Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

TỪ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ án KHOA HỌC KĨ THUẬT ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 51 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: "TỪ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỊNH HƯỚNG
CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN KHOA HỌC KĨ THUẬT
Ở TRƯỜNG THPT".
(LĨNH VỰC VẬT LÍ).

Tác giả 1: Nguyễn Thị Chuyên
Tác giả 2: Phan Thanh Đức
Tổ: Tự nhiên
Năm thực hiện: 2021 - 2022.
Số điện thoại : 0365650778.


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


1

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

V. TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI

2

PHẦN II. NỘI DUNG

3

CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO, DẠY HỌC DỰ ÁN.

3

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

3

1. Hoạt động trải nghiệm

3


2. Dạy học dự án

8

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

10

1. Thực trạng chung

10

2. Nguyên nhân

11

3. Điều tra thực trạng tại trường THPT Đông Hiếu

11

CHƯƠNG II : XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM,
CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP VÀ DỰ ÁN KHOA HỌC KĨ THUẬT

13

I. XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

13


CHỦ ĐỀ 1: “CHẾ TẠO VẬT RẮN CÂN BẰNG BỀN”

13

CHỦ ĐỀ 2: “TÊN LỬA NƯỚC BUNG DÙ”

17

CHỦ ĐỀ 3: “TÌM HIỂU MỘT SỐ LINH KIỆN VÀ SẢN PHẨM
KHOA HỌC KĨ THUẬT”

22

II. ĐỊNH HƯỚNG HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN KHOA
HỌC KĨ THUẬT

25

DỰ ÁN 1: “MÁY RỬA RAU, CỦ, QUẢ TÍCH HỢP VẮT LI TÂM”

25
1


DỰ ÁN 2: “ĐẨY NƯỚC LÊN CAO”

29

DỰ ÁN 3: “MÁY HÚT RÁC TRÊN AO, HỒ, SÔNG”


35

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

42

I. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

42

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

42

III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

42

1. Đánh giá về mặt định tính

42

2. Đánh giá về mặt định lượng

42

3. Kết quả

43


PHẦN III. KẾT LUẬN

44

1. Kết quả

44

2. Hạn chế của đề tài

44

3. Khó khăn của đề tài

44

4. Đánh giá tính hiệu quả của đề tài

45

5. Đề xuất

45

PHỤ LỤC

46

TÀI LIỆUTHAM KHẢO


48

2


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới đang bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ. Xã hội phồn vinh
ở thế kỷ XXI phải là một xã hội “dựa vào tri thức”, vào tư duy sáng tạo, vào tài
năng sáng chế của con người. Để có thể vươn lên được, địi hỏi chúng ta phải
đào tạo nguồn nhân lực khơng những phải có kiến thức, mà cịn phải có năng lực
hoạt động thực nghiệm. Ngành giáo dục hiện nay đã và đang có những bước đổi
mới để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển và
hội nhập của đất nước. Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà
trường phổ thơng trong đó u cầu đổi mới phương pháp dạy và học đối với
môn Vật lí là điều tất yếu. Vật lí học là một môn khoa học thực nghiệm, học
sinh vừa được trang bị kiến thức, vừa được trang bị phương pháp làm việc và
năng lực hoạt động thực nghiệm. Tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN)và các
dự án học tập trong môn Vật lí là một trong những biện pháp giúp học sinh được
quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động thực tiễn qua đó
khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tích cực nghiên
cứu, khơi nguồn cho sự sáng tạo, tìm ra những giải pháp mới, các sản phẩm ứng
dụng vào thực tế từ đó hình thành những phẩm chất và kĩ năng sống, phát triển
các phẩm chất và năng lực. Việc thường xuyên tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, các dự án học tập, dự án khoa học kĩ thuật giúp các em phát triển các kĩ
năng, hình thành các phẩm chất năng lực, giúp các em đam mê sáng tạo và yêu
thích môn Vật lí - môn khoa học thực nghiệm. Việc tạo ra các sản phẩm khoa
học kĩ thuật trong trường phổ thông tạo động lực cho các em hướng tới những
mục tiêu, lí tưởng cao hơn trong tương lai, là tiền đề cho các em cho các em
sáng tạo và đam mê nghiên cứu.

Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã tích luỹ kinh nghiệm và xin giới
thiệu một số các hoạt động trải nghiệm, các dự án học tập, dự án khoa học kĩ
thuật đã áp dụng có hiệu quả tại trường Trung học phổ thơng (THPT) Đông
Hiếu. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục và điều kiện thực tiễn của môn học
chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Từ hoạt động trải nghiệm định hướng cho học
sinh thực hiện các dự án khoa học kĩ thuật ở trường THPT”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, vận dụng dạy học dự án, trải nghiệm để định hướng cho học
sinh thực hiện các dự án khoa học kĩ thuật ở trường THPT nhằm phát triển năng
lực vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh, đổi mới phương pháp giảng dạy.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hoạt động trải nghiệm, các dự án học tập và dự án khoa học kĩ thuật
trong dạy học Vật lí tại trường THPT.
3


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra bằng phiếu, phỏng vấn,
chuyên gia, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê tốn học.
V. TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đã xây dựng được quy trình mẫu, các thao tác cơ bản trong hoạt động trải
nghiệm và các dự án học tập.
- Từ những hoạt động trải nghiệm, dự án học tập nhỏ gắn với nội dung chương
trình đến các hoạt động trải nghiệm và các dự án khoa học kĩ thuật. Học sinh
dần được làm quen và có thể tạo ra các sản phẩm khoa học kĩ thuật dưới sự
hướng dẫn của viên.
- Việc sử dụng các hoạt động trải nghiệm và các dự án khoa học kĩ thuật gắn với

thực tiễn giúp các em hào hứng và đam mê hơn với bộ môn Vật lí, các em tích
cực tìm tịi các sản phẩm ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

4


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG
CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO, DẠY HỌC DỰ ÁN.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Hoạt động trải nghiệm
1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
“HĐTN là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo
dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau
của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt
động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy
tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”. Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa (Đại
học Quốc gia Hà Nội).
1.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm
- Là cầu nối nhà trường với thực tiễn.
- Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa.
- Ni dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí.
1.3. Đặc điểm của HĐTN
- Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động.
- Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và phân hóa cao.
- Được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.
- Địi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác khơng thực
hiện được.
1.4. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thơng theo u

cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thơng
HĐTN được xem là một trong những điểm nhấn của đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục hiện nay. Đặc trưng cơ bản của HĐTN là đặt học sinh trong
môi trường hoạt động học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành
động của bản thân, học trong nhà trường gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn
của cộng đồng. Đó cũng chính là mục tiêu của giáo dục hiện nay hướng đến phát
triển năng lực, phẩm chất của người học.
Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa thì đây là chương trình bắt buộc có phân
hóa bao gồm các chương trình: chương trình trải nghiệm hoạt động sinh hoạt
hành chính nhà trường; chương trình HĐTN định hướng cá nhân; chương trình

5


HĐTN tổng hợp; chương trình hoạt động câu lạc bộ. HĐTN trong chương trình
mới chú trọng đổi mới cả về nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động.
Từ nội dung, hình thức trải nghiệm đều mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh
vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau, đáp ứng mục tiêu dạy học tích hợp
và phân hóa học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động. Bằng HĐTN của bản
thân mỗi học sinh vừa là người tham gia vừa là người kiến thiết và tổ chức các
hoạt động cho chính mình nên mỗi hoạt động đều phù hợp với năng lực người
học. Thông qua HĐTN người học hình thành các năng lực như năng lực hoạt
động và tổ chức hoạt động; năng lực tổ chức quản lý cuộc sống; năng lực tự
nhận thức và tích cực hóa bản thân; năng lực định hướng nghề nghiệp và khám
phá sáng tạo...
1.5. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí ở
trường trung học phổ thơng
1.5.1. Hoạt động câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, … dưới sự định hướng của những nhà giáo

dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với
nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác.
1.5.2. Tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối
với học sinh nói riêng. Trị chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với
nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi
mà học, học mà chơi”.
1.5.3. Tổ chức diễn đàn
Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự
tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến
của mình với đơng đảo bạn bè, nhà trường, thầy cơ giáo, cha mẹ và những người
lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại
hiệu quả giáo dục thiết thực.
1.5.4. Sân khấu tương tác
Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật
tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu
đưa ra tình huống, phần cịn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần
trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và
khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.
1.5.5. Tham quan, dã ngoại

6


Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với
học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm,
tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, cơng trình,
nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh
nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.

