Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã nghĩa thái, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THANH HUYỀN

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TẠI XÃ NGHĨA THÁI, HUYỆN NGHĨA HƢNG,
TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2019

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THANH HUYỀN

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TẠI XÃ NGHĨA THÁI, HUYỆN NGHĨA HƢNG,
TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 17035209


LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN HỒI LOAN

Hà Nội –2019

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Công tác xã hội đề tài “Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong trợ giúp
phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định” là hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với các đề tài khác trong
cùng lĩnh vực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2019
Học viên

Vũ Thanh Huyền

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tập thể
thầy cơ giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình và
truyền đạt cho tơi những kiến thức, kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hồi Loan người đã hướng dẫn
và chỉ bảo cho tơi rất tận tình trong suốt q trình thực hiện luận văn để bảo
vệ trước và sau hội đồng. Nhờ có sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy, tơi đã có được
nhiều kinh nghiệm q báu trong việc triển khai và thực hiện đề tài nghiên
cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thành viên trong ban hội đồng đã
cho tơi những lời nhận xét, góp ý thực tiễn mà đề tài của tơi cịn thiếu sót; đặc
biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Như Trang đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi
trong q trình hồn thiện luận văn tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đảng ủy – UBND, chính quyền địa
phương, hội liên hiệp phụ nữ, các cán bộ đa ngành và người dân xã Nghĩa
Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã tạo điều kiện cho tơi
cũng như sự cổ vũ, động viên, khích lệ của người thân, thầy cơ và bạn bè giúp
tơi hồn thành luận văn Thạc sĩ.
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2019
Học viên

Vũ Thanh Huyền

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................................5
3. Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................12
4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................12

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................12
6. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................13
7. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................13
8. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................14
9. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................14
10. Nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu..........................................................15
11. Kết cấu của đề tài ................................................................................................17
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................18
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................18
1.1. Một số khái niệm công cụ ..................................................................................18
1.1.1. Nhân viên công tác xã hội ...........................................................................18
1.1.2. Cộng tác viên công tác xã hội (Nhân viên cơng tác xã hội bán chun) ....18
1.1.3. Vai trị của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia
đình 1.1.3.1. Vai trị của nhân viên công tác xã hội

20

1.1.4. Công tác xã hội cá nhân ..............................................................................24
1.1.5. Phụ nữ bị bạo lực gia đình ...........................................................................25
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................................29
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow ................................................................29
1.2.2. Lý thuyết nhận thức – hành vi .....................................................................30
1.2.3. Lý thuyết hệ thống .......................................................................................31
1

TIEU LUAN MOI download :


1.2.4. Lý thuyết vai trò, vị thế xã hội ....................................................................32
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................33

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI XÃ
NGHĨA THÁI, HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY ......34
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu.............................................................................34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu .................................................34
2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hoá – xã hội của địa bàn nghiên cứu .....................34
2.2. Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định ...........................................................................................................36
2.2.1. Các hình thức bạo lực tại địa bàn nghiên cứu .............................................36
2.2.2. Lý do phụ nữ cam chịu bị bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu ............48
2.2.3. Hậu quả của việc phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu..........54
2.3. Hỗ trợ can thiệp của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội
bán chuyên) với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định ...........................................................................................................57
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................64
CHƢƠNG 3. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ
GIÚP PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI XÃ NGHĨA THÁI, HUYỆN
NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH ......................................................................66
3.1. Mơ tả, phân tích trường hợp cụ thể và áp dụng tiến trình CTXH cá nhân tại địa
phương.......................................................................................................................66
3.2. Vai trị tham vấn .................................................................................................86
3.3. Vai trò biện hộ ....................................................................................................93
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................97
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 104
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 107

2

TIEU LUAN MOI download :



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù, là cái nơi của tình
u thương, là nơi cuộc sống nảy mầm và tình u khơng bao giờ kết thúc.
Gia đình chính là món q tuyệt vời nhất, bởi nếu khơng có gia đình, con
người sẽ khơng có sự tái tạo. Chính vì thế, gia đình đóng vai trị rất quan
trọng trong cuộc sống. Nó chính là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội. Trải qua lịch sử nhân loại, gia đình khơng chỉ là tổ ấm, nuôi dưỡng tâm
hồn và nhân cách con người mà cịn là điểm tựa vững chắc nhất, là bến đỗ
bình yên cho mỗi chúng ta. Có thể thấy, một gia đình tuyệt vời sẽ là nơi tràn
ngập tiếng cười, niềm yêu thương và hạnh phúc. Tuy nhiên không phải ai
cũng có được niềm hạnh phúc gia đình. Trên thực tế, khơng ít người đang
phải vơ hình gánh chịu những hình thức bị tra tấn, tổn thương không chỉ về
mặt tinh thần, thể chất mà cịn đe doạ đến tính mạng khi mái ấm của họ trở
thành “địa ngục trần gian”. Ẩn dưới những mái ấm ấy là quá trình hình thành
và tiếp diễn những hành vi bạo lực gia đình. Đó là những hành vi phá vỡ hạnh
phúc gia đình, ảnh hưởng những người xung quanh và gia tăng nguy cơ
những hành vi lệch chuẩn, tội phạm trong xã hội.
Bạo lực gia đình là một hiện trạng tiêu cực đang tồn tại khơng chỉ ở
Việt Nam mà cịn ở bất cứ đâu trên thế giới. Phần lớn, chúng ta có thể bắt
gặp, nghe hoặc đọc về các trường hợp bạo lực gia đình đang diễn ra thơng qua
báo, đài – tivi. Trong đó, nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình thường là
người phụ nữ và bạo lực gia đình diễn ra dưới bốn hình thức khác nhau như
bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực kinh tế hoặc lao động và bạo
lực tình dục. Để có góc nhìn tổng qt về hiện trạng bạo lực gia đình thì bạo
lực thể chất là các hành vi tấn công bằng vũ lực, đánh đập hay tra tấn thân thể
người phụ nữ. Bạo lực tinh thần chiếm phần lớn tổng số các vụ bạo lực hiện
nay. Chúng xảy ra dưới hành động cố tình tra tấn người phụ nữ bằng ngôn
3


