Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHAI THÁC CHÂN DUNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN NỘI DUNG LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN đội NHÂN DÂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 59 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN GDQP - AN
Đề tài:
KHAI THÁC CHÂN DUNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ
TRONG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN NỘI DUNG LỊCH SỬ,
TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN GDQP - AN
Đề tài:
KHAI THÁC CHÂN DUNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ
TRONG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN NỘI DUNG LỊCH SỬ,
TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Tác giả
1. Vương Phú Ngọc – Trường THPT Thái Lão
Số điện thoại: 0979130238
2. Nguyễn Thị Giang Thoan-Trường THPT Thái Lão
Số điện thoại: 0855963779

Nghệ An, tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1. Tên đề tài: .............................................................................................................. 1
2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1
3. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài. .............................................................................. 2


4. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài. .............................................................. 3
B. NỘI DUNG........................................................................................................... 5
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 5
1. Cơ sở lí luận của đề tài .......................................................................................... 5
1.1. Khái niệm dạy học trực tuyến ............................................................................ 5
1.2. Vai trò của phương pháp sử dụng chân dung nhân vật lịch sử .......................... 6
1.3. Dạy học tích hợp liên mơn ................................................................................. 6
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 7
2.1. Thực trạng của đề tài .......................................................................................... 7
2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc sử dụng chân dung nhân vật
để giảng dạy nội dung Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. .......... 9
2.3. Mức độ sử dụng chân dung nhân vật của giáo viên để giảng dạy Lịch sử
và truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam. ................................................. 11
2.4. Mức độ hiểu biết kiến thức của HS đối với các phương pháp dạy học của
GV. .......................................................................................................................... 11
II. Khai thác chân dung nhân vật lịch sử trong giảng dạy trực tuyến nội dung
truyền thống quân đội nhân dân việt Nam .............................................................. 13
1. Thu thập tài liệu về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong lịch sử quân đội
nhân dân Việt Nam. ................................................................................................. 13
1.1. Tranh ảnh về các nhân vật ................................................................................ 13
1.2. Tài liệu lịch sử, thơ văn: ................................................................................... 15
1.3. Các vi deo, phim tài liệu về các nhân vật lịch sử……….……………………29
2. Lựa chọn nhân vật tiêu biểu phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và làm rõ nét
nghệ thuật quân sự Việt Nam qua mỗi giai đoạn……………………………...….29
2.1. Thời kì hình thành(1930-1945) ........................................................................ 30
2.2. Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954)................................................. 30
2.3. Thời kì kháng chiến chống Mĩ(1954-1975) ..................................................... 30


2.4. Thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc ................................................................. 30

2.5. Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam .................................................... 30
3. Các biện pháp khai thác nhân vật lịch sử nhằm khắc sâu nội dung Lịch sử,
truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam trong giờ học trực tuyến .................... 30
3.1. Sử dụng tranh ảnh kết hợp với sử dụng các tài liệu liên quan (tài liệu lịch
sử, sách báo, thơ văn, âm nhạc) .............................................................................. 31
3.2. Khai thác các video về nhân vật lịch sử ........................................................... 32
4. Tổ chức thực hiện. ............................................................................................... 35
5. Tính hiệu quả của đề tài ...................................................................................... 43
C. PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 45
1. Kết luận................................................................................................................. 45
2. Ý kiến đề xuất .................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PPDH

Phương pháp dạy học

PP

Phương pháp

Bộ GD và ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

THPT


Trung học phổ thơng

DHLS

Dạy học lịch sử

SGK

Sách giáo khoa

GDQP-AN

Giáo dục Quốc phịng -An ninh

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên đề tài:
“Khai thác chân dung nhân vật lịch sử trong giảng dạy trực tuyến nội dung
lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam”
2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh

giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên
tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ
thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng
cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó
tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên mơn” là một trong những
vấn đề cần ưu tiên.
Trước sự thay đổi đồng bộ của các mơn học và giáo viên bộ mơn Giáo dục
quốc phịng an ninh cũng không nằm ngoại lệ, đặc biệt là phát huy tinh thần ham
học hỏi, nên các giáo viên hiện nay cũng phải chuyển mình theo tinh thần của sự
đổi mới, đó là đạt tới mục đích phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học,
tạo cho học sinh tư duy độc lập để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
Và nhất là để đáp ứng chương trình thay sách giáo khoa mới theo thơng tư số
46/2020/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành về chương trình Giáo dục quốc phịng_An ninh cấp trung học
phổ thơng sẽ thực hiện vào năm 2021. Với trọng trách đó, giáo viên phải đổi mới
phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh, kích thích khả năng sáng tạo và
trí tuệ của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định hiệu quả của một giờ dạy.
Năm 2021 là một năm mà không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới phải chịu
nhiều thiệt hại nghiêm trọng do đại dịch covid 19 gây ra, và đến giờ phút này các
nhà khoa học vẫn chỉ có thể khẳng định rằng các biến chủng mới của dịch covid
luôn xuất hiện và nghiêm trọng hơn như: Delta, Omicron, và chưa xác định được
khi nào thì đại dịch sẽ kết thúc. Đơn cử như các trường THPT huyện Hưng
Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Trường hợp một lớp có nhiều học sinh là F0,
hoặc lớp đó tiềm ẩn nguy cơ cao, và nếu trường hợp giáo viên bị F0 và bộ mơn đó
khơng đủ khả năng bố trí dạy thay, thì nhà trường phải tổ chức dạy trực tuyến cho
học sinh.
Vậy việc sống chung với con vi rút vơ hình covid 19 trong một thời gian dài
là điều khó tránh khỏi. Nhưng đứng trước khó khăn là lúc chúng ta phải thay đổi,

