Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Phần i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 41 trang )

MỤC LỤC
Danh mục

Trang

MỤC LỤC

0

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN

0

TÀI LIỆU THAM KHẢO

0

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2

3. Đối tượng nghiên cứu đề tài

2

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài


5. Thời gian nghiên cứu

2

6. Phương pháp nghiên cứu đề tài

2

6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2

6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2

6.3. Các phương pháp thống kê tốn học

3

7. Tính mới của đề tài

3

8. Cấu trúc đề tài

3

2


PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

1.1. Một số khái niệm cơ bản

4

1.1.1. Giải pháp

4

1.1.2. Chất lượng giáo dục

4

1.1.3. Hướng nghiệp và định hướng phân luồng

4

1.1.4. Chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng

5

1.1.5. Nâng cao chất lượng GDHN và ĐHPL học sinh

5


1.2. Cơ sở lý luận

6

1.2.1. Cơ sở tâm lý học

6

1.2.2. Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh THPT

7


2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

14

2.1. Một vài nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề

14

2.2. Kết quả giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học
sinh trong nhóm khảo sát

16

2.2.1. Trường THPT Tương Dương 1

16


2.2.2. Cả 3 huyện Tương Dương, Kỳ sơn, Con Cng

19

2.3. Phân tích, nhận xét số liệu khảo sát

22

2.3.1. Từ bảng khảo sát nguyện vọng phụ huynh, học sinh chọn nghề sau
tốt nghiệp THPT

22

2.3.2. Từ bảng khảo sát của 3 huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông

22

23
2.4. Những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo giáo dục
hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh trong nhóm khảo
sát
Chương 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG
THPT MIỀN NÚI
1. Chủ trương (hay quan điểm chỉ đạo) trong công tác giáo dục hướng
nghiệp và định hướng phân luồng

23

2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp lý cho việc lãnh đạo, chỉ đạo

công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng

23

2.1. Xây dựng Kế hoạch công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng
phân luồng

23

2.2. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng
phân luồng

23

3. Tổ chức triển khai Kế hoạch công tác giáo dục hướng nghiệp và định
hướng phân luồng

24

3.1. Lựa chọn nhân sự và phân công nhiệm vụ

24

3.2. Tổ chức tập huấn

25

3.3. Tổ chức các buổi giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng

25


4. Cơng tác Xã hội hóa trong tổ chức giáo dục hướng nghiệp và định
hướng phân luồng

26

5. Đánh giá hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng

27


Chương 3: THỰC NGHIỆM KHOA HỌC
1. Các văn bản đã soạn thảo để áp dụng giải pháp nâng cao chất lượng
giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng

29

2. Kết quả thực nghiệm tại một số trường THPT miền núi, tỉnh Nghệ An
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

29

1. Ý nghĩa của đề tài

30

2. Kiến nghị, đề xuất

30


3. Kết luận khoa học

31
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Nội dung

Viết tắt

Trung học phổ thông

THPT

Trung học cơ sở

THCS

Giáo dục hướng nghiệp

GDHN

Định hướng phân luồng

ĐHPL

Đại học

ĐH


Cao đẳng



Trung cấp

TC

Xuất khẩu lao động

XKLĐ

CB, GV, NV

Cán bộ, giáo viên, nhân viên

33-37


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014
2. Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ “về cơng tác hướng
nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng học sinh các cấp phổ thông cơ sở
và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”.
3. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”.
4. Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong

giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" ban hành kèm theo Quyết định số
522/QĐ-TTg, ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Cơng văn số 1676/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2019 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp
và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025”.
6. Quyết định số 3129/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2021 của UBND
tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kế hoạch “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng
phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn
2021-2025”.
7. Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2022 của UBND
huyện Tương Dương về Quyết định ban hành Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và
định hướng phân luồng cho học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn huyện
Tương Dương giái đoạn 2020-2025”.
8. Công văn số 283/UBND-VX ngày 08/4/2021 của UBND huyện Tương
Dương về việc tăng cường công tác quản lý trong phân luồng, định hướng nghề
cho học sinh sau tốt nghiệp THCS.
9. Một số SKKN của bạn bè, đồng nghiệp.
10. Các nguồn tài liệu khác từ internet.


Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thơng nói
chung, học sinh THPT nói riêng là một yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết nhằm thực hiện
mục tiêu, nguyên lý và nội dung chỉ đạo công tác giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh,
nhà trường đóng vai trị chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho học sinh cả về
tâm thế, nội dung và kỹ năng lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở thích,
sở trường của bản thân góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao.

Chọn ngành nghề nào vừa phù hợp với năng lực, sở thích và có nhiều cơ hội
tìm được việc làm ổn định sau khi ra trường là mục tiêu đầu tiên phải hướng đến.
Lựa chọn đúng nghề nghiệp phù hợp với bản thân sẽ là cơ hội cho học sinh phát
triển nên nó có tầm ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công và định hướng tương
lai của các em. Bởi vì ngành nghề mà các em đã chọn có thể sẽ là nghề gắn bó suốt
đời nên mọi vấn đề đời sống sinh hoạt sẽ bị nghề nghiệp tác động nhiều hay ít. Nếu
đúng nghề có đam mê các em sẽ có nhiệt huyết với cơng việc, ngược lại nếu chẳng
may lựa chọn sai nghề sẽ dễ dẫn đến chán nản, khơng có hứng thú làm việc và có
thể bỏ nghề, lãng phí thời gian chọn nghề khác.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 33/2003/CT- BGD&ĐT, về
việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng với mục đích đẩy
mạnh vai trị của các trường phổ thông trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động
hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh, cùng với cơ sở Đề án "Giáo
dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông
giai đoạn 2018-2025" ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-TTg, ngày
14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm giúp các em lựa chọn được ngành
hoặc học được nghề phù hợp khơng chỉ đối với bản thân mà cịn phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đối với học sinh THPT miền núi hiện nay, lựa chọn nghề nghiệp đã trở
thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối sự suy nghĩ và hành động cùa các em
cũng như phụ huynh. Việc lựa chọn nghề khơng chỉ định hướng cuộc đời của học
sinh mà cịn gắn với định hướng, chiến lược sự phát triển kinh tế của địa phương,
đất nước.
Với tinh thần và quan điểm trên, nhằm tạo động lực, tìm biện pháp, giải
pháp giúp học sinh miền núi lựa chọn ngành nghề sau tốt nghiệp một cách hiệu
quả, bền vững mà tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh trường THPT miền núi,
tỉnh Nghệ An”.
1



