A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Vào những thập niên cuối của thế kỉ 20 các nhà giáo dục tiến bộ trên thế giới họp bàn
và đi đến thống nhất quan điểm thế kỉ 21 là thế kỉ học tập suốt đời. Để làm được điều
đó họ đã xây dựng nên 4 trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để làm người và Học
để chung sống. Nắm được xu hướng thế giới như vậy để theo kịp tinh thần đó Đảng và
Nhà nước ta đã thực hiện quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà.
Đổi mới chứ không phải là thay đổi nghĩa là ln có tính kế thừa, một trong những quan
điểm đó chính là học để làm, học đi đôi với hành, quan điểm giáo dục học sinh sẽ vận
dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Để học tập suốt đời thì
học sinh phải học được phương pháp tiếp cận do đó chúng ta đã thay đổi phương pháp
dạy học. Trong kế hoạch dạy học hiện nay chúng ta đã xây dựng trên quan điểm 04 hoạt
động trong 01 tiết học: thứ nhất là khởi động tạo tâm thế tiếp nhận, thứ hai hình thành
kiến thức, thứ ba là luyện tập và thứ tư là vận dụng. Từ các hoạt động đó chúng tôi
nhận thấy để tạo sự ghi nhớ cách làm thì khâu luyện tập đóng vai trị quan trọng, then
chốt của vấn đề. Nắm được tầm quan trọng đó chúng ta cần xây dựng một hệ thống
cách thức thực hiện đa dạng để tránh tình trạng nhàm chán máy móc ở một phương
pháp dạy học.
2. Chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển đổi mục tiêu dạy học từ chỗ dạy cho
học sinh biết cái gì sang mục tiêu học sinh làm được gì sau khi đã học. Điều này có
thể xem là một bước đột phá của việc đổi mới trong ngành giáo dục. Nếu như trước
đây, quá trình dạy học, giáo viên chủ yếu tập trung trang bị cho học sinh của mình
những kiến thức thơng qua các bài học. Chủ yếu đó là những kiến thức lí thuyết, nghĩa
là mới dừng lại ở chỗ học sinh biết cái gì. Có thể nói điều đó là khơng sai bởi kiến thức
ln đóng vai trị trọng tâm trong học tập nhưng khi xã hội phát triển thì giáo dục cần
có sự chuyển hướng biến tri thức đó gắn liền thực tiễn cuộc sống. Học khơng chỉ để
biết mà cịn để làm và làm người, học không phải cho một cá nhân mà là để chung sống.
1
3. Để thực hiện tốt một giờ dạy học, giáo viên luôn xác định rõ mục tiêu bài học về kiến
thưc, kĩ năng, thái độ cũng như năng lực cần hướng tới...Đồng thời xây dựng bài học
qua hệ thống các hoạt động một cách cụ thể đầy đủ như: hoạt động khởi động, hoạt
động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyên tập, hoạt động vận dụng. Qua thực tiễn
dạy học chúng tơi nhận thấy, trong bốn hoạt động đó, khi dạy học trên lớp, giáo viên
thường dành phần nhiều thời gian cho hoạt động hình thành kiến thức mới, có thể xem
đây là hoạt động trọng tâm, cần thiết, còn thời gian dành cho các hoạt động khác tương
đối ít, đặc biệt là hoạt động luyện tập. Đây là một thực trạng trong dạy học Ngữ Văn
nói chung và trong tiết dạy về thơ ca cách mạng 1930-1945 nói riêng. Vậy nên, hoạt
động luyện tập nên tổ chức thực hiện như thế nào, cần lượng thời gian bao nhiêu, học
sinh cần chuẩn bị những gì, hoạt động ra sao để tiết học mang lại hiệu quả cao trong
việc đạt mục tiêu học sinh làm được gì sau khi học có rất nhiều vấn đề cần trăn trở,
bàn bạc...
Trên cơ sở đó, xây dựng đề tài này chúng tơi sẽ đi sâu bàn về việc tổ chức hoạt động
luyện tập như thế nào trong giờ dạy học thơ ca cách mạng 1930-1945 để nâng cao chất
lượng giờ học nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh
Mặt
khác thông qua đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho đồng nghiệp những
phương pháp dạy học tích cực, phù hợp khi dạy thơ ca cách mạng 1930-1945, đặc biệt
là văn bản Từ ấy của Tố Hữu và Chiều tối của Hồ Chí Minh. Đồng thời thơng qua diễn
đàn này để có cơ hội trao đổi với đồng nghiệp từ đó rút ra cho bản thân những kinh
nghiệm dạy học bổ ích nhằm mang lại hiệu quả cao cho mỗi giờ dạy.
Trên đây là nhưng lí do để tơi lựa chon đề tài Đa dạng hóa hoạt động luyện
tập trong dạy học thơ ca cách mạng Việt Nam 1930-1945 (Ngữ văn 11 tập 2) nhằm
bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
2
Hoạt động Luyện tập trong dạy học Ngữ Văn nhằm phát triển phẩm chất, năng
lực cho học sinh. Thực nghiệm qua 02 văn bản Từ ấy của Tố Hữu và Chiều Tối của
Hồ Chí Minh
2. Mục đích nghiên cứu
- Đối với học sinh: Biết xác định nhiệm vụ học tập, nhận nhiệm vụ để tiếp cận
tri thức và củng cố, phát triển phẩm chất, năng lực của mình.
- Đối với giáo viên: Thiết kế nội dung hoạt động Luyện tập trong Kế hoạch bài
dạy nhằm đáp ứng yêu cầu mới.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
1. Phương pháp khảo sát so sánh
2. Phương pháp thực nghiệm
3. Phương pháp phân tích, bình luận
IV. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện theo cấu trúc gồm có ba phần:
+ Phần đặt vấn đề: Thực hiện những nội dung mở đầu cho đề tài nghiên cứu.
+ Phần nội dung : Triển khai cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
+ Phần kết luận: Thực hiện tóm tắt những nội dung đã làm và những đề xuất
đối với giáo viên và học sinh.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
I. PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
1. Khái niệm phẩm chất
Phẩm chất được xem là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của con người.
Hay nói cụ thể hơn phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, những tình cảm
cao quý, ý thức chấp hành thực hiện tốt các chuẩn mực của xã hội, của pháp luật được
hình thành trong một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài ở mỗi cá nhân.