TIEU LUAN MOI download :


ngữ, lời nói hay kiểm sốt, cơ lập họ…Bên cạnh đó, bạo lực kinh tế hoặc lao
động diễn ra thơng qua việc cưỡng ép hoặc chiếm đoạt tài sản, công sức đóng
góp của người phụ nữ, hay đơn thuần là ép buộc họ làm việc quá sức. Cuối
cùng, bạo lực tình dục chính là hành vi cưỡng đoạt tình dục người phụ nữ. Vì
vậy, chúng ta khơng thể phủ nhận rằng bạo lực gia đình dù xảy ra dưới hình
thức nào cũng kéo theo rất nhiều hệ luỵ, gây nên sự tổn thương nghiêm trọng
đối với cá nhân phụ nữ bị bạo lực và gia đình nói chung. Đồng thời, ảnh
hưởng đến nền văn minh, kéo lùi sự phát triển của xã hội. Như vậy, đây là
một thực trạng rất cần mỗi cá nhân trong cộng đồng quan tâm sâu sắc và có
sự can thiệp kịp thời, đúng đắn; trong đó nhân viên cơng tác xã hội là một
trong những người được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn
để hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay, theo số liệu thống kê năm 2015 của Sở lao động thương binh
và xã hội tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, tổng số phụ
nữ bị bạo lực gia đình là 67 người. Đây được coi là chỉ số đáng lo ngại, mặc
dù đã được giảm thiểu còn 42 người vào năm 2016. Nhìn chung trong những
năm gần đây, chính quyền địa phương, các cơ quan tổ chức tại xã Nghĩa Thái,
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, đã không ngừng thực hiện nhiều chương
trình ý nghĩa, hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường
năng lực đối phó và giải quyết vấn đề cho người dân. Song, thực trạng phụ nữ
bị bạo lực gia đình vẫn đang diễn ra. Việc thực hiện hiệu quả vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã
Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định vô cùng cần thiết và quan
trọng. Chính vì vậy, đề tài “Vai trị của nhân viên công tác xã hội trong trợ
giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định” sẽ nghiên cứu thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã; đề

cao các vai trị của nhân viên cơng tác xã hội, đặc biệt là vai trò tham vấn và
vai trò biện hộ nhằm trợ giúp phụ nữ thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề
bạo lực gia đình, tăng cường sự thay đổi chất lượng cuộc sống, giảm thiểu bạo
4

TIEU LUAN MOI download :


lực gia đình và thúc đẩy an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay và trong
những năm tới.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới:
Bạo lực gia đình là hiện tượng phổ biến, diễn ra khắp nơi trên thế giới.
Bạo lực gia đình khơng phân biệt màu da, độ tuổi, vai trị – vị thế xã hội hay
dân tộc. Dưới đây là những số liệu thống kê về thực trạng phụ nữ bị bạo lực
gia đình xảy ra ở một số nước trên thế giới:
Hiện nay ở nước cộng hoà Ireland, dẫn theo Cơ quan Liên minh châu
Âu về quyền cơ bản – FRA (European Union Agency for Fundamental
Rights) thì Ireland là nước có số lượng phụ nữ cao thứ hai bị bạo lực gia tình
tại Châu Âu. Theo Báo cáo tác động viện trợ của phụ nữ năm 2017, tỷ lệ bạo
lực gia đình đối với phụ nữ lên tới 15.833 vụ, trong đó ghi nhận 21,451 phụ
nữ đã có sự liên lạc với dịch vụ hỗ trợ trực tiếp của phụ nữ. Thống kê số liệu
cho thấy có 10.281 trường hợp phụ nữ bị bạo lực tinh thần, chủ yếu về tình
cảm; 3.502 trường hợp về bạo lực thể chất và 1.443 trường hợp về bạo lực
kinh tế. Cùng năm đó, báo cáo đã chỉ ra có 607 vụ bạo lực tình dục với phụ
nữ (323 trường hợp cưỡng hiếp). Dịch vụ hỗ trợ phụ nữ (The Women's Aid
One to One Support Service), các cộng tác viên công tác xã hội đã cung cấp
dịch vụ cho 728 người, vận động cho 1.743 người phụ nữ trong suốt cả năm
2017.
Đối với nước Anh, theo Khảo sát tội phạm Anh năm 2000 (Anh và xứ

Wales), bạo lực gia đình có tỷ lệ nạn nhân lặp lại cao hơn bất kỳ loại tội phạm
nào khác. Một báo cáo của Anh –CEMACH (The Confidential Enquiry into
Maternal and Child Health) năm 2007 trích dẫn bạo lực gia đình trong thai kỳ
như một chỉ báo quan trọng về kết cục sức khỏe người mẹ và trẻ em nghèo,
bao gồm tử vong, thấy 70 trong số 295 phụ nữ (24%) đã tử vong trong thai kỳ
hoặc trong vòng 6 tuần sau sinh do có dấu hiệu của bạo lực gia đình. 19 trong
số những phụ nữ này đã bị người chồng sát hại.
5