1.5.6. Hội thi
Hội thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn
học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định
hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm
hoặc tập thể ln hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn
thơng qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho
học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong
quá trình tổ chức HĐTN.
1.5.7. Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội
cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện
năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. Thông
qua hoạt động tổ chức sự kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, khả
năng tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối
quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê.
1.5.8. Hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần
thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trị chuyện và trao đổi thơng tin với những
nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có
tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên
trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.
1.6. Xây dựng và áp dụng các HĐ TN gắn liền với thực tiễn trong dạy học Vật
lí ở trường THPT
1.6.1. Đề xuất xây dựng được kế hoạch (thiết kế) HĐ TN trong dạy học vật lí
a. Xây dựng kế hoạch
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HĐTN
I. Mục tiêu
II. Kế hoạch cụ thể
Stt


Nội dung/Hoạt
động

Đối tượng thực
hiện

Thời gian

Người phụ trách

b. Xây dựng theo cấu trúc
7


Tên chủ đề
1. Mục tiêu
2. Nội dung
3. Hình thức tổ chức
4. Đối tượng tham gia và quy mô tổ chức
5. Thời gian, địa điểm tổ chức
6. Chuẩn bị
7. Gợi ý các hoạt động
Hoạt động 1:
a. Mục tiêu
b. Cách tiến hành
Hoạt động 2…
1.6.2. Đề xuất tổ chức được hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch đã thiết kế.
Các giai đoạn tổ chức HĐTN cho học sinh phổ thông trong dạy học môn
vật lí
- Giai đoạn 1: Giáo viên đề xuất nhiệm vụ (Nhiệm vụ vừa sức với học sinh).

- Giai đoạn 2: Học sinh trải nghiệm trong thực tiễn (HS trải nghiệm cá nhân,
theo nhóm nhỏ hay theo lớp, có hoặc khơng có người hướng dẫn).
- Giai đoạn 3: Học sinh làm báo cáo kết quả trải nghiệm (Nhóm học sinh báo
cáo về sản phẩm, quá trình hoạt động, quá trình học tập của nhóm. Đồng thời cá
nhân học sinh báo cáo về các kiến thức chiếm lĩnh, cảm xúc của bản thân, kinh
nhiệm tích lũy).
- Giai đoạn 4: Học sinh thảo luận trình bày tập thể các báo cáo trải nghiệm (Giai
đoạn này là giai đoạn thể chế hóa kiến thức, kết quả học tập và rút ra kinh
nghiệm cho từng cá nhân học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo).
- Giai đoạn 5: Tổng kết quá trình hoạt động, học tập, thực hiện nhiệm vụ của HS
(GV thể chế hóa kiến thức theo mục tiêu đã đặt ra, đánh giá năng lực và kĩ năng
của HS, cùng HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng và năng lực HS thu được).
1.7. Đánh giá kết quả HĐTN sau khi áp dụng các HĐTN trong dạy học vật lí
1.7.1. Quy trình thực hiện đánh giá kết quả của HĐTN
- Lựa chọn mục tiêu (cân nhắc lựa chọn nội dung, mục đích và phẩm chất)
- Lựa chọn phương tiện đánh giá (bảng hỏi, quan sát, bản viết tay, hệ thống câu
hỏi và câu trả lời theo cấp độ (rating scale method)
- Xây dựng công cụ đánh giá (công cụ đánh giá có tính thích hợp và độ tin cậy)
- Tiến hành đánh giá và xử lý kết quả
- Phân tích kết quả đánh giá, ứng dụng
1.7.2. Phương pháp và công cụ đánh giá hoạt động trải nghiệm.
Phương pháp đánh giá

Công cụ sử dụng
8


Phương pháp đánh giá

Công cụ sử dụng

Bảng ghi chép và lưu lại các đối thoại

Quan sát các tình huống hoạt Bảng kiểm (Check list)
động
Hệ thống câu hỏi và câu trả lời theo cấp độ
(rating scale
Bảng hỏi khảo sát về thái độ, suy nghĩ, cảm
nhận
Khảo sát

Bảng hỏi về Tự đánh giá bản thân
Bảng hỏi về Đánh giá tương hỗ
Bảng tiêu chí đánh giá quá trình tạo ra sản
phẩm

Phân tích “sản phẩm” của Bảng tiêu chí phân tích việc thực hiện kế
học sinh
hoạch hoạt động
Bảng tiêu chí phân tích bài viết, bài phát biểu
cảm nghĩ của học sinh
Trao đổi ý kiến của giáo viên

Bảng tiêu chí đánh giá các nội dung liên quan

1.7.3. Tiêu chí đánh giá chung
Tiêu chí đánh giá

Nội dung đánh giá

Mức độ tham gia


Đánh giá độ tích cực, chủ động trong các
hoạt động thực hiện, mức độ quan tâm và
hứng thú đối với hoạt động...

Mức độ hợp tác, hợp lực

Đánh giá mức độ tham gia vào các hoạt động
nhóm, hiệp lực trong hoạt động và mức độ duy
trì sự hợp tác...

