Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

LÊ VĂN THẠNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP CANH TÁC
CÂY TRỒNG NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐẤT DỐC THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

LÊ VĂN THẠNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP CANH TÁC
CÂY TRỒNG NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐẤT DỐC THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thế Anh

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đào Thế Anh, khơng sao chép các cơng trình
nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được cơng bố ở
bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2017
Tác giả

Lê Văn Thạnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi cảm thấy thật sự vinh dự được đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí
hậu! Một chun ngành theo tơi nghĩ có ý nghĩa nhân văn cao cả và thực sự đặc biệt
cần thiết trong hiện tại cũng như tương lai. Bởi vì chuyên ngành này làm thay đổi được
nhận thức của người được đào tạo và họ sẽ là người đi truyền cảm hứng để có sự thay
đổi cần thiết đối với tất cả mọi người - thay đổi ngay bây giờ để gìn giữ sự sống bền
lâu trên Trái đất - mang hạnh phúc cho thế hệ con cháu mai sau!
Từ khi được đón nhận những bài giảng đầu tiên của các Quý thầy cơ tham gia
giảng dạy Lớp Thạc sĩ Biến đổi khí hậu khóa 3, tơi đã thật sự hạnh phúc! Vì tơi đã tìm
đúng một chân lý cho riêng tơi - chân lý vì sự sống tương lai! Tơi thật sự đã được
truyền cảm hứng! Tơi thật lịng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các Quý thầy cô trong
Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tơi những lời nói,
những mạch viết, những ý tưởng hay về...Biến đổi khí hậu! Và ý tưởng của luận văn
“Nghiên cứu một số giải pháp canh tác cây trồng nơng nghiệp trên đất dốc thích
ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hịa Bình” chính là do các Quý thầy cô đã mang

lại cho tôi.
Trong quá thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất
tận tình của các Q thầy cơ, chuyên gia, cơ quan chính quyền ở địa phương, nhân dân
địa phương, gia đình và bạn bè. Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất! Đặc
biệt dành sự biết ơn tới TS. Đào Thế Anh - là người thầy mẫu mực, luôn dõi theo tôi,
định hướng cho tơi hướng đi đúng để hồn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 02 năm 2017
Tác giả

Lê Văn Thạnh


MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang

Danh mục ký hiệu viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài


1

2

Mục tiêu của đề tài

5

2.1

Mục tiêu tổng quát

5

2.2

Mục tiêu cụ thể

5

3

Phạm vi nghiên cứu

5

4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

7

Cơ sở lý luận

7

1.1.1

Một số khái niệm

7

1.1.2

Tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực nơng nghiệp ở Việt Nam

7

1.1

1.1.3

Tác động của nông nghiệp đến biến đổi khí hậu: phát thải khí nhà
kính

9


Tổng quan về khu vực nghiên cứu

11

1.2.1

Biểu hiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Hịa Bình

11

1.2.2

Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng

18

1.2

1.2.3
1.2.4
1.3

Các thiệt hại và các tác động đối với ngành nơng nghiệp liên quan
đến biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hịa Bình
Thực trạng canh tác cây trồng nơng nghiệp trên đất dốc trên địa bàn
tỉnh Hịa Bình
Tổng quan các nghiên cứu về canh tác cây trồng nông nghiệp
trên đất dốc và khả năng thích nghi của cây trồng trên đất dốc


20
29
31

1.3.1

Nghiên cứu canh tác trên đất dốc tại các quốc gia trên thế giới

31

1.3.2

Nghiên cứu canh tác trên đất dốc tại Việt Nam

35


1.3.3

Nghiên cứu về canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc trên địa
bàn tỉnh Hịa Bình
CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

37
38

Địa điểm, thời gian nghiên cứu

38


2.1.1

Địa điểm nghiên cứu

38

2.1.2

Thời gian nghiên cứu

45

Tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

45

2.2.1

Tiếp cận

46

2.2.2

Phương pháp nghiên cứu

46

2.1


2.2

CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG CỦA CÂY TRỒNG
NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐẤT DỐC VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

51

Khả năng thích nghi của cây trồng trên đất dốc

51

3.1.1

Đặc điểm sinh thái, thích nghi của cây cam và cây có múi

51

3.1.2

Đặc điểm sinh thái, thích nghi của cây mía

53

3.1.3

Đặc điểm sinh thái, thích nghi của cây ngơ

54


3.1.4

Đặc điểm sinh thái, thích nghi của cây sắn

56

3.1

3.1.5
3.2

Tình hình biến động diện tích, năng suất và sản lượng cam, mía,
ngơ, sắn
Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu của
một số mơ hình canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc

57
59

3.2.1

Đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH ở địa phương

59

3.2.2

Khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH của mơ hình trồng cam

68


3.2.3

Khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH của mơ hình trồng mía

74

3.2.4

Khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH của mơ hình trồng ngơ

79

3.2.5

Khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH của mơ hình trồng sắn

84

3.2.6
3.3
3.3.1

Ma trận tổng hợp đánh giá tác động, rủi ro và khả năng dễ bị tổn
thương
Định hƣớng nhóm giải pháp canh tác cây trồng nơng nghiệp
trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu
Giải pháp canh tác truyền thống

