Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

XÂY DỰNG kế HOẠCH PR NHẰM bảo tồn và PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ văn hóa của NGHỆ THUẬT dân GIAN múa rối nước ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.53 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PR NHẰM BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA
NGHỆ THUẬT DÂN GIAN MÚA RỐI NƯỚC Ở
VIỆT NAM

Hà Nội - 2021


Điểm

Chữ ký giám thị số 1

Chữ ký giám thị số 2

( ghi số và chữ)

( ký ghi rõ họ và tên)

(ký ghi rõ họ và tên)

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGHỆ THUẬT DÂN GIAN MÚA RỐI NƯỚC..............2




1.1. Nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển..................................................2
1.2. Ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng.................................................................2
1.2.1. Ý nghĩa..........................................................................................................2
1.2.2. Giá trị văn hóa.................................................................................................3
1.2.3. Tầm quan trọng...............................................................................................5
PHẦN II: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PR CHO NGHỆ THUẬT DÂN GIAN MÚA
RỐI NƯỚC.......................................................................................................................7
2.1. Phân tích thị trường SWOT.............................................................................7
2.1.1. Điểm mạnh (S):...............................................................................................7
2.1.2. Điểm yếu (W):..................................................................................................7
2.1.3. Thách thức (T):...............................................................................................7
2.1.4. Cơ hội (O):.......................................................................................................8
2.2. Các mục đích, mục tiêu của chiến dịch PR......................................................9
2.3. Công chúng mục tiêu.......................................................................................10
2.4. Phương tiện truyền thông...............................................................................10
2.5. Chiến lược truyền thông.................................................................................11
2.5.1. Thông điệp truyền thông...............................................................................11
2.5.2. Kế hoạch và thời gian thực hiện...................................................................12
2.5.3. Kế hoạch ngân sách......................................................................................16
2.6. Đánh giá và kiểm tra.......................................................................................18
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 20
TRANH, ẢNH MINH HỌA..........................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................24


LỜI MỞ ĐẦU
Châu thổ sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng,
được bao quanh bởi sơng và biển, có đất đai trù phú. Với đặc điểm tự nhiên giàu tài

nguyên “nước”, nghề nơng là nghề chính và quan hệ sản xuất gắn kết các thành viên
trong cộng đồng sinh sống theo các làng, hình thành nền văn hố làng, rất đa dạng về lễ
hội truyền thống - là cơ sở để cha ông ta sáng tạo nên các loại hình nghệ thuật dân gian,
mà độc đáo nhất là Múa rối nước, một di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc, hiện nay chỉ có
duy nhất ở Việt Nam. Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc ra đời từ nền văn hóa
lúa nước. Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã
nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là
những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Nghệ thuật múa rối
nước là nghệ thuật dân gian tổng hợp kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình với kỹ xảo biểu
diễn, kết hợp giữa động tác của con rối với lời thoại, lời ca, nhạc điệu, con rối tưởng như
vô tri vô giác nhưng lại truyền cảm mạnh nhờ kịch bản, dựng được tích trị, có xung đột,
có thắt nút, có mở nút, nói chung là kết thúc có hậu thỏa mãn người xem. Tinh hoa của
nghệ thuật múa rối nước ngày càng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế,
trở thành một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.
Tuy nhiên, do sự xuất hiện sau các môn nghệ thuật khác nên không tránh khỏi những hạn
chế cộng với mục đích thương mại đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng mai
một và bị lãng qn. Vì thế mục đích của nhóm đặt ra là làm như thế nào để khắc phục
những hạn chế, từ đó có những định hướng trong quản lý và bảo tồn, phát triển nghệ
thuật, gắn kết nó với công tác giáo dục thẩm mỹ và truyền thống trong học đường, giới
thiệu về văn hoá Việt Nam với bạn bè thế giới và phát triển du lịch, nhóm chúng em xin
được trình bày kế hoạch truyền thơng cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Nội dung
gồm 2 phần:
Phần 1: Giới thiệu về nghệ thuật dân gian múa rối nước
Phần 2: Xây dựng kế hoạch PR cho nghệ thuật dân gian múa rối nước


PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGHỆ THUẬT DÂN GIAN MÚA RỐI NƯỚC
1.1.
-


-

Nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển
Múa rối nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước ở vùng châu thổ sơng Hồng.
Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối
diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi
vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Múa rối nước ra đời cùng nền văn minh lúa nước nhưng được hình thành và phát
triển vào triều đại nhà Lý (1010 - 1225). Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước
được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của

-

người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội.
Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam là “Bia tháp
Sùng Thiện Diên Linh” dựng năm 1121, trong đó có đoạn viết: "Thả rùa vàng đội
ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dịng sơng
lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo
leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu
thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn
mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh
xang”

1.2.

Ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng

1.2.1. Ý nghĩa
Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu được của cư dân đồng bằng châu thổ Sơng
Hồng. Nó được bà con q mến, trân trọng, giữ gìn và phát triển và đó cịn là niềm tự hào

của làng xã nào có phường múa rối nổi tiếng. Múa rối nước Việt Nam hội tụ nhiều tinh
hoa của nghệ thuật dân gian Việt Nam: nghệ thuật điêu khắc, dân gian, sơn truyền thống,
sáng tác các tích trị , âm nhạc dân gian và kĩ thuật dân gian . Trong xã hội ngày nay múa
rối nước khơng cịn xa lạ, có lẽ thời gian là một trong những nhân tố giúp rối nước định
hình và trở thành một mơn nghệ thuật có giá trị mang tính truyền thống trong đời sống
văn hóa tinh thần người Việt.