Tinh thần trách nhiệm

Đánh giá tinh thần trách nhiệm trong mọi
hoạt động, mức đơ duy trì thực hiện, chủ
động, tích cực trong hoạt động…

Tính sáng tạo

Cách giải quyết vấn đề độc đáo, trí tưởng
tượng phong phú; mềm dẻo, linh hoạt trong tư
duy; có kỹ năng, kỹ xảo nhuần nhuyễn; biết
cách tái cấu trúc những điều mới mẻ; nhạy
cảm, nhạy bén với môi trường xung quanh.
9


Kết quả hoạt động đặc biệt - Đánh giá kết quả thực hiện một cách tổng
khác
hợp thông qua thực hiện những hoạt động

đặc biệt.
- Kết quả thu được từ các hoạt động sự kiện
trong và ngoài trường học.
2. Dạy học dự án
2.1. Khái niệm dạy học dự án
Dạy học dự án được coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự
án phải có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng. Có thể hiểu đây là
một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức
hợp và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tạo ra sản phẩm có thể giới
thiệu. Nhiệm vụ này được người học thể hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ
q trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học dự
án.
2.2. Đặc trưng của dạy học dự án
- Người học là trung tâm của quá trình dạy học.
- Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn.
- Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình (bộ câu hỏi định
hướng).
- Dự án địi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
- Dự án có tính liên hệ với thực tế.
- Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thơng qua sản phẩm và q trình
thực hiện.
- Cơng nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học.
- Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án.
2.3. Phân loại dạy học dự án
Tiêu chí

Phân loại
theo quỹ
thời gian


Phân loại

Đặc điểm

Dự án nhỏ

Thực hiện trong một số giờ học, có thể từ
2 đến 6 giờ học

Dự án trung bình

Dự án trong một hoặc một số ngày
(“Ngày dự án”), nhưng giới hạn là một
tuần hoặc 40 giờ học.

Dự án lớn

Dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối
thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể
10


Tiêu chí

Phân loại

Đặc điểm
kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”).

Dự án mang tính Trọng tâm là một nhiệm vụ thực hành

thực hành
mang tính phức hợp.

Phân loại
theo mức độ
phức hợp Vận dụng kiến
của nội dung thức, kĩ năng đã
học để tạo ra sản
học tập
phẩm vật chất.

Có nội dung tích hợp nhiều hoạt động như
tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết,
giải quyết vấn đề và các hoạt động thực
hành, thực tiễn.

Phân loại Dự án cho nhóm Cho một nhóm nhỏ hay cho một tổ của
theo sự tham học sinh
lớp
gia của
Cho cá nhân
người học Dự án cá nhân
Dự án trong một Trọng tâm nội dung nằm trong một môn
môn học
học
Phân loại
Dự án liên mơn
theo chun
mơn
Dự

án
ngồi
chun mơn

Trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn
khác nhau
Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp
vào các môn học, ví dụ dự án chuẩn bị
cho các lễ hội trong trường

Dự án tìm hiểu

Là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.

Dự án nghiên cứu

Là dự án nhằm giải quyết vấn đề, giải
thích các hiện tượng, các quá trình…

Dự án kiến tạo
Phân loại
theo nhiệm
vụ dự án
Dự án hành động

Là dự án chú trọng vào việc tạo ra sản
phẩm vật chất hoặc hoạt động thực tiễn để
thực hiện các nhiệm vụ như trang trí, biểu
diễn, trưng bày, …
Là dự án tiến hành các hành động thực

tiễn, nhằm thực hiện các nhiệm vụ xã hội
như tuyên truyền, quảng bá, câu lạc bộ, …

2.4. Quy trình thực hiện dạy học dự án
- Bước 1: Quyết định chủ đề, giáo viên cùng học sinh cùng đề xuất sáng kiến dự
án, thảo luận mục đích dự án…
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch, lập kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ,
giáo viên xây dựng bộ câu hỏi định hướng…
11


