Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2013 Luận văn ThS Quan hệ quốc tế 60310206

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

PHẠM MINH THÚY

QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN
GIAI ĐOẠN 1992 - 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2016

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

PHẠM MINH THÚY

QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN
GIAI ĐOẠN 1992 - 2013

C u nn

n

Quan hệ quốc tế


số 60310206

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN

HOA HỌC

TS. Hoàng Minh Hằng

Hà Nội - 2016

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CA

ĐOAN

Tơi xin cam đoan:
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử
dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Minh Thúy

TIEU LUAN MOI download :



LỜI CẢ

ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Quốc tế học – Đại học KHXH&NV – Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu
để hoàn thành Luận văn thạc sĩ.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồng Minh Hằng –
Viện Nghiên cứu Đơng Bắc Á đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng
dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện
nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh bản Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quốc tế học.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích
lệ, sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình
học tập, nghiên cứu!
Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2015
Tác giả Luận văn

Phạm Minh Thúy

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................................3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..............................................................9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................10
6. Điểm mới và đóng góp của luận văn .....................................................................11
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................11
CHƢƠNG I

CƠ SỞ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT

NAM - NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH LẠNH .............................................14
1.1. Khái quát về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trƣớc năm 1992 .....................14
1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực kể từ sau Chiến tranh lạnh.............................19
1.2.1. Bối cảnh quốc tế ..............................................................................................19
1.2.2 Bối cảnh khu vực: .............................................................................................23
1.3. Nét tƣơn đồng và khác biệt giữa văn óa Việt Nam và Nhật Bản.............28
1.3.1. Nét tương đồng ................................................................................................28
1.3.2. Nét khác biệt ....................................................................................................32
1.4. C ín sác đối ngoại của Việt Nam và Nhật Bản .........................................35
1.4.1. Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.......................................35
1.4.2. Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ......................................38
CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT

BẢN GIAI ĐOẠN 1992 – 2013 ..............................................................................44
2.1. Giao lƣu văn óa, n

ệ thuật ..........................................................................44

2.1.1. Các hiệp định và hoạt động giao lưu văn hóa nổi bật ....................................44
2.1.2. Các hình thức giao lưu ....................................................................................51

2.2. Hợp tác nghiên cứu v đ o tạo ngôn ngữ ......................................................55
2.2.1. Nghiên cứu Nhật Bản học và đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam ......................56
2.2.2. Nghiên cứu Việt Nam học và đào tạo tiếng Việt tại Nhật Bản .......................59
2.3. Xúc tiến hiểu biết lẫn nhau giữa n ân dân ai nƣớc ....................................63

TIEU LUAN MOI download :


2.4. Đán

iá kết quả hợp tác văn óa Việt Nam – Nhật Bản ............................68

CHƢƠNG III

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT

BẢN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HỢP TÁC ........................75
3.1. Triển vọng quan hệ văn óa Việt Nam – Nhật Bản ......................................75
3.1.1. Thuận lợi ........................................................................................................75
3.1.2. Khó khăn ........................................................................................................79
3.2. Kiến nghị c ín sác t úc đẩy hợp tác văn óa ............................................82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................92

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, bối cảnh quốc tế và khu vực đang có những biến đổi lớn lao. Xu thế

hịa bình, hợp tác, phát triển đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu chi phối quan
hệ ngoại giao giữa các nước. Trong một thế giới ngày càng gắn kết và phụ thuộc lẫn
nhau, nhu cầu về phát triển, về giao lưu kinh tế văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết
để hợp tác vì lợi ích dân tộc đang trở nên cấp thiết. Chính vì thế việc quảng bá hình
ảnh của quốc gia ngày càng được chú trọng trong xã hội của internet và các phương
tiện truyền thông đại chúng khác đang phát triển mạnh mẽ. Vì lẽ đó, để đẩy mạnh
chính sách ngoại giao một cách thành công, điều quan trọng là phải tạo dựng được
hình ảnh tốt đẹp về đất nước mình khơng chỉ trong mắt các nước khác mà còn cả
trong nhận thức của người dân đất nước mình. Với một mơi trường thuận lợi như
thế, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đã và đang nỗ lực hết mình để đảm bảo rằng
người dân của các quốc gia khác có cái nhìn mới mẻ và tích cực hơn về con người
và đất nước mình. Chính vì vậy, hai nước đều có chung lợi ích trong việc mở rộng
và phát triển hợp tác trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong xu thế tồn cầu hóa hiện
nay, Việt Nam và Nhật Bản đều nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, giao lưu
văn hóa nhằm nâng cao ảnh hưởng của quốc gia ra thế giới, phục vụ lợi ích dân tộc.
Xuất phát từ nhận thức về vai trị và vị trí của nhau trong khu vực và trên trường
quốc tế, từ sự thống nhất về mục tiêu chiến lược: coi hợp tác giao lưu văn hóa tạo
nên chiều sâu, là cơ sở vững bền cho quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Tuy nhiên dù là hợp tác trên lĩnh vực nào cũng cần phải dựa trên sự tôn trọng và
hiểu biết lẫn nhau. Vì vậy, cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống về quan hệ
văn hóa của hai nước.
Mặc dù Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ lâu dài, nhưng quan hệ kinh
tế là nổi trội và sơi động hơn cả. Quan hệ văn hóa có phần hạn chế hơn và hầu như
chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào đề tài này. Vì vậy nghiên cứu quan hệ văn hóa
của hai nước giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn về quan hệ ngoại giao của
Việt Nam và Nhật Bản, tổng kết những thành tựu đạt được trong suốt thời gian qua
để thấy được cả Việt Nam và Nhật Bản đã không ngừng nỗ lực đưa quan hệ hai
1