1.2.2. Giá trị văn hóa
-

Giá trị nhận thức:
+ Múa rối nước là những bức tranh phản ánh chân thực về cuộc sống của những
người nông dân trong sinh hoạt đời thường, từ đó, chúng ta nhận thức được mối
quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới thiên nhiên,
hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh
phúc của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong tiến trình phát triển của
lịch sử, ni dưỡng, gìn giữ và phát triển.
+ Múa rối nước trong lễ hội cũng hướng tới mục đích phản ánh nội dung, ý nghĩa,
giúp nhận thức rõ giá trị văn hóa ẩn sâu trong đời sống tâm linh của mỗi cư dân
nông nghiệp lúa nước.
+ Mặc dù quân rối nước là sáng tạo của người thợ thủ công làm chùa, tạc tượng...
Tuy nhiên, các trị diễn của Rối nước khơng bị ảnh hưởng trực tiếp từ tơn giáo, tư
tưởng chính trị.
+ Hiện thực cuộc sống ở Múa rối nước được nghệ nhân phản ánh không bằng tư
duy hiện thực mà bằng tư duy lãng mạn – dân gian.
+ Ta thấy một thế giới mà ở đó, người nơng dân là một tạo hóa tạo ra một thế giới
của riêng mình, làm cho quân rối - bất động vật trở thành một sinh thể, sống trong
một thế giới hịa bình, tự do, tự sáng tạo và khơng bị lệ thuộc, khơng có quyền lực


-

của Vua chúa, khơng có giáo huấn của đạo, mà Tễu là nhân vật điển hình.
Giá trị giáo dục:
+ Múa rối nước giáo dục cho con người về lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu
quê hương, yêu đất nước và tinh thần tự hào dân tộc, cố kết cộng đồng trong sự
nghiệp “chống thiên tai địch họa, chống ngoại xâm” để hướng tới cái đẹp “tình
làng nghĩa xóm” trong văn hóa làng vùng châu thổ sông Hồng.
+ Giống với Chèo, Múa rối nước cũng là sự thể hiện một phần của văn hoá đạo
đức Việt Nam. Tuy nhiên, những nguyên tắc - tấm gương đạo đức mà Chèo thể
hiện chịu ảnh hưởng khá nhiều của Nho giáo, coi những “tam cương”, “ngũ
thường” như nguyên lý bất khả xâm phạm, bắt con người phải từ bỏ những ham
muốn riêng tư.


+ Ngược lại, tính khuyến giáo đạo đức trong Múa rối nước tồn tại ở dạng giản dị,
hồn nhiên, rõ ràng và nhân văn, gieo vào lịng người tình u thương con người,
đồng loại, khơi gợi những ước mơ, khát vọng cao cả, nâng tâm hồn, giá trị tinh
thần của con người, đưa con người vươn tới quyền dân chủ, làm chủ cuộc sống,
làm chủ thiên nhiên.
+ Có lẽ, chính những thông điệp mang giá trị đạo đức hết sức nhân văn làm cho
nghệ thuật Múa rối nước trở nên mang tính nhân loại. Giá trị đạo đức trong Múa
rối nước chính là giá trị lý tưởng mà cả nhân loại chúng ta ngày nay theo đuổi, xây
-

dựng.
Giá trị giải trí:
+ Rối nước Việt Nam thuở ban đầu ra đời thuần t chỉ vì mục đích giải trí, bằng
những nội dung mang nặng tình yêu thiết tha với cuộc sống, và thấm đẫm tinh
thần lạc quan của người nông dân vùng Châu thổ sơng Hồng, đã góp phần đáng kể

vào đời sống văn hóa tinh thần vui tươi lành mạnh ở khắp mọi nơi.
+ Giá trị giải trí của Múa rối nước Việt Nam còn thể hiện ở sự sáng tạo thăng hoa
của các nghệ nhân thủ công trong làng đã sáng tạo ra những trò diễn mới, độc đáo
cho chính cộng đồng mình.
+ Giá trị giải trí của nghệ thuật Múa rối nước không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn
những thích thú cá nhân thuần túy, mà thơng qua giải trí, con người được khơi dậy,
kích thích phát triển những khả năng sáng tạo, tiềm ẩn bên trong, tạo điều kiện cho

-

sự phát triển toàn diện của con người ngay trong q trình giải trí.
Giá trị thẩm mỹ:
+ Khác với các loại hình nghệ thuật khác, sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem thường
thông qua kịch bản, ngôn ngữ văn học, và thể hiện bằng nghệ thuật diễn xuất của
người diễn viên.
+ Còn ở Múa rối nước, sức hấp dẫn chính ở hành động của con rối. Múa rối nước
Việt Nam là một văn phạm thị giác được viết ra bởi những nhận thức tinh nhạy
của con người, làm nên đặc trưng của Múa rối nước khác với các nghệ thuật khác.
+ Rối nước có thể đến với những cộng đồng người ở khắp nơi trên thế giới, thuộc
những nền văn hóa khác nhau, những ngơn ngữ khác nhau.
+ Nghệ thuật của Múa rối nước thể hiện từ tính kỳ, nghịch thường và cười - vui.
Đây chính là biểu hiện cao nhất ở cái đẹp của nghệ thuật Múa rối nước, thể hiện ở


độ khó, độ phức tạp, độ thể hiện tính kỳ - cười vui trong trò diễn, kỹ thuật điều
khiển quân rối.
+ Giá trị thẩm mỹ của Múa rối nước thể hiện rất rõ ở những dấu ấn địa phương, từ
quân rối, kỹ thuật máy, kỹ thuật điều khiển, hay cùng một trò diễn giống nhau,
nhưng mỗi phường, mỗi địa phương thể hiện có khác nhau... làm nên các tiểu
vùng khác nhau trong văn hóa Châu thổ sơng Hồng.

