Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Tài liệu Bài giảng Kiến trúc của hệ vi xử lý docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 256 trang )






Bài giảng
Kiến trúc của hệ vi xử lý
OPEN.PTIT.EDU.VN
LỜI NÓI ĐẦU


Các bộ vi xử lý ra đời đem lại bước ngoặt trong khoa học kỹ thuật, các thiết bị trở nên
thông minh hơn nhờ sự điều khiển theo chương trình. Vi xử lý đang dần có mặt trong hầu hết các
máy móc thiết bị dân dụng cũng như công nghiệp. Vì vậy việc học tập nghiên cứu ứng dụng vi xử
lý trong trường học là một nhu cầu hết sức cần thiết.
Để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy môn học Kỹ thuật vi xử lý cho các lớp đại học từ xa
chuyên nghành điện tử viễn thông, bài giảng vi xử lý được biên soạn với mục đích cung cấp cho
sinh viên các kiến thức cơ sở cần thiết sử dụng cho việc nghiên cứu ứng dụng các hệ thống vi xử
lý trong kỹ thuật và đời sống. Bài giảng bao gồm 8 chương với các nội dung chính như sau:
Chương 1 cung cấp các khái niệm cơ bản về vi xử lý và hệ thống của nó.
Chương 2 mô tả cấu trúc, các khối chức năng trong các bộ vi xử lý họ Intel 80x86, mà chủ
yếu là CPU 80286. Ngoài ra trong chương này còn giới thiệu về các tính năng của các bộ vi xử lý
thế hệ sau 80286 như 80386, 80486, Pentium.
Chương 3 mô tả về cấu trúc lệnh, các chế độ định vị địa chỉ và tập lệnh chi tiết của vi xử
lý 80286. Cho phép sinh viên rút ra được các kiến thức chung nhất về các lệnh vi xử lý và cách
tiếp cận trong việc lập trình bằng các lệnh hợp ngữ. Ngoài ra chương này còn đề cập tới các vấn
đề về lập trình hợp ngữ trên máy vi tính bao gồm: cấu trúc câu lệnh, cách khai báo dữ liệu, khung
chương trình hợp ngữ, các cấu trúc lập trình cơ bản, và các ví dụ cơ bản rèn luyện kỹ năng lập
trình bằng các lệnh gợi nhớ của vi xử lý.
Chương 4 cung cấp các kiến thức về việc thiết kế các hệ thống vi xử lý chuyên dụng bao
gồm cả việc thiết kế hệ thống phần cứng và phần mềm vi xử lý.


Chương 5 mô tả về cấu trúc hoạt động của các vi mạch hỗ trợ vào ra song song 8255 và
vào ra nối tiếp 8251.
Chương 6 mô tả về vi điều khiển 8051 bao gồm về cấu trúc các khối mạch phần cứng, về
tập lệnh và lập trình cho vi điều khiển 8051.
Chương 7 mô tả việc thiết kế hệ thống đo độ rộng xung và truyền dữ liệu nối tiếp bằng
8051. Với các ví dụ này sinh viên có thể tiếp cận về việc thiết kế các ứng dụng nhỏ dùng vi điều
khiển.
Chương 8 là các giới thiệu về bộ vi điều khiển 32 bit của Motorola MC68332. Đây là bộ
vi điều khiển có các tính năng rất mạnh được ứng dụng nhiều trong các thiết bị điều khiển hiện
nay.
Mong rằng tập bài giảng này đáp ứng được nhu cầu giảng dạy môn học kỹ thuật vi xử lý
tại học viện, và kích thích được sự hứng thú của học sinh – sinh viên trong việc nghiên cứu ứng
dụng vi xử lý trong kỹ thuật và đời sống hàng ngày. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
để bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn.

Tác giả



OPEN.PTIT.EDU.VN

MỤC LỤC Trang


Chương 1 : Kiến trúc của hệ vi xử lý (2 tiết)

1.1 Tổ chức chung của hệ vi xử lý
1.1.1. Công nghệ LSI và sự ra đời của bộ vi xử lý.
1.1.2. Phần cứng và phần mềm của hệ thống vi xử lý.
1.1.3. Tổng quan về phần cứng hệ thống vi xử lý.

1.1.4. Tổng quan về phần mềm và sự phát triển của ngôn ngữ phần mềm.
1.2 Tổ chức bộ nhớ của hệ vi xử lý
1.2.1 Cấu trúc và nguyên tắc làm việc của bộ nhớ ROM , EPROM .
1.2.2 Cấu trúc và nguyên tắc làm việc của bộ nhớ SRAM , DRAM .
1.2.3 Tổ chức bộ nhớ
1.3 Vào ra trong hệ thống vi xử lý.
1.3.1 Cấu trúc và nguyên tắc làm việc của cổng vào / ra.
1.3.2 Mạch ba trạng thái và mạch cài
1.3.3 Các cổng vào / ra đơn giản.
Chương 2 : Nguyên tắc làm việc của bộ vi xử lý họ 80X86 Intel (6 tiết)

2.1 Cấu trúc của bộ vi xử lý 80286 Intel
2.1.1 Sơ đồ khối của bộ vi xử lý 80286 Intel
2.1.2 Khối tạo địa chỉ (AU)
2.1.3 Khối ghép kênh (BU)
2.1.4 Khối lệnh (IU)
2.1.5 Khối thực hiện lệnh (EU)
2.2 Các thanh ghi của bộ vi xử lý 80286 Intel .
2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các thanh ghi đa năng .
2.2.2 Các thanh ghi quản lý đoạn
2.2.3 Thanh ghi cờ trạng thái
2.2.4 Các thanh ghi đặc biệt
2.3 Nguyên tắc làm việc của bộ vi xử lý 80286 Intel .
2.3.1 Định nghĩa chu kỳ lệnh và chu kỳ máy
2.3.2 Quản lý bộ nhớ thực và bộ nhớ ảo
2.3.3 Trạng thái bộ vi xử lý khi khởi động
2.3.4 Chế độ ngắt và các đầu ngắt của bộ vi xử lý
2.4 Các bộ vi xử lý cấp cao của Intel



Chương 3 : Lập trình Assembly cho hệ vi xử lý Intel (6 tiết)

3.1 Cấu trúc của hợp ngữ.
3.1.1 Bộ ký tự từ khóa của hợp ngữ
3.1.2 Các lệnh chỉ dẫn trong hợp ngữ
3.1.3 Khung của file chương trình nguồn Assembly
3.2 Tập lệnh của bộ vi xử lý 80X86 Intel
3.2.1 Nhóm lệnh chuyển dữ liệu


1

1
1
2
3
4
4
5
7
7
10
10
10
11

14

14
15

15
15
15
15
15
16
17
18
20
21
21
25
35
36
40


43

43
44
44
48
50
54
OPEN.PTIT.EDU.VN
3.2.2 Nhóm lệnh xử lý dữ liệu.
3.2.3 Nhóm lệnh chuyển điều khiển
3.3 Lập trình hợp ngữ cho hệ vi xử lý Intel
3.3.1 Lập trình chuyển mảng dữ liệu

3.3.2 Lập trình chuyển đổi mã (nhị phân , hexa , thập phân , ascii)
3.3.3 Lập trình điều khiển thiết bị ngoại vi

Chương 4 : Thiết kế hệ vi xử lý chuyên dụng (6 tiết)

4.1 Trình tự thiết kế hệ vi xử lý chuyên dụng
4.2 Tổ chức phần cứng cho hệ vi xử lý chuyên dụng .
4.2.1 Lựa chọn bộ vi xử lý
4.2.2 Tổ chức không gian nhớ thực và định vị ROM , RAM
4.2.3 Thiết kế các ngoại vi theo yêu cầu
4.3 Xây dựng phần mềm cho hệ vi xử lý
4.3.1 Xây dựng thuật toán và lưu đồ thuật toán cho hệ vi xử lý
4.3.2 Viết chương trình nguồn bằng Assembly cho hệ vi xử lý
4.4 Dịch và nạp chương trình vào ROM cho hệ vi xử lý

Chương 5 : Các chip IC hỗ trợ cho hệ vi xử lý (4 tiết)

5.1 Chip vào / ra lập trình 8255
5.1.1 Cấu trúc của chip 8255
5.1.2 Các chế độ làm việc của chip 8255
5.1.3 Kết nối 8255 với hệ thống vi xử lý
5.1.4 Lập trình khởi tạo chế độ làm việc cho chip 8255
5.2 Chip truyền tin nối tiếp USART 8251
5.2.1 Chế độ truyền tin đồng bộ và cận đồng bộ
5.2.2 Cấu trúc của chip USART 8251
5.2.3 Các chế độ làm việc của chip USART 8251
5.2.4 Ghép chip USART 8251 với hệ vi xử lý
5.2.5 Lập trình khởi tạo chế độ làm việc cho chip USART 8251

Chương 6 : Vi điều khiển 8 bit 8051 (8 tiết)


6.1 Cấu trúc và chức năng của vi điều khiển 8051.
6.1.1. Giới thiệu về các bộ vi điều khiển.
6.1.2. Cấu trúc tổng quát của các bộ vi điều khiển.
6.1.3. Mô tả phần cứng các bộ vi điều khiển họ MSC-51
6.2 Giao tiếp với bộ nhớ ngoài cho vi điều khiển 8051.
6.2.1. Truy xuất bộ nhớ chương trình bên ngoài.
6.2.2. Truy xuất bộ nhớ dữ liệu bên ngoài.
6.2.3. Bộ nhớ ngoài sử dụng chung cho chương trình và dữ liệu
6.3 Hoạt động timer của 8051
6.3.1. Giới thiệu.
6.3.2. Các chế độ timer và cờ báo tràn.
6.3.3. Nguồn xung nhịp.
6.3.4. Cho chạy, dừng và điều khiển các timer.
6.3.5. Khởi động và truy xuất các thanh ghi timer.
56
61
62
63
64
67

72

72
74
74
74
78
82

82
87
87

92

92
92
93
98
99
101
101
104
106
107
110

120

120
120
120
121
130
131
131
134
134
134

136
137
138
139
OPEN.PTIT.EDU.VN
6.4 Bộ điều khiển truyền tin nối tiếp UART của 8051.
6.4.1 Giới thiệu.
6.4.2 Thanh ghi điều khiển cổng nối tiếp.
6.4.3 Các chế độ hoạt động
6.4.4 Khởi động và truy xuất các thanh ghi cổng nối tiếp
6.4.5 Truyền thông tin trong hệ thống đa xử lý.
6.4.6 Tốc độ cổng nối tiếp.
6.5 Ngắt của vi điều khiển 8051.
6.5.1. Giới thiệu.
6.5.2. Tổ chức ngắt của 8051.
6.5.3. Các vector xử lý ngắt.
6.5.4. Thiết kế chương trình dùng các ngắt.
6.5.5. Các ngắt của 8051
6.6 Tập lệnh và hướng dẫn lập trình trên 8051.
6.6.1 Các chế độ địa chỉ.
6.6.2 Tập lệnh của 8051.
6.6.3 Chương trình hợp ngữ 8051.
6.7 Bộ nhớ ROM của vi điều khiển 8051.