2. Khái niệm năng lực
Năng lực được xem là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức (tri thức) kĩ
năng, phẩm chất vào việc giải quyết các vấn đề diễn ra trong cuộc sống nhằm hướng
đến sự thành công ở một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Năng lực biểu hiện cụ thể và đa dạng. Mỗi người thường có những năng lực - thế
mạnh riêng. Chính vì vậy phát huy được thế mạnh là một trong những yếu tố góp phần
tạo nên những giá trị cho cuộc sống của mỗi người
Năng lực được phân làm hai nhóm, năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng
lực chung là năng lực cơ bản, cần thiết mà bất cứ người nào cũng có để sống, học tập,
làm việc. Đó là những năng lực mà chúng ta cần vận dụng thường xuyên liên tục diễn
ra hàng ngày trong cuộc sống. Còn năng lực riêng hay có thể gọi là năng lực đặc thù
thường biểu hiện trên từng lĩnh vực khác nhau, năng lực này có khả năng hình thành
nên sở trường, thế mạnh ở mỗi người.
3. Phương pháp dạy học nhằm bồi dưõng phẩm chất, năng lực cho học sinh
Việc hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong q trình dạy học. Đó là một hành trình dài mà các em phải nỗ lực không ngừng
để rèn luyện bản thân. Tuy nhiên để đạt được kết quả, một trong những u tố khơng
thể thiếu đó chính là người dạy học phải luôn sáng tạo, vận dụng phương pháp dạy học
tích cực, lập kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh từ đó phát huy tối đa
những năng lực, phẩm chất của các em.
Quan điểm giáo dục đổi mới luôn xác định phẩm chất và năng lực là hai thành tố
chủ yếu, quan trọng cấu thành nhân cách con người. Bởi vì sự hình thành và phát triển
4
nhân cách của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, môi trường
sống, giáo dục và hoạt động của cá nhân đó. Trong chương trình giáo dục phổ thông
mới 2018 đã định hướng phát triển năm phẩm chất chủ yếu và mười năng lực cốt lõi.
Chính vì vậy ở mỗi trường học, cán bộ, giáo viên đã có những chuyển động trong việc
đổi mới cơng tác quản lí cũng như đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện một
cách chủ động và sáng tạo qua từng môn học thể hiện rõ trong các hoạt động, hình thức
giáo dục nhằm phát triển hài hịa, đầy đủ những phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Những phẩm chất, năng lực cần hướng tới đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm. Mười năng lực hướng tới bao gồm ba năng lực chung, năng
lực tự chủ tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
và bảy năng lực chun mơn, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ,
năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực tin học, năng lực tính tốn và năng lực
ngơn ngữ.
Phương pháp dạy học nhằm bồi dưõng phẩm chất, năng lực cho học sinh
Về nhận thức, mỗi cán bộ, giáo viên cần nhân thức sâu sắc đổi mới giáo dục là chủ
trương hết sức đúng đắn, phù hợp với nền giáo dục nước ta hiện nay và phù hợp với xu
thế phát triển của giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Với tính chất đặc biệt quan
trọng như thế, có thể xem việc đổi mới giáo dục là tất yếu để đưa ngành giáo dục nước
ta có một bước tiến mới, góp phần vào việc đào tạo ra một nguồn nhân lực, những con
người vừa hồng vừa chuyên có thể đảm đương được những nhiệm vụ của thời đại mới.
Dạy học nhằm tập trung phát triển phẩm chất, năng lực là yêu cầu tiên quyết trong việc
phát triển hoàn thiện nhân cách cho người học. Như chúng ta đã biết nhân cách là chủ
thể thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực chính vì vậy việc rèn luyện đạo đức,
chuẩn hóa những hành vi ứng xử cũng như bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống
tích cực sẽ là yếu tố hàng đầu mà người dạy học cần duy trì ngọn lửa thổi vào tâm hồn
cũng như nhận thức của học sinh. Khơi dậy ở các em những phẩm chất đáng quý,
những năng lực cần thiết giúp các em chủ động trong việc xử lí các tình huống diễn ra
trong cuộc sống.
5
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần xác định dạy học phát triển phẩm chất, năng lực vừa là
mục tiêu của giáo dục vừa là một nội dung giáo dục đồng thời cũng là phương pháp
giáo dục. Cho nên dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực có một ưu thế vượt trội
trong việc hình thành nhân cách, phát huy năng lực thông qua các hoạt động đặc biệt là
những hoạt đơng của cá nhân học sinh trong, ngồi giờ học, hoạt động giao tiếp, hoạt
động trải nhgiệm…
Để làm tăng thêm hiệu quả của việc dạy và học, phát huy tối đa phẩm chất năng lực ở
học sinh, trong quá trình lập kế hoạch dạy học chúng ta cần giao nhiệm vụ phù hợp với
đối tượng học sinh. Nghĩa là giáo viên phải nắm bắt đánh giá sát phẩm chất, năng lực
của các em, thấy được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để giúp các em khắc phục.
Trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động luyện tập, cần được quan tâm, chú trọng tổ
chức thực hiện một cách khoa học, cơng phu, có điểm nhấn tạo điều kiện tối đa để học
sinh vận dụng kiến thức vừa học để hoạt động nhằm tràu dồi phẩm chất, phát huy năng
lực khi giải quyết các tình huống. Để làm tốt nhiệm vụ đó trong hoạt động này, giáo
viên cần để học sinh thực hiện các nhiệm vụ hoạt động như: viết đoạn văn, phát biểu
theo chủ đề, thuyết trình, đóng vai, điền thơng tin, thảo luận giải quyết một tình huống
phức tạp.
II. HOẠT ĐỢNG LUYỆN TẬP TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU THƠ
1. Khái niệm Luyện tập
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, năm 2006 cho rằng Luyện Tập là “làm
đi làm lại nhiều lần theo nội dung đã học để cho thành thạo” (tr 596). Đây là quá trình
diễn ra lâu dài và liên tục. Đối với học sinh đó là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng
để thực hành giải quyết các tình huống đặt ra nhằm bồi dưỡng phẩm chất cũng như
năng lực, giúp các em ngày càng trưởng thành, sẵn sàng đối mặt và giải quyết tốt các
vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
2. Một số yêu cầu của hoạt động Luyện tập
6
Để đạt được hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động luyện tập, khi xây dựng
kế hoạch dạy học, giáo viên cần phải xác định rõ mục đích và những yêu cầu cụ thể. Ở
mỗi bài học, tiết học thường có những mục đích và u cầu nhất định. Cho nên việc xác
định và cụ thể hóa các mục đích và u cầu trong hoạt động này có ý nghĩa quan trọng
để thực hiện những nội dung tiếp theo.
Trong quá trình luyện tập chúng ta phải tiến hành theo một trình tự chặt chẽ. Việc
đầu tiên là giáo viên cần cụ thể hóa các bước để tổ chức hoạt động. Có thể bước thứ
nhất trao đổi mục đích của hoạt động luyện tập, bước thứ hai đưa ra các tình huống yêu
cầu học sinh giải quyết, bước thứ ba nhận xét đánh giá kết quả quá trình hoạt động của
học sinh và cuối cùng, trước khi kết thúc hoạt động luyện tập giáo viên cần nhấn mạnh
những phẩm chất và năng lực mà học sinh cần tiếp tục rèn luyện, phát huy sau quá trình
luyện tập.