90

93
93


3.3.2

Giải pháp canh tác cải tiến

94

3.3.3

Giải pháp về cơ cấu cây trồng

96

3.3.4

Giải pháp khuyến nông

98

3.3.5

Giải pháp về thể chế tổ chức

98

3.4


Chính sách thúc đẩy canh tác cây trồng nơng nghiệp trên đất
dốc thích ứng với biến đổi khí hậu

98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

102

PHỤ LỤC

106


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nghĩa tiếng Việt

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

ANLT

An ninh lương thực


BĐKH

Biến đổi khí hậu

FAO

Tổ chức Nơng lương Thế giới của Liên Hợp Quốc

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

HTKH

Hệ thống khí hậu

HĐND

Hội đồng nhân dân

IPCC
KHHĐ
KNK
KBBĐKH

Ủy ban liên minh quốc gia về biến đổi khí hậu
Kế hoạch hành động
Khí nhà kính
Kịch bản biến đổi khí hậu


KTXH

Kinh tế - xã hội

KTTV

Khí tượng thủy văn

KNDBTT
NN&PTNT

Khả năng dễ bị tổn thương
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

NBD

Nước biển dâng

NCN

Nhu cầu nước

PTBV

Phát triển bền vững

PRA
RĐRH


Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có người dân tham gia
Rét đậm rét hại

TĐD

Trên đất dốc

TTCĐ

Thời tiết cực đoan

TUVBĐKH Thích ứng với biến đổi khí hậu
TGST

Thời gian sinh trưởng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNFCCC
VĐD

Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu
Vùng đất dốc


DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Tên bảng
Thời gian diễn ra các hiện tượng thời tiết thất thường ở huyện
Cao Phong
Đánh giá tính chất và mức độ xuất hiện các hiện tượng thời tiết
cực đoan tại huyện Cao Phong

Trang
17
18

Bảng 2.1

Các thông số thống kê nhiệt độ bình quân trong năm

40

Bảng 2.2

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hịa Bình

42

Bảng 2.3
Bảng 2.4

Xếp hạng nguồn thu nhập từ cây trồng nông nghiệp các hộ điều
tra
Các thước đo định tính để xác định rủi ro do tác động của

BĐKH đối với các loại cây trồng nông nghiệp trên đất dốc

45
48

Các thước đo định tính để xác định khả năng dễ bị tổn thương
Bảng 2.5

do tác động của BĐKH đối với các loại cây trồng nông nghiệp

49

trên đất dốc
Bảng 2.6
Bảng 3.1

Tổng hợp đánh giá tác động, rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương
của các loại cây trồng nơng nghiệp trên đất dốc
Giải pháp thích ứng với sự tăng nhiệt độ trong canh tác cam,
mía, ngơ, sắn trên đất dốc của hộ gia đình

49
63

Bảng 3.2: Giải pháp thích ứng với sự thay đổi lượng mưa trong
Bảng 3.2

canh tác cam, mía, ngơ, sắn trên đất dốc của các cơ quan chun

64


mơn ở địa phương
Bảng 3.3

Giải pháp thích ứng với sự thay đổi lượng mưa trong canh tác
cam, mía, ngơ, sắn trên đất dốc của hộ gia đình

65

Giải pháp thích ứng với tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp
Bảng 3.4

nhiệt đới, rét đậm, rét hại trong canh tác cam, mía, ngơ, sắn trên

66

đất dốc của các cơ quan chun mơn ở địa phương
Giải pháp thích ứng với tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp
Bảng 3.5

nhiệt đới, rét đậm, rét hại trong canh tác cam, mía, ngơ, sắn trên
đất dốc của hộ gia đình

67


Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21

Các tác động của sự gia tăng nhiệt độ tới canh tác cam trên đất
dốc
Mức độ thiệt hại do sự gia tăng nhiệt độ tới canh tác cam trên
đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự gia tăng nhiệt độ tới canh
tác cam trên đất dốc
Các tác động của sự thay đổi lượng mưa tới canh tác cam trên
đất dốc
Mức độ thiệt hại do sự thay đổi lượng mưa tới canh tác cam trên
đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự thay đổi lượng mưa tới canh
tác cam trên đất dốc
Các tác động của sự tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp
nhiệt đới tới canh tác cam trên đất dốc
Mức độ thiệt hại do sự tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp
nhiệt đới tới canh tác cam trên đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự tăng cường độ và tần suất

bão, áp thấp nhiệt đới tới canh tác cam trên đất dốc
Các tác động của sự tăng cường độ và tần suất rét đậm, rét hại
tới canh tác cam trên đất dốc
Mức độ thiệt hại do sự tăng cường độ và tần suất rét đậm, rét hại
tới canh tác cam trên đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự tăng cường độ và tần suất
rét đậm, rét hại tới canh tác cam trên đất dốc
Các tác động của sự gia tăng nhiệt độ tới canh tác mía trên đất
dốc
Mức độ thiệt hại do sự gia tăng nhiệt độ tới canh tác mía trên
đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự gia tăng nhiệt độ tới canh
tác mía trên đất dốc
Các tác động của sự thay đổi lượng mưa tới canh tác mía trên
đất dốc

