Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận: Phân Tích Cơ Sở Lý Luận Và Yêu Cầu Phương Pháp Luận Của Nguyên Tắc Toàn Diện. Vận Dụng Nguyên Tắc Này Vào Hoạt Động Nhận Thức Và Thực Tiễn Của Bản Thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.18 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN KHƠNG THUYẾT TRÌNH
Đề tài:
PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁP LUẬN
CỦA NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY
VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN
ANH/CHỊ.

GVHD

: TS. BÙI XUÂN THANH

Họ và tên

:

STT

:

MSHV

:

NHÓM

: Triết học (ECO501) - PHI20B

LỚP



:


TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................. 1
1. KIẾN THỨC LÝ LUẬN.................................................................................................1
1.1. Nội dung cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện....................................................1
1.2. Yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện:..........................................2
2. KIẾN THỨC VẬN DỤNG THỰC TIỄN:.....................................................................3
2.1. Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong cuộc sống hằng ngày..................................3
2.1. Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong giáo dục......................................................5
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................7


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thực tế, các sự vật và hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng. Do
vậy để nắm bắt được các quy luật, mối quan hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động của các
sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, chúng ta cần một học thuyết để dễ dàng
nghiên cứu và tiếp cận nó. Với học thuyết của Mác – Lênin đã đề cập đến các vấn đề này
thông qua Phép biện chứng duy vật. Và đặc biệt trong hoạt động nhận thức và trong hoạt
động thực tiễn thì nguyên tắc toàn diện là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng của
Phép biện chứng duy vật. Vì vậy, việc nghiên cứu Nguyên tắc toàn diện và vận dụng nó vào
hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân rất quan trọng.
PHẦN NỘI DUNG

1. KIẾN THỨC LÝ LUẬN
1.1. Nội dung cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện
Trong lịch sử Triết học đã có hai quan điểm, hai cách xem xét trái ngược nhau, đó
chính là phép biện chứng và phép siêu hình. Có quan niệm cho rằng các sự vật trong thế giới
này tồn tại cô lập, tách rời nhau và bất biến. Vì vậy, có thể nói quan điểm siêu hình phủ nhận
vạn vật vận động và biến đổi. Dù phản ánh khơng đúng tính biện chứng của thế giới, nhưng
chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần quan trọng trong việc đấu tranh thế giới quan duy
tâm và Tôn giáo. Một quan điểm khác cho rằng vạn vật trong thế giới có thể tác động, liên hệ
với nhau, không ngừng vận động và biến đổi. Đây chính là quan điểm biện chứng. Quan điểm
này thừa nhật vạn vật có thể biến đổi, sự vật hiện tượng, trong quá trình thế giới thống nhất,
chúng tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.
Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, chỉ
những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới hay nói cách khác mối liên
hệ phổ biến được dùng với hai nghĩa cơ bản đó là: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên
hệ; dùng để chỉ sự khái quát những mối liên hệ có tính chất phổ biến nhất. Một sự vật hiện
tượng khơng phải có một mối liên hệ mà sẽ có rất nhiều mối liên hệ đan xen với nhau. Ví dụ
như bản thân sinh viên chúng ta khơng chỉ có một mối liên hệ giữa thầy và trị mà cịn có mối
1


liên hệ giữa gia đình, bạn bè, hàng xóm hay đồng nghiệp. Các mối liên hệ phổ biến xuất hiện
một cách khách quan trong sự tồn tại phát triển trong mọi lĩnh vực của thế giới. Vậy khi
chúng ta đánh giá bản chất của sự vật và hiện tượng, chúng ta phải nhìn bao quát tất cả các
mặt và mối liên hệ của sự vật hiện tượng đó, cả bên trong và bên ngồi rồi mới đi đến kết
luận. Đó chính là ngun tắc tồn diện. Vì vậy, cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội
dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
1.2. Yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện:
Quan điểm toàn diện đòi hỏi để nhận thức được sự vật chúng ta cần xem xét nó trong
mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Cùng một sự vật, xuất phát từ nhu cầu khác
nhau chủ thể sẽ phản ánh những mặt khác nhau của sự vật vàdo vậy, nó biểu hiện ra là những