để thích nghi để vượt qua thử thách. Lĩnh vực giáo dục là một trong những đơn vị
tiên phong trong vấn đề xác định sống chung và dần thích ứng với đại dịch. Chủ
trương dạy học online là phương pháp cần thiết và an toàn nhất, đồng thời đảm bảo
cho tiến độ giáo dục được duy trì, vậy để thực hiện mục tiêu kép vừa dạy học
1


online và vừa đảm bảo chất lượng giáo dục thì giáo viên phải không ngừng trau dồi
phương pháp dạy học hiệu quả.
Do đặc thù của bơn giáo dục Quốc phịng_An ninh là sự liên kết giữa Bộ
quốc phòng và Bộ giáo dục, nên việc giáo viên được tiếp cận tinh thần đổi mới cịn
hạn chế, nhưng với tính thần khơng ngại khó, trong những năm gần đây giáo viên
bộ mơn quốc phịng đã khơng ngừng tự nghiên cứu và học hỏi giáo viên bộ môn
khác, kết quả đã cải thiện và khẳng định được hiệu quả và chất lượng dạy học của
bộ mơn mình khơng thua kém gì các bộ môn khác, đặc biệt là phương pháp dạy
học theo hướng tích cực, theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
Về phía học sinh: Phần đơng các em chưa hứng thú, say mê với nội dung lịch
sử nói chung, và lịch sử truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam. Kết hợp
với tâm lý chỉ xem trọng các mơn thi Đại học, cho nên đa số cịn học đối phó, qua
loa, vì thế bản thân giáo viên cần phải liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy,
kích thích sự hứng thú học tập cho học sinh.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Khai thác chân dung nhân
vật lịch sử trong giảng dạy trực tuyến nội dung Lịch sử, truyền thống quân
đội nhân dân Việt Nam”.
3. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài.
a. Mục tiêu:
Khai thác nhân vật lịch sử để khắc hoạ sâu sắc lịch sử, truyền thống của lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Tăng cường khả năng tự học, lựa chọn một số công cụ hỗ trợ dạy học.
Cách thiết kế hoạt động liên môn trong dạy học, thiết kế vào một số bài học

cụ thể.
Nghiên cứu lý luận về dạy học liên môn, đưa ra các giải pháp hiệu quả việc
vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Giáo dục quốc phịng và an ninh
ở trường THPT.
Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc trải nghiệm thực tế giảng
dạy của bản thân nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Hỗ trợ và thay thế dạy học trực tiếp, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học
sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi mọi lúc, phát triển năng lực
công nghệ thông tin…
b. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Sử dụng chân dung nhân vật lịch sử trong dạy học Lịch sử, truyền thống quân
đội nhân dân Việt Nam ở các trường THPT huyện Hưng Nguyên
Đối tượng: Cho học sinh khối 10 đối với các trường THPT trong huyện Hưng
Nguyên
2


Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học online mơn Giáo dục quốc phòng và
an ninh tại trường THPT
c. Phạm vi nghiên cứu:
Ứng dụng phương pháp dạy học liên môn theo hình thức dạy trực tuyến để phát
triển năng lực học sinh đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện
Các nhân vật lịch sử trong cuộc kháng chiến chống giặc giữ nước, liên quan đến
lịch sử truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, áp dụng ở các trường THPT trong
huyện Hưng Nguyên.
d. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích, tổng hợp xử lí số liệu, tổng hợp tài liệu, thông qua
việc nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học quốc phòng – an ninh, sách
giáo khoa, sách giáo viên, quá trình thực tế dạy học.
Phương pháp quan sát sư phạm qua việc tổ chức hướng dẫn học sinh trên lớp.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm thông qua thao giảng, dự giờ, trao đổi rút
kinh nghiệm.
Phương pháp phỏng vấn tọa đàm, qua phỏng vấn học sinh.
Nghiên cứu nội dung các bài học GDQP - AN và đọc những tài liệu về đổi
mới phương pháp dạy học.
Nghiên cứu các hình thức, phương pháp, kĩ thuật thiết kế hoạt động liên môn
trong dạy học.
Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy.
Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài.
Tiến hành khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
e. Kế hoạch nghiên cứu
Từ 8/2020 - 6/2021: Đọc tài liệu, khảo sát thực trạng, tham khảo ý kiến đồng
nghiệp và ứng dụng sáng kiến lần 1
Từ 9/2021 - 3/2022: Tiếp tục tham khảo ý kiến đồng nghiệp, ứng dụng sáng
kiến lần 2, hoàn thiện sáng kiến
4. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài.
Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông, giúp cơ
sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hồn thành tiến độ chương
trình phổ thơng trong năm học;
Khai thác chân dung nhân vật lịch sử nhằm tái hiện lịch sử, truyền thống lực
lượng vũ trang nhân dân;

3


Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh
được học ở mọi nơi, mọi lúc;
Đưa ra các bài tập tình huống, câu hỏi để tích hợp nội dung;
Đáp ứng chương trình sách giáo khoa lớp 10 mới sắp được triển khai trong
năm tới.

Sử dụng công cụ, kỹ thuật mới và số liệu mới;
Nhân rộng sáng kiến dạy học tích hợp cho bộ mơn Giáo dục quốc phịng an
ninh.

4


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1. Cơ sở lí luận của đề tài
Thực hiện Công văn số: 3699/BGDĐT-GDTrH V/v Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 Các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở
giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng dẫn
điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT, trong đó bảo đảm yêu cầu thực hiện
các nội dung cốt lõi, làm cơ sở để chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các
nội dung còn lại phù hợp với tình hình phịng, chống dịch Covid-19 tại địa phương;
chủ động về các phương án dạy học trực tuyến và trực tiếp để chuyển đổi linh hoạt,
ứng phó kịp thời với các tình huống diễn biến của dịch Covid-19 tại địa phương.
Ưu tiên dạy học trực tuyến đối với các nội dung mang tính lí thuyết, có thể hướng
dẫn học sinh khai thác sử dụng hiệu quả sách giáo khoa để học tập; sẵn sàng
phương án để tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy
học trực tiếp, nhất là đối với các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ơn tập,
củng cố những nội dung lí thuyết đã học trực tuyến. Thực hiện hiệu quả, chất
lượng các hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tiếp và trực
tuyến, bảo đảm hồn thành chương trình năm học trong các tình huống diễn biến
phức tạp của dịch Covid-19.
1.1. Khái niệm dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến (E-learning) là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp
học trên Internet. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực
tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thơng minh (laptop,

smartphone, máy tính bảng,...).
Các bài giảng, tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…) được đưa lên
các nền tảng và người dùng có thể dễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi. Bên
cạnh đó cịn có các khóa học cùng thời gian thực có sự tham gia và tương tác giữa
giáo viên và học viên.
Hình thức học trực tuyến đã và đang thể hiện được những ưu điểm nổi trội
như sau:
Hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh: Việc áp dụng dạy học trực tuyến đã đảm
bảo các lớp học vẫn diễn ra theo kế hoạch, giáo viên và học sinh không phải đến
lớp nên giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Thúc đẩy tính tự học
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giáo dục: Giáo viên cần phải trau dồi năng
lực, tìm tịi các hình thức giảng dạy mới để thu hút người học. Từ đó, chất lượng
giảng dạy được nâng cao.
5