2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác giáo dục hướng nghiệp và
định hướng phân luồng cho học sinh nói chung, học sinh miền núi tỉnh Nghệ An
nói riêng.
- Giúp học sinh tìm hiểu và định hướng chọn nghề.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và
định hướng phân luồng cho học sinh miền núi, tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức giáo dục
hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh 5 trường THPT miền núi,
tỉnh Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Khảo sát, đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng
cho học sinh ở 5 trường THPT thuộc 3 huyện miền núi tỉnh Nghệ An (nhóm khảo
sát gồm huyện Con Cng, huyện Tương Dương, huyện Kỳ Sơn).
5. Thời gian nghiên cứu
Thời gian khảo sát số liệu trong 5 năm học từ 2016-2017 đến 2020-2021.
Thời gian thực hiện, áp dụng đề tài 3 năm học từ 2019-2020 đến 2021-2022.
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp nghiên cứu khoa học.
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp:
- Phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hoá.
- Khái quát hoá lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý thuyết từ đó
rút ra các kết luận khoa học làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng và đề
xuất các biện pháp của đề tài.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra khảo sát thực trạng nhận thức,
thái độ, hành vi của học sinh phổ thông, giáo viên và cha mẹ học sinh, về hoạt

2


động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong trường THPT hiện
nay.
- Phương pháp trao đổi, trò chuyện: Sử dụng phương pháp này nhằm hỗ trợ
cho phương pháp điều tra. Qua trao đổi, trò chuyện với HS và GV, phụ huynh để
tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến điều tra như: tâm tư, tình cảm, quan
điểm, hồn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình học sinh, nhận thức về nghề nghiệp,
năng lực cá nhân của từng học sinh, từ đó chính xác hố những vấn đề đã điều tra.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp gỡ trực tiếp các bộ quản lý giáo
dục và những giáo viên có kinh nghiệm trong cơng tác GDHN và ĐHPL để điều
tra, trao đổi, xin ý kiến về những vấn đề có liên quan đến đề tài, đặc biệt là về thực
trạng, đánh giá thực trạng, xây dựng, đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm các
biện pháp của đề tài.
6.3. Các phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, là cơ sở để
đánh giá thực trạng và xây dựng các giải pháp của đề tài.
7. Tính mới của đề tài
- Đây là đề tài mới và rất thiết thực cho các trường THPT miền núi, tỉnh
Nghệ An.
- Đề tài sẽ giải quyết được các vấn đề:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động GDHN và ĐHPL học sinh THPT.
+ Làm sáng tỏ thực trạng hoạt động GDHN và ĐHPL của trường THPT
Tương Dương 1 và các trường trong nhóm khảo sát trong giai đoạn hiện nay.
+ Đề ra biện pháp/giải pháp có tính logic và khả thi góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động GDHN và ĐHPL đáp ứng nhu cầu về định hướng nghề nghiệp cho
học sinh các trường THPT Tương Dương 1 và các trường THPT khác theo yêu cầu
phát triên nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Kết quả nghiên cứu đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho các trường

THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
8. Cấu trúc đề tài
Gồm phần Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Tài liệu tham khảo. Đặt vấn
đề, Nội dung nghiên cứu, Kết luận và Kiến nghị, Phụ lục.
3


Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Giải pháp
Giải pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết 1 vấn đề cụ thể. Như
vậy, có thể hiểu giải pháp là cách thức, cách làm, cách xử lý để giải quyết một
công việc hoặc một vấn đề cụ thể 1.
1.1.2. Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục là tổng hòa những phẩm chất và năng lực được tạo nên
trong quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so với thang chuẩn giá
trị của nhà nước hoặc xã hội nhất định2.
1.1.3. Hướng nghiệp và định hướng phân luồng
Nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh
có mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra về tương lai nghề
nghiệp, nói cách khác là tìm kiếm kiến thức, sự hiểu biết và quyết định đúng đắn
về lập nghiệp.
Trên góc độ trường phổ thơng: Hướng nghiệp được coi là công việc của tập
thể giáo viên, tập thể sư phạm, phụ huynh học sinh, các trường ĐH, CĐ, trung cấp
chuyên nghiệp, dạy nghề, các tổ chức, cá nhân có mục đích giáo dục học sinh trong
việc chọn nghề. Phân luồng học sinh là giúp học sinh lựa chọn những nghề phù
hợp, các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về
năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành,

nghề của xã hội trong tương lai.
Quan niệm mới về hướng nghiệp, định hướng phân luồng: “Hướng nghiệp là
một quá trình liên tục giúp đỡ mọi người suốt cả cuộc đời để họ thực hiện được dự
án cá nhân cũng như nghề nghiệp của mình bằng cách xác định những mong muốn
và năng lực của mình thơng qua thơng tin và tư vấn về thực tế thế giới công việc,
sự phát triển của nghề nghiệp, thị trường lao động, thực tiễn kinh tế và nhu cầu đào
tạo cũng như cơ hội thăng tiến của bản thân”.
Định hướng phân luồng: “Sau quá trình được hướng nghiệp, người học xác
định được năng lực, năng khiếu của mình để chọn một nghề học phù hợp; trường
1
2

Theo Nguyễn Như Ý (2011), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại Học Quốc Gia TP. HCM.
Theo từ điển Giáo dục học.

4


THPT liên kết với trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy
nghề uy tín, các doanh nghiệp... cho học sinh tham quan, thực hành trải nghiệm để
chọn được ngành, nghề phù hợp nhất”.
Qua các khái niệm trên, có thể thấy q trình hướng nghiệp và định hướng
phân luồng cho học sinh THPT là quá trình dài lâu, phức tạp, chịu sự tác động của
nhiều yếu tố, không chỉ diễn ra ở một thời điểm của cuộc đời mà diễn ra trong suốt
đời người, tuy nhiên giai đoạn quan trọng nhất quyết định thành cơng của cả q
trình là giai đoạn cá nhân còn đang đi học, chúng ta có thể cho rằng hướng nghiệp
là hoạt động sư phạm về mặt phương pháp, xã hội, về mặt nội dung, kinh tế, về
mặt kết quả và Nhà nước về mặt tổ chức. Học nghề là học những kiến thức khoa
học công nghệ và kỹ năng để thực hiện một nghề, đảm bảo quá trình vận dụng
nghề trong cuộc sống đạt hiệu quả cao về mọi mặt, phù hợp với năng lực bản thân