+ Múa rối nước vùng Châu thổ sơng Hồng mang tính ngun hợp cao, vì nó kế
thừa được giá trị văn hóa, văn minh lúa nước của người Việt vùng châu thổ sông
Hồng.
+ Hành động đẩy thuyền, kéo thuyền của người Việt xưa trong các cuộc đua
thuyền tại lễ hội chẳng khác nào hành động đẩy sào, kéo dây trong Múa rối nước.
Giá trị này làm nên giá trị thẩm mỹ của Múa rối nước, của nghệ thuật dân gian
Việt Nam. + Chú Tễu, thủy đình, góp phần làm nên nét độc đáo trong giá trị thẩm
mỹ của Múa rối nước, tạo thành những biểu tượng đẹp của Múa rối nước Việt
Nam.
1.2.3. Tầm quan trọng
-

Niềm tự hào “Đặc sản văn hóa” Việt Nam. Nghệ thuật múa rối có một vai trị quan
trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc và phát triển du lịch. Chính
vì vậy, múa rối ngày càng thu hút đông đảo sự quan tâm của khán giả trong và
ngồi nước. Đó là một biểu hiện đáng mừng trong việc phát huy vốn văn hóa

-

truyền thống của dân tộc.
Nghệ thuật múa rối là một loại hình sân khấu dân gian, để hình thành nên nó là sự
tổng hịa của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: m nhạc, điêu khắc, văn
học… Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối chính là góp phần bảo
tồn và phát huy những giá trị của nhiều loại hình hình nghệ thuật dân gian của dân

-

tộc.
Việc đưa nghệ thuật truyền thống trong đó có nghệ thuật múa rối vào biểu diễn để
khai thác du lịch là việc làm cần thiết. Chúng ta vừa có thêm sản phẩm văn hóa để

thu hút khách, vừa quảng bá được văn hóa nước nhà.


-

Múa rối góp phần làm đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật truyền thống phục vụ
cho phát triển du lịch. Phải thừa nhận rằng, với chức năng quảng bá, khám phá,
tìm hiểu và trao đổi văn hóa, du lịch đang được thừa nhận là một động lực tích cực

-

cho việc bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật truyền thống.
Việc khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc của nghệ thuật múa rối để tạo thành
những sản phẩm du lịch độc đáo sẽ góp phần thu hút du khách, giúp khách du lịch
hiểu hơn về những loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, có những trải
nghiệm khám phá các giá trị của các loại hình nghệ thuật này, đồng thời, giúp
người dân có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

PHẦN II: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PR CHO NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
MÚA RỐI NƯỚC
2.1. Phân tích thị trường SWOT
2.1.1. Điểm mạnh (S):
-

Có bề dày lích sử lâu đời tạo được sự uy tín cho người dân. Được sự quân tâm của
Đảng và Nhà nước
Đội ngũ hoạt động khá chuyên nghiệp, có hiệu quả
Có sự tham gia đóng góp các tiết mục cho cá trình quốc gia và phục vụ đồng bào
Nội dung các tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc cuốn hút người xem. Cơ sở vật
chất có chỗ đỗ xe rộng miễn phí



-

Các giá trị văn hóa Việt Nam nói chung, và Múa rối nước nói riêng, đều có sức hút
nhất định đối với cơng chúng trong và ngồi nước

2.1.2. Điểm yếu (W):
-

-

Bộ phận Maketing mới chỉ được tách ra từ phòng tổ chức biểu diễn nên hoạt động
còn hạn chế. Phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác ngoại giao văn
hóa cịn thiếu và lạc hậu
Số lượng chương trình tham gia chưa được nhiều. Các sản phẩm văn hóa đưa ra
ngồi vẫn cịn ít về số lượng, hạn chế về chất lượng, nghèo nàn về nội dung
Chưa có những tác phẩm dành cho đối tượng thanh thiếu niên. Các tác phẩm
thường xuyên diễn lặp đi lặp lại,chưa có sự sáng tạo ra các tác phẩm mới
Các hoạt động ngoại giao trong những năm gần đây vẫn chưa đạt được hiệu quả
cao, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

