Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công nghệ Chất chữa cháy sạchnhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***************

NGUYỄN LONG HƯNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỂ CHÍNH
SÁCH ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ “CHẤT CHỮA CHÁY
SẠCH” NHẰM BẢO VỆ TẦNG ÔZÔN TRONG HỆ THỐNG
CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ

Hà Nội, năm 2010

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***************

NGUYỄN LONG HƯNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỂ CHÍNH
SÁCH ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ “CHẤT CHỮA CHÁY
SẠCH” NHẰM BẢO VỆ TẦNG ÔZÔN TRONG HỆ THỐNG
CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.72

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ NGỌC CẨN

Hà Nội, năm 2010

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 4
6. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 4
8. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 4
CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 6
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÁ HUỶ TẦNG ÔZÔN . 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản............................................................................... 6
1.1.1 Công nghệ ............................................................................................ 6
1.1.1.1 Khái niệm công nghệ ................................................................ 6
1.1.1.2 Đặc điểm công nghệ ................................................................. 7

1.1.2 Đổi mới công nghệ ............................................................................... 8
1.1.2.1 Khái niệm đổi mới công nghệ................................................... 8
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ ....................... 9
1.1.3 Khái niệm về suy giảm ôzôn............................................................... 10
1.1.4 Khái niệm Halon ................................................................................ 10
1.1.5 Khái niệm “chất chữa cháy sạch” ..................................................... 11
1.1.6 Khái niệm chính sách ......................................................................... 11
1.1.7 Khái niệm phân tích chính sách ......................................................... 12
1.2 Nhận dạng sự suy giảm tầng ôzôn ............................................................. 13
1.2.1 Lỗ thủng tầng ôzôn............................................................................. 13
1.2.2 Phân hủy ôzôn .................................................................................... 13
1.2.3 Các quan sát....................................................................................... 14
1.2.4 Nguyên nhân ...................................................................................... 15
1.3 Hậu quả của giảm sút tầng tầng ôzôn ....................................................... 16
1.3.1 Halon và nguyên nhân gây ra sự suy giảm tầng ôzôn ....................... 17

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

1.3.2 Gia tăng lỗ thủng tầng ơzơn và tia cực tím....................................... 18
1.3.3 Các tác động sinh học khơng có lợi cho mơi trường ......................... 18
1.3.4 Giảm sút tầng ơzơn ............................................................................ 19
1.4 Chính sách và vai trị của chính sách trong việc ứng dụng cơng
nghệ “chất chữa cháy sạch” ............................................................................. 20
1.4.1 Phân tích chính sách .......................................................................... 20
1.4.1.1 Mục đích của phân tích chính sách ......................................... 20
1.4.1.2 Ý nghĩa của phân tích chính sách ........................................... 20
1.4.1.3 Yêu cầu của phân tích chính sách ........................................... 21

1.4.2 Vai trị của chính sách đối với việc ứng dụng cơng nghệ "chất chữa
cháy sạch" ................................................................................................... 23
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................. 25
CHƢƠNG 2........................................................................................................ 26
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HALON VÀ NHU CẦU ĐỔI MỚI SANG
CÔNG NGHỆ CHẤT CHỮA CHÁY SẠCH ................................................. 26
2.1 Hiện trạng sử dụng Halon ở Việt Nam ..................................................... 26
2.1.1 Lịch sử thâm nhập của Halon vào Việt Nam ..................................... 26
2.1.2 Thực trạng vấn đề sử dụng Halon dùng trong chữa cháy ở Việt
Nam ............................................................................................................. 27
2.2 Ƣu điểm của Halon dùng trong chữa cháy ............................................... 32
2.2.1 Về giá thành ....................................................................................... 32
2.2.2 Tác dụng chữa cháy ........................................................................... 32
2.2.3 Sự linh hoạt ........................................................................................ 35
2.3 Những mặt hạn chế của Halon................................................................... 35
2.3.1 Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người ..................................... 35
2.3.2 Làm suy giảm và thủng tầng ôzôn .................................................... 36
2.4 Các cam kết pháp lý của Quốc tế và của Việt Nam về giảm thiểu
và loại trừ dần Halon ........................................................................................ 38
2.4.1 Văn bản pháp lý của Quốc tế ............................................................. 38
2.4.2 Văn bản pháp lý của Việt Nam .......................................................... 38
2.5 Tính cấp bách trong việc thay thế chất chữa cháy Halon ....................... 40
2.5.1 Do yêu cầu hội nhập và phát triển cần phải thay thế ........................ 40

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

2.5.2 Các kết quả đạt được trong việc hạn chế sử dụng các chất làm suy

giảm tầng ôzôn. ........................................................................................... 41
2.6 Đổi mới sang công nghệ "chất chữa cháy sạch" ...................................... 44
2.6.1 Các nguyên tắc chung ........................................................................ 44
2.6.2 Công nghệ thay thế không giống Halon ............................................ 44
2.6.3 Chất thay thế tương tự Halon ........................................................... 45
2.7 Một số phân tích về kết quả thực hiện các chính sách đã đƣợc áp
dụng trong việc quản lý các chất chữa cháy gây ảnh hƣởng đến tầng
ơzơn ..................................................................................................................... 47
2.7.1 Chính sách tài chính .......................................................................... 47
2.7.1.1 Tổng quan chung về chính sách tài chính đối với cơng nghệ
"chất chữa cháy sạch" ......................................................................... 47
2.7.1.2 Hạn chế và bất cập trong việc sử dụng tài chính ................... 48
2.7.2 Chính sách thuế mơi trường............................................................... 50
2.7.2.1 Tầm quan trọng của chính sách thuế đối với công nghệ "chất
chữa cháy sạch"................................................................................... 50
2.7.2.2 Những bất cập hiện nay ......................................................... 50
2.7.3 Chính sách kiểm sốt sử dụng ........................................................... 52
2.7.3.1 Tổng quan chung trong việc kiểm soát sử dụng ..................... 52
2.7.3.2 Những bất cập trong thực hiện ............................................... 54
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 55
CHƢƠNG 3........................................................................................................ 56
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHẤT CHỮA
CHÁY SẠCH ..................................................................................................... 56
3.1 Một số quan điểm về việc sử dụng chất chữa cháy Halon hiện
nay ....................................................................................................................... 56
3.1.1 Quan điểm thứ 1 ................................................................................ 56
3.1.2 Quan điểm thứ 2 ................................................................................ 56
3.2 Định hƣớng một số giải pháp chính sách nhằm ứng dụng cơng
nghệ "chất chữa cháy sạch" ............................................................................. 58
3.2.1 Mục tiêu.............................................................................................. 58