Có thể kết hợp hình thức nghe – nhìn và tương tác giữa người dạy và người
học
Tiết kiệm thời gian học tập: Người học và người dạy có thể tiết kiệm được
thời gian đi lại. Bên cạnh đó, việc học trực tuyến giúp người học có thể rút ngắn
thời gian học tập của mình vì khơng phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Bên cạnh những ưu điểm trên, dạy học trực tuyến vẫn còn một số nhược điểm
như:
Phụ thuộc vào kết nối mạng;
Phụ thuộc sự chủ động, tính kỷ luật của người học: Người dạy khó có thể
quản lý, kiểm tra đôn đốc việc học của người học. Người học ít có cơ hội trao đổi
với người dạy và bạn bè nên giảm hứng thú học tập. Vì thế, dạy học trực tuyến địi
hỏi mỗi người học phải có ý thức tự giác, kỷ luật cao.
Vì sao dạy học trực tuyến là xu hướng hiện nay ?

Dễ dàng nhận thấy dạy học trực tuyến có nhiều ưu điểm hơn nhược điểm.
Hơn nữa, dạy học trực tuyến phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và đang trở
thành xu hướng bởi: Tăng tính chủ động cho người học
1.2. Vai trị của phương pháp sử dụng chân dung nhân vật lịch sử
Trong một giai đoạn lịch sử nhất định thường gắn với sự xuất hiện của nhân
vật lịch sử, nói như vậy có nghĩa qua việc tìm hiểu nhân vật lịch sử sẽ giúp ta lý
giải được diễn biến, bối cảnh, nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự trong giai đoạn
đó, các mối quan hệ…của các sự kiện hiện tượng lịch sử. Mặt khác, vai trị của con
người cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với lịch sử, đặc biệt đối với cá nhân lãnh
tụ thiên tài, ví như đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Việc sử dụng chân dung nhân vật lịch sử, gồm cả nhân vật chính diện và phản
diện giúp học sinh hiểu rõ hơn bản chất lịch sử, đồng thời còn giáo dục cho các em
có quan điểm, thái độ tư tưởng, tình cảm đúng đắn đối với những người có cơng
lao to lớn với lịch sử và cả thái độ phê phán nghiêm khắc với những nhân vật đi
ngược lại lợi ích quần chúng, cản trở sự phát triển của lịch sử. Chính vì vậy, trong
giảng dạy nội dung lịch sử truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam, việc tạo biểu tượng các chân dung nhân vật là rất quan trọng. góp phần vào
việc giáo dục nhân cách, tình cảm và phát triển của học sinh, tạo hứng thú, đồng
thời nâng cao tính cực, tự giác trong việc học tập mơn Giáo dục quốc phịng và an
ninh.
1.3. Dạy học tích hợp liên mơn
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên
tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ
6


thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng
cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó

tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên mơn” là một trong những
vấn đề cần ưu tiên.
- Khái niệm dạy học tích hợp liên mơn
Dạy học tích hợp liên mơn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến
hai hay nhiều môn học. “ Tích hợp là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt
động dạy học, cịn “liên mơn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “ tích
hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức liên môn và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả
của dạy học liên mơn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.
Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo
dục có liên quan đến q trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo
đức, lối sống; giáo dục lối sống; mức độ tích hợp cao hơn là xử lí các nội dung
kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh tổng hợp được các
kiến thức đó một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc
sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến
thức ở các môn học khác nhau.
- Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn
Đối với học sinh, dạy học tích hợp liên mơn có tính thực tiễn, nên sinh động,
hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho
học sinh. Học chủ đề tích hợp liên mơn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức
tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách
máy móc; Đối với giáo viên, sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu vì một lúc phải tìm
hiểu rất nhiều mơn học ở những lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng đó sẽ dần
được khắc phục bởi trong các giờ lên lớp, với mỗi tiết học giáo viên cũng thường
xuyên phải lồng ghép những kiến thức của các mơn học học vào bài dạy của mình nên
việc tiếp cận những kiến thức liên mơn đó khơng quá khó khăn. Bên cạnh đó, với việc
đổi mới giáo dục như hiện nay học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức, giáo viên
chỉ là người định hướng , tổ chức, đánh giá về những hoạt động của học sinh trong
các giờ lên lớp cũng như các hoạt động trải nghiệm.
Như vậy, dạy học liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc
dạy học các kiến thức liên mơn trong mơn học của mình mà cịn có tác dụng bồi

dưỡng nâng cao kiến thức và kỉ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển
đội ngũ giáo viên hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến
thức liên mơn, tích hợp.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1. Thực trạng của đề tài
Hiện tại là khoảng thời gian cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2022. Cơng tác
phịng chống dịch covid_19 đã đạt được nhiều thuận lợi, đặc biệt là tỉ lệ được tiêm
7


Vec xin mũi 3 đã được phủ khắp cả nước. Thành công lớn nhất là đất nước chúng
ta đã giảm được tỉ lệ người tử vong do mắc covid_19, nhưng tỉ lệ người F0 cũng
chưa có dấu hiệu giảm, kết hợp với tâm lý của phụ huynh học sinh, nên việc các
nhà trường buộc phải tổ chức học trực tuyến đối với các lớp có nguy cơ cao, tỉ lệ
F0 nhiều là biện pháp bắt buộc và rất cần thiết trong lúc này. Bên cạnh đó giáo
viên là F0 cũng chiếm tỉ lệ lớn trong các trường. Vì vậy để đảm bảo tiến độ và chất
lượng của bộ môn nhà trường buộc phải duy trì và vận dụng việc dạy học trực
tuyến.
Như chúng ta biết chương trình bộ mơn Giáo dục quốc phòng lớp 10 gồm cả
lý thuyết và thực hành. Bài 2 với nội dung “Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân
dân Việt Nam” là một trong những nội dung lý thuyết, với thời lượng 2 tiết nhưng
phần kiến thức lịch sử và truyền thống trong SGK lại khái quát từ năm 30 của thế
kỉ XX đến sau năm 1975 gắn liền với cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập với
rất nhiều sự kiện quan trọng. Như vậy rất khó khăn cho học sinh nắm được đầy đủ
kiến thức, và bản thân giáo viên cũng rất khó trong việc giảng dạy hết nội dung
quan trọng trong khoảng thời gian hai tiết. Vậy để đảm bảo chất lượng của giờ dạy
buộc giáo viên phải chịu khó nghiên cứu, đầu tư giờ dạy, và đổi mới phương thức
giảng dạy theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy bằng hình thức dạy học online, và nắm bắt
thông tin từ nhiều giáo viên và học sinh, chúng ta có thể khẳng định dạy học bằng