68
68
69
69
70
70
71
71
71
72
73
73
74
74

74
75


Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24
Bảng 3.25
Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28
Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32
Bảng 3.33
Bảng 3.34
Bảng 3.35
Bảng 3.36
Bảng 3.37

Mức độ thiệt hại do sự thay đổi lượng mưa tới canh tác mía trên
đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự thay đổi lượng mưa tới canh
tác mía trên đất dốc
Các tác động của sự tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp
nhiệt đới tới canh tác mía trên đất dốc
Mức độ thiệt hại do sự tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp
nhiệt đới tới canh tác mía trên đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự tăng cường độ và tần suất

bão, áp thấp nhiệt đới tới canh tác mía trên đất dốc
Các tác động của sự tăng cường độ và tần suất rét đậm, rét hại
tới canh tác mía trên đất dốc
Các tác động của sự gia tăng nhiệt độ tới canh tác ngô trên đất
dốc
Mức độ thiệt hại do sự gia tăng nhiệt độ tới canh tác ngô trên
đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự gia tăng nhiệt độ tới canh
tác ngô trên đất dốc
Các tác động của sự thay đổi lượng mưa tới canh tác ngô trên
đất dốc
Mức độ thiệt hại do sự thay đổi lượng mưa tới canh tác ngô trên
đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự thay đổi lượng mưa tới canh
tác ngô trên đất dốc
Các tác động của sự tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp
nhiệt đới tới canh tác ngô trên đất dốc
Mức độ thiệt hại do sự tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp
nhiệt đới tới canh tác ngô trên đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự tăng cường độ và tần suất
bão, áp thấp nhiệt đới tới canh tác ngô trên đất dốc
Các tác động của sự tăng cường độ và tần suất rét đậm, rét hại
tới canh tác ngô trên đất dốc

75
76
76
77
77
78

79
79
79
80
81
81
82
82
82
83


Bảng 3.38
Bảng 3.39
Bảng 3.40
Bảng 3.41
Bảng 3.42
Bảng 3.43
Bảng 3.44
Bảng 3.45
Bảng 3.46
Bảng 3.47
Bảng 3.48
Bảng 3.49

Mức độ thiệt hại do sự tăng cường độ và tần suất rét đậm, rét hại
tới canh tác ngô trên đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự tăng cường độ và tần suất
rét đậm, rét hại tới canh tác ngô trên đất dốc
Các tác động của sự gia tăng nhiệt độ tới canh tác sắn trên đất

dốc
Mức độ thiệt hại do sự gia tăng nhiệt độ tới canh tác sắn trên đất
dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự gia tăng nhiệt độ tới canh
tác sắn trên đất dốc
Các tác động của sự thay đổi lượng mưa tới canh tác sắn trên
đất dốc
Mức độ thiệt hại do sự thay đổi lượng mưa tới canh tác sắn trên
đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự thay đổi lượng mưa tới canh
tác sắn trên đất dốc
Các tác động của sự tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp
nhiệt đới tới canh tác sắn trên đất dốc
Mức độ thiệt hại do sự tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp
nhiệt đới tới canh tác sắn trên đất dốc
Khả năng xẩy ra các tác động do sự tăng cường độ và tần suất
bão, áp thấp nhiệt đới tới canh tác sắn trên đất dốc
Các tác động của sự tăng cường độ và tần suất rét đậm, rét hại
tới canh tác sắn trên đất dốc

83
84
85
85
85
86
86
87
87
88

88
89

Tổng hợp đánh giá tác động, rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương
Bảng 3.50

do sự tăng nhiệt độ của các loại cây trồng nông nghiệp trên đất

90

dốc
Tổng hợp đánh giá tác động, rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương
Bảng 3.51

do sự thay đổi lượng mưa của các loại cây trồng nông nghiệp

90

trên đất dốc
Bảng 3.52

Tổng hợp đánh giá tác động, rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương
do sự tăng cường độ và tần suất bão, áp thấp nhiệt đới của các

91


loại cây trồng nông nghiệp trên đất dốc
Tổng hợp đánh giá tác động, rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương
Bảng 3.53


do sự tăng cường độ và tần suất rét đậm, rét hại của các loại cây

91

trồng nông nghiệp trên đất dốc
Bảng 3.54

Một số thời điểm cần nghiên cứu giải pháp thích ứng với BĐKH
trong canh tác cam, mía, ngô, sắn trên đất dốc

