Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, thích ứng với dịch bệnh covid 19 tại trường THPT tây hiếu (TX thái hòa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 41 trang )

ĐỀ TÀI
Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chun mơn
đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng 2018, thích ứng với dịch bệnh Covid-19
tại trường THPT Tây Hiếu (TX Thái Hòa) và trường THPT Cờ Đở (huyện Nghĩa Đàn)

----A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tổ chuyên môn là một bộ phận của một nhà trường, gồm một nhóm GV cùng
giảng dạy về một mơn học hay một nhóm mơn học được tổ chức lại để cùng nhau
thực hiện các nhiệm vụ, các phương pháp đổi mới giáo dục... đồng thời TCM cũng là
nơi phản hồi một cách chính xác nhất tính hiệu quả của phương pháp giáo dục của
đơn vị cơ sở. Trong tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn là người giữ vai trò quan
trọng nhất, là người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư
phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của
GV và chất lượng học tập của HS.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổ chun mơn đóng vai trị quan trọng
trong giáo dục. Trong các nhà trường ở các cấp học, vai trò của tổ chun mơn có ý
nghĩa quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cụ thể, là cấp quản lý cơ
sở và trực tiếp trong quá trình chỉ đạo các hoạt động chuyên môn. Do khách quan, chủ
quan mà hiện nay việc quản lý tổ hoạt động của các tổ chuyên môn trong các trường
phổ thông chưa được chặt chẽ, hiệu quả hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên
môn chưa cao.
Vấn đề đổi mới quản lý các hoạt động của trường phổ thơng nói chung, trong
trường THPT nói riêng đã có tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập
của nhà trường. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt trong nhà trường tham gia
các hoạt động giáo dục. Qua hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy cụ thể như: Xác
định đúng trọng tâm chương trình mơn dạy, bài dạy; bồi dưỡng phương pháp giảng
dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới của nội dung,
chương trình; bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ thuật, kỹ năng trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin, sử dụng thiết bị hiện đại vào giảng dạy; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra,


đánh giá theo chuẩn đối với cả giáo viên và học sinh.
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của nhà trường. Quản lý hoạt động chuyên môn là trách nhiệm của cả Hiệu trưởng,
các Phó Hiệu trưởng và TTCM với những nội dung và yêu cầu nhất định được phân
1


cấp và thực hiện trong sự phối hợp. Về mặt quản lý, TTCM là chủ thể quản lý trong
hệ thống tổ, là đối tượng quản lý trong hệ thống quản lý nhà trường. Nếu công tác
quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chủ yếu mang tính chất hành chính, chỉ thị,
giao nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát thì cơng tác quản lý của TTCM mang tính chất
chun mơn hóa, trực tiếp và phù hợp với nhiệm vụ của GV.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT trong bối
cảnh hiện nay thì nhà quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn)
cần có những biện pháp, cách thức tổ chức mới, linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động.
Trường THPT Tây Hiếu và THPT Cờ Đỏ là 2 ngơi trường có bề dày lịch sử và
tương đồng về tổ chức, đều ra đời trước hết để đáp ứng nhu cầu học tập của con em
các nông trường trên địa bàn (Nông trường 19/5, Nông trường Tây Hiếu 1, Nông
trường Tây Hiếu 2, Nông trường Tây Hiếu 3, Nông trường Cờ Đỏ...). Trong những
năm qua, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Sở GD&ĐT Nghệ An, hai
trường đã có những thay đổi cơ bản, xây dựng thành công trường chuẩn Quốc gia.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, BGH đã có những cách làm phù hợp,
mang lại hiệu quả tối ưu trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường.
Trong bối cảnh toàn ngành đã và đang thực hiện đổi mới theo chương trình
GDPT 2018, sự quản lý của Cấp ủy, BGH đối với hoạt động tổ chuyên môn là vô
cùng quan trọng. Nhằm xây dựng cẩm nang một số kinh nghiệm qua thực tiễn công
tác chia sẻ với anh em đồng nghiệp, với các nhà quản lý giáo dục, vì thế chúng tơi
chọn đề tài là: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chun
mơn, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng 2018, thích ứng với dịch bệnh

Covid-19 tại trường THPT Tây Hiếu, TX Thái Hòa và trường THPT Cờ Đỏ, Huyện
Nghĩa Đàn" làm sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trong các nhà trường, hoàn thành sứ mạng và niềm tin của cán bộ,
nhân dân địa phương tin giao.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý tổ chuyên môn ở các
trường THPT tại Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, để đề xuất các
biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn tại
trường THPT Tây Hiếu, THPT Cờ Đỏ, theo đó góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Tây
Hiếu và THPT Cờ Đỏ, tỉnh Nghệ An.
2


3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường
THPT Tây Hiếu và THPT Cờ Đỏ, tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
Fredrich Winslow Taylor (1856-1915), người được coi là cha đẻ của thuyết
quản lý khoa học - chìa khố vàng mở ra kỷ nguyên mới cho người Mỹ, đã đưa ra
định nghĩa "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó
hiểu được rằng họ đã hồn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất"
Hoạt động Tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hòa và
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã thực hiện cơ bản theo đúng quy định của Điều lệ
trường học và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay, quản lý tổ chuyên môn cần được cập nhật những phương thức quản
lí mới...để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay,
số lượng tổ chuyên môn giảm đi, các môn trong mỗi tổ tăng lên...nếu đề xuất được
các biện pháp quản lý dựa trên cơ sở lí luận về quản lí hoạt động TCM sát với thực

tiễn nhà trường, tập trung khắc phục những mặt hạn chế thì chất lượng hoạt động tổ
chuyên môn của nhà trường sẽ được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Tây Hiếu, THPT Cờ Đỏ
nói riêng và các trường THPT trên địa bàn, trong tỉnh nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt đông của tổ chuyên môn ở trường
THPT.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên mơn ở trường
THPT tại Thị xã Thái Hịa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường
THPT tại Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề xuất các biện pháp quản lý đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các tổ
trưởng chuyên môn của các trường THPT.
- Phạm vi khảo sát: Tại các trường THPT trên địa bàn Thái Hòa và Huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Tác giả đã tiến hành khảo sát 11 CBQL, 30 tổ trưởng, tổ
phó, nhóm trưởng chun mơn trong các nhà trường, thu thập số liệu báo cáo các
trường, tình hình thực tế CSVC…
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
3


Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá
các tài liệu khoa học về tổ chuyên môn, quản lý trường học, quản lý giáo dục, các văn
bản có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi
Sử dụng phiếu hỏi dành cho HT, các PHT, tổ trưởng chuyên môn và một số
giáo viên của 05 trường trên địa bàn Thị xã Thái Hòa và Hyện Nghĩa Đàn để tìm hiểu

thực trạng quản lý tổ chun mơn các trường THPT.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Thiết kế các câu hỏi bằng biểu Google để phỏng vấn, nắm bắt ý kiến của cán bộ
quản lý, giáo viên về thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn, quản lý hoạt động
của tổ chuyên môn trong các trường THPT ở Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu kế hoạch hoạt động, nghiên cứu biên bản sinh hoạt của tổ chuyên
môn, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và các sản phẩm khác của hoạt động
quản lý tổ chuyên môn.
7.2.4. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động quản lý tổ chuyên môn, hoạt động giáo dục của các tổ
chuyên môn ở các nhà trường THPT trên địa bàn.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các chuyên gia quản lý, chuyên gia giáo dục, các Hiệu
trưởng và giáo viên có kinh nghiệm về việc quản lý tổ chuyên môn trong các trường
THPT trên địa bàn.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu cần nghiên cứu
như: Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình, tính tỷ lệ %...để phân tích định lượng
một số kết quả nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hoạt động chủ yếu trong nhà trường là chuyên môn. Các tổ chun mơn là tổ
chức quan trọng và nịng cốt trong các nhà trường. Hoạt động của tổ chuyên môn
4


trong nhà trường là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học, giáo dục, có
vai trị quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo

dục nói chung.
Ở đề tài này, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn
ở các trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
dựa trên các cơ sở của khoa học quản lý giáo dục, yêu cầu đổi mới giáo dục...góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở nhà trường.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động tổ chun mơn
Hoạt động của TCM là q trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của
tổ theo chỉ đạo của cấp trên bao gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ,
hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục;
tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành
viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; đề xuất khen thưởng, kỷ
luật đối với giáo viên.
1.2.2. Quản lý
Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý nhằm đạt dược mục tiêu chung. Bản chất của quản lý là một loại lao động
để điều khiển lao động. Xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong
phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trị quan trọng. Quản lý là tác động có
mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong
quá trình lao động.
1.2.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
Trong phạm vi của đề tài, quản lý hoạt động tổ chun mơn có thể hiểu là tác
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý để tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các
thành viên tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ của tổ được quy
định trong Điều lệ trường học nhằm đạt được mục tiêu dạy học và giáo dục chung của
nhà trường đề ra.
1.3. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thơng
1.3.1. Vị trí, vai trị của tổ chuyên môn
- Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường THPT. Các tổ, nhóm
chun mơn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ

khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ
khác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đã

5


đề ra.
- Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường,
trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.
1.3.2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
Theo qui định tại khoản 2, điều 14 Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ
thơng có nhiều cấp học (Thơng tư 32/2020/TT-BGDĐT), có thể khái qt tổ chun
mơn có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học
và triển khai các kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm:
Kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, dạy ôn thi THPT, dạy bồi dưỡng HS giỏi,
phụ đạo HS yếu kém; Xây dựng kế hoạch về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy
học đúng, đủ theo kế hoạch giáo dục được phê duyệt...Hướng dẫn xây dựng và quản
lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác
trong nhà trường...
- Đề xuất lựa chon sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong
nhà trường theo quy định của Bộ GD&ĐT...
1.3.3. Yêu cầu đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn
Thực hiện yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, các giải
pháp nhằm đáp ứng những mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW; thực hiện
chương trình giáo dục phổ thơng 2018; trên cơ sở các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục trung học năm học hàng năm của Bộ, Sở GD&ĐT…có thể xác định những
yêu cầu đổi mới quản lí hoạt động tổ chun mơn ở trường THPT như:
- Đổi mới nhận thức trong cán bộ, giáo viên về vai trị của tổ chun mơn, vai
trị của tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường và sự cần thiết phải đổi mới sinh hoạt

tổ chuyên môn trong trường trung học.
- Đổi mới cơng tác kế hoạch và quản lí theo kế hoạch.
- Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn; dự giờ, phát triển chuyên

môn phối hợp để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
- Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập; tăng cường khả năng làm
việc nhóm trong tổ chuyên môn.
1.4. Những nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học
phổ thông.
Ở trường THPT quản lý TCM thuộc trách nhiệm của 2 chủ thể chính là Hiệu
trưởng và Tổ trưởng chun mơn.
6


1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thơng
của Hiệu trưởng/BGH.
Trong q trình quản lý, Hiệu trưởng có thể phân cơng ủy quyền cho các PHT
thực hiện nhiệm vụ quản lý phù hợp. Nói đến nội dung quản lý TCM của Hiệu trưởng
sẽ bao gồm các chủ thể này. Bao gồm:
- Hướng dẫn tổ chuyên môn lập và phê duyệt kế hoạch của tổ: Quán triệt cho các
tổ trưởng về các yêu cầu xây dựng kế hoạch của TCM. Kế hoạch chuyên môn là cương
lĩnh hoạt động của TCM trong trường học với tư cách là bộ phận trong kế hoạch tổng
thể năm học của trường.
- Xây dựng cơ cấu các tổ chuyên môn và phân công thực hiện nhiệm vụ.
- Chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn: Ra quyết định chỉ đạo từng bộ phận, cá
nhân thực hiện kế hoạch; lãnh đạo và hướng dẫn TTCM triển khai các hoạt động
TCM...
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
của Tổ trưởng chuyên môn