và phù hợp với nhu cầu xã hội.
1.1.4. Chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng
Qua nghiên cứu các khái niệm về giáo dục hướng nghiệp và định hướng
phân luồng cho học sinh, chúng tôi nhận thấy:
- Chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng là mức độ
đạt được sau khi thực hiện hoạt động giáo dục này so với mục tiêu giáo dục đề ra
nhằm thỏa mãn nhu cầu của học sinh là định hướng học tập được nghề nghiệp
tương lai của bản thân và đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội hiện tại
và tương lai.
- Dạy học, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh
cần có phương pháp phù hợp, nội dung đa dạng, vừa sâu, vừa rộng của giáo viên
nhằm cố vấn, tổ chức gây hứng thú cho học sinh tích cực, chủ động tìm hiểu.
1.1.5. Nâng cao chất lượng GDHN và ĐHPL học sinh
Nâng cao chất lượng GDHN và ĐHPL là tìm các biện pháp đưa chất lượng
GDHN và ĐHPL lên mức cao hơn mức hiện tại.
Nhìn chung, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng là một bộ
phận của q trình giáo dục phổ thơng, là q trình tìm hiểu, xác định nghề nghiệp
và học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học của học sinh. Q trình này
phải được tổ chức có hệ thống, có kế hoạch và được kiểm sốt, nhằm giúp HS biết
được yêu cầu về nghề nghiệp, năng lực bản thân và nhu cầu thị trường trong giai
đoạn sắp tới. Chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng là mức
độ đáp ứng các mục tiêu của giáo dục nhằm đáp ứng năng lực, nhu cầu của học
sinh và của xã hội. Để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng
phân luồng trước hết cần phải đánh giá xem chất lượng hiện tại đang ở mức nào,
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp,
5


phân luồng, từ đó đề xuất các biện pháp nâng chất lượng hoạt động giáo dục hướng
nghiệp lên một mức độ cao hơn.

Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, GDHN
và ĐHPL cho học sinh đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Cơ sở tâm lý học
- Đặc điểm tâm lý và nhân cách của học sinh THPT
Lứa tuổi học sinh THPT được xác định là những học sinh đang học trong
trường THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan
trọng trong các thời kỳ phát triển của trẻ em. Đây là giai đoạn phát triển và dần
hoàn thiện các cấu trúc tâm lý, các phẩm chất nhân cách và thể chất, chuẩn bị cho
các em bước vào cuộc sống xã hội với tư cách một con người trưởng thành.
- Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT
Hoạt động lao động tập thể có vai trị to lớn trong sự hình thành nhân cách
học sinh THPT. Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình
thành tinh thần tập thể, lịng u lao động, tơn trọng lao động, người lao động và
thành quả lao động, đặc biệt là có nhu cầu và nguyện vọng lao động.
Điều quan trọng là việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc cấp
thiết của các em học sinh. Các em hiểu rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ
mình có biết lựa chọn nghề một cách đúng đắn phù hợp với năng lực của mình, của
yêu cầu xã hội hay khơng.
Do hồn cảnh sắp bước vào đời và đặc biệt là do thế giới quan và tâm lý
phát triển cho nên xu hướng nghề nghiệp của học sinh THPT hình thành rõ rệt,
nhanh chóng và tương đối ổn định. Học sinh coi đây là một vấn đề nghiêm túc
trong cuộc đời. Đây chính là hồn cảnh khách quan, là cơ sở để thúc đẩy các hiện
tượng tâm lý phát triển. Học sinh thường xuyên suy nghĩ: Mình sẽ đi đâu, làm gì?
Và mình sẽ trở thành con người như thế nào? ...
Khi lựa chọn nghề nghiệp, học sinh THPT có thuận lợi cơ bản là hoạt động
học tập đã mang một ý nghĩa mới và nó quyết định xu hướng nghề nghiệp. Mặt
khác trong nhà trường THPT đã chú trọng nhiều đến hoạt động hướng nghiệp cho
học sinh. Các em được tiếp xúc với một hệ thống tác động tổng hợp của xã hội và
nhà trường nhằm giúp học sinh tư duy chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực,

nguyện vọng sở trường của mình, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh
vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, hội nhập quốc tế.
6


1.2.2. Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh THPT
- Vị trí, vai trị của hoạt động hướng nghiệp và định hướng phân luồng
Hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông, nhằm dẫn dắt học
sinh hòa nhập với đội ngũ người lao động. Giáo dục hướng nghiệp trong trường
phổ thơng có mục đích chung là hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn
nghề của học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú sở thích cá
nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các hoạt động đa dạng của đời sống xã
hội. Thực hiện được mục đích này, cơng tác giáo dục hướng nghiệp sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả lao động xã hội và làm tốt công tác phân luồng học sinh phổ
thông đi học giáo dục nghề nghiệp. Công tác hướng nghiệp là một hệ thống những
biện pháp tâm lý-giáo dục nhằm đánh giá tồn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của
thanh thiếu niên, đối chiếu với các năng lực đó với những yêu cầu do nghề nghiệp
đặt ra đối với người lao động, có tính đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã
hội, trên cơ sở đó người làm cơng tác hướng nghiệp sẽ có những tư vấn, lời khuyên
về chọn nghề, chọn ngành có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi,
thiếu chín chắn giúp định hướng học sinh chọn đúng nghề nghiệp theo năng lực
của bản thân.
Đối với từng cá nhân học sinh, hướng nghiệp giúp các em có điều kiện nhìn
nhận khả năng của bản thân, điều chỉnh xu hướng chọn nghề và chọn ngành nghề
phù hợp với năng lực và hứng thú học sinh cũng như phù hợp với điều kiện tâm
sinh lý, phù hợp với điều kiện gia đình để các em có thể phát triển đến đỉnh cao
của nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc
sống tốt đẹp cho bản thân.
Sau hướng nghiệp, học sinh nhận thức được năng lực, sở trưởng của mình,
từ đó lựa chọn một nghề phù hợp, kết quả của hướng nghiệp là phân luồng đối với

học sinh THPT.
Đối với xã hội, hướng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc phân công
lao động, sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu, đào tạo đội ngũ đồng bộ những
người lao động phù hợp với cơ cấu lao động xã hội trong từng thời kỳ để phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội.
- Những tính chất của giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng
Hướng nghiệp, định hướng phân luồng có tính chất xã hội rộng rãi: hoạt
động hướng nghiệp không chỉ diễn ra trong các trường học mà cịn phải có sự tham
gia của gia đình và các tổ chức đồn thể trong xã hội.
Hướng nghiệp, phân luồng là một quá trình: đây là một quá trình giáo dục
liên tục từ những năm đầu ở trường, đến quá trình học nghề và hành nghề sau này.
7