92


DANH MỤC HÌNH

Tên hình

Hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4

Xu thế diễn biến nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII và
năm của 4 trạm Chi Nê, Hịa Bình, Kim Bơi và Lạc Sơn
Xu thế diễn biến của lượng mưa trong mùa khơ, mùa mưa
và năm của 4 trạm Chi Nê, Hịa Bình, Kim Bơi và Lạc Sơn
Bản đồ phân vùng hạn của tỉnh Hịa Bình từ tháng XI-1992
đến tháng III-1993

Các vùng tiểu khí hậu chính ở tỉnh Hịa Bình theo các trạm
khí tượng

Trang
12
14
16
22

Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất ngơ xn đến
Hình 1.5

các năm 2015, 2020 và 2040 so với giai đoạn 1980-1999 tại

23

các vùng 1, vùng 2, vùng 3.
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10

Nhu cầu tưới và lượng nước tưới thiếu hụt trung bình các
thời kỳ tại vùng 1, kịch bản A2
Nhu cầu tưới và lượng nước tưới thiếu hụt trung bình các
thời kỳ tại vùng 2, kịch bản A2
Nhu cầu tưới và lượng nước tưới thiếu hụt trung bình các
thời kỳ tại vùng 3, kịch bản A2
Nhu cầu tưới trung bình các thời kỳ tại vùng 4, kịch bản A2

Nhu cầu tưới và lượng nước thiếu hụt trung bình các thời kỳ
tại vùng 5, kịch bản A2

26
27
28
28
29

Hình 2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Hịa Bình.

38

Hình 2.2

Bản đồ hành chính huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.

43

Hình 3.1

Biến động diện tích, năng suất và sản lượng cam, mía, ngơ,
sắn trên địa bàn huyện Cao Phong qua một số năm

58

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo thực hiện chương trình
Hình 3.2


mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh
Hịa Bình

60



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua các báo cáo đã được cơng bố của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí
hậu (IPCC) thì những diễn biến của biến đổi khí hậu tồn cầu đang có những thay đổi
như: nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng, thay đổi lượng mưa, các hiện tượng thời tiết
cực đoan (TTCĐ) gia tăng về cường độ và tần suất, băng tan và nước biển dâng
(NBD). Những biểu hiện này trong tương lai sẽ tiếp tục gia tăng theo chiều hướng có
những biến đổi khơng lường trước được,...Biến đổi khí hậu (BĐKH) trong hiện tại và
tương lai sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực (ANLT) và
nguồn nước trên tồn cầu, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH và NBD. Theo Kịch bản
BĐKH (KBBĐKH), NBD cho Việt Nam, năm 2012 thì trước những dự báo về sự gia
tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, đồng nghĩa với tăng nguy cơ cháy rừng, hạn hán, lũ
lụt, tăng tần suất và cường độ bão, ảnh hưởng tới sinh lý cây trồng nông nghiệp gây
mất mùa, giảm năng suất. Hơn nữa, dự báo gia tăng mực nước biển có thể tới 1m, gây
nguy cơ ngập: 39% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, 10% diện tích vùng đồng
bằng sơng Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền
Trung (xem [1]).
Việt Nam là đất nước có 3/4 diện tích là đồi núi, do đó canh tác nơng nghiệp
trên vùng đồi núi và trung du cần đặc biệt trú trọng và sẽ đóng góp quan trọng trong
việc bảo đảm ANLT của Việt Nam trong điều kiện BĐKH.
Tuy nhiên, trong tương lai các hiện tượng TTCĐ ngày một gia tăng về cường

độ và tần suất (mưa lớn, bão lớn, mưa đá, sương muối, hạn hán,…) gây ảnh hưởng to
lớn tới nông nghiệp đặc biệt vùng đất dốc (VĐD) càng tạo ra sức ép về mưu sinh trong
hiện tại và tương lai cho người dân vùng miền núi, trung du. Cộng đồng dân cư vùng
núi và trung du, trong đó có tỉnh miền núi Hịa Bình, hiện đang canh tác nơng nghiệp
trên đất dốc (TĐD) với truyền thống canh tác đơn giản, lạc hậu, phụ thuộc vào tự
nhiên, thiếu kiến thức về canh tác cây trồng nông nghiệp TĐD trong điều kiện BĐKH
đang là những khó khăn, thách thức.
Mặt khác, một nhận định của Nguyễn Ngọc Mai và Đào Thế Anh (CASRAD)
về nơng nghiệp Việt Nam càng cho thấy sự khó khăn, thách thức tăng cao trước

