Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

Công tác bảo tồn và phát huy các di tích trên địa bàn tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.91 MB, 22 trang )

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TRẠNG BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA

Trình bày: Trần Thanh Hồi
Phó Giám đốc - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


PHẦN I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN 
- Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là tài sản q giá của dân tộc, có
vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, là báu vật mà
thiên nhiên ban tặng, là kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từ đời này qua đời
khác đã dày công tạo dựng. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là việc làm quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục truyền thống, làm phong phú đời sống tinh thần của Nhân dân.


Tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 9.783,34
km², có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 10 huyện và 02 thành phố,
với 142 đơn vị hành chính cấp xã (111 xã, 18 phường và 13 thị trấn); 1.376
thôn, tổ dân phố


Dân số tồn tỉnh là 1.296.906 người (Số liệu tính đến ngày 01/4/2019 theo
số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019) có 47 dân tộc anh em cùng
sinh sống đan xen, với nhiều tôn giáo khác nhau, có tinh thần đồn kết, bình
đẳng, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển đã tạo nên một cộng đồng đa
dạng trong văn hóa cũng như phong tục tập quán



Tính đến nay, trên địa bàn tồn tỉnh Lâm Đồng có 37 di tích; trong đó có 02 di tích
cấp quốc gia đặc biệt là Vườn Quốc gia Cát Tiên và Khảo cổ Cát Tiên; 18 di tích cấp
quốc gia với đầy đủ các loại hình: di tích kiến trúc: 02 di tích; danh lam thắng cảnh:
14 di tích; lịch sử cách mạng: 02 di tích. Cấp tỉnh: 17 di tích bao gồm: 9 di tích lịch sử
văn hóa (đình); Lịch sử cách mạng: 01 di tích; di tích lịch sử văn hóa: 01; di tích danh
lam thắng cảnh: 05 di tích và 01 di tích Khảo cổ.


Hiện nay, các di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia, cấp tỉnh đang được giao
cho các doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt, Công ty du
lịch Lâm Đồng quản lý và khai thác như: Thung lũng Tình yêu, thác Voi, thác Đatanla,
Cam Ly, Hồ Than Thở, thác Pongour,…; Một số di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, chủ
yếu là đình làng như: đình Thái Phiên, đình Trường Xuân, đình Nghệ Tĩnh, đền thờ
Quốc Tổ (Đà Lạt); đình Phú Hội (Đức Trọng), ..đang được giao cho cộng đồng dân cư
tại địa phương quản lý và hoạt động.


Một số di tích trực tiếp do ngành trực tiếp quản lý: di tích Quốc gia đặc biệt khảo
cổ Cát Tiên, di tích lịch sử cấp Quốc gia khu kháng chiến khu VI, di tích Quốc gia
Nhà
lao
thiếu
nhi
Đà
Lạt.

Trong

thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng luôn quan tâm, chú trọng đến công

tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và cơng tác bảo tồn và phát
huy các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được cơng nhận là di
tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh nói riêng bằng những việc làm cụ thể:


Ban hành các Chương trình, Đề án và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong
triển
khai
thực
hiện:
+ Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 16/11/2016 về phát triển du lịch chất lượng cao
giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trên
cơ sở gắn với phát huy các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh).


+ Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 06/3/2018 về việc phê duyệt đề
án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát
triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030”


+ Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lâm Đồng Ban hành quy định về quản lý, bảo vệ, phát huy
giá trị di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng


+Kế hoạch số 6283/KH-UBND ngày 01/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lâm Đồng triển khai Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản
Văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,…



+ Tập trung triển khai có hiệu quả cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng trên địa bàn, trong đó phát huy tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư, trùng tu, tơn tạo
và phát huy giá trị các di tích đạt hiệu quả làm cho bộ mặt di tích đã có nhiều khởi sắc góp
phần đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm phát triển có hiệu quả giá trị di tích và phục vụ du lịch.


+ Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ di
tích. Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị
di tích; Thực hiện đầu tư đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.


+ Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức được các hội nghị, hội thảo, .....