TIEU LUAN MOI download :


Bên cạnh đó, theo tác giả David Waston với nghiên cứu“Bạo lực gia
đình và bảo vệ trẻ em: kinh nghiệm của phụ nữ có can thiệp cơng tác xã hội Domestic abuse and child protection: women’s experience of social work
intervention” (2017) đã nhấn mạnh đến nhân viên công tác xã hội có vai trị
trong việc giúp phụ nữ nhận ra việc bạo hành gia đình. Khi sự cơng nhận này
đã diễn ra, vai trị của nhân viên cơng tác xã hội có thể bắt đầu kết nối phụ nữ
với các nguồn lực, hỗ trợ và cơ hội cần thiết để vượt qua sự kiểm sốt cưỡng
chế, thốt khỏi tình trạng bạo lực. Nghiên cứu cũng đề cập đến ý nghĩa thực
tiễn cho thấy để thực hiện vai trò hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành có hiệu quả, các
nhân viên công tác xã hội cần phải lắng nghe nạn nhân, tránh mối đe doạ và
sự đổ lỗi, đáp ứng nhu cầu của thân chủ và làm việc để tăng khả năng của phụ
nữ về sự an toàn, sự tự do và chăm sóc trẻ em.
Theo thống kê quốc gia của tờ thơng tin về bạo lực gia đình ở Mỹ (The
National Statistics Domestic Violence Fact Sheet), phụ nữ gia đình trong độ
tuổi từ 18-24 thường bị đàn ông lạm dụng. Trong đó có 45,4% trường hợp
phụ nữ bị bạo lực tình dục; 35,6% bị bạo lực về thể chất, 22% bị bạo lực kinh
tế. Mặc dù chính phủ Mỹ và các cơ quan, tổ chức chính phủ/phi chính phủ,
đội ngũ nhân viên công tác xã hội và người dân đã rất nỗ lực trong việc
phịng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực gia đình tại Mỹ

vẫn diễn ra phổ biến, sự gia tăng về số vụ và mức độ ngày một nghiêm trọng
hơn.
Cũng theo bài viết trên trang Hiệp hội những nhà công tác xã hội quốc
gia Mỹ (NASW-National Association of Social Worker) cho biết nhân viên
công tác xã hội luôn đi đầu trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình và điều trị
nạn nhân của bạo lực gia đình. Ví dụ như, nhân viên xã hội thực hiện vai trò
kết nối, cung cấp tư vấn và hỗ trợ thơng qua các chương trình tạm trú, tư vấn
cho các cá nhân và vận động tòa án. Nhân viên xã hội cũng ủng hộ các
chương trình và pháp luật để giải quyết bạo lực gia đình. Ở Mỹ, tháng nhận
thức về Bạo lực Gia đình diễn ra vào tháng mười. Nhân viên xã hội của
6

TIEU LUAN MOI download :


NASW sẽ giúp bạn hiểu hơn về phạm vi bạo lực gia đình, cách nhận biết các
dấu hiệu đang xảy ra và những gì có thể được thực hiện để giúp đỡ nạn nhân
và cách ngăn chặn bạo lực trong tương lai.
Tác giả Nicole Brown, chuyên gia quản lý truyền thơng của Hiệp hội
Cơng tác xã hội tồn cầu với bài viết “Nhân viên dịch vụ xã hội có thể giúp
chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ” (Social service workers can help and
violence against women) đăng trên tạp chí Y tế quốc tế năm 2015 cho biết
Hiệp hội công tác xã hội toàn cầu sẽ đào tạo các nhân viên dịch vụ xã hội để
phân tích và tìm hiểu lý do các lý do phức tạp và khác nhau mà bạo lực xảy ra
với phụ nữ và có thể hỗ trợ cộng đồng thay đổi hành vi xã hội và ngăn ngừa
bạo lực. Nhân viên dịch vụ xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp
dịch vụ tư vấn, kết nối và giới thiệu để nạn nhân được chăm sóc và điều trị
sức khoẻ, thể chất, tinh thần và tâm lý xã hội. Nhân viên công tác xã hội cũng
có thể là người vận động chính sách cho các nạn nhân và đơi khi có vai trị
dẫn đầu trong việc hỗ trợ pháp lý cho nạn nhân bằng cách làm việc chặt chẽ

với cơ quan thực thi pháp luật.
Thơng qua những dẫn chứng thực tế, bản tóm tắt của các quốc gia đã
chứng minh thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình đang xảy ra vơ cùng
nghiêm trọng và là vấn đề đáng lo ngại cho sự an sinh xã hội của mỗi đất
nước. Từ đó, chính phủ các nước đã tự đưa ra những đề xuất, nhắc nhở chú
tâm, đưa vấn đề này ưu tiên hơn trong các vấn nạn xã hội hiện nay. Đồng
thời, chú trọng phát triển ngành cơng tác xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã
hội; đào tạo nguồn lực, đội ngũ nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên cơng
tác xã hội cũng như thúc đẩy vai trị, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội
nhằm giảm thiểu vấn nạn bạo lực gia đình, loại bỏ các hành vi tiêu cực, lệch
chuẩn trong xã hội, giúp người phụ nữ thốt khỏi tình trạng bạo lực và có đời
sống hạnh phúc hơn.