cái khác nhau. Mối liên hệ giữa sự vật với nhu cầu của chủ thể rất đa dạng, trong một hoàn
cảnh nhất định, con người chỉ phản ánh một số mối liên hệ xác định của sự vật với nhu cầu
nhất định của mình, nên nhận thức về sự vật cũng mang tính tương đối, khơng đầy đủ, khơng
trọn vẹn. Nắm được điều đó chúng ta sẽ tránh được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có về
sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối cuối cùng về sự vật, không thể bổ
sung, không thể phát triển. Phân biệt để xác định được những mối liên hệ hay các yếu cấu
thành nên sự vật, sự việc, để biết cái nào thuộc bên trong hay bên ngoài, cơ bản hay không cơ
bản, ngẫu nhiên hay tất nhiên, ổn định hay không ổn định. Phải thống nhất được tất cả các
mối liên hệ hay các yếu tố cấu thành nên sự vật sự việc bên trong, cơ bản, … để lý giải các
mối liên hệ cịn lại. Từ đó, kết hợp và xây dựng sự tổng thể và thống nhất của các yếu tố và
mối liên hệ, phát hiện ra bản chất các sự vật, sự việc.
V.I.Lênin viết: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của
những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó, chứ khơng phải lấy
một mẩu ở chỗ này, một mẩu ở chỗ kia”. Như vậy xem xét tồn diện nhưng khơng bình qn
dàn đều mà có trọng tâm, trọng điểm; phải tìm ra vị trí từng mặt, từng yếu tố, từng mối liên
hệ ấy trong tổng thể của chúng; phải từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật
đến chỗ khái quát để rút ra cái chủ yếu nhất, bản chất nhất, quan trọng nhất chi phối sự tồn tại
và phát triển của sự vật.
2


Từ nguyên tắc toàn diện trong nhận thức, chúng ta đi đến nguyên tắc đồng bộ trong
hoạt động thực tiễn. Chúng ta cần đánh giá đúng các tính chất ảnh hưởng đến sự vật và nắm
vững sự chuyển hóa của các mối liên hệ, từ đó có thể sử dụng biện pháp phù hợp. Nguyên tắc
này đòi hỏi muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện
pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng
của sự vật. Song trong từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt.
Nghĩa là phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm”
trong cải tạo sự vật.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện. Quan điểm phiến diện chỉ thấy

một mặt mà không thấy mặt khác, hoặc giả chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn lan,
dàn đều, không thấy được bản chất của sự vật. Quan điểm này cuối cùng rơi vào thuật nguỵ
biện và chủ nghĩa chiết trung. Chủ nghĩa chiết trung cũng tỏ ra chú đến nhiều mặt, nhiều mối
liên hệ của sự vật nhưng lại không biếtcách rút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản của sự
vật, xem xét mộtcách bìnhquân, kết hợp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau,
tạo thành một mớ hỗn tạp các sự kiện, cuối cùng sẽ lúng túng, mất phương hướng và bất lực
trước chúng. Thuật nguỵ biện cũng để ý đến nhiều mặt nhiều mối liên hệ khác nhau của sự
vật nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất.
Cả chủ nghĩa chiết trung lẫn thuật nguỵ biện đều là những biểu hiện của phương pháp luận
sai lầm trong xem xét các sự vật, hiện tượng. Quán triệt và vận dụng quan điểm toàn diện sẽ
giúp chúng ta khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung và thuật nguyên
biện trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình
2. KIẾN THỨC VẬN DỤNG THỰC TIỄN:
2.1. Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong cuộc sống hằng ngày
Nhận thức và quán triệt quan điểm tồn diện trong cuộc sống ngày nay, tơi đã ứng
dụng những điều đó vào thực tiễn và có những nhận định, kết luận và sự hiểu biết nhiều hơn
trong cuộc sống. Trong cuộc sống hẳng ngày có vơ số các sự vật hiện tượng xảy ra trước
chúng ta mà ta khơng nhìn nhận một cách đúng đắn sẽ làm cho ta hiểu sai bản chất vấn đề,
không đúng với sự thật. Trong ngành y học, nếu như chúng ta muốn phát hiện và nghiên cứu
3


