Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Khai thác tài liệu, tư liệu trên internet giúp dạy học trực tuyến một cách hiệu quả trong đợt nghỉ phòng chống dịch bệnh covid – 19 cho học sinh trường THPT đặng thai mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KHAI THÁC TÀI LIỆU, TƯ LIỆU TRÊN INTERNET
GIÚP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MỘT CÁCH
HIỆU QUẢ TRONG ĐỢT NGHỈ PHÒNG CHỐNG
DỊCH BỆNH COVID – 19 CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

Người thực hiện: Vũ Trọng Cường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật Lý

THANH HOÁ NĂM 2020


Mục lục
1. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích của nghiên cứu...........................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................2


2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề....................................................................................................................4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................17
3. Kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận....................................................................................................18
3.2. Kiến nghị..................................................................................................19
Tài liệu tham khảo 20


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Khi mà diễn biến dịch COVID-19 đang vô cùng phức tạp, khẩu hiệu “hãy
ngồi yên khi đất nước cần các bạn ngồi yên” đang nóng hơn bao giờ hết, thì dạy
học online chính là một phương thức học tập có hiệu quả và thực sự cần thiết vì
nó không chỉ giúp học sinh có điều kiện tiếp thu kiến thức mà còn giúp bảo vệ
an toàn cho chính các em.
Với các môn xã hội như Văn, Sử, Giáo dục công dân, việc tiếp thu qua bài
giảng online không bị hạn chế nhiều, vì có sách giáo khoa hỗ trợ, có thể xem lại
video nếu chưa hiểu kịp. Với các môn tự nhiên, có nhiều bài tập và các thí
nghiệm như môn Lý, Hóa, hay Sinh việc học online hạn chế, học sinh không thể
hỏi ngay thầy cô nếu có thắc mắc.
Nhận thấy học trực tuyến có lợi thế là học sinh có nhiều thời gian tự học
hơn do không phải đi lại, học thêm. Ngoài ra, việc tự học ở nhà cũng thú vị hơn
khi có thể tìm hiểu, tra cứu thông tin dễ dàng trên mạng phục vụ bài học.
Vậy làm thế nào để khai thác triệt để những thông tin, tư liệu trên mạng
internet đưa vào bài dạy online một cách có hiệu quả để kích thích hứng thú học
tập của học sinh là điều mà giáo viên trăn trở.
Đó là lí do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Khai thác tài liệu, tư

liệu trên Internet giúp dạy học trực tuyến một cách hiệu quả trong đợt nghỉ
phòng chống dịch bệnh Covid – 19 cho học sinh trường THPT Đặng Thai Mai”.
1.2. Mục đích của nghiên cứu
Tìm ra phương án khai thác những tư liệu trên mạng internet để đưa vào
bài dạy trực tuyến một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng của dạy
học trực tuyến. Từ đó giúp giáo viên không chỉ dùng ngôn ngữ mà có thể khai
thác và sử dụng hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt nội dung học tập đến
người học thêm hấp dẫn và sinh động hơn.
Hướng học sinh tới những khám phá chủ động để tự khai thác kết hợp hài
hòa giữa bài dạy của giáo viên và tư liệu từ mạng internet.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

1


Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này đối tượng mà tôi áp dụng là học
sinh trường THPT Đặng Thai Mai thuộc cả 3 khối 10, 11 và 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các ứng dụng phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến.
Khảo sát đối tượng học sinh THPT khi học trực tuyến.
Xây dựng nội dung bài dạy trực tuyến.
Khai thác các tư liệu từ mạng internet cần thiết cho bài dạy.
Thực hiện bài dạy có sử dụng những tư liệu âm thanh, hình ảnh, thí
nghiệm ảo từ mạng internet.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đề cập đến tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy, Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo
đã nhấn mạnh: “Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội
dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương

tiện tiến tới một xã hội học tập”. Theo tinh thần chỉ đạo này, việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy và học ngày càng phổ biến và diễn ra rộng khắp ở cả
các trường phổ thông cũng như các trường đại học trên phạm vi cả nước với việc
các bài giảng được thực hiện trên lớp với sự hỗ trợ của máy tính.
Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo ra
những thay đổi lớn lao trong cách thức và phương pháp dạy và học mang lại
những hiệu quả tích cực.
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục
và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, phù hợp để bổ
sung những nội dung được quy định trong chương trình và sách giáo khoa.
Internet là một nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng sẽ giúp giáo viên và học
sinh đáp ứng được yêu cầu đó.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khó khăn trước hết thuộc về bản thân các nhà giáo. Do việc dạy học trực
tuyến, học qua mạng không phải là công việc tiến hành thường xuyên như ở bậc
đại học. Vì thế, trong khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc dạy học
2


trực tuyến được các nhà trường triển khai để đảm bảo cho học sinh được duy trì
học tập, đảm bảo học kiến thức, kỹ năng các bộ môn, nhất là học sinh cuối cấp,
khi bắt tay thực hiện, khá nhiều giáo viên lúng túng về kỹ thuật thực hiện.
Có nhiều nguyên nhân, song, chủ yếu vẫn là khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế, việc sử dụng các
phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả. Hơn
nữa, đa phần giáo viên đã quen với không gian trực tiếp trước học trò, nay đứng
trong không gian trực tuyến để giảng bài, nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không
tự tin khi triển khai bài giảng.
Khó khăn thứ hai thuộc về học sinh. Mặc dù các em khá năng động trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cô giáo

nhưng trên thực tế, hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ
chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, không phải gia đình nào cũng
trang bị được mạng, máy tính, điện thoại thông minh để cho con em mình học tập,
nhất là ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, do
đặc thù của học trực tuyến nên việc quản lý nền nếp, ý thức học tập của học sinh
không được trực tiếp nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
Khi dạy và học thì sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố rất
quan trọng. Nếu ở bài giảng trên lớp, sự tương tác được phát huy hiệu quả thì
học trực tuyến, giáo viên chủ yếu là thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp
nhận qua mạng, qua các phương tiện, sự tương tác cần thông qua hệ thống câu
hỏi, bài tập sau đó chứ không trực tiếp. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
bài giảng.
Về phía gia đình học sinh, ngoài khó khăn về phương tiện phục vụ cho
học sinh học trực tuyến thì nhiều phụ huynh không có khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin để trợ giúp cho con em mình; vẫn phải đi làm hằng ngày, không
có thời gian để tổ chức, quản lý việc học của các em ở nhà…
Khi các nhà trường, các thầy cô giáo triển khai dạy học trực tuyến, nếu không
xây dựng kế hoạch cụ thể thì chắc chắn học sinh sẽ rơi vào tình trạng học chồng
chéo giữa các bộ môn vì có thể, cùng một thời gian sẽ nhiều môn học, làm bài
tập được giao. Như thế, hiệu quả khi học theo từng môn học sẽ không cao.
Trường THPT Đặng Thai Mai nằm trên địa bàn kinh tế còn nhiều khó
khăn, nghề nghiệp chính của nhân dân là nông nghiệp. Điều kiện kinh tế các gia
đình học sinh còn nhiều thiếu thốn. Bố mẹ hoặc làm nông, hoặc làm công nhân,
có gia đình bố mẹ phải đi làm ăn xa không có điều kiện thời gian chăm lo cho
con cái... Nhiều học sinh con em hộ nghèo nên việc xây dựng cơ sở vật chất mà
nguồn huy động từ nhân dân là rất khó khăn. Cơ sở vật chất của các gia đình về
3


lắp đặt mạng Internet, máy tính, điện thoại thông minh còn rất nhiều thiếu thốn.