hình thức trực tuyến, ngồi việc đảm bảo tiến độ mơn học, cịn có nhiều ưu điểm
và đảm chất lượng giáo dục cho học sinh.
Để khẳng định về hiệu quả khi giáo viên đầu tư vận dụng các phương pháp
dạy học tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến 100 người học về hoạt động dạy học trực
tuyến qua bài học: “Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam”.
1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Tương đối đồng ý; 4. Đồng ý; 5.
Rất đồng ý
Mức độ đồng ý
TT

Tiêu chí
1

2

3

4

5

1

Nội dung bài giảng được cập nhật và có
liên hệ thực tiễn, tạo sự hứng thú cho 0 %
người học

0%

20% 25% 55%


2

Phương pháp giảng dạy khoa học, phù
0%
hợp giúp người học dễ dàng tiếp thu

0%

15% 40% 45%

3

Kế hoạch dạy-học được thực hiện đúng
0%
thời gian và thời khóa biểu

0%

0%

4

Người học được kiểm tra, đánh giá mức 0 %

0%

16% 46% 38%

8


20% 80%


độ hiểu bài hàng tuần

5

Người học luôn được hỗ trợ, giải đáp
các thắc mắc trực tiếp trong giờ học và
0%
ngoài giờ học thông qua diễn đàn, mạng
xã hội, email, …

0%

19% 19% 62%

6

Người học được phát huy năng lực tự
0%
học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm,…

0%

15% 20% 65%

7


Tiến độ dạy-học và bài tập được giao
0%
vừa sức với người học

0%

26% 26% 48%

Bảng 1: Phiếu khảo sát dạy học trực tuyến
Ý KIẾN KHÁC
Câu 1. Cảm nhận chung của anh/chị về việc học trực tuyến trong thời gian
ứng phó với dịch
 Rất hài lịng

 Hài lịng

 Khơng hài lịng

 Rất khơng hài lịng

 Tạm hài lòng

Kết quả: 40% Rất hài lòng; 50% Hài lịng; 10% Tạm hài lịng
Câu 2. Hình thức học anh/chị mong muốn đối với học phần này trong thời
gian tới:
 Học trực tuyến

 Học trên lớp

Kết hợp cả 2


Kết quả: 65% Học trực tuyến; 20% Học trên lớp; 15% Kết hợp cả hai
2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc sử dụng chân dung nhân
vật để giảng dạy nội dung Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt
Nam.
Về phía giáo viên: Bản thân tơi nhận thấy quan niệm dạy học nội dung liên
quan đến lịch sử chủ yếu là cung cấp thông tin, sự kiện, yêu cầu học sinh nắm
được thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả, ý nghĩa mà ít chú ý đến làm rõ vai trò
của nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, có chăng chỉ nhắc qua tên tuổi khi đề cập
đến sự kiện, như vậy trong bức tranh lịch sử, con người hầu như trạng thái tĩnh, do
đó học sinh cịn nhiều nhầm lẫn đáng tiếc: đơn cử nhất là sự kiện được cộng đồng
mạng lên tiếng nhiều đó là câu hỏi Quang Trung và Nguyễn Huệ có phải là hai anh
em khơng ?
Có thể thấy, lịch sử trước đến nay vẫn là mơn học một chiều. Nó khơng đem
đến cảm giác bay bổng như môn văn hay thúc đẩy học sinh đi tìm tịi lời giải như
mơn tốn. Nó vẫn luôn là môn học thuộc và chưa bao giờ được khuyến khích học
đúng nghĩa. Bố mẹ vẫn muốn con học giỏi tốn hơn giỏi lịch sử vì dễ xin việc hơn.
9


Thầy cô vẫn chỉ dồn sức cho học sinh tập trung ơn những mơn thi chính. Lịch sử
bỗng trở thành đứa con bị ghẻ lạnh trong ngành giáo dục.
Chúng ta đã nhiều lần bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc”. Đó là những mùa thi gần
đây học sinh gần như không chọn môn lịch sử, hay chuyện rất nhiều học sinh đã
từng tỏ ra vui mừng vì mơn lịch sử khơng có mặt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Chúng ta vẫn có những giáo sư lịch sử, những học sinh giỏi quốc gia về lịch
sử nhưng nó khơng thể đại diện cho 90 triệu dân. Một quốc gia sẽ thế nào nếu
người dân quay lưng với lịch sử đất nước mình? Tại sao người Việt lại rành sử Tàu
hơn sử Việt ? Có lẽ chúng ta đã khơng tìm ra được hướng truyền đạt thuyết phục
hay không tạo được một “sân chơi” hấp dẫn để thu hút người Việt đến với lịch sử

nước nhà một cách tự nhiên nhất. Điều này những nước quanh ta như Trung Quốc,
Hàn Quốc đã làm được, làm tốt không chỉ với dân chúng nước họ mà khiến cho
người dân các nước xung quanh cũng phải rành và ngưỡng mộ lịch sử của họ. Thật
đáng tiếc cho chúng ta khi người dân không thiết tha tìm hiểu lịch sử nước nhà
mặc dù lịch sử Việt Nam cũng hào hùng và độc đáo không thua kém nước nào.
Việc quan tâm bồi dưỡng thay đổi phương pháp dạy học hàng năm, vẫn được
tiến hành đồng bộ, thường xuyên cũng đã góp phần làm cho cách học và cách dạy
của giáo viên, có phần khởi sắc. Bản thân khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo cách dạy,
cách truyền đạt mới với phương châm lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là
người hướng dẫn cho học sinh giải quyết vấn dề. Như chúng ta đã biết, nhân vật
lịch sử có vai trị vơ cùng quan trọng. Nhân vật lịch sử là bằng chứng cho sự hình
thành và phát triển cho một quá trình lịch sử của lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam, dân tộc Việt Nam, nếu khơng có nhân vật lịch sử thì các sự kiện lịch sử trở
nên nhàm chán, thiếu sinh động, thiếu tính trung thực. Do đó sử dụng chân dung
nhân vật lịch sử trong giảng dạy trực tuyến nội dung lịch sử, truyền thống quân đội
nhân dân việt Nam đóng một vai trò quan trọng đối với việc giúp học sinh học
hứng thú học tập.
Để có cơ sở cho việc ứng dụng đề tài này ở trường THPT đạt hiệu quả cao,
chúng tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng của 06 giáo viên dạy
học môn Giáo dục quốc phòng_An ninh trên địa bàn, kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về sử dụng chân dung
nhân vật để giảng dạy Lịch sử và truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
Mức độ nhận thức và lý do