một loại bệnh nào đó, mình phải tìm ra cái căn nguyên nào, cái mối liên hệ nào dẫn tới cái
bệnh đó. Nguồn gốc xuất hiện của bệnh ấy là gì để tìm ra giải pháp thích hợp chữa trị bệnh.
Hay chúng ta hãy xét khía cạnh về văn hố, khi văn hoá phương Tây du nhập vào
nước ta, hãy nhìn nó với cả cái nhìn tích cực và tiêu cực. Văn hoá nước bạn phát triển hơn
nước ta rất nhiều năm, thậm chí hàng trăm năm và có nhiều điểm văn minh và tiến bộ. Chúng
ta phải tiếp thu và học tập những cái tích cực về mặt văn hố để làm giàu thêm nền văn hố
Việt Nam vì nền văn hoá của nước ta là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy,
chúng ta phải kế thừa tinh hoa văn hoá nhân loại trong đó có văn hố phương Tây. Khi áp

dụng ngun tắc toàn diện, chúng ta cũng sẽ phải thừa nhận văn hố phương Tây sẽ có những
mặt hạn chế. Ví dụ, văn hố “Sống thử” trong giới sinh viên, khơng ít cặp đơi đã là nạn nhân
của văn hố này, đặc biệt là các bạn nữ. Hậu quả đem lại cũng rất khơn lường, có người sẽ lộ
rõ bộ mặt sở khanh, có người thì đi phá thai, chia tay, dẫn đến tinh thần suy sụp, thậm chí tồi
tệ hơn họ phải kết liễu cuộc đời mình. Vì vậy văn hố phương Tây khi du nhập vào nước ta sẽ
có những tích cực, đó là những thứ chúng ta cần tiếp biến. Nhưng nếu có tiêu cực thì chúng ta
cần lọc bỏ. Giữa cái tích cực và hạn chế đó, rõ ràng tích cực vẫn là chủ yếu. Nhưng đáng tiếc
là ở người này hay người khác, ở bạn sinh viên này hay bạn sinh viên khác, sẽ có thể tiếp thu
cái hạn chế nhiều hơn. Tồi tệ hơn là một số bạn trẻ bây giờ cổ suý cho văn hố phương tây,
cứ nghĩ rằng cái gì của phương Tây cũng là tích cực, dẫn đến hành động tiêu cực hạn chế đối
với văn hoá truyền thống. Tất cả những quan điểm đó đều rơi vào phiến diện trong đánh giá,
đều chỉ nhỉ sự vật sự việc ở một mặt, một chiều dẫn tới sai lầm. Quan điểm toàn diện đòi hỏi
chủ thể phải biết nhận thức trọng tâm, trọng điểm, từ đó xem xét cái tồn bộ, trên cơ sở thấu
hiểu quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Quan điểm toàn diện đối lập và
đòi hỏi phải loại bỏ mọi suy nghĩ và hành động phiến diện, chiết trung và ngụy biện. Đây là
những “căn bệnh” thường gặp khá nhiều trong nhận thức và thực tiễn, đều dẫn con người đến
sự mơ hồ, trừu tượng, hỗn tạp, khiến cho chủ thể khó phân biệt được cái bản chất với cái
không bản chất, cái không chủ yếu với cái chủ yếu… dẫn đến những sai lầm trong nhận thức
sự vật, hiện tượng.

4


Một ví dụ khác như cách chọn cho mình những người bạn phù hợp với bản thân.
Khơng phải chi vì cái là nhìn đầu tiên là ta có thể đánh giá đó là một người bạn tốt hay xấu
được cho dù đó là một người có ngoại hình đẹp, dễ nhìn hay chỉ là người có ngoại hình xấu,
khi nhìn đã có ấn tượng khơng tốt về họ. Người ta thường nói “cha sinh con trời sinh tính",
tính cách và ngoại hình là hai mặt khác nhau của một con người vì vậy khi đánh giá một con
người qua vẻ bề ngoài là hoàn toàn phiến diện. Cho dù trong một hồn cảnh cụ thể nào đó
người đó có những cử chỉ tốt hay nhìn có vẻ rất thân thiện, dễ gần gũi thì cũng chỉ gây ấn