1


BĐKH trong tương lai: diện tích sản xuất nơng nghiệp của các tỉnh đồng bằng Sơng
Hồng khơng tăng thậm chí cịn giảm là do mất đất vào các khu cơng nghiệp và khu đơ
thị, diện tích bình qn đầu người tăng có thể là do di cư lao động hoặc chuyển lao
động từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp. Các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La,
đặc biệt là Hịa Bình có diện tích gieo trồng lúa trên đầu người thấp, không bảo đảm
ANLT. Đối với các tỉnh Miền núi phía Bắc, cây lương thực ngơ, khoai, sắn vừa giải
quyết vấn đề ANLT vừa xóa đói giảm nghèo, nhưng nó lại liên quan chặt chẽ đến
nguồn tài ngun khí hậu, nhất là lượng mưa.
Trong Kế hoạch hành động (KHHĐ) ứng phó với BĐKH (UPVBĐKH) tỉnh
Hịa Bình, năm 2012 đã có những thống kê về tình hình và thiệt hại do thiên tai lũ lụt,
lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, rét đậm rét hại (RĐRH),…với chiều hướng gia tăng về tần
suất và cường độ, tính bất thường: lũ quét trên địa bàn một số huyện các năm 2001,
2002, 2007; hạn hán xẩy ra gay gắt, thiếu nước trầm trọng các năm 2003, 2004, 2005,
2007; RĐRH năm 2008 kéo dài trên 1 tháng,…(xem [20]).
Trước bối cảnh BĐKH, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt ban hành Quyết định
số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
UPVBĐKH và Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 phê duyệt Chiến lược

quốc gia về BĐKH. Trong Quyết định số 2139/QĐ-TTg, những thách thức do BĐKH
cũng như quan điểm Chiến lược của nước ta về BĐKH đã được chỉ rõ (xem [16],
[17]):
Những thách thức do BĐKH
Những thách thức về mọi mặt kinh tế - xã hội (KTXH) đối với Việt Nam do
BĐKH là cực kỳ lớn, nhất là những thách thức về nông nghiệp và nguồn nước:
- BĐKH đe dọa nghiêm trọng đến ANLT và phát triển nơng nghiệp: thu hẹp
diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là một phần đáng kể ở vùng đất thấp đồng bằng ven
biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do NBD; tác động lớn đến
sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh
hại cây trồng; thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á
nhiệt đới thu hẹp lại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh,
truyền dịch của gia súc, gia cầm.
- Do tác động của BĐKH, tài nguyên nước phải chịu thêm nguy cơ suy giảm do
hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp,

2


cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất thủy điện. Chế độ mưa thay đổi có
thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, tăng mâu thuẫn
trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Những quan điểm Chiến lƣợc UPVBĐKH
- BĐKH là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh hưởng sâu
sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Là một trong những nước chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi UPVBĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống cịn.
- UPVBĐKH của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền vững (PTBV),
hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển,
nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia.
- Tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà

kính (KNK) để ứng phó hiệu quả với BĐKH, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng
tâm.
- UPVBĐKH là trách nhiệm của toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo trong
quản lý, điều hành của Nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm
của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của các đồn thể
chính trị xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư; phát huy nội lực là chính, tận dụng
hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế.
- Các giải pháp UPVBĐKH phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên
vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa
trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính
đến hiệu quả KTXH và các yếu tố rủi ro, bất định của BĐKH.
- Chiến lược về BĐKH có tầm nhìn xun thế kỷ, là nền tảng cho các chiến
lược khác.
Như vậy, trước những thách thức, nước ta đã có quan điểm rất rõ ràng để
UPVBĐKH trong hiện tại và tương lai: UPVBĐKH có ý nghĩa sống cịn, thời kỳ đầu
phải lấy thích ứng là trọng tâm.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia UPVBĐKH và Chiến lược quốc gia
về BĐKH, tỉnh Hịa Bình đã xây dựng KHHĐ UPVBĐKH tỉnh Hịa Bình và ban hành
Quyết định phê duyệt Kế hoạch với những mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm
UPVBĐKH phù hợp với Chương trình mục tiêu và Chiến lược quốc gia.
KHHĐ UPVBĐKH tỉnh Hòa Bình (xem [20])

3


Các mục tiêu của KHHĐ UPVBĐKH tỉnh Hịa Bình đã được nêu ra như sau:
- Bảo đảm ANLT, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm
nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH;
- Nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong

PTBV; giảm nhẹ phát thải KNK và tăng khả năng hấp thụ KNK dần trở thành chỉ tiêu
bắt buộc trong phát triển KTXH;
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực UPVBĐKH của cả cộng đồng,
đặc biệt là các cấp, các ngành, các địa phương.
- Phát triển tiềm lực khoa học và cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực;
- Hồn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài
chính; tận dụng các cơ hội từ BĐKH để phát triển KTXH; phát triển và nhân rộng lối
sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu (HTKH).
Các nhiệm vụ của KHHĐ đƣa ra UPVBĐKH
- Thích ứng với BĐKH (TUVBĐKH), chủ động ứng phó với thiên tai bão, lũ,
hạn hán, an toàn hồ chứa;
- Đảm bảo ANLT và tài nguyên nước;
- Bảo vệ, PTBV rừng, tăng cường hấp thu KNK và bảo tồn đa dạng sinh học,
khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên rừng;
- Giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia và mục tiêu PTBV
của tỉnh; phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp;
- Tăng cường năng lực quản lý về BĐKH, hồn thiện cơ chế chính sách;
- Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH, phát triển nguồn nhân lực
và nâng cao nhận thức cộng đồng;
- Triển khai các hoạt động khoa học công nghệ làm cơ sở cho việc xây dựng
chính sách về BĐKH, đánh giá tác động, xác định các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ
BĐKH.
Thấy rõ những thách thức to lớn về nông nghiệp và nguồn nước do BĐKH,
những quan điểm của Chiến lược quốc gia về BĐKH và những mục tiêu, nhiệm vụ mà
tỉnh Hịa Bình đã vạch ra để thực hiện tại KHHĐ UPVBĐKH, đề tài nghiên cứu sau
đây đã hướng tới một lĩnh vực góp phần bảo đảm ANLT, sử dụng hài hòa, tiết kiệm
được nguồn nước trên những VĐD mà trong quá khứ, hiện tại đã và đang bị tác động