- Bước 3: Thực hiện dự án, học sinh làm việc theo nhóm và cá nhân thực hiện kế
hoạch, tạo sản phẩm của dự án.
- Bước 4: Giới thiệu sản phẩm, học sinh công bố sản phẩm dự án, giới thiệu sản
phẩm, đánh giá sản phẩm, quảng bá cho sản phẩm…
- Bước 5: Đánh giá dự án, giáo viên cùng học sinh đánh giá kết quả cùng quá
trình thực hiện dự án, rút ra kinh nghiệm, nhận xét quá trình thực hiện dự án của
các nhóm, của các nhân.
2.5. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học dự án
2.5.1 Ưu điểm
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, đây
cũng là yếu tố rất quan trọng giúp học sinh đưa kiến thức sách vở gần gũi với
thực tiễn cuộc sống.
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học. Phát huy tính tự lực, tính
trách nhiệm, phát triển khả năng sáng tạo, trải nghiệm sáng tạo cho học sinh và
giáo viên. Phát triển năng lực đánh giá vấn đề, đánh giá công việc…
- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, rèn luyện tính bền bỉ, kiên
nhẫn, rèn luyện năng lực cộng tác làm việc, làm việc nhóm, quản lý nhóm.
2.5.2. Nhược điểm
- Dạy học dự án không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang

tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản.
- Dạy học dự án địi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy dạy học dự án khơng thay thế
cho phương pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần
thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống. Ta cũng chỉ có thể xem dạy
học dự án là một trong các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực
học sinh.
- Dạy học dự án đòi hỏi phương tiện vật chất như máy ảnh, phương tiện đi lại,
máy vi tính kết nối mạng…cũng như nguồn lực tài chính phù hợp để trang trải
trong quá trình thực hiện dự án như văn phòng phẩm, liên hệ thực hiện dự án, ăn
uống khi đi thực hiện dự án.
- Chưa có thang điểm đánh giá người học một cách rõ ràng từng thành viên
trong nhóm trong q trình thực hiện dự án. Quy định cho điểm từng học sinh
trong nhóm, cho điểm dự án ở cột điểm nào chưa có hướng dẫn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng chung
- Đối với giáo viên: Đã tiếp cận với các phương pháp dạy học tích cực nhưng
cịn mang tính hình thức, ngại sử dụng thiết bị, chưa thật sự đầu tư kĩ lưỡng.

12


Chưa chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Việc thực hiện
các HĐTN và dự án học tập cịn ít và mang tính hình thức.
- Đối với học sinh: Quen với việc tiếp nhận ghi nhớ, chưa hoạt động tích cực.
Chưa vận dụng linh hoạt vào thực tiễn, học sinh chưa được rèn luyện nhiều về
mặt kĩ năng. Do chưa được đầu tư đúng mức nên một số bộ phận học sinh thiếu
đam mê, hứng thú đối với môn Vật lí - môn khoa học thực nghiệm và ngày càng
ít học sinh học các môn khoa học tự nhiên.
- Tình trạng sinh viên ra trường loại khá giỏi vẫn lúng túng với công việc.
2. Nguyên nhân

- Trong xây dựng phân phối chương trình cịn ít các chủ đề trải nghiệm.
- Giáo viên chưa chú trọng cho học sinh thực hiện nhiều dự án học tập và các
HĐTN.
- Chương trình phổ thơng hiện hành chưa chú trọng các nội dung cho học sinh
sáng tạo và vận dụng vào thực hiện.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá chưa theo kịp với đổi mới phương pháp, chưa chú
trọng đánh giá kĩ năng thực hành, ứng dụng thực tiễn, chưa đánh giá đầy đủ các
phẩm chất và năng lực của người học.
3. Điều tra thực trạng tại trường THPT Đông Hiếu
3.1. Đối với giáo viên
Phát phiếu khảo sát lấy ý kiến của giáo viên tại Trường THPT Đơng Hiếu
để tìm hiểu về các vấn đề nghiên cứu và đạt được kết quả như sau:
Câu 1: Việc sử dụng thiết bị dạy học diễn ra như thế nào?
Thường xuyên.

66,7%

Hiếm khi.

33,3%

Không sử dụng.

0%

Câu 2: Tình trạng thiết bị hiện có tại trường
Đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu.

11,1%


Đã có một số hư hỏng.

33,3%

Hư hỏng nhiều. Không đáp ứng được yêu

53,6%

cầu.
Câu 3: Việc yêu cầu học sinh/ các nhóm học sinh tham gia hoạt động trải
nghiệm?
Thường xuyên

0%
13


Hiếm khi

77,8%

Khơng

22,2%

Câu 4: Việc u cầu học sinh/ các nhóm học sinh tham gia các dự án học tập
Thường xuyên

0%


Hiếm khi

11,1%

Khơng

88,9%

Câu 5: Việc u cầu học sinh/ các nhóm học sinh tham gia các dự án khoa
học kĩ thuật
Thường xuyên

0%

Hiếm khi

11,1%

Không

88,9%

3.2. Đối với học sinh
Phát phiếu khảo sát lấy ý kiến của học sinh tại 6 lớp ở Trường THPT
Đông Hiếu để tìm hiểu về các vấn đề nghiên cứu và đạt được kết quả như sau:
Câu 1: Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học diễn ra như thế nào?
Thường xuyên

33,3%


Hiếm khi

66,7%

Không sử dụng

0%

Câu 2: Bản thân có mong muốn được tham gia các hoạt động trải nghiệm.