Cùng với đó là trình độ nhận thức của các gia đình về công nghệ thông tin cũng
rất hạn chế.
Việc dạy học trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin để dạy học chưa
được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng
lúc, chưa hợp lí về nội dung, hình thức. Có khi khai thác không đến nơi, đôi lúc
lại quá lạm dụng.
Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều
sâu, sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, thiết bị, do tốc độ truyền
chậm không đảm bảo.
Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
chưa đủ kiến thức để thao tác một cách linh hoạt và phù hợp cho. Việc dạy học
qua mạng internet bắt buộc giáo viên phải có kịch bản nhiều gấp đôi, gấp ba so
với dạy trực tiếp trên lớp, giáo viên phải chuẩn bị tài liệu trình chiếu (file
powerpoint) để trình chiếu, rồi tài liệu văn bản (file word) cho các con xem,
ngoài ra giáo viên phải thông thạo các công cụ như chụp ảnh màn hình, rồi tiếp
nhận phản hồi của học sinh, xử lý phản hồi bằng cách nào…tất cả những việc đó
giáo viên đều phải nắm bắt và thực hiện được thì mới đảm bảo cho buổi dạy đạt
hiệu quả.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
Trước đây khi chưa có tình huống nào tương tự xảy ra thì mọi người thấy
việc học trực tuyến này quá là xa vời, khó khăn. Nhưng khi được tập huấn và
thực hiện hàng ngày thì điều đó cũng đã làm thay đổi suy nghĩ của mọi người.
Để tiến hành lâu dài, nhà trường đã tính đến việc áp dụng công nghệ trong
việc ôn tập theo tình hình mới, cũng chưa thể biết được việc nghỉ học phòng
dịch này có kéo dài nữa hay không, chính vì vậy chúng tôi cũng đã chuẩn bị
nhiều kịch bản.
Nhà trường đã hướng dẫn cho thầy cô vượt qua được nhận thức rằng dạy
trực tuyến không phải là một vấn đề xa vời, không tưởng.
Hiện nay mọi người đang bị quá nhiều thông tin và các công cụ dạy trực

tuyến chi phối nên nghĩ là khó thực hiện, nhưng theo tôi chỉ tập chung vào 2
công cụ phần mềm theo ứng dụng Hangouts của Google và công cụ Zoom.
Trước khi tập huấn thì bản thân tôi đã có tìm hiểu rất kỹ và phân tích các công
cụ này, chính vì vậy mà chúng tôi chỉ tập chung vào 2 công cụ cho hiệu quả
4


nhất. Công cụ Zoom và Hangouts để dạy trực tuyến rất đơn giản, một công cụ
thì chặn số lượng người, còn một công cụ không chặn số lượng người nhưng lại
hạn chế thời gian sử dụng. Chính vì vậy chúng tôi kết hợp 2 công cụ này với
nhau và ứng dụng cho nhóm từ 10 đến 20 học sinh, công cụ này không hạn chế
thời gian nên giáo viên có thể thực hiện thoải mái.
Phối hợp nhịp nhàng với gia đình học sinh để lên kế hoạch và sắp xếp thời
gian cũng như đầu tư cơ sở vật chất chuẩn bị cho các em học trực tuyến. Việc
học ở nhà cũng cần sự nhắc nhở, giúp đỡ của cha mẹ học sinh, đồng thời phụ
huynh có thể theo dõi và góp ý chỉnh sửa những phần chưa hợp lý trong việc dạy
qua mạng.

Căn cứ vào đặc thù vùng miền và các điều kiện hiện có, các thầy cô giáo
cần chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp. Có
thể lựa chọn một trong các hình thức như dạy thông qua trực tuyến, qua online,
qua nhóm zalo, messenger, facebook, email... Ở những nơi không có điều kiện
về mạng, kỹ thuật thì cần tìm giải pháp để giao bài, giao nhiệm vụ cho học sinh
như soạn bài ôn tập, in và thông báo phụ huynh đến nhận.
Trong quá trình dạy, giáo viên tăng cường tương tác với học sinh qua các
kênh để nắm bắt ý thức học tập, chất lượng học tập bài học và những khó khăn
của học sinh qua bài giảng. Thường xuyên nhắc nhở học sinh, gửi lịch phát bài
giảng trực tuyến của các đài truyền hình trung ương và địa phương để học sinh
tham gia học tập, sau đó, có câu hỏi, bài tập để đánh giá kết quả học tập qua
truyền hình của học sinh.