Một trong những yêu cầu hết sức cần thiết khi hoạt động luyện tập là học sinh
phải nắm chắc lí thuyết rồi mới luyện tập và qua luyện tập để hiểu sâu hơn lí thuyết. Đó
là khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành, từ những hoạt động đó giúp ích cho các
em rút ra cho mình những bài học bổ ích, hình thành nên những kĩ năng để có thể đương
đầu và vượt qua nhưng khó khăn thử thách của cuộc sống.
Khi đưa ra các phương án luyện tập, giáo viên xây dựng hoạt động này cần phải
đảm bảo mức độ khó khăn vừa sức đối với những hoàn cảnh khác nhau theo đặc điểm
của từng lớp học cụ thể. Có nghĩa là phương án luyện tập phải phù hợp với từng nhóm
đối tượng học sinh, giúp tất cả các em thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực vào q
trình hoạt động.
Luyện tập phải được tiến hành thường xuyên. Thực ra đây là hoạt động không
thể thiếu trong kế hoạch dạy học. Tuy nhiên để hình thành nên những phẩm chất, năng
lực cho học sinh, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến các hình thức tổ chức luyện tập,
sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lí. Tùy từng bài học mà giáo viên đặt ra cụ thể các
yêu cầu cần đạt, tạo cho các em luôn chủ động phát huy năng lực của bản thân, xem
luyện tập như một phần khơng thể thiếu trong q trình học tập.
7
3. Vai trị, vị trí hoạt động Luyện tập trong giờ đọc – hiểu thơ
Khi tổ chức các hoạt động dạy học, chúng ta luôn xác định, luyện tập là thao tác
sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá, cũng là biện pháp để giáo viên thu nhận “tín hiệu
phản hồi” từ kết quả tiếp nhận kiến thức của học sinh, đồng thời qua đó khắc sâu thêm
kiến thức cho các em. Muốn làm tốt điều đó, giáo viên và học sinh cần phải thực hiện
tốt và hồn thành có hiệu quả các hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức
mới bởi đây là những hoạt động có ý nghĩa tạo nền tảng để học sinh phát huy năng lực
học tập, tiếp thu kiến thức cũng như kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Luyện tập trong giờ đọc – hiểu thơ có thể xem là một sự trải nghiệm hết sức bổ
ích và lí thú. Tham gia vào q trình luyện tập học sinh khơng chỉ thể hiện được kiến
thức, sự am hiểu về thơ ca mà cái chính là khi thực hiện những yêu cầu mà giáo viên
đưa ra, các em có cơ hội để thể hiện chính mình, phát huy được những năng lực của
bản thân, trau dồi những phẩm chất, tự hoàn thiện nhân cách tham gia tích cực vào các
hoạt động thiết thực để xây dựng cuộc sống.
Trong các giờ đọc - hiểu thơ, việc tổ chức một cách khoa học hoạt động luyện
tập sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động, gợi được hứng thú cho học sinh, khơi dậy ở
các em những rung động thẩm mĩ, thấy được cái hay cái đẹp của thơ ca. Đặc biệt khi
tham gia vào các hoạt động luyện tập mà giáo viên đã thiết kế trong kế hoạch dạy học,
các em sẽ hình thành nên những kĩ năng, bồi dưỡng tâm hồn, biết lắng nghe, biết chia
sẻ, có lối sống lành mạnh tích cực, năng động.
Như chúng ta đã biết tất cả các phương pháp giáo dục cần phải tập trung phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực
tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Muốn đạt được điều đó, quan trọng và
khơng thể thiếu được là, người giáo viên phải sử dụng các hình thức rèn kỹ năng luyện
tập sáng tạo cho học sinh trong mỗi tiết học. Xem luyện tập là một hoạt động có tác
động tích cực nhất trong việc phát huy phẩm chất, năng lực hiệu quả nhất đối với người
học.
8
Có thể khẳng định, hoạt động Luyện tập trong giờ đọc – hiểu thơ có vị trí và vai
trị hết sức quan trọng. Chính vì vậy khi tổ chức hoạt động này, giáo viên cần nghiên
cứu để đưa ra những hình thức phù hợp, khả thi dễ thực hiện.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ SÁNG KIÊN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
TRONG DẠY HỌC THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1930-1945)
I. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ CA CÁCH MẠNG
I.1. Thơ ca cách mạng
- Khái niệm thơ ca cách mạng
Thơ ca cách mạng được hiểu là tiếng nói của những nhà yêu nước, của các chiến sỹ và
quần chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng. Họ coi thơ văn trước hết là một
thứ vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù dân tộc, là phương tiện để truyền bá tư tưởng
yêu nước và cách mạng, thể hiện tình cảm tình yêu đối với quê hương, đất nước.
- Bối cảnh xã hội
Từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 là giai đoạn rối ren của xã hội
Việt Nam. Biết bao biến cố đã xảy ra trên tất cả các phương diện về kinh tế, văn hóa,
chính trị…Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của người
dân lúc bấy giờ. Có thể nói chính các thế lực thống trị đế quốc thực dân và phong kiến
mâu thuẩn nhau cùng với nền kinh tế nước ta giai đoạn này rơi vào tình trạng kiệt quệ
bới chế độ sưu thuế nặng nề, nạn đói hồnh hành, người chết đói hàng loạt, bên cạnh
đó việc thi hành chính sách ngu dân của thực dân Pháp khiến cho số người mù chữ
trong nước lên đến 90%. Văn hóa phương Tây cũng ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn
hóa nước ta về lối sống, nếp nghĩ, tâm hồn và ý thức. Tuy nhiên trong 45 năm đầu thế
kỉ này nhiều phong trào đấu tranh của nhân ta đã nổ ra, các tư tưởng mới mẻ xuất hiện,
đặc biệt là sự ra đời của Đảng ngày 3 tháng 2 năm 1930 đã có những tác động mạnh mẽ
đến đời sống văn học, trong đó thơ ca cách mạng chịu ảnh hưởng một cách sâu sắc nhất.