Khơng

100%
0%

Câu 3: Bản thân có mong muốn được tham gia các dự án học tập.

Khơng

100%
0%

Câu 4: Bản thân có mong muốn được tham gia các dự án khoa học kĩ thuật.
Mong muốn được tham gia

75%

Ngại tham gia

16,7%


Không

8,3%
14


CHƯƠNG II : XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM,
CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP VÀ DỰ ÁN KHOA HỌC KĨ THUẬT
I. XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 1 : “CHẾ TẠO VẬT RẮN CÂN BẰNG BỀN”
1. Mục tiêu
- Củng cố và vận dụng được các kiến thức về các điều kiện cân bằng của vật rắn,
quy tắc hợp lực, momen lực, các dạng cân bằng của vật rắn.
- Xác định vấn đề, thiết kế và tìm giải pháp, đánh giá hiệu quả của giải pháp
thiết kế, nhận diện các hạn chế thiết kế
- Rèn luyện các kĩ năng: kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng thuyết trình và giao tiếp
hiệu quả.
- Vận dụng các kiến thức về cân bằng của vật rắn để giải thích các hiện tượng
trong đời sống, chế tạo các dụng cụ thiết bị phục vụ cho lao động, sinh hoạt của
con người rất phong phú…
2. Nhiệm vụ
- Phối hợp vận dụng các kiến thức của các mơn học khác và tốn để thực hiện
nhiệm vụ chế tạo vật rắn cân bằng bền.
- Trong chủ đề này học sinh thực hiện dự án thiết kế một số đồ chơi kích thích
hứng thú khám phá tìm hiểu về trạng thái cân bằng bền của vật rắn khi chế tạo
vật rắn cân bằng bền đứng trên 1 điểm tiếp xúc.
3. Hình thức tổ chức: Tổ chức hoạt động nhóm mỗi nhóm 10 em
4. Đối tượng tham gia và quy mô tổ chức: Học sinh lớp 10 sau khi học bài
“Các dạng cân bằng, cân bằng của vật có mặt chân đế”.

5. Thời gian, địa điểm tổ chức: Tổ chức trong 2 tiết tại phòng thực hành vật lí.
6. Chuẩn bị: Vật liệu cần thiết cho mỗi nhóm
- Gỗ, tre, thép, nhựa, giấy bìa cứng…
- Kềm, dao, kéo, keo dán, bút, thước…
- 01 giá, 01 thanh thước dài 40cm, 01 thanh gắn vào giá cao 70cm.
- 01 khối gỗ hình hộp chữ nhật kích thước 20-30cm, 01 nêm, 01 miếng bìa nhỏ,
1 vít nhỏ. Kẻ 2 đường chéo trên khối gỗ và đánh dấu vị trí trọng tâm G. Khoan
khối gỗ tại vị trí trọng tâm G và vặn vít vào.
7. Gợi ý các hoạt động
Hoạt động 1: Học sinh trải nghiệm các dạng cân bằng và cân bằng của vật có
mặt chân đế.
15


a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức các dạng cân bằng, biết cách tăng mức vững
vàng của cân bằng và rèn luyện kĩ năng.
b. Cách tiến hành
Giáo viên cho học sinh tự kiểm chứng các dạng cân bằng, đặc biệt là cân bằng
bền.

Cân bằng bền (Vị trí trọng tâm G thấp nhất so với trọng tâm các vị trí lân cận)

Cân bằng phiếm định
16


Cân bằng khơng bền (Vị trí trọng tâm cao nhất vo với trọng tâm các vị trí lân cận)
Từ trực quan học sinh dễ dàng nhận thấy đặc điểm của ba loại cân bằng,
nhận xét được vị trí trọng tâm và dễ dàng nhận ra vị trí trọng tâm càng thấp vật
càng cân bằng tốt hơn.

Đối với cân bằng của vật có mặt chân đế
- Cắt tấm bìa thành hình mũi tên nhỏ chỉ giá trọng lực và treo vào vít.
- Kê nêm vào khối gỗ ở những vị trí khác nhau xác định mặt chân đế và nhận xét
về điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế và nhận xét vị trí cân bằng bền
nhất của khối gỗ.