Như vậy quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là quá trình làm cho
học sinh hiểu được các ngành nghề trong xã hội; vai trò và xu hướng phát triển của
từng ngành, nghề ở địa phương, trên toàn quốc và quốc tế. Định hướng phân luồng
là quá trình giáo dục liên tục bao gồm nhiều nội dung: giáo dục về chính trị, giáo
dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm; giáo dục về lao động, thông tin định hướng
nghề... đó là q trình theo dõi, phát hiện năng lực, bồi dưỡng tri thức, kỹ năng,
thái độ cần thiết; quá trình củng cố sức khỏe và các khả năng tâm lý để định hướng
ngành, nghề cho các em. Quá trình định hướng phân luồng cho học sinh là sự kết
hợp vừa học kiến thức theo chương trình THPT vừa phát triển năng lực và kỹ năng
hướng đến một nghề nhất định.
- Những nhiệm vụ chung của giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng ở trườngTHPT
Thứ nhất, qua hướng nghiệp, các em được làm quen với những nghề cơ bản
trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những
nghề cần thiết phải phát triển ngay ở địa phương mình.
Thứ hai, hướng dẫn phát triển hứng thú nghề nghiệp: Trong quá trình tìm

hiểu ngành, nghề, ở học sinh sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp. Em
học sinh này thích nơng nghiệp, em khác thích cơng nghiệp, có em lại chỉ chú ý
đến nghệ thuật, v.v...
Thứ ba, giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng: Người ta
chỉ có thể yên tâm sống lâu dài với nghề nếu họ có năng lực chun mơn thực sự,
đóng góp được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề của mình.
Thứ tư, giáo dục cho học sinh thái độ lao động, ý thức tôn trọng người lao
động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công... Đây
là những phẩm chất nhân cách không thể thiếu được ở người lao động trong xã hội
của chúng ta. Giúp cho học sinh xác định được năng lực, sở trường của mình để
chọn hướng đi phù hợp, kết quả giáo dục này sẽ là định hướng phân luồng cho học
sinh THPT ngay khi đang học và lâu dài sau này. Có thể coi đây là nhiệm vụ giáo
dục đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, là nhiệm vụ chủ yếu đối với thế hệ trẻ.
Cùng với các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ này góp phần vào việc làm cho những phẩm
chất nhân cách của người lao động được hài hịa và cân đối.
Tóm lại, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng có mục đích cơ
bản là hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào hoặc thực hiện ngay
học các ngành nghề mà đất nước hay ở từng địa phương đang cần. Quá trình giáo
dục hướng nghiệp phải làm cho học sinh có những hiểu biết cần thiết về thị trường
lao động tại địa phương, trong và ngoài nước, biết cách lựa chọn nghề nghiệp có
cơ sở khoa học, được làm quen với nghề để có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu
quý nghề và điều quan trọng là học sinh có được tình cảm, thói quen lao động để
8


tiến tới có thể biết, thực hiện làm một số nghề truyền thống, nghề thơng dụng đang
cần duy trì và phát triển ở địa phương.
- Quy trình giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong trường
THPT
Quy trình GDHN và ĐHPL ở THPT thực hiện qua các nội dung như sau:

Thứ nhất, xây dựng các hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường
THPT
Hướng nghiệp tại trường THPT bao gồm 5 hình thức chủ yếu như sau:
-> Hướng nghiệp qua dạy học các mơn văn hóa.
-> Hướng nghiệp qua dạy học môn Công nghệ, dạy nghề phổ thông và hoạt
động lao động sản xuất.
-> Hướng nghiệp qua tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
-> Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, các
phương tiện thơng tin đại chúng, sự hướng dẫn của gia đình, các trường Đại học,
Cao đẳng, Trung cấp, các tổ chức xã hội ...
-> Hướng nghiệp qua tiết sinh hoạt lớp, qua giáo viên chủ nhiệm lớp.
Thứ hai, liên kết các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp và các doanh
nghiệp, các tổ chức, cá nhân ... tuyên truyền giới thiệu cho học sinh hiểu chức
năng, nhiệm vụ đào tạo của từng khoa, ngành, nghề của từng trường và nhu cầu
cần lao động của các doanh nghiệp, đơn vị ở địa phương, của tồn quốc và quốc tế.
Từ đó học sinh căn cứ vào năng lực của bản thân để xác định học một ngành hoặc
một nghề cụ thể, từ đó có các hoạt động tích cực để đạt được mục đích.
Thứ ba, định hướng phân luồng
Là giúp con người tự xác lập nghề nghiệp và đi tới quyết định một cách có ý
thức trong việc lựa chọn con đường nghề nghiệp phù hợp với những đặc điểm tâm
lý và khả năng của con người cùng với yêu cầu của xã hội. Là thông tin về sự phát
triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là những nghề đang có nhu cầu nhân lực
cấp thiết, về những yêu cầu tâm sinh lý của nghề đang đặt ra, về tình hình phân
công lao động trong xã hội, về hệ thống trường dạy nghề. Đối tượng chủ yếu của
định hướng nghề là HS, nhưng đơi khi cịn nhằm cung cấp những thơng tin trên
cho cha mẹ HS để có thể phối hợp hướng nghiệp cho các em một cách thống nhất.
Đối với các huyện miền núi khi nào phấn đấu và nhu cầu tỉ lệ học sinh vào
lớp 10 cao hơn miền xi thì khi đó giáo dục miền núi sẽ phát triển nhanh hơn, góp
sức nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Nghệ An.
9