4



mạnh mẽ do con người, do tự nhiên, do BĐKH. Nhưng trong tương lai, những tác
động do BĐKH tới các VĐD càng nghiêm trọng hơn bao giờ hết bởi mưa lớn gây xói
mịn đất vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khơ gây khó khăn cho canh tác nơng
nghiệp, đặc biệt, người dân vùng trung du, miền núi đang canh tác nông nghiệp TĐD
cần phải được nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH, cần hiểu và làm được cách
thức canh tác bền vững TĐD TUVBĐKH. Đề tài có hướng nghiên cứu: “Nghiên cứu
một số giải pháp canh tác cây trồng nơng nghiệp trên đất dốc thích ứng với biến
đổi khí hậu tại tỉnh Hịa Bình.”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu hiện trạng một số mơ hình canh tác cây trồng nơng nghiệp TĐD và
tác động của BĐKH tại tỉnh Hịa Bình. Từ đó, đề xuất các giải pháp cho canh tác cây
trồng nơng nghiệp TĐD TUVBĐKH trên địa bàn tỉnh Hịa Bình; góp phần PTBV
nơng nghiệp TĐD.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tác động chung của BĐKH đến nông nghiệp của tỉnh Hịa
Bình.
- Đánh giá được khả năng thích ứng với điều kiện BĐKH của một số mơ hình
canh tác cây trồng nơng nghiệp.
- Đề xuất được các nhóm giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp TĐD
TUVBĐKH.
- Đề xuất định hướng chính sách và thể chế thúc đẩy canh tác cây trồng nông
nghiệp TĐD TUVBĐKH.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về BĐKH: kế thừa các nguồn số liệu giai đoạn 1973 - 2014.
- Không gian: giới hạn tại tin
̉ h Hịa Bình . Địa điểm nghiên cứu là huyện Cao
Phong, nơi đại diện và điển hình có đầy đủ các loại hình canh tác cây trồng nơng
nghiệp TĐD cần nghiên cứu.

- Đối tượng: canh tác cây trồng nông nghiệp TĐD bao gồm: trồng cam, trồng
mía, trồng ngơ, trồng sắn trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.

5


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Chỉ ra một số thời điểm cần nghiên cứu giải pháp TUVBĐKH trong canh tác
một số loại cây trồng TĐD.
Đề xuất được các giải pháp thích ứng cho canh tác cây trồng nơng nghiệp TĐD
tại tỉnh Hịa Bình trong điều kiện BĐKH. Từ đó, thấy được tầm quan trọng của canh
tác cây trồng nông nghiệp TĐD trong việc bảo đảm ANLT, sử dụng nguồn nước hợp
lý, bảo vệ đất đai.

6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Thích ứng với biến đổi khí hậu là những điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc
con người để ứng phó những tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm
giảm tác hại hoặc tận dụng những lợi ích nó mang lại (xem [23]).
Đất dốc là đất có bề mặt nằm nghiêng, thường ghồ ghề khơng bằng phẳng hay
nhấp nhơ, lượn sóng. Mặt nghiêng đó gọi là sườn dốc hay mặt dốc, góc được tạo thành
giữa mặt dốc và mặt bằng (mặt phẳng nằm ngang) gọi là độ dốc của mặt đất hay độ
dốc của địa hình (xem [5], [10]). Đất dốc theo quy định của Việt Nam dưới 15 độ là
đất nông nghiệp, trên 15 độ đến dưới 45 độ là đất dốc, có thể canh tác cây lâu năm, tuy
nhiên nông dân vẫn canh tác cây hàng năm để bảo đảm ANLT.
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

BĐKH sẽ tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong thời gian
tới (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008; Đào Xuân Học, 2009; Cuong, 2008; Tô Văn
Trường, 2009) và vì thế ảnh hưởng đến ANLT nước ta (Tơ Văn Trường, 2009) (xem
[3]).
BĐKH có tác động to lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo
trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh
trưởng của gia súc, gia cầm, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
Nhiệt độ tăng, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á
nhiệt đới thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi
cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có
thể sinh trưởng ở những độ cao trên 100 - 500 m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 - 200
km so với hiện nay. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và
tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên
quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khơ nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, xói
mịn đất, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp, giảm
năng suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi (xem [3]).
Một hiện hữu ảnh hưởng của BĐKH ở Việt Nam, tại xã Phước Long, tỉnh Bến
Tre, cách biển khoảng 40 km, từ trước đến nay chỉ vào cuối mùa khô, nước biển xâm