Căn cứ theo qui định của Điều lệ trường học về nhiệm vụ của TCM và lý luận
về quá trình quản lý, có thể xác định các nội dung cơ bản quản lý hoạt động TCM của
TTCM gồm:
- Xây dựng các kế hoạch hoạt động của tổ.
- Hướng dẫn GV trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch của TCM
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ, kế hoạch giáo viên trong tổ
chuyên môn.
2. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học
phổ thơng tại Thị xã Thái Hịa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của Thị xã
Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
2.1.1. Thuận lợi:
- Là vùng bán sơ địa với đa phần diện tích đất đỏ Bazan thích hợp cho các loại
cây nông nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, cây dược liệu...
- Là cửa ngõ, trung tâm kinh tế của vùng tây bắc Nghệ An, thu hút các nhà đầu
tư lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, thương mại (đặc biệt như hệ thống trang
7


trại, nhà máy sữa của tập đoàn TH True milk; nhà máy chế biến bột đá CaCO3; nhà
máy ghép thanh và mộc dân dụng của cơng ty THHH PTP...)
2.1.2. Khó khăn:
- Khí hậu khắc nghiệt, chịu tác động rõ nét của gió phơn Tây nam, có những
điểm nóng về mùa hè thường được cảnh báo trên chương trình dự báo thời tiết như
"Tây Hiếu".
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đa phần là cơng nhân các nơng
trường, làm nông nghiệp tự do.
- Hệ thống hạ tầng cơ sở, giao thơng có yếu, chưa có sự kết nối nhiều với các
đia phương trong và ngoài tỉnh để phát triển kinh tế, xã hội; chia sẻ kinh nghiệm trong

giáo dục, đào tạo...
2.1.3. Một số số liệu cơ bản
- Quy mô kinh tế:
Bảng 2.1. Quy mơ diện tích, dân số, kinh tế

Đơn vị
hành chính
Thị xã Thái Hịa
Huyện Nghĩa Đàn

Diện tích
(km²)
135,14
752.68

Quy mơ dân số
(nghìn người)
>66
>140

Thu ngân sách
(triệu đồng)
306,123
183.543

(Số liệu khảo sát tính đến tháng 12/2021)

- Giáo dục đào tạo cấp THPT:
Giáo dục đào tạo những năm quan có bước tiến quan trọng về quy mô trường
lớp, chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà được nâng lên rõ rệt. Được sự

quan tâm của Đảng bộ, Chính quyền địa phương ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết
quan trọng về giáo dục đào tạo.
Triển khai thực hiện các đề án: xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia
đến 2020 tầm nhìn đến 2025 và đề án nâng cao chất lượng giáo dục phổ thơng giai
đoạn 2017-2020 có tính đến năm 2025.
Việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được quan tâm chỉ đạo; tỷ lệ
giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo được nâng lên; các chính sách đối với đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được thực hiện đầy đủ. Công tác xây dựng trường
chuẩn Quốc gia tiếp tục được quan tâm và đạt kết quả tích cực.
Cơng tác kiểm định chất lượng đã hình thành "văn hóa chất lượng" trong mỗi
đơn vị trường học, từ đó chất lượng giáo dục được đảm bảo và không ngừng được cải
tiến, nâng cao.
8


Bảng 2.2. Thực trạng cơ cấu, chất lượng

Đơn vị

Trường

hành chính

THPT

Đạt chuẩn
Quốc gia

CB,
GV


Nhân
viên

Học
sinh

Tỉ lệ Tốt
nghiệp

Thái Hịa

Đạt

65

5

1.268

99.74%

Đơng Hiếu

Đạt

66

4


1.201

99.73%

Tây Hiếu

Đạt

67

5

1.161

99.41%

Huyện

Cờ Đỏ

Đạt

59

3

1.146

100%


Nghĩa Đàn

1-5

Đạt

70

5

1.120

98.45%

Thị xã
Thái Hịa

(Số liệu khảo sát tính đến tháng 12/2021)

- Văn hóa xã hội:
Thái Hịa, Nghĩa Đàn có bề dày lịch sử, là vùng giàu tài nguyên về thổ nhưỡng,
đất đai màu mỡ, phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày.
Dân cư Thái Hịa và Nghĩa Đàn ngồi người bản địa thì một lực lượng lớn là dân
góp từ miền xuôi lên phát triển kinh tế tạo nên một cộng đồng xã hội với nhiều bản
sắc; con người sống chan hịa, phóng khống...
Những năm gần đây Nghĩa Đàn và Thái Hòa nổi lên với các dịch vụ du lịch như:
Tham quan cánh đồng Hoa hướng dương TH; các khu sinh thái "Trương Gia Trang",
"Hòn Mát", đặc biệt trên địa bàn có khu di tích khảo cổ "Làng Vạc" (được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia ngày 13/9/1999)...thu hút
du khách thập phương trong và ngoài tỉnh về thăm quan, vãn cảnh, du lịch tâm linh

hướng về cội nguồn.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích, nội dung khảo sát
Nắm bắt tình hình, thu thập và xử lí các số liệu, phân tích và đánh giá được thực
trạng hoạt động của Tổ chuyên môn và quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các ở
trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, xây
dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên
môn ở các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo
dục của nhà trường.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
- CBQL các nhà trường THPT trên địa bàn TX Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn.

9


- Tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chun mơn các trường THPT trên địa bàn.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
Xây dựng mẫu phiếu khảo sát dành cho đối tượng là CBQL và TTCM các nhà
trường qua biểu Google bằng đường các đường link:
/>TADMZEV24WWHYw7xZGA/viewform?usp=sf_link
/>hNHdczXEIKaihDrkPd47A/viewform?usp=sf_link
Qua đây để tìm hiểu nhận thức, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động tổ
chuyên môn ở các trường THPT, đánh giá việc thực hiện và mức độ thực hiện nội
dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn của
nhà trường hiện nay cũng như mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất.
2.2.4. Tiến hành khảo sát
Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT thị
xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn, chúng tôi đã thực hiện một số hoạt động sau:
- Tổ chức nghiên cứu hồ sơ nhà trường: Hồ sơ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân
viên; sổ khen thưởng và kỉ luật; Các báo cáo sơ kết học kì, báo cáo tổng kết năm học

từ năm học 2019-2020 đến năm 2020-2021 và một số số liệu của năm học 2021-2022;
Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội địa phương 02 năm liền kề; Thống kê cơ sở vật chất
các trường THPT trên địa bàn thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn.
- Quan sát thực tế hoạt động của các TCM và hoạt động quản lý TCM của HT
và TTCM với cương vị của Phó Hiệu trưởng và tổ viên một tổ chuyên môn.
- Sử dụng phiếu điều tra với đối tượng là CBQL và GV các trường THPT Thái
Hịa và Huyện Nghĩa Đàn.
Chúng tơi đã tiến hành xin ý kiến các đối tượng qua biểu Google để xử lý các
thông tin cơ bản, kết quả phản hồi:
Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình tham gia khảo sát