Việc đưa thêm các tư liệu vào bài giảng sẽ làm cho các tiết học trở nên
hấp dẫn hơn, sống động hơn, học sinh tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên hơn.
5


Trong đó Internet - một thành tựu có tính đột phá của nhân loại - là một công cụ
vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng.
Giúp giáo viên hiểu được việc cần thiết phải cung cấp cho học sinh không
phải tất cả các trang web trên mạng, mà chỉ cần một số trang web cơ bản phục
vụ tìm kiếm thông tin cho học sinh.
Khai thác kho bài giảng điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sử dụng có
chọn lọc để đổi mới phương pháp dạy học; tận dụng các trình duyệt Web
MozillaFire Fox, Internet Explorer, Cốc Cốc... tìm kiếm thông tin trên mạng,
tham khảo cách giảng, cách thiết kế bài giảng điện tử sáng tạo, hiệu quả; thiết kế
các trang Web, blog cá nhân để trao đổi thông tin có liên quan đến chuyên môn,
giúp học sinh học tập thông qua mạng, mở rộng không gian giao tiếp giữa thầy
và trò...

Các buổi học trực tuyến trong thời gian nghỉ vì dịch bệnh giúp giáo viên
gặp gỡ và trao đổi những kiến thức quan trọng nhất cho các em học sinh mà
không phải tập trung tới trường. Các buổi học trực tuyến cũng giúp giáo viên,
nhà trường tiếp nhận các thông tin phản hồi trực tiếp củả học sinh, qua đó mà cải
tiến, nâng cao chất lượng học liệu và các phương tiện hỗ trợ học tập khác.
Giúp học sinh định hướng và biết cách sử dụng khai thác mạng Internet
một cách hiệu quả.Để các em cảm nhận được món quà to lớn từ mạng Internet
mang lại là cho phép các em có thể học được bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu.
Nếu biết cách thì việc học trên Internet sẽ hỗ trợ cho các em rất nhiều, từ kiến
thức chung đến những điều mới mẻ hơn.
Các bước tìm kiếm tư liệu vật lí
- Kích đúp chuột trái vào biểu tượng Internet Explorer trên Desktop.

6


- Ở thanh Address: gõ địa chỉ của trang tìm kiếm vào www.google.com.
- Gõ cụm từ chìa khóa cần tìm kiếm vào, ví dụ “công và công suất”, “điện
trường và cường độ điện trường”, “ánh sáng đơn sắc”…
- Kích chuột phải vào tiêu đề của kết quả, chọn Open in New Window, sau đó
lựa chọn thông tin phù hợp. - Lưu vào thư mục của cá nhân những thông tin đã
được chọn.
- Sắp xếp thông tin trong thư mục của cá nhân một cách hợp lí để khi cần có thể
tra cứu dễ dàng. Có thể sắp xếp theo nội dung thông tin (Động học chất điểm,
chất khí, quang hình...), hoặc theo loại thông tin (văn bản, đoạn phim hay hình
ảnh..)
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khai thác tư liệu cho bài “Ba định luật Niu Tơn” – Tiết 17 & 18 – Bài
10 – Vật lí 10
1. Tìm thông tin về nhà vật lý học
Niu Tơn
- Vào địa chỉ google.com.vn gõ
từ khóa: Niu Tơn
- Chọn website đáp ứng được
những thông tin cần thiết về Niu
Tơn muốn đưa vào bài giảng
2. Chọn những hình ảnh thông tin về Niu Tơn, về sự ra đời của ba định luật,
những giá trị mà ba định luật đó đem lại sau khi ra đời...
3. Chọn video mình cần tìm về lực, tác dụng của lực lên vật, lực và phản lực
+ Vào địa chỉ google.com.vn kích chọn video gõ từ khóa “lực và phản
lực”
+ Chọn video mình cần tìm tải về máy lưu vào địa chỉ tài liệu của mình