Thứ tư, tư vấn nghề nghiệp
Là đưa ra những lời khuyên cho con người dựa trên cơ sở xem xét mối quan
hệ giữa đặc điểm của hoạt động nghề phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý, thể
chất, năng lực dựa trên cơ sở các kết quả chẩn đoán tâm lý, tâm sinh lý và y tế.
Hay nói cách khác là hình thức tác động hướng nghiệp thơng qua sự góp ý và lời
khun của những nhà chun mơn. Thông thường, là thành lập những ban tư vấn
nghề nghiệp trong trường học hoặc trung tâm tư vấn nghề nghiệp ngoài nhà
trường, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp... Tại đó, tiến hành theo dõi sự
phát triển những đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng học sinh và đối chiếu với những
đặc điểm đó với yêu cầu của các nghề, rồi giới thiệu một số nghề phù hợp cho học
sinh.
Thứ năm, tuyển chọn nghề nghiệp
Là xác định mức độ phù hợp với những đòi hỏi, tiêu chuẩn cụ thể của nghề.
Công tác này không thuộc chức năng của nhà trường nhưng lại cóliên quan
mật thiết với cơng việc định hướng cũng như tư vấn nghề nghiệp. Thực chất của
tuyển chọn nghề nghiệp là căn cứ vào nhu cầu nhân lực của một nghề cụ thể mà đi
tìm những người có đặc điểm nhân cách phù hợp. Học sinh đăng ký cho mình một
nghề cụ thể ngay khi vào lớp 10 hoặc sau khi tốt nghiệp THPT.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định
hướng phân luồng:
Thứ nhất, quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng: Công tác hướng nghiệp trong các trường phổ thông chưa được quan tâm
đúng mức, nhiều trường, nhiều giáo viên bỏ ngỏ công tác này nhất là giáo dục
hướng nghiệp qua môn học và tư vấn hướng nghiệp.
Thứ hai, nguồn nhân lực phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định
hướng phân luồng: Giáo viên là nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của giáo
dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trong các trường phổ thông số lượng giáo
viên cho giáo dục hướng nghiệp vừa thiếu lại vừa yếu vì các giáo viên thường là

kiêm nhiệm, chứ không được đào tạo bài bản.
Thứ ba, nội dung, phương pháp giảng dạy: Nội dung, phương pháp, hình
thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông cũng khác nhau, phần lớn qua
môn học Công nghệ ở các cấp học hiện nay tuy đã theo đúng chương trình mơn
học giáo dục phổ thơng, nhưng do điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các
nhà trường còn nhiều hạn chế nên việc thực hành cịn ở mức độ khiêm tốn. Trong
q trình giảng dạy, giáo viên ít chú ý đến việc lồng ghép chương trình mơn Cơng
nghệ với chương trình mơn học khác; khả năng thực hành kỹ thuật và vận dụng
kiến thức, kỹ năng nghề vào thực tế sản xuất, đời sống của học sinh nhìn chung là
10


yếu dẫn đến chất lượng dạy và học nghề phổ thông hiệu quả không cao, ho ̣c nghề
vì thế dường như chỉ để biế t, mang nă ̣ng tiń h hiǹ h thức, đố i phó.
Thứ tư, cơ sở vật chất: Dù ngân sách hàng năm cho giáo dục tăng nhưng cơ
sở vật chất phục vụ GDHN và ĐHPL hiện nay cũng chưa đạt yêu cầu nhất là
những vùng sâu, vùng xa.
Thứ năm, các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội: Trong
thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng
của thời kỳ công nghiệp 4.0 như hiện nay đã tác động không nhỏ tới GDHN. Với
sự hỗ trợ của sách, báo, phim ảnh, truyền hình đặc biệt là kho thông tin khổng lồ mạng Internet, các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu các thông tin đa dạng về mọi mặt
của các lĩnh vực đời sống xã hội.
Thứ sáu, từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Mặc dù có quan tâm nhưng
chưa đẩy mạnh đổi mới công tác tuyển sinh về thu hút học sinh sau trung học đi
học giáo dục nghề nghiệp. Chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp liên thông với giáo dục đại học còn bất cập, chưa tạo điều kiện cho người
học được học tập suốt đời, chuyển đổi ngành nghề đào tạo. Cơ sở vật chất của
nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn lạc hậu, thiếu đầu tư để phù hợp với thực
tiễn.
Thứ bảy, từ nhận thức của học sinh và cộng đồng, xã hội: chủ yếu dựa vào

cảm tính, hứng thú, sở thích cá nhân mà ít tính tới năng lực bản thân và đặc điểm
công việc. Học sinh chủ yếu lựa chọn các ngành mà các em cho rằng có thu nhập
cao lại nhàn nhã (như kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế tốn…); học sinh không căn
cứ vào năng lực cá nhân, điều kiện gia đình, khơng chú ý đúng mức đến những nhu
cầu của thị trường lao động trong việc chọn nghề, chọn ngành và chọn trường. Hệ
thống thông tin thị trường lao động và thông tin về nhu cầu lao động của các ngành
nghề cịn hạn chế, thiếu cập nhật; tình trạng trọng bằng cấp trong lựa chọn, tuyển
dụng đối với nhiều ngành còn nặng nề; sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình
trong việc tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh hiệu quả chưa cao. Công
tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về phân luồng trong học sinh,
phụ huynh chưa được đúng, đầy đủ và thực hiện thơng suốt, nhiều phụ huynh
khơng đồng tình ủng hộ với cách làm phân luồng trong giáo dục hiện nay.
- Lựa chọn nghề nghiệp: Muốn lựa chọn nghề nghiệp đảm bảo phù hợp, giáo
viên, học sinh cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:
-> Xu hướng nghề nghiệp: Khi nghiên cứu vấn đề này các nhà khoa học
thường tiếp cận trực tiếp các yêu tố cấu thành của xu hướng như: Nhu cầu nghề
nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, lý tưởng nghề nghiệp...

11


-> Nhu cầu nghề nghiệp: Tất cả mọi sự lựa chọn nghề đều có xuất phát điểm
từ nhu cầu của cá nhân, khi học sinh thấy trong tình trạng hiện tại của bản thân cịn
có một khoảng trống: Chưa có nghề nghiệp, chưa có một vị thế xã hội đích thực,
chưa có những điều kiện vật chất để thực hiện hoài bão... Tất cả những nhu cầu
này sẽ tạo nên động cơ, đó là những yếu tố nội tại đưa cá nhân tới những hành vi
nhằm thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt giữa nhu cầu và ước
muốn nghề nghiệp, ước muốn là sự lựa chọn tổng quát để thoả mãn một nhu cầu
nghề nghiệp cụ thể.
Sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh bao giờ cũng bị chi phối bởi một hệ