Chưong 7 : Thiết kế hệ thống chuyên dụng trên on – chip 80C51 (4 tiết)

7.1 Thiết kế hệ đo thông số tín hiệu xung
7.1.1 Nguyên tắc đo độ rộng xung
7.1.2 Sơ đồ phần cứng của hệ đo
7.1.3 Xây dựng chương trình điều khiển

7.2 Thiết kế hệ truyền tín hiệu nối tiếp
7.2.1 Sơ đồ kết nối phần cứng hệ thống vi điều khiển truyền dữ liệu nối tiếp.
7.2.2 Xây dựng chương trình điều khiển.

Chương 8 : Vi điều khiển 32 bit MC68332 (9 tiết)

8.1 Cấu trúc và chức năng thành phần của on – chip 32 bit MC68332
8.2. Mô đun tích hợp hệ thống SIM.
8.2.1. Khối định cấu hình và bảo vệ hệ thống.
8.2.2. Khối tạo clock cho hệ thống.
8.2.3. Khối giao tiếp BUS bên ngoài.
8.2.4. Khối tạo tín hiệu chọn mạch.
8.2.5. Các ngõ vào ra đa dụng.
8.2.6. Reset
8.2.7. Ngắt
8.2.8. Khối kiểm tra phần cứng
8.3 Bộ vi xử lý
8.3.1. Các mô hình lập trình.
8.3.2. Thanh ghi trạng thái chương trình
8.3.3. Chế độ gỡ rối.
8.4 Khối xử lý thời gian TPU
8.4.1. Các khối chức năng trong TPU.
8.4.2. Các chức năng thới gian của TPU.
8.5 Mô đun nối tiếp theo hàng đợi QSM
140
140
140
141
143
145

145
147
147
148
149
151
152
153
153
157
159
168

173

173
173
174
175
181
181
181

189

189
191
195
195
195

196
197
198
199
200
200
201
202
203
203
204
206
210
OPEN.PTIT.EDU.VN
8.6 TRURAM
8.6.1. Khối thanh ghi của TPU RAM.
8.6.2. Hoạt động của TPURAM
8.7 Lập trình hợp ngữ cho vi điều khiển MC68332
8.7.1 Các chế độ địa chỉ trong chương trình hợp ngữ MC68332.
8.7.2 Tập lệnh của MC68332
8.7.3 Khuôn dạng chương trình nguồn.
8.7.4 Lập trình khởi động SIM.
8.7.5 Lập trình định cấu hình cho RAM nội.
8.7.6 Lập trình cho QSM.
8.7.7 Lập trình cho TPU.
HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP SỐ BÀI TẬP

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TÀI LIỆU THAM KHẢO







212
213
214
214
214
215
225
227
229
229
232

237

246

251


OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC CỦA HỆ THỐNG VI XỬ LÝ

Giới thiệu:

Trước hết trong chương này sinh viên cần nắm được các khái niệm về bộ vi xử lý như :
mục đích sự ra đời của bộ vi xử lý, các khối chức năng cơ bản của bộ vi xử lý, nguyên tắc xử lý
các công việc và bài toán của bộ vi xử lý, lệnh của bộ vi xử lý, chương trình mà các bộ vi xử lý
thực hiện, chức năng của phần cứng và phần mềm trong hệ thống vi xử lý, các khối chức năng
phần cứng trong hệ thống vi xử lý và chức năng của chúng, các tín hiệu kết nối các khối chức
năng phần cứng, phần mềm phát triển của ngôn ngữ phần mềm hệ thống vi xử lý, lệnh mã máy,
lệnh gợi nhớ, nguyên tắc hình thành ngôn ngữ cấp cao, các chương trình hợp ngữ, các chương
trỉnh ngôn ngữ cấp cao và việc thực hiện các chương trình này trong hệ thống vi xử lý.
Tiếp theo chương này cung cấp các kiến thức về bộ nhớ bán dẫn. Sinh viên cần nắm được
nguyên tắc hoạt động của bộ nhớ bán dẫn, sự khác nhau giữa các bộ nhớ ROM và các bộ nhớ
RAM, giữa các loại bộ nhớ ROM và giữa các loại bộ nhớ RAM, và quan trọng nhất là các tổ chức
các bộ nhớ trong hệ thống vi xử lý, phương pháp giải mã địa chỉ bộ nhớ trong các hệ thống vi xử
lý.
Phần cuối cùng sinh viên cần nắm được các kiến thức về vào ra, cấu trúc của các vi mạch
số đệm, cài và nguyên tắc làm việc của chúng trong các hệ thống vi xử lý, trạng thái trở kháng cao
và ý nghĩa của chúng trong kết nối hệ thống vi xử lý. Và cũng giống như bộ nhớ cần nắm rõ
nguyên tắc giải mã địa chỉ vào ra trong các hệ thống vi xử lý.

1.1. TỔ CHỨC CHUNG CỦA HỆ THỐNG VI XỬ LÝ
1.1.1. Công nghệ LSI và sự ra đời của các bộ vi xử lý
Trong kỹ thuật số, chúng ta đã được làm quen với công nghệ chế tạo bán dẫn cho phép đặt
nhiều cổng logic trong một vi mạch (hay một mạch tích hợp IC – Integrated Circuits) với diện tích
khoảng vài mm
2
. Nếu số cổng nhỏ hơn 15 đơn vị cổng, chúng được gọi là mạch tích hợp mật độ
nhỏ SSI (Small Scale Integration). Từ 15 tới 100 đơn vị cổng được gọi là mạch tích hợp mật độ
vừa MSI, trên 100 cổng là mạch tích hợp mật độ cao LSI và hàng triệu đơn vị cổng được gọi là
mạch tích hợp mật độ rất cao VLSI.
Với công nghệ chế tạo bán dẫn trên, hàng ngàn loại IC số khác nhau ra đời với các chức năng
khác nhau, nhưng chúng đều có các tính chất chung như:

- Đều được kết nối từ các cổng logic cơ bản.
- Dữ liệu số đưa tới các ngõ vào sẽ được biến đổi theo một hàm số nhất định thành dữ liệu trên
các ngõ ra.
Với cấu hình nối cứng các cổng logic cơ bản để tạo thành một IC số với một chức năng cụ
thể như trên, làm việc sử dụng các IC số có các nhược điểm như: cùng một chức năng nhưng sử
dụng nhiều lần trong mạch, sẽ phải sử dụng nhiều IC số. Khi muốn thực hiện các công việc khác
nhau, cần thực hiện các mạch số khác nhau. Ví dụ, một công việc yêu cầu hai phép cộng nhị phân
sẽ phải sử dụng hai IC cộng khác nhau. Nếu có nhiều hơn một phép tính so với mạch đã thực hiện
sẽ cần phải làm một mạch khác.
Với sự ra đời của công nghệ LSI, cho phép tích hợp rất nhiều cổng logic trong một vi mạch
nhỏ, người ta nghĩ đến chuyện thiết kế một IC số có thể thực hiện mọi chức năng số mà không cần
phải thay đổi mạch điện. Nguyên tắc thực hiện của loại IC số này có thể biểu diễn trong sơ đồ
khối hình 1.1.
1
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
Sơ đồ bao gồm khối các hàm số cơ bản và các bộ đệm được kết nối với nhau thông qua
các mạch kiểm soát (không kết nối cố định, mà chỉ kết nối khi có các tín hiệu cho phép). Dữ liệu
có thể di chuyển từ bộ đệm này tới bộ đệm khác và từ các bộ đệm tới xử lý tại các hàm cơ bản khi
có các tín hiệu cho phép thích hợp. Một chức năng số phức tạp (một bài toán hay một công việc
nào đó), thay vì phải thực hiện bằng một mạch số nối cứng, có thể thực hiện từng bước bằng cách
tuần tự thực hiện các hàm số cơ bản trong IC này. Với cấu hình này, sơ đồ có thể thực hiện mọi
chức năng số phức tạp mà không cần thay đổi mạch kết nối các IC số. Đây là cấu hình cơ bản nhất
của một bộ vi xử lý.















Chọn hàm
xử lý dữ
liệu
Chọn bộ đệm
cung cấp dữ
liệu

Các hàm số cơ bản
Bộ đệm Bộ đệm Bộ đệm Bộ đệm

Hình 1.1: Sơ đồ khối cấu tạo cơ bản của vi xử lý.

Như vậy vi xử lý là một IC số có tất cả các hàm số cơ bản, để thực hiện một chức năng số
phức tạp nó sẽ tuần tự thực hiện các chức năng số cơ bản theo một trình tự thích hợp. Để thực
hiện một chức năng số cơ bản, cần phải cung cấp cho vi xử lý các tín hiệu chọn dữ liệu trong các
bộ đệm và tín hiệu chọn hàm số xử lý dữ liệu đó. Công việc này được gọi là cung cấp một lệnh
cho vi xử lý. Để thực hiện một bài toán hay một công việc nào đó, cần phải thực hiện tuần tự các
hàm số cơ bản theo một trình tự nhất định, có nghĩa là phải cung cấp cho vi xử lý một tập hợp các
lệnh sắp xếp theo một giải thuật hợp lý gọi là một chương trình.