7


+ Mở phần mềm Boilsoft Video Splitter để cắt đoạn video phù hợp cho bài dạy.
Ví dụ 2: Khai thác tư liệu cho bài “Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôilơ –
Mariốt” – Tiết 49 – Bài 29 – Vật Lí 10
1. Tìm thông tin về hai
nhà vật lý học Bôilơ và
Mariốt
Vào
địa
chỉ
google.com.vn gõ từ
khóa: Bôilơ – Mariốt
- Chọn website đáp ứng
được những thông tin
cần thiết về Bôilơ –
Mariốtmuốn đưa vào bài
giảng.
Robert Boyle (trái) – Edme Mariotte (phải) là hai nhà vật lý nghiên cứu độc lập
ở hai đát nước khác nhau cùng tìm ra một định luật chung mang tên hai ông.
2. Chọn những hình ảnh thông tin về Bôilơ – Mariốt.
3. Chọn video mình cần tìm về chất khí, các quá trình biến đổi trạng thái của
chất khí.
+ Vào địa chỉ google.com.vn kích chọn video gõ từ khóa “Quá trình đẳng
nhiệt - Định luật Bôilơ – Mariốt”
8


+ Chọn video cần mình tìm tải về máy lưu vào địa chỉ tài liệu của mình

4. Chọn video mình cần tìm về lực, tác dụng của lực lên vật, lực và phản lực
+ Vào địa chỉ google.com.vn kích chọn video gõ từ khóa “Quá trình đẳng
nhiệt - Định luật Bôilơ – Mariốt”
+ Chọn video cần mình tìm tải về máy lưu vào địa chỉ tài liệu của mình
5. Tìm thí nghiệm ảo về quá trình đẳng nhiệt
- Truy cập trang />
Quả bóng phình to khi không khí
trong bình được rút bớt.
Từ video ngắn này học sinh dễ dàng rút ra được nhận xét áp suất nén lên quả
bóng giảm thì thể tích khí bên trong quả bóng tăng lên. Chứng tỏ áp suất tỉ lệ
nghịch với thể tích.
6. Truy cập trang />
9


- Chọn các mô phỏng – chọn Vật Lí – chọn Nhiệt & Nhiệt động lực học – chọn
Chất khí: Phần giới thiệu – chọn Các định luật
Tiếp theo ta thực hiện các thao tác cho thí nghiệm ảo rất hấp dẫn và gây tò mò

khám phá cho học sinh như bơm khí (hình chiếc bơm) – chọn đại lượng không
đổi ở bài này ta chọn “Nhiệt độ”. Sau đó thay đổi thể tích bằng cách kéo ra hoạc
thu vào kích thước bình khi rồi quan sát đồng đo áp suất. Từ đó học sinh rất dễ
dàng rút ra nhận xét: áp suất và thể tích trong quá trình đẳng nhiệt tỉ lệ nghịch.
Ví dụ 3: Khai thác tư liệu cho bài “Suất điện động cảm ứng” – Tiết 46 – Bài 24
– Vật Lí 11
- Truy cập trang />
10


- Chọn Vật lý – chọn Điện, Từ & Mạch điện


- Chọn Định luật Faraday

- Tiến hành các thao tác trên phần thí nghiệm ảo này cực kì đơn giản và dễ quan sát
11


- Ta có thể di chuyển nam châm lại gần ra xa cuộn dây, có thể đổi cực nam
châm, quan sát đồng hồ, độ sáng của đèn... tất cả đều thực hiện một cách dễ
dàng và hiệu quả quan sát rất cao
12


- Có thể đưa hình ảnh đường sức rất sinh động để học sinh quan sát bằng cách
kích chuột vào “Trường tuyến”

13


Ví dụ 4: Khai thác tư liệu cho bài “Con lắc lò xo” – Tiết 4 – Bài 2 – Vật Lí 12
1. Vào địa chỉ google.com.vn gõ từ khóa: Con lắc lò xo
- Chọn video mình cần tìm để mô tả dao động của con lắc lò xo.
- Tìm video bài giảng về con lắc lò xo mình muốn tham khảo tải về máy.
2. Truy cập trang />
- Chọn Vật lý chọn Cơ học

14


- Chọn Con lắc lò xo


- Bạn có các mục để chọn cho phù hợp với nội dung muốn đưa vào bài giảng

15


- Chọn Dao động. Tại đây ta có thể thay đổi độ cứng k, khối lượng vật m. Chiều

dài tự nhiên, vị trí cân bằng, thay đổi biên độ và quan sát dao động của vật...