TIEU LUAN MOI download :



nước lên một tầm cao mới ngày một sâu sắc hơn, hiểu nhau hơn. Đồng thời tìm hiểu
những mặt cịn hạn chế và đưa ra những ý kiến đóng góp góp phần hồn thiện hơn
nữa bức tranh đầy màu sắc trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.
Từ những kinh nghiệm đã qua, hai nước ln tìm ra con đường để hợp tác,
cùng gạt bỏ các trở ngại, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước. Không chỉ các
hoạt động kinh tế, chính trị, an ninh mà các hoạt động giao lưu văn hóa cũng khơng
ngừng được mở rộng, góp phần hình thành khn khổ quan hệ ở tầm vĩ mơ, tin cậy
lẫn nhau về chính sách, về môi trường hợp tác, tạo cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa
sự hợp tác tồn diện giữa chính phủ và nhân dân hai nước. Phân tích sâu mối quan
hệ văn hóa Việt – Nhật qua từng thời kì giúp chúng ta thấy được mối quan hệ ngoại
giao giữa hai nước có những chuyển biến tích cực, có cơ sở khách quan vững chắc,
gắn với nhu cầu phát triển của cả hai nước cũng như xu thế tồn cầu hố của thời
đại. Bên cạnh đó nghiên cứu quan hệ văn hóa cũng giúp chúng ta có cái nhìn mới
hơn, dưới góc độ khác biệt hơn về quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đặc biệt,
việc tập trung nghiên cứu về mối quan hệ văn hóa hai nước trong giai đoạn 1992 2013 là điều cần thiết, bởi năm 1992 là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự viện trợ trở
lại của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Kể từ đây, mối quan hệ ngoại giao giữa hai
nước đã bước sang một trang mới, phát triển về mọi mặt. Đặc biệt là quan hệ văn
hóa, đây là giai đoạn phát triển nở rộ của các hoạt động giao lưu văn hóa, tăng
cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Năm 2013 kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại
giao Việt Nam – Nhật Bản, tổng kết lại chặng đường dài đã trải qua với rất nhiều
những hoạt động văn hóa tiêu biểu và đặc sắc diễn ra ở cả hai nước, nó khơng chỉ
góp phần làm sáng tỏ q trình vận động và phát triển hợp tác văn hóa của hai nước
mà qua đó để thấy được những thuận lợi, khó khăn cũng như triển vọng về mối
quan hệ này.
Với những lý do trên tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quan hệ
văn hóa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1993 – 2013”, một đề tài vừa mang ý
nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Về ý nghĩa khoa học của đề tài, có thể nói, với việc phân tích, làm rõ đặc

điểm quan hệ văn hóa của Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2013 sẽ góp phần vào
2

TIEU LUAN MOI download :


việc nghiên cứu, lý giải những chuyển biến, những thay đổi trong các hoạt động
giao lưu văn hóa giữa hai nước. Đồng thời đề tài cũng góp phần quan trọng cho việc
nghiên cứu quan hệ giữa hai nước một cách toàn diện hơn, bên cạnh các lĩnh vực
kinh tế - chính trị - quân sự.
Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài, việc nghiên cứu, tìm hiểu về quan hệ văn hóa
giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ đóng góp cho việc hoạch định và triển khai ngoại
giao văn hóa sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của đất nước mình, nhằm tối
đa hóa hiệu qủa của các hoạt động, các chính sách văn hóa, từ đó góp phần hồn
thiện hơn chính sách ngoại giao của Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu tron v n o i nƣớc
2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước
T ứ n ất l n óm các cơn trìn n

i n cứu trực tiếp về quan ệ văn

óa Việt Nam – N ật Bản.
Cuốn thứ nhất là “Quan ệ văn óa, iáo dục Việt Nam – N ật Bản v
100 năm p on tr o Đôn Du” của các tác giả Nguyễn Văn Khánh, Trần Văn
La, Vũ Đức Nghiệu, Đinh Xuân Lâm, Vũ Đức Nghiệu (Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội, 2006). Cuốn sách này tổng hợp những bài phát biểu và những bài nghiên cứu
được thảo luận trong hội thảo khoa học "Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du” đã được tổ chức tại Hà Nội, nhằm đánh
giá vị trí và ảnh hưởng của phong trào du học Nhật Bản trong lịch sử cận đại Việt

Nam, đồng thời tổng kết những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong quan hệ văn
hóa, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản hơn 30 năm.
Thứ hai là cuốn

ỷ ếu ội t ảo quốc tế “Lịc sử, văn óa v n oại iao

văn óa sức sốn của quan ệ Việt Nam – N ật Bản tron bối cản mới của
quốc tế v k u vực” (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2013). Cuốn sách đã tập trung trình bày và phân tích các khía cạnh lịch sử, văn
hóa và quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới
của khu vực và quốc tế. Các bài viết hướng đến những nhận thức sâu sắc và tồn
diện hơn về lịch sử, văn hóa và quan hệ quốc tế Việt Nam - Nhật Bản, góp phần tiếp
tục phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới, vì lợi ích của
3

TIEU LUAN MOI download :


nhân dân hai nước cũng như vì hịa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á và thế
giới. Cuốn sách là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn đọc khi nghiên cứu về Nhậ t
Bản cũng như quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Thứ ba là cuốn Các vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội trong giao lưu Việt
Nam - Nhật Bản của tác giả Trần Quang Minh và Ngô Hương Lan (Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2015). Cuốn sách đã phân tích về mối quan hệ Việt Nam – Nhật
Bản trong tiến trình lịch sử. Tác giả đã phân tích khá sâu về mặt học thuật các sự
kiện cũng như những chứng cứ lịch sử về sự biến đổi xã hội và mối quan hệ giao
lưu giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong suốt quá trình lịch sử hơn một nghìn
năm kể từ thế kỷ thứ 8 đến nay. Đồng thời so sánh, đối chiếu văn hóa Việt Nam và
Nhật Bản để làm rõ những nét giống và khác nhau, từ đó đưa ra những thuận lợi và
khó khăn gặp phải trong q trình giao lưu và truyền bá văn hóa giữa hai nước. Có

thể nói đây là cuốn sách có ý nghĩa rất lớn khẳng định một trong những nhân tố góp
phần vào sự phát triển mạnh mẽ hiện nay của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam Nhật Bản là có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử.
Tiếp đến là nhóm các cơng trình nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Nhật
Bản nói chung trên tất cả các mặt, tron đó có quan ệ văn óa. Trước hết phải
kể đến cuốn Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai của
tác giả Ngơ Xn Bình - Trần Quang Minh (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội,
2005) các tác giả đã đánh giá một cách khách quan chặng đường lịch sử trong quan
hệ của hai nước Việt Nam - Nhật Bản, về những kết quả mà hai bên đã đạt được
cũng như những hạn chế cần được khắc phục nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa
hai nước trên mọi lĩnh vực để có thể đóng góp tốt hơn, có hiệu quả hơn vào sự thịnh
vượng của mỗi dân tộc, nâng cao sự tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân hai nước cũng
như tạo ra bầu khơng khí hồ bình - hợp tác phát triển trong khu vực và thế giới.
Thứ hai là cuốn Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh của
các tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Quế và PGS.TS Nguyễn Tất Giáp (Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, 2013). Nội dung cuốn sách khẳng định mối quan hệ ngoại giao
giữa Việt Nam và Nhật Bản, là nền tảng trực tiếp làm gia tăng sức mạnh mỗi nước và
đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng Đơng Á thống nhất, hịa bình, ổn định