1.1.2. Phần cứng và phần mềm của hệ thống vi xử lý
Với cấu tạo bao gồm các hàm số cơ bản và các bộ đệm như đã mô tả ở trên, các bộ vi xử

lý không thể hoạt động một mình, mà chúng cần được kết nối ghép với các mạch phụ cận như:
mạch cung cấp xung nhịp, bộ nhớ lưu trữ chương trình, các giao tiếp để liên lạc với người sử dụng
hay thiết bị điều khiển. Nguyên tắc cấu tạo và cách thức kết nối giữa vi xử lý và các mạch phụ cận
cần thiết của nó được gọi là công nghệ phần cứng của hệ thống vi xử lý (Hardware).






Hệ thống mạch
điện tử số
Các thiết bị xuất
nhập và chấp hành
điều khiển
Các chương trình
phần mềm
Hình 1.2: Sơ đồ khối mô tả hoạt động của hệ thống vi xử lý.

Để hệ thống mạch phần cứng đã được kết nối đúng có thể thực hiện một bài toán, một
công việc, cần cung cấp cho vi xử lý một chương trình thích hợp. Công việc tạo ra các chương
2
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
trình cung cấp cho các hệ thống vi xử lý hoạt động được gọi chung là công nghệ phần mềm
(Software). Có thể mô tả cơ chế của một hệ thống vi xử lý trên hình 1.2.

1.1.3. Tổng quát về phần cứng hệ thống vi xử lý
Phần cứng một hệ thống vi xử lý bao gồm 3 khối mạch chính trên hình 1.3 bao gồm:
- Bộ vi xử lý, hay còn được gọi là đơn vị xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit) có

nhiệm vụ thực hiện tất cả các lệnh mà chương trình yêu cầu. Nó đóng vai trò là chủ trong hệ
thống, quyết định sự hoạt động của các linh kiện khác trong mạch.
- Khối bộ nhớ lưu trữ các chương trình cung cấp cho vi xử lý thực hiện, ngoài ra nó còn sử
dụng lưu trữ các biến trung gian cũng như cuối cùng trong các quá trình tính toán.
- Các bộ vào ra kiểm soát việc truyền dữ liệu giữa CPU và các thiết bị ngoại vi như bàn phím,
màn hình,…. Các thiết bị ngoại vi có thể là các thiết bị cho phép hệ thống vi xử lý và người
sử dụng có thể liên lạc với nhau, hoặc các thiết bị thực hiện một công việc nào đó theo sự
điều khiển của vi xử lý.
Trong hệ thống vi xử lý, CPU đóng vài trò là thành phần điều khiển kiểm soát mọi hoạt
động của các vi mạch phụ trợ (bộ nhớ và vào ra) khác. Vì vậy, các mạch phụ trợ sẽ được kết nối
với CPU bằng một hệ thống đường dẫn điện gọi là BUS. BUS được chia thành 3 loại: BUS dữ
liệu, BUS địa chỉ và BUS điều khiển.
BUS dữ liệu có nhiệm vụ truyền dữ liệu giữa CPU và các bộ nhớ hoặc vào ra để các thành
phần trong hệ thống có thể hiểu được nhau. Ví dụ như: các lệnh được CPU lấy từ bộ nhớ qua BUS
dữ liệu, hoạt động của các thiết bị ngoại vi được CPU điều khiển và kiểm soát bằng BUS dữ liệu.
Các CPU truyền thống sử dụng một BUS dữ liệu duy nhất để truyền dữ liệu với tất cả mọi nơi
trong hệ thống, vì vậy để điều khiển được từng thành phần một cách độc lập, tại một thời điểm
thông thường CPU chỉ truyền dữ liệu với một vị trí duy nhất, vị trí này được xác định bằng trạng
thái của BUS địa chỉ. Hệ thống phải được kết nối sao cho ứng với một địa chỉ mà CPU tạo ra, chỉ
có một vị trí duy nhất được xác định tới, công việc này được gọi là giải mã địa chỉ trong hệ thống
vi xử lý. Ngoài ra bộ nhớ hoặc vào ra, (xác định bằng BUS địa chỉ) có thể có nhiều chế độ hoạt
động khác nhau với CPU, các chế độ này được thông báo qua lại với CPU thông qua BUS điều
khiển. Ví dụ, khi đọc dữ liệu từ bộ nhớ CPU thông báo bằng tín hiệu MEMRD (memory read)
tích cực, còn khi ghi dữ liệu tới bộ nhớ nó thông báo bằng tín hiệu MEMWR.











CPU

Bộ
nhớ



I/O
Thiết
bị
ngoại
vi
Chương
trình
Hình 1.3: Sơ đồ khối hệ thống vi xử lý
















3
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
1.1.4. Tổng quát về phần mềm và sự phát triển của các ngôn ngữ phần mềm
Như đã biết, hệ thống vi xử lý là một hệ thống mạch điện tử số hoạt động theo chương
trình. Vì là hệ thống mạch điện tử số, nên các chương trình cung cấp cho vi xử lý hoạt động phải ở
dưới dạng 0, 1 gọi là chương trình mã máy. Nhưng do ngôn ngữ máy chỉ đơn giản là tổ hợp của
các bit 0 và 1 nên rất khó nhớ, khó kiểm tra đối với người sử dụng. Để khắc phục nhược điểm
này, người ta đặt cho mỗi lệnh mã máy thực hiện một chức năng số cơ bản một tên dễ nhớ hơn gọi
là mã gợi nhớ. Khi lập trình người ta sử dụng các lệnh gợi nhớ này, tạo thành chương trình hợp
ngữ (assembly), để vi xử lý thực hiện được chương trình cần phải dịch nó ra chương trình mã
máy. Quá trình dịch một chương trình hợp ngữ thành một chương trình mã máy, được gọi là quá
trình hợp dịch (assembler). Hợp dịch có thể thực hiện bằng cách tra bảng tập lệnh, khi có máy vi
tính và các công cụ soạn thảo lưu trữ, người ta thực hiện các chương trình hợp dịch để quá trình
hợp dịch nhanh chóng và chính xác hơn.
Do chỉ đơn giản là tên của một lệnh cơ bản của vi xử lý, nên các mã gợi nhớ vẫn chưa
thực sự dễ dàng khi lập trình, các chương trình hợp ngữ thường không có cấu trúc và rất khó kiểm
tra phát hiện lỗi cũng như lưu trữ sử dụng lâu dài. Cũng theo cách trên, người ta viết ra các
chương trình con hợp ngữ thực hiện một chức năng thông dụng rồi đặt thành một lệnh ngôn ngữ
cấp cao. Có rất nhiều ngôn ngữ cấp cao khác nhau ra đời như Pascal, C, basic …. Để thực hiện
các chương trình ngôn ngữ cấp cao, cũng cần phải dịch chúng về dạng mã máy. Quá trình này
được gọi là thông dịch hoặc biên dịch. Thông dịch là quá trình dịch từng lệnh ngôn ngữ cấp cao ra
một chuỗi lệnh mã máy để vi xử lý thực hiện, sau đó mới tiếp tục với lệnh cấp cao kế tiếp. Còn
biên dịch là dịch đồng thời chương trình ngôn ngữ cấp cao ra chương trình mã máy, sau đó mới
cung cấp cho vi xử lý thực hiện chương trình mã máy đó.




Chương trình ngôn
ngữ cấp cao

Hệ thống mạch
điện tử số
Chương trình hợp
ngữ
(các lệnh gợi nhớ)
Chương trình mã
máy
(tập hợp các bit 0
và 1


)

Hình 1.4: Sự phát triển của ngôn ngữ phần mềm.


1.2. TỔ CHỨC BỘ NHỚ CỦA HỆ THỐNG VI XỬ LÝ
Trong hệ thống mạch điện tử phần cứng của hệ thống vi xử lý mô tả trên hình 1.3, bộ nhớ
là các IC nhớ được gọi là bộ nhớ bán dẫn hay bộ nhớ chính của hệ thống vi xử lý. Ngoài bộ nhớ
bán dẫn, hệ thống vi xử lý còn có các thiết bị khác sử dụng để lưu trữ dữ liệu và chương trình, đó
là các thiết bị nhớ ngoài như: ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, ổ đĩa quang học …. Chúng đóng vai trò là
các thiết bị ngoại vi của hệ thống. Phần này chỉ mô tả về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các
loại bộ nhớ bán dẫn.
Bộ nhớ bán dẫn được chia thành hai loại chính: bộ nhớ chỉ đọc ROM (Read Only
Memory) và bộ nhớ có thể đọc ghi được hay còn gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM

(Random Access Memory). Tuy nhiên các tên gọi trên chỉ mang tính chất tương đối, bộ nhớ ROM
cần phải được ghi dữ liệu trước khi đọc, mỗi loại ROM khác nhau sẽ có cách ghi dữ liệu khác
nhau. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, khác với bộ nhớ truy cập tuần tự là có thể truy cập bất kỳ dữ
liệu nào một cách tức thời, mà không phải truy cập tuần tự. Các bộ nhớ ROM và RAM đều có thể
truy cập tuần tự.
4
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
Trong các hệ thống vi xử lý, bộ nhớ ROM được sử dụng để ghi các chương trình và dữ
liệu cố định như: chương trình khởi động hệ thống, chương trình ROM BIOS của máy tính, các
chương trình điều khiển hoạt động của các hệ thống vi xử lý không có bộ nhớ ngoài ….
Các loại bộ nhớ ROM bao gồm: Mask ROM là ROM được ghi dữ liệu ngay từ khi sản
xuất không thể thay đổi được. PROM là loại ROM lập trình được một lần bởi người sử dụng.
EPROM là bộ nhớ ROM có thể lập trình bằng điện và xoá bằng tia cực tím, EEPROM là ROM
lập trình và xoá nhiều lần bằng điện.
Bộ nhớ RAM được sử dụng làm nơi lưu trữ các biến số của chương trình, nó cũng có thể
sử dụng làm nơi chứa các chương trình nạp vào từ các thiết bị nhớ ngoài để CPU thực hiện. Bộ
nhớ RAM được chia thành hai loại chính là: RAM tĩnh SRAM và RAM động DRAM. SRAM lưu
trữ dữ liệu theo nguyên tắc của các Flip – Flop, nên nó sẽ lưu trữ dữ liệu ghi vào nó cho đến khi
có một dữ liệu khác được ghi đè lên, hoặc cho đến khi mất nguồn cung cấp. DRAM lưu trữ dữ
liệu bằng các tụ nhỏ nên các mức 1 sau một thời gian sẽ bị tiêu hao qua các mạch phụ cận, vì vậy
DRAM yêu cầu chu kỳ làm tươi.

