Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di tích ở lễ hội chùa hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.72 KB, 16 trang )

Chương 1: Tổng quan về lễ hội Chùa Hương.
1.1 Lịch sử vùng đất.
Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn là một xã thuộc huyện Mỹ Đức cách
trung tâm thủ đô Hà Nội 60 km về phía Nam và cách trung tâm huyện Mỹ
Đức 10 km về phía Đơng Nam, Phía Bắc giáp xã An Tiến, huyện Mỹ Đức;
Phía Đơng giáp tỉnh Hà Nam; Phía Tây và Nam giáp tỉnh Hồ Bình.
Hương Sơn mang đặc điểm khí hậu miền nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng
khí hậu nóng quanh năm có khả năng nhận bức xạ lớn, địa hình nơi đây chủ
yếu là hệ thống núi và cao ngun đá vơi, có nhiều dãy núi đa dạng, hang
động kì bí… phong cảnh hùng vĩ có giá trị thắng cảnh. Thêm vào đó trên địa
bàn có 3 con suối bắt nguồn từ khối núi Hương Sơn là: Suối Yến, suối Long
Vân; suối Tuyết Sơn và theo luồng chảy ra sông Đáy; 3 con suối này tạo
nền, làm tăng vẻ đẹp của khu di tích, đồng thời cũng là cơ sở phục vụ cho
giao thông đường thuỷ trong nội bộ khu vực đặc biệt trong mùa lễ hội.
Nhìn chung Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội không xa, trên trục
đường giao thông thuận tiện nên có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển, là nơi
có tiềm năng tài nguyên du lịch dồi dào, nếu được đầu tư thích đáng và phát
triển hợp lý, chắc chắn nơi đây sẽ là điểm du lịch hấp dẫn của nước ta và nổi
tiếng trên thế giới.
1.2 Vài nét về lịch sử lễ hội Chùa Hương.
Theo truyền thuyết thì ở vùng “ linh sơn phúc địa ” này vào thế kỷ đầu
Cơng ngun đã có cơng chúa Diệu Thiện – tục gọi là bà Chúa Ba ứng thân
của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào đây tu hành và đắc đạo. Phật thoại kể lại
rằng : Ngài giáng sinh vào ngày 19 tháng Hai âm lịch. Do đó, các tín đồ phật
tử Việt Nam đều kỷ niệm ngày đó là ngày Khánh Đản. Người phát hiện ra
khu Phật tích này đầu tiên là ba vị Hịa thượng thời Lê Thánh Tông thế kỷ
XV, nhưng đến niên hiệu Chính Hịa năm thứ 7 (1686) khi hịa thượng Trần
1


Đạo Viên Quang về đây tái thiết Thiên Trù mới vận động nhân dân và phật


tử tổ chức lễ khánh đản Phật Bà Quan Âm vào ngày 19 Tháng hai Âm lịch
hàng năm.
Đến thời Đại sư Thơng Lâm thì hội Chùa Hương được tổ chức vào hai
ngày 18 – 19 tháng hai âm lịch. Trải qua 11 đời tổ sư trụ trì khu phật tích
Hương Sơn ngày một phát triển và được du khách cả nước và quốc tế biết
tới. Hiện nay kế đăng là đại đức Thích Minh Hiền, trụ trì đời thứ 12 Tùng
Lâm Hương Tích. Nhìn chung, khu phật tích Hương Sơn là Đạo Tràng Quán
Thế Âm có bề dày truyền thống lớn nhất Việt Nam. Thuở xưa, làng Yến Vĩ
nay thuộc xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức Hà Nội là làng sở tại, hàng năm
ngày vào ngày mồng 6 Tết thường làm lễ mở cửa rừng gọi là “ tế khai sơn ”
tại đền Ngũ Nhạc ( cửa ngõ của Chùa Hương ). Nhưng ông cha ta ngày xưa
thường có quan niệm “ mùa xuân là mùa dạo chơi non nước ” nên các tao
nhân mặc khách thường bơi thuyền chống gậy thăm cảnh rải rác từ tháng
Giêng cho tới cuối tháng Ba.
Đến năm Bính Thân, niên hiệu Thành Thái năm thứ 8 (1896) khu
phật tích Hương Sơn mới chính thức mở hội lớn vào tháng Giêng và tháng
Hai Âm lịch. Rồi từ đó trong cảnh non xanh nước biếc “ tiểu sơn lâm mà có
đại kỳ quan ” này số lượng người đi chảy hội cứ mỗi năm một tăng. Những
năm gần đây hội Chùa Hương đã đón hơn một triệu lượt khách tham quan
du lịch. Người chưa đi thì mong mỏi sẽ được đi, người đi rồi vẫn muốn tiếp
tục đi nữa vì say mê “ hương trời sắc núi, cảnh bụt bầu Tiên ”. Có những
nghệ sĩ đã nhiều lần đến Chùa Hương mà cịn muốn đi nữa.
1.3 Miêu tả diễn trình lễ hội.
Hằng năm, đến ngày mùng 6 tháng Giêng, Nhà chùa cùng dân làng
Yến Vỹ phối hợp với Sở Văn hóa Hà Tây, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức

2


và Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn tổ chức lễ hội chùa Hương.

Vào ngày này, lễ hội gồm có hai phần : phần lễ và phần hội.
Phần lễ là những lễ thức liên quan đến cúng tế ở Đền Trình ( Ngũ
nhạc ) và Chùa Thiên Trù, phần hội có múa tứ linh, hát chèo, hát trầu văn, kể
hạnh…là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian hết sức sinh động.
Xưa hội Chùa Hương thường mở sau ngày lễ hội khai sơn của hai
làng Yến Vỹ và Yên Bình vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Làng Yến Vỹ làm
lễ khai sơn tại đền Ngũ nhạc, thờ sơn thần là ơng Hổ một tín ngưỡng thờ vật
thiêng của cư dân vốn làm nghề khai thác lâm sản, sau dần sang cả cư dân
làm canh tác nông nghiệp mà ngày nay ta thường thấy dưới ban trong đền,
điện, phủ có thờ quan Ngũ dinh ( Quan ngũ hổ ). Trải qua các lớp thời gian,
đền Ngũ nhạc đã thờ một vị thần tên là Hùng Lang, con ông Hùng An – một
vị tướng thời Hùng Vương có cơng dẹp giặc Ân, trừ bạo cho nước. Cịn làng
n Bình làm lễ mở cửa rừng ở Đền Hạ cũng thờ Sơn thần. Lễ khai sơn vốn
là nghi lễ nông nghiệp của người Việt cổ tạ Thần núi, tạ bà Chúa rừng ( chúa
sơn lâm ) mong trong năm làm ăn may mắn, tránh được ma tà, thú dữ.
Trong ngày lễ này, mâm lễ của làng Yến Vỹ, ngoài trầu cau, rượu,
tiền vàng, xơi cịn có một thủ lợn cạo sạch, để sống, cịn mâm lễ làng n
Bình là con chó đen dược thui vàng tiến lễ sơn thần. Sau những nghi thức
cúng lễ, mỗi làng cử một bơ lão có uy tín trong làng, gia đình tồn song, nhà
khơng có tang…thay mặt dân làng cầm dao đi ra phía sau đền đó chặt một số
cành cây, dây leo “lấy phép”. Kể từ đó, người dân mới chính thức vào rừng.
Lễ hội Chùa Hương từ sau ngày Rằm tháng Giêng mới có người đến chấp lễ.
Duyên may cho ai đi lễ vào ngày khai hội mùng 6 tháng Giêng sẽ
được thỏa mình chiêm ngưỡng cảnh múa rồng phượng, rùa, lân của các bậc
thượng võ làng Yến Vỹ, Đục Khê, Hội Xá, Phú Yên…biểu diễn múa rồng
trên thuyền đi từ đền Trình trên suối Yến vào chùa Thiên Trù. Tiết mục múa
3


rồng không chỉ mang ý nghĩa tăng thêm phần không khí cho ngày hội mà

cịn tái hiện lại cảnh giao hòa giữa trời (rồng) và đất (con người); giữa âm
(rùa) và dương (phượng); giữa núi (lân) và nước (rồng) là nhằm cầu cho
mưa thuận gió hịa – một tín ngưỡng cầu mưa của cư dân canh tác nông
nghiệp của các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