tượng tốt ban đầu đối với chúng ta chứ không thế khẳng định đó là một người bạn tốt. Đơi
khi đó chi là cách gây ẩn tượng với người khác của họ chứ không phải là bản chất thật sự của
họ. Mà quá trình đánh giá một con người là một quá trình lâu dài và toàn diện về nhiều mặt
khác nhau của họ. Cách thức họ ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh, cách họ làm
việc với bản thân và tập thể. Qua đó ta cũng thấy rằng cho dù có những người khơng tốt ở
hiện tại nhưng chưa chắc họ sẽ khơng tốt ở tương lai, vì vậy ta hãy đánh giá lại khi họ đã thay
đổi để có cái nhìn tồn diện hơn.
Những điều đó làm tơi càng ngày cảm nhận được tầm quan trọng của nguyên tắc toàn
diện của phép biện chứng duy vật trong đời sống hằng ngày, ta phải xem xét, đánh giá mọi sự
vật hiện tượng, mọi sự việc xảy ra xung quanh chúng ta từ nhiều khía cạnh, nhiều phía chứ
khơng nên đánh giá từ một phía để rồi đưa ra kết luận khơng chính xác, dễ gây hiểu lầm. Và
khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng lý thuyết hệ thống, tức
là: xem xét nó được cấuthành nên từ những yếu tố, bộ phận nào với những mối quan hệ ràng
buộc và tương tácnào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn khơng có ở
mỗi yếu tố; mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét
nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành mơi trường vận động,
phát triển của nó.
2.1. Vận dụng ngun tắc tồn diện trong giáo dục
Bản thân tơi là một giáo viên, hoạt động trong ngành giáo dục, việc áp dụng nguyên
tắc toàn diện trong giảng dạy và đánh giá học sinh là một điều tất yếu. Trong quan niệm về
5


giáo dục của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, giáo dục không chỉ được coi là phương thức
làm giàu tri thức cho con người, phục vụ cho xã hội, mà quan trọng hơn, giáo dục là cách
thức làm cho con người được phát triển toàn diện các năng lực của mình. Trong những năm
qua, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, ví dụ như,
số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp
hay cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, giáo dục - đào tạo còn tồn tại những khó

khăn, yếu kém như chất lượng giáo dục có mặt bị bng lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo
đức, lối sống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy chữ, còn dạy người và dạy nghề vẫn yếu
kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng
thực hành, kỹ năng sống.
Vận dụng nguyên tắc toàn diện, chúng ta có thể thấy được những mặt hạn chế và tiêu
cực của nền giáo dục nước nhà, từ đó điều chỉnh và đưa ra những biện pháp phù hợp. Thiết
nghĩ, giải pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu trên là sự vận hành tương tác đồng bộ
của các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực (người dạy – người học – học liệu –
môi trường,…), khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ áp đặt một chiều; đồng
thời kết hợp hài hoà giữa dạy kiến thức công cụ với kiến thức phương pháp, đặc biệt chú
trọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học có thể học tập suốt đời. Đổi mới
phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thơng theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển
năng lực.
KẾT LUẬN
Yêu cầu của quan điểm toàn diện là khi nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn thì phải xem xét
tồn diện các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, kể cả mối liên hệ của sự vật, hiện tượng này
với sự vật, hiện tượng khác, đến mối liên hệ giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành sự vật, hiện
tượng, cũng như mối liên hệ của sự vật, hiện tượng với môi trường và hoàn cảnh xung quanh;
đồng thời, khi xem xét hệ thống các mối liên hệ của sự vật, cần chú ý đến những mắt khâu
6


trung gian, gián tiếp của chúng; nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong cả hiện tại, quá
khứ và xu hướng phát triển trong tương lai. Áp dụng quan điểm tồn diện khơng những giúp
ta có những đánh giá đúng hiện bản chất của sự vật hiện tượng mà cịn giúp ta có những mối
quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người xung quanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê- nin. NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Bùi Xuân Thanh (2021). Tư tưởng Chính trị - xã hội của Mạnh Tử: Giá trị và hạn chế (Sách
chun khảo). NXB Chính Trị Quốc gia sự thật.
Nguyễn Đình Cửu (2019). Triết học Tự nhiên. NXB Tri Thức.

7


Họ và Tên:
MSSV:

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN
TRIẾT HỌC
LỚP TRIẾT HỌC (ECO501) – PHI20B

STT:

ĐỀ BÀI: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và làm rõ sự khác nhau
giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật trước Mác trong quan
niệm về vật chất.

1. Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học khẳng định vật chất có trước và
quyết định ý thức, vật chất tồn tại một cách khách quan với ý thức con người và
không một ai sáng tạo ra, còn ý thức phản ánh vật chất khách quan vào bộ óc con
người. Vật chất là bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội
chính. Thế nhưng chủ nghĩa duy vật ở các thời đại lại không giống nhau. Cho đến
ngày hôm nay, chủ nghĩa duy vật đã trải qua các hình thức sau đây: Thứ nhất là chủ
nghĩa duy vật chất phát trong thời cổ đại, thứ hai là chủ nghĩa duy vật siêu hình vào
thế kỉ XVI-XVIII và thứ ba là chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph.

Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỉ XIX.
Mặc dù ba hình thức này đều khẳng định rằng vật chất có trước và quyết định ý
thức nhưng chúng khác nhau trong việc định nghĩa vật chất là gì. Chủ nghĩa duy vật
chất phác trong thời cổ đại có đặc trưng nổi bật là đã lý giải toàn bộ sự sinh thành của
thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên
là bản nguyên của thế giới. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng cơ bản là đúng vì nó đã
lấy vật chất của giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên. Thế kỉ XVI-XVIII, chủ
nghĩa duy vật phát triển thành chủ nghĩa duy vật siêu hình. Có quan niệm cho rằng
8


các sự vật trong thế giới này tồn tại cô lập, tách rời nhau và bất biến. Vì vậy, có thể
nói quan điểm siêu hình phủ nhận vạn vật vận động và biến đổi. Dù phản ánh khơng
đúng tính biện chứng của thế giới, nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần
quan trọng trong việc đấu tranh thế giới quan duy tâm và Tôn giáo. Bê-cơn cho rằng
để lí giải được tính mn màu mn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ. Theo
ông, mọi thứ trên thế gian đền tồn tại từ 3 nguyên nhân: hình dạng, vật chất và vận
động. Một quan điểm khác cho rằng vạn vật trong thế giới có thể tác động, liên hệ với
nhau, không ngừng vận động và biến đổi. Đây chính là quan điểm biện chứng. Quan
điểm này thừa nhật vạn vật có thể biến đổi, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi
mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại và
chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại, đạt tới trình độ là hình thức phát triển cao
nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật của nửa đầu thời cận đại chưa đạt chuẩn duy vật để giải
thích thế giới. Có thể nói, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện
chứng là hai quan điểm đối lập nhau. Chủ nghĩa duy vật siêu hình giải thích thế giới ở
trạng thái bất biến và cơ lập. Chủ nghĩa duy vật siêu hình có một hạn chế là chưa
phản ánh đúng đắn hiện thực trong mối liên hệ phổ biến và trong sự vận động, phát
triển và biến đổi khơng ngừng. Đến giữa thế kỉ XIX, tồn bộ hệ thống quan niệm,
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở lý giải một

cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.

2. Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật trước
Mác trong quan niệm về vật chất.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất
Quan điểm của về vật chất cho rằng vật chất có trước và quyết định ý thức.
Quan niệm duy vật này mang tính những trực quan, cảm tính, chất phác. Ở thời kì
9


này, người ta cố gắng đi tìm vật thể ban đầu nhỏ nhất và đồng nhất nó giữa tồn bộ
các vật chất. Ta-lét ở Hy lạp cho rằng vật chất là nước, Aleximen cho rằng vật chất là
khơng khí, cịn Hêraclit cho rằng vật chất là lửa. Ấn Độ và Trung Quốc thời cổ đại
người ta cho rằng vật chất là đất, nước, lửa và khơng khí, chính là Kim, Mộc, Thuỷ,
Hoả, Thổ. Họ cũng cho rằng khi con người chết đi sẽ trở thành đất và nước, đất và
nước là cơ sở đầu tiên để tạo nên vạn vật. Toàn bộ những quan điểm này chưa dựa
vào thành tựu khoa học, mà chỉ dựa vào sự quan sát trực tiếp từ các giác quan của các
nhà tư tưởng. Đó cũng chính là lí do vì sao những tư tưởng này đầu mang tính chất
phác.
Đến thời cận đại, quan niệm vật chất mang tính siêu hình, ở thời kì này người
ta đồng nhất vật chất với thuyết nguyên tử của Đêmơcrít, cho rằng vật chất là những
hạt ngun tử (hạt vật chất) nhỏ nhất, không thể phân chia, là cơ sở đầu tiên để tạo
nên vạn vật, là một viên gạch đầu tiên để xây nên toàn bộ lâu đài vũ trụ này. Nhưng
khoa học đã chứng minh rằng, nguyên tử khơng nhỏ nhất. Ở thời kì này người ta tiếp
tục tách rời vật chất ra khỏi vận động không gian và thời gian. Không gian là một
khoảng không, khi rút một vật thể ra khỏi khoảng khơng thì vật thể không thay đổi.
Thời gian là một dải băng vô tận, tất cả q trình đều diễn ra trong đó. Theo quan
niệm khoa học cổ đại, không gian và thời gian là bất biến, có vật chất tồn tại bên
ngồi không gian và thời gian. Người ta cũng cho rằng nếu vật thể khơng dịch chuyển
thì vật thể khơng vận động, vận động và vật chất tách rời nhau. Khối lượng vật thể là