Đối tượng khảo sát

Số lượng phản hồi

Ban giám hiệu các trường

11

Tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng

30

Ghi chú

Mục đích phỏng vấn nhằm làm sáng tỏ thêm một số nội dung về thực trạng
quản lý hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường như: Các chủ trương, chính sách,
10



quy định của nhà trường liên quan đến công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của
đội ngũ CBQL và tình hình triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chính của cơng tác
quản lý hoạt động tổ chun môn ở nhà trường.
Kết quả khảo sát thực trạng được tổng hợp và trình bày trong các mục tiếp theo.
2.3. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường THPT tại Thị
xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn hiện tại có 05 trường THPT. Bao gồm:
Trường THPT Thái Hịa, Đơng Hiếu, Tây Hiếu; 1-5 và Cờ Đỏ.
Học sinh trong các nhà trường cơ bản là con em của 2 huyện Nghĩa Đàn và T.X
Thái Hịa, ngồi ra cịn một số ít thuộc huyện Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Quỳ Hợp cùng
theo học.
2.3.1. Về cơ sở vật chất
Bảng 2.4. Cơ sở vật chất nhà trường

Thư
viện

Phịng
thực
hành
Tin

Phịng
Hóa,
Sinh,
nghe nhìn

Phịng
chức
năng

khác

30

01

02

03

01 đa năng

14.1m2

30

01

02

03

17.900m2.

17.1m2

24

01


02

03

1-5

23.500m2

21m2

30

01

02

03

Cờ Đỏ

23.516m2

20.5m2

28

01

02


03

Diện tích

Bình
qn/học
sinh

Phịng
học

Tây Hiếu

13.080 m2

10,9m2

Thái Hịa

17.890 m2

Đơng Hiếu

Trường
THPT

Qua khảo sát thực tế cho thấy cơ sở vật chất, thiết bị dạy học các nhà trường cơ
bản đảm bảo, như phòng học, các phòng thư viện, thí nghiệm đều xây dựng kiên cố,
các thiết bị dạy học đảm bảo ở mức khá. Tuy nhiên trên thực tế, một số thiết bị không
đảm bảo độ chính xác gây khó khăn trong thực hành thí nghiệm, hiệu quả sử dụng

không cao. Đặc biệt tiến tới thực hiện chương trình GDPT 2018 từ năm học 20222023 thì thiếu thốn rất nhiều.
2.3.2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý
Về đội ngũ cán bộ quản lý ở 05 trường THPT thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa
11


Đàn, tỉnh Nghệ An.
Bảng 2.5: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý

Trường
THPT

Tổng số
CBQL

Tây Hiếu

3

Tổ trưởng
chun
mơn

Trình độ đào tạo
Thạc sĩ

ĐH

Cao cấp


Trung cấp

Số lượng/%

Số lượng/%

Số lượng/%

Số lượng/%

4

3

0

5

4
57.1%
6

Thái Hịa

4

42.9%
2

0


6
3

25%

7
0%

1

3
4

1
14.3%

87.5%
6

14.3%

5

1

85.7%
6

4

37.5%
5

Cờ Đỏ

71.4%

4
85.7%

1-5

0%

4
75%

Đơng Hiếu

Lý luận chính trị

3

62.5%
2

12.5%
0

75%

5

4
71.4%

28.6%

65.34

34.66

Trung bình

0%

71.4%

5.4 78.2

(Nguồn số liệu báo cáo từ các trường THPT)
- Từ thực tế khảo sát và thống kê cho thấy: Cơ bản CBQL, TTCM đảm bảo số
lượng, chất lượng. Trong đó trên chuẩn tương đối cao (trên 65%)
- Trình độ Lý luận chính trị trong CBQL, TTCM chiếm tỉ lệ lớn (trên 78%),
trong đó Cao cấp chiếm 5.4%.
2.3.3. Tình hình đội ngũ giáo viên
Bảng 2.6: Tổng hợp số lượng, chất lượng giáo viên trong các nhà trường

Trường
THPT
Tây Hiếu


Tổng
số
67

Trên chuẩn

GV dạy giỏi
cấp tỉnh

Số lượng

%

Số lượng

%

23

34.3

18

26.9

Ghi chú

12



Thái Hịa

65

21

32.3

20

27

Đơng Hiếu

66

17

25.8

14

21.2

1-5

70

19


27.1

19

27.1

Cờ Đỏ

59

17

28.8

17

28.8

Trung bình

29.66%

Trong đó có 2 tiến sĩ

26.2%

(Nguồn số liệu báo cáo từ các trường THPT)
Qua khảo sát, nắm bắt tình hình cho thấy giáo viên các trường THPT trên địa bàn
thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn cơ bản ổn định. Trong đó số giáo viên trên