4


Chương 2
Thực trạng cơng tác quản lý di tích ở lễ hội Chùa Hương.
2.1 Hiện trạng di tích ở lễ hội Chùa Hương.
Quần thể thắng cảnh Chùa Hương bao gồm 18 đền, chùa, hang động
nằm rải rác ở 4 thôn: Yến Vỹ, Đục Khê, Hội Xá và Phủ Yên thuộc địa phận
xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây ( nay là Hà Nội ). Các chùa
động ở đây phần lớn được phát hiện và xây dựng vào các thế kỷ XVII,
XVIII và XIX. Đa số dựa vào sườn núi hoặc nằm dưới thung lũng, những
nơi có địa thế đẹp để kiến tạo.
Mười tám điểm được chia thành 4 khu như sau:
- Khu Hương – Thiên có 8 di tích là: Động Hương Tích, chùa Thiên Trù,
Đền Trình Ngũ Nhạc, Chùa Giải Oan, Đền Cửa Võng, Chùa Tiên Sơn, Chùa
Hinh Bồng và động Đại Bình.
- Khu Thanh Hương: Gồm Chùa Thanh Sơn và Động Hương Đài.
- Khu Long Vân: Gồm 4 điểm: chùa Long Vân, động Long Vân, động Cây
Khế, hang Thánh Hóa.
- Khu Tuyết Sơn: Gồm 4 di tích: chùa Bảo Đài, động Ngọc Long, chùa Ngư
Trì ( chùa Cá ), đền Trình Phú Yên.
Khu Hương – Thiên, động Hương Tích
Động này vốn có từ thời kỳ vận động tạo sơn, được phát hiện vào thế kỷ
XI và đưa vào thờ phật năm 1687. Phật thoại truyền rằng: Đức Quán Thế
Âm Bồ tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, con Vua Diệu Trang Vương

ở nước Hưng Lâm, tu hành 9 năm và thành đạo quả ở động này nên đặt là
Hương Tích (dấu vết thơm tho). Đặc biệt có pho tượng Phật bà Quan Âm
bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhơ với hình thù kỳ
lạ.

5


Chùa Thiên Trù
Được khởi dựng từ thời Lê Thánh Tông, năm Đinh Hợi (1647) niên
hiệu Quang Thuận, thứ 8. Đến niên hiệu Chính Hịa năm thứ 7 (1686), Hịa
thượng Trần Đạo Viên Quang tái thiết. Đến năm 1942 thì tồn bộ cơng trình
trở thành một tịa lâu đài tráng lệ. Trong kháng chiến chống Pháp, thực dân
đã tàn phá 3 lần vào những năm 1947, 1948, 1950. Ngày 11 tháng 2 năm Kỷ
Tỵ Ban xây dựng Chùa Hương khởi công xây dựng lại. Hiện nay, với quần
thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, khiến Thiên Trù trở thàng trung tâm của
thắng cảnh Hương Sơn.
Chùa Giải Oan
Chùa Giải Oan nằm ngay trên sườn núi phía trái đường đi Hương
Tích do Sư tổ Thông Dụng khai sáng vào thời Lê Thuần Tông năm Ất Mão
(1735), niên hiệu Long Đức thứ 4 ở trên núi Long Tuyền. Đến năm 1928,
đại sư Thanh Tích tơn tạo lại theo thế “ ỷ bích sơn ”. Năm 1995, Ban xây
dựng Chùa Hương trùng tu quanh chùa có am Phật Tích, động Tuyết
Kình,am Từ Vân. Đặc biệt trong Chùa cịn có giếng thiên nhiên Thanh Trì
nước trong suốt và không bao giờ cạn. Tương truyền rằng Phật Bà Quan Âm
đẵ tắm ở giếng này để tẩy bụi trần, nghỉ ngơi tọa thiền trước khi vào cõi
Phật.
Chùa Tiên Sơn
Chùa Tiên Sơn có từ trước thời Lê – Trịnh. Năm Canh Thìn (1770)
Tĩnh Đơ vương Trịnh Sâm đã đề một bài thơ bát cú ca ngợi cảnh đẹp của