3.2.1 Định hướng một số giải pháp chính sách ......................................... 58
3.2.1.1 Chính sách tài chính ................................................................ 58
3.2.1.2 Chính sách thuế mơi trường.................................................... 60
3.2.1.3 Chính sách kiểm soát sử dụng ................................................ 61

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

3.2.1.4 Chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng ..... 61
3.3 Một số giải pháp về chính sách nhằm ứng dụng cơng nghệ “chất
chữa cháy sạch” ................................................................................................. 62
3.3.1 Tăng cường nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho lĩnh
vực KH&CN phịng cháy chữa cháy, tạo sự chuyển biến cơ bản trong
đầu tư ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch" nhằm bảo vệ tầng
ôzôn ............................................................................................................. 62
3.3.2 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về trong ứng dụng công nghệ "chất
chữa cháy sạch", đáp ứng yêu cầu bảo vệ tầng ôzôn trong hội nhập quốc
tế 66
3.3.3 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công
nghệ "chất chữa cháy sạch" ........................................................................ 66
3.3.4 Kiểm sốt nhập khẩu các chất chữa cháy có ảnh hưởng đến môi
trường .......................................................................................................... 67
3.3.5 Sử dụng công cụ thuế môi trường nhằm ứng dụng công nghệ "chất
chữa cháy sạch" .......................................................................................... 68
3.3.8 Tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng ................................. 70
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................. 74
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................ 75
1. Đối với Nhà nƣớc ........................................................................................... 75

2. Đối với lực lƣợng phòng cháy chữa cháy ................................................... 75
3. Đối với các doanh nghiệp............................................................................. 76
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 79
BẢNG THU THẬP THÔNG TIN ................................................................... 81

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

Lời cảm ơn
Đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng dụng công
nghệ “chất chữa cháy sạch” nhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ thống chữa
cháy ở Việt Nam”. Là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong quá
trình học tập tại khoá học về Quản lý Khoa học và Công nghệ tại Bộ môn
Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn, TS. Đỗ Ngọc Cẩn, Hiệu trưởng
trường Đại học Phịng cháy chữa cháy - Bộ Cơng an, tác giả xin chân thành
cảm ơn Thầy.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến các Thầy, các Cô giáo đã giảng
dạy cho lớp cao học khoá 8, chuyên ngành Quản lý KH&CN trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, TS Mai Hà, Viện
trưởng Viện chính sách KH&CN, PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, TS Trần Văn
Hải, ThS. Đào Thanh Trường và các thày cô giáo trong khoa.
Cuối cùng tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến Cục Cảnh sát Phòng
cháy chữa cháy, Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh
và Phịng Cảnh sát các tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Thọ,
Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Bộ Khoa học và Cơng nghệ,

Trung tâm thơng tin ơzơn, Văn phịng Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện
Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư
Kyoto, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro (VSP), CTy TNHH Tâm
Thành-Tp. HCM, Cty Dịch vụ Hàng hải Sài Gịn, Cơng ty Cổ phần Tư vấn
Năng lượng và Môi trường VNEEC, Công ty Cổ phần Năng lượng và Môi
trường RCEE, Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Cty Dịch vụ Hàng hải Sài
Gòn, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Tài Nguyên & Môi trường.
Tác giả

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

SHTT
KT-XH:


Sở hữư trí tuệ
Kinh tế xã hội

KH&CN

Viết tắt của Chloroflorocarbon chất rất nguy hại
tới tầng ôzôn
Khoa học và Công nghệ

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hố quốc tế

TN&MT

Tài Ngun và Mơi trường

ODS

R&D

Viết tắt của ozone depleting substances các chất
làm suy yếu tầng ôzôn
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
Nghiên cứu và phát triển

SX

Sản xuất


KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhân văn

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

NFPA

Tiêu chuẩn được Hiệp hội phòng cháy quốc gia
Hoa Kỳ đưa ra

CFC

UNEP

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

Danh mơc b¶ng biĨu

Bảng 1 Ký hiệu một số Halon…………………………………………

26

Bảng 2 Số liệu nhập khẩu Halon từ năm 1995-2003…………………


29

Bảng 3 Hệ thống chữa cháy sử dụng Halon trong lĩnh vực công nghiệp

30

Bảng 4

Danh sách các cơ sở nhập halon để nạp bổ sung cho các hệ
31
thống chữa cháy sẵn có bằng Halon ……………………………

Bảng 5 Nhiệt hoá hơi của một số Halon so với nước…………………... 33
Tiềm năng phá huỷ tầng ôzôn của một số Halon dùng trong
chữa cháy……………………………………………………….

37

Bảng 7 Thời hạn loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn…………….