7

TIEU LUAN MOI download :


2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Kết quả từ nghiên cứu Quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt
Nam năm 2010, khảo sát phụ nữ bị bạo lực gia đình trong độ 18–60 tuổi trên
cả nước chỉ ra rằng 32% phụ nữ phải gánh chịu bạo lực thể xác từ người
chồng, chiếm 5% phụ nữ bị bạo lực thể xác đang trong thời kỳ mang thai. Đối
với khía cạnh bị bạo lực tình dục, người phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn trong
q trình tiết lộ và chia sẻ những trải nghiệm hơn bạo lực thể xác. Kết quả của
các buổi phỏng vấn cho thấy có 10% phụ nữ đã từng bị người bạn đời bạo lực
tình dục. Bên cạnh đó, bạo lực tinh thần và kinh tế do người chồng – người
bạn đời gây ra cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người phụ nữ
trong gia đình. Kết quả chỉ số cho thấy tổng quan phụ nữ bị bạo lực tinh thần
chiếm 54%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ bị bạo lực thể xác; và bạo lực kinh

tế chiếm 9%.
Tác giả Đặng Xuân Trường với bài viết trên tạp chí Xã hội học năm
2013 về “Tìm hiểu bạo lực gia đình với phụ nữ ở Hà Nội” đã chỉ ra 92% nạn
nhân là phụ nữ bị bạo lực gia đình ở độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi, tuổi bạo lực gia
đình chiếm 89,2%. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh rằng phụ nữ bị bạo lực
gia đình ở nơng thơn có tỷ lệ cao hơn với thành thị (45% so với 38,4%). Số
liệu trên phù hợp với kết quả Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ
nữ Việt Nam năm 2010. Chỉ số trong 12 tháng qua là 27%, tỷ lệ bạo lực phụ
nữ trong gia đình ở nông thôn chiếm 35,4% và thành thị là 32,2%.
Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2006 đã tiến hành điều tra,
khảo sát tổng số 2.000 mẫu người dân, bao gồm nạn nhân là phụ nữ bị bạo lực
gia đình; người gây bạo lực gia đình – người chồng; cán bộ xã, cán bộ y tế,
công an, phụ nữ, tòa án nhân dân cấp huyện. Kết quả thống kê chỉ ra 23% số
gia đình có hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập, hành hung, tra tấn…), 25%
số gia đình có hành vi bạo lực tinh thần (tấn cơng bằng lời nói, lăng mạ…)và
30% là số cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục.

8

TIEU LUAN MOI download :


Năm 2006, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện
Gia đình và Giới, UNICEF thực hiện điều tra gia đình Việt Nam. Tổng số
9.300 mẫu đưa ra kết luận: tỷ lệ bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và tình dục
chiếm khoảng 21.2%. Trong đó, kết quả số gia đình xảy ra 1 hiện tượng bạo
lực kể trên là 10,8% thì số gia đình xảy ra hai hiện tượng bạo lực chiếm
khoảng 7,3%.
Thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao đã chỉ ra kết luận có khoảng
8.000 vụ ly hơn, ngun nhân từ bạo lực gia đình diễn ra trung bình một năm

trên cả nước. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, số vụ xung đột nguyên do từ sự mặc cảm, thiếu tự ti của nam giới –
người chồng cảm thấy mình thấp bé, khơng đủ điều kiện hoặc vị trí trụ cột gia
đình bị lung lay.
PGS Nguyễn Hữu Minh, Viện truởng Viện nghiên cứu Gia đình và
Giới, cho biết năm 2012, theo điều tra khảo sát của Viện nghiên cứu gia đình
và giới tại 4 tỉnh về bình đẳng giới thì hậu quả của bạo lực gia đình để lại đối
với phụ nữ nói riêng, cộng đồng nói chung hết sức nghiêm trọng. Thống kê
87,5% trường hợp bạo lực thể chất, gây ra tổn hại về sức khoẻ, thể chất cho
người phụ nữ; 89% tổn thương về tinh thần, tâm lý. Bạo lực gia đình cịn
chiếm 90% là ngun nhân chính dẫn đến tan vỡ hạnh phúc; 89% gây rối loạn
trật tự trị an, an tồn xã hội và 91% có tác động, ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ
đến sự phát triển của trẻ em trong mơi trường gia đình, khiến chúng mất niềm
tin vào gia đình hoặc có hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật.
Tác giả Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh (2007) trong sách “Bạo
lực gia đình – một sự sai lệch giá trị” đã trình bày những lý luận và phương
pháp luận; thực trạng về bạo lực gia đình; đề cao mơ hình, cơng tác phịng,
chống bạo lực trong gia đình ở Việt Nam. Cuốn sách nhấn mạnh vai trị của
chính quyền, các tổ chức xã hội (chính phủ/ phi chính phủ) và nhân dân trong
việc xây dựng chương trình, mơ hình, hoạt động tun truyền cơng tác phòng,
chống bạo lực.
9

TIEU LUAN MOI download :