động này. Sau đó động bị đất đá và cây rừng che lấp. Năm Quý Mão (1903)
hội thiện thôn Yến Vỹ tìm thấy và mở lại. Năm 1962, hội thiện này đã cúng
về nhà chùa sáp nhập vào danh mục khu di tích để quản lý. Năm 1994 đến
năm 1996, Ban xây dựng Chùa Hương phục hồi và tôn tạo Tổ đường, Bảo

6


điện và tả hữu vu. Trong động thờ Phật và thân quyến Đức Chúa Ba ( dựa
theo truyện Phật Bà Chùa Hương)
Đền Cửa Võng.
Còn gọi là đền Trấn Song, Vân Song do đại sư Thanh Tích khai sáng
vào năm 1908 ở thế giá mắc võng của sơn xuyên, trước mặt có dãy núi
“rồng chầu mặt nguyệt ”. Năm 1993 và 1995, Ban xây dựng Chùa Hương
trùng tu lại và mở rộng sân đền, Nơi đây thờ Thanh Y Công chúa, tục gọi là
bà Chúa Thượng Ngàn, húy là: Sơn Tinh Triều Mường Công chúa Lê Mại
Đại Vương và 12 thi nữ tiên cô là người dân tộc thiểu số. Đền này còn là nơi
ở của các tiên nữ thường xuyên mang tin tức từ Chùa ngoài vào Chùa trong.
Chùa Hinh Bồng.
Năm Nhâm Thân ( 1932) hội Thiện thôn Yến Vỹ khai sơn 1 tòa động
nhỏ trên ngọn núi cao ở thung lũng Cây gạo gọi là động Hinh Bồng với sự
tài trợ của bà Hải Khoát, Phật tử thuần thành ở Hải Phòng. Năm sau tạc
tượng phật bằng đá trắng để phụng sự. Nưm Giáp Tuất thỉnh Ni Sư Đàm
Tuyết về trụ trì.
Động Đại Binh
Cịn gọi là Thần Binh được khai sáng vào ngày mùng 2 tháng 3 năm
Tân Mùi ( 1991) do ông Nguyễn Văn Bạo và ông Bùi Văn Xế chủ trương.
Động này vốn có từ rất lâu, lưu dấu tích một đạo quân người dân tộc thiểu số
do hai ông Đinh Công Tráng và Đinh Công Vân khởi nghĩa chống Pháp, sau
bị vây hãm và tuẫn tiết ở hang này. Ông đã cho khắc 2 chữ Đại Binh lên cửa

động để ghi dấu. Cho nên cũng có tên là hang Nghĩa Quân.
Quần thể di tích và dang lam thắng cảnh Hương Sơn nằm trong vùng
văn hóa đặc sắc với lễ hội và phong tục đặc trưng của làng quê Việt Nam, có
nhiều hang động, đền chùa đẹp. Hệ thống các hang động cịn mang giá trị
cơng trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo có sức hấp dẫn lớn với du khách.
7


Theo điều kiện lịch sử tự nhiên để lại, không gian lễ hội của hầu hết di
tích thường chỉ có giới hạn nhất định, trong khi đó, lượng du khách đến lễ
hội Chùa Hương mỗi năm một nhiều khiến cho tình trạng q tải diễn ra hầu
như khơng có cách nào khắc phục. Cứ mỗi mùa lễ hội là một lần các di tích
lại phải hứng chịu cảnh phá hủy nặng nề. Ơng Nguyễn Chí Thanh – Trưởng
ban quản lý di tích Hương Sơn cho biết, năm nào sau mùa lễ hội Ban quản lý
đều tiến hành nâng cấp tu sửa nhiều hạng mục cơng trình để chuẩn bị cho lễ
hội sau nhưng có hạng mục khơng thể thực hiện được như việc trồng cây
dọc lối đi chính dẫn vào đền Trình, cây cứ trồng chưa kịp lớn đến mùa lễ hội
lại bị giẫm đạp, bẻ gãy. Tình trạng quá tải xảy ra, người dân lại khơng có sự
điều chỉnh hành vi đúng mực và có văn hóa. Ý thức người tham gia lễ hội
gần đây vẫn còn nhiều hạn chế trong việc giữ gìn vệ sinh mơi trường cơng
cộng.
2.2 Cơng tác quản lý di tích lễ hội Chùa Hương.
Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban tổ chức Lễ hội do 1 đồng chí
Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban và một số đồng chí Phó trưởng
ban trực tiếp làm trưởng các tiểu ban. Trưng tập một số cán bộ, chiến sĩ của
các cơ quan Thành phố, huyện, xã Hương Sơn có tinh thần trách nhiệm tham
gia phục vụ lễ hội, được sắp xếp hợp lý và luân chuyển thường xuyên để tổ
chức thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao.
Các tiểu ban gồm có:
- Tiểu ban văn hóa xã hội