- Chia nhóm học sinh và phân cơng nhiệm vụ chế tạo vật rắn cân bằng bền học
tiết sau.
17


Hoạt động 2: Chế tạo vật rắn cân bằng bền
a. Mục tiêu
- Học sinh đã nắm vững kiến thức và vận dụng tạo ra các vật rắn cân bằng bền,
giải thích được hiện tượng.
b. Cách thức tiến hành
- Học sinh làm việc nhóm tại nhà, xây dựng, thiết kế, chế tạo và trình bày ít nhất
một sản phẩm cân bằng bền của vật rắn.
- Vận hành thử sản phẩm ít nhất 2 phút
- Quan sát, kiểm tra mẫu thử về: độ bền của các vị trí nối, trang trí; hoạt động tốt
trong điều kiện gió quạt - tính bền vững của cân bằng; độ thăng bằng của giá
đỡ…

18


8. Đánh giá hoạt động
Tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm.
Tiêu chí


Điểm tối đa

Mức độ cân bằng bền vững của sản phẩm

50

Ý tưởng sáng tạo về hình dáng sản phẩm

20

Ý tưởng sáng tạo về trang trí

20

Thẩm mĩ

10

Điểm do GV đánh
giá

Phân loại sản phẩm
Tốt

Khá

80-100 điểm

Chưa đạt


Trung bình
50-65 điểm

65-79điểm

Dưới 50 điểm

Đánh giá hoạt động của cá nhân học sinh
Tiêu chí

Họ và tên

Sự tiếp nhận Sự tích cực,
và sẵn sàng
chủ động
thực hiện
sáng tạo,
nhiệm vụ
hợp tác
(25đ)
(25đ)

Tích cực
tham gia
trình bày,
trao đổi,
thảo luận
(25đ)

Có ý kiến

phản biện
đúng đắn,
chính xác,
phù hợp
(25đ)

Tổng điểm
(100 đ)

Phân loại đánh giá mức độ hoạt động của học sinh
Rất tích cực

Tích cực

Bình thường

Khơng tích cực

90-100 điểm

70-89điểm

50-69 điểm

Dưới 50 điểm

CHỦ ĐỀ 2: “TÊN LỬA NƯỚC BUNG DÙ”
1. Mục tiêu
- Củng cố vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Rèn luyện các kĩ năng thực hành, phát triển các năng lực đặc biệt là năng lực

giải quyết vấn đề.
2. Quy định cuộc thi
19


- Mỗi đội tự chuẩn bị 1 giàn phóng và một tên lửa nước, mỗi đội có 3 - 4 phút để
thuyết trình sản phẩm của mình; có 4 phút chuẩn bị bơm và bắn tên lửa, các đội
lần lượt thuyết trình sau đó lần lượt thực hành.
- Nếu trong quá trình chuẩn bị bơm áp suất bị lỗi, gặp sự cố khơng sửa được thì
bị loại. Các đội phải tuân thủ quy định an toàn, quy định về hướng dẫn của ban
tổ chức cuộc thi.
3. Hình thức tổ chức
Tổ chức hoạt động nhóm mỗi nhóm 10 em. Mỗi đội trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thuyết trình về sản phẩm tên lửa nước do đội mình thiết kế và chế
tạo (đã vận dụng kiến thức gì trong chương trình học, thuyết minh bản thiết kế,
giới thiệu cấu tạo tên lửa nước và giàn phóng…).
- Giai đoạn 2: Thực hành phóng tên lửa nước: Đúng kĩ thuật, hướng bay thẳng
đứng đạt độ cao tốt nhất (Thời gian bay lâu nhất đồng thời bung dù mới đạt
điểm số tối đa).
4. Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 10 sau khi học xong bài “Động lượng.
Định luật bảo toàn động lượng”
5. Thời gian, địa điểm tổ chức: Tổ chức trong 2 tiết trên sân trường.
6. Chuẩn bị
Mỗi nhóm chuẩn bị vật liệu làm tên lửa, ống nhựa PVC, bơm, nước …
7. Quy định về kĩ thuật và an toàn
a. Tiêu chuẩn kĩ thuật tên lửa nước
- Chỉ thi đấu với thể loại tên lửa 1 tầng; khối lượng tên lửa khi chưa có nước tối
đa 400g làm từ vật liệu nhẹ như giấy, plastic, nhựa mềm …trang trí theo chủ đề
cuộc thi
- Giàn phóng: Phải gián kĩ khơng bị xì hơi khi bơm khơng giới hạn nịng bơm