1.2.1. Cấu trúc và nguyên tắc làm việc của bộ nhớ ROM
Hình 1.5 mô tả nguyên tắc cấu tạo của bộ nhớ PROM. Trong hình vẽ ma trận nhớ bao
gồm 4 hàng và 8 cột. Tại một thời điểm tương ứng với trạng thái hai ngõ vào A1A0 sẽ có 1 trong
4 hàng mang trạng thái 0. Trạng thái của 8 cột sẽ tuỳ thuộc việc nối hay không nối hàng và cột
tương ứng bằng diode. Tương ứng với điểm nối trạng thái của cột sẽ bằng 0, không nối là 1. Ứng
với trạng thái của ngõ vào A2 bộ multiplex sẽ chọn 4 cột T3 – T0 hoặc P3 – P0 cung cấp ra các
đường D3 – D0. Như vậy bộ nhớ sẽ bao gồm 8 ô nhớ, mỗi ô nhớ chứa 4 bit dữ liệu. Ứng với một

trạng thái của A2A1A0 sẽ có một ô nhớ được chọn.

+Vcc




T3 P3 T2 P2 T1 P1 T0 P0
D3 D2 D1 D0
A0
A1
A2
Giải
mã địa
chỉ
Multiplex









Hình 1.5: Nguyên tắc cấu tạo của bộ nhớ ROM.

Mỗi loại bộ nhớ ROM sẽ có cách kết nối các điểm của ma trận nhớ khác nhau như trên
hình 1.6. Mask ROM có các điểm của ma trận nhớ được kết nối ngay khi sản xuất. Bộ nhớ PROM
kết nối các điểm ma trận nhớ bằng các diode và các cầu chì mảnh, khi lập trình cần cung cấp dòng

điện đủ lớn để làm đứt các cầu chì tại các điểm muốn lưu trữ các bit 1. Đối với các bộ nhớ
EPROM và EEPROM các điểm ma trận nhớ được kết nối bằng các transistor MOS, khi lập trình
cần cung cấp điện trường của điện áp cao để các hạt hiếm đủ năng lượng chuyển qua bán dẫn cực
cổng, kênh dẫn mất khả năng dẫn điện, điểm ma trận giữ bit 1. Nếu muốn xoá các bit 1 đã ghi có
5
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
thể dùng điện trường điện áp cao (EEPROM) hoặc năng lượng cung cấp bằng tia cực tím
(EPROM) để các điện tử tự do trở về kênh dẫn.

W
B
W
B
1
W
B
W
B
W
B
0
V
D
W
B
G
N
Diode MOS ROM MOS ROM


Hình 1.7: Nối các điểm ma trận nhớ của các loại ROM.
Ngoài các tín hiệu địa chỉ và điều khiển các bộ nhớ ROM còn có các tín hiệu điều khiển,
hình 1.8 mô tả các tín hiệu của EPROM 2764 trong đó:
A12 – A0 : Các đường địa chỉ.
D7 – D0 : Các đường dữ liệu.
CE (Chip Enable): Tín hiệu chọn mạch, tín hiệu này không tích cực BUS dữ liệu sẽ ở trạng thái
trở kháng cao.
OE (Output Enale): Tín hiệu cho phép xuất cho phép bộ đệm dữ liệu ngõ ra để cung cấp dữ liệu từ
bên trong ra ngoài các đường D7 – D0.
VPP : Ngõ vào điện áp cao cung cấp nguồn lập trình cho EPROM.
PGM: Ngõ vào cung cấp xung lập trình cho EPROM.

U1
2764
10
9
8
7
6
5
4
3
25
24
21
23
2
11
12
13

15
16
17
18
19
22
27
1
20
A
0
A
1
A
2
A
3
A
4
A
5
A
6
A
7
A
8
A
9
A

10
A
11
A
12
D0
D1
D2
D3
D4
D5
D6
D7
OE
PGM
VPP
CE
Hình 1.8: Các tín hiệu EPROM 2764.
6
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
1.2.2. Cấu trúc và nguyên tắc làm việc của bộ nhớ RAM



Hình 1.9: Cấu tạo một bit nhớ SRAM.

Hình 1.9 mô tả cấu tạo của một bit nhớ SRAM, trong sơ đồ khi cấp nguồn một trong hai
transistor M1 hoặc M2 dẫn, giả sử M2 dẫn Q = 0 nên M1 không dẫn, lúc này các đường BL và
BL\ sẽ được cung cấp tới mạch khuếch đại đọc để cung cấp dữ liệu mức 0 khi được chọn. Để ghi

một dữ liệu, chọn bit nhớ bằng cách cung cấp mức 1 tới WL làm các transistor M3 và M4 dẫn,
cung cấp mức 1 tới đường BL (BL\ = 0) làm M2 tắt, M1 dẫn, bit nhớ sẽ lưu trữ dữ liệu 1.
Ngoài tín hiệu chọn mạch CE cho phép xuất dữ liệu OE như bộ nhớ EPROM, các bộ nhớ
SRAM còn có thêm tín hiệu cho phép ghi WE, chỉ ghi tín hiệu này tích cực dữ liệu mới được lưu
trữ vào bộ nhớ.
Cấu tạo một bit nhớ DRAM một transistor mô tả trên hình 1.10.
Để ghi dữ liệu tới bit nhớ
này cần cung cấp mức 1 tới WWL và cung cấp dữ liệu ghi tới BL1, transistor BL1 sẽ dẫn, điện áp
sẽ được nạp cho tụ Cs. Khi đọc cấp mức 1 tới RWL làm M3 dẫn, khi Cs giữ mức 1 M2 dẫn ngõ ra
BL2 tương ứng với mức 0 và mạch khuếch đại đọc sẽ cấp ra ngoài mức 1.

M
3
R
L
R
L
V
D
WL
Q Q
M
1
M
2
M
4
BL BL
WWL
BL

1
M
1
X
M
3
M
2
C
S
BL
2
RWL

V

D
D
V
D
D
2
V
T
D
V
V
D
D
2

V

T
B
L 2
B
L 1
X
R
WL
WWL


Hình 1.10: Cấu tạo bit nhớ DRAM.

1.2.3.
Tổ chức bộ nhớ
Như đã mô tả ở trên, bộ nhớ lưu trữ các dữ liệu theo các địa chỉ duy nhất, trên hình 1.11
7
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
tướng ứng với trạng thái 1 đường Si = 0 một ô nhớ sẽ được chọn. Để giảm bớt số tín hiệu chọn
phải cung cấp có thể dùng bộ giải mã địa chỉ, nếu cần N tín hiệu cho việc chọn N ô nhớ chỉ cần
cung cấp K đường địa chỉ (K = logN).
Word 0
Word 1
Word 2
Word
N
-2

Word
N
-1
Tế bào
N
hớ
M

bits
M

bits
S
0
S
1
S
2
S
N
-2
A
0
A
1
A
K
-1
K
=

log
2
N
S
N
-1
Word 0
Word 1
Word 2
Word
N
-2
Word
N
-1
Tế bào
nhớ
S
0
Vào - Ra
(
M

bits)
Vào - Ra
(
M

bits)


Hình 1.11: Tổ chức lưu trữ các bit trong bộ nhớ.
Với cấu trúc trên với dung lượng nhớ lớn, ma trận nhớ sẽ mất đối xứng (nhiều hàng, ít
cột), để ma trận nhớ đối xứng có thể sử dụng thêm bộ giải mã cột như hình 1.12. Tương ứng với
một trạng thái của các địa chỉ cột sẽ chọn được một nhóm cột duy nhất cung cấp dữ liệu ra bên
ngoài.

Row Decoder
Bit line
2
L2 K
Word line
A
K
A
K11
A
L21
A
0
M.2
K
A
K21
Sense amplifiers / Drivers
Column decoder
Input-Output
(M bits)
Storage cel
l


Selects
word

Hình 1.12: Tổ chức các khối chức năng trong bộ nhớ.
Khi CPU muốn truy cập (đọc ghi) dữ liệu từ bộ nhớ, trước hết nó phải cung cấp địa chỉ để
xác định tới vị trí cần truy cập, sau đó cần cung cấp tín hiệu chọn mạch (CE) cho phép bộ nhớ
8
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
hoạt động, tiếp theo trong chế độ đọc CPU cần cung cấp tín hiệu OE và nhận dữ liệu từ BUS dữ
liệu, trong chế độ ghi CPU cần cấp dữ liệu tới BUS dữ liệu và tín hiệu cho phép ghi WE.
Các đại lượng đặc trưng cho bộ nhớ là dung lượng và thời gian truy xuất bộ nh
ớ. Thời
gian tru
hớ có
A đườn




