có ý nghĩa trực tiếp thể hiện quan niệm của nhà văn. Tuy
nhiên, đa phần tên gọi của nhân vật lại thể hiện rõ dụng ý nghệ thuật, quan điểm,
thái độ tƣ tƣởng của tác giả, hay cao hơn, đó đƣợc đánh giá nhƣ một nghệ thuật
xây dựng nhân vật của văn học tự sự nói chung. Chẳng hạn, ta bắt gặp hình ảnh
ơng Typn trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Tên gọi Typn rõ ràng đƣợc gọi
theo đặc điểm của nhân vật, vừa kèm theo thái độ trào phúng, giễu cợt của tác
giả, đối với nhân vật đại diện cho văn hóa rởm đời, lố bịch. Ngay nhƣ nhân vật
chính của cuốn tiểu thuyết trên là Xuân Tóc Đỏ cũng gợi cho ngƣời đọc một sự
tị mị, cái tên Xn Tóc Đỏ khơng chỉ chỉ ra đặc điểm ngoại hình mà cịn chỉ ra
những công việc mà Xuân làm để đến với xã hội Âu Hóa… Hay kiểu nhân vật
vơ danh nhƣ AQ, cụ D trong “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn; Bà Thứ 1, bà thứ 2
trong “Đen và Trắng” của Pinter… Nhƣ vậy, cách đặt tên nhân vật là một thủ
pháp nghệ thuật khá đặc sắc của tác giả trong việc xây dựng hình tƣợng nhân
vật.

13

TIEU LUAN MOI download :


Khác với các nhà văn cùng thời, Hồ Anh Thái vận dụng sáng tạo thủ pháp
này ở cả thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, đem đến cho ngƣời đọc những nhân
vật với tên gọi độc đáo. Ngoài những tên bình thƣờng, những tên Ấn Độ cịn có
những tên nhân vật đƣợc gọi bằng ký hiệu, bằng chức danh, bằng thứ tự, tuổi
tác, bằng đặc điểm nhân vật, hoặc bằng từ thậm xƣng…. Những nhân vật đại
diện cho cái ác trong tiểu thuyết hầu hết có cái tên nghe rất “trắc”, ngay cả
những nhân vật không tên cũng đƣợc gọi bằng những đại từ nhân xƣng vần trắc:
gã, hắn, nó, thị. Trong khi đó, những nhân vật đại diện cho cái đẹp, cái cao
thƣợng, cái thiện đƣợc tác giả trìu mến đặt cho những cái tên vần bằng: Miên,
Giềng, Hoa, Hùng, Duy, Mai Trừng, Đông.

Chẳng hạn, trong tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế”: Bản chất,
đặc điểm của nhân vật còn đƣợc hiện lên rõ nét qua những cái tên nhƣ: Cốc,
Bóp, Phũ. Chỉ với cái tên, ngƣời đọc có thể hình dung ra nhân vật với mọi cái
xấu xa và tức cƣời. Tên nhân vật Cốc đƣợc giải thích: "Nó tên là Cơng. Lũ bạn
gọi nó là Cốc. Cốc đọc chệch đi thì được một cái tên Mỹ - Cock. Cock là con gà
trống, vừa có nghĩa là cái vật ngọ nguậy giữa đôi chân một gã trai. Cả hai nghĩa
đều đúng với thằng Cốc”. Ngay cái tên của nhân vật chính Mai Trừng cũng
mang hàm ý gợi mở ra nét điển hình độc đáo là có khả năng trừng phạt kẻ ác
“Các chị khai sinh cho cháu là Nguyễn Thị Mai Trừng. Mai ngày cháu lớn, cháu
sẽ đi trừng phạt kẻ ác”. Trong tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” hẳn bạn đọc không
thể không ấn tƣợng thậm chí cƣời mỉa mai khi nhắc đến cặp đơi giáo sƣ Xí và
Khỏa. Hai cái tên này gắn với một lời nhắn đi họp đột xuất trên cửa: Khỏa thân
đến nhà Xí họp nhớ mang theo giấy…
Nghệ thuật đặt tên của Hồ Anh Thái không dừng lại ở việc tái hiện đặc
điểm bề ngồi mà cịn nhằm lột tả bản chất bên trong của nhân vật. Đó là nhóm
nhân vật mang những cái tên hoán dụ, định danh nhân vật theo nghề nghiệp,
chức vụ nhằm làm rõ sự mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung của đối tƣợng:
Đối lập với yêu cầu phải có trách nhiệm, phải nghiêm túc, phải cống hiến cho xã
hội là sự thiếu nghiêm túc, vô trách nhiệm với nghề, với công việc, với xã hội:
14