Số giáo
viên

Tỉ lệ %

Rất cần thiết


4

67

Cần thiết

2

33

Không cần thiết

0

0

A. Mức độ nhận thức

10


B. Các lý do
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh

6

100

- Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh


6

100

- Đảm bảo kiến thức vững chắc

5

83

- Chuẩn bị công phu mất thời gian

5

83

2.3. Mức độ sử dụng chân dung nhân vật của giáo viên để giảng dạy Lịch
sử và truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam
Bảng 3: Thực trạng sử dụng các PPDH của GV trong dạy học nội dung lịch sử và
truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam ở trường THPT
Thường xun
TT

Thỉnh thoảng

Khơng sử dụng

Các PPDH
SL


%

SL

%

SL

%

1

Thuyết trình

6

100

0

0

0

0

2

Nhân vật


0

0

2

33

4

67

3

Vấn đáp

3

50

3

50

0

0

4


Trực quan

3

50

2

33

1

17

5

Nhóm

4

67

1

17

1

17


2.4. Mức độ hiểu biết kiến thức của HS đối với các phương pháp dạy học
của GV
Chúng ta thấy một thực trạng phổ biến nhất đối với các em học sinh là học bài
cũ một cách thụ động, học vẹt, khi ngồi học trên lớp với tình trạng gị bó, o ép
nhận kiến thức cho nên dẫn đến tình trạng các em không nắm được kiến thức lịch
sử, khi giáo viên kiểm tra bài cũ thì đa số các em khơng nhớ, hay quên, mất một từ
đầu câu thì sẽ quên hết nội dung kiến thức đã học. Vậy làm thế nào để các em học
sinh khơng thụ động, có say mê hứng thú học, nắm được kiến thức lịch sử
Để tìm hiểu về mức độ hiệu quả của HS đối với các PPDH mà GV thường sử
dụng tôi đã tiến hành điều tra 120 HS khối 10 của 3 trường THPT ở trên địa bàn
kết quả thu được như sau:
Bảng 4:Thống kê sô lượng học sinh nhận xét về các phương pháp dạy học

TT

1

Các PPDH
Thuyết trình

Rất hiệu
quả

Hiệu quả

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

36

30

20

17

64

53

0

0

11


Bình
thường

Khơng hiệu
quả


2

Nhân vật

85

71

35

29

0

0

0

0

3

Vấn đáp


40

33

30

25

50

42

0

0

4

Trực quan

70

58

35

29

15


13

0

0

5

Nhóm

55

46

40

33

25

21

0

0

Qua số liệu điều tra trên tơi thấy:
- Về phía giáo viên: 100% (6/6) GV được khảo sát đều khẳng định sự cần
thiết cả việc sử dụng hình ảnh nhân vật trong dạy học online. Các GV đã có nhận

thức đúng đắn về tác dụng của phương pháp sử dụng chân dung nhân vật trong dạy
học online: 100% (6/6) GV đều cho rằng sử dụng phương pháp này sẽ, phát huy
tính tích cực, độc lập sáng tạo của HS, 83% (5/6) GV cho rằng phương pháp này
đảm bảo kiến thức vững chắc. Tuy nhiên qua số liệu điều tra ở bảng 2: Các phương
pháp dạy học được các GV sử dụng cho thấy: 100% GV trong dạy học sử dụng
thường xuyên phương pháp thuyết trình, 67% sử dụng phương pháp hoạt động
nhóm, 50% sử dụng phương pháp trực quan. Trong khi đó với phương pháp sử
dụng chân dung nhân vật lịch sử chỉ có 33% (2/6) GV được hỏi là thỉnh thoảng sử
dụng trong quá trình dạy học, 67% ( 4/6) GV khơng sử dụng, cịn sử dụng thường
xun khơng có GV nào. Điều này cho thấy giữa nhận thức, thái độ và hành động
thực tế của GV cịn có khoảng cách khá xa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc
cải tiến, đổi mới PPDH còn gặp nhiều khó khăn.
- Về phía học sinh: Qua điều tra chúng tôi thấy hầu hết ý kiến đều thể hiện
tương đối đồng ý, đồng ý, và rất đồng ý về các tiêu chí khi tổ chức dạy học trực
tuyến; 71% HS thấy rất hiệu quả khi giáo viên khai thác chân dung nhân vật để
khái quát lịch sử và truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, qua các thời kỳ, và
29% thấy hiệu quả. Như vậy đây là một thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng
phương pháp này trong xu thể đổi mới PPDH hiện nay. Tuy nhiên trong q trình
dạy học giáo viên rất ít khi sử dụng phương pháp này, nếu có thì cũng chỉ trong các
tiết thao giảng hoặc sinh hoạt chuyên đề. Qua tìm hiểu tơi thấy ngun nhân của
thực trạng trên là do: Các GV cho rằng phương pháp sử dụng chân dung nhân vật
địi hỏi đầu tư nhiều cơng sức, chuẩn bị mất thời gian. Không phải nội dung nào
cũng sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả, giáo viên phải mất thời gian
tìm kiếm thơng tin, hướng dẫn và kiểm tra kết quả của học sinh. Năng lực, kĩ năng
vận dụng phương pháp còn hạn chế, nhiều GV còn đang lúng túng chưa biết vận
dụng vào bài nào, tiến hành ra sao…đó là những nguyên nhân làm cho giáo viên
chưa mạnh dạn sử dụng PP này trong dạy học. Khả năng hợp tác của các HS cũng
làm giảm hiệu quả sử dụng phương pháp này, các em chưa chủ động khi tham gia
hoạt động nhóm.. Thực tế đó cho thấy việc áp khai thác chân dung nhân vật lịch sử
trong giảng dạy trực tuyến nội dung Lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân việt