7


nhập sâu và biến nước ngọt thành nước lợ. Trong thời gian gần đây, quá trình nước
ngọt thành nước lợ diễn ra ít nhất 02 lần trong năm, vào tháng V và tháng XII. Nhiều
nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn có thể vào sâu đến 65km, gây ảnh
hưởng xấu đến sản xuất vụ Đông Xuân (xem [18]).
Trong vịng 20 năm tới, mực nước biển có thể dâng cao thêm 0,3m, theo dự
tính, diện tích đất canh tác nhiễm mặn ở Đồng bằng sơng Cửu Long có thể lên tới
45%, sản lượng gạo sẽ giảm tới 10%, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng chục
triệu người sinh sống ở khu vực này. Đối với Đồng bằng sơng Hồng, theo ước tính,

năng suất lúa xn có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070;
năng suất lúa mùa sẽ giảm 01% vào năm 2020 và giảm 05% vào năm 2070, nếu khơng
có các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả (xem [18]).
Tới năm 2100, nếu NBD 01m thì, vựa lúa Đồng bằng Sơng Cửu Long có nguy
cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa cả nước
(xem [1]).
Tiềm năng, năng suất ngơ có nguy cơ giảm 4,445 tạ/ha vào năm 2030, giảm
7,819 tạ/ha vào năm 2050 nếu khơng có biện pháp cải thiện về giống, biện pháp canh
tác hoặc điều kiện sản xuất. Đối với đậu tương cũng có khả năng giảm năng suất tới
0,8347 tạ/ha vào năm 2030, giảm 2,1481 tạ/ha vào năm 2050 (xem [23]).
Với các tác động của BĐKH như hiện nay (nhiệt độ tăng, mưa, gió, ngập lụt
thất thường) là điều kiện để phát triển nhiều dịch bệnh cho cây trồng nơng nghiệp,
nhiều lồi dịch hại thứ yếu trở thành chủ yếu, vòng đời của dịch hại ngắn lại, số lứa
tăng lên, thiệt hại do chúng gây ra sẽ ngày càng nghiêm trọng (xem [23]).
Đối với VĐD có thể canh tác nông nghiệp: BĐKH sẽ làm gia tăng mức độ xói
mịn, nhất là những vùng khơng có lớp phủ thực vật, đất dốc sẽ bị bóc mỏng, trơ sỏi đá
hay bị cắt sẻ thành các mương, rãnh xói dẫn tới suy thối chất lượng đất, ảnh hưởng
tới canh tác nơng nghiệp trên VĐD (xem [18]). Hơn nữa, những nơi có độ dốc cao,
tầng đất không dày, sâu trên 01 m đã gặp những tầng đá vụn, đất không bám được vào
lớp đá vụn phía dưới bị bong ra, lở xuống xuống phía dưới theo trọng lực. Ở Mường
Tè (Lai Châu), Yên Sơn (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái) các trận mưa rào đầu vụ đã
làm trượt cả tầng đất mặt đang trồng lúa, ngô xuống dưới chân dốc (xem [44]).
Theo kết quả điều tra gần đây nhất, cả nước có tới 9,34 triệu ha đất đồi núi trọc,
đồi cát, trảng cỏ có liên quan tới hoang mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên

8


tồn quốc, trong đó khoảng 7,85 triệu ha chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa với
trên 04 triệu ha đất trống trọc chưa sử dụng, khoảng 02 triệu ha đất đang được sử dụng