9
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới. Từ đất nước bị mất
chủ quyền, nhân dân nô lệ lầm than trở thành một đất nước độc lập tự do, nhân dân làm
chủ. Thành quả đó là quá trình đấu tranh bền bỉ, cùng với việc phát huy sức mạnh của
cả dân tộc, đặc biệt là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Bối cảnh lịch sử thay đổi đã tác động làm thay đổi cả đời sống văn học. Chính vì vậy,
nếu như trước cách mạng văn học nước ta phát triển với nhiều trào lưu, nhiều bộ phận
thì sau cách mạng tháng Tám nền văn học phát triển thống nhất dưới sự lãnh đạo của
Đảng, văn học trở thành một bộ phận cách mạng, phục vụ cho sự nghiệp chung của cả
nước. Thế nhưng trong một thời gian ngắn thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược nước
ta, trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, tháng 12 năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu
gọi toàn quốc kháng chiến, đất nước ta bước vào thời kì đấu tranh lâu dài đánh đuổi
thức dân Pháp để bảo vệ nên độc lập, lật đổ chế độ Việt Nam cộng hịa, đánh đuổi đế
quốc Mỹ giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Trong bối cảnh mới này nền văn
học cách mạng có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các phương diện mà thơ ca là
thể loại để lại nhiều dấu ấn nổi bật.
+ Thành tựu
Trước cách mạng tháng Tám văn học nói chung, thơ ca nói riêng phát triển mạnh mẽ
và đạt được những thành tựu to lớn. Nếu như ở bộ phận văn học cơng khai thành tựu
trải đều trên các thể loại thì ở bộ phận văn học không công khai do phát triển trong hồn
cảnh đặc biệt khó khăn, kẻ thù thường xuyên bắt bớ nên thơ ca là thể loại phát triển
mạnh nhất. Trong thời gian này khơng ít những nhà thơ cách mạng bị địch bắt, phải
chịu cảnh tù đày cho nên khi ở trong lao tù họ lại có nhiều thời gian dành cho nghệ
thuật hơn. Chính vì thế khi tìm hiểu thơ ca cách mạng người đọc dễ dàng nhận ra, những
tác phẩm hay nhất, đặc sắc nhất là những sáng tác của các chí sĩ cách mạng trong hồn
cảnh tù đày. Đó là nhà thơ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngơ
Đức Kế, Sóng Hồng, Đặng Xuân Thiều, Xuân Thủy…và đặc biệt là hai nhà thơ lớn,
hai ngôi sao sáng nhất của thơ ca cách mạng Hồ Chí Minh và Tố Hữu.
10
Xét về phương diện nội dung tư tưởng thơ ca cách mạng thời kỳ này có những thành
tựu nổi bật như thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng một cách hiệu quả góp
phần thúc đẩy các phong trào đấu tranh dành độc lập. Bên cạnh đó chủ nghĩa yêu nước
cũng được thể hiện một cách sâu sắc vừa mang tính truyền thống vừa mới mẻ phù hợp
với hồn cảnh của xã hội và xu thế của thời đại. Những sáng tác thơ ca của Hồ Chí
Minh, Tố Hữu và những nhà thơ cách mạng khác họ đã mang đến nội dung này một
màu sắc mới đó là chủ nghĩa yêu nước gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần
quốc tế vô sản.
Sau cách mạng tháng Tám đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, nền thơ ca cách mạng Việt Nam nở rộ với những thành tựu xuất sắc.
Trong thời kì này chúng ta có một đội ngũ sáng tác đông đảo với nhiều thế hệ nối tiếp
nhau đã tạo nên một diện mạo riêng cho thơ ca. Sứ mệnh lịch sử của thơ ca cách mạng
vẫn tiếp tục được phát huy, thành tựu nổi bật ở giai đoạn này đó là thể hiện nội dung
yêu nước một cách sâu sắc và hết sức phong phú như ngợi ca chế độ xã hội chủ nghĩa,
ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước. Ngồi ra nội dung yêu nước còn thể hiện ở việc ngợi ca Đảng
và Bác Hồ, ngợi ca con người Việt Nam, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội, cảnh
sắc thiên nhiên…Tiêu biểu là nhà thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân
Diệu, Chính Hữu, Quang Dũng, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa…đã hình thành nên
một kiểu nhà thơ đặc biệt, nhà thơ - chiến sĩ. Chính vì vậy có thể khẳng định văn học
giai đoạn này thơ ca trở thành dòng chủ lưu thực hiện sứ mệnh lịch sử một cách xuất
sắc.
Về phương diện hình thức nghệ thuật, thơ ca cách mạng thời kì trước cách mạng tháng
Tám cũng có những thành tựu nhất định. Nếu như các nhà thơ như Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…sáng tác của những cây bút này, mặc dù đã có
những đổi mới rõ nét về nội dung tư tưởng, nhưng thể loại, ngơn ngữ, văn tự và thi
pháp, nói chung vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của thi pháp văn học trung đại thì Tố Hữu
11
lại sử dụng nhiều thể thơ, sử dụng ngôn ngữ bình dân giản dị để xây dựng hình tượng
nghệ thuật, phát huy được vẻ đẹp giàu có của tiếng Việt. Đến sau cách mạng thắng Tám
cụ thể từ năm 1945 đến năm 1975, các thể loại trong thơ được vận dụng phong phú, từ
các thể thơ cách luật đến thể thơ tự do, thơ văn xuôi. Ngôn ngữ thơ trở nên giản dị trong
sáng hơn, nhà thơ luôn bồi đắp những sắc thái riêng trong tiếng nói thơ ca của mình.
Đây chính là u tố quan trọng làm nên phong cách thơ cho nhiều nhà thơ cách mạng
lúc bấy giờ.
Thành tựu mà thơ ca cách mạng để lại là hết sức lớn lao trên tất cả các phương diện cả
về nội dung tư tưởng và về hình thức nghệ thuật. Trên chặng đường dài hình thành và
phát triển đó, với hàng trăm nhà thơ, hàng nghìn tác phẩm, với những tên tuổi chói
sáng, đội ngũ nhà thơ cách mạng đã xây dựng nên những tượng đài thơ ca sừng sững
mà tác phẩm của họ đã in đậm trong lòng nhiều thế hệ độc giả.
I.2. Vị trí, vai trị của thơ ca cách mạng trong Văn học Việt Nam
Trong nền văn học Việt Nam, thơ ca cách mạng có một vị trí hết sức quan trọng
góp phần làm cho nền văn học phát triển bề thế và phong phú hơn. Chính vì vậy, một
điều mặc nhiên dễ dàng nhận ra là khi nói đến nền văn học Việt Nam là chúng ta nghĩ
ngay đến nền văn học cách mạng. Đặc biệt là văn học Việt Nam sau cách mạng tháng
8 năm 1945.
Thơ ca cách mạng chứa đựng nội dung tư tưởng lớn, góp phần định hình cho nền
văn học cách mạng Việt Nam trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật phản chiếu
hiện thực cuộc sống. Qua những sáng tác của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi,
Quang Dũng, Hồng Cầm, Hồng Trung Thơng…người đọc cảm nhận được sức mạnh,
tâm hồn của cả dân tộc trong những năm tháng bị thực dân Pháp đô hộ, đặc biệt là trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Đối với nền văn học cách mạng Việt Nam, thơ ca nói chung và thơ cách mạng
nói riêng ln phát huy vai trị sứ mệnh lịch sử của nó trong việc tun truyền lí tưởng
12
cộng sản, lí tưởng cách mạng, đường lối của Đảng một cách hiệu quả. Cho nên nhà thơ
Sóng Hồng đã viết:
Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền
Chính vì vậy, với sứ mệnh lịch sử vẻ vang đó, chúng ta nhận thấy vai trị lớn lao của
“những vần thơ thép”. Có thể xem đây là một bộ phận không thể thiếu của sự nghiệp
cách mạng chung cả nước.