- Học sinh quan sát rất dễ dàng, thấy được đặc điểm dao dộng sự thay đổi chu kì
khi thay đổi k và m. Ngoài ra có thể chọn sự xuất hiện của các véc tơ lực, vận
tốc và gia tốc trong quá trình vật dao động khi ta chọn Lab.

16


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Từ những năm trước việc ứng dụng công nghệ thông tin chỉ là động viên
khuyến khích và phần nhiều còn nằm trên ý tưởng chưa đưa vào thực tiễn thực
hiện. Nhưng trước tình hình dịch bệnh Covid – 19 học sinh phải nghỉ học kéo
dài, việc giãn cách xã hội cần được thực hiện thì dạy học trực tuyến là một
phương án hữu hiệu để các em vừa có thể cách li tại nhà vừa có thể học. Và khi
phương án dạy học trực tuyến được thực hiện thì việc khai thác tư liệu từ
Internet như thế nào cho hiệu quả để đưa vào dạy và học là hết sức cần thiết.
Từ thực tế giảng dạy đã áp dụng đề tài, tôi thấy chất lượng dạy và học của
thầy trò chúng tôi đã tăng lên rõ rệt, đây là một niềm vui lớn của thầy và trò.
Đối với bản thân: trình độ tin học của tôi đã được nâng lên rõ rệt. Từ việc
chỉ quen soạn bài trên Word, Powpoint với những thao tác cơ bản thì nay đã

thành thục soạn giảng điện tử, sử dụng điện thoại quay video, đặc biệt là khả
năng tìm kiếm và xử lí các thông tin, tư liệu, tài liệu dạy học trực tuyến.
17


Biết tải các phần mềm hỗ trợ dạy học. Biết tham gia vào các diễn đàn, trang web
để trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Kiến thức được nâng cao mở rộng để bồi
dưỡng cho học sinh tốt hơn.
Đối với học sinh: trình độ nhận thức được nâng cao, ý thức và thích thú
học tập môn Vật lý do tôi đảm nhận nhiều hơn. Phát huy được tính tích cực, chủ
động và sáng tạo trong học tập, biết đến với các trang web để tìm kiếm tài liệu
học tập, tài liệu ôn thi, khám phá khoa học. Biết lên mạng để học và tương tác
trực tuyến với thầy cô và bạn bè. Biết tìm hiểu kiến thức để mở rộng tầm hiểu
biết. Biết khai thác triệt để mạng Internet phục vụ cho học tập, sàng lọc dữ liệu
cần thiết bổ ích cho cá nhân. Tiếp cận được nhiều trang web và diễn đàn bổ ích
cho việc học và ôn thi trực tuyến...
Từ khi tôi thực hiện đề tài này chất lượng môn học của những lớp tôi đảm
nhận sau khi nghỉ dịch Covid – 19 thời gian dài các em quay trở lại học không
hề giảm sút mà còn tăng lên rõ rệt. Cụ thể là:
Lớp

Năm học

Chất lượng
Sĩ số

Giỏi

Khá


T.bình

Yếu

Kém

Kì 1: 2019 - 2020

41

10

28

3

0

0

Kì 2: 2019 - 2020

41

18

23

0


0

0

Kì 1: 2019 - 2020

38

0

15

20

3

0

Kì 2: 2019 - 2020

38

1

22

15

0


0

Kì 1: 2019 - 2020

40

0

12

23

3

2

Kì 2: 2019 - 2020
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận

40

0

20

17

2


1

10A1

11A6

12A2

3.1.1. Những bài học kinh nghiệm
Khai thác trực tuyến trên Internet tài liệu hỗ trợ trình chiếu linh hoạt trong
dạy học môn Vật lí là một hình thức tối ưu, hiện đại và phù hợp xu hướng của
thời đại, phù hợp với tình hình thực tế xã hội khi mà dịch bệnh Covid – 19 đang
diễn biến phức tạp. Việc làm này không chỉ góp phần đổi mới phương pháp dạy
18