4

TIEU LUAN MOI download :


và phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự vận động cũng như những biến
chuyển trong quan hệ Việt Nam và Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn với sự nghiệp cách mạng nước ta, góp phần nhất định trong việc nghiên
cứu quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới. Thông qua cuốn sách, các tác giả
đã làm rõ thực trạng về quan hệ Việt Nam và Nhật Bản trên các lĩnh vực chính trị đối ngoại, kinh tế, văn hóa,…từ năm 1991 đến năm 2012 và đưa ra dự báo triển vọng
quan hệ hai nước đến năm 2020. Thông qua đó, các tác giả cũng đã đề xuất một số
kiến nghị mang tính định hướng nhằm giữ vững, xây dựng và thúc đẩy hơn nữa sự

phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Thứ ba là cuốn 25 năm quan ệ Việt Nam - Nhật Bản (1973-1998)( Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 1999) của các tác giả Dương Phú Hiệp, Ngơ Xn Bình
và Trần Anh Phương. Cuốn sách tổng kết lại chặng đường 25 năm quan hệ Việt
Nam – Nhật Bản, từ đó rút ra những kinh nghiệm, những bài học hữu ích để thúc
đẩy và mở rộng hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Các tác giả đã phân tích quan hệ
Việt Nam - Nhật Bản trên hầu hết các lĩnh vực quan trọng: kinh tế, chính trị - ngoại
giao, văn hóa giáo dục nhằm cung cấp những thông tin đa dạng, đem đến cái nhìn
tổng hịa cho bạn đọc.
Thứ tư là cuốn Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 40 năm n ìn lại v định
ƣớng tƣơn lai (Nhà xuất bản Khoa học giáo dục, 2014) của các tác giả Nguyễn
Quang Tuấn và Trần Quang Minh. Tác phẩm đánh giá chặng đường lịch sử 40 năm
đã qua, nêu ra những kết quả mà Việt Nam và Nhật Bản đã cùng nhau vun đắp,
cùng hướng tới tương lai với niềm tin vững chắc phát triển hơn nữa quan hệ đối tác
chiến lược góp phần vào sự thịnh vượng của mỗi quốc gia, nâng cao sự tin cậy lẫn
nhau giữa Chính phủ và nhân dân hai nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất
những giải pháp thích hợp để nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược trong bối cảnh
mới đầy biến động của khu vực Đông Á với rất nhiều thuận lợi song cũng có khơng
ít thách thức.
T ứ ba l n óm các cơn trìn n

i n cứu về c ín sác đối n oại của

Việt Nam đối với N ật Bản
Thứ nhất là cuốn Đường lối Chính sách Đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn
mới của tác giả Phạm Bình Minh (Nxb Chính trị Quốc gia, 2011). Cuốn sách là tập
5

TIEU LUAN MOI download :



hợp các cơng trình của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đối ngoại nhằm lý giải các
chủ trương định hướng quan trọng của đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi
mới; ngồi ra các tác giả cịn đưa ra những cách tiếp cận và phương pháp triển khai
mới để đạt được các mục tiêu quốc gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế đất
nước; những chủ trương mới của hoạt động đối ngoại như xây dựng nền ngoại giao
toàn diện, hội nhập quốc tế… trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó các tác giả cũng
đề xuất một số phương hướng, nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đối
ngoại, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Thứ hai là cuốn Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-2010 của tác giả
Vũ Dương Ninh (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2014). Cuốn
sách đã trình bày những nét cơ bản về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta qua từng giai đoạn, bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn đến các sự kiện,
diễn biến trong quan hệ đối ngoại để từ đó rút ra những nhận định chung và những
bài học kinh nghiệm. Từ việc chỉ ra những biến chuyển trong đường lối đối ngoại
của nước ta đối với từng khu vực từng nước khác nhau bạn đọc có thể rút ra được
chính sách đối ngoại củaViệt Nam đối với khu vực Đơng Á nói chung và Nhật Bản
nói riêng.
Thứ ba là cuốn Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020 của
tác giả Phạm Bình Minh (Nxb Chính trị Quốc gia, 2010). Nội dung cuốn sách tập
trung trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại; lợi ích quốc gia, dân tộc trong
hoạt động đối ngoại Việt Nam, chính sách ngoại giao Việt Nam về độc lập, tự chủ
và hội nhập quốc tế, về lòng tin trong quan hệ quốc tế và định hướng chiến lược xây
dựng lòng tin trong quan hệ đối ngoại VIệt Nam...Bên cạnh đó tác giả cũng đánh
giá vị thế của Việt Nam sau 15 năm là thành viên ASEAN và đề ra một số biện
pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tham gia của Việt Nam tại các tổ chức diễn
đàn địa phương.
Cuối cùn l n óm các cơn trìn n

i n cứu về c ín sác đối n oại


của N ật Bản đối với Việt Nam
Thứ nhất là cuốn C ín sác đối n oại của N ật Bản t ời kỳ sau C iến
tran lạn của tác giả Ngơ Xn Bình (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000).

6

TIEU LUAN MOI download :


Cuốn sách cung cấp những thơng tin khá tồn diện và sâu sắc giúp bạn đọc tìm hiểu
và nghiên cứu các đặc điểm và những xu hướng chủ yếu trong q trình điều chỉnh
chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh cũng như quan hệ
của Nhật với một số nước và khu vực chủ yếu.
Thứ hai là cuốn C ín sác của N ật Bản đối với các nƣớc Đôn Nam Á
của tác giả Nguyễn Danh Chai (Học viện hành chính quốc giá Hồ Chí Minh, Hà Nội,
1993). Cuốn sách phân tích rõ vị trí chiến lược của các nước Đông Nam Á trong
bối cảnh quốc tế từ đối đầu chuyển sang đối thoại và chính sách của Nhật Bản đối
với các nước Đơng Nam Á từ sau thế chiến II đến thập niên 80 và những nhân tố có
hiệu quả của chính sách này. Đồng thời chỉ ra những thay đổi trong chính sách của
Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh (Cuối thập niên 80
đầu 90) và những xu thế vận động của các nước Đông Nam Á và Việt Nam trước
chính sách của Nhật Bản.
Hay cuốn C ín sác của các nƣớc lớn ( ỹ - N ật – Trun Quốc – Nga)
đối với k u vực Đôn Nam Á tron n ữn năm 90 của các tác giả Phạm Ngọc
Tuấn, Phạm Ngọc Đào (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội) và cuốn Chính sách của
các nước Nhật Bản – Trung Quốc – Mỹ đối với ASEAN từ 1990 đến nay của các
tác giả Mạc Đình Tú, Nguyễn Ngọc Đào (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002),
thơng qua việc phân tích mối quan hệ của các nước lớn trong đó có Nhật Bản đối
với khu vực Đơng Nam Á, ASEAN độc giả có thể rút ra được đường lối chính sách