Nam là hết sức cần thiết. Với tư cách một giáo viên, tôi cho rằng mình cần phải có
12


trách nhiệm đầu tư vào chuyên môn để đảm bảo chất lượng giờ dạy, đặc biệt là
trong thời điểm dịch bệnh phức tạp và giáo dục có nhiều đổi mới như hiện nay.
II. Khai thác chân dung nhân vật lịch sử trong giảng dạy trực tuyến nội
dung truyền thống quân đội nhân dân việt Nam
1. Thu thập tài liệu về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong lịch sử quân
đội nhân dân Việt Nam.
1.1. Tranh ảnh về các nhân vật

La Văn Cầu

Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân
La Văn Cầu kể truyền thống cho thế hệ trẻ
(Ảnh chụp tháng 5 năm 2018)

Nguyễn Viết Xuân

13


Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Tuân

Chiếc MiG-21 số hiệu 5121

Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Viktor Gorbatko

Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Lễ thành lập Đội Việt Nam TT giải phóng quân
14


1.2. Tài liệu lịch sử, thơ văn
- La Văn Cầu: (tên thật là Sầm Phúc Hướng) sinh năm 1931, người dân tộc
Tày, quê ở tỉnh Cao Bằng. Năm 1948 khi mới 17 tuổi, La Văn Cầu đã viết đơn tình
nguyện nhập ngũ vào Đại đội 671, Trung đoàn 174, Đại đồn 316, lập nhiều chiến
cơng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt, trong Trận
Đông Khê thuộc Chiến dịch biên giới năm 1950, La Văn Cầu là chỉ huy tổ bộc phá
hàng rào để đơn vị phía sau tiến cơng đồn. Ơng Cầu bị trúng đạn dập nát một phần
cánh tay phải. La Văn Cầu đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh
tay bị thương và tiếp tục chiến đấu. Ông dùng tay trái ôm bọc phá đánh mở đường,
tạo thời cơ cho các lực lượng khác tiếp đánh chiếm đồn quân đối phương. Tổng kết
Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp biểu dương
chiến sĩ trẻ La Văn Cầu là một trong những “lá cờ đầu trong phong trào giết giặc
lập công”. La Văn Cầu và một số chiến sĩ được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến
khu Việt Bắc. Với các thành tích trong chiến đấu, ngày 19 tháng 5 năm 1952, La
Văn Cầu được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân, khi đó ơng đang là tiểu đội phó thuộc Trung
đồn 174, Đại đoàn 316. Cùng năm 1952, La Văn Cầu được trao tặng danh
hiệu Anh hùng thi đua ái quốc theo Sắc lệnh số 107-SL ngày 10 tháng 8 năm 1952.
Cuộc đời của La Văn Cầu từng được đưa vào bài tập đọc của sách giáo
khoa tiểu học ở Việt Nam: “Anh Cầu ra trận/Giặc bắn què tay/Anh chặt phăng
ngay/Mìn anh nổ trúng/Bịt lỗ châu mai/Giặc ngã sõng soài/Anh Cầu giỏi quá/Được
Bác Hồ khen/Anh được nêu tên/Anh hùng quân đội”. Tên ông được dùng để đặt cho
nhiều trường học và một số con đường ở Thủ đô Hà Nội, ở phường 2, thành
phố Vũng Tàu, một con phố ở Nam Định và một khu phố ở thị trấn Nam Sách,
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông là một trường hợp đặc biệt và hiếm có

ở Việt Nam lẫn trên thế giới vì ngay khi còn đang sống đã được đặt tên đường.
Theo ông Cầu, việc tên ông được dùng để đặt cho một con đường là một vinh dự.
Ông được vinh danh công dân thủ đô ưu tú năm 2019 tại Hội nghị Hội nghị biểu
dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tiêu biểu và vinh danh công dân thủ
đô ưu tú năm 2019 ngày 05/11/2019.
-Phan Đình Giót (1922-1954) sinh ở làng Vĩnh Yên (nay là thôn 8), xã Cẩm
Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo.
Bố ơng bị chết vì đói. Ông phải đi ở từ năm 13 tuổi và chịu cảnh cực nhọc, vất
vả. Sau Cách mạng tháng Tám, Phan Đình Giót tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm
1950, Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót đã tham gia
nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hịa Bình, Tây Bắc và Điện Biên Phủ.
Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lực lượng hành quân gần 500 người, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng
nhưng ông vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Chiều ngày 13 tháng 3 năm
1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt địch ở Him Lam. Bộ đội đại đội 58 lao lên
mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả
15


thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười.
Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương
vong nhiều. Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả bộc phá nữa, phá hàng
rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp
hoang mang, vận dụng thời cơ, ông vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn
kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt xung phong này, ông bị thương vào vai và
đùi, mất máu rất nhiều. Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực
lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót bị đến lơ cốt số 3 với ý nghĩ
là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu)
nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hơ to: “Quyết hy sinh….vì Đảng….vì
dân” . Rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai

địch. Do thi thể Phan Đình Giót đã lấp kín lỗ châu mai, qn Pháp bên trong bị
vướng không bắn ra được nữa, quân Việt Nam chớp cơ hội xung phong tiêu diệt
gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận
đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phan Đình Giót đã hy sinh lúc 22 giờ 30 phút ngày 13/3/1954 ở tuổi 32. Ông
là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương thành
tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 31 tháng 3 năm 1955, Phan Đình Giót
được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau được truy
tặng thêm Hn chương Qn cơng hạng Nhì. Hiện nay tại các tỉnh thành đều có
các đường phố mang tên ông như: Tại Thành phố Pleiku (nối Nguyễn Tất Thành
với Lê Lợi), Tại Thành Phố Kon Tum (Phường Trường Trinh & Duy Tân), Tại
Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Bế Văn Đàn sinh năm 1931, là người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh
(nay là xã Bế Văn Đàn, huyện Quảng Hịa, tỉnh Cao Bằng). Ơng xuất thân trong
một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng. Mẹ ơng mất sớm, cịn cha ơng làm
thợ mỏ.
Lớn lên, ơng tham gia hoạt động du kích ở địa phương. Tháng 1/1948, ơng
xung phong vào bộ đội giữa lúc cuộc chiến tranh Đông Dương đang quyết liệt.
Tham gia nhiều chiến dịch, ông luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt
qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc,
chính xác, kịp thời, và hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh đang ở giai đoạn quyết
liệt, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953
- 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại
đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó, khi
thấy lực lượng Việt Minh ít, Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên
tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân Việt Minh đánh bật. Cuộc
chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt
Minh kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ. Lúc đó có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ
ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực

16


hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng
khi thấy chỉ huy thông báo, ông đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Bế Văn
Đàn vượt qua lưới đạn dày đặc của quân Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại
đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn,
Bế Văn Đàn được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Quân Pháp phản kích lần thứ ba,
mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản
thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu
trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu
Văn Pù cũng chưa bắn được vì khơng có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn
trương, Bế Văn Đàn không ngần ngại chạy lại cầm 2 chân khẩu trung liên đặt lên
vai mình và hơ đồng đội bắn. Pù cịn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: "Kẻ thù trước
mặt, đồng chí có thương tơi thì bắn chết chúng nó đi!". Trong lúc lấy thân mình
làm giá súng, Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn cịn ghì
chặt súng trên vai mình.
Hình ảnh "Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng" trở thành một trong
những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh
Đông Dương. Ông đã để lại tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm
mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại
hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Hn chương chiến cơng
hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những
thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước
Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Hn
chương qn cơng hạng nhì.
Để tưởng nhớ tấm gương hy sinh của Bế Văn Đàn, nhạc sĩ Huy Du đã sáng
tác bài hát "Bế Văn Đàn sống mãi" trong những năm 1960, có những câu:
...Mười năm qua anh vẫn cịn (vẫn còn) sống mãi.
Đất nước quê anh lá thắm rừng xanh,

Cam Mường Pồn quanh mồ anh sây đỏ.
....
Đàn em thơ đang hát ca đời anh.
...Anh bước vào trang sách các em thơ
Bế Văn Đàn một tâm hồn vĩ đại...
Tên anh được đặt cho nhiều đường phố và trường học tại các thành phố Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Hạ Long, Đồng Hới, Pleiku... Đầu năm
2020, tỉnh Cao Bằng tiến hành sắp xếp lại nhiều đơn vị hành chính cấp xã trên địa
bàn tỉnh. Theo đó, xã Triệu Ẩu thuộc huyện Phục Hòa sáp nhập với một phần xã
Hồng Đại cùng huyện thành một xã mới có tên là xã Bế Văn Đàn.

17


- Tô Vĩnh Diện (1924 – 1954) là một chiến sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam. Anh nổi tiếng với chiến cơng hi sinh thân mình để cứu
khẩu pháo cao xạ 37 mm không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Anh quê ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc
huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn, từ năm 8
tuổi, anh đã phải đi ở, lớn lên làm tá điền cho nhà địa chủ ở làng bên. Năm 1946,
quân viễn chinh của thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương. Tô Vĩnh Diện tham gia
chỉ huy dân quân ở địa phương. Năm 1950, tại Thanh Hóa nổ ra một vụ bạo loạn,
khiến nhiều dân quân (trong đó có Tơ Vĩnh Diện) bị bắt giữ. Chính quyền Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa phải cử một đơn vị bộ đội xuống giải cứu. Từ đó, Tơ Vĩnh
Diện chính thức gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 3 năm 1953, Tô Vĩnh Diện được triệu tập để tham gia lực lượng phịng
khơng chuẩn bị thành lập. Anh cùng đơn vị sang Nam Ninh, tỉnh Quảng
Tây (Trung Quốc) để tập huấn pháo binh. Sau 8 tháng huấn luyện ở Trung Quốc,
tháng 12/1953, Tô Vĩnh Diện cùng đơn vị về nước và ngay lập tức hành quân
lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham chiến. Anh được điều về đại đội 827 làm trung

đội phó của trung đội 2, trực tiếp phụ trách khẩu đội 3 thay khẩu đội trưởng bị
thương. Khẩu đội Tô Vĩnh Diện được giao sử dụng khẩu pháo cao xạ 37mm số
hiệu 510681, thuộc loại pháo phịng khơng 37mm 1 nịng mẫu 61-K kiểu M1939
có gắn lá chắn đạn với 2 cửa ngắm dành cho 2 pháo thủ, do Liên Xô sản xuất và
viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
Để giữ bí mật chiến lược, các đơn vị cao xạ đều phải vận chuyển hai loại pháo
lựu 105mm và cao xạ 37mm (lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường) vào ban
đêm, liên tục trong các ngày 13, 14 và 15 tháng 1 năm 1954, từ Tuần Giáo vào tập
kết ở km 63 đường 42. Sau đó, từ vị trí tập kết, bộ đội phải kéo pháo bằng sức
người trên đường quân sự mới mở, có chỗ phải vượt qua núi cao 1450m để vào
trận địa cách xa vị trí tập kết 15 km. Từ trưa ngày 16/1, được sự trợ giúp của bộ
binh và công binh, các đơn vị bắt đầu kéo pháo, đến ngày 24/1 mới đưa được pháo
vào trận địa. Tuy nhiên, trận đánh đã không diễn ra như dự kiến. Ngày 26 tháng
1, tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định đổi phương án tác chiến từ "đánh
nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Các đơn vị pháo binh nhận lệnh
phối hợp với các đơn vị bộ binh kéo pháo trở ra. Đơn vị của Tô Vĩnh Diện được
lệnh kéo pháo ra điểm tập kết tại Bắng Hôm để ăn tết Giáp Ngọ và chờ lệnh mới.
Ngày 1/2/1954, đơn vị của Tô Vĩnh Diện (đại đội 827) trên đường kéo pháo ra, đến
một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Anh cùng pháo thủ Nguyễn Văn Chi
phụ trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời
giữ pháo, ngoài ra cịn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo. Quân Pháp bất ngờ
bắn pháo từ Mường Thanh lên, buộc đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đúng lúc
dây tời bị đứt. Lực giữ pháo yếu đi, cả trăm bộ đội vẫn khơng đủ sức níu lại, khẩu
pháo dần tuột xuống dốc. Pháo thủ Nguyễn Văn Chi lái càng phía ngồi bị càng
pháo hất xuống vực và pháo trơi dần về phía vực sâu. Tơ Vĩnh Diện lập tức bỏ
18


càng pháo phía trong, chuyển sang ghì người vào càng pháo phía ngồi, lấy một
chân đạp vào một gốc cây, cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi. Tuy