TIEU LUAN MOI download :


tất cả đều nhằm phóng đại và giễu nhại những con ngƣời ở bậc “thƣợng lƣu”:
Ơng Víp, Mađam, là thằng Cá, bà Cá Voi trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm.
Hiện tƣợng này còn đƣợc nhà văn sử dụng đắc địa trong thể loại truyện ngắn: Đó
là tên gọi theo sở thích vật chất thể hiện một sự quý hiếm, một ao ƣớc của thời
bao cấp thiếu thốn nhƣ: Dăm Bơng, Xúc Xích, Sâm Banh (Vẫn tin vào chuyện
thần tiên). Tên nhân vật còn đƣợc gọi theo thứ tự, tuổi tác: Ơng số Một, bà số

Hai, cơ số Ba, anh số Bốn (Tờ khai Visa). Đặc điểm nào đó của nhân vật: tính
cách, hành động, ngoại hình của nhân vật cũng trở thành cái tên rất thú vị, giàu
sức liên tƣởng nhƣ hồn nhiên hết sức gọi là Thỏ Lon (Bãi tắm)...
Nguyên nhân sâu xa của những cái tên ấn tƣợng này là sự ý thức về hiện
thực trạng phi lý của xã hội, thời đại mà tác giả muốn đƣa vào tác phẩm. Với
những nỗ lực tìm tịi, đổi mới, nhà văn đã khốc cho nhân vật của mình khả năng
tự biểu hiện từ những cái tên này giúp ngƣời đọc đã có thể hình dung đƣợc bản
chất, đặc điểm nổi bật về tính cách, lối sống mà chƣa cần đi sâu vào chi tiết hay
hành động của nhân vật. Hồ Anh Thái đã có dụng ý xây dựng nhân vật có tính
chất đại diện cho một loại ngƣời nào đấy trong xã hội, có sức khái quát rất lớn.
Dƣờng nhƣ anh muốn xóa nhồ cá tính của từng nhân vật để chỉ ra đặc tính
chung của một loại ngƣời. Từ đó nhà văn dẫn ngƣời đọc đi tới nhận thức về cuộc
sống. Đây là một thủ pháp đắc địa đƣợc anh sử dụng thành công. Bằng tên nhân
vật, anh đã làm nên hình tƣợng nghệ thuật về “ngƣời Việt xấu xí” (Lê Hồng
Lâm). Đó là những con ngƣời thiếu bản sắc, dễ hòa tan, sống hời hợt, nhợt nhạt,
thể hiện sự nhố nhăng lai tạp, nhiều thói xấu của đời sống hiện đại. Hồ Anh
Thái không ngần ngại gọi tên nhân vật bằng những ký hiệu lấy ra từ những đặc
điểm thuộc về nghề nghiệp, tuổi tác, chức vụ, chức danh hay ngoại hình và
khơng hề giấu diếm nụ cƣời hài hƣớc trƣớc thói xấu của con ngƣời hiện đại.
Cách gọi tên nhân vật kiểu này có tác động lớn bởi nó thực sự đã "động chạm"
đến nhiều con ngƣời trong xã hội, đến nhiều ngƣời đọc vì có thể thấy bóng dáng
mình trong đó.