Tác giả Linh Nguyễn với bài viết trên tạp chí lao động xã hội năm 2016
về “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị bạo hành”
đã nêu lên các vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong cung
cấp dịch vụ xã hội, hỗ trợ pháp lý, tham vấn tâm lý, truyền thông, nâng cao

nhận thức cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình. Cụ thể, nhân viên cơng tác
xã hội thực hiện vai trò kết nối các nạn nhân bị bạo lực đến các cơ sở, dịch vụ
thăm khám chữa bệnh; hỗ trợ pháp lý như ly hôn, ly thân; giới thiệu việc
làm… Một trong những thách thức lớn đối với nạn nhân là phụ nữ bị bạo lực
gia đình là tái hồ nhập cộng đồng. Do đó, bài viết đề cập đến vai trị của
nhân viên cơng tác xã hội trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình giúp
thân chủ dễ dàng đón nhận, hồ nhập cộng đồng trở lại. Bên cạnh đó, bài viết
cũng đề cao vai trị truyền thơng của nhân viên cơng tác xã hội trong việc đẩy
mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận
thức cho người dân, đặc biệt là phụ nữ để phòng, chống bạo lực gia đình.
Tác giả Đỗ Thị Vân với đề tài: “Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội
đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình” (2014) nhấn mạnh tầm quan trọng vai trị
của nhân viên cơng tác xã hội trong trợ giúp đối tượng bị bạo lực giảm được
hậu quả; phịng, chống bạo lực gia đình và tạo sự thay đổi tích cực của xã hội
trước vấn nạn bạo lực. Cụ thể, tác giả đã đề cập và phân tích sáu vai trị là vai
trị tham vấn, tư vấn; vai trị truyền thơng giáo dục việc phịng, chống bạo lực;
vai trị hồ giải; vai trị trợ giúp pháp lý, vai trò biện hộ và là người kết nối
nguồn lực trong việc hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành tại địa phương nghiên cứu.
Một số thành tựu đạt được trong đề tài cho thấy có trên 80% các vụ việc bạo
lực gia đình trong đề tài nghiên cứu được xử lý bằng biện pháp hoà giải thực
hiện bởi vai trị của nhân viên cơng tác xã hội. Tổ chức được trên 72 cuộc tư
vấn, truyền thông tư vấn dựa trên mỗi quý và trên khoảng 100 chị em phụ nữ
tham gia dưới sự điều phối của Phòng Lao động thương binh và Xã hội, Hội
liên hiệp phụ nữ và các cán bộ đa ngành, nhân viên công tác xã hội bán
chuyên… Nhìn chung, đề tài của tác giải đề cao vai trị của nhân viên cơng
10

TIEU LUAN MOI download :



tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo hành hiện nay, thể hiện dưới sáu vai trò đã
nêu nhằm giảm hậu quả bạo lực gia đình, trợ giúp phụ nữ thúc đẩy khả năng
tự giải quyết vấn đề bạo lực gia đình, tăng cường sự thay đổi chất lượng cuộc
sống, giảm thiểu bạo lực gia đình và thúc đẩy an sinh xã hội trong giai đoạn
2014 và trong những năm tới.
Bài viết “Công tác xã hội với nạn nhân của bạo lực gia đình” (2017)
của Ban biên tập được đăng trên trang thông tin tuyên truyền nghề công tác
xã hội tỉnh Yên Bái đã chỉ ra đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình, nhân viên
cơng tác xã hội thực hiện vai trò là người kết nối nguồn lực, cung cấp dịch vụ
xã hội qua các hoạt động như lập kế hoạch hỗ trợ, điều phối dịch vụ xã hội
phù hợp với nhu cầu của đối tượng. Đánh giá mức độ tổn thương tâm lý, xác
định phương pháp tham vấn, trị liệu qua vai trò tư vấn, tham vấn… Bài viết
đưa ra mục tiêu cho tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2020, chú trọng nâng cao
năng lực, phát huy vai trị của nhân viên cơng tác xã hội tại các xã, phường và
phát triển mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo
lực gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình tại tỉnh n Bái.
Những nghiên cứu, cơng trình sách báo trên đã chỉ ra vấn nạn bạo lực
gia đình tại Việt Nam đang diễn ra ở khắp mọi nơi như nơng thơn, thành thị...
Các vụ bạo lực gia đình đã để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời
sống của người phụ nữ, gây mất trật tự trị an và an toàn xã hội. Dưới sự hỗ trợ
của ngành Công tác xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên ngành, cụ
thể là đội ngũ nhân viên công tác xã hội, cán bộ cộng tác viên cơng tác xã hội
đã thực hiện tốt vai trị của mình trong các hoạt động phịng, chống bạo lực
gia đình địa phương, tồn quốc; phát triển và cải thiện chính sách xã hội nhằm
biện hộ và bảo vệ pháp lý, quyền lợi cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình;
loại bỏ, phịng ngừa tệ nạn bạo lực gia đình; hướng tới nền văn minh và an
sinh xã hội.
Căn cứ trên các nghiên cứu tổng quan về phụ nữ bị bạo lực gia đình,
vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ bị bạo hành
11


TIEU LUAN MOI download :


gia đình trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam, tơi lựa chọn đề tài “Vai trị của
nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã
Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” nhằm tập trung nghiên cứu
thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình và đề cao vai trị của nhân viên cơng tác
xã hội, đặc biệt là vai trò tham vấn và vai trò biện hộ trong trợ giúp phụ nữ tại
xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Ý nghĩa lý luận: Chỉ ra được những cơ sở lý luận của vai trị của nhân
viên cơng tác xã hội trong trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã
Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Ý nghĩa thực tiễn: Khái quát chung về thực trạng, nguyên nhân và hậu
quả của việc người phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định; mô tả trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình cụ thể tại
xã; đánh giá vai trị của nhân viên cơng tác xã hội, chủ yếu vai trò tham vấn
và biện hộ trong trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng phụ nữ bị bạo lực
gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Mô tả trường
hợp cụ thể phụ nữ bị bạo lực gia đình và đánh giá vai trị của nhân viên cơng
tác xã hội, cụ thể là hai vai trị: vai trò tham vấn và biện hộ trong việc trợ giúp
phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định.
Từ đó, đề xuất một số kiến nghị và biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả,
nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp cho phụ nữ bị
bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình diễn ra tại xã Nghĩa
Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