41

Bảng 8 Hạn định loại trừ Halon theo kế hoạch đề xuất (tấn ODS)……

42

Bảng 9 C¸c chÊt thay thÕ t-¬ng tù Halon………………………………

46


Bảng 6

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Sự ảnh hưởng của con người đến sự suy thoái tầng ôzôn do những
chất thải “làm hư hỏng” tầng ôzôn vốn dĩ mỏng manh trên tầng cao khí quyển
ln là vấn đề thời sự được toàn thế giới hết sức quan tâm.
Bảo vệ tầng ơzơn là trách nhiệm của tồn nhân loại. Vì thế, Ngun
thủ các nước trên tồn thế giới đã họp tại Montreal (Canada), tìm một giải
pháp chung để hạn chế sự hư hại tấm lá chắn này. Kết quả là đã soạn thảo một
hiệp định chung để loại trừ việc sử dụng các hoá chất làm suy thối tầng ơzơn.
Đó chính là Nghị định thư Montreal hiện đã được 195/196 nước cùng ký,
soạn thảo vào năm 1987 và đã điều chỉnh lại hai lần, lần mới nhất vào năm
1992.
Việt Nam chính thức phê chuẩn Nghị định thư Montreal vào tháng 1
năm 1994. Nhờ các chính sách cương quyết của Chính phủ, nỗ lực của Bộ Tài
ngun Mơi trường cùng các cơ quan liên quan, sự tham gia của các doanh
nghiệp, sự ủng hộ của người tiêu dùng cùng hỗ trợ tài chính của quốc tế, Việt
Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc từng bước hạn chế sử
dụng các chất làm suy giảm tầng ơzơn.
Để hồn thành đúng lộ trình cam kết khi tham gia Nghị định thư
Montreal là đến năm 2010 loại trừ hồn tồn các chất chính làm suy giảm
tầng ơzơn như CFC, Halon và đến năm 2040 loại trừ hoàn toàn các chất khác
làm suy giảm tầng ôzôn, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động, trong đó

có các biện pháp chính như thiết lập cơ sở thu gom, tái chế chất halon; cung
cấp thiết bị giảng dạy, phương tiện kỹ thuật cho các trung tâm đào tạo, cơ sở
sản xuất các sản phẩm có sử dụng các chất làm suy giảm tầng ơzơn vv...
Trên thế giới cũng đã có rất nhiều nghiên cứu tìm ta những chất thay
thế Halon, tạm gọi là "chất chữa cháy sạch”, đảm bảo yêu cầu trong chữa
cháy mà không ảnh hưởng đến tầng ôzôn. Những chất này đã và đang được
ứng dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

1

Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

Đứng trước những bất cập trong việc quản lý và sử dụng Halon, các
kế hoạch hành động trên chưa thực sự phát huy được việc việc loại bỏ hoàn
toàn chất Halon để thay thế sử dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch" nhằm
bảo vệ tầng ôzôn, với mong muốn nâng hiệu quả công tác phòng cháy chữa
cháy trong việc bảo vệ môi trường, tác giả mong muốn đẩy mạnh việc ứng
dụng những công nghệ "chất chữa cháy sạch" theo từng bước nghiên cứu,
hoàn thiện những chính sách đã và đang thực hiện, bên cạnh đó xây dựng, đề
xuất những giải pháp thực hiện chính sách mới để khơng những ứng dụng thật
tốt mà cịn tiến tới nghiên cứu sản xuất ra công nghệ "chất chữa cháy sạch"
nhằm bảo vệ tầng ôzôn.
Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, được sự đồng ý của trường
Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường Đại học KHXH&NV, dưới sự hướng dẫn
của TS. Đỗ Ngọc Cẩn - Hiệu trưởng trường Đại học Phịng cháy chữa cháy

tơi đã thực hiện luận văn: “Nghiên cứu một số giải pháp về chính sách ứng
dụng công nghệ “chất chữa cháy sạch” nhằm bảo vệ tầng ôzôn trong hệ
thống chữa cháy ở Việt Nam”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Một số chuyên gia của Cục Cảnh sát phịng cháy chữa cháy đã có
đóng góp trong việc nghiên cứu đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu ứng dụng chất
không phá huỷ tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy tự động”, (đề tài nghiệm
thu vào tháng 12 năm 2008). Bên cạnh đó có rất nhiều chất chữa cháy ở trên
thế giới được xâm nhập vào Việt Nam, với những tính năng và những ưu
điểm khác nhau, các chuyên gia phòng cháy chữa cháy đang xây dựng chiến
lược và kế hoạch trong nghiên cứu và ứng dụng những chất chữa cháy phù
hợp với nguồn tài chính, tính năng hiệu của chữa cháy cao và quan trọng là
không gây ảnh hưởng đến tầng ơzơn nhằm góp phần bảo vệ mơi trường.
Bộ Thương Mại và Bộ Tài nguyên-Môi trường đã ban hành Thông tư
liên tịch số 14/2005/TTLT-BTM-BTNMT, ngày 11 ngày 7 năm 2005 về việc
xuất nhập khẩu và tạm nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng ôzôn theo
quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn.
2

Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

Chưa có những chính sách áp dụng triệt để nhằm ứng dụng công nghệ "chất
chữa cháy sạch" ở Việt Nam. Những kết quả trên cũng mới chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu lựa chọn và những thủ tục hành chính trong việc quản lý
những chất chữa cháy có ảnh hưởng đến mơi trường.