của Nhật Bản đối với Việt Nam, bởi Việt Nam có một vị trí và vai trị rất quan trọng
trong khu vực, có vị trí chiến lược quan trọng giúp Nhật Bản khẳng định được vị thế
và sức mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh các cơng trình dạng sách nói trên cịn các bài tạp chí nghiên cứu liên
quan đến đề tài như: “25 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: một chặng đường nhìn
lại” của Vũ Huy Mừng trên tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, số 5, 10.1998, tr.52), Chính
sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay và tác
động của nó với Việt Nam của Hạ Thị Lan Phi trên Tạp chí nghiên cứu Đơng Bắc Á,
số 2(144), tr.61); Nhìn lại 30 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản của Dương Phú
Hiệp trên Tạp chí nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 1(49), tr.62); Những tác động của khu
7

TIEU LUAN MOI download :


vực và quốc tế đối với quan hệ Nhật Bản – Việt Nam từ năm 1975 đến nay của
Hoàng Thị Minh Hoa trên Tạp chí nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 3(51), tr.63); Vị trí
của Việt Nam và Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia sau Chiến
tranh lạnh của Nguyễn Thị Hồng Minh trên Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10
(128), tr.13); Những chặng đường quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản của
Phạm Hồng Thái trên Tạp chí nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 11 (93), tr.41); Hợp tác và
giao lưu văn hóa – giáo dục Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới của Ngơ
Hương Lan trên Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11 (153), tr.63);
Thông qua các cơng trình nói trên, đề tài có cơ sở kế thừa và bổ sung, hệ
thống hóa lại và đưa ra triển vọng cũng như đề xuất các phương án góp phần thúc
đẩy mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian tới.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
So với các cơng trình nghiên cứu trong nước, các cơng trình nghiên cứu trên
thế giới liên quan đến đề tài có phần hạn chế hơn, tiêu biểu có thể kể đến một số
cơng trình sau:

T ứ n ất l các cơn trìn có li n quan đến quan ệ văn óa Việt Nam –
N ật Bản.
Cuốn Japan’s cultural diplomacy past and present của Kazuo Ogoura
(Aoyama Gakuin University Research Institute for International Peace and Cultural,
March 2009). Cuốn sách nói về chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản từ quá
khứ đến hiện tại. Tác giả đã phân tích lịch sử ngoại giao văn hóa Nhật Bản và
những thay đổi về chính sách văn hóa cũng như ngoại giao văn hóa của Nhật Bản,
giúp người đọc hiểu rõ đường lối, cách thức ngoại giao văn hóa của Nhật Bản từ đó
có thể vạch ra cụ thể chính sách đối với Việt Nam cũng như có thể có những so
sánh trong chính sách giữa hai nước.
T ứ hai là các cơng trình có liên quan đến quan ệ Việt Nam – N ật Bản.
Thứ nhất là cuốn Những bài học về quan hệ Việt Nam - Nhật của Kimura
Hiroshi, Furuta Motoo và Nguyễn Duy Dũng chủ biên (Nxb Thống kê, Hà Nội,
2005). Cuốn sách đã lý giải một cách thuyết phục đường lối ngoại giao độc lập của
Nhật Bản qua việc thiết lập mối quan hệ với Việt Nam năm 1973. Phân tích sự thay
8

TIEU LUAN MOI download :


đổi nhận thức của người Việt Nam về Nhật Bản và lý giải Nhật Bản có vị thế như
thế nào đối với nền ngoại giao Việt Nam hiện nay. Ngoài ra cuốn sách còn nêu lê n
hiện trạng nghiên cứu Việt Nam của Nhật Bản và nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam.
Thứ hai là cuốn Quan ệ ASEAN – N ật Bản tìn

ìn v triển vọn

(Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989) là tập hợp các bài viết của các học giả đến từ
Nhật Bản và ASEAN hướng tới chủ đề xu hướng toàn cầu và những vấn đề khu vực.
Theo các tác giả, quan hệ Nhật Bản và các nước ASEAN đã có sự phát triển mạnh

mẽ trong 20 năm từ 1967 đến 1987, tuy nhiên vẫn có những thách thức trong bối
cảnh mới đối với cả hai phía Nhật Bản và các nước ASEAN.
Có thể nói trong mối quan hệ tổng hòa giữa các nước trong khu vực và thế
giới thì việc nghiên cứu quan hệ Nhật Bản với Việt Nam ngày càng được chú ý.
Cho nên vấn đề quan hệ Nhật Bản - Việt Nam đã được chú ý nhiều hơn, với hàng
loạt bài báo hoặc bài nghiên cứu viết về mọi hoạt động, cũng như các vấn đề trong
quan hệ Nhật Bản - Việt Nam. Tuy nhiên, cũng giống giai đoạn trước, vấn đề này
đã được chú ý song vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ về quá trình phát
triển quan hệ Nhật Bản - Việt Nam. Một số cơng trình chuyên sâu lại chủ yếu tập
trung vào một mảng, hay một lĩnh vực trong một khoảng thời gian nào đó. Nhưng
đặc biệt các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ văn hóa Nhật Bản - Việt Nam
giai đoạn 1992 - 2013 cũng chưa có nhiều. Trên cơ sở những cơng trình nghiên cứu
nêu trên, chúng tơi cố gắng xử lý tư liệu, lựa chọn, phân tích, đánh giá, tổng kết, kế
thừa để làm rõ nội dung mà đề tài nêu ra.
3.

ục ti u, n iệm vụ n

i n cứu của đề t i

 Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và
Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2013
 Để đạt được mục tiêu trên đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ chính sau:
-

Phân tích, làm rõ cơ sở của sự phát triển quan hệ văn hóa hai nước kể
từ sau năm 1992.

-


Phân tích thực trạng quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản kể
từ năm 1992 đến năm 2013 và đưa ra nhận xét, đánh giá.

9

TIEU LUAN MOI download :


-

Phân tích triển vọng quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm
1992 đến năm 2013 và đề xuất một số gợi ý chính sách thúc đẩy hợp
tác văn hóa giữa hai nước.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và
Nhật Bản từ năm 1992 đến năm 2013.