12

TIEU LUAN MOI download :


- Tìm hiểu và phân tích trường hợp cụ thể về phụ nữ bị bạo lực gia đình
ra tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội, đề cao vai trò tham vấn và biện
hộ trong việc trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình và phịng, chống bạo lực gia
đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Kết luận, đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện và nâng cao vai trò
của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình
và phịng, chống bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định.
6. Đối tƣợng nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực
gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: 55 phụ nữ đã và đang bị bạo lực gia đình giai
đoạn 2017 - 2018, 11 cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội
bán chuyên) và nhân viên công tác xã hội thực hiện trợ giúp phụ nữ bị bạo lực
gia đình.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ các nội dung cơ bản sau:
- Nghiên cứu được cơ sở lý luận, trình bày các khái niệm cơng cụ: nhân

viên cơng tác xã hội, vai trị của nhân viên công tác xã hội, phụ nữ, phụ nữ bị
bạo lực gia đình; hệ thống hố những lý thuyết ứng dụng.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng và các hình thức bạo lực gia đình diễn
ra tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và xác định rõ các
yếu tố, nguyên nhân và hậu của của việc phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã
Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

13

TIEU LUAN MOI download :


- Mơ tả và phân tích trường hợp cụ thể về phụ nữ bị bạo lực gia đình ra
tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Phân tích vai trị của nhân viên cơng tác xã hội, cụ thể là vai trò tham
vấn và biện hộ trong việc trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình và phịng, chống
bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trị của nhân viên cơng
tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình và phịng, chống bạo
lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
7.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu tập trung bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã
lập gia đình, độ tuổi từ 20 đến 65 tuổi trong địa bàn xã Nghĩa Thái, huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Thời gian: Nghiên cứu vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong
việc trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2018 đến tháng
11 năm 2018.
8. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa


Hưng, tỉnh Nam Định đang diễn ra như thế nào?
- Nguyên nhân và hậu quả của việc phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã
Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là gì?
- Những vai trị của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ, trợ giúp
người phụ nữ bị bạo hành gia đình là gì? Việc thực hiện vai trị của nhân viên
cơng tác xã hội diễn ra như thế nào? Các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong việc
hỗ trợ người phụ nữ bị bạo lực gia đình?
9. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình vẫn đang xảy ra nhiều tại xã
Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

14

TIEU LUAN MOI download :


- Nguyên nhân khởi nguồn của bạo lực gia đình với phụ nữ do nhiều
yếu tố cấu thành như: định kiến xã hội, bất bình đẳng giới, phong tục tập
quán, trình độ học vấn, phân biệt giai cấp… Hậu quả của bạo lực gia đình gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ,
tuy nhiên bản thân họ chưa nhận thức sâu sắc được tình trạng mình đang gặp
phải.
- Do thiếu đội ngũ, cán bộ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp
trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình nên tiến trình hỗ trợ thân chủ bị bạo
lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định chưa đạt
hiệu quả cao.
10. Nguyên tắc phƣơng pháp luận nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
a. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu

Nhằm khái quát cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu dựa trên phân tích
và tổng hợp các tài liệu, cơng trình nghiên cứu, sách báo liên quan đến đề tài
trong việc nghiên cứu thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình nói chung trên
tồn quốc, phụ nữ bị bạo lực gia đình nói riêng tại xã Nghĩa Thái, huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong những khoảng thời gian khác nhau.
Tổng hợp, đưa ra đánh giá về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của
việc bạo lực gia đình với phụ nữ.
Mơ tả, phân tích và đánh giá vai trị của nhân viên công tác xã hội.
Các bước thực hiện:
- Thu thập và phân loại sơ bộ tài liệu.
- Phân tích tài liệu.
- Đọc tổng quát.
- Đọc kỹ và ghi chép.
- Thực hiện tóm tắt lược thuật.
- Báo cáo tổng hợp.

15

TIEU LUAN MOI download :


b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Thu thập được những thơng tin về quan điểm, tiến trình trợ
giúp và vai trò của những cán bộ xã, cán bộ hội liên hiệp phụ nữ, cán bộ liên
ngành… trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định hiện nay. Trong những năm gần đây, thực trạng phụ nữ bị bạo lực
gia đình tại địa bàn nghiên cứu đã thuyên giảm và chỉ còn 55 đối tượng phụ
nữ bị bạo lực và được các cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác
xã hội bán chuyên) và nhân viên công tác xã hội trợ giúp. Đây là con số chính
xác tại địa phương trong giai đoạn 2017 – 2018. Chính vì thế, đối với đề tài