I.3. Thực trạng dạy học thơ ca cách mạng 1930-1945 trong chương trình THPT
hiện nay
Thơ ca cách mạng 1930-1945 trong chương trình THPT hiện nay tập trung ở
chương trình Ngữ Văn lớp 11, bao gồm các văn bản: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất
dương lưu biệt) của Phan Bội Châu; Mộ (Chiều tối), Lai tân của Hồ Chí Minh; Từ ấy,
Nhớ đồng của Tố Hữu. Có thể khẳng định đây là những tác phẩm rất có giá trị, là sợi
chỉ đỏ, là những mẫu mực về nội dung tư tưởng có vai trị rất lớn trong việc thể hiện
những tư tưởng cách mạng lớn lao. Không dừng lại ở đó, mặc dù cịn chịu ảnh hưởng
của thi pháp văn học trung đại, nhưng những tác phẩm trên vẫn có giá trị lớn về hình
thức nghệ thuật, cho nên việc đọc – hiểu thơ nói chung và thơ ca cách mạng nói riêng
có vai trị hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Thực trạng dạy học thơ ca cách mạng 1930-1945 trong chương trình THPT hiện
nay
Trong suốt thời gian dài hình thành và phát triển, thơ ca cách mạng đã có những
thành tựu hết sức rực rỡ. Nếu như trước cách mạng tháng Tám, mặc dù tồn tại không
công khai nhưng tầm ảnh hưởng của những tác phẩm thơ của các chí sĩ cách mạng, của
Hồ Chí Minh, Tố Hữu đối với nhận thức, tư tưởng của nhân dân hết sức sâu rộng. Cho
nên thơ ca cách mạng đã phát huy được tinh chiến đấu mạnh mẽ đối với bon thực dân
13
với tay sai, thể hiện nguyện vọng của nhân dân về độc lập dân tộc, về tự do, dân chủ.
Trong bối cảnh lúc bấy giờ, các nhà hoạt động cách mạng đã sử dụng thơ ca là thứ vũ
khí sắc bén để đấu tranh đối với kẻ thù xâm lược, góp phần làm nên những thắng lợi
mà đỉnh cao là cách mạng tháng Tám. Được lựa chọn đưa vào chương trình Ngữ Văn
THPT, mặc dù ra đời cách đây đã hàng chục năm, bối cánh xã hội đã khác trước nhưng
có thể khẳng định những tác phẩm thơ cách mạng vẫn có vai trị hết sức quan trọng
trong việc xây dựng chương trình ngữ văn THPT. Thơng qua nội dung tư tưởng, vẻ đẹp
của nhân vật trữ tình cũng như những phẩm chất đáng quý, những tư tưởng tiến bộ của
các nhà thơ, việc giáo dục học sinh tình yêu đất nước, u lí tưởng, có khát vọng đấu
tranh, khát vọng cống hiến cho cộng đồng, xã hội sẽ trở nên thuận lợi rất nhiều. Bên
cánh đó qua mỗi bài học chúng ta cịn hình thành ở người học những tình cảm cao đẹp
về sự sẻ chia, tình yêu thương, tinh thần đồn kết, biết trân trọng những đóng góp lớn
lao của bao thế hệ cha ông, ghi nhớ những trang sử vẻ vang của dân tộc. Để làm được
điều đó mỗi giáo viên, trong q trình dạy học cần nỗ lực không ngừng trong việc lập
kế hoạch dạy học, sử dụng phù hợp các phương pháp, tổ chức các hoạt động một cách
sáng tạo khoa học, vừa đảm bảo tính chủ động trong việc tiếp nhận tri thức, kĩ năng cho
học sinh, vừa giáo dục, hình thành những năng lực, phẩm chất cho các em trong quá
trình học tập.
Thơ cách mạng là một thể loại văn học phản ánh và cổ vũ cuộc sống chiến đấu, lao
động của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước và sau năm 1975. Cho nên nó đã có ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống xã hội
trong suốt chiều dài lich sử. Trong chương trình Ngữ Văn THPT, thơ ca cách mạng
chiếm một lượng lớn thời gian của kế hoạch dạy học trong năm học đặc biệt là lớp 11
và lớp 12. Việc dạy học nhiều tác phẩm thơ cách mạng đã hình thành nên ở giáo viên
những tình cảm yêu quý, trân trọng, những nhận thức sâu sắc về vai trò của thơ ca cách
mạng trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế để
truyền tải hết những giá trị về nội dung tư tưởng và đặc sắc về nghệ thuật một cách hiệu
14
quả nhất thì có khơng ít giáo viên chưa thể thực hiện một cách bài bản, hiệu quả, đặc
biệt là những giáo viên có tuổi nghề cịn ít, chưa có nhiều kinh nghiệm. Như chúng ta
đã biết, dạy học thơ cách mạng có những đặc thù riêng. Giáo viên khơng chỉ dạy học
bằng năng lực chuyên môn mà bằng cả tâm hồn và lí tưởng sống, lí tưởng cách mạng
cao đẹp. Thậm chí để thực hiện tốt một tiết dạy học thơ cách mạng có hiệu quả, khi lên
lớp giáo viên cần huy động nhiều kiến thức, đặc biệt là kiến thức về lịch sử. Như vậy
mới làm cho giờ dạy học trở nên sinh động, phát huy hết năng lực của các em. Thế
nhưng trong quá trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy có khơng ít giáo viên vẫn chưa
hồn thành tốt mục tiêu bài học, chưa dùy trì được hứng thú lâu dài cho học sinh. Đây
là một thực trạng đã xảy ra mà chúng ta cần suy ngẫm.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến thực trạng đó là do các em chưa được trang bị một
cách bài bản các kĩ năng học tập, chưa được bồi dưỡng nhiều về lí tưởng sống, lí tưởng
cách mạng, cũng như các tình cảm lớn cần ni dưỡng bồi đắp tâm hồn. Thực trạng
này đã làm cho rất nhiều giáo viên trăn trở, suy ngẫm, tiềm kiếm giải pháp để nâng cao
hiệu quả dạy học thơ ca cách mạng.