-

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quan hệ văn hóa Việt Nam –
Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2013. Sở dĩ đề tài chọn giai đoạn này là vì
đây là giai đoạn quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản thực sự phát
triển một cách mạnh mẽ sau những thăng trầm và ngưng trệ. Năm
2013 được xem là năm hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, kỷ niệm 40
năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đề tài tập trung vào nghiên
cứu các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa hai nước và các
hình thức giao lưu văn hố. Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam và

Nhật Bản đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng trên tất cả các
lĩnh vực với những hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc nhận được sự
đón nhận nhiệt tình giữa nhân dân hai nước.

5.

P ƣơn p áp n

i n cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã sừ dụng các phương pháp sau đây
để phục vụ cho mục đích nghiên cứu có hiệu quả cao:
Phương pháp phân kỳ lịch sử: phân chia quan hệ Việt Nam – Nhật Bản theo
từng giai đoạn để nêu ra các đặc điểm cũng như đánh giá, so sánh những chuyển
biến trong mối quan hệ giữa hai nước theo từng thời kỳ.
Phương pháp chọn lọc, thống kê, phân tích, tổng hợp: luận văn sử dụng các
số liệu thống kê thứ cấp được tổng kết qua các cuộc khảo sát từ cả hai phía Việt
Nam và Nhật Bản để diễn giải, phân tích và chứng minh cho tính thuyết phục của
luận điểm được đưa ra. Ngồi ra từ nhiều nguồn tài liệu, tôi cũng đã chọn lựa những
tài liệu tin cậy mang tính chính xác cao để từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích nêu
ra những đặc trưng cơ bản trong các giai đoạn phát triển quan hệ ngoại giao văn hóa
nhằm nêu ra những mục tiêu cụ thể trong từng chương.
10

TIEU LUAN MOI download :


Phương pháp nghiên cứu khu vực được sử dụng để đánh giá tình hình
khuvực một cách tổng thể, tồn diện với những thay đổi theo thời gian, từ đó rút ra
những thuận lợi và khó khăn chi phối đến quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản và

tác động đến chính sách đối ngoại của hai nước đối với các nước khác.
6. Điểm mới v đón

óp của luận văn

Tuy trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ở
nhiều góc độ khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau nhưng mới chủ yếu ở lĩnh vực
kinh tế thương mại. Do vậy có thể coi đây là đề tài đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu
một cách tổng thể, chi tiết và hệ thống về mối quan hệ của hai nước trong lĩnh vực
văn hóa. Việc tập trung vào phân tích các hoạt động cũng như chính sách ngoại
giao văn hóa của hai nước giúp ta thấy được hai nước có nhiều điểm tương đồng.
Việt Nam – Nhật Bản không chỉ chú trọng vào quan hệ kinh tế mà thông qua các
hoạt động giao lưu văn hóa nhân dân hai nước ngày càng hiểu nhau hơn và thắt
chặt mối quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa hai bên. Chính vì vậy, đề tài giúp cho
chúng ta thấy được quan hệ văn hóa cũng là một lĩnh vực quan trọng và góp phần
khơng nhỏ vào mục tiêu và định hướng phát triển lâu dài của cả hai nước.
Bên cạnh đó, ngồi những lĩnh vực quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt
Nam – Nhật Bản như kinh tế thương mại – an ninh chính trị, nghiên cứu lĩnh vực
văn hóa đề tài này đã góp phần vào mảng nghiên cứu quan hệ văn hóa hai nước
còn hạn chế ở nước ta, mang đến một cái nhìn mới, một hướng tiếp cận mới cho
những nhà nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Để từ đó đưa ra được những
chính sách ngoại giao mới, phù hợp với tình hình phát triển của hai nước cũng như
tình hình khu vực.
Ngồi ra, đề tài cịn phân tích các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của hai
nước, vì vậy nó có giá trị tham khảo đối với những ai đang quan tâm và muốn đi
sâu vào nghiên cứu mảng giáo dục, đào tạo không chỉ về ngôn ngữ của từng nước
mà còn vạch ra được hướng đi đúng đắn trong việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến
thức và trình độ chun mơn tay nghề cao.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương

11

TIEU LUAN MOI download :


C ƣơn 1 : Cơ sở của sự phát triển quan hệ văn óa Việt Nam - Nhật Bản sau
Chiến tranh lạnh
Quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản được duy trì, phát triển và có nền
tảng vững chắc nhờ có những thuận lợi mang tính khách quan và chủ quan. Những
yếu tố nội tại trong mỗi nước cũng như yếu tố khách quan từ bên ngoài là chất xúc
tác đem đến những bước tiến dài trong quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ
văn hóa nói riêng giai đoạn 1992 – 2013. Cơ sở của sự phát triển đó trước hết là ở
những đặc điểm nổi bật trong quan hệ hai nước: tuy có nguồn gốc từ rất sớm nhưng
lại mang tính đứt đoạn, phức tạp, nhiều thăng trầm nhưng mối quan hệ này chưa
từng bị chấm dứt hoàn toàn. Ngoài ra bối cảnh quốc tế và khu vực giai đoạn sau
Chiến tranh lạnh với những xu thế mới đã đem lại nhiều thuận lợi, mở ra nhiều cơ
hội cho việc hợp tác, giao lưu giữa hai nước. Đặc biệt truyền thống hữu nghị giữa
hai dân tộc và nhân dân hai nước với nhiều điểm tương đồng về văn hóa là cầu nối
góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, củng cố mối quan
hệ và tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam – Nhật Bản. Hơn
nữa hai nước lại có cùng lợi ích củng cố hịa bình và thúc đẩy hợp tác trong khu vực
và trên thế giới cho nên cả Việt Nam và Nhật Bản đều giành cho nhau những ưu ái
nhất định trong chính sách ngoại giao của mỗi nước. Đó là những yếu tố thuận lợi,
tác động mạnh mẽ tới quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói chung và quan hệ văn hóa
Việt Nam – Nhật Bản nói riêng.
C ƣơn 2: Thực trạng quan hệ văn óa Việt Nam – Nhật Bản iai đoạn 1992 –
2013
Chặng đường 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản đã đã đạt
được những bước tiến đáng ghi nhận. Có thể nói giai đoạn từ năm 1992 đến nay là
giai đoạn sôi nổi nhất và đạt được nhiều thành tựu nhất trong chặng đường quan hệ

văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong giai đoạn này, với sự nỗ lực của cả hai
quốc gia, mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội đều phát triển vượt bậc. Quan hệ văn hóa giữa Việt
Nam và Nhật Bản tuy không diễn ra sôi động như trong lĩnh vực kinh tế, nhưng tầm
quan trọng của nó ngày càng được xác định rõ và chủ yếu diễn ra trong các lĩnh
12