chuẩn chiếm tỉ lệ tương đối (trung bình các trường là 29.66%); Số giáo viên đạt GVG
tỉnh chiếm 26.2 % là lực lượng cốt cán cho các nhà trường.
Tuy nhiên, hiện nay các trường đa phần giáo viên trẻ, nhiều đồng chí trong độ
tuổi sinh con và ni con nhỏ nên khó khăn trong việc đầu tư thời gian vào việc tự bồi
dưỡng và bố trí dạy, phân cơng chun môn...
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ
thơng thị xã Thái Hịa và huyện Nghĩa Đàn
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ
thông thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn của Hiệu trưởng/BGH
a. Thực trạng việc hướng dẫn tổ chuyên môn lập và phê duyệt kế hoạch của tổ
Hàng năm, Hiệu trưởng đều chỉ đạo các TCM xây dựng kế hoạt giáo dục trong cả
năm học và từng học kỳ, phê duyệt kế hoạch theo đúng thẩm quyền và nội dung sát với
nhiệm vụ chung của nhà trường.
Quan khảo sát, 100% CBQL, giáo viên cho rằng Hiệu trưởng đã tổ chức hướng
dẫn TCM lập và phê duyệt kế hoạch đầy đủ, kịp thời. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy
Hiệu trưởng đã thực sự quan tâm đến công tác lập kế hoạch và quản lý kế hoạch.
Tuy nhiên, qua theo dõi chúng tơi nhận thấy, vẫn cịn một số ít kế hoạch chưa nêu
thực sự chính xác phương hướng hoạt động chuyên môn sát, đúng với nhiệm vụ năm
học, các chỉ tiêu phấn đấu còn sao chép kế hoạch của các năm trước, cơ bản theo của
cấp trên. Công tác tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để làm căn cứ để xây dựng kế
hoạch còn hạn chế.
Cho nên, chỉ tiêu của kế hoạch đề ra chưa được sát với tình hình thực tế và thiếu
tính khả thi. Khi duyệt kế hoạch của TCM và GV, Hiệu trưởng chưa phát hiện được
những kế hoạch chưa đạt yêu cầu. Kế hoạch sau khi được xây dựng cần được rà soát,
kiểm tra tiến độ thực hiện để kịp thời có những uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung.
13


b. Thực trạng việc xây dựng cơ cấu tổ chuyên môn và phân công thực hiện nhiệm
vụ

Do yêu cầu tinh giản từ đội ngũ cán bộ quản lý đến đầu mối các tổ chức nên các
trường THPT hiện nay chỉ có 4 tổ chun mơn. Trên thực tế việc tổ chun mơn gồm
nhiều mơn nên gây khó khăn trong quản lý tổ, khó góp ý, nhận xét đánh giá giờ dạy,
thực hiện chuyên đề, đổi mới PPDH, sinh hoạt tổ...nên ngồi sinh hoạt hành chính lại
phải trở về nhóm để sinh hoạt chun mơn.
Việc chọn tổ trưởng chun mơn có năng lực, khả năng điều hành, dẫn dắt các
hoạt động chuyên môn của tổ là việc làm hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực tế có nơi,
có lúc thì "chen nhau làm" hay phải vận động làm.
Công tác phát hiện, bồi dưỡng dự nguồn tổ trưởng, tổ phó có thời điểm chưa
được chú trọng. Một số TTCM còn những thiếu năng lực quản lý nên họ chưa phát
huy được vai trị quản lý của mình. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý hoạt động của TCM, trong thời gian tới, cần phải tập trung nâng cao chất
lượng đội ngũ TTCM, chú trọng đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm và bồi dưỡng đội
ngũ.
c. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng học sinh
Việc chỉ đạo TCM tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi TN THPT, thi Đại
học, Cao đẳng được HT nhà trường quan tâm thực hiện. Trong những năm học qua,
ngoài việc chỉ đạo các TCM xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi,
BGH luôn chú trọng việc chọn GV giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách đội
tuyển học sinh giỏi ở từng khối lớp, đặc biệt là khối 12; tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật
chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho các đội tuyển học tập, chế
độ thi đua, khen thưởng xứng đáng.
Bảng 2.7 Kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh 2 năm gần đây

Trường THPT

Năm 2020-2021

Năm 2021-2022


Nhất

Nhì

Ba

KK

Nhất

Nhì

Ba

KK

Tây Hiếu

0

0

3

3

0

2


1

4

Thái Hịa

0

1

4

8

0

9

9

2

Đơng Hiếu

0

2

2


4

0

1

3

4

1-5

0

0

1

5

0

1

0

6

Cờ Đỏ


0

3

4

3

0

5

4

4

(Theo số liệu của Sở GD&ĐT Nghệ An)
14


2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động Tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ
thông trên địa bàn Thái Hịa và Nghĩa Đàn của Tổ trưởng chun mơn
a. Thực trạng việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục của tổ
chuyên môn.
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM được TTCM quan tâm và thực hiện
theo đúng quy trình, huy động sự tham gia của mọi tổ viên trong xây dựng KH của
TCM. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn có một số KH tổ chun mơn chỉ là của TTCM
soạn ra, mang tính chủ quan, hình thức.
b. Thực trạng việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch của TCM
* Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn

Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cơ bản đảm bảo về lượng (2 tuần 1 lần), tuy
nhiên về chất lượng thì có nơi chưa thực sự tốt, cịn mang tính hình thức, nặng về
hành chính, sự vụ. Nội dung sinh hoạt chưa phong phú, chưa đầu tư thỏa đáng cho nội
dung sinh hoạt chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực sư
phạm cho giáo viên…
* Tham gia các Hội thi giáo viên giỏi
Việc tham gia hoạt động này được giáo viên quan tâm, là diễn đàn để trau dồi,
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. BGH các trường THPT trên địa bàn đã
thường xuyên phối hợp với nhau để thực hiện hội thi mang tính chất cụm liên trường
cho giáo viên tham gia.
* Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, khoa học ứng dụng
Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm để cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy
được thực hiện tốt ở các TCM. Kết quả, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên được
xếp loại cấp cơ sở/ngành, cấp tỉnh và đã trở thành tài liệu học tập và nghiên cứu của học
sinh, giáo viên trong các nhà trường.
Bảng 2.8. Kết quả SKKN, NCKHUD cấp ngành/tỉnh 2 năm gần đây