2.1.3. Thách thức (T):
-

-

-

Dù đã cố gắng đổi mới, khai thác kết hợp các loại hình nghệ thuật, song múa rối

Việt Nam vẫn chưa thật sự phát triển và đang rơi vào tình trạng báo động. Thực tế
cho thấy, múa rối nước vẫn chỉ lặp lại các trò: đánh cá, chăn vịt, úp lơm, đua
thuyền, chọi trâu... hay Phùng Hưng đánh hổ, Lê Lợi trả gươm... Còn rối cạn thì
chỉ quẩn quanh hình thức biểu diễn cũ kỹ, nặng về mơ phỏng sân khấu kịch, trị ít,
lời nhiều. Cách đây bảy năm, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã thống kê được hàng
trăm tích trị rối nước, nhưng đến nay, chỉ cịn hơn mười tích trị được bảo lưu và
được các nhà hát, phường rối biểu diễn. Yếu tố quyết định sự thành bại của một
tiết mục rối là ở khâu chế tạo bộ máy điều khiển. Tuy nhiên, khi những nghệ nhân
cao niên "khuất núi" thì cũng là lúc những bí mật chế tác thất truyền. Vì thế mà cả
một gia sản khổng lồ những tích trị truyền thống dần dà biến mất, khó có cơ sở để
phục dựng. Tích trị đã đơn điệu, lại thêm một số đơn vị múa rối mải mê chạy theo
lợi nhuận, sáng tạo những tiết mục dễ dãi, hàng loạt để phục vụ du lịch, cho nên
chất lượng nghệ thuật của nhiều tiết mục rối cũng đang nhạt dần.
Bên cạnh đó, nghệ thuật múa rối Việt Nam còn phải đối mặt với tình trạng khủng
hoảng nhân sự khi số lượng nghệ sĩ múa rối ở nước ta chỉ khoảng 100 người, con
số quá ít ỏi để vực dậy cả một nền nghệ thuật chuyên nghiệp và lực lượng kế cận
lại càng mong manh hơn.
Khác với nhiều nước có nghệ thuật múa rối phát triển, Việt Nam chưa có một viện
hay một trung tâm nghiên cứu nào đào tạo về chuyên ngành nghệ thuật này và
cũng khơng có tác giả chun nghiệp sáng tác kịch bản rối, số lượng họa sĩ tạo
hình cũng chỉ có vài người.


-

-

Thạc sĩ Ngô Thanh Thủy, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam cho biết: Thực tế,
có rất ít tác giả viết kịch nói hay đạo diễn kịch dàn dựng tác phẩm múa rối thành
cơng. Hàng loạt trị rối, vở diễn thành công để lại ấn tượng cho sân khấu múa rối

nhà hát vừa qua là tác phẩm của chính các diễn viên, họa sĩ tạo hình, người quản
lý múa rối, dàn dựng từ kinh nghiệm nhiều năm sống, làm việc với thực tiễn nghề
nghiệp.
Thậm chí, có những đơn vị múa rối khi biểu diễn còn phải đi thuê diễn viên và dàn
nhạc của đơn vị khác để hậu thuẫn. Bởi thế, chất lượng nghệ thuật múa rối của
nước ta vẫn chỉ dừng lại ở mức lửng lơ, chưa đến "độ" là vì vậy.

2.1.4. Cơ hội (O):
-

-

-

-

-

Đứng trước tình trạng phát triển manh mún, thiếu liên kết giữa các đơn vị, phường
rối trên cả nước và sự báo động về nhân lực, đã đến lúc cần phải nghiêm túc hoạch
định lại các chính sách, biện pháp để tìm lại diện mạo và phát triển nghệ thuật múa
rối lên những tầm cao mới, nhất là khi múa rối nước Việt Nam đang được xây
dựng đề án trình UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa nhân loại.
Điều này hồn tồn có cơ sở để triển khai bởi múa rối có nhiều lợi thế để phát
triển. Nghệ sĩ múa rối Ngô Quỳnh Giao nhận định: Sân khấu rối dù nhiều hay ít
diễn viên vẫn có thể dàn dựng được tiết mục.
Hơn nữa, đây là loại hình nghệ thuật có thể đi vào xã hội đương đại và có tương
lai phát triển vì có thể diễn khơng nói, diễn bằng động tác cho nên khơng gặp khó
khăn về bất đồng ngơn ngữ, đối tượng phục vụ lại đa dạng, nhất là múa rối nước
đang được xem là đặc sản nghệ thuật, một sản phẩm du lịch mang về nguồn thu

đáng kể.
Múa rối không sợ thiếu "đất" để phát triển, vấn đề cốt yếu đặt ra là làm thế nào để
nghệ thuật múa rối đi theo đúng định hướng phát triển chuyên nghiệp".
Theo NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch đã có đề án về xây dựng chính sách, chế độ để các nghệ sĩ,
nghệ nhân hoạt động bằng nghề và đã trình Chính phủ phê duyệt, nhưng hiện tại,
các phường rối và đơn vị múa rối chuyên nghiệp cũng như khơng chun gặp
khơng ít khó khăn, vẫn hoạt động theo kiểu mạnh ai nấy lo, thiếu liên kết, thiếu sự
trao đổi, tổng kết kinh nghiệm.
Điều này cho thấy, cần phải có quy hoạch bài bản để đầu tư cho nghệ thuật múa
rối phát triển, có chế độ chính sách phù hợp cho các nghệ nhân, nghệ sĩ múa rối có
thể sống bằng nghề, đồng thời tăng cường tổ chức các liên hoan nghệ thuật múa
rối trong nước và quốc tế.


-

-

-

-

Thạc sĩ Ngô Thanh Thủy cho biết thêm: Trong tương lai không xa, cần thiết phải
ra đời một Trung tâm hay viện nghiên cứu đào tạo chuyên nghiệp về múa rối với
các chuyên ngành đào tạo: diễn viên, biên kịch và đạo diễn múa rối, tạo hình con
rối và kỹ thuật sân khấu; tổ chức biểu diễn và cả ma- Kéttinh.
Đây đều là những biện pháp mà muốn thực hiện, địi hỏi phải có sự giúp sức của
Nhà nước, sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ... và cả sự giúp đỡ của
các "Mạnh Thường Quân".