TIEU LUAN MOI download :


vực: Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát
triển các hoạt động văn hóa, giáo dục; Giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa hai nước;
Đào tạo tiếng Nhật Bản tại Việt Nam và tiếng Việt Nam tại Nhật Bản; Trao đổi học
thuật, phát triển ngành nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam và nghiên cứu Việt Nam
tại Nhật Bản và cuối cùng là hoạt động tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân
hai nước. Ở lĩnh vực nào chính phủ Việt Nam – Nhật Bản cũng đều chú trọng và
tích cực đẩy mạnh, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ nhân dân hai nước.
C ƣơn 3: Triển vọng quan hệ văn óa Việt Nam – Nhật Bản và kiến nghị
c ín sác t úc đẩy hợp tác văn óa.
Tuy còn có một số trở ngại và khó khăn, song trong mối quan hệ văn hóa
Việt Nam - Nhật Bản thì mặt thuận lợi dường như vẫn chiếm ưu thế. Việt Nam
chúng ta ln coi trọng hịa bình, độc lập, phát triển và tích cực hội nhập quốc tế,
khu vực là lợi ích của nước Nhật Bản; nước ta cũng ln khẳng định chính sách lâu
dài đó là khơng ngừng củng cố phát triển và mở rộng quan hệ văn hóa với Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản cũng đã tỏ rõ sự coi trọng quan hệ với Việt Nam, ủng hộ
đường lối và chính sách của Việt Nam. Mặc dù cả hai bên ngày càng nhận thức
được tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác văn hóa giữa
hai nước Việt Nam - Nhật Bản, hai nước vẫn cần có những chính sách cụ thể trong
việc phát triển quan hệ văn hóa và cần tăng cường hiểu biết lẫn nhau bằng các cam
kết, các hiệp định và các hoạt động giao lưu trao đổi. Đối với Việt Nam, để có thể

phát triển đất nước, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì việc tranh thủ nguồn
vốn, kinh nghiệm và sự ủng hộ từ bên ngồi trong đó có Nhật Bản là điều rất quan
trọng. Đồng thời cả Việt Nam và Nhật Bản nên khai thác tốt được tiềm năng của
mỗi nước, từ đó thúc đẩy được quan hệ hợp tác và đưa mối quan hệ lên tầm cao hơn
như mong muốn của Chính phủ và nhân dân hai nước. Với những nỗ lực khơng
ngừng nghỉ của Chính phủ và nhân dân hai nước, trong tương lai quan hệ Việt Nam
– Nhật Bản nói chung và quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản nói riêng sẽ ngày
một phát triển, bền vững, sáng tạo và đạt được nhiều thành công hơn nữa

13

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG I CƠ SỞ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VĂN HÓA
VIỆT NAM - NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Khái quát về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trƣớc năm 1992
Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản cho đến trước khi bình thường hóa vào năm
1992 đã trải qua một thời gian dài đầy thăng trầm, gắn liền với những biến đổi lịch
sử của hai nước qua từng giai đoạn khác nhau và mang những đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có từ rất lâu đời. Có thể coi quan
hệ Nhật - Việt bắt đầu từ thế kỷ thứ XV [74] được đánh dấu bằng việc buôn bán
giữa hai nước thông qua những thuyền buôn đến từ Nhật Bản. Nhưng sự xuất hiện
của người Nhật ở Việt Nam và người Việt ở Nhật Bản thì sớm hơn rất nhiều. Theo
những tư liệu lịch sử của Nhật Bản, người Việt Nam đầu tiên đã có mặt tại Nhật
Bản là một phái đồn các nhà sư Việt Nam sang Nhật Bản dự lễ khánh thành bức
tượng Phật tại chùa Todaiji của cố đô Nara năm 752. Và người Nhật Bản đầu tiên
có mặt ở Việt Nam là ông Nakamaro Abe - một người đã sang học tập tại Trung
Quốc đời Đường với tư cách là sứ giả sang nhà Đường, ông được triều đình Trung
Quốc cử sang Việt Nam làm Tiết độ sứ và đã có cơng trong việc hịa giải tranh chấp

giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới với Vân Nam.
Tuy nhiên quan hệ Việt – Nhật chính thức bắt đầu từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế
kỷ XVII, khi Mạc Phủ bắt đầu cấp giấy phép cho tàu bn Nhật ra nước ngồi. Giai
đoạn 1604-1634 là giai đoạn Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy bn bán với nước
ngồi, nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam trở thành một
trong những bạn hàng lớn của Nhật Bản lúc bấy giờ và vai trò của các thương nhân
Nhật Bản rất quan trọng, góp phần gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động ngoại
thương nơi các khu vực họ lui tới buôn bán. Họ đã đến nhiều địa điểm ở Việt Nam,
nhất là những vùng ven biển khắp từ Bắc chí Nam. Họ đã mở phố bn bán hàng
hóa tại nhiều địa điểm từ Nghệ An trở ra. Phố Hiến trở thành trung tâm ngoại
thương lớn nhất ở Đàng Ngồi. Cịn ở Đàng Trong, Hội An được xem là chiếc cầu
nối liền giữa hai dân tộc với những dấu ấn đậm nét như chiếc cầu Nhật Bản hay
những trung tâm buôn bán sầm uất cùng với nhiều cơng trình xây dựng. Mặc dù vậy
quan hệ giao lưu giữa hai nước vào giai đoạn này diễn ra khá ngắn ngủi.
14

TIEU LUAN MOI download :


Thứ hai, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mang tính đứt đoạn. Vào
đến giữa thế kỷ XVII, chế độ phong kiến ở Việt Nam đã bắt đầu suy thoái, chiến
tranh và nội chiến liên miên. Trong khi đó, Nhật bắt đầu thi hành “Quốc sách biệt
lập”, đóng cửa chặt chẽ với bên ngồi. Do đó, quan hệ giao lưu giữa hai nước bị
ngưng trệ trong một thời gian dài. Cho đến sau thế kỷ XIX, khi Nhật Bản khởi đầu
công cuộc Minh Trị Duy Tân, cũng là lúc thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt
Nam. Trong bối cảnh Việt Nam bị ách thống trị của thực dân Pháp nhiều sĩ phu yêu
nước Việt Nam hy vọng rằng có thể dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Phong trào Đông Du do nhà yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo từ
những thập niên đầu thế kỷ XX, đã đưa nhiều thanh niên yêu nước Việt Nam sang
Nhật Bản để học tập. Vào thời điểm cuối năm 1908, số lượng học sinh ở Nhật Bản