khối lượng tĩnh không đổi. Tất cả quan điểm đó là quan điểm mang tính chất siêu
hình, người ta nhìn nhận sự vật hiện tượng ở trạng thái bất biến và cô lập
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX một loạt phát minh của vật lí hiện đại đã ra
đời. Vào ngày 8/11/1985, Rơnghen đã tình cờ phát hiện ra tia X khi chụp xương bàn
tay của vợ. Điều này chứng minh rằng vật chất có thể mang tính thẩm thấu. Đến năm
1896, Becơren đã tìm ra hạt alpha và beta trong hiện tượng phóng xạ và nó có cấu
trúc rất nhỏ. Năm 1897, Thomson tìm ra điện từ, một phát mình làm chấn động giới
10


khoa học, người ta lại cho rằng thế giới thống nhất ở điện từ. Những phát minh này
đã cho chúng ta thấy cấu trúc nguyên tử rất phức tạp và có thể phân chia.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất
Định nghĩa của Lênin về phạm trù vật chất: “Vật chất là phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”. Theo định nghĩa, thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thực tại khách
quan. Như vậy vật chất là những gì tồn tại độc lập với ý thức. Vật chất là tất cả những
gì đang tồn tại khách quan bên ngồi đầu óc con người, không phụ thuộc vào ý thức,
cảm giác của con người. Vật chất là những cái mà khi tác động lên các giác quan của
con người một cáchtrực tiếp hay gián tiếp thì sẽ gây nên cho con người cảm giác. Vật
chất là những cái mà trong quan hệ đối với chúng thì ý thức, cảm giác củacon người
chẳng qua chỉ là sự phản ánh của chúng mà thôi. Định nghĩa vật chất được nêu trên
của Lênin là kết quả của việc tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê
phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất.
Điểm khác biệt giữa định nghĩa Vật chất của Lênin với quan niệm về vật chất
của chủ nghĩa duy vật trước Mác là định nghĩa Vật chất của Lênin đã kế thừa, bảo vệ,
phát triển quan điểm của Mác về vật chất; khắc phục được tính trực quan, siêu hình,
máy móc trong quan niệm về vật chất của các thời kỳ trước; giải quyết được sự

khủng hoảng về mặt nhận thức luận trong khoa học tự nhiên ở đầu thế kỷ XX tạo nền
tảng vững chắc cho chủ nghĩa duy vật phát triển. Triết học Mác – Lênin thừa nhận thế
giới thống nhất ở tính vật chất, ở bản chất vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách
quan bên ngoài ý thức của con người. Trong thời kì cổ đại, người ta quy định tự thống
nhất ở 1 dạng cụ thể. Ở thời kì lịch sử, trong một thời gian dài, người ta nghĩ rằng
Nguyên Tử là phần tử nhỏ nhất, không thể phân chia. Đến khi con người tìm ra hạt cơ
11


bản, thì lại khẳng định rằng thế giới thống nhất ở hạt cơ bản. Thế nhưng, nếu giả sử
như con người tìm ra thứ gì nhỏ hơn hạt cơ bản, quan điểm đó là quan điểm hồn
tồn sai lầm. Theo Triết học Mác – Lênin thế giới không thống nhất ở một dạng cụ
thể mà là tính vật chất ở bản chất vật chất. Các sự vật trên thế giới đều vô cùng đa
dạng và đều vận động biến đổi theo quy luật của thế giới vật chất. Định nghĩa này
chính là cơ sở khoa học và là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống chủnghĩa duy tâm,
chủ nghĩa hồi nghi và thuyết khơng thể biết đã phủ nhận khả năng nhận thức của con
người về thế giới.

12



×