Hình 1.13: Giải mã kết nối 4 bộ nhớ trong hệ thống vi xử lý.
Bộ nhớ sử dụn ất là byte, các
IC nhớ
u, hình 1.13 sử dụng bộ giải
mã 2 ra
địa chỉ riêng biệt vùng địa chỉ
cho từn
: 000000H 3FFFFH



y xuất bộ nhớ là khoản thời gian từ lúc bộ nhớ nhận được địa chỉ và các tín hiệu điều
khiển cho đến khi đưa được dữ liệu ra tuyến dữ liệu trong chế độ đọc và lưu xong dữ liệu vào các
bit nhớ trong chế độ ghi. Bộ nhớ có thời gian truy xuất càng nhỏ thì hoạt động càng nhanh.
Dung lượng bộ nhớ tuỳ thuộc vào số đường dữ liệu và số đường địa chỉ của nó. Bộ n
g địa chỉ, D đường dữ liệu sẽ có dung lượng 2
A
x D bit. Bộ nhớ có dung lượng càng lớn thì
càng chứa được nhiều thông tin.















g trong hệ thống vi xử lý thường tổ chức theo đơn vị truy xu
được kết nối sao cho truyền dữ liệu với CPU theo bội số của byte. Trong thực tế, bộ nhớ
bán dẫn được sản xuất theo dạng các linh kiện có dung lượng hạn chế (từ vài KB cho đến cỡ vài
chục MB). Trong hệ thống vi xử lý thường có ít nhất hai loại bộ nhớ (ROM và RAM), mặt khác
trong trường hợp dung lượng các IC bộ nhớ không đủ đáp ứng dung lượng bộ nhớ của hệ thống
khi thiết kế, nhà thiết kế phải ghép nhiều IC nhớ lại. Các IC nhớ sẽ sử dụng chung các BUS dữ
liệu và địa chỉ, vì vậy tại một thời điểm truy xuất hệ thống phải được kết nối sao cho chỉ có một

IC nhớ được chọn, công việc này được gọi là giải mã địa chỉ bộ nhớ.
Việc giải mã địa chỉ có thể thực hiện theo nhiều cách khác nha
4 để kết nối 4 IC nhớ 256 KB thành dung lượng nhớ 1 MB.
Theo sơ đồ kết nối, mỗi IC nhớ trong mạch sẽ có một vùng
g IC nhớ trong hình 1.13 như sau:
256KB đầu tiên
256KB thứ hai : 400000H 7FFFFH
256KB thứ ba : 800000H BFFFFH và
256KB thứ tư : C00000H FFFFFH.
8088
Minimum
Mode
A
17
A
0
:
D 7
D 0
:
M
EM
R

M
EMW
A

18
256 KB

#3
A
1
7
A
0
:
D
7
D 0
:
R
D
WR
C
S
A
19
256 KB
#2
A
1
7
A
0
:
D 7
D
0
:

R
D
WR
C
S
256 KB
#1
A
1
7
A
0
:
D 7
D
0
:
R
D
WR
C
S
1
7
A
A
:
0
256 KB
#4

D 7
D
:
0
R
D
WR
C
S
I
1
O
3
I 0
O
2
O1
O
0
9
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
Công vi ừ IC nhớ trong một hệ thống vi xệc xác định vùng địa chỉ cho t ng ử lý được gọi là
lập bản
1.3. ÀO RA TRONG HỆ THỐNG VI XỬ LÝ
.3.1. Cấu trúc và nguyên tắc làm việc của cổng vào ra
hiết bị ngoại vi khác nhau, các thiết
trên tất cả các đường dữ liệu với
ưng cũng có các
iết bị

ó các tín hiệu bắt tay với
iết bị
.3.2.
Mạch ba trạng thái và mạch cài
bản nhất thường được sử dụng trong tất cả các loại
Với các cổng ba trạng thái, dữ liệu sẽ được truyền qua nó khi tín hiệu cho phép OC ở trạng
cổng cài sẽ giữ nguyên trạng thái logic ở ngõ ra của nó khi tín hiệu
đồ bộ nhớ.

V

1
Trong hệ thống vi xử lý, thông thường sử dụng nhiều t
bị ngoại vi này sử dụng để giao tiếp với người sử dụng, hoặc là các thiết bị chấp hành sự điều
khiển của hệ thống vi xử lý trong một ứng dụng nào đó. Để điều khiển các thiết bị ngoại vi hoạt
động, CPU cần truyền dữ liệu với chúng. CPU sử dụng chung một BUS dữ liệu để truyền dữ liệu
với tất cả các bộ nhớ và thiết bị ngoại vi. Các cổng vào ra đóng vai trò là các cổng ngăn cách giữa
các thiết bị ngoại vi và BUS dữ liệu, các cổng này chỉ mở khi được CPU cung cấp đúng địa chỉ
của nó, và các cổng còn lại có địa chỉ khác sẽ không được mở.
CPU luôn sử dụng các lệnh truyền đồng thời nhiều bit
bên ngoài. Tuy nhiên các cổng vào ra sau khi nhận dữ liệu từ CPU có thể truyền đồng thời tất cả
các bit hoặc có thể truyền từng bit tới thiết bị. Các cổng vào ra truyền đồng thời tất cả các bit được
gọi là các cổng vào ra song song, các cổng truyền từng bit là cổng vào ra nối tiếp. Các cổng vào ra
nối tiếp sẽ có lợi điểm là số lượng dây dẫn truyền dữ liệu sẽ ít hơn loại song song, và tránh được
nhiễu giữa các đường truyền song song khi dữ liệu được truyền với tốc độ cao.
Ngoài ra có những loại thiết bị truyền nhận dữ liệu dưới dạng số 0, 1. Nh
th truyền nhận dữ liệu dưới dạng tín hiệu thay đổi liên tục theo thời gian, khi đó cần phải sử
dụng các ADC cho chiều nhận dữ liệu và DAC cho chiều truyền dữ liệu.
Các vào ra cũng có thể truyền dữ liệu một cách thụ động, hoặc c
th để chắc chắn là thiết bị đã được kết nối với vào ra và dữ liệu được thiết bị truyền nhận với

vào ra.

1
Mạch ba trạng thái là cấu trúc số cơ
cổng vào ra của hệ thống vi xử lý. Cấu tạo của cổng ba trạng thái được mô tả trên hình 1.14.



D
Q

G
Cổng đệm 3 trạng thái
Cổng cài
Hình 1.14: Các cổng vào ra số cơ bản
OC





thái tích cực, vì vậy tín hiệu cho phép này thường được cấp từ bộ giải mã địa chỉ, như trên hình
1.15 cổng đệm 3 trạng thái sẽ mở khi địa chỉ cung cấo từ CPU là FFFFH = 1111 1111 1111
1111B. Khi tín hiệu cho phép không tích cực, ngõ ra của cổng đệm sẽ ở trạng thái trở kháng cao,
ngõ vào sẽ không ảnh hưởng tới ngõ ra, như vậy BUS dữ liệu sẽ được ngăn cách với thiết bị ngoại
vi mà nó điều khiển, lúc này CPU có thể sử BUS dữ liệu để liên lạc với một thiết bị khác, tương
ứng với một địa chỉ khác.
Khác với cổng đệm,
10
OPEN.PTIT.EDU.VN

Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
cho phép hết tích cực (nó không chuyển qua trạng thái trở kháng cao). Các cổng cài sẽ thích hợp
với các thiết bị ra cần giữ nguyên logic điều khiển sau tác động của lệnh, ví dụ bóng đèn LED nối
với cổng đệm sẽ tắt khi CPU thực hiện xong lệnh truyền dữ liệu, vì CPU ngưng cấp địa chỉ làm
ngõ ra cổng đệm chuyển qua trạng thái trở kháng cao. Nếu sử dụng làm cổng vào, ngõ ra cổng cài
cần được nối tiếp với một cổng đệm trước khi nối tới BUS dữ liệu.

1.3.3. Các cổng vào ra đơn giản
ác mạch tích hợp của các cổng đệm cài cơ bản, các mạch vào
ào D tới
u
ó
c khái niệm:
ực hiện được tất cả các chức năng của các vi mạch số khác
• ấp để vi xử lý thực hiện được một chức
• ột chuỗi các lệnh được sắp xếp theo giải thuật của bài toán hay
• oạt động được cần có kết nối phần cứng đúng và chương trình phần
• ử lý bao gồm: CPU, bộ nhớ và vào ra. CPU thực hiện các chương trình
• n,
Các cổng vào ra đơn giản là c
ra một chiều cơ bản thông dụng nhất là các IC 74244 và 74373 với cấu tạo như hình 1.15.
IC 74244 được tích hợp tám cổng đệm cơ bản, nó sẽ truyền đồng thời 8 bit số từ các ngõ v
các ngõ ra Q khi OC tích cực mức 0. Với mạch cài một chiều 74373 dữ liệu vào các ngõ D sẽ
được giữ ở các ngõ ra Q của các Flip – Flop, khi OC tích cực mức thấp dữ liệu sẽ cung cấp tới các
ngõ ra Q. Như vậy khi sử dụng làm ngõ vào, CPU cần cung cấp địa chỉ để tích cực OC, còn khi sử
dụng làm cổng ra có thể tác động tích cực tới chân G, còn OC có thể luôn cung cấp mức 0.
IC74374 khác 74373 ở chỗ tín hiệu cho phép G sẽ tác động cạnh lên (thay vì tác động mức cao).
Một số thiết bị vào ra cần truyền dữ liệu theo cả hai chiều với CPU, IC đệm cài hai chiề
74245 thường được sử dụng cho các ứng dụng này. Với IC 74245 mỗi đường dữ liệu sẽ bao gồm
hai cổng đệm nối ngược chiều, tín hiệu DIR sẽ quyết định chiều truyền dữ liệu như mô tả trên

hình 1.16.












T m tắt nội dung học tập:
Trong chương này cần nhớ cá
• Vi xử lý là một vi mạch số có thể th
bằng cách thực hiện tuần tự các chức năng số cơ bản.
Một lệnh của bộ vi xử lý là chuỗi các bit 0, 1 cung c
năng số cơ bản của nó.
Một chương trình vi xử lý là m
công việc cần thực hiện.
Để có hệ thống vi xử lý h
mềm hoạt động đúng.
Phần cứng hệ thống v x
để điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống. Bộ nhớ là nơi lưu trữ các chương trình, là nơi
khai báo các hằng và biến trong chương trình. Vào ra để giao tiếp với các thiết bị bên ngoài.
Các khối trong hệ thống vi xử lý được kết nối với nhau bằng một loạt các đường dây dẫn điệ
mỗi đường này được gọi là một tín hiệu của hệ thống, các tín hiệu được chia thành 03 nhóm
D0
D7

Q0
74LS244
Q7
OC
.
.
.
.
.
.
.
.
.