(van bơm), khơng được sử dụng thiết bị nén khí khác ngoài bơm tay. Khơng
chấp nhận tên lửa khơng có nhiên liệu nước.
- Kích thước: Khoảng cách từ mặt bàn đến đỉnh tên lửa từ 0,6-1 mét, diện tích
giàn phóng khơng q kích thước 0,6m*0,6m.
b. Quy định an tồn
- Tên lửa nước: Khơng gắn các vật sắc nhọn quá cứng trên đầu và cánh tên lửa
(tăm, nhựa cứng…) không được dùng vật liệu kim loại hay gạch, cát, đá, thủy
tinh, gỗ…không được gắn các loại chất gây nổ (pháo hoa, thuốc phóng…) vào
tên lửa.
- Giàn phóng: Phải được gián kín và chắc chắn, phải kiểm tra các mối nối ống
nước trước khi tiến hành bắn.
20


c. Kĩ năng, kĩ thuật
- Khơng được đón bắt tên lửa khi rơi, không được hướng tên lửa vào người khác
khi đang bơm hướng dẫn bắn vào chỗ trống ít người. Không hướng tên lửa vào
mục tiêu cụ thể như người, nhà cửa, xe cộ
- Khi bắt đầu bơm, người bơm và người điều khiển phải đứng cách tên lửa tối
thiểu 0,5 mét, giật chốt bắn tên lửa theo yêu cầu của người hướng dẫn. Trường
hợp tên lửa rơi trên nóc nhà hoặc hướng trên cao (cột điện, dây điện, cây …)
không được trèo lên lấy, đội thi bị loại.
- Khi bắn đội phải của 1-2 thành viên theo dõi tên lửa để xác định hướng bay và
vị trí rơi của tên lửa, thông báo cho mọi người di chuyển đến vị trí an tồn
- Thành viên tham gia đội bắn phải hiểu rõ các quy định về an toàn của tên lửa.
8. Đánh giá hoạt động
TT
1

Nội dung


Tiêu chí

Thuyết minh thiết Giới thiệu cấu tạo và nguyên lí hoạt
kế (dựa vào bảng động công dụng của nước trong tên
thiết kế và sản lửa, tác dụng của việc nén khí vào tên
phẩm)
lửa

Điểm tối đa
10

Bản thiết kế

10

Thuyết minh rõ ràng, dễ hiểu

10

- Đúng yêu cầu kĩ thuật
- Loại vật liệu
- Kích thước tên lửa, giàn phóng
2

3

Sản phẩm

Vận hành


15

- Hình dạng tên lửa, bộ phận dẫn
hướng, dù
Khơng bị rị nước khi vận hành

5

Đơn giản, chắc chắn, dễ lắp ráp, vận
hành

5

Đẹp, có tên đội

5

Đảm bảo hướng bay thẳng đứng, bung
được dù

10

Thời gian bay

30
21


Hình ảnh trải nghiệm chủ đề “Tên lửa nước” năm học 2021- 2022.

22


Những hình ảnh cuộc thi “Tên lửa nước bung dù” năm học 2019 - 2020.
23


CHỦ ĐỀ 3: “TÌM HIỂU MỘT SỐ LINH KIỆN VÀ SẢN PHẨM KHOA
HỌC KĨ THUẬT”
1. Mục tiêu
- Tìm hiểu các loại linh kiện điện tử, các cảm biến, thiết bị, các loại động cơ.
- Tìm hiểu một số sản phẩm khoa học kĩ thuật.
2. Nhiệm vụ
- Học sinh tìm hiểu hoạt động của một số linh kiện điện tử, tìm hiểu nguyên lí
hoạt động của 2 sản phẩm khoa học tại trường “Thiết bị cảnh báo mực nước lũ
tại các tràn nước” và “Rơ bốt phịng dịch”.
3. Hình thức tổ chức
- Lớp chia thành 4 nhóm để tìm hiểu.
4. Đối tượng tham gia và quy mô tổ chức
- Học sinh lớp 10, tổ chức theo từng lớp hoặc từng nhóm.
5. Thời gian, địa điểm tổ chức
- Tại phòng thực hành Vật lí và tại cơ sở sữa chữa điện, điện tử.
6. Chuẩn bị
- Giáo viên chuẩn bị 2 sản phẩm khoa học kĩ thuật và câu hỏi thu hoạch.
- Liên hệ với cơ sở sữa chữa điện của anh Cường tại xóm 8 xã Nghĩa Thuận
(cách trường 500 mét).
7. Gợi ý các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cảm biến và linh kiện điện tử
Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số cảm biến (khoảng cách, nhiệt độ,
điện thế…), bộ xử lí MGA và một số linh kiện điện tử.


24


×