- Kinh tế - tài chính; an ninh trật tự
- Điều hành vận chuyển khách
- Quản lý khách và điều hành cổng trạm
- Quản lý Di tích Thắng cảnh, mặt bằng dịch vụ và vệ sinh môi trường
- Trạm kiểm tra vé thắng cảnh bến Thiên Trù.
8


Ban quản lý khu di tích Hương Sơn chủ động phối hợp với cơ quan
chức năng của huyện, xã Hương Sơn bố trí lực lượng thường xuyên kiểm
tra, bảo vệ, giữ gìn khu di tích – thắng cảnh Hương Sơn theo quy định của
luật di sản văn hóa, phát hiện kịp thời và đề xuất xử lý nghiêm minh mọi
hành vi xâm hại đến khu di tích – thắng cảnh. Ngăn chặn các điểm xây dựng
trái phép tái vi phạm. Đồng thời Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn
xây dựng kế hoạch thu gom, phân loại xử lý rác thải theo hướng dẫn của Sở
tài nguyên và môi trường. Giao cho công ty TNHH Yến Hương tổ chức thực
hiện và quản lý các điểm vệ sinh công cộng. Công tác quy hoạch dịch vụ
hàng quán được thực hiện sao cho phù hợp với cảnh quan và đảm bảo giao
thông đi lại thuận tiện. Công tác quy hoạch thắng cảnh Hương Sơn lâu đài
Quảng tịch ở thung lũng “ bếp trời ”, gác chuông tám mái theo kiểu chùa
Ngăm đã được dựng lên ở sân Thiên Trù vào năm 1985. Tiếp theo ngày
4/3/1989, Ban xây dựng Chùa Hương đã được thành lập để thực hiện công
việc quy hoạch và tôn tạo. Đến ngày 11 – 2 Năm Kỷ Tỵ ( 18/3/1989), tức là
ngày thực dân tàn phá Thiên Trù (cách đây 42 năm về trước) lễ khởi công
xây dựng Thiên Trù được tiến hành ngay tại nền móng của ngơi chùa cũ.
Cho tới ngày nay, quần thể di tích thắng cảnh Chùa Hương đã được đưa vào
di sản văn hóa của lồi người.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 –
2010 xác định khu du lịch chuyên đề quốc gia. Từ năm 2001 đến nay, Chính
phủ đã đầu tư hơn 30 tỉ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, xây

dựng phố Hương Sơn, bến bãi đỗ xe, nạo vét lòng suối và nâng cấp hai đầu
bến Yến, bến Thiên Trù…Cho phép doanh nghiệp đầu tư 50 tỷ đồng xây
dựng cáp treo chùa Hương và nhiều hạng mục cơng trình trong quần thể
thắng cảnh Hương Sơn được tôn tạo, cảnh quan môi trường được bảo vệ,