học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng theo tiêu chí dạy học thân thiện mà còn
giúp thực hiện phòng chống dịch bệnh giãn cách xã hội hiệu quả.
Khai thác trực tuyến trên Internet tài liệu để hỗ trợ trình chiếu linh hoạt
trong dạy học, kích thích khả năng sáng tạo, khám phá khoa học trong mỗi học
sinh, tạo hứng thú trong hoạt động học tập.
Trước khi khai thác tư liệu trên Internet phải chú ý những điểm sau:
- Chuẩn bị nghiên cứu, thiết kế bài giảng trước, định hướng những tài liệu cần
và đủ để hỗ trợ thêm cho dạy học.
- Kiến thức, tài liệu khai thác trên mạng phải hỗ trợ đắc lực tối ưu cho việc học
tập của các em học sinh, gây hứng thú học tập và đem lại kết quả tốt nâng cao
chất lượng học tập, tạo lòng tin trong cha mẹ học sinh, sự đồng tình của xã hội.
Khi đưa tài liệu khai thác vào bài giảng cần chú ý:
- Đưa vào đúng chỗ, đúng lúc, vừa phải không biến một tiết dạy học thành một
tiết trình chiếu phim hay giới thiệu, thuyết trình.

- Phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong vai trò
trung tâm của hoạt động dạy học.
- Đây chỉ là hình thức hỗ trợ, cung cấp thêm chứ không hoàn toàn thay thế bảng
truyền thống.
Muốn thực hiện được thành công yếu tố quan trọng nhất là con người.
- Thầy cô cần có trình độ tin học ở một mức độ nhất định, phải có điều kiện cơ
sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là lòng nhiệt tình, ham học hỏi và
biết vươn lên.
- Trò phải chịu khó, có hứng thú, tinh thần tự giác chủ động trong học tập.
- Phụ huynh học sinh phải quan tâm đầu tư trang thiết bị cho con em học tập
trực tuyến như: lắp đặt mạng, máy tính hoặc điện thoại...
3.1.2. Nhận định khả năng ứng dụng SKKN

19


- Đây là kinh nghiệm của bản thân được đúc kết trong quá trình giảng dạy trực
tuyến thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid – 19, học hỏi từ các đồng nghiệp
và đã áp dụng với nhiều đối tượng học sinh: Lớp 10A1, 11A6 và 12A2
- Bản thân cũng đã được các đồng nghiệp trong tổ góp ý, xây dựng thêm và cũng
đã chia sẽ cùng nhau áp dụng. Kết quả là nhiều đồng chí đã tiến hành tốt, không
chỉ môn Vật lí mà còn nhiều môn học khác như hóa, sinh, văn, sử, địa, toán.
- Đây là tâm huyết của bản thân, của các bạn đồng nghiệp trong tổ Lý – Tin và
cả ban giám hiệu của trường tôi cũng rất quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
này. Mong bạn bè, đồng nghiệp góp ý, xây dựng để bản thân tôi tiến bộ hơn
trong chuyên môn.
3.2. Kiến nghị
* Đối với các cấp:
- Quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện đưa Internet vào trường học đồng bộ.
- Có chế độ ưu đãi với mạng giáo dục, nhất là cho giáo viên.

- Trong các kỳ thi của giáo viên khuyến khích nhiều đối với những tiết dạy có
ứng dụng công nghệ thông tin và trở thành nhiệm vụ của từng người.
- Mở các lớp dạy, tập huấn, nâng cao trình độ tin học cho giáo viên và kĩ năng
soạn bài giảng điện tử, trực tuyến.
- Quan tâm và nhân rộng hơn những đơn vị dẫn đầu trong bước đột phá đưa
mạng Internet vào trường học như trường chúng tôi.
* Đối với giáo viên:
- Tự học, từ rèn về trình độ tin học để theo kịp bước tiến của xã hội, nếu không
sẽ bị tụt hậu, tự đào thải mình.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của bản thân và học sinh.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 3 tháng 7 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
20


mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết:

Vũ Trọng Cường

21


Tài liệu tham khảo


1.
2. Sách vật lý 10, 11 &12 – Nhà xuất bản Giáo dục
3. />4. />5. />
22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
23


×