cản được pháo lăn xuống vực, nhưng anh cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn
2 tấn đè lên người trọng thương. Chính trị viên tiểu đồn Phạm Đăng Ty chạy tới
cấp cứu, nhưng đã quá muộn. Trước lúc ra đi, anh vẫn cịn hỏi "Pháo có việc gì
khơng anh em?".
Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh trao tặng Hn chương qn cơng hạng nhì, Huân
chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân năm 1956. Hiện nay, mộ Tô Vĩnh Diện nằm ở khu đặc biệt của
nghĩa trang Điện Biên cùng với mộ của 3 anh hùng nổi bật khác trong trận Điện
Biên Phủ là Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can. Một bia tưởng niệm cũng
được dựng lên gần vị trị đường kéo pháo nơi hy sinh của anh.
Khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 sau đó tiếp tục được đưa vào tham
chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bắn rơi 3 máy bay, làm hư hỏng 13 chiếc
khác. Năm 1958, khẩu pháo được đưa về trưng bày tại Phòng truyền thống của Bộ
Tư lệnh Phịng khơng, nay là Bảo tàng qn chủng Phịng khơng- Khơng qn.
Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1426/QĐ-TTg
cơng nhận pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 là Bảo vật quốc gia đợt một. Tên
Anh được xướng cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam
- Nguyễn Viết Xuân sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 7 tuổi, ông phải đi ở đợ cho gia
đình địa chủ trong 10 năm. Tháng 11 năm 1952, ông gia nhập Quân đội nhân dân
Việt Nam. Trong Chiến tranh Đông Dương, đơn vị ông chiến đấu với không quân
đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng
Cộng sản Việt Nam. Trong q trình cơng tác, ơng từng làm trinh sát thuộc C3
Đồn 99, kế đó là Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi
Chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ. Khi tử trận, ơng mang qn hàm Thiếu úy,
Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325, Quân khu 4.
Sáng ngày 18 tháng 11 nǎm 1964, trong trận chiến với Không quân Hoa
Kỳ tại phía tây tỉnh Quảng Bình, ơng bị máy bay bắn bị thương nát đùi phải, song
ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ công sự và chỉ huy chiến

đấu, động viên đồng đội bằng khẩu lệnh "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!" Ông được
phong tặng Huy chương Kháng chiến hạng nhì, sáu bằng khen và giấy khen. Ngày
1 tháng 1 năm 1967, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân.
Nhiều trường học và hầu khắp các thành phố ở Việt Nam đều đặt tên Nguyễn
Viết Xuân như đường Nguyễn Viết Xuân ở trung tâm Đồng Hới, Quảng Bình, phố
Nguyễn Viết Xuân tại thành phố Hạ Long (từ đường Trần Phú đến cống Giáp
Khẩu), phố Nguyễn Viết Xuân tại Hà Nội (từ phố Lê Trọng Tấn đến phố Nguyễn
Ngọc Nại), phố Nguyễn Viết Xuân tại thành phố Bắc Ninh (từ đường Nguyễn Văn
19


Trỗi đến đường Huyền Quang), phố Nguyễn Viết Xuân tại TP.Đà Nẵng (từ Tống
Duy Tân - Tân Trào), tên ông cũng được đặt tên phố ở thị xã Hương Thuỷ (Thừa
Thiên - Huế), Đà Lạt - Lâm Đồng, Nam Định, Phủ Lý - Hà Nam, ...Và tại chính
q hương ơng - Vĩnh Phúc, tên ông cũng được đặt cho rất nhiều trường học,
đường Nguyễn Viết Xuân là một trong những đường dài ở TP.Vĩnh Yên.
Tấm gương chiến đấu hy sinh của Nguyễn Viết Xuân đã đi vào thi ca, đi vào
những trang sách, trong đó phải kể đến bài thơ của nhà thơ Xuân Sách. Bài thơ sau
đó được nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc thành bài hát “Cùng anh tiến quân trên đường
dài”:
Nguyễn Viết Xuân, lời anh nói thiết tha
Theo ngọn gió bay xa, như khúc ca giục giã
Thơi thúc trong lịng tơi tiến qn trên đường dài.
…………………………
Nguyễn Viết Xuân, trận địa khắp nơi nơi
Anh lại đứng bên tôi, “Nhằm quân thù mà bắn!”…
- Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại Quốc Tuấn, Kiến
Xương, Thái Bình. Ông đi bộ đội, được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân
dân Việt Nam năm 1965, tốt nghiệp Trường phi công quân sự ở Liên

Xô năm 1967 và trở thành sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn 921 Sao
Đỏ, tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời Miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến
tranh Việt Nam. Ông là đảng viên của đảng Lao động Việt Nam trong năm này và
chính thức là vào năm 1968. Giữa năm 1972, ông là một trong 12 phi công được
chọn để đào tạo lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc bắn hạ máy bay B52 (tiêm kích bay đêm yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhiều so với lái tiêm kích ban
ngày).
Vào đêm 27 tháng 12 năm 1972, ông bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở
thành người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên khơng và trở về an tồn.
Theo tài liệu, chiếc MiG-21FM của Phạm Tuân cất cánh hồi 22 giờ 16 phút
đêm 27 tháng 12 năm 1972 từ sân bay dã chiến Yên Bái, theo chiến thuật "đi thấp
kéo cao" nhằm tránh radar của máy bay địch. Sau khi dẫn đường mặt đất thông báo
cách phi đội địch 8–9 km, Phạm Tuân kéo cao rồi tăng tốc máy bay, dùng tốc độ
cao để bất ngờ bay vọt qua hai tốp F-4 hộ tống, khiến những chiếc F-4 không kịp
phản ứng. Sau khi vọt qua đội F-4 hộ tống, ông tiếp cận hai chiếc B-52, khi còn
cách B-52 khoảng 4 km, dẫn đường mặt đất ra lệnh bắn, nhưng Phạm Tuân chờ
thêm mấy giây để tiếp cận gần hơn rồi mới bắn. Chiếc MiG-21 cũng tắt radar và
các thiết bị liên lạc để B-52 không phát hiện ra là đang bị áp sát. Ơng bắn rơi một
chiếc trên vùng trời phía tây Hà Nội bằng 2 quả tên lửa không đối không NHK-89-1-2, rồi trở về hạ cánh xuống sân bay Yên Bái.

20


×