Trong điều kiện ở Việt Nam chưa sản xuất hoặc nghiên cứu ra những
chất tương tự Halon, để thực hiện đúng theo lộ trình với Quốc tế về thực hiện
cam kết trong Nghị định thư Montreal, cần phải có những chính sách mới, sử
dụng các biện pháp tích cực để thúc đẩy, khơng những ứng dụng tốt mà cịn
nghiên cứu ra cơng nghệ mới - cơng nghệ "chất chữa cháy sạch" góp phần bảo
vệ mơi trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu
-

Phân tích tác hại của việc sử dụng Halon trong chữa cháy ảnh

hưởng đến sự phá huỷ tầng ơzơn.
- Phân tích những chính sách hiện hành về việc ứng dụng công nghệ
"chất chữa cháy sạch" bảo vệ tầng ôzôn ở Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp, chính sách, cơ chế nhằm loại trừ dần các
chất làm suy giảm tầng ôzôn trong lĩnh vực phịng cháy chữa cháy.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khn khổ của luận văn thạc sỹ, tác giả dự kiến nghiên
cứu như sau:
a. Phạm vi không gian
+ Thực trạng sử dụng Halon trong hệ thống chữa cháy tự động ở
một số doanh nghiệp trên cả nước.
b. Phạm vi thời gian
+ Thời gian nghiên cứu từ năm 1995 đến nay
c. Phạm vi nội dung
+ Phân tích thực trạng sử dụng Halon tại một số doanh nghiệp
trên cả nước.
+ Phân tích một số bất cập của những chính sách hiện hành

3


Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

+ Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm thúc
đẩy việc ứng dụng công nghệ “chất chữa cháy sạch”.
5. Vấn đề nghiên cứu
-

Việt Nam có cần thay đổi chất chữa cháy hiện nay đang sử dụng

không?
- Giải pháp nào cho việc ứng dụng công nghệ “chất chữa cháy
sạch”?
6. Giả thuyết nghiên cứu
a. Cần từng bước thay thế dần công nghệ chất chữa cháy Halon
chuyển sang sử dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch".
b. Giải pháp cho việc ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch"
Nhà nước cần hồn thiện những chính sách về nhập khẩu, thuế,
đầu tư, tài chính v.v… nhằm ứng dụng và tiến tới nghiên cứu ra công nghệ
“chất chữa cháy sạch” để dần thay thế công nghệ chất chữa cháy Halon.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
b. Khảo sát hiện trạng sử dụng công nghệ chữa cháy ở một số cơ sở
trên địa bàn cả nước.
c. Phiếu điều tra xã hội học về ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy

sạch" không phá huỷ tầng ôzôn.
d. Phân tích kết quả, đưa ra các giải pháp về chính sách ứng dụng
cơng nghệ "chất chữa cháy sạch".
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn được bố cục như sau:
Mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, giả thuyết
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và kết cấu của luận văn.
Chƣơng 1. Những vấn đề chung liên quan đến việc phá huỷ tầng
ôzôn.

4

Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

Nội dung của chương này trình bày: khái niệm chính sách, khái niệm
về suy giảm ôzôn, khái niệm Halon, khái niệm “chất chữa cháy sạch”, khái
niệm đổi mới công nghệ; Halon, thành phần cơ bản, thực trạng sử dụng Halon
trong chữa cháy và ảnh hưởng của nó đến mơi trường; phân tích vai trị của
chính sách trong việc ứng dụng công nghệ "chất chữa cháy sạch" ở Việt Nam.
Chƣơng 2. Chính sách và vai trị của chính sách trong việc ứng dụng
cơng nghệ "chất chữa cháy sạch".
Chương này mô tả về lịch sử thâm nhập của Halon vào Việt Nam, sự
phát triển của Halon dùng trong chữa cháy.
Trong chương này luận văn cũng phân tích được những quy định của

Pháp luật và một số Văn bản pháp lý của Quốc tế và Việt Nam về loại trừ các
chất làm suy giảm tầng ơzơn; phân tích một số bất cập trong chính sách ứng
dụng Halon trong chữa cháy để thấy rằng sự thay đổi là cần thiết.
Chƣơng 3. Nêu một số quan điểm phát triển công nghệ “chất chữa
cháy sạch” ở Việt Nam hiện nay đưa ra một số giải pháp chính sách ứng dụng
cơng nghệ trong hệ thống chữa cháy của Việt Nam hiện nay.
Kết luận
Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

5

Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÁ HUỶ TẦNG ÔZÔN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Công nghệ
1.1.1.1 Khái niệm công nghệ
Trong lịch sử xã hội lồi người, khái niệm cơng nghệ được hình thành
từ khá lâu và được sử dụng khá phổ biến, đã có nhiều tác giả đưa ra nhiều
định nghĩa khác nhau về cơng nghệ. Có thể nêu ra một số khái niệm điển hình
sau đây:
- Theo tác giả R.Jones, năm 1970 cho rằng, công nghệ là cách thức mà

qua đó các nguồn lực được chuyển thành hàng hố.
- Theo tác giả J.Baranson, năm 1976 đưa ra: Công nghệ là tập hợp các
kiến thức về một quy trình hoặc/ và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất
ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm công nghiệp hồn chỉnh.
- Theo tác giả J.R.Dunning, năm 1982, cơng nghệ là nguồn lực bao
gồm kiến thức được áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và việc nghiên
cứu tiếp cận thị trường cho những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra
những sản phẩm và dịch vụ mới.
- Theo tác giả P.Strunk, năm 1986 cho rằng: Công nghệ là sự áp dụng
khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách xử lý
một cách có hệ thống và có phương pháp. Cơng nghệ là kiến thức có sẵn
trong óc con người khơng phải là hàng hoá.
- Theo tác giả Graham, năm 1988 cho rằng: Cơng nghệ là kiến thức
khơng sờ mó được và khơng phân chia được, có lợi về mặt kinh tế khi sử
dụng để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ.
Một số tổ chức quốc tế đã đưa ra các định nghĩa về công nghệ khác
nhau.
- Tổ chức PRODEC năm 1982 cho rằng: Công nghệ là một loại kỹ
năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công
nghiệp, chế biến và dịch vụ.
6

Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

- Trước đó, năm 1972, Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển

(UNCTAD) cho rằng: Công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất. Nó
được mua bán trên thị trường như một hàng hố.
- Theo tổ chức phát triển cơng nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) thì
cơng nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp.
- Ngân hàng Thế giới năm 1985 đưa ra định nghĩa: Công nghệ là
phương pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố:
+ Thông tin về phương pháp.
+ Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc
chuyển hoá.
+ Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao?
Trên cơ sở tập hợp và khái quát các định nghĩa về công nghệ nêu trên,
tác giả Trần Ngọc Ca, năm 1987 đã đưa ra một khái niệm hợp lý về cơng
nghệ như sau: Cơng nghệ có thể được hiểu như mọi loại hình kiến thức, thơng
tin, bí quyết, phương pháp (gọi là phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng
khác nhau (con người, ghi chép...) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tư liệu
sản xuất (gọi là phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch
vụ...) được áp dụng vào môi trường thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và
dịch vụ.
- Theo Luật chuyển giao công nghệ, năm 2006: Công nghệ là giải pháp,
quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm 1.
-

Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam, năm 2000 đã đưa ra

định nghĩa khái quát: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ
năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm 2.
1.1.1.2 Đặc điểm cơng nghệ
Bất kỳ một cơng nghệ nào cũng có 5 đặc điểm cơ bản là:

1
2

Luật Chuyển giao công nghệ, số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006
Luật Khoa học và Công nghệ, số 21/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000

7

Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

- Công nghệ trước hết là khoa học “Làm” tức là hệ thống tri thức về các
giải pháp hành động, khác với khoa học “Hiểu”. (Vũ Cao Đàm).
- Công nghệ hoạt động lặp lại theo chu kỳ chế tạo sản phẩm.
- Công nghệ tồn tại theo chu kỳ, phù hợp với chu kỳ sống của sản
phẩm. Nó tồn tại và phát triển qua các giai đoạn: Ra đời - Tăng trưởng Thịnh vượng - Bão hồ - Tiêu vong.
- Sản phẩm của cơng nghệ được xác định trước theo thiết kế.
- Hoạt động công nghệ mang tính tin cậy cao, trên cơ sở một quy trình
đã được nhà chế tạo chuẩn hố và được người sản xuất làm chủ.
1.1.2 Đổi mới công nghệ
1.1.2.1 Khái niệm đổi mới cơng nghệ
Chúng ta có thể hiểu đổi mới (Innovation) nói chung là việc tạo ra và
phát triển một ý tưởng nào đó và đưa nó vào áp dụng trong cuộc sống. Trong
khoa học có thể nói đổi mới là q trình thương mại hố thành cơng một sáng
chế. Đổi mới là quá trình tìm kiếm, tiếp thu và sử dụng tri thức nên không thể
là một việc chốc lát. Thành công không chỉ được đo bằng một đổi mới thành

công mà bằng cả một chuỗi các đổi mới.
Trên thế giới, theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD): Đổi mới công nghệ của sản phẩm và quy trình (technological
product and process innovations) bao gồm các sản phẩm và quy trình mới về
mặt cơng nghệ đã được thực hiện và những cải tiến công nghệ trong các sản
phẩm và quy trình đó. Như vậy, đổi mới công nghệ liên quan đến hàng loạt
hoạt động, cả về khoa học, công nghệ, lẫn về tổ chức, tài chính và thương
mại.
Khái niệm đổi mới cơng nghệ được đưa ra như sau:
“Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ
bản, cốt lõi) hay tồn bộ cơng nghệ đang sử dụng bằng một cơng nghệ khác
tiến tiến hơn, hiệu quả hơn”.
Theo nhà kinh tế học người Áo J.Schumpeter, có 5 trường hợp đổi
mới:
8

Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

a.

Đưa ra sản phẩm mới

b.

Đưa ra phương pháp sản xuất và thương mại hóa mới


c.

Chinh phục thị trường mới

d.

Sử dụng nguồn nguyên liệu mới

e.

Tổ chức mới đơn vị SX

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ
a. Thị trường
Những nền kinh tế thị trường có thể có lợi thế trong q trình đổi mới.
Nếu thị trường của một loại sản phẩm nào đó được mở rộng thì điều này sẽ
thúc đẩy đổi mới. Đổi mới chỉ thực sự hoàn thành sau khi sản phẩm hay quá
trình được người tiêu dùng chấp nhận, do vậy một khía cạnh rất quan trọng
của đổi mới là marketing.
b. Nhu cầu
Phần lớn các trường hợp đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu. Có
thể là do áp lực của môi trường kinh doanh (các yếu tố vĩ mơ như chính trị, xã
hội, kinh tế, cơng nghệ...) làm xuất hiện nhu cầu, Ví dụ: do áp lực của tồn
thế giới về vấn đề ơ nhiễm mơi trường gây thủng tầng ơzơn, các nhà sản xuất
phương tiện phịng cháy chữa cháy nỗ lực nghiên cứu để chế tạo ra những
chất chữa cháy tốt mà không làm thủng tầng ôzôn. Nhu cầu của người tiêu
dùng cũng thúc đẩy đổi mới.
c. Hoạt động R&D
R&D là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới. Báo cáo về năng lực

cạnh tranh của châu Âu nêu rõ: "Nếu khơng có cơ sở nghiên cứu khoa học
mạnh và đa dạng thì sẽ khơng hề có bất kỳ một sự cất cánh công nghệ nào
cả". Các doanh nghiệp có ngân sách R&D lớn và nguồn nhân lực R&D có kỹ
năng nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới cơng nghệ.
d. Cạnh tranh
Nói chung, cạnh tranh thúc đẩy đổi mới.
e. Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới

9

Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

Như vậy, để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sang
“chất chữa cháy sạch” thì cần phải có những chính sách phù hợp.
1.1.3 Khái niệm về suy giảm ôzôn
Sự suy giảm tầng ôzôn là hiện tượng giảm lượng ơzơn trong tầng bình
lưu. Từ năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ôzôn trong tầng bình lưu đã suy
giảm vào khoảng 5%. Vì lớp ơzơn ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại
khơng cho xun qua bầu khí quyển Trái đất, do đó sự suy giảm ôzôn đang
được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một
mối quan tâm tồn cầu, dẫn đến việc cơng nhận Nghị định thư Montreal hạn
chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất
có chứa cacbon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất
hóa học gây suy giảm tầng ơzơn khác như tetraclorit cacbon, các hợp chất của
brôm (Halon) và methylchloroform.

Sự suy giảm ôzôn thay đổi tùy theo vùng địa lý và tùy theo mùa. Lỗ
thủng ôzôn dùng để chỉ sự suy giảm ôzôn nhất thời hằng năm ở hai cực Trái
đất, những nơi mà ôzôn bị suy giảm vào mùa xuân và được tái tạo trở lại vào
mùa hè. Nồng độ clo tăng cao trong tầng bình lưu, xuất phát khi các khí CFC
và các khí khác do lồi người sản xuất ra có thể bị phân hủy ra clo, chính là
nguyên nhân gây ra sự suy giảm này.
Các cuộc hội thảo đều cho rằng, sự suy giảm tầng ơzơn là vấn đề tồn
cầu, nó sẽ tạo điều kiện cho các bức xạ cực tím đến mặt đất nhiều hơn.
Ngun nhân của việc suy giảm tầng ơzơn chính là do thải các khí CFC vào
khí quyển.
Cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím đang được nghi ngờ chính
là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học, ví dụ như gia tăng các
khối u ác tính, tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển.
1.1.4 Khái niệm Halon
Halon là các chất sử dụng trong chữa cháy, là một chất phá huỷ tầng
ơzơn được quy định tại phụ lục A, nhóm I của Nghị định thư Montreal về các
10
Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

chất gây phá hủy tầng ôzôn. Chất này có tiềm năng phá hủy tầng ôzôn (ODS)
là 10,6 và 3 tương ứng với các loại halon 1301, 2402 và 1211.
Trong các loại Halon thường gặp thì CBrClF2 (Halon 1211), CBrF3
(Halon 1301), C2Br2F4 (Halon 2402) có chứa flo, clo, brơm có hiệu quả chữa
cháy rất cao nhưng lại có khả năng phá huỷ tầng ơzơn cao hơn hẳn so với
những chất bị kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal.

1.1.5 Khái niệm “chất chữa cháy sạch”
Là tập hợp các chất sử dụng để dập tắt đám cháy mà không gây phá
huỷ tầng ôzôn.
"Chất chữa cháy sạch" bao gồm các thành phần khí hóa lỏng, khơng
mùi, khơng mầu, khơng dẫn điện và rất sạch, được lưu trữ dưới dạng chất
lỏng và phun ra khu vực cháy. Sau khi chữa cháy, khơng lưu lại các chất thừa,
khơng gây độc tính, phù hợp sử dụng trong các khu vực có người vì "chất
chữa cháy sạch" dập tắt đám cháy bằng cách kết hợp cơ chế hóa học và vật lý,
khơng thay thế oxy mà ln duy trì mức oxy tối thiểu từ 16% đến 21%. Môi
trường lý tưởng để sử dụng “chất chữa cháy sạch” ở trong các khu vực nhỏ và
hẹp, các khu vực yêu cầu chữa cháy cao nhưng khối lượng nhỏ, các khu vực
yêu cầu chất chữa cháy không dẫn điện. Và một điều quan trọng nữa là "chất
chữa cháy sạch" hồn tồn khơng tác động ảnh hưởng đến tầng ơzơn, khơng
tác động trong q trình nóng lên của trái đất, “chất chữa cháy sạch" sử dụng
hiệu quả đối với hầu hết các dạng cháy bao gồm cả các chất lỏng dễ cháy và
các chất cháy rắn.
“Chất chữa cháy sạch” được đánh giá là một chất lý tưởng để sử dụng
trong những kỷ nguyên mới, là một chất sử dụng trong cơng tác phịng cháy
chữa cháy góp bảo vệ an toàn cho cuộc sống của con người trên trái đất và
giữ gìn cho bầu khơng khí trong lành, môi trường của chúng ta ngày càng
được xanh sạch đẹp hơn.
1.1.6 Khái niệm chính sách
Chính sách là một thiết chế rất phức tạp và quan trọng của quản lý.
11
Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN


Một chính sách đúng đắn sẽ dẫn hệ thống đến thành cơng. Một chính sách sai
lầm sẽ dẫn hệ thống đến thất bại.
Khi nói về chính sách là nói về một tập hợp biện pháp được thể chế
hoá dưới dạng các đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dưới luật như
nghị định, thông tư, chỉ thị của Chính phủ; hoặc các văn bản quy định nội bộ
của các tổ chức (viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học…). Nói cách
khác, vật mang chính sách chính là văn bản quy phạm pháp luật.
Dưới góc độ tiếp cận xã hội học, chính sách là tập hợp biện pháp do
chủ thể quản lý đưa ra, nhằm tạo lợi thế cho một (hoặc một số) nhóm xã hội,
giảm lợi thế của một (hoặc một số) mục tiêu xã hội mà chủ thể quyền lực
đang hướng tới.
Tóm lại, “Chính sách là một tập hợp các biện pháp được thể chế hoá,
mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo ra sự ưu
đãi một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định
hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong
chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” 3. Việc nghiên cứu cấu trúc của
chính sách giúp hình dung một cách mạch lạc một chính sách, từ đó có thể
phân tích chính sách đó.
1.1.7 Khái niệm phân tích chính sách
Phân tích chính sách là xem xét chính sách từ nhiều giác độ khác nhau,
phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của chính sách để nhằm vào các mục đích sử
dụng khác nhau 4.
Trong hoạt động của người quản lý, phân tích chính sách là một
nhiệm vụ quan trọng. Nó giúp các nhà quản lý có được cái nhìn phê phán đối
với chính sách, để quyết định rằng, một chính sách có cần thiết hay khơng
hoặc có cần chỉnh lý, sửa đổi, hoặc thậm chí, có cần tiếp tục duy trì hay
khơng? Phân tích chính sách là một cách nói chung liên quan đến việc xem
3
4


Vũ Cao Đàm: Quản lý học đại cương, NXB ĐH Quốc Gia HN, 1996
Vũ Cao Đàm: Khoa học Chính sách, NXB ĐH Quốc Gia HN, 2008

12
Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

xét nội dung và tác động của các văn bản chính sách.
Cịn đối với những người là đối tượng tác động của chính sách, thì việc
phân tích sẽ giúp tìm được chỗ có lợi nhất cho cơng việc, tránh những vùng
cấm của chính sách có thể gây phương hại cho công việc của đơn vị mình
hoặc cá nhân mình. Với các cơ quan hoạch định chính sách, việc phân tích
chính sách sẽ giúp phát hiện những chỗ bất cập của chính sách, có thể gây
phương hại đến lợi ích của cộng đồng hoặc việc thực hiện mục tiêu tồn xã
hội, để tìm biện pháp điều chỉnh.
1.2 Nhận dạng sự suy giảm tầng ôzôn
1.2.1 Lỗ thủng tầng ôzôn
Lỗ thủng tầng ôzôn được các nhà khoa học
là Farman, Gardiner và Shanklin phát hiện lần
đầu tiên năm 1987 ở Nam Cực đã làm chấn động
dư luận toàn cầu, dấy lên những mối quan ngại
sâu sắc về môi trường và sức khỏe con người. Đó
cũng là lý do ra đời của Nghị định thư Montreal
Lỗ thủng tầng ôzôn


năm 1987, thể hiện quyết tâm toàn cầu trong việc
bảo vệ tầng ôzôn.

Năm 1994, Đại hội đồng Liên hiệp quốc tuyên bố lấy ngày 16-9 hàng
năm là ngày quốc tế bảo vệ tầng ôzôn nhằm kỷ niệm ngày ký kết Nghị định
thư Montreal.
Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), hiện tầng ôzôn vẫn đang
tiếp tục bị thủng. Kích thước của lỗ thủng tầng ơzơn năm nay trên Nam Cực
có thể tương đương với hai lỗ thủng lớn ghi nhận trong năm 2000 và 2003.
Hiện nay, lỗ thủng tầng ơzơn ở phía trên Nam Cực rộng chừng 27 triệu km2
và có thể tăng lên tới 28 triệu km2, gần bằng diện tích của lỗ hổng ôzôn lớn
nhất đo được vào năm 2003 (29 triệu km2).
1.2.2 Phân hủy ơzơn
Ơzơn có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử clo, flo hay brôm trong bầu
13
Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

khí quyển. Các nguyên tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc
biệt là chlorofluorocacbon (CFC), đi vào tầng bình lưu và được phân tách bởi
các tia cực tím.
Quan trọng nhất là các nguyên tử clo được tạo thành như thế sẽ trở
thành chất xúc tác hủy diệt các phân tử ôzôn trong một chu kỳ khép kín.
Trong chu kỳ này, một nguyên tử clo tác dụng với phân tử ôzôn, lấy đi một
nguyên tử ôxy (tạo thành ClO) và để lại một phân tử ơxy bình thường. Tiếp
theo, một ơxy ngun tử tự do sẽ lấy đi ôxy từ ClO và kết quả cuối cùng là

một phân tử ôxy và một nguyên tử clo, bắt đầu lại chu kỳ. Một nguyên tử clo
đơn độc sẽ phân hủy ôzôn mãi mãi nếu như khơng có các phản ứng khác
mang ngun tử clo ra khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa
khác như axít clohydric và clo nitrat (ClONO2).
Phản ứng của nguyên tử clo trong các nguồn chứa này thông thường
chậm nhưng được gia tăng khi có các đám mây tầng bình lưu ở địa cực, xuất
hiện trong mùa đơng ở Nam Cực, dẫn đến chu kỳ tạo thành lỗ thủng ôzôn
theo mùa.
1.2.3 Các quan sát
Phần lớn các giảm sút ôzôn được công bố thuộc về phần phía dưới của
tầng bình lưu. Tuy vậy, lỗ thủng tầng ơzơn thường khơng được đo bằng nồng
độ của ôzôn ở độ cao này (chỉ vào khoảng vài phần triệu - parts per million)
mà qua giảm sút của cột ôzôn trên một điểm ở mặt đất, thường được thể hiện
bằng đơn vị Dobson5.
Dùng các thiết bị như Total Ozone Mapping Spectrometer (TOMS),
người ta đã quan sát thấy cột ôzôn giảm sút rõ rệt trong mùa xuân và đầu hè ở
Nam Cực so sánh với thập niên 1970 và trước đó.
Giảm sút cho đến 70% cột ôzôn được quan sát thấy vào mùa xuân ở
nam bán cầu trên Nam Cực được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1985 vẫn
đang tiếp tục. Trong thập kỷ 1990, tổng lượng cột ôzôn vào tháng 9 và tháng
5

Đơn vị Dobson (DU) là đơn vị đo lường ôzôn trong khí quyển.