Nhìn

chung, trong những năm qua cơng tác quản lý nhà nước
về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển
du lịch thu được nhiều kết quả đáng khích lệ: Những chủ trương,
đường lối, nghị quyết của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa, danh lam thắng cảnh cũng như các quy định của pháp luật
về di sản văn hóa được tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể Nhân
dân giúp nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ, gìn
giữ các di tích được nâng lên rõ rệt; trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý được nâng cao; công tác
chỉ đạo thực hiện các nội dung chuyên môn sát sao, cụ thể, có hiệu
quả; cơng tác tu bổ, tơn tạo từng bước đi vào nề nếp; nguồn kinh
phí cho hoạt động này đã được xã hội hóa nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp từ nguồn kinh phí của Nhà nước, từ các tổ chức, cá nhân

và doanh nghiệp; các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa và là điểm đến của nhiều du
khách trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du


Bên cạnh các kết quả đạt được thì cơng tác bảo tồn và phát huy các di tích
trên địa bàn tỉnh còn những hạn chế nhất định
- Một số đơn vị được giao quản lý, khai thác di tích chưa thực hiện nghiêm túc các
quy định của nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản nên vẫn để xảy ra tình
trạng vi phạm, xâm hại di tích chưa được phát hiện kịp thời hay ngăn chặn.
- Các đơn vị chưa chủ động phối kết hợp với chính quyền địa phương, ngành chức
năng và nhất là các cộng đồng dân cư trong quá trình quản lý, khai thác giá trị của di
tích danh thắng.
- Các đơn vị được giao quản lý cũng như chính quyền cơ sở nơi có di sản chưa
quan tâm đúng mức đến cơng tác bảo vệ và phát huy các giá trị di sản.


- Việc kiểm tra, giám sát hoạt động tu bổ, tơn tạo di tích ở một số địa phương chưa
thường xuyên, kịp thời, dẫn đến việc hạ giải, thay thế một số hạng mục chưa đúng quy
định.
- Đội ngũ cán bộ chun mơn về di sản văn hóa cịn mỏng, yếu, chỉ dừng lại ở mức
bảo vệ, gìn giữ an tồn di tích, chưa có gì đổi mới.


Để công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cần tập trung vào triển khai có
hiệu quả một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là, Tiếp tục nâng cao
nhận thức về việc chấp hành các quy
định của pháp luật về di sản văn

hóa và ý thức chấp hành luật di sản
văn hóa trong cộng đồng bằng việc
tập trung tuyên truyền pháp luật về
di sản tới mọi người dân với nội
dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu
thơng qua các hình thức phù hợp với
từng đối tượng, địa bàn.

Hai là, tập trung nguồn lực đầu tư cho việc
quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
bằng việc xem xét, cân đối các nguồn ngân
sách nhà nước đầu tư cho công tác quản lý,
bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh
đó, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong
bảo tồn và phát huy giá trị di tích, kêu gọi
nguồn đầu tư từ xã hội, các nguồn tài trợ,
ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp trong và ngồi nước cho cơng tác
bảo tồn và phát huy giá trị di tích.


Ba là, Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực làm công tác quản lý, bảo tồn
và phát huy giá trị di tích bằng việc xây
dựng các chính sách đào tạo, bồi dưỡng
cho nhân lực hiện đang đảm nhiệm công
việc này từ cấp tỉnh tới cơ sở


Bốn là, Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước bằng việc hoàn thiện

hệ thống văn bản pháp quy, rà sốt các cơ chế, chính sách phù hợp để bổ sung
hoàn thiện hoặc ban hành mới các văn bản pháp quy về quản lý phù hợp với
tình tình thực tế. Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý di tích để nâng cao trách
nhiệm của các cấp chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân được giao quản
lý, bảo vệ và khai thác các giá trị di tích.


Hiện

nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, mỗi quốc gia dân tộc đều
đang hướng tới việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa và bảo vệ, tơn vinh bản
sắc văn hóa dân tộc để tạo nền tảng tinh thần cho phát triển. Có thể nói
kinh tế và văn hóa là hai yếu tố tương tác, phụ thuộc và bổ sung hỗ trợ
cho nhau, văn hóa đang được các nước trên thế giới chú trọng, quan tâm,
thơng qua văn hóa chúng ta có thể quảng bá, giới thiệu về hình ảnh đất
nước mình, từ đó tạo điều kiện cho phát triển ngành kinh tế du lịch; từ
việc phát triển ngành kinh tế lại tạo điều kiện và nguồn lực để nâng cao
hơn nữa công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị di sản văn hóa. Vì vậy, cần
chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý di sản văn hóa để có thể vừa
phát triển kinh tế vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa tại mỗi địa phương.


CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ



×