Đổi lại, sự phát triển của xã hội cũng đòi hỏi các đơn vị múa rối phải tự đổi mới
mình, tập trung đầu tư, dàn dựng các tiết mục, vở diễn có chất lượng. Nói như
PGS, TS Phạm Duy Khuê là "Biết quên đi những công thức cũ để tự do sáng tạo ra
những cấu tứ mới kết hợp bởi nhiều dạng khác nhau, không nhất thiết phải theo
hồi hay màn".
Tất nhiên, mọi sáng tạo đều phải xuất phát trên nguyên tắc kế thừa, phát huy
những giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật múa rối truyền thống, sao cho những tác
phẩm múa rối vừa có hơi thở nhịp sống đương đại và giàu giá trị nhân văn, vừa
thấm đẫm bản sắc văn hóa dân tộc.

2.2. Các mục đích, mục tiêu của chiến dịch PR
-

-

Mục đích:
+ Đảm bảo sự tồn tại của nhà hát
+ Khẳng định vị trí là một mơn nghệ thuật mang bề dày lịch sử và hệ giá trị văn
hóa cao cần được lưu truyền mãi về sau
+ Giới trẻ tại Việt Nam nhìn thấy được vẻ đẹp, độc đáo và tăng yêu thích đến nghệ
thuật múa rối nước
+ Nhận được nhiều sự đón nhận của du khách nước ngồi và có một vị trí xứng
đáng trên trường quốc tế: Giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước Việt Nam
=> Du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế.
Tạo niềm u thích, phát triển khán giả, tạo nguồn doanh thu.
Mục tiêu trong năm 2022:
+ Tăng 20% sinh sống tại Việt Nam biết đến Múa rối nước
+ Tăng 30 % công chúng sinh sống tại nước ngoài đến xem khi tổ chức buổi lưu
diễn
+ Tăng 30% lượng du khách nước ngoài xem múa rối nước khi đến Việt Nam

+ Tăng 80% sự yêu thích của khách sau khi xem biểu diễn.

2.3. Cơng chúng mục tiêu
-

Truyền thơng chính là một trong các key players quyết định tới thành bại của
chiến lược. Báo chí ln luôn là kênh truyền tải thông tin hữu hiệu nhất. Cần cung


-

-

-

cấp thơng tin đầy đủ đến báo chí thơng qua thơng cáo báo chí, giữ mối quan hệ tốt
đẹp với báo chí để đạt được mục tiêu PR tốt nhất
Nhóm đối tượng là cơng dân Việt Nam hoặc nước ngồi đang sinh sống tại lãnh
thổ Việt Nam có độ tuổi từ 16 - 46 : Bộ phận này cần được thay đổi nhận thức về
nền nghệ thuật rối nước. Chiến lược truyền thơng cần làm cho họ cảm thấy có ấn
tượng tốt và kích thích tìm hiểu sau đó họ sẽ gián tiếp tuyên truyền về loại hình
nghệ thuật truyền thống này
Đặc biệt độ tuổi từ 16-18 tại THPT cần có hiểu biết về những mơn nghệ thuật văn
hóa của dân tộc Việt Nam để nghiên cứu tìm hiểu và phát huy.
Nhóm đối tượng là cơng dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài:
Họ yêu mến các mơn nghệ thuật văn hóa của dân tộc như vậy sẽ khi họ nói chuyện
với người nước ngồi sẽ có khả năng kể về chúng từ đó có thể tiếp cận được một
lượng khách hàng tiềm năng.
Khách du lịch nước ngồi: Mong muốn tìm hiểu văn hóa địa phương nơi tới tham
quan


2.4. Phương tiện truyền thông
Chiến dịch truyền thông này sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như: internet.
truyền hình, báo chí.
+ Kênh truyền hình về du lịch được nhắm đến là Kênh truyền hình du lịch phát sóng trên
truyền hình cáp Việt Nam.
+ Trên các kênh có độ phủ sóng rộng như VTV3, VTV4,VTV1, VTV6 phát đoạn phim
ngắn để quảng bá. Tuy nhiên có chi phí khá cao nên cần lựa chọn kênh và khung giờ phù
hợp
+ Quảng cáo trên facebook bằng những đoạn clip mà du khách tham gia trải nghiệm múa
rối nước
+ Hiện tại tiktok là nền tảng có rất nhiều lượt truy cập và quan tâm của giới trẻ vì vậy có
thể tạo dựng 1 kênh trên tiktok về 1 bạn có niềm đam mê làm ra những con rối múa
nước . Kết nối được những bạn trẻ có cùng đam mê và tăng thêm sự tò mò của các bạn trẻ
khi chưa biết đến môn nghệ thuật này là “ con rối này múa dưới nước sẽ như thế nào?”.
+ Đăng lên những trang báo như Dân Trí, VnExpress,Tuổi Trẻ Online với một thơng cáo
báo chí khi có những dịp lễ hội
+ Đăng thông tin lên các diễn đàn về du lịch Việt Nam
+ Đăng thông tin lên các trang về du lịch trong và ngoài nước ( Heritage travel;
Travel.com.vn, …)