II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP TRONG DẠY HỌC THƠ
II.1. Thực trạng tổ chức hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca cách mạng
Thời lượng, số tiết dành cho việc dạy học thơ ca cách mạng trong chương trình
Ngữ Văn THPT tương đối nhiều. Cho nên hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh
trong quá trình dạy học mất khá nhiều thời gian. Việc khám phá nhưng tác phẩm có giá
trị về nghệ thuật, có chiều sâu phong phú về nội dung tư tưởng trở nên hết sức cần thiết,
vì vậy trong kế hoach dạy học, giáo viên và học sinh thường chú trọng thực hiện hoạt
động khởi động và hình thành kiến thức, với mục đích cao nhất là trang bị kiến thức mà
khơng sử dụng thời gian một cách hợp lí cho hoạt động luyện tập. Thậm chí có những
giáo viên còn sử dụng quỹ thời gian luyện tập cho việc giảng dạy truyền thụ kiến thức
15
điều đó dẫn đến việc phân bố thời gian cho giờ học thiếu khoa học, khơng thể hồn
thành được mục tiêu bài học.
Việc tổ chức hoạt động luyện tập không bài bản cũng là một hạn chế trong quá
trình dạy học thơ ca cách mạng. Thường thì thầy cơ giáo khi hướng dẫn học sinh thực
hành luyện tập hay sử dụng các hướng dẫn luyện tập sau mỗi bài học ở sách giáo khoa.
Đó là những câu hỏi chủ yếu kiểm tra, khắc sâu kiến thức cho học sinh, chưa sáng tạo,
xây dựng một hình thức luyện tập phù hợp để giúp các em hình thành nên những kĩ
năng để giải quyết các vấn đề diễn ra trong cuộc sống.
Một thực trạng nữa là tổ chức hoạt động luyện tập chưa rạch ròi, còn nhập nhằng
với các hoạt động khác, đặc biệt là chưa chú trọng đến hình thức và phương pháp luyện
tập. Một số giáo viên còn kết hợp hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động luyện
tập trong quá trình dạy học, hình thức hoạt động thì đơn điệu, lặp lại ở các bài học,
phương pháp cách thức tổ chức thiếu sáng tạo, chưa bài bản. Vấn đề này đã ảnh hưởng
khơng nhỏ đến việc hình thành kĩ năng, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cần thiết cho
các em, gây sự nhàm chán, thiếu hứng thú trong quá trình học tập.
Các nội dung đưa ra trong hoạt động luyện tập cịn máy móc, chưa chú trọng
nhiều đến hoạt động của học sinh. Giáo viên thường nêu câu hỏi, sau đó gọi học sinh
trình bày rồi nhận xét, làm cho các em luôn bị động, chưa sẵn sàng chủ động, xem mình
là chủ nhân trung tâm của hoạt động giải quyết các tình huống có vấn đề. Thậm chí nếu
thiếu hoạt động luyện tập, học sinh sẽ khơng có cơ hội để thể hiện bản thân, khơng vận
dụng được lí thuyết vào thực hành làm cho các em mất hứng thú học tập khơng có cơ
hội để rèn luyện khắc sâu bồi dưỡng phẩm chất, năng lực.
II.2 . Mục đích luyện tập
Việc đánh giá một giờ dạy học có hiệu quả được dựa trên rất nhiều tiêu chí, yếu
tố quan trong đầu tiên đó là việc xây dựng kế hoach và tổ chức các hoạt động dạy học
một cách khoa học phù hợp với mục tiêu bài học cũng như đối tượng học sinh. Trong
16
bốn hoạt động của một tiết học, nếu như hoạt động khởi động chú trong vào việc tạo
hứng thú, lôi cuốn các em vào bài học, hoạt động hình thành kiến thức mới tập trung
vào việc trang bị kiến thức thì hoạt động luyện tập là thực hiện một chức năng riêng đó
là giúp các em vận dụng trí thức đã học vào việc thực hành để khắc sâu kiến thức, hình
thành nên những kĩ năng sống, bồi dưỡng phấm chất, năng lực giúp các em trưởng
thành hơn trong cuộc sống. Cho nên hoạt động luyện tập có một vai trị hết sức quan
trọng. để làm được điều đó chúng ta cần xác định rõ mục đích của hoạt động luyện tập,
từ đó lên kế hoạch, tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Đối với giáo viên, việc tổ chức hoạt động luyện tập nhằm để quan sát nhìn nhận
đánh giá năng lực của học sinh. Từ hoạt động của các em mà thầy cơ giáo có thể thấy
được khả năng vận dụng kiến thức, khả năng tương tác hình thành kĩ năng của học sinh
đang ở mức độ nào. Bên cạnh đó, qua q trình luyện tập, giáo viên có thể rút ra cho
bản thân những kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động từ đó xây dựng các hoạt động
trong một bài học hoàn chỉnh hơn.
Đối với học sinh, khi thực hiện nhiệm vụ học tập này, các em có cơ hội để vận
dung kiến thức vừa thực hiện ở hoạt động một và hai vào việc giải quyết các nhiệm vụ
mà giáo viên đã đặt ra, giúp các em tự nhận xét đánh giá khả năng của bản thân, phát
huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, nâng cao nhận thức, nỗ lực hết mình trong
quá trình học tập.
Quan điểm giáo dục hiện đại không chỉ tập trung vào việc trang bị kiến thức mà
còn đặc biệt quan tâm đến khả năng vận dụng tri thức vào thực hành của học sinh. Cho
nên sử dụng phương pháp phù hợp, tổ chức hoạt động khoa học, sáng tạo sẽ làm cho
việc dạy và học đạt kết quả cao. Đối với môn Ngữ Văn, hoạt động luyên tập là hết sức
cần thiết góp phần tích cực trong việc làm cho giờ học trở nên sinh động, người dạy và
người học hứng thu hơn, say mê và quý trong môn học hơn. Cho nên hoạt động luyện
17
tập có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích khơi dậy đam mê học tập, nâng cao vị thế
của môn học.
II.3. Phẩm chất, năng lực hướng đến trong hoạt động lụn tập
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đã tạo bước đột phá về đổi mới giáo dục. Đây
có thể xem là một nhiệm vụ chính trị xã hội quan trọng của cả nước đã tác động mạnh
mẽ đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh cũng như phụ huynh. Cho nên để thực hiên
tốt nhiệm vụ quan trọng này giáo viên cần triển khai các kĩ thuật, phương pháp dạy học
mới mẻ hiện đại để thay đổi tư duy cũ, phải tạo cho học sinh cảm hứng trong từng bài
học, giúp các em có thời gian trải nghiệm nhiều hơn, không được phép truyền kiến thức
một chiều. Chú trọng thực hiện dạy học phát triển năng lực, phẩm chất, đổi mới hình
thức kiểm tra đánh giá để có những nhận xét đúng đắn khách quan về kiến thức, kĩ năng
của học sinh. Một trong những hoạt động mang lại hiệu quả trong việc bồi dưỡng phẩm
chất, năng lực cho các em đó là tổ chức hoạt động luyện tập có chủ đích, chủ điểm,
sáng tạo, được xây dựng trong kế hoạch dạy học một cách chuyên sâu, bài bản.