Năm học
Trường
Tây Hiếu
Thái Hịa
Đơng Hiếu
1-5
Cờ Đỏ

2019-2020

2020-2021

7

17
15
7
6

14
16
14
9
11

Ghi chú

(Số liệu khảo sát các trường)
15


3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chun
mơn, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng 2018, thích ứng với dịch bệnh
Covid-19 tại trường THPT Tây Hiếu, TX Thái Hòa và trường THPT Cờ Đỏ,
Huyện Nghĩa Đàn
3.1. Biện pháp thứ nhất: Quản lý bằng văn bản chỉ đạo, cụ thể hóa các văn
bản chỉ đạo của cấp trên; các biểu mẫu báo cáo, thống kê…
3.1.1. Mục đích của biện pháp
Văn bản là hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các chất
liệu chun mơn, ý chí của một chủ thể tới chủ thể khác nhằm mục đích thơng báo
hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu
của người soạn.
Quản lý Tổ chun mơn bằng văn bản là hình thức cơ bản trong hoạt động
quản lý nhà trường, mục đích để lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ BGH đến các

tổ chức trong nhà trường một cách chính xác, khoa học.
3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Văn bản được tạo ra trước hết do nhu cầu giao tiếp, như vậy chức năng thơng
tin có ở tất cả các loại văn bản. Đây là chức năng được nói đến đầu tiên, trước nhất và
cũng là chức năng quan trọng nhất, bởi vì thơng qua chức năng này thì các chức năng
khác mới được thực hiện. Để văn bản có chất lượng thì trước khi ban hành văn bản
phải thu thập thông tin một cách nghiêm túc, trau chuốt ngôn ngữ để diễn đạt, thông
tin chứa trong văn bản phải thỏa mãn yêu cầu đầy đủ, chính xác, kịp thời.
a. Cụ thể hóa văn bản cấp trên
Tại trường THPT Tây Hiếu, THPT Cờ Đỏ, việc cụ thể hóa các văn bản là việc
làm thường xuyên, ưu điểm là nó cung cấp thơng tin cần thiết tối thiểu đến các chủ
thể trong nhà trường, tạo cho cấp dưới thực hiện dễ dàng, dễ theo dõi…
Qua thực tế, rất nhiều văn bản cấp trên có những nội dung khơng trực tiếp đến
cấp học của mình, bao hàm nhiều vấn đề, viết rộng,…tựu trung lại chỉ một số nội
dung cốt lõi, mà suy cho cùng các tổ chun mơn thì chỉ cần như vậy, biết cơng việc
chính cần thực hiện theo yêu cầu của BGH là được, vậy nên các tổ trường/nhóm
trưởng chun mơn trong các nhà trường rất cần sự cụ thể hóa từ BGH.
Việc cụ thể hóa các văn bản cấp trên không phải cắt xén một cách cơ học, mà
được xây dựng lại một cách thống nhất, đầy đủ nội dung trọng yếu, có tính tổng hợp
các văn bản liên quan để TCM và các tổ chức khác trong nhà trường thực hiện
VD: Đầu mỗi năm học, rất nhiều các văn bản trên tất cả các lĩnh vực của cấp
trên gửi về. Để yêu cầu TTCM nghiên cứu, triển khai trong tổ được đầy đủ là rất khó,
16


chưa nói đến yêu cầu về thời hiệu các văn bản của cấp trên, thời hiệu để hoàn thiện
cấp trường, rồi nội dung nào của lãnh đạo trường, nội dung nào của tổ chun mơn…
Từ thực tế đó, BGH chúng tôi đã thường xuyên xây dựng các văn bản cụ thể
hóa như: Chỉ đạo chun mơn; ban hành văn bản so sánh thơng tư thay đổi…(minh
họa một vài hình ảnh văn bản dưới đây) để lãnh đạo, chỉ đạo.

(Hình 3.1. VD trích đoạn về văn bản tích hợp các văn bản cấp trên)

...Sau đó là các nội dung cơng việc cần triển khai, cần làm trong từng giai
đoạn (Các nội dung được khúc chiết hết sức ngắn gọn, trọng tâm). Các tổ/nhóm sẽ dễ
theo dõi nội dung cơng việc mà khơng phải tìm các văn bản cấp trên.
(Hình 3.2. VD về so sánh văn bản thay đổi khi văn bản cũ vẫn có phần hiệu lực)

17


b. Xây dựng hệ thống văn bản mẫu, các biểu mẫu báo cáo, thống kê
Để đảm bảo thống nhất trong nội dung, hình thức các văn bản, biểu mẫu thống
kê, trước khi yêu cầu các tổ chuyên môn báo cáo vấn đề gì đó thi BGH xây dựng biểu
mẫu văn bản chung bao gồm hình thức biểu đạt, nội dung cần báo cáo…để khi tiếp
nhận và xử lý thông tin từ tổ chuyên môn dễ dàng thực hiện, các thông tin có tính hệ
thống theo chủ ý của BGH.
Từ trước khi xây dựng hồ sơ trường Chuẩn Quốc gia đến nay, BGH chúng tôi
đã xây dựng một hệ thống các văn bản mẫu áp dụng trong nhà trường cho việc thống
kê, báo cáo, cung cấp thông tin từ Tổ chuyên môn đến BGH như: Quản lý nhân sự;
văn bản đăng ký các nội dung; văn bản theo dõi thi đua tổ viên; biểu quản lý chất
lượng; mẫu hồ sơ tổ/nhóm chuyên môn, hồ sơ cá nhân giáo viên…
Việc đưa các biểu mẫu văn bản vào sử dụng chung trong toàn trường tạo nên
sự thống nhất, thuận lợi cho theo dõi, kiểm tra của BGH cũng như cho các đoàn
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá của Sở.
c. Ứng dụng CNTT trong xây dựng, ban hành, lưu trữ văn bản
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong xây dựng văn bản cũng như việc ban
hành, lưu trữ là hết sức quan trọng và cân thiết. CNTT giúp giảm tải thời gian nhập
liệu các chỉ số, chỉ báo, các điều kiện khách quan, chủ quan…để làm căn cứ cho một
văn bản hành chính được thuận tiện hơn rất nhiều.
Đặc biệt hiện nay, việc hạn chế tối đa ban hành văn bản giấy thì việc ứng dụng

CNTT trong quản lý và xây dựng văn bản là việc làm thường xuyên, liên tục.
VÍ DỤ MỘT SỐ ỨNG DỤNG ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI ĐƠN VỊ

(1) Sử dụng Google biểu để thống kê các số liệu (Hình 3.3)