nghiên cứu này, tôi sử dụng mẫu điều tra tổng thể với 55 phụ nữ bị bạo lực
gia đình tại địa phương bằng bảng hỏi.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sẽ bao gồm kỹ năng đặt các câu
hỏi đóng và câu hỏi mở trọng tâm về chủ đề: Thực trạng bạo lực gia đình đối
với phụ nữ; tiến trình trợ giúp, vai trị của nhân viên công tác xã hội bán
chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành; những thuận lợi, khó
khăn trong việc thực hiện tiến trình hỗ trợ.
Các bước tiến hành:
- Xây dựng kết quả điều tra.
- Chọn mẫu phiếu điều tra với các thông số, các chỉ tiêu cần làm.
- Chọn mẫu phiếu điều tra.
- Xử lý phiếu điều tra.
- Kiểm tra kết quả nghiên cứu
c. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm phỏng vấn, lấy ý kiến của phụ nữ bị
bạo lực gia đình, các cán bộ, lãnh đạo đã từng tham gia hỗ trợ phụ nữ bị bạo
lực gia đình để hiểu rõ hơn về vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong trợ
giúp tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Phỏng vấn được tiến hành trong khơng khí thoải mái, cởi mở giữa
người phỏng vấn và đối tượng khảo sát xoay quanh các vấn đề, đề tài liên
16

TIEU LUAN MOI download :


quan. Khách thể được trả lời tự do dựa trên những câu hỏi mở, gợi ý. Khách
thể được thoải mái trong việc bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, thái độ tình cảm,
chính kiến của mình trong các vấn đề được phỏng vấn. Ngồi ra, người phỏng
vấn có thể đưa ra câu hỏi khảo sát thông qua các dạng câu hỏi khác nhau để
kiểm tra độ tin cậy, chính xác các câu trả lời của người được phỏng vấn nhằm

mục đích làm sáng tỏ các thông tin chưa rõ.
Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành với
10 phụ nữ bị bạo lực gia đình và 11 cán bộ đã từng tham gia hỗ trợ phụ nữ
giải quyết vấn đề bạo lực gia đình tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
d. Phương pháp xử lý tài liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
Số liệu thu được khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình phần
mềm SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences). Các chỉ
số được dùng trong phân tích thống kê mơ tả và phân tích thống kê suy luận
thể hiện rõ mối quan hệ tương quan, độ lệch chuẩn hay tần suất và chỉ số phần
trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến trong bảng hỏi đã được hồn
thiện. Từ đó, khái qt rõ tiến trình trợ giúp và vai trị nhân viên công tác xã
hội trong trợ giúp tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
11. Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh
mục tài liệu tham khảo. Về phần nội dung nghiên cứu, đề tài được xây dựng
trên các chương:
Chương 1 - Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2 - Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái,
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Chương 3 – Thực hành công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp phụ nữ bị
bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

17

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội (Social worker) là một tên gọi được ra đời từ
rất sớm. Tính đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều khái niệm tương đồng như
nhân viên xã hội, cán bộ xã hội, cán bộ trợ giúp… Tuy nhiên, hai thuật ngữ
thường được sử dụng nhiều nhất là nhân viên công tác xã hội hay nhân viên
xã hội.
Theo Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp Quốc tế - IASW
(Irish Association of Social Workers), định nghĩa về nhân viên xã hội: “Nhân
viên xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong
công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng
giải quyết và đối phó với vấn đề cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp
cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, gia
đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực
tiễn”[12].
Qua đó, ta có thể hiểu nhân viên cơng tác xã hội là những người được
đào tạo và trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhằm trợ giúp đối
tượng yếu thế (cá nhân, nhóm, cộng đồng…) trong xã hội giải quyết các vấn
đề khó khăn trong cuộc sống. Nhân viên công tác xã hội nỗ lực thúc đẩy sự
cung cấp dịch vụ, nguồn lực trợ giúp; kết nối thân chủ với các nguồn lực, tài
nguyên có sẵn trong xã hội; tham gia vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính sách, góp phần thúc đẩy an sinh xã hội.
1.1.2. Cộng tác viên công tác xã hội (Nhân viên công tác xã hội bán
chuyên)
Theo Thông tư 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/05/2013 về quy định
tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn làm
18

TIEU LUAN MOI download :



việc theo chế độ hợp đồng cộng tác viên công tác xã hội, được hưởng phụ cấp
hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định [22].
Tiêu chuẩn của cộng tác viên công tác xã hội cấp xã:
1. Tiêu chuẩn năng lực
a) Nắm được quy trình, kỹ năng thực hành công tác xã hội ở mức độ cơ
bản để trợ giúp đối tượng;
b) Hiểu biết về chế độ chính sách trợ giúp đối tượng;
c) Nắm vững chức trách, nhiệm vụ của cộng tác viên công tác xã hội;
d) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị liên quan trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ về cơng tác xã hội.
2. Tiêu chuẩn về trình độ
Có chứng chỉ, chứng nhận đã tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức hoặc có bằng cấp về nghiệp vụ công tác xã hội, tâm lý, xã hội học,
giáo dục đặc biệt và các chuyên ngành xã hội khác phù hợp với nhiệm vụ
công tác xã hội.
Từ năm 2015, cộng tác viên công tác xã hội cấp xã đạt chuẩn tối thiểu
trình độ trung cấp nghề cơng tác xã hội hoặc chun ngành khác có liên quan
đến cơng tác xã hội.
3. Tiêu chuẩn về đạo đức
Cộng tác viên cơng tác xã hội cấp xã phải có tư cách đạo đức tốt; thực
hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
chưa có tiền án, tiền sự [22].
Có thể thấy, theo Thơng tư của Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã
ban hành các quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác hội xã,
phường, thị trấn nhưng vẫn chưa có khái niệm riêng về cộng tác viên cơng tác
xã hội. Do đó, dựa trên phạm vi đề tài nghiên cứu, tôi xin đưa ra khái niệm
cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) là
những người được đào tạo về công tác xã hội, tuy nhiên họ không phải là
những người được đào tạo bài bản như những cử nhân, thạc sỹ hay tiến sỹ