nhưng đã bị thối hóa nặng và 01 triệu ha đang có nguy cơ thối hóa cao. Tại các tỉnh
miền núi phía Bắc, nơi cịn nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mịn
và suy thối đến khơ cằn hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức
lớn cho việc sử dụng đất của nước ta hiện nay (xem [44]). BĐKH dẫn đến q trình
thối hố đất và hoang mạc hoá sẽ diễn ra khắc nghiệt hơn, diện tích đất bị thối hố
và diện tích hoang mạc hoá sẽ mở rộng hơn trong tương lai gây ảnh hưởng rất nghiêm
trọng tới quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nguy cơ mất ANLT nếu khơng có chiến lược
lâu dài với các giải pháp ứng phó kịp thời (xem [40]).
BĐKH gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng
mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài,
gây ra hiện tượng xói mịn nhiều hơn. Các quan trắc có hệ thống về xói mịn đất từ
1960 đến nay cho thấy trên thực tế có khoảng 10 - 20% lãnh thổ Việt Nam bị ảnh
hưởng xói mịn từ trung bình đến mạnh. Vùng Tây Bắc đất dốc chiếm 98% nên nguy
cơ thối hóa và xói mịn là rất lớn. Hàng năm, chỉ trong 6 tháng mùa mưa, lượng đất
mất đã chiếm tới 75 - 100% tổng lượng xói mịn cả năm, cịn lại dưới 25% lượng đất
bị xói mịn xẩy ra trong các trận mưa giơng ở thời kỳ chuyển tiếp từ mùa khô sang
mùa mưa (tháng 3 - 4) hoặc từ mùa mưa sang mùa khô (tháng 11). Ở các tỉnh miền
Trung, mùa mưa tập trung vào 4 tháng đầu năm và giữa mùa gió mùa Đơng bắc, có nơi
mưa dồn dập từ tháng 9 đến tháng 12, là ngun nhân chính gây xói mịn rửa trơi (xem
[44]).
1.1.3. Tác động của nơng nghiệp đến biến đổi khí hậu: phát thải khí nhà kính
Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người là sự tăng dân số. Dân số thế giới
tăng nhanh theo lịch sử phát triển kéo theo đó là sức ép về lương thực để bảo đảm cuộc
sống con người cũng như tạo sức ép tới sự phát triển KTXH giữa mỗi cộng đồng
người, mỗi quốc gia. Sản xuất nông nghiệp ngày càng được trú trọng từ việc tự cung,
tự cấp lương thực, thức ăn để phục vụ cuộc sống của một nhóm người tiến tới sự dư
thừa dùng cho xuất khẩu và nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế của rất nhiều các
quốc gia trên thế giới.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi đã từng bước mở
rộng quy mô và diện tích. Con người đã khai phá tới những vùng đất hoang cho tới


9


phá hủy những cánh rừng bạt ngàn để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Nhưng đối
với BĐKH tồn cầu, sản xuất nơng nghiệp đã thực sự góp phần bởi sự phát thải các
KNK.
Gần đây, những nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa lĩnh vực nông nghiệp
và BĐKH đã được các nhà khoa học quan tâm:
Năm 2005, nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) chiếm 13,5% lượng phát thải
KNK tồn cầu. Trong ngành nơng nghiệp ngồi việc phát thải CO2 vào khí quyển thì
phát thải N2O và CH4 cũng rất lớn (phát thải N2O sẽ tăng 35 - 60% vào năm 2030 và
CH4 là 60%). Tuy nhiên, nông nghiệp là một ngành rất quan trọng, cùng với lâm
nghiệp, nếu được quản lý hiệu quả có thể cố định và lưu giữ carbon trong sinh khối và
đất, gọi là các bể carbon. Diện tích đất tự nhiên trên thế giới sẽ tiếp tục được chuyển
đổi sang nông nghiệp. Do vậy, việc quản lý tốt ngành nơng nghiệp có thể đóng một vài
trị thiết yếu trong TUVBĐKH (IPCC, 2007) (xem [19], [32]).
Các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra 02 cách để sản xuất nơng nghiệp góp
phần giảm nhẹ BĐKH, vừa bảo đảm ANLT. Cách thứ nhất là tách hẳn sử tăng trưởng
sản xuất ra khỏi sự tăng phát thải. Cách thứ hai là tăng cường các bể carbon trong đất.
IPCC ước tính tiềm năng giảm nhẹ BĐKH tồn cầu từ nơng nghiệp có thể đạt tương
đương 5500-6000 tấn CO2/năm vào năm 2030 (IPCC, 2007). Con số này tương đương
3/4 tổng phát thải của ngành trong năm 2030 (khoảng 8200 tấn CO2). IPCC cũng ước
tính 9/10 tiềm năng phát thải tồn trong nơng nghiệp là có sự kết nối với việc quản lý
các bể carbon trong đất bằng việc tăng cường cố định carbon trong đất, giảm làm đất,
cải thiện quản lý chăn thả, phục hồi hữu cơ trong đất và đất thối hóa (xem [19], [32]).
Trong tương lai, dân số thế giới tiếp tục tăng gây sức ép về ANLT. Do đó,
ngành nơng nghiệp phải sản xuất nhiều lương thực hơn và nó sẽ chịu những tác động
nhất định do BĐKH. Một thực tế là: thế giới đang sản xuất đủ lương thực để dùng cho
con người nhưng trong giai đoạn 2010 - 2012 vẫn có gần 870 triệu người thiếu ăn,

thêm vào đó, 01 tỷ người khác bị suy dinh dưỡng, thiếu những vi chất cần thiết (FAO
và ctv, 2012). Nông nghiệp là một phần thiết yếu của kinh tế nhưng nó cũng được kêu
gọi đóng góp vào việc giảm nhẹ BĐKH (UNFCCC, 2008) (xem [19], [37]).
Đặc biệt theo nhận định mới đây của FAO, nếu muốn giữ nhiệt độ Trái Đất
dưới 02 0C thì lượng khí thải sẽ phải giảm tới 70% tới năm 2050 và để đạt được điều
này thì lĩnh vực nơng nghiệp có sự đóng góp hết sức quan trọng vì lĩnh vực nông

10


×