18


Mẫu biểu Google là công cụ hữu hiệu trong gmail, giúp tạo ra các mẫu biểu
nhằm thu thập các thông tin từ giáo viên, phụ huynh, học sinh…về một vấn đề nào đó
mà nhà quản lý cần đến như: Khảo sát tình hình đáp ứng dạy - học Online của giáo
viên và học sinh, khảo sát sự hài lòng của học sinh đối với giáo viên và ngược lại; xin
ý kiến về các vần đề băn khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị; các thông tin cần thiết
cho mục đích nghiên cứu…
Q trình tạo biểu và gửi đi rất dễ dàng, theo các bước sau:
Bước 1: Vào Google tìm "Biểu mẫu" (Hình 3.4)

Bước 2: Chọn "Cá nhân" (Hình 3.5)

Bước 3: Chọn tài khoản gửi biểu rồi đăng nhập (Hình 3.6)

19


Bước 4: Chọn "Bắt đầu biểu mẫu mới" hay các biểu dựng sẵn (Hình 3.7)

Bước 5: Đến biểu và thực hiện các nội dung mong muốn (Hình 3.8)

Bước 6: Sau khi tạo xong biểu mong muốn thì chọn "Gửi". Sẽ xuất hiện chế
độ gửi qua email (

) hay là gửi bằng đường link ( ). Nếu gửi bằng đường link thì
có thể copy đường link và gửi qua các ứng dụng facebook, zalo…người nhận sẽ thực
hiện các nội dung mà mình mong muốn. Nó sẽ được tổng hợp vào một bản Excel rất
thuận tiện cho người dùng. (Hình 3.9)

20


(2) Sử dụng Drive trên email
Để giảm thời gian và độ chính xác của nội dung cần báo cáo, chúng tôi thường
sử dụng drive để tổ chuyên môn/giáo viên báo cáo (người quản lý không phải ngồi
nhập thông tin từ văn bản giấy mà tổ chuyên môn hay giáo viên gửi cho, mà chính
cấp dưới sẽ thực hiện việc đó) việc này đảm bảo chính xác thơng tin và tính chịu trách
nhiệm đối với các nội dung báo cáo.
VD: Việc cho giáo viên đăng ký nội dung đề tài SKKN. Nhiều khi về mặt câu
chữ, nếu BGH trực tiếp nhập liệu thì có thể dễ sai sót, đặc biệt đối với các từ chuyên
môn và mất thời gian, vậy nên việc này để giáo viên tự cung cấp là đảm bảo nhất.

(Hình 3.10)

Ngồi ra, các nội dung về đăng ký danh hiệu thi đua, cung cấp thông tin cá
nhân, đăng ký các cuộc thi…đều có thể sử dung drive email để thực hiện. Hiệu quả,
nhanh gọn và tính chính xác rất cao.
3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Để văn bản thực hiện tốt chức năng quản lý thì quá trình thương thảo văn
bản phải nghiêm túc, văn bản phải đầy đủ yêu cầu về thể thức và phải được ban hành
kịp thời.
- Hệ thống văn bản nhà trường có thể tinh giản hình thức biểu đạt xong vẫn
phải đảm bảo nội dung cốt lõi các vấn đề đề cập.
- Các điều kiện ứng dụng CNTT trong ban hành, lưu trữ văn bản phải thống

nhất, có tính đồng bộ.
- Năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ Tổ trường/nhóm trưởng chuyên môn.
21


TTCM phải khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu các úng dụng tiện ích CNTT mang lại
để phục vụ cơng tác quản lý, điều hành tổ của mình.
3.2. Biện pháp thứ hai: Quản lý hình thức qua hiệu quả cơng việc
3.2.1. Mục đích của biện pháp
Quản lý hình thức là quản lý mặt ngồi, thơng qua đó để phản ánh kết quả bên
trong. Hiệu quả công việc là thước đo cho sự nỗ lực làm việc của một tổ chức, cá
nhân khi được giao nhiệm vụ.
Quản lý tổ chuyên môn qua hiệu quả công việc giúp tổ trưởng, tổ viên chủ
động về mặt thời gian, phương pháp tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a. Quản lý tiến độ
Tiến độ phản ánh năng suất lao động của TCM. Khi được yêu cầu về tiến độ,
người thực thi sẽ phải xây dựng kế hoạch chi tiết từng phần việc, phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên, phương pháp tiến hành…
Tại nhà trường chúng tôi, khi xây dựng các kế hoạch BGH ln quan tâm đến
tiến độ chung, cịn thực hiện thế nào là do tổ chun mơn cụ thể hóa các giai đoạn chi
tiết (tiến độ) để thực hiện.
VD: Theo dõi tiến độ kiểm tra đánh giá để đối chiếu với tiến độ dạy học bộ
môn (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Mẫu khung tiến độ kiểm tra đánh giá môn học
(Duyệt cùng với Kế hoạch giáo dục của môn học)

22



Nghĩa là đến thời điểm nào trong năm học (tuần) thì phải có bài kiểm tra nào,
đồng nghĩa với nó là phải dạy đến chương mục nào trong KHGD đã phê duyệt. Nếu
chậm chương trình thì phải trình báo và có kế hoạch dạy bù để kịp tiến độ kiểm tra.
Qua đó, giáo viên khơng thể báo chậm chương trình nhưng con điểm thì vẫn
có trên hệ thống (nghĩa là làm khống, cấy điểm), hay dạy quá chương trình mà chưa
có điểm (nghĩa là việc kiểm tra, trả bài, lên điểm chưa đảm bảo).
b. Quản lý chất lượng
Chất lượng phản ánh hiệu quả công việc, một tổ chuyên môn hoạt động tốt
nhất định các nội dung công việc được tổ chức thực hiện một cách chu đáo, đầy đủ,
khoa học.
Đối với một tổ chuyên môn, đôi khi BGH không nên can thiệp sâu về hình
thực hoạt động mà chỉ cần xem xét chất lượng từng giai đoạn để đánh giá kết quả hoạt
động của tổ/nhóm đó.
VD: Trong cơng tác bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, nâng cao trình độ giáo
viên...đây là việc làm cần phải thường xuyên, liên tục của tổ chuyên môn, của mỗi cá
nhân. BGH cũng không thể thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở học tập đi, bồi
dưỡng đi...mà sau một quá trình nhìn thấy tổ nào, nhóm nào có nhiều giáo viên tham
gia học tập các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, lớp học nâng cao trình độ (cao học...), tham
gia nhiều các cuộc thi cấp trường, cấp tỉnh, hay kết quả giảng dạy học sinh thông qua
bồi giỏi, phụ đạo yếu kèm, kết quả trung bình học tập của học sinh...thì BGH có thể
đánh giá tổ/nhóm hoạt động như thế nào.
Chất lượng, hiệu quả cơng việc nó vừa là kết quả, vừa là q trình. Nó chỉ ra
cho cán bộ quản lý những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục
tiêu ở cấp tổ, những lỗ hổng trong quản lý để điều chỉnh, bổ cứu kịp thời, làm cho bộ
máy nhà trường dần dần vận hành êm ái, hiệu quả hơn.
3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Những quy ước về chất lượng, hiệu quả công việc mà BGH đặt ra, yêu cầu
cần đạt đối với các tổ/nhóm chun mơn trong nhà trường.
VD: Căn cứ đầu vào học sinh tổ/nhóm A muốn làm gì thì làm, năm nay phải
phấn đấu có ít nhất 2 học sinh giỏi tỉnh !. Từ yêu cầu này, các tổ/nhóm chun mơn