G
D
Q
.
.
.
74LS373
D0
Q0
OC
Hình 1.15: Các cổng vào ra một chiều cơ bản.
G
11
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý
chính gọi là ba BUS: BUS địa chỉ, BUS dữ liệu và BUS điều khiển. BUS dữ liệu để truyền dữ

liệu giữa các khối. CPU sử dụng một BUS dữ liệu để truyền dữ liệu với mọi nơi nên nó cần
BUS địa chỉ để xác định vị trí nào sẽ truyền dữ liệu với nó. BUS điều khiển sẽ xác định các
chế độ làm việc khác nhau của hệ thống.
Bộ nhớ bán dẫn có ba chế độ làm việc ch
• ính là đọc, ghi và không chọn. Khi không chọn các
• hi bằng các logic điều khiển thông thường của vi xử lý, bộ nhớ
• iện mạch điện sao cho ứng với một địa chỉ mà CPU cung cấp
• ẽ truyền dữ liệu ở ngõ vào tới ngõ ra khi có tín hiệu chọn mạch. Khi không
• bộ đệm cài được sử dụng làm các cổng vào ra để cho phép thiết bị truyền dữ liệu với CPU
• ạch sao cho ứng với một địa chỉ mà

ÀI TẬP:
ài 1:
Cho biết địa chỉ bắt đầu của một vùng nhớ Ram là 00000H và dung lượng của vùng nhớ
Bài 2 t, vẽ bản đồ bộ nhớ
Bài 3: hớ sau:
BUS địa chỉ và dữ liệu của bộ nhớ ở trạng thái trở kháng cao. Khi muốn đọc bộ nhớ cần tác
động tín hiệu chọn bộ nhớ, cung cấp địa chỉ xác định ô nhớ sẽ đọc trong bộ nhớ, cung cấp tín
hiệu yêu cầu đọc và bộ nhớ sẽ cung cấp dữ liệu ra BUS dữ liệu. Khi muốn ghi bộ nhớ cũng
cần cung cấp tín hiệu chọn bộ nhớ, cung cấp địa chỉ ô nhớ sẽ ghi, cung cấp dữ liệu cần ghi và
cung cấp tín hiệu yêu cầu ghi.
Các bộ nhớ RAM có thể đọc g
ROM chỉ có thể đọc bằng các logic điều khiển thông thường, muốn ghi dữ liệu vào nó cần có
các chế độ điều khiển đặc biệt.
Giải mã địa chỉ bộ nhớ là thực h
chỉ có một vi mạch nhớ duy nhất được cung cấp tín hiệu chọn mạch, các vi mạch nhớ còn lại
sẽ không được chọn và có các BUS ở trạng thái trở kháng cao và chúng sẽ không kết nối về
điện với hệ thống.
Các bộ đệm và cài s
được chọn các bộ đệm sẽ có ngõ ra trở kháng cao, còn các bộ cài sẽ giữ lại trạng thái ra trước

đó.
Các
chỉ khi CPU cấp đúng địa chỉ để chọn nó, trong khi các cổng không đúng địa chỉ sẽ không
được chọn và chúng không kết nối về mặt điện với CPU.
Tương tự như giải mã bộ nhớ, giải mã vào ra sẽ là một m
CPU cung cấp chỉ có một cổng vào ra duy nhất được chọn.
B

B
này là 641KB. Hãy xác định địa chỉ vật lý cuối cùng của vùng nhớ này.
: Thiết kế vùng nhớ RAM 1MB x 8bit từ các bộ nhớ RAM 256K x 4 bi
và cho biết vùng địa chỉ mà các bộ nhớ được chọn.
Thực hiện mạch giải mã địa chỉ cho các bản đồ bộ n

EPROM
(
256KB
)

EPROM
(
256KB
)

SRAM
(
256KB
)

SRAM

(
256KB
)

EPROM
(
256KB
)

SRAM (512KB)
EPROM
(
256KB
)
EPROM
(
256KB
)

SRAM (512KB)
EPROM
(
256KB
)
SRAM
(
128KB
)

SRAM

(
128KB
)

SRAM (256KB)

EPROM (512KB)
SRAM
(
128KB
)
SRAM (256KB)
SRAM
(
128KB
)

EPROM (512KB)
SRAM (256KB)
SRAM (256KB)
SRAM
(
128KB
)

EPROM
(
512KB
)












12
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 1: Kiến trúc của hệ thống vi xử lý


Cho biết vùng địa chỉ của từng bộ nhớ trong các bản đồ (các bộ nhớ đều có 8 bit dữ liệu).
Bài 4: T
0H.
ai cổng vào sử dụng

hực hiện cổng ra điều khiển tám LED đơn có địa chỉ là F000H.
Bài 5: Thực hiện cổng vào nhận dữ liệu từ 8 phím nhấn có địa chỉ là F00
Bài 6: Thực hiện mạch giải mã địa chỉ vào ra trong hệ thống có 2 cổng ra và h
các bộ đệm cài 8 bit.





13

OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 2: Nguyên tắc làm việc của bộ vi xử lý họ Intel 80x86
CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA BỘ VI XỬ LÝ
HỌ INTEL 80X86
Giới thiệu:
Nội dung chương này trước hết giới thiệu về cấu trúc của bộ vi xử lý 80286 và chức năng các
khối mạch của nó như: khối giao tiếp BUS (BU) tác động mọi tín hiệu để giao tiếp với thế giới
bên ngoài., khối giải mã lệnh (IU) thực hiện chức năng tạo ra các tín hiệu điều khiển các khối
mạch trong CPU hoạt động để thực hiện lệnh, khối EU thực hiện các lệnh, khối AU tạo ra địa chỉ
để giao tiếp với bộ nhớ và vào ra.
Để có thể thực hiện được các chương trình hợp ngữ viết cho vi xử lý họ Intel (chương 3), sinh
viên cần nhớ các thanh ghi của 80286, và các chức năng mà chúng đảm nhận bao gồm: các thanh
ghi đa năng, các thanh ghi đoạn, thanh ghi cờ trạng thái và các thanh ghi đặc biệt. Đặc biệt chú ý
tới sự tác động của các cờ trạng thái trong thanh ghi cờ.
Để hiểu được nguyên lý hoạt động của hệ thống vi xử lý cần đặc biệt quan tâm tới các chu kỳ
máy của CPU. Trong bốn chu kỳ máy: đọc, ghi bộ nhớ và đọc ghi vào ra cần chú ý tới thời điểm
tác động của các tín hiệu trong hệ thống, và chức năng của chúng sử dụng làm gì trong hệ thống.
Ngoài ra cũng cần chú ý tới trạng thái của các cả các thanh ghi của 80286 sau khi khởi động
và cơ chế ngắt của CPU. Cơ chế ngắt được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống vi xử lý trong
các ứng dụng thực tế, đặc biết là đối với các hệ thống điều khiển hoạt đông của máy móc thiết bị.
Các cơ chế quản lý bộ nhớ ảo rất quan trọng khi lập trình hệ thống chạy trong các môi trường
đa nhiệm, tuy nhiên đối với các chức năng ứng dụng nhỏ sẽ chưa cần chú ý tới các cơ chế này.
Phần cuối cùng của chương giới thiệu về các bộ vi xử lý thế hệ tiếp theo của 80286 với các
chức năng tiên tiến như: bộ nhớ đệm, cơ chế pipeline, cơ chế siêu phân luồng …

2.1. CẤU TRÚC CỦA BỘ VI XỬ LÝ 80286 INTEL























Hình 2.1: Sơ đồ khối bộ vi xử lý 80286






EXECUTION UNIT (EU)
ADDRESS UNIT (AU)
INSTRUCTION
UNIT (IU)
INSTRUCTION

DECODER
3 DECODER
INSTRUCTION
QUEUE
ADDRESS
LATCH AND DRIVER
PREFETCH
PROCESSOR
EXTENTION
INTERFACE



BUS CONTROL
DATA
TRANSCEIVERS
6 BYTE
PREFETCH
QUEUE

BUS
UNIT (BU)
PHYSICAL
ADDRESS
ADDER
SEGMENT
BASE
SEGMENT
SIZE
SEGMENT

LIMIT
CHECK
OFFSET
ADDER
REGISTER
LIMIT
CHECK
ALU

CONTROL

14
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 2: Nguyên tắc làm việc của bộ vi xử lý họ Intel 80x86
2.1.1. Sơ đồ khối của vi xử lý 80286 Intel
Bộ vi xử lý 80286 được cấu tạo từ 4 khối chức năng có thể làm việc song song:
- Khối giao tiếp BUS : BU (Bus Unit).
- Khối giải mã lệnh : IU (Instruction Unit)
- Khối thực hiện lệnh : EU (Execution Unit)
- Khối tạo địa chỉ : AU (Address Unit)

2.1.2.
Khối tạo địa chỉ (AU)
AU đảm bảo việc quản lý, bảo vệ bộ nhớ, tuỳ theo chế độ địa chỉ các chương trình sẽ sử dụng
các loại địa chỉ logic khác nhau, AU có nhiệm vụ chuyển các địa chỉ logic quản lý trong chương
trình phần mềm thành địa chỉ vật lý cung cấp tới BU để giao tiếp với bên ngoài. Địa chỉ vật lý là
địa chỉ cung cấp trực tiếp cho bộ nhớ và vào ra, còn địa chỉ logic là các giá trị được chương trình
quản lý sử dụng để tạo ra địa chỉ vật lý, đó chính là các địa chỉ đoạn (segment) và địa chỉ độ dời
(offset).