thống động cơ nhất định. Những động cơ này thường bắt nguồn từ những nhu cầu,
hứng thú, sở thích riêng của mỗi cá nhân học sinh và được hình thành dưới tác
động hợp thành của động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong
có vai trị quan trọng thúc đẩy con người đạt tới những mục tiêu nhất định trong
quá trình tiến tới mục đích nghề được lựa chọn. Đối với học sinh miền núi phụ
thuộc cơ bản vào động cơ bên ngoài (bố mẹ, anh em, bạn bè) mà phần lớn chưa
phù hợp, chủ yếu đi lao động tự do, đi công ty không đảm bảo bền vững.
-> Hứng thú đối với nghề nghiệp: Là sự biểu hiện thái độ của con người đối
với lĩnh vực nghề nghiệp hay một nghề cụ thể, nó góp phần tạo nên động cơ thúc
đẩy cá nhân tìm hiểu kĩ lưỡng về nghề làm cơ sở cho việc thực hiện nguyện vọng
nghề nghiệp. Một khi con người ý thức về giá trị nghề nghiệp đối với mình, có
được những cảm xúc và sự say mê tích cực trong lao động, học tập nhằm hồn
thiện mình để đạt tới nghề nghiệp, khi đó ở con người đã có được hứng thú nghề
nghiệp.
-> Lý tưởng nghề nghiệp: “Lý tưởng nghề nghiệp giúp con người có khát
vọng vươn lên đỉnh cao của nghề nghiệp, ước mơ nóng bỏng về tương lai. Thiếu lý
tưởng nghề nghiệp, người lao động không thể vượt qua giới hạn của cảnh làm việc
tẻ nhạt, không dám nghĩ, không dám làm, không dám vượt qua mọi khó khăn để
vươn lên tới sự hoàn thiện nhân cách.”
Lý tưởng nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nghề nghiệp.
Nó có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và phát triển của nhu cầu và hứng
thú nghề nghiệp.
-> Năng lực nghề nghiệp: Theo quan điểm của các nhà tâm lý học thì năng
lực của một cá nhân là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân đó phù hợp với
những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả
tốt.
Vận dụng quan điểm trên để xem xét năng lực nghề nghiệp có thế thấy năng
lực nghề nghiệp là một tập hợp các thuộc tính nhân cách tương đối bền vững, được
hình thành và phát triển trong q trình hoạt động có liên quan tới nghề nghiệp.
12



Năng lực nghề nghiệp vốn khơng có sẵn trong con người, khơng phải là
những phẩm chất bẩm sinh. Nó hình thành và phát triển qua hoạt động học tập và
hoạt động lao động. Trong quá trình làm việc, năng lực tiếp tục phát triển hoàn
thiện dần.
-> Sự phù hợp nghề: Một người được coi là phù hợp với một nghề nào đó
khi ở họ có được những phẩm chất đạo đức, trình độ văn hố, năng lực chung và
năng lực riêng, tri thức, kĩ năng và tình trạng sức khoẻ đáp ứng được đòi hỏi do
nghề nghiệp đặt ra.
Sự phù hợp nghề thường thể hiện ở 3 dấu hiệu:
Thứ nhất, bảo đảm cường độ làm việc, tức là bảo đảm được yêu cầu về số
lượng công việc theo định mức lao động.
Thứ hai, bảo đảm độ chính xác của cơng việc. Đây là yêu cầu về chất lượng
sản phẩm, là yêu cầu quyết định nhất trong quá trình thực hành nghề.
Thứ ba, không bị công việc của nghề nghiệp gây nên những độc hại cho cơ
thể. Trên thực tế, ít có ai sinh ra mà phù hợp với nghề này hay nghề khác mà
thường chỉ có những cơ sở ban đầu có khả năng phù hợp hay khơng phù hợp với
nghề nghiệp. Các nhà tâm lý học đã chứng minh được mỗi nghề địi hỏi một trình
độ phát triển năng lực chung và những năng lực chuyên biệt cần thiết để thực hiện
thành cơng cho riêng nghề nghiệp đó. Những yêu cầu riêng về trạng thái sức khỏe,
tâm lý của con người.
-> Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó:
Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một q trình lâu dài và phức tạp,
nó được biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của trường
THCS, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau nhất là ở cuối
cấp THPT, trong các trường, lớp dạy nghề và được tạm coi là kết thúc khi họ đã có
những khả năng lao động nghề nghiệp độc lập. Với tư cách là một quá trình hoạt
động, lựa chọn nghề nghiệp bao gồm những tính chất cơ bản sau:
Một là, tính chủ thể của q trình lựa chọn.

Hai là, tính khách thể của q trình lựa chọn nghề.
Ba là, tính mục đích của q trình lựa chọn nghề.
Bốn là, tính cấu trúc của quá trình lựa chọn nghề.
Năm là, tinh thần, thái độ trong quá trình học nghề.
Nếu như việc xem xét và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh tách khỏi các
dạng lựa chọn (các mối quan hệ) trong đặc trưng của cuộc sống con người thì sẽ
13


dẫn tới sự hạn chế kết quả thực tế của các biện pháp hướng nghiệp, giới hạn khả
năng điều khiển quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực cho đất nước.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Một vài nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề
Trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát, phỏng vấn học sinh, phụ huynh đã xác định có
hai loại nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề khơng tính đến những dấu hiệu của
sự phù hợp nghề. Loại nguyên nhân thứ nhất thuộc “thái độ không đúng”, loại
nguyên nhân thứ hai do “thiếu hiểu biết về các nghề” 3. Một số nguyên nhân cụ thể
là:
- Phần lớn mong muốn học xong là đi làm để kiếm được tiền, giúp gia đình
đỡ đói, nghèo4. Thực trạng, hiện tại bà con dân tộc huyện Tương Dương cịn rất
khó khăn, học sinh xa trường phải thuê nhà trọ để học.
- Một số cho rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một mơn văn hố nào
đó là làm được nghề cần đến tri thức của mơn đó. Ví dụ, có người học giỏi mơn
Văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến những người
viết văn hay, diễn đạt tư tưởng rành mạch. Song nếu không nhanh nhẹn, tháo vát,
năng động dám xông xáo... thì khơng thể theo đuổi nghề này được. Sai lầm ở đây
là do không thấy rằng, năng lực đối với một số môn học chỉ là điều kiện cần, chứ
chưa là điều kiện đủ.
- Một số cho rằng nghề thợ thì thấp kém hơn kỹ sư, giáo viên mầm non, tiểu
học thì thua kém giáo viên THPT... Một số học sinh đã coi nhẹ công việc của

người thợ, của thầy giáo tiểu học, của cô y tá, chỉ trọng công việc của kỹ sư, của
thầy giáo dạy ở bậc trung học, đại học, của bác sĩ... vì thế mà ít đi học nghề, bắt
con đi làm ở các Công ty.
- Một số thành kiến với một số nghề trong xã hội, chẳng hạn, coi lao động
chân tay là nghề thấp kém, chê nhiều công việc dịch vụ là không “thanh lịch”...
Thường thường, những học sinh này không thấy hết ý nghĩa của yếu tố lao động
nghề nghiệp, đóng góp của nghề đối với xã hội. Đã là nghề được xã hội thừa nhận
thì khơng thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn được, đặc biệt là trong điều kiện
của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.
- Đa số học sinh dựa dẫm vào ý kiến của người khác, khơng độc lập quyết
định việc chọn nghề. Vì thế, đã có rất nhiều học sinh lựa chọn nghề theo ý muốn
của cha mẹ, theo ý thích của người lớn hay theo lời rủ rê của bạn bè. Cách chọn
nghề này đã dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề vì khơng phù hợp.
3
4

Phạm Tất Dong (1989), Giúp bạn chọn nghề, Nxb.Khoa học.
Đến cuối năm 2021 huyện Tương Dương còn 2.793 hộ nghèo (chiếm 15,64%).