14
Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :



Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

10 vẫn tiếp tục ít hơn các trị trước lỗ thủng ôzôn 40-50%. Ở Bắc Cực, giảm
sút nhiều nhất là vào mùa đông và mùa xuân, lượng giảm dao động từ năm
này sang năm khác nhiều hơn ở Nam Cực khi tầng bình lưu lạnh hơn giảm sút
tăng lên đến 30%. Các phản ứng trên mây tầng bình lưu ở địa cực rất quan
trọng. Các đám mây này chỉ tạo thành trong nhiệt độ rất lạnh. Tầng bình lưu ở
Nam Cực lạnh hơn ở Bắc Cực vì thế mà các lỗ thủng ơzơn được hình thành
trước tiên ở Nam Cực và cũng vì thế mà các lỗ thủng ở Bắc Cực không to
bằng. Các dự đốn đầu tiên khơng tính tốn đến các đám mây này cho nên lỗ
thủng xuất hiện ở Nam Cực thay vì một suy giảm dần trên tồn cầu đã tạo nên
một bất ngờ như thế. Ở các vĩ độ trung bình, thường người ta hay nói giảm sút
ơzơn thay vì lỗ thủng ôzôn. Lượng ôzôn giảm vào khoảng 3% so với các giá
trị trước thập kỷ 1980, ở 35-60 vĩ độ bắc và vào khoảng 6% ở 35-60, vĩ độ
nam. Vùng nhiệt đới khơng có xu hướng đáng kể.
Giảm sút ôzôn cũng giải thích phần lớn việc giảm sút nhiệt độ ở tầng
bình lưu và phía trên của tầng đối lưu được quan sát thấy. Đó là vì ngun
nhân do việc sưởi ấm tầng bình lưu là do ơzơn hấp thụ các tia cực tím, vì thế
giảm sút ơzơn dẫn đến việc tầng bình lưu lạnh đi. Một phần giảm sút nhiệt độ
ở tầng bình lưu được dự đốn là vì lượng các khí nhà kính tăng lên, mặc dù
vậy lạnh đi vì giảm sút ơzơn được coi là lý do vượt trội. Dự đốn cho lượng
ơzơn cịn lại là một khoa học phức tạp. Bản báo cáo số 44 của dự án quan sát
và nghiên cứu ơzơn tồn cầu của Tổ chức khí tượng thế giới nhận định rằng,
các dự đốn giảm sút ơzơn của UNEP

6

vào năm 1994 cho thời gian 1994-

1997 là quá nhiều.

1.2.4 Nguyên nhân
Việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cacbon của clo và flo cũng như
các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác, như: Tetracloit cacbon, các
hợp chất của brom và Methyl chloroform. Các nguyên tố này có trong một số
6

Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc (UNEP) được thành lập ngày 15/12/1972
theo Nghị quyết 2997(XXVII) của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

15
Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn Thạc sỹ QL KH&CN

hợp chất bền nhất định, đi vào tầng bình lưu và được giải phóng bởi các tia
cực tím.
Tồn bộ các khí CFC đều được sản xuất nhân tạo, chúng khơng có
trong tự nhiên trước khi được con người tổng hợp ra. Các CFC được dùng
trong các máy điều hòa nhiệt độ, các máy làm lạnh trước thập kỷ 1980, trong
các quy trình làm sạch các thiết bị điện tử dễ hỏng và là sản phẩm phụ của
một số q trình hóa học. Nếu các CFC phân tử tồn tại lâu, thời gian tái tạo
phải tính bằng thập kỷ. Người ta tính bằng một phân tử CFC mất trung bình là
15 năm để từ mặt đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có thể ở đó
khoảng một thế kỷ, phá hủy đến cả trăm ngàn phân tử ôzôn trong thời gian
này.
Chúng diễn ra theo sơ đồ sau:
CFCl3


Tia bức xạ

CFCl2 + Cl

Tia bức xạ nhiê ̣t đơ ̣ thấ p

CFCl2

CFCl2 + Cl

Ngồi ra các nhà máy và hoạt động của con người đã tạo nên một
lượng lớn CO2. Các lò phản ứng hạt nhân đã thải ra một lượng CO2 khá lớn.
Phản ứng của Cl trong các nguồn chứa này thông thường chậm nhưng
được gia tăng khi có các đám mây tầng bình lưu ở địa cực, xuất hiện trong
mùa đông ở Nam cực, dẫn đến chu kỳ tạo thành lỗ thủng ôzôn.
1.3 Hậu quả của giảm sút tầng tầng ôzôn
Tầng ôzôn của trái đất nằm ở tầng bình lưu thấp, ngay phía trên tầng
đối lưu (bắt đầu từ bề mặt trái đất lên cao khoảng 12 km) đón nhận các tia cực
tím có hại từ mặt trời.
Cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím có năng lượng cao được
coi là ngun nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học như gia tăng các khối
u ác tính C (ung thư da). Theo một nghiên cứu, tăng 10% các tia cực tím có
năng lượng cao được coi là liên quan với tăng 19% các khối u ác tính ở đàn
ơng và 16% ở phụ nữ.
16
Học viên: Nguyễn Long Hưng

TIEU LUAN MOI download :



×