2.1.3. Khối giao tiếp BUS (BU)
BU cung cấp các tín hiệu địa chỉ, dữ liệu và điều khiển để truy cập các bộ nhớ và vào ra. Khối
này cũng cho phép giao tiếp với bộ đồng xử lý hoặc các bộ vi xử lý khác.
Chức năng quan trong nhất của BU là tự động kích hoạt quá trình lấy lệnh từ bộ nhớ bằng bộ
tiền truy cập lệnh (Prefetch). BU còn có chức năng cho phép quá trình lấy lệnh từ bộ nhớ thực
hiện song song với các quá trình khác nhớ hàng đợi lệnh 6 byte (Prefetch queue).
Các địa chỉ mà AU tạo ra cung cấp tới các bộ cài (Address Latch) và sẽ được định thời cung
cấp ra bên ngoài tại các thời điểm thích hợp. Dữ liệu truyền với CPU sẽ được chuyển qua các
cổng đệm hai chiều (Data Transceivers).

2.1.4. Khối giải mã lệnh (IU)
Lệnh được BU lấy vào hàng đợi, trong khi IU lấy lệnh đã lấy trước đó giải mã và chuyển tới
hàng đợi lệnh đã giải mã (Decoded Istruction queue) để EU thực hiện.
Với chức năng giải mã lệnh, các lệnh ngoài bộ nhớ có thể mã hoá ngắn nhất có thể, IU sẽ tạo
ra các tín hiệu điều khiển cần thiết từ các mã lệnh này. Bằng cách sử dụng hộ giải mã lệnh, dung
lượng nhớ của hệ thống sẽ yều cầu ít hơn, thời gian lấy lệnh sẽ được giảm ngắn.

2.1.5. Khối thực hiện lệnh (EU)
EU thực hiện các lệnh xử lý dữ liệu mà IU đã giải mã, nó giao tiếp dữ liệu với bên ngoài
thông qua BU.
Các khối chức năng của EU bao gồm: Bộ điều khiển (Control) thực hiện việc điều khiển việc
thực hiện các lệnh trong EU. ALU là khối thực hiện các phép toán số học logic, cấu trúc của ALU
thông thường có hai ngõ vào nhận hai toán hạng và một ngõ ra cung cấp kết quả.
Các thanh ghi sử dụng làm nơi lưu trữ dữ liệu sử dụng trong các phép tính và các giá trị địa
chỉ cho phép EU lấy các toán hạng từ bên ngoài.

2.2. CÁC THANH GHI CỦA BỘ VI XỬ LÝ 80286

Các thanh ghi là một bộ phận rất quan trọng trong một CPU. Chúng là một số ít các ô nhớ
có tốc độ truy xuất rất nhanh, cách đánh địa chỉ đơn giản để CPU có thể truy xuất dữ liệu một


15
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 2: Nguyên tắc làm việc của bộ vi xử lý họ Intel 80x86
cách nhanh chóng. CPU có càng nhiều thanh ghi, thì tốc độ thực hiện một chương trình càng cao,
do giảm được thời gian truy xuất các hằng, biến ngoài bộ nhớ. Giảm được số byte lệnh do không
phải cung cấp địa chỉ các dữ liệu toán hạng. Nhưng tất nhiên khi số lượng thanh ghi quá lớn thì
việc truy cập chúng cũng trở nên phức tạp như đối với các ô nhớ.
Để dễ dàng truy xuất, các thanh ghi được chia ra các nhóm với các chức năng riêng biệt nào
đó. Các hãng sản xuất khác nhau đưa ra các tên gọi các thanh ghi khác nhau. 80286 có các nhóm
thanh ghi: Các thanh ghi đa năng, các thanh ghi quản lý mảng, các thanh ghi điều khiển và trạng
thái và các thanh ghi đặc biệt.

2.2.1. Các thanh ghi đa năng
Các thanh ghi đa năng có thể sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau. Thông thường các
thanh ghi đa năng trước hết đảm nhiệm chức năng chứa dữ liệu, ngoài ra các thanh ghi này có thể
sử dụng cho các chức năng khác như: chứa địa chỉ, làm bộ đếm,
Intel 80286 có tám thanh ghi đa năng 16 bit, các thanh ghi này đều có thể sử dụng làm thanh
ghi chứa dữ liệu 16 bit như mô tả trên hình 2.2.
Các thanh ghi AX, BX, CX và DX có thể chia thành hai phần 8 bit riêng biệt sử dụng cho
việc lưu trữ các dữ liệu 8 bit: AH, AL, BH, BL, CH, CL, DH, DL.
Thanh ghi AX (Accumulator) còn mang chức năng thanh ghi chứa trong các lệnh nhân và
chia, trong các lệnh này thanh ghi AX giữ một toán hạng và kết quả cuối cùng. Ví dụ trong lệnh
MUL BX dữ liệu trong thanh ghi AX sẽ nhân với dữ liệu trong thanh ghi BX và kết quả chứa
trong thanh ghi DX và AX.
Thanh ghi BX (base) trước hết có thể sử dụng làm thanh ghi giữ địa chỉ bộ nhớ, ví dụ trong
lệnh MOV DH,[BX] dữ liệu tại ô nhớ có địa chỉ giữ trong BX sẽ chuyển vào thanh ghi DH. BX
còn giữ chức năng thanh ghi con trỏ cơ sở, khi sử dụng trong chức năng này thanh ghi BX giữ giá
trị địa chỉ cơ sở, địa chỉ truy cập bộ nhớ sẽ bằng giá trị chứa trong BX cộng với một giá trị chỉ thị
trong lệnh. Ví dụ trong lệnh MOV DL,[BX+03] dữ liệu trong bộ nhớ từ địa chỉ [BX+03] được di

chuyển vào trong thanh ghi DL.
Thanh ghi BX còn sử dụng trong chế độ địa chỉ tương đối chỉ số
cơ sở, trong lệnh MOV CH,[BX+DI+08] dữ liệu tại ô nhớ có địa chỉ BX+DI+08 được lấy vào
thanh ghi CH.



Hình 2.2: Các thanh ghi đa năng của bộ vi xử lý Intel 80286.

Thanh ghi CX (Counter) được sử dụng làm bộ đếm số lần lặp trong các cấu trúc lặp. Ví dụ
lệnh LOOP L1 sẽ giảm CX đi 1, nếu CX ≠ 0 điều khiển chương trình sẽ chuyển tới nhãn L1.

16
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 2: Nguyên tắc làm việc của bộ vi xử lý họ Intel 80x86
Thanh ghi DX (data) là thanh ghi chứa dữ liệu cho các lệnh nhân chia 16 bit, như trong lệnh
MUL BX thanh ghi DX chứa 16 phần cao của kết quả lệnh nhân. Ngoài ra thanh ghi DX còn là
thanh ghi duy nhất lưu trữ địa chỉ cổng trong các lệnh vào ra. Ví dụ trong lệnh IN CL,[DX] dữ
liệu tại cổng vào ra có địa chỉ chứa trong DX sẽ được chuyển vào thanh ghi CL.
Thanh ghi chỉ số nguồn SI (Source Index) và thanh ghi chỉ số đích DI (Destination Index), sử
dụng cho các lệnh xử lý chuỗi dữ liệu. Ví dụ lệnh MOVSB dữ liệu trong bộ nhớ tại địa chỉ giữ
trong SI sẽ chuyển tới địa chỉ giữ trong DI, sau đó SI và DI sẽ tự động được tăng hoặc giảm chuẩn
bị cho lần chuyển kế tiếp. SI và DI còn sử dụng làm thanh ghi địa chỉ và địa chỉ cơ sở (giống như
BX) và làm thanh ghi chỉ số địa chỉ cộng thêm trong chế độ tương đối chỉ số. Ví dụ lệnh MOV
DL,[BP+SI+03] lấy dữ liệu tại ô nhớ có địa chỉ BP+SI+03 vào thanh ghi DL.
Thanh ghi con trỏ cơ sở BP (Base Pointer) giữ vai trò làm thanh ghi địa chỉ trong các chế độ
truy cập bộ nhớ giống như thanh ghi BX.


















Thanh ghi con trỏ ngăn xếp SP (Stack Pointer) đóng vai trò giữ địa chỉ đỉnh ngăn xếp trong
các lệnh truy cập tới ngăn xếp như: lệnh nạp ngăn xếp PUSH, lệnh lấy dữ liệu khỏi ngăn xếp POP,
lệnh gọi chương trình con CALL
Ngăn xếp là vùng nhớ được truy cập theo nguyên tắc vào trước ra sau FILO (Fist IN Last Out)
nhờ vào cơ chế tự động thay đổi của SP như mô tả trên hình 2.3. Khi khởi động SP giữ địa chỉ của
đỉnh ngăn xếp, trỏ tới giá trị cuối cùng chứa trong ngăn xếp (LastValue). Sau mỗi lệnh PUSH giá
trị dữ liệu sẽ được nạp vào đỉnh ngăn xếp và SP tự động giảm đi để giữ địa chỉ giá trị mới này.
Trên hình 2.3 sau 3 lệnh PUSH thanh ghi SP sẽ giữ địa chỉ ô nhớ chứa giá trị của thanh ghi CX.

lastvalue
????
????
????
????
????
????