đã lên đến gần 200 người [71]. Đông Kinh Nghĩa Thục đã được ra đời ở Việt Nam
như là một nhịp cầu văn hóa đặc sắc và ấn tượng.
Phong trào Đông Du cùng những hoạt động sôi nổi và những tác phẩm tràn
đầy nhiệt huyết của Phan Bội Châu kết hợp với phong trào Duy Tân, hoạt động của
Đông Kinh Nghĩa Thục ở trong nước thực sự đã làm thức tỉnh nhân dân cả nước,
tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức tư tưởng và hình thái đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Phong trào yêu nước của nhân dân Việt
Nam chuyển hướng mạnh mẽ từ hệ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ và
làm dấy lên sức mạnh của dân tộc, kết hợp với tư tưởng tiên tiến của thời đại lúc
bấy giờ. Tuy nhiên sau đó, Pháp và Nhật đã câu kết với nhau. Giới cầm quyền Nhật
Bản đã đàn áp phong trào Đông Du nhằm đổi lấy quyền lợi mà Pháp giành cho Nhật
ở Đông Dương. Đến năm 1909, phong trào Đơng Du chấm dứt và những năm sau
đó quan hệ giữa hai nước trở nên rất mờ nhạt.
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi mở cửa quan hệ trở lại với thế giới,
nước Nhật lại theo đuổi chính sách bành trướng, biến các nước Đơng Nam Á, trong
đó có Việt Nam thành thuộc địa của mình. Xiềng xích nơ lệ và những hậu quả nặng
nề mà Nhật Bản gây ra cho Việt Nam trong thời gian chiếm đóng (1941 - 1945) đã
để lại ấn tượng xấu nhất cho mỗi người dân Việt Nam khi nhớ về quân đội Nhật.

15

TIEU LUAN MOI download :


Trong những năm tháng có mặt tại Việt Nam, chính quyền Nhật khi đó đã
thực hiện chính sách truyền bá văn hóa Nhật Bản; một số thanh niên Việt Nam được
đưa sang Nhật du học và ngược lại cũng có một số thanh niên Nhật Bản được đưa
sang học tiếng Việt tại Việt Nam. Năm 1945, sự kiện Nhật bại trận tuyên bố đầu
hàng quân Đồng Minh đã khép lại một giai đoạn đen tối nhất trong quan hệ giữa hai
nước để bước vào một thời kỳ mới với những giai đoạn phát triển quan hệ giữa hai

nước mang những đặc thù khác nhau.
Thứ ba, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là một mối quan hệ phức tạp. Bởi từ
năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Việt Nam được chia cắt làm hai miền
và quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản lúc này được chia làm hai luồng: chính
quyền Miền nam Việt Nam với Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa ở miền Bắc với Nhật Bản.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, mối quan hệ của Nhật chủ yếu chỉ gắn chặt
vào mối quan hệ với Mỹ. Chính sách đối với Việt Nam của Nhật Bản hầu như chỉ
tập trung vào việc phục vụ cho chiến lược của Mỹ với khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương, đặc biệt là Đơng Nam Á. Nhật Bản đã thiết lập quan hệ với Việt Nam cộng
hòa và ký các hiệp ước bồi thường Chiến tranh với Chính phủ Sài Gịn. Tuy trong
quan hệ với chính quyền Sài Gòn, Nhật Bản nhận được nhiều thuận lợi nhưng vẫn
chưa phần nào tin tưởng. Vì thế mà Nhật Bản ủng hộ Mỹ trong chiến tranh với Việt
Nam về tinh thần và tiền bạc nhưng lại không trực tiếp can thiệp về qn sự mà cịn
thực hiện chính sách mềm mỏng với cả hai Chính phủ ở Việt Nam.
Quan hệ của Nhật Bản với chính quyền Bắc Việt Nam, giai đoạn đầu do bị
Mỹ khống chế nên Nhật Bản có chính sách chống đối cách mạng Việt Nam bằng
cách giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Mặc dù trong quan hệ với Chính
phủ Nhật Bản, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của
Chính phủ Nhật nhưng về cơ bản Nhật Bản vẫn biểu lộ sự lạnh nhạt. Tuy nhiên, khi
nhận thấy Mỹ sẽ thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam thì Nhật Bản lại có
thái đội mềm dẻo hơn, muốn làm cầu nối giữa hai nước Mỹ - Việt và muốn đăt quan
hệ với Bắc Việt Nam nhưng chưa được chấp thuận. Mãi tới những năm 1970 quan
hệ giữa hai bên mới được khai thông. Trải qua bao nhiêu năm lịch sử quan hệ Việt
16

TIEU LUAN MOI download :


Nam - Nhật Bản đã có nhiều thăng trầm. Mốc lịch sử quan trọng đặc biệt đã được

mở ra vào ngày 21 tháng 9 năm 1973 khi Nhật Bản chính thức đặt quan hệ ngoại
giao với miền Bắc Việt Nam. Sau đó, vào tháng 7 năm 1976 khi Việt Nam đã hồn
tồn thống nhất đất nước thì quan hệ ngoại giao đó đã trở thành quan hệ ngoại giao
của hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Trên thực tế mối quan hệ này đã được mở ra
từ thời điểm ký kết Hiệp định Paris, bởi vì trước đó Bắc Việt Nam được coi là kẻ
thù của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Sau sự kiện 30 - 4 - 1975, dường như
khơng cịn một trở ngại nào cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản
mà nó cịn tạo cơ hội cho Nhật Bản thực hiện một chính sách thống nhất với Việt
Nam. Ngày 8 - 5 - 1975, Tham tán đại sứ Nhật là Watanabe đã trao cơng hàm chính
thức cho Ủy ban qn quản Sài Gịn. Tiếp sau đó vào năm 1976, Nhật Bản đã khẳng
định chính sách của mình với các nước Đơng Dương trong đó có Việt Nam là cố
gắng thiết lập những quan hệ tốt đẹp, viện trợ cho công cuộc tái thiết kinh tế đóng
góp vào hịa bình và phát triển ở khu vực và ở Đơng Dương. Về phía mình, Chính
phủ Việt Nam đã thực hiện một chính sách ngoại giao cởi mở đã tạo ra cơ hội mới
trong quan hệ Việt - Nhật, chấm dứt giai đoạn trì trệ trong quan hệ hai nước. Đối
với Việt Nam, Nhật Bản không chỉ là một cường quốc kinh tế, mà cịn có vai trị
chính trị quan trọng và có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến ở Châu Á. Vì vậy, Chính
phủ Việt Nam rất coi trọng sự phát triển quan hệ với Nhật Bản, đặc biệt là quan hệ
về kinh tế. Trong bối cảnh chung của hai nước, việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác Việt
- Nhật là yêu cầu cấp bách từ hai phía vì lợi ích của cả hai quốc gia.
Có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn 1973 - 1977, quan hệ Việt Nam - Nhật
Bản diễn ra hết sức thuận lợi và đạt được hai thành cơng nổi bật. Thứ nhất là bình
thường hóa quan hệ ngoại giao, đây là bước đi đầu tiên và cần thiết nhằm tạo điều
kiện để xúc tiến và mở rộng các quan hệ khác. Thứ hai là Chính phủ Nhật Bản
quyết định viện trợ ODA cho Việt Nam, điều này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
trong bối cảnh Việt Nam vừa bước ra khỏi chiến tranh và đang thực hiện công cuộc
phục hồi nền kinh tế. Cùng với sự tăng cường viện trợ kinh tế từ phía Nhật Bản,
quan hệ trao đổi văn hóa giữa hai nước trở nên khởi sắc hơn.
Thứ tư quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trải qua nhiều thăng trầm qua từng thời
17