15

TIEU LUAN MOI download :


Trong văn học Việt Nam hiện đại, thủ pháp định danh nhân vật nhƣ vậy
đƣợc nhiều nhà văn sử dụng đắc địa: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Huy

Thiệp... Xây dựng những nhân vật với tên gọi đƣợc mã hóa mang theo cảm hứng
giễu nhại, Hồ Anh Thái, đang nỗ lực vƣợt qua ranh giới của những con ngƣời cụ
thể để chỉ ra đặc tính chung của một loại ngƣời. Từ đó, nhà văn nhƣ muốn báo
hiệu một sự đổ vỡ, một nét nhòe trong lối sống của một bộ phận ngƣời hiện đại,
và hơn thế, muốn thể hiện lòng nhiệt thành và khát khao xây dựng cuộc đời.
Những chân dung ấy hƣớng ngƣời đọc từ tác phẩm nhìn thẳng vào chính mình,
nhận ra cái xấu đang cố len chân, lấn át cái đẹp, tự nhận thức và xây dựng cách
hành xử, lối sống với chuẩn mực văn hóa, đạo đức.
Xây dựng nhân vật qua ngoại hình
Khi xây dựng nhân vật, ngoại hình nhân vật là một phƣơng diện đƣợc các
nhà văn ln quan tâm đến bởi ngoại hình nhân vật cũng góp phần bộc lộ đời
sống nội tâm của nhân vật, tính cách của nhân vật. Ngoại hình là “hình dáng,
diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong… tóm lại, toàn bộ những biểu hiện tạo
nên dáng vẻ bề ngồi của nhân vật” [7,tr.134]. Nhà văn có thể miêu tả ngoại
hình nhân vật thơng qua ngơn ngữ ngƣời kể chuyện, cũng có khi lại đƣợc khắc
họa một cách gián tiếp qua ngơn ngữ hoặc qua cái nhìn của một nhân vật khác
trong tác phẩm. Nhƣ ngoại hình của nhân vật Nguyệt đƣợc miêu tả qua cái nhìn
của Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Vẻ đẹp của Mai
Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế đƣợc nhìn qua con mắt của Cốc,
Phũ, Bóp và cả nhân vật Tơi.
Ngoại hình nhân vật có khi đƣợc nhà văn đặc tả trong một đoạn văn ngắn
gọn nhƣng cũng có thể đƣợc miêu tả rải rác, xen kẽ qua các đoạn, các tình
huống. Đó có thể chỉ là những nét khái quát, chấm phá về những đặc điểm nổi
bật của nhân vật (nhƣ Nam Cao miêu tả Chí Phèo), nhƣng cũng có thể đó là sự
miêu tả tổng thể về ngoại hình nhân vật.
Khơng dừng lại ở đó, ngoại hình nhân vật thƣờng thể hiện đúng bản chất,
tính cách của nhân vật ấy, tuy nhiên không phải lúc nào diện mạo nhân vật cũng
16

TIEU LUAN MOI download :