cần xây dựng một kế hoạch cụ thể chi tiết, phân công nhiệm vụ, các biện pháp, giải
pháp hỗ trợ đưa ra...để thực hiện. Cần có sự vào cuộc của tất cả các thành viên để đạt
được mục tiêu ấy. Như vậy, BGH cần đưa ra mục tiêu, yêu cầu, còn về cách thực thực
hiện như thế nào để đạt được điều đó là tổ/nhóm hồn tồn chủ động (tất nhiên phải
có kế hoạch giám sát từ xa của BGH).
23


- Sự vào cuộc của tất cả các thành viên trong tổ chuyên môn, đứng đầu là tổ
trưởng. Làm việc phải có mục tiêu về chất lượng, tránh kiểu làm việc được chăng hay
chớ.
- Việc giám sát của BGH bằng kế hoạch mang tính dài hạn, khơng đi vào chi
tiết, tỉ mỉ, dành sự chủ động cho các TCM trong việc thực hiện nhiệm vụ.
3.3. Biện pháp thứ ba: Ứng dụng CNTT trong quản lý
3.3.1. Mục đích của biện pháp
Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định chuyển đổi số là động lực của phát triển
kinh tế. Khát vọng phát triển, khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và hạnh
phúc sẽ tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá, vươn lên thành nước phát
triển có thu nhập cao.
Tại Hội nghị tổng kết năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ
TT&TT. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Năm 2022 sẽ là năm
thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi tồn quốc.
Giáo dục đào tạo cũng khơng nằm ngồi cơng cuộc đó. Trong thời gian qua,
đặc biệt hai năm trở lại đây, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã làm thay đổi hình
thức tổ chức dạy học trong các nhà trường. Khái niệm lớp học trực tuyến, trường học
trực tuyến được sử dụng thường xuyên. Giáo viên, học sinh phải làm quen, thích nghi
với hình thức dạy - học mới.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nhiệm vụ tối quan trọng trong giai
đoạn hiện nay không chỉ đối với cơng tác phịng chống dịch bệnh, mà việc khai thác,
ứng dụng CNTT cịn giúp cho q trình dạy - học được thuận tiện, hiệu quả hơn rất

nhiều.
3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a. Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, nhà trường
Nhà trường xây dựng trang fanpage để cập nhật các hoạt động cũng như thông
tin các vấn đề liên quan đến phụ huynh và học sinh. Các giáo viên tham gia sinh hoạt
theo nhóm tin trên facebook, zalo rất thuận tiện và hiệu quả.
Tiếp nhận và gửi các văn bản qua hệ thống Ioffice đảm bảo thơng suốt, có thể
giám sát, theo dõi quá trình xử lý văn bản của các bộ phận, cá nhân.
Cho phép giáo viên sử dụng bản mềm kế hoạch bài giảng khi lên lớp nhưng
vẫn đảm bảo yêu cầu đề ra (chất lượng và hiệu quả giảng dạy vượt trội, tránh hình
thức khi phải dùng giáo án giấy)

24


Một số ứng dụng CNTT trong quản lý (Hình 3.11)

Kiểm tra kế hoạch bài giảng (giáo
án) của giáo viên, một số loại hồ sơ
tổ, nhóm chun mơn… bằng bản
giấy in, gây tốn kém

Kiểm tra trên kho lưu trữ cá nhân (bản
mềm). Có thể kiểm tra mọi lúc, mọi nơi.

Thơng tin (tin nhắn điều hành) phải
qua Smas của Viettel hay tin nhắn
edu của VNPT phải mất phí.

Tạo các nhóm trên facebook, zalo. Vừa

đầy đủ thơng tin, vừa có thể đính kèm
hình ảnh, video miễn phí

Các tiết thực hành, thí nghiệm nhất
thiết phải tổ chức tại phòng thực
hành.

Cho phép sử dụng các thí nghiệm ảo
(đặc biệt hữu ích khi giảng dạy trực
tuyến)

.v.v.
b. Thực hiên Sổ điểm điện tử, học bạ điện tử: Theo sử chỉ đạo của Sở GD&ĐT
Nghệ An, các năm gần đây (đặc biệt năm 2021-2022) nhà trường đã triệt để khai thác
tiện ích của phần mềm Vn.edu,vn trong việc lưu trữ hồ sơ học tập của học sinh.
Ngay từ đầu năm học, BGH đã xây dựng quy chế về Sổ điểm điện tử, học bạ
điện tử, lên kế hoạch đôn đốc, phân công phụ trách phê ký kết quả học tập, lưu trữ.
Đưa vào kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường về việc kiểm tra chế độ con
điểm đã được phê duyệt từ đầu năm.
Sau khi hội đồng xét thi đua, công nhận kết quả học tập học sinh hàng kỳ, cả
năm thi Ban quản trị tiến hành khóa phần mềm trước khi Sở khóa (nếu có sự thay đổi
thì tiến hành lập biên bản, mở và chỉnh sửa theo quy chế).
25


×