????
????
đ

a chỉ cao
đ

a chỉ thấ
p

← SP
trước các l

nh PUSH
lastvalue
ax
bx
cx
????
????
????
????
????
sau các l

nh PUSH
PUSH AX
PUSH BX
PUSH CX



SP
đ

a chỉ cao
đ

a chỉ thấ
p

Hình 2.3: Thao tác nạp ngăn xếp và sự thay đổi của thanh ghi SP
2.2.2. Các thanh quản lý đoạn
Các thanh ghi quản lý đoạn của Intel 80286 chia thành hai phần: phần chứa bộ chọn đoạn và
phần chứa bộ mô tả đoạn. Phần chứa bộ chọn đoạn (còn gọi là thanh ghi chọn đoạn) có thể nạp
bằng chương trình nên thường được gọi là phần hở. Phần chứa bộ mô tả đoạn (còn gọi là các
thanh ghi mô tả đoạn) được CPU nạp tự động, không thể truy cập bằng chương trình nên thường
được gọi là phần kín. Trong chế độ bảo vệ (Protect Mode) kích thước của một đoạn thay đổi từ 1
đến 5 GB, còn trong chế độ thực kích thước cực đại của một đoạn là 64KB. Tại một thời điểm sẽ
có 4 đoạn nhớ xác định bởi 4 thanh ghi chọn đoạn 16 bit CS, SS, DS và ES trong đó:

17
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 2: Nguyên tắc làm việc của bộ vi xử lý họ Intel 80x86
+ Thanh ghi đoạn mã lệnh (CS - Code Segment) chứa địa chỉ đoạn mã lệnh của chương trình
hiện hành.
+ Thanh ghi đoạn ngăn xếp (SS - Stack Segment) chứa địa chỉ đoạn vùng nhớ ngăn xếp.
+ Các thanh ghi đoạn dữ liệu (DS - Data Segment), đoạn mở rộng (ES - Extra Segment) chứa
địa chỉ của các đoạn dữ liệu sử dụng trong chương trình.
Trong chế độ địa chỉ thực CPU tạo ra địa chỉ vật lý truy cập bộ nhớ bằng các địa chỉ logic là
địa chỉ đoạn (segment) và địa chỉ độ dời (offset).

Trong đó: địa chỉ vật lý 20 bit = địa chỉ đoạn 16 bit x 10H + địa chỉ độ dời 16 bit.

2.2.3. Thanh ghi cờ trạng thái
Thanh ghi cờ còn được gọi là thanh ghi mã trạng thái CCR (Condition Code Register) bao
gồm các bit độc lập. Mỗi bit chỉ có hai trạng thái 0 hoặc 1 được gọi là các cờ. Các cờ rất ít khi
tác động lẫn nhau, chúng chỉ tác động một cách độc lập tùy theo trạng thái của các phép tính mà
ALU thực hiện. Trạng thái các cờ là cơ sở để CPU thực hiện các quyết định, nếu thỏa điều kiện
chương trình thực hiện theo hướng này, còn ngược lại sẽ theo một hướng khác, tạo ra sự rẽ nhánh
cho các chương trình phù hợp với bài toán thực tế. Ngoài ra còn có các cờ sử dụng cho việc điều
khiển các chế độ hoạt động khác nhau của CPU, các cờ này thông thường được lập xoá bằng các
lệnh riêng. Thanh ghi cờ của 80286 bao gồm 16 bit với vị trí các bit như mô tả trên hình 2.5.







* * P A * Z S T I C D O PL * IO NT
D15 D0
Hình 2.5: Cấu tạo thanh ghi cờ.
Các cờ trạng thái: Các cờ trạng thái tác động theo trạng thái của kết quả các phép tính mà CPU
thực hiện, các CPU thông thường có 6 cờ trạng thái sau:
Cờ nhớ CF (Carry Flag)
Cờ nhớ được sử dụng làm bit dữ trữ khi kết quả các phép tính mà ALU thực hiện vượt ra
ngoài giới hạn lưu trữ cho phép của thanh chứa. Ví dụ khi sử dụng các thanh ghi 8 bit để cộng
hai số 8 bit, kết quả có thể là 9 bit và cờ C sẽ giữ bit thứ 9. Tương tự khi cộng hai số 16 bit cờ C
sẽ giữ bit thứ 17 của kết quả.
Cờ nhớ cũng được thiết lập mức 1 khi ALU thực hiện phép trừ, giảm hoặc so sánh có kết quả
âm. Tức là cờ CF =1 khi số bị trừ nhỏ hơn số trừ.

Ngoài ra cờ nhớ còn được sử dụng như bit thêm trong các lệnh quay dịch, ví dụ khi dịch trái bit
ở MSB sẽ bị rớt ra ngoài, cờ C sẽ giữ lấy bit đó.
Cờ chẵn lẻ PF (Parity Flag)
Cờ chẵn lẻ được sử dụng thông báo số các bit 1 trong kết quả của phép tính logic là chẵn hay
lẻ, khi PF = 1 số bit 1 trong kết quả là một số chẵn. Cờ chẵn lẻ thường được sử dụng trong các
chương trình truyền các dữ liệu nối tiếp, trạng thái của cờ có thể được phát ra để bên thu có thể
kiểm tra xem dữ liệu nhận được đúng hay sai. Chú ý là cờ chẵn lẻ không tác động khi ALU thực
hiện các phép tính số học.
Cờ dấu SF ( Sign Flag)
Trong hệ thống vi xử lý có hai cách biểu diễn một số: Cách thứ nhất nó dùng tất cả các bit
của một thanh ghi để biểu diễn một số dương. Ví dụ một thanh ghi 8 bit có thể biểu diễn các số
thập phân dương từ 1 tới 255. Cách thứ hai CPU sử dụng bit trọng số cao nhất để làm bit dấu. Ví

18
OPEN.PTIT.EDU.VN
Chương 2: Nguyên tắc làm việc của bộ vi xử lý họ Intel 80x86
dụ như thanh ghi 8 bit thì bit D7 sẽ là bit dấu. Khi D7 ở mức 0 thì các bit D0 D6 giữ một số nhị
phân dương nằm trong khoảng 0 tới 127. Khi D7=1 thì thanh ghi sẽ giữ số nhị phân âm trong
khoảng –128 tới -1
Tổ hợp nhị phân từ 0000 0000 0111 1111 biểu diễn các số từ 0 127 tổ hợp tiếp theo 1000
0000 trong số có dấu được xem như là -128 và tiếp theo 1000 0001 = -127. Khi tiếp tục đếm lên
tới tổ hợp 1111 1111 = -1.
Cờ dấu S sẽ báo khi dấu thay đổi, cờ dấu =0 khi kết quả phép tính trong bộ chứa là số dương
(bit D7=0). Nếu bit D7=1 kết quả là một số âm 7 bit thì SF=1. Dựa vào cờ này mà các chương
trình này sẽ có cách tính thích hợp với các số có dấu.
Cờ tràn OF (Overflow Flag)
Cờ tràn OF được dùng trong các phép tính số học có dấu, nó chỉ thị kết quả là một số dương
lớn hơn hoặc là một số dương nhỏ hơn khả năng chứa của thanh ghi chứa kết quả. Ví dụ khi cộng
hai số dương trong hai thanh ghi 8 bit, CFsẽ được thiết lập mức 1 khi có sự tràn bit 1 từ D6 sang
D7, tức là khi dấu của số 7 bit thay đổi từ (+) sang (-) mặc dù kết quả phải là một số dương, như

vậy kết quả này cần phải được biển diễn bằng một số 9 bit. Cờ OF luôn được thiết lập khi có tràn,
vì vậy cần phải kiểm tra nó tuỳ theo trường hợp só biểu diễn là có dấu hay không có dấu, để nó
không ảnh hưởng gì đến chương trình. Cờ tràn sẽ bị xóa khi D7 trở về mức 0.
Cờ ZERO ZF (Zero Flag)
Khi ALU thực hiện các phép tính có kết quả trong thanh ghi chứa bằng 0, lúc đó ZF sẽ được
thiết lập lên mức 1. Còn ngược lại ZF=0. Thông thường ZF để thông báo trạng thái so sánh bằng,
kết quả của phép trừ = 0 , các phép logic = 0. Khi thực hiện các phép cộng, mặc dù kết quả có dư
ra bit thứ 9 nhưng nếu thanh chứa có giá trị 0 thì ZF vẫn = 1. Ví dụ cộng FFH+01H kết quả là
100H thì số 1 ở cờ CF còn thanh chứa có giá trị 00 do đó ZF =1.
Cờ Z đặc biệt tiện lợi cho các vòng lặp sử dụng bộ đếm xuống. Vòng lặp có thể giảm một
thanh ghi nào đó, cho đến khi nó trở về 0 thì ngưng. Với các công dụng như trên ZF cùng với CF
được sử dụng rất nhiều trong các chương trình.
Cờ nhớ phụ AF (Auxiliary Carry Flag )
Không giống như CF, đóng vai trò bit thứ 9 của thanh chứa, cờ giống cờ tràn nhiều hơn, cờ
AF sẽ được thiết lập mức 1 khi có sự tràn bit 1 từ D3 qua D4 sử dụng cho các phép tính BCD.
Tám bit của bộ chứa bao gồm 2 nibble riêng biệt, các bit 7-4 gọi là nibble trọng số lớn MS(Most
Significant) và 3-0 là nibble trong số nhỏ LS(Least Significant). Mỗi nibble là mã số thập phân
hoặc HEXA đơn. Khi thực hiện các phép tính với số BCD (tức số thập phân) cần phải ghi nhận
số nhớ của 4 bit thấp trong đơn vị 8 bit. Ta gọi số nhớ này là số nửa nhớ.
Các cờ điều khiển: Các cờ điều khiển sử dụng để xác định các chế độ hoạt động khác nhau của
CPU, Intel 80286 có các cờ điều khiển sau:
Cờ định hướng DF (Direction Flag)
Cờ này được sử dụng định hướng cho các lệnh xử lý chuỗi dữ liệu. Ví dụ như di chuyển chuỗi
từ vùng nhớ này sang vùng nhớ khác, so sánh chuỗi…. Khi thực hiện CPU lần lượt xử lý từng
byte 1 trong chuỗi. Để có được các thao tác này CPU sử dụng các thanh ghi địa chỉ SI và DI và
sau mỗi lần xử lý 1 byte nó tự động tăng hoặc giảm các thanh ghi này. Việc tăng hay giảm SI và
DI cho phép xử lý chuỗi được từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới. Khi DF=1 các lệnh xử lý
chuỗi sẽ thực hiện từ địa chỉ cao đến địa chỉ thấp, còn mặc định DF = 0.
Trong một số CPU các lệnh xử lý chuỗi tăng và giảm địa chỉ khác nhau, nghĩa là cùng là di
chuyển chuỗi nhưng có một lệnh thực hiện theo chiều tăng địa chỉ, và một lệnh thực hiện theo

chiều giảm địa chỉ. Các CPU như thế sẽ không có cờ định hướng.

19

×