2.5. Chiến lược truyền thông
2.5.1. Thông điệp truyền thông
-

Thông điệp: “PUPPETS MOTIONLESS BUT YOU DON’T!”
Ý nghĩa thông điệp: Những con rối không thể cử động, những con rối vốn chỉ là
khúc gỗ vô tri vô giác chỉ khi được các nghệ sĩ múa rối nước biểu diễn trên sân
khấu thì nó mới trở nên sinh động hơn. Người nghệ sĩ múa rối đã thổi hồn vào cho

những con rối ấy. Những con rối khơng thể nói lên nỗi lịng mong muốn của mình
nhưng chúng ta thì khác. Chúng ta đang sống, cuộc sống đang ngày càng phát
triển, thời gian cuốn trơi đi các giá trị văn hóa truyền thống . Những con rối cần
được bạn biết đến, cần công chúng hiểu về cái hay cái đẹp của rối nước khẳng
định vị thế của chúng. Những thế hệ trẻ với tấm lịng nhiệt huyết cùng đầu óc sáng
tạo sẽ giúp cho rối nước có thể được nâng lên tầm cao hơn trong cơn bão văn hóa

-

ngoại quốc đang đổ bộ và làm lu mờ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Từ 6/3/2022 đến 12/6/2022

2.5.2. Kế hoạch và thời gian thực hiện
-

Kế hoạch 1: Tổ chức tham quan làng rối nước cho sinh viên các trường đại
học
+ Thời gian: 6/3/2022 (Chủ Nhật)
+ Mục đích: Tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế về
công việc làm múa rối nước. Các bạn sẽ được đến tham quan làng rối Đào Thục xã
Thụy Lâm huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, đến thăm đền thờ Tổ nghề Múa rối
nước và giao lưu với các nghệ nhân cao tuổi.
+ Đối tượng: Dự kiến mời sinh viên các trường như Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Học viện Ngoại giao Việt Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội, Học viện Báo
chí Tun truyền. Mỗi trường cử 30 sinh viên đại diện cùng 2 thầy cơ làm trưởng
đồn.
+ Nguồn nhân lực: Sẽ có 12 người là nhân viên của nhà hát Múa rối đi theo. Mỗi
trường sẽ có 3 bạn để giới thiệu lúc tham quan và giải thích những gì khó hiểu



+ Địa điểm tham quan: Làng rối Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đơng Anh,
thành phố Hà Nội
+ Lịch trình cụ thể:
THỜI GIAN

NỘI DUNG

8 giờ

Xe đến đón các bạn sinh viên ở từng trường đại học. Muộn nhất
7h50 phải có mặt

9 giờ

Đến làng múa rối Đào Thục.

9h30-10h30

Đến thăm thủy đình và đền thờ Tổ nghề Múa rối nước, tất cả
làm lễ dâng hương .

10h30-11h30

Gặp gỡ những nghệ cao tuổi. Trò chuyện và đặt những câu hỏi

11h30-13h30

Ăn trưa, nghỉ trưa

13h30-16h


Thoải mái tham quan nơi các nghệ nhân sản xuất chú rối, quan
sát trực tiếp cơng đoạn làm rối nước. Có thể xin được trải
nghiệm

16h

Cảm ơn và chào tạm biệt nghệ nhân làng. Theo đoàn trở về nội
thành

-

Kế hoạch 2: Cuộc thi tranh ảnh về các chú rối (rối cạn, rối nước)
+ Mục đích: Cuộc thi sẽ thu hút mọi người có năng khiếu nghệ thuật tham gia,
đặc biệt các bạn trẻ có sự sáng tạo sẽ cho ra những tác phẩm mới lạ. Qua cuộc thi
tăng sự tương tác bộ môn nghệ thuật Múa rối với công chúng.
+ Đối tượng: Công dân Việt Nam và cơng dân nước ngồi đang sinh sống hoặc du
lịch tại Việt Nam
+ Nguồn nhân lực: 3 người
SỐ LƯỢNG

NỘI DUNG

1 người

Một bạn trong đoàn múa rối sẽ phụ trách đăng thông tin và làm
admin trả lời các câu hỏi và là người công bố kết quả khi cuộc


thi kết thúc

1 người

Một bạn tổng hợp tất cả những người tham gia cuộc thi

1 người

Một bạn trong đoàn phụ trách hiệu quả chạy quảng cáo

+ Thời gian bắt đầu cuộc thi: 10/04/2022
+ Trước diễn ra cuộc thi 2 tuần (Từ ngày 24/3 /2022/ - 7/4/2022):
Tạo event trên facebook, chạy ads cho event
Công bố thể lệ cuộc thi trên page ngay khi lập event
Admin post ảnh các nhân vật rối và viết caption chú thích nhân vật trong ảnh.
+ Thể lệ tham gia cuộc thi:
B1: Share bài viết ở chế độ cơng khai
B2: Share hình ảnh nhân vật rối ưu thích lên facebook cá nhân
B3: Thí sinh muốn lấy nhân vật nào làm đề tài dự thi của mình thì phải share hình
nhân vật đó. Các bạn có thể chụp ảnh hoặc vẽ tranh gửi về BTC qua email.
BTC đưa ảnh lên , ảnh hay tranh nào nhiều like và nhiều biểu tượng cảm xúc nhất
sẽ là người thắng cuộc.
+ Giải thưởng: Chọn ra 1 bức ảnh và 1 bức tranh vẽ xuất sắc nhất. Trao giải
thưởng tiền mặt là 10 triệu đồng.
-