phù hợp với tính cách nội tâm nhân vật. (chẳng hạn, nhân vật Khuynh trong tiểu
thuyết Người và xe chạy dưới trăng của Hồ Anh Thái, có một vẻ đẹp ngoại hình:
trẻ trung, thân hình cƣờng tráng, ba nhăm tuổi mà nhƣ hăm nhăm, nhƣng lại có
một tâm địa mà chỉ mẹ anh là ngƣời hiểu nhất “nếu làm chồng, làm cha sẽ là một
người chồng, người cha dửng dưng lạnh lẽo. Nếu là một người yêu sẽ là một
người u ích kỷ, khơng bao giờ u hết mình, ngoại trừ nỗi đam mê xác thịt đến
cuồng bạo”). Từ đó có thể thấy, đối với các nhà văn, việc miêu tả ngoại hình
nhân vật đƣợc coi nhƣ một thủ pháp nghệ thuật. Mặc dù cũng có nhiều nhà văn
chỉ miêu tả ngoại hình nhân vật bằng những nét phác thảo nhƣng điều đó khơng
có nghĩa là họ khơng xem trọng việc miêu tả ngoại hình nhân vật. Nhìn chung,
việc miêu tả ngoại hình nhân vật phụ thuộc vào quan điểm, mục đích sáng tạo
của các tác giả.
Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng ta thấy anh không coi việc miêu
tả ngoại hình nhân vật là một thủ pháp quan trọng. Hình dáng nhân vật thƣờng
đƣợc miêu tả bằng những nét phác thảo, tuy nhiên, nó lại thể hiện đƣợc cái hồn,
tính cách cũng nhƣ dự báo về số phận nhân vật.
Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Hồ Anh Thái chú trọng khai thác vẻ xấu
xí, dị dạng, thậm chí cịn phóng to, tơ đậm những đặc điểm ấy, nhà văn muốn tạo
ra ấn tƣợng mạnh đối với ngừơi đọc về phẩm cách nhân vật mà bản chất chẳng
mấy tốt đẹp. Khác với Nam Cao, tạo nên sự tƣơng phản giữa ngoại hình và tính
cách, bản chất nhân vật thì các nhân vật trong tác phẩm của Hồ Anh Thái hình
nhƣ ln có sự đồng nhất giữa phẩm chất bên trong và hình thức bên ngồi.
Trong Mười lẻ một đêm, ngƣời đọc bắt gặp trên bể bơi một bà “đồ sộ đang phăm
phăm khởi động. Bét ra chín chục cân” nên bà có ngay hai biệt danh bà Cá Voi
hay bà Chín Yến – một mối nguy hiểm của trẻ con khi bà nhảy xuống bể bơi”.
Cũng trong tiểu thuyết này, ta gặp một mađam – vợ ông “đại sứ” có hình dung
chẳng giống ai “đầu phi dê, hai hàm răng hạt na đen nhức”, đến chỗ cửa hàng
hiệu “bà phải mủm mỉm chúm chím, khi cƣời khơng để lộ răng. Chúm chím mãi

thành quen, bây giờ mơi bà lúc nào cũng mấp máy nhƣ ăn mít hay dính nhựa”.
17

TIEU LUAN MOI download :


Hình ảnh của bà khiến ngƣời đọc nhận thấy một lối ăn diện Tây – Ta lẫn lộn của
các bậc “phu nhân”, Madam mới nổi thời hiện đại. Ta cũng bắt gặp nụ cƣời mỉa
mai tƣơng tự khi nhà văn miêu tả nhân vật Diệu trong Người và xe chạy dưới
ánh trăng. Nhà văn miêu tả Diệu nhƣ “một mụ gái già cuối mùa”, khiến cho
chồng thấy ghê tởm mụ cả vẻ bề ngồi lẫn tính cách bon chen, độc ác. Cách
miêu tả nhân vật với những nét ngoại hình có phần trào lộng đã khiến ngƣời đọc
khơng nén khỏi nụ cƣời châm biếm về những tính cách nhố nhăng, phàm tục hay
bỉ ổi của nhân vật. Những nét xấu nhiều lúc đƣợc Hồ Anh thái phóng đại, đặc tả
nhƣ thể hiện sự tha hóa, “vật hóa” của nhân vật nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật
của nhà văn.
Nhƣ vậy, việc miêu tả ngoại hình chỉ là thủ pháp nhằm miêu tả nhân vật ở
phía bề ngồi nhƣng những gì mà Hồ Anh Thái thể hiện trong việc miêu tả ngoại
hình các nhân vật đã cho thấy tài năng của nhà văn. Chỉ bằng một vài đoạn văn
ngắn, cả thể giới nhân vật với các diện mạo phong phú đã hiện lên sống động,
góp phần bộc lộ nhiều bộ mặt, nhiều tầng lớp trong xã hội, góp phần thể hiện
quan niệm, thái độ cũng nhƣ sự đánh giá của nhà văn về nhân vật.
1.2.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ
tính cách của mỗi con ngƣời, do vậy trong sáng tác văn học, nó trở thành một
phƣơng diện quan trọng trong việc biểu đạt tính cách và cá thể hóa nhân vật và
làm cho cốt truyện phát triển.
Ngơn ngữ nhân vật chính là lời nói của nhân vật đƣợc phát ngơn trong
giao tiếp, ứng xử với các nhân vật khác hoặc với chính bản thân. Có hai dạng
ngơn ngữ nhân vật là ngơn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, chúng đều