19

TIEU LUAN MOI download :


chuyên ngành công tác xã hội mà họ chỉ được tập huấn về công tác xã hội.
Đồng thời là người được tham gia vào quá trình hỗ trơ thân chủ giải quyết vấn
đề, từ đó họ đúc kết kinh nghiệm về các hoạt động trong công tác xã hội.
1.1.3. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ
bị bạo lực gia đình
1.1.3.1. Vai trị của nhân viên công tác xã hội
Xuất phát từ mục tiêu trợ giúp những đối tượng yếu thế nâng cao năng
lực giải quyết và đối phó với các vấn đề trong cuộc sống mà nhân viên công
tác xã hội sẽ thực hiện những vai trò và hoạt động trợ giúp khác nhau tuỳ theo
mỗi trường hợp cụ thể, dựa trên chức năng và đối tượng mà nhân viên công
tác xã hội làm việc.
Vào năm 1973, Feyerico đưa ra quan điểm nhân viên công tác xã hội
với tư cách là người hành nghề công tác xã hội sẽ thực hiện những vai trò như
sau [3]:
- Vai trò là người vận động nguồn lực: Với sự am hiểu, kiến thức
phong phú mà nhân viên cơng tác xã hội có được, họ sẽ trở thành người trợ
giúp cho các đối tượng yếu thế tìm kiếm nguồn lực có sẵn trong xã hội nhằm
giải quyết các vấn đề hiện hữu. Căn cứ vào các trường hợp cụ thể, nhân viên
công tác xã hội sẽ biết vận động nguồn lực nào phù hợp với đối tượng yếu
thế. Trong đó, nguồn lực bao gồm nội lực và ngoại lực, như nguồn lực về con
người, cơ sở vật chất, tài chính…
- Vai trị là người kết nối: Đóng vai trị là người trung gian, nhân viên
cơng tác xã hội sẽ là cầu nối, hỗ trợ đối tượng yếu thế tiếp cận được các
nguồn tài nguyên, dịch vụ, chính sách có sẵn từ các bên liên quan như cá
nhân, cơ quan tổ chức, chính quyền địa phương. Việc tiếp cận giúp cho đối

tượng yếu thế có thêm nguồn sức mạnh, tăng cường năng lực đối phó và giải
quyết vấn đề một cách hiệu quả.
- Vai trò là người biện hộ: Có thể hiểu nhân viên cơng tác xã hội là
người bảo vệ những quyền lợi, quyền ưu tiên cho đối tượng yếu thế trong
20

TIEU LUAN MOI download :


những trường hợp đối tượng bị từ chối hay khước từ các dịch vụ, chính sách
mà trên thực tế họ được thừa hưởng.
- Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: Kế thừa vai trò là người
biện hộ, nhân viên công tác xã hội trở thành nhà hoạt động xã hội thơng qua
việc tổ chức các chương trình, hành động xã hội nhằm biện hộ, tuyên truyền,
duy trì và bảo đảm quyền lợi cho đối tượng yếu thế.
- Vai trò người tạo sự thay đổi: Được đánh giá như một vai trị thiết
yếu, nhân viên cơng tác xã hội trở thành người tạo ra sự thay đổi (nhỏ hoặc
lớn) cho cá nhân/nhóm/cộng đồng yếu thế. Hỗ trợ đối tượng có sự chuyển
biến tích cực hơn trong nhận thức, thái độ và hành vi.
- Vai trò là người tư vấn: Nhân viên công tác xã hội là người hướng
dẫn, cung cấp những thông tin, dịch vụ cơ bản và thiết yếu cho các đối tượng
yếu thế có nhu cầu như chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sinh sản, trung tâm bảo
trợ, chế độ dinh dưỡng… Ở vai trò này, nhân viên công tác xã hội sẽ phối hợp
với các nhà chuyên môn khác để mang đến những dịch vụ tốt nhất cho đối
tượng cần hỗ trợ.
- Vai trò là người tham vấn: Nhân viên cơng tác xã hội có sự tác động
đến đối tượng và các mối quan hệ xung quanh nhằm mục đích giúp họ tự vấn,
xem xét vấn đề và đưa ra sự tự thay đổi.
- Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng:
Sau khi đã xác định được vấn đề của cộng đồng, nhân viên công tác xã hội hỗ

trợ các thành viên trong cộng đồng tự đánh giá năng lực; song hành trong việc
thiết lập, nâng cao năng lực cho cộng đồng giúp họ có thể tự đưa ra quyết
định lựa chọn kế hoạch nào tối ưu, phù hợp nhất với điều kiện hồn cảnh,
tiềm năng vốn có của cộng đồng. Qua đó, nhân viên cơng tác xã hội phối hợp
cùng cộng đồng thực hiện kế hoạch theo các quy định, nguyên tắc và biện
pháp đã đề ra, tránh tình trạng áp đặt ý kiến chủ quan của cá nhân cộng đồng
hoặc nhân viên công tác xã hội.

21

TIEU LUAN MOI download :


×