Những phấm chất, năng lực mà giáo viên cần hướng tới trong quá trình dạy học đặc
biệt là trong hoạt động luyện tập đó là: Về phẩm chất, thơng qua hoạt động luyện tập,
giáo viên cần hướng tới bồi dưỡng cho các em tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, đức
tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đây là năm phẩm chất quan trọng và hết sức
cần thiết đối với mối học sinh trong thời hội nhập của đất nước. Tuy nhiên tùy vào mỗi
bài học, tùy vào tiết đọc hiểu văn bản thơ cách mạng mà giáo viên có thể tập trung bồi
dưỡng những phẩm chất cần thiết. Ví dụ khi dạy đọc hiểu văn bản Chiều Tối (Mộ) của
Hồ Chi Minh hay Từ Ấy của Tố Hữu, giáo viên có thể tập trung hình thành ở các em
phẩm chất yêu nước, nhân ái và trách nhiệm; về năng lực hướng tới trong quá trình dạy
học mà giáo viên cần giúp các em đạt được bao gồm ba năng lực chung, năng lực tự
chủ tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đây
là những năng lực mà học sinh cần đạt được trong quá trình học tập ở bất cứ môn học
18
nào. Ngồi ra có bảy năng lực chun mơn mà giáo viên cũng cần chú ý bồi dưỡng cho
học sinh khi tổ chức hoạt động luyện tập đó là: năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội,
năng lực cơng nghệ, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực tin học, năng lực
tính tốn và năng lực ngơn ngữ. Với môn Ngữ Văn, chúng ta chủ yếu hướng đến nhiều
hơn là năng lục thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ.
Như vậy thông qua hoạt động luyên tập khi dạy đọc hiểu thơ ca cách mạng, giáo
viên cần hướng đến bồi dưỡng năm phẩm chất và năng lực thẩm mĩ, năng lực ngơn ngữ
cho học sinh. Đây có thể xem là những yếu tố chủ yếu quan trọng cấu thành nhân cách
con người mà tư tưởng đổi mới giáo dục đã có những tác động tích cực đến cả người
dạy và người học, đặc biệt là học sinh, giúp các em phát triển một cách hài hòa đầy đủ
phẩm chất và năng lực.
II.3. Đa dạng hố hoạt đợng lụn tập
II.3.1. Viết đoạn văn
Viết đoạn văn là hình thức hoạt động luyện tập không mới những không thể thiếu trong
hoạt động dạy học. Khi viết đoạn văn, các em sẽ có cơ hội để rèn luyện kĩ năng viết
trên lớp cũng như năng lực ngôn ngữ. Biết căn chỉnh thời gian, xác định nội dung cần
truyền đạt, biết đặt mình vào tình huống có áp lực để hồn thành nhiệm vụ mà giáo viên
giao cho.
Các bước tiến hành tổ chức luyện tập:
- Giáo viên nêu chủ đề viết đoạn văn (chủ đề phải đảm bảo yêu cầu sát với nội dung
tiết học, phải gợi được hứng thú, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cần thiết cho
học sinh) và yêu cầu học sinh viết trong khoảng thời gian và dung lượng nhất định
- Học sinh nhanh chóng hoạt động viết đoạn văn
19
- Trong quá trình học sinh hoạt động, giáo viên quan sát, theo dõi thậm chí có khi trực
tiếp giải quyết những tình huống có vấn đề, giúp các em hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Bước tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn văn mà mình vừa viết
- Cuối cùng yêu cầu học sinh nhận xét đánh giá, giáo viên củng cố, nêu rõ yêu cầu cần
đạt khi viết đoạn văn cũng như phẩm chất và năng lực mà các em cần quan tâm bồi
dưỡng. Đó là phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
ngôn ngữ.
II.3.2. Phát biểu theo chủ đề
Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong quá trình học tập của học sinh thường nảy
sinh nhiều vấn đề buộc các em phải suy nghĩ và đưa ra những ý kiến của mình, từ đó
cùng với mọi người tìm ra một điểm chung, một cách giải quyết thoả đáng nhất. Với
tầm quan trọng như vậy, khi xây dựng hoạt động luyện tập giáo viên có thể nêu ra một
chủ đề nào đó liên quan đến bài học để các em xây dựng sau đó tham gia phát biểu ý
kiến, trình bày quan điểm, tư tưởng của mình. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm mạng
đến cho các em sự tự tin trong quá trình giao tiếp. Khi tham gia phát biểu giáo viên sẽ
hướng cho các em rèn luyện những phẩm chất như chăm chỉ, trách nhiệm, những năng
lực như năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
ngôn ngữ. Để thực hiện hình thức luyện tập này có hiệu quả, giáo viên cần lựa chọn
chủ đề phù hợp với mục tiêu bài học, phù hợp với thời gian tổ chức hoạt động và phù
hợp với năng lực kiến thức, kĩ năng của học sinh. Mặt khác chúng ta cũng cần phải xác
định việc học sinh phát biểu theo chủ đề trong hoạt động luyện tập chỉ dừng lại ở việc
tổ chức cho các em làm quen dần với việc trình bày một vấn đề, thể hiện quan điểm tư
tưởng trước tập thể chứ không phải yêu cầu ở mức độ cao trong việc tạo ra sản phẩm
khi hoạt động luyện tập.
Với học sinh khi thực hiện hình thức hoạt động này, các em cần phải chủ động
tích cực, chuẩn bị nội dung phát biểu chu đáo, tự tin khi được mời đứng dậy phát biểu.
20
Để bài phát biểu thu hút được sự chú ý đối với mọi người, các em cần lựa chọn vấn đề
có chiều sâu, có sức thu hút, biết vận dụng khả năng ngơn ngữ một cách nhuần nhuyễn
để trình bày nhằm thể hiện một cách tốt nhất năng lực bản thân.
Trong quá trình học sinh phát biểu theo chủ đề, giáo viên cần chú ý quan sát,
lắng nghe để nắm bắt diễn biến hoạt động của học sinh để có nhận xét đánh giá một
cách chính xác. Mặt khác, thơng qua những thơng số đó giáo viên có thể điều chỉnh, tổ
chức hoạt động luyện tập phù hợp hơn.
II.3.3. Thuyết trình
Như chúng ta đã biết, thuyết trình là trình bày một cách hệ thống và rõ ràng một
vấn đề trước đơng người. Hiểu một cách đơn giản, thuyết trình là trình bày trước nhiều
người về một vấn đề nhằm mục đích thuyết phục, cung cấp thơng tin hoặc tạo sức ảnh
hưởng đối với người nghe. Trong học tập, thuyết trình là một kỹ năng bắt buộc với hầu
hết học sinh trong nhiều mơn học. Đồng thời, thuyết trình cũng là cơ hội để các em rèn
luyện và tràu dồi khả năng trình bày trước thầy cơ và các bạn của mình, trang bị cho
các em những kĩ năng cần thiết, giúp các em đạt được những thành công trong cuộc
sống.