mang đậm dấu ấn cá nhân, phản ánh đƣợc nhiều mặt về con ngƣời chủ thể. Mỗi
nhà văn có một quan điểm nghệ thuật, một phong cách, một giọng văn chƣơng
cũng nhƣ có ý đồ xây dựng hình tƣợng nhân vật khác nhau, do vậy sẽ lựa chọn
từ ngữ cũng nhƣ phong cách riêng trong ngôn ngữ của nhân vật, tạo nên những
ngơn ngữ riêng biệt, mang cá tính của nhân vật.
18

TIEU LUAN MOI download :


Nhân vật của Hồ Anh Thái khá đa dạng, thuộc nhiều kiểu ngƣời khác
nhau trong xã hội nên Hồ Anh Thái rất chú ý đến việc cá thể hóa ngơn ngữ nhân
vật, tạo cho nhân vật sắc thái riêng sinh động và chân thực hơn. Chính vì thế mà
trong tác phẩm của nhà văn, mỗi loại ngƣời là một ngôn ngữ khác nhau: Ngôn
ngữ Đức Phật mang triết lý sâu xa, ngơn ngữ các cơ cậu sinh viên thì giản dị,
trong sáng, ngơn ngữ tầng lớp thị dân thì suồng sã, xô bồ, thô tục, ngôn ngữ của
các cô cậu thời @ thì phần nhiều lai căng, thẳng thừng…
Ngơn ngữ đối thoại
Ở giai đoạn đầu sáng tác, với đối tƣợng phản ánh là những ngƣời trẻ tuổi
thời kỳ hậu chiến, Hồ Anh Thái sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, lãng mạn,
trẻ trung pha chút tinh nghịch. Những chàng trai, cô gái trong Người và xe chạy
dưới trăng đã chiếm đƣợc thiện cảm của ngƣời đọc với những tính cách, quan
niệm sống, cống hiến trong sáng mà hết sức sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, hạnh
phúc ngay từ lời ăn, tiếng nói. Đó là những đối thoại chân thành của hai ngƣời
bạn chí thân có những ƣớc mơ tƣơi sáng vào tƣơng lai trong Người và xe chạy
dưới ánh trăng:
“- Cậu được hăm tư điểm, chắc chắn sẽ được đi du học – Toàn bồi hồi như sắp
phải xa Minh.
- Mình sẽ gửi cho cậu một cái xích lơ máy để tiếp tục hành nghề. Minh nói thản
nhiên như đó là một cam kết từ trước giữa hai người.

- Khơng cần đâu – Tồn cười sung sướng vì Minh vẫn khơng qn bạn – Mình
vào đại học, tháng được mười tám đồng học bổng là đủ sống, không cần phải
chở bia nữa” [38,tr.236]
Bên cạnh đó, Hồ Anh Thái cịn tạo ra thứ ngơn ngữ rất riêng khơng lẫn
vào đâu trong lời đối thoại của mỗi nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật cũng có sự
thay đổi biến chuyển theo hồn cảnh sống và tính cách của nhân vật ấy: Chẳng
hạn, ngơn ngữ của Minh nói với Tồn khi chia tay là ngôn ngữ của một thƣ sinh
hồn nhiên, lời lẽ chân thành “Chúng mình nên có một cam kết: Dù có hiểu nhầm,
có xích mích, thì cũng khơng bao giờ xa lánh nhau, hơn thế, phải thường xuyên
19

TIEU LUAN MOI download :


×