TIEU LUAN MOI download :


kỳ. Việc Mỹ bị thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam và sự thay đổi chiến lược
của họ với khu vực Đông Nam Á đã tạo ra "một khoảng trống quyền lực" được coi
là nhân tố quốc tế thuận lợi thúc đẩy Nhật Bản mở rộng tầm ảnh hưởng ra tồn khu
vực Đơng Nam Á. Sự ra đời của học thuyết Fukuda vào tháng 8 năm 1977 xác nhận
chính thức chính sách ngoại giao Đơng Nam Á mới của Nhật Bản thời kỳ sau chiến
tranh Việt Nam. Chủ trương của Nhật Bản là đóng vai trị cầu nối, tích cực góp
phần duy trì hịa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, và đánh giá Việt Nam sẽ
đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp này. Tuy nhiên do cuộc chiến tranh dẹp bỏ
chế độ diệt chủng Pôn Pốt của Việt Nam ở Campuchia mà quan hệ giữa hai nước đã
bị giảm đi. Quan hệ hai nước vừa ấm lên chưa được bao lâu đã chuyển sang giai
đoạn lạnh nhạt kéo dài 12 năm (1979 - 1991), các mặt hợp tác giao lưu giảm xuống
mức thấp nhất sau khi Nhật Bản tuyên bố cắt viện trợ đối với Việt Nam. Mặc dù
vậy, hai bên tiếp tục giữ mối quan hệ. Chỉ sau khi Việt Nam đi vào thực hiện đường
lối "Đổi mới" từ năm 1986, từng bước rút quân khỏi Campuchia, giao lưu hai nước
bắt đầu được nối lại, quan hệ Việt Nam - Nhật bản cũng từng bước được cải thiện.
Cho dù quan hệ ngoại giao đã chính thức được thiết lập từ thập niên 1970
song trên thực tế quan hệ này thực sự có bước phát triển vững chắc là từ những năm
1990 trở lại đây. Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc và việc Việt Nam thực hiện công
cuộc đổi mới kinh tế, thực thi chính sách đa phương hóa các quan hệ đối ngoại,
quan hệ Việt - Nhật bắt đầu có những bước cải thiện rõ rệt. Có thể nói thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh là thời kỳ thăng hoa của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Như vậy có thể thấy từ khi quan hệ Việt Nam và Nhật Bản được hình thành
cho đến năm 1991 tuy quan hệ giữa hai nước có phần bị gián đoạn nhưng không bị
chấm dứt hẳn, một số giao lưu kinh tế, văn hóa vẫn tiếp tục được duy trì. Quan hệ
Việt Nam - Nhật Bản đã đi được một bước dài cùng với việc vị trí quốc tế của cả
hai nước đều được nâng cao cũng như vị trí của từng nước trong chính sách đối

ngoại của nhau, truyền thống hữu nghị giữa hai nước đã tạo nên cơ sở thiết yếu cho
sự phát triển quan hệ hợp tác và sự hiểu biết giữa hai dân tộc trong thời kỳ sau này.

18

TIEU LUAN MOI download :


1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực kể từ sau Chiến tranh lạnh
1.2.1. Bối cảnh quốc tế
Đầu tiên phải kể đến sự kiện sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ dẫn đến trật tự thế giới hai cực được hình
thành từ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai tan vỡ. Một thời kỳ mới với những
thay đổi căn bản và cả những đảo lộn bất ngờ đã bắt đầu.
Thế giới đã có những chuyển biến mạnh mẽ, chứa đựng những xu hướng vận
động đan xen phức tạp. Sự đổ vỡ của hệ thống quan hệ quốc tế hai cực đứng đầu là
Liên Xô và Mỹ. Mơi trường an ninh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc và rộng khắp
từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và ở mọi phương diện. Thế giới đang trong
quá trình chuyển tiếp sang trật tự thế giới mới với xu thế nổi trội là đa cực, đa trung
tâm. Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất với ưu thế vượt trội cả về
kinh tế, quân sự, chính trị và khoa học kỹ thuật dẫn đến cuộc đấu tranh giữa Mỹ và
các cường quốc tư bản hàng đầu trở nên gay gắt. Hơn nữa, trong bối cảnh thế giới
hai cực bị đổ vỡ, ý thức độc lập tự chủ của các dân tộc ngày càng tăng lên, đặc biệt
là các nước phát triển. Cuộc đấu tranh của họ địi quyền bình đẳng trong quan hệ
quốc tế gặp phải khơng ít trở ngại từ phía các nước lớn muốn áp đặt quan điểm của
mình trong việc giải quyết các vấn đề sau Chiến tranh lạnh. Các trung tâm kinh tế
quốc tế và các cường quốc khu vực như Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Nga đều
gắng sức tạo dựng cho mình một vị thế có lợi hơn để chia sẻ quyền lực chi phối đời
sống chính trị quốc tế.
Trong bối cảnh thế giới đang từng bước quá độ từ trật tự thế giới cũ sang trật

tự thế giới mới theo chiều hướng đa cực hóa, lợi ích dân tộc và lợi ích khu vực cịn
q khác nhau, nên xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các nước lớn là xu hướng vừa
hợp tác lại vừa đấu tranh với nhau. Xu thế đa cực hóa vừa là kết quả, vừa là tác
nhân của sự cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn. Sự đấu tranh giữa
chủ trương xây dựng một thế giới đơn cực của Mỹ và sự phấn đấu cho một thế giới
đa cực trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ giành được chỗ đứng cho
mình là một cuộc ganh đua lâu dài, khó khăn và cịn ẩn chứa nhiều bất trắc. Các
nước lớn đều muốn khẳng định vai trò, độc lập trong việc giải quyết các vấn đề
19

TIEU LUAN MOI download :


×