Kế hoạch 3: Tạo triển lãm tranh Múa rối nước
+ Mục đích: Tăng sự quan tâm từ cơng chúng, tạo hình ảnh đẹp trong mắt cơng
chúng.
+ Đối tượng: bất cứ ai cũng có thể xem triển lãm.
+ Thời gian: Mở cửa tự do từ 9h30 đến 17h ngày 8/5/2022
+ Địa điểm: Nhà hát Múa rối nước Thăng Long

+ Nguồn nhân lực: 3 nhân viên trong đồn sẽ có mặt tại triển lãm để chào đón tại
cửa và hướng dẫn khu vực xem tranh.
+ Nội dung: Trưng bày các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi tranh ảnh được tổ
chức vào 6/3/2022. Biểu diễn rối nước

-

Kế hoạch 4: Ngày hội rối nước
+ Mục đích: Thu hút các khán giả trẻ tuổi đến và tìm hiểu về rối nước.
+ Đối tượng: Tất cả mọi người đang ở Hà Nội, đặc biệt là giới trẻ.
+ Thời gian: 9h30 ngày 12/6/2022
+ Địa điểm: Nhà hát múa rối nước Thăng Long


+ Nội dung: Biểu diễn các vở kịch tiêu biểu “Trấn cổ Loa Thành”, “ Sự tích Hồ
Gươm”, “ Bệnh Sĩ”,...Đặc biệt: Khuyến mại 50% giá vé cho những bạn có thẻ học
sinh, sinh viên. Giảm 20% giá vé khi đi từ 3 người trở lên. Giảm 30% cho tất cả
thành viên trong 1 gia đình khi đến xem rối nước. Khơng áp dụng chung các hình
thức khuyến mại trên.
+ Nguồn nhân lực: Tất cả thành viên của đoàn

-

Kế hoạch 5: Viral clip “ PUPPETS MOTIONLESS BUT YOU DON’T!”
+ Mục đích: Truyền tải thơng điệp xun suốt tồn bộ chiến dịch “PUPPETS
MOTIONLESS BUT YOU DON’T!” đến công chúng. Gắn kết tất cả những gì
đã tổ chức. Thu hút sự chú ý từ trong và ngoài nước.
+ Đối tượng: Toàn bộ công chúng đang sinh sống trên đất nước Việt Nam và cơng
chúng Việt Nam đang sinh sống tại nước ngồi.
+ Thời gian: Từ ngày 15/6/2022 đến ngày 3/7/2022 - Thời gian mà phần tất cả các

bạn học sinh sinh viên đã được nghỉ hè và có thời gian rảnh.
+ Nội dung: Mở đầu video sẽ là phông nền đen trắng. Có một giọng nói kể về
cuộc đời của 1 chú rối. Ban đầu chỉ là một khúc gỗ xấu xí nhìn những bạn rối khác
được biểu diễn trên sân khấu. Chú cũng muốn mình được khốc lên những bộ đồ
lộng lẫy ấy, muốn được cống hiến đem đến tiếng cười cho mọi người. Chú lăn đến
máy đục gỗ tự làm mình đau, chú lăn vào những đống sơn nhưng chỉ khiến mình
lâm lem nhếch nhác. Chú quá tuyệt vọng và chú muốn bỏ cuộc nhưng rồi may
mắn thay có một bạn trẻ là 1 sinh viên của 1 trường đại học có niềm đam mê về bộ
mơn múa rối và quan tâm đến lịch sử đang tham gia tại đoàn đã nhìn thấy chú rối
và đem chú về. Với sự sáng tạo của bạn chú rối đã trở thành một chú rối vui tươi,
bóng bẩy và nổi tiếng trên mạng khi bạn trẻ đó chia sẻ những câu chuyện về Múa
rối nước và cách làm ra 1 chú rối ra sao. Cuối clip giọng nói đó chính là của chú
rối kèm lời thoại: “Bạn có thể làm tất cả. Đem tôi đến với mọi người theo thời
gian và khiến bạn tỏa sáng”. Khép lại clip là thông điệp “PUPPETS
MOTIONLESS BUT YOU DON’T!”


+ Kênh: Facebookpage, youtube, VTV1, VTV4, VTV6. Trước 1 ngày khi đăng
video hoàn chỉnh lên các kênh. Làm 1 đoạn trailer tóm tắt ngắn khoảng 1 phút
đăng lên tiktok mà đoàn đã lập ra từ lúc đầu
+ Nguồn nhân lực: Tất cả các thành viên trong đoàn

2.5.3. Kế hoạch ngân sách

STT

Mục

Đơn giá


Số

Thành tiền

lượng
Kế hoạch 1

Thuê xách 45 chỗ

4.000.000

3

12.000.000

Ăn trưa

25.000/

140

3.500.000

suất

Kế hoạch 2

Chi phí phát sinh khác

10.000.000


Tổng chi phí

25.500.000

Chạy quảng cáo trên facebook

15.000.000

Giải thưởng

Kế hoạch 3

10.000.000

2

20.000.000

Tổng chi phí

35.000.000

Địa điểm

25.000.000

Nhân cơng

20.000.000


Tổng chi phí

45.000.000


Kế hoạch 4

Bù chi phí discount giá vé cho

60.000.000

nhà hát
Cát xê cho nghệ sĩ múa rối nước

300.000

50

15.000.000

Tổng chi phí
Kế hoạch 5

Chi phí

75.000.000

Viral clip


80.000.000

1

80.000.000

Phát sóng trên VTV1

90.000.000

Phát sóng trên VTV4

10.000.000

Phát sóng trên VTV6

30.000.000

Tổng chi phí

210.000.000

Phí phát sinh

50.000.000

ngồi

TỔNG


251.500.000

2.6. Đánh giá và kiểm tra
-

Tổng kết tính khả thi của chiến dịch:

Tác
nhân

Vấn đề

Khả

Mức

năng

độ

Hướng giải quyết


xảy ra

ảnh
hưởng

Ngân


Thiếu ngân sách

sách

Trung

Lớn

bình

Dự trù chi phí phát sinh, liên
hệ sớm với đối tác để cập
nhật giá cả

Con

Nhân sự cho các kế

Trung

người

hoạch khơng phát huy

bình

Lớn

Cần có cơng tác điều phối
nhân sự phù hợp


hiệu quả tối đa
Cơng chúng khơng nhiệt

Trung

tình hưởng ứng

bình

Lớn

Cần khảo sát, điều tra,
nghiên cứu kĩ tâm lý của
người dân, nhu cầu, thị hiếu
của họ.

-

Nhận xét:
+ Thời gian, hoàn cảnh phù hợp
+ Tận dụng các bạn nhân viên trong đồn đã có kiến thức về Múa rối đồng thời có
niềm đam mê nhiệt tình hướng dẫn => Tiết kiệm chi phí khi phải th tổ chức bên
ngồi
+ Tổ chức cuộc thi trên mạng => Có tính lan truyền rộng
+ Với cách truyền thông này chủ yếu để tăng sự quan tâm của công chúng và khơi
gợi sự hứng thú tìm hiểu về bộ mơn nghệ thuật Múa rối nước này. Mong muốn
những con rối trở nên gần gũi hơn đến mọi người. Chưa tính đến hiệu quả doanh
thu.
+ Thời gian sẽ thay đổi nếu như tình dịch bệnh trở nên phức tạp hơn



KẾT LUẬN
Múa rối nước là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra từ nền văn
hóa nơng nghiệp lúa nước của nơng dân vùng châu thổ sơng Hồng, nó mang đậm tính văn
hóa phương Đơng và Đơng Nam Á. Tiến trình phát triển của Múa rối nước là một quá
trình liên tục, chưa bao giờ đứt đoạn. Đó là thể loại sân khấu vận động theo hình thức dân
gian với đầy đủ đặc trưng của văn hóa dân gian trong mùa vụ, hội hè, đình đám ở nông


thôn châu thổ sông Hồng, được phát triển đưa vào phục vụ triều đình, hồn thiện thành
thể loại nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp năm 1956 và ổn định đến ngày nay.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, múa rối nước vẫn chưa có được vị trí xứng đáng trong lịng cơng
chúng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, địi hỏi cần phải có cơng tác
truyền thơng hợp lý cũng như đầu tư nhiều hơn cho việc giáo dục thẩm mỹ cho người
dân. Và hơn hết, để Múa rối nước phát triển thịnh vượng cần có sự chung tay góp sức của
tất cả mọi người.
Để bảo tồn và phát triển Múa rối nước trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập quốc
tế hôm nay, cần chú trọng công tác bảo tồn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (nhà
quản lý - nghệ sĩ - khán giả), đổi mới cơ chế quản lý, tự chủ không bao cấp từ Nhà nước
để phát huy tính độc lập của mình với tư cách là một loại hình nghệ thuật, hoạt động với
mơ hình vừa bảo tồn, vừa cách tân, trên cơ sở tập trung đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm
trong thực tiễn, có đánh giá và điều chỉnh.

LỜI CẢM ƠN:
Lời đầu tiên, chúng em xin được cảm ơn thầy giáo Ths. Nguyễn Bảo Tuấn. Trong q
trình học tập mơn Quan hệ công chúng, mặc dù phải dạy và học online nhưng chúng em
luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình và đầy tâm huyết từ thầy, giúp chúng em tích lũy
thêm nhiều kiến thức thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến
thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Thông qua bài tiểu luận này, chúng em



xin được trình bày những kiến thức của mình đã tiếp thu trong quá trình học tập qua đề
tài “Xây dựng kế hoạch PR cho nghệ thuật dân gian múa rối nước Viết Nam”.
Có lẽ kiến thức là vơ hạn và sự tiếp nhận của mỗi người là khác nhau, mặc dù đã có nhiều
cố gắng trong q trình nghiên cứu, song do khả năng và kinh nghiệm của nhóm cịn tồn
tại nhiều hạn chế, bài tiểu luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy nhóm chúng em
rất mong nhận được những lời góp ý, nhận xét từ thầy để bài tiểu luận của nhóm em thêm
hồn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TRANH, ẢNH MINH HỌA

Hình ảnh chú Tễu
(Nguồn: Sưu tầm)


Múa rối nước luôn gắn với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống làng quê Việt
Nam. (Ảnh: sưu tầm)

Nhà hát múa rối nước Thăng Long


Những con rối trở nên có hồn qua sự trình bày của các nghệ sĩ
(Ảnh: Sưu tầm)

Những tiết mục múa rối ln địi hỏi sự đầu tư cơng phu, tỉ mỉ
(Ảnh: Sưu tầm)



×