Trong luyện tập, hình thức thuyết trình là một hoạt động khơng được nhiều giáo
viên sử dụng bởi nó có những khó khăn nhất định. Đặc biệt là với đối tượng học sinh
người miền núi, những học sinh có năng lực trung bình. Tuy nhiên đối với những học
sinh lớp chọn, trường chun thì hình thức hoạt động này rất có hiệu quả. Để hình thành
cho học sinh những kiến thức ban đầu của kĩ năng thuyết trình trong hoạt động luyện
tập, giáo viên thực hiện một số công việc sau:
- Giao nhiệm vụ trước để các em ở nhà chuẩn bị sản phẩm, với tiết học là đọc –
hiểu thơ trữ tình cách mạng thì vấn đề cần thuyết trình mà giáo viên có thể giao cho
học sinh (theo nhóm) thực hiện như:
21
Chủ đề 1: Tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (khi dạy Chiều tối)
Chủ đề 2: Lí tưởng sống của thế hệ trẻ hôm nay (khi dạy Từ ấy)
- Về phía học sinh, các em phải chuẩn bị sản phẩm ở nhà. Học sinh có thể dùng
bản in hoặc bản powerpoint để thuyết trình
- Một số vấn đề mà giáo viên cần lưu học sinh: thời lượng thuyết trình là 2 phút,
vấn đề chuẩn bị phải sát với chủ đề đã đặt ra, trình bày ngắn gọn, ngơn ngữ, phong thái
phải phù hợp, quá trình trình bày phải chú ý đến thái độ người nghe để điều chỉnh
phương pháp trình bày, nội dung sao cho phù hợp, ngồi ra các nhóm có thể luyện tập
ở nhà để hồn chỉnh sản phẩm trước khi tham gia hoạt động.
- Sau quá trình học sinh luyện tập, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm trao đổi,
nhận xét rút kinh nghiệm.
- Kết thúc hoạt động, giáo viên đánh giá sản phẩm của các nhóm, nhận xét những
ưu điểm để các em phát huy, chỉ ra những hạn chế giúp các em khắc phục. Bên cạnh
đó giáo viên cũng giúp các em nhận thức sâu hơn về mục đích của hoạt động luyện tập
theo hình thức này để các em có ý thức rèn luyện thường xuyên trong quá trình học tập.
II.3.4. Đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó
trong một tình huống giả định. Giúp học sinh rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng
xử và bày tỏ thái độ trong mơi trường an tồn trước khi thực hành trong thực tiễn.
Xây dựng hình thức luyện tập này có tác dụng rõ rệt trong việc gây hứng thú và
sự chú ý cho học sinh, tạo điều kiện để các em phát huy sự sáng tạo, khích lệ sự thay
đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị, xã hội.
Những tình huống giả định mà giáo viên có thể giao cho học sinh chuẩn bị sản phẩm ở
nhà
22
+ Nhập vai Phan Bội Châu để nói lời chia tay bạn đồng chí lên đường sang Nhật hoạt
động cách mạng
+ Hãy tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình – chàng trai trẻ vừa đứng vào hàng ngũ
của Đảng trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để diễn tả cảm xúc khi được giác ngộ lí
tưởng.
Một số lưu ý khi đưa ra các tình huống
+ Tình huống đưa ra phải phù hợp với đối tượng học sinh và chủ đề của bài học
+ Tình huống phải phù hợp với hoàn cảnh lớp học, với thời gian của hoạt động luyện
tập
+ Tình huống phải có nhiều phương án để học sinh giải quyết
Cách tiến hành
+ Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho học sinh.
+ Các nhóm thảo luận nhanh để chuẩn bị đóng vai theo tình huống được giao (hoạt
động này đã được các em chuẩn bị ở nhà)
+ Các nhóm cử đại diện lên thực hiện vai diễn của mình
+ Giáo viên và học sinh nhân xét phần trình diễn của các nhóm
+ Kết thúc hoạt động luyện tập giáo viên lưu ý học sinh về sự cần thiết của việc rèn
luyện, bồi dưỡng những phẩm chất năng lực thơng qua hình thức nhập vai khi hoạt
động luyện tập.
II.3.5 . Điền thông tin
Luyện tập bằng hình thức điền thơng tin là hình thức dạy học có khả năng huy
động tối đa sự tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu tri thức,
23
rèn luyện kĩ năng. Khi thực hiện nhiệm vụ này các em sẽ có dịp thể hiện được những
phẩm chất năng lực đã được bồi dưỡng, rèn luyện. Để nhằm phát triển tốt những yếu tố
đó cho học sinh, giáo viên cần lựa chọn những vấn đề có giá trị lớn về nội dung tư
tưởng có những đặc sắc về nghệ thuật, yêu cầu học sinh xử lí lựa chọn thơng tin – kiến
thức chính xác nhất để trình bày, khơi dậy hứng thú nâng cao ý thức bồi dưỡng phẩm
chất năng lực cho bản thân.
Cách thực hiện
+ Phần chuẩn bị của giáo viên: Xây dựng bảng thông tin (bằng powerpoint) được mơ
phỏng qua ví dụ sau:
Hãy điền thơng tin cột B sao cho phù hợp nhất
A
B
24
1. Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh được viết năm
nào?
2. Năm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng?
3. Xác định nhãn tự trong bài thơ Chiều tối?
4. Trong bài thơ Từ ấy, Tố Hữu đã nhận mình là
những thành viên nào trong gia đình?
5. Hình ảnh “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” trong
bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được nhà thơ xây
dựng bằng bút pháp gì?
6. Chất liệu văn học dân gian nào được Nguyễn
Khoa Điềm sử dụng trong câu thơ “Đất là nơi em
đánh rơi trong nỗi nhớ thầm”?
+ Hoạt động của học sinh: sau khi quan sát bảng thơng tin (được giáo viên trình chiếu
trên bảng) các em nhanh chóng (điền thơng tin) phát biểu trình bày ý kiến của mình.
Hoạt động này phải diễn ra nhanh chóng, học sinh cần huy động năng lực cá nhân để
hoàn thành nhiệm vụ.
+ Phần kết thúc, giáo viên trình chiếu thơng tin cột B, nhận xét đánh giá quá trình hoạt
động của học sinh và yêu cầu các em rút ra bài học sau khi hoạt động.
II.3.6. Thảo luận
Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học khi giáo viên tổ chức cuộc đối thoại
trao đổi giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên nhằm huy động trí tuệ
25