14


- Có quan niệm “tĩnh” về tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp trong các
lĩnh vực sản xuất, quên mất những tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học
cơng nghệ ngày nay. Vì vậy, có học sinh cho rằng, học xong THCS là đủ kiến thức
để xin vào học nghề tại các trường dạy nghề. Có học sinh lại nghĩ, với vốn liếng
kiến thức lớp 12, mình học ở trường nghề nào chẳng được. Thực ra, nghề nghiệp
luôn thay đổi nội dung, phương pháp, tính chất lao động của nó. Người lao động
khơng ln ln học hỏi, trau dồi năng lực làm việc thì khó có thể đáp ứng với yêu
cầu về năng suất và hiệu quả lao động.

- Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng trong
khi chọn nghề. Do đó, có 2 tình trạng thường gặp: hoặc đánh giá q cao năng lực
của mình, hoặc đánh giá khơng đúng mức và không tin vào bản thân, cả hai trường
hợp đều dẫn đến hậu quả không hay. Nếu đánh giá quá cao khi vào nghề sẽ vấp
phải tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc cuối, còn nếu đánh giá quá thấp,
chúng ta sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn.
- Thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khoẻ của bản thân lại không có đầy đủ
thơng tin về những chống chỉ định y học trong các nghề. Điều này càng dễ gây nên
những tác hại lớn.
Qua tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu cơ sở lí luận của
vấn đề, người nghiên cứu nhận thấy Hướng nghiệp cho học sinh đóng vai trị rất
quan trọng trong q trình giáo dục, bên cạnh đó, hướng nghiệp cũng chính là tiền
đề tạo nguồn nhân lực lao động có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.
Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi đất nước ta đang đẩy mạnh việc thực hiện
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những địi hỏi ngày càng cao,
càng tăng thì chất lượng lao động càng được chú trọng. Và điều đó phụ thuộc rất
nhiều vào hiệu quả của hoạt động Hướng nghiệp trong nhà trường.
Để có thể hướng nghiệp cho học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp trong
thế giới nghề nghiệp rộng lớn là nhiệm vụ không chỉ của những người làm giáo
dục mà phải có sự cộng tác của toàn xã hội. Hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh
có hiệu quả phải dựa vào cơ sở khoa học, căn cứ vào những đặc điểm tâm lý, năng
lực của học sinh và nhu cầu xã hội về ngành nghề đó. Nền tảng của hướng nghiệp
là phải dựa trên năng lực, sở thích cá nhân và nhu cầu xã hội, đây là 3 yêu tố chủ
đạo trong hoạt động hướng nghiệp cho học sinh cần phải làm rõ, đây cũng chính là
cơ sở để tránh những sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học
sinh.
Đối với học sinh miền núi thầy, cô càng cần phải quan tâm nhiều hơn bởi lẽ
phần lớn học sinh thuộc diện dân tộc thiểu số, tỉ lệ phụ huynh quan tâm đến cơng
tác hướng nghiệp cho con cịn rất thấp.
15



2.2. Kết quả giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học
sinh trong nhóm khảo sát
2.2.1. Trường THPT Tương Dương 1
Trên cơ sở số liệu thu thập theo mẫu các phụ lục ta có các kết quả sau:
Số liệu khảo sát tháng 4 năm 2020

Tỉ lệ % phụ huynh có nguyện vọng con chọn nghề sau
tốt nghiệp lớp 12 (số liệu phụ lục 1)
Xuất khẩu lao động
1%
Du học
1%

Đi học
đại học
12%

Khác
16%

Lao động tự do
39%

Đi học cao đẳng
5%

Học nghề
26%


KẾT QUẢ THỐNG KÊ NGUYỆN VỌNG HỌC SINH 3 KHỐI CHỌN
NGHỀ NĂM HỌC 2019-2020
Số học sinh
358
256
244
858
Tỉ lệ %
Ghi chú
Nhóm Hướng nghề nghiệp
1
Đi học đại học
2
Đi học cao đẳng
3
Học nghề
4
Lao động tự do
5
Du học
6
Xuất khẩu lao động
7
Khác
TT
1
2
3


Khối
10
11
12

Nhóm
1
31
21
25
77
8.97

Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
2
3
4
5
6
7
28
96
93
21
18
71
15
68
77
8

10
57
12
70
81
16
18
22
55
234
251
45
46
150
6.41
27.27 29.25
5.24
5.36
17.48

16


Số liệu khảo sát tháng 11 năm 2020

Tỉ lệ % học sinh chọn nghề sau tốt nghiệp
lớp 12 năm học 2019-2020 (số liệu phụ lục 2)
Xuất khẩu lao động
0%
Du học

3%

Đi học đại học
10%
Đi học cao đẳng
6%

Khác
15%

Lao động tự do
33%

Học nghề
33%

KẾT QUẢ THỐNG KÊ NGUYỆN VỌNG HỌC SINH KHỐI 10 CHỌN
NGHỀ NĂM HỌC 2019-2020
Số liệu khảo sát tháng 4 năm 2020
TT
1

Khối
10

Số học sinh
358
Tỉ lệ %

Nhóm

1
31
8,66

Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
2
3
4
5
6
7
28
96
93
21
18
71
7,82
26,82 25,98
5,87
5,03
19,83

KẾT QUẢ THỐNG KÊ NGUYỆN VỌNG HỌC SINH KHỐI 11 CHỌN
NGHỀ NĂM HỌC 2020-2021
Số liệu khảo sát tháng 11 năm 2020
TT
1

Khối

11

Số học sinh
337
Tỉ lệ %

Nhóm
1
31
9,2

Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
2
3
4
5
6
7
25
97
77
26
26
55
7,42
28,78 22,85
7,72
7,72
16,32


KẾT QUẢ THỐNG KÊ NGUYỆN VỌNG HỌC SINH KHỐI 12 CHỌN
NGHỀ NĂM HỌC 2021-2022
Số liệu khảo sát tháng 11 năm 2021
TT
1

Khối
12

Số học sinh
336
Tỉ lệ %

Nhóm
1
35
10,42

Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
2
3
4
5
6
7
23
104
67
31
33

43
6,85
20,95 19,94
9,23
9,82
12,80

17


KẾT QUẢ THỐNG KÊ NGUYỆN VỌNG HỌC SINH 3 KHỐI CHỌN
NGHỀ NĂM HỌC 2021-2022
Số liệu khảo sát tháng 11 năm 2021
TT
1
2
3

Khối
10
11
12

Số học sinh
409
301
336
1046
Tỉ lệ %


Nhóm
1
35
33
35
103
9.85

Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
2
3
4
5
6
7
25
88
125
22
18
96
19
71
75
31
25
47
23
104
67

31
33
43
67
263
267
84
76
186
6.41
25.14 25.53
8.03
7.27
17.78

Đồ thị chuyển biến về mức độ nhận thức việc học nghề, đi du học, xuất
khẩu lao động,... và số lượnglao động tự do sau 3 năm học tại trường

Tỉ lệ % về thay đổi nhận thức học sinh về hướng nghiệp và phân luồng sau
THPT trong 7 nhóm khảo sát.

18


2.2.2. Cả 3 huyện Tương Dương, Kỳ sơn, Con Cuông
- Huyện Tương Dương
Các chỉ số/Năm học

2016 2017


2017 2018

2018 2019

20192020

20202021

Số học sinh lớp 9

948

956

1105

1049

1118

Số học sinh tốt nghiệp

914

928

1082

1028


Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS

96,4

97

98

98

1099
98

THPT

549

536

688

612

795

Tỷ lệ%

60,1

57,8


63,58

60,0

20

29

12

11

72
18

2,20

3,10

1,11

1,00

2

124

155


309

222

13,6

16,7

28,56

22,0

19

Luồng khác

221

208

73

183

78

Tỷ lệ%

24,1


22,4

6,75

17,8

7

Số học sinh lớp 12

425

437

536

388

386

336

351

406

382

378


79,06

80,32

75,75

98,45

97,93

56

57

61

59

51

13,18

13,04

11,38

15,21

13,21


96

92

150

154

167

22,59

21,05

27,99

39,69

43,26

0

0

0

8

27


0,00

0,00

0,00

2,06

6,99

184

202

195

161

43,29

46,22

36,38

41,49

GDTX cấp THPT
Phân luồng
Tỷ lệ%
học sinh

sau THCS
Học nghề
trong (số hs chỉ học nghề)
5 năm học
Tỷ lệ %

Tổng số học sinh
tốt nghiệp
Tỷ lệ %
Phân luồng
học sinh Số học sinh vào các
sau THPT trường ĐH, CĐ
trong
Tỷ lệ %
5 năm học
Số học sinh đi học
nghề
Tỷ lệ %
Số học sinh đi du
học, XKLĐ
Tỷ lệ %
Số học sinh lao
động tự do, khác
Tỷ lệ %

19

208

133

34,46


- Huyện Kỳ Sơn
Các chỉ số/Năm học

2016 2017

2017 2018

2018 2019

20192020

20202021

Số học sinh lớp 9
Số học sinh tốt nghiệp

845
786

820
760

915
860

951
908


960

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS

93,02

92,68

93,99

95,48

910
94,79

THPT

480

480

540

588

588

Tỷ lệ%


61,07

63,16

62,79

64,43

64,62

120

135

136

120

55

15,27

17,76

15,81

13,22

5,73


89

92

96

110

11,32

12,11

11,16

12,11

12,5

Luồng khác

154

113

143

136

197


Tỷ lệ%

19,59

14,87

16,63

14,98

20,52

Số học sinh lớp 12

428

423

432

438

407

416

408

415


418

385

97,20

96,45

96,06

95,43

94,59

16

21

29

32

36

3,85

5,15

6,99


7,66

9,35

86

91

98

115

110

20,67

22,30

23,61

27,51

28,57

0

0

0


8

25

0

0

0

1,91

6,49

310

305

300

215

165

74,52

74,75

72,29


51,44

42,86

GDTX cấp THPT

Phân luồng
Tỷ lệ%
học sinh
sau THCS
Học nghề
trong (số hs chỉ học nghề)
5 năm học
Tỷ lệ %

Tổng số học sinh
tốt nghiệp
Tỷ lệ %
Phân luồng
học sinh
Số học sinh vào
sau THPT các trường đại học,
trong
cao đẳng
5 năm học
Tỷ lệ %
Số học sinh đi học
nghề
Tỷ lệ %
Số học sinh đi du

học, XKLĐ
Tỷ lệ %
Số học sinh lao
động tự do
Tỷ lệ %

20

120


- Huyện Con Cuông
Các chỉ số/Năm học

2016 2017

2017 2018

2018 2019

20192020

20202021

Số học sinh lớp 9

858

967


996

1059

1045

Số học sinh tốt nghiệp

769

906

907

920

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS

89,63

93,69

91,06

86,87

929
88,90

THPT


536

599

612

615

621

Tỷ lệ%

69,70

66,12

67,48

66,85

66,85

67

79

90

86


89

8,71

8,72

9,92

9,35

9,59

98

102

120

117

115

12,74

11,26

13,23

12,72


12,38

Luồng khác

68

126

85

102

104

Tỷ lệ%

8,84

13,91

9,37

11,09

11,20

Số học sinh lớp 12

405


430

469

512

519

379

401

487

507

88,14

85.50

95,12

97,69

49

53

69


79

12,93

13,22

14,17

15,58

140

112

146

145

155

35,81

29,55

36,41

29,77

30,57


0

0

1

12

12

0

0

0,25

2,46

2,37

131

127

145

135

165


33,50

33,51

36,16

27,72

32,54

GDTX cấp THPT
Phân luồng
Tỷ lệ%
học sinh
Học nghề
sau THCS
(số
hs
chỉ học nghề)
trong
5 năm học
Tỷ lệ %

Tổng số học sinh tốt
391
nghiệp
Tỷ lệ %
96.54
Phân luồng

học sinh Số học sinh vào các
sau THPT trường đại học, cao
43
trong
đẳng
5 năm học
Tỷ lệ %
11
Số học sinh đi học
nghề
Tỷ lệ %
Số học sinh đi du
học, XKLĐ
Tỷ lệ %
Số học sinh lao
động tự do
Tỷ lệ %

21


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×