9


dịch vụ không ngừng phát triển, đáp ứng được nhu cầu tham quan của du
khách.
Thời gian qua, Nhà nước, tỉnh, địa phương đã đầu tư và có chính sách
khuyến khích đầu tư vào khu vực có lễ hội. Những năm qua, công tác phục
vụ được tập trung vào việc tăng cường xây dựng tu bổ, nâng cấp cơ sơ vật
chất. Suối Yến, tuyến đường vào Chùa quan trọng nhất được đầu tư nạo vét,
tu bổ, xây dựng 5 hạng mục chính từ dịng chảy đến đường bộ, 2 bến Yến,
bến Trị và hệ thống kè, vỉa với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng. 3 cổng trạm
lớn được bố trí tại lại hợp lý và tu sửa cải tạo, tăng cường cán bộ cùng với
việc quản lý, bố trí trạm vé thuận lợi khắc phục tình trạng lộn xộn, ùn tắc
thường xảy ra trước đây.
Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn tham mưu giúp UBND
huyện, phối hợp với các cấp, các ngành, UBND xã Hương Sơn, Ban xây
dựng Chùa Hương đã đầu tư, tu bổ, tôn tạo cơ sở hạ tầng trong khu di tích
thắng cảnh Hương Sơn với tổng kinh phí vài chục ty đồng (Trong đó Ngân
sách huyện: 25.065 triệu đồng ) được đưa vào sử dụng có hiệu quả trong
mùa lễ hội 2010 gồm:
- Hồn thành dự án xây dựng nhà Tả vu – Hữu Vu, hoàn thiện hệ
thống nội thất Nhà triển lãm và Phịng trưng bày Phật giáo khu vực chùa
Thiên Trù.
- Cơng trình cầu đường bộ đi ra từ động Hương Tích ( đoạn Quan Âm
kiều ) đã hạn chế được tình trạng ùn tắc trước cửa động.

- Cơng trình cầu Hội (trên suối Yến) được mở rộng thơng thống
khơng cịn hiện tượng tắc thuyền trên dịng suối.
- Cơ bản hồn thành dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường số 1, bến
đò Cổng Vại ( Tuyết Sơn ).

10


- Công ty cổ phần Du lịch vận tải Hương Sơn ( Cáp treo ) đã hồn
thành cơng trình mở rộng sân ga, nhà phục vụ công tác điều hành vân
chuyển khách tại ga cáp treo số I, thường xuyên bảo trì hệ thống, thiết bị để
phục vụ khách tham quan du lịch an tồn.
Phối hợp với sở Giao thơng Vận tải dựng các biển chỉ dẫn giao thông
và phân luồng hướng dẫn giao thông cả đường bộ và đường thủy, đảm bảo
an tồn giao thơng trước và trong thời gian diễn ra lễ hội.
Mở rộng bãi chứa rác thải, phân loại, chơn lấp đảm bảo tuyệt đối an
tồn trong không gian lễ hội.
Ban chỉ đạo và Ban tổ chức lễ hội đã tổ chức các đợt tuyên truyền,
vận động, giáo dục tư tưởng, mở các lớp tập huấn để các tầng lớp nhân dân
trong vùng tham gia dịch vụ để phục vụ lễ hội. Có thêm kiến thức văn hóa
và xây dựng thái độ văn minh, lịch sự, tận tình .
2.3 Đánh giá cơng tác quản lý di tích ở lễ hội Chùa Hương.
2.3.1 Những thành quả đạt được.
Lễ hội Chùa Hương trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả
tốt đẹp. Thực hiện tốt chính sách Tơn Giáo tín ngưỡng theo quy định của
Pháp luật, cơng tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, quản lý di tích thắng
cảnh được đảm bảo. Được các cấp các ngành đánh giá cao, du khách đồng
tình động viên khen ngợi.
Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng được quan tâm, nhiều cơng trình đưa
vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan đi lại thuận

tiện. Năm 2004 Tổng cục du lịch đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng nâng cấp cơ sở
hạ tầng, phát triển du lịch, xây dựng phố Hương Sơn, bến bãi đỗ xe, nạo vét
lòng suối và nâng cấp hai đầu bến Yến, bến Thiên Trù.
Trong những năm gần đây, BQL di tích thắng cảnh Hương Sơn đã
đầu tư xây dựng nhiều hạng mục cơng trình trong quần thể thắng cảnh
11


Hương Sơn. Đặc biệt là tôn tạo, cảnh quan môi trường, mở rộng bến Thiên
Trù, tôn tạo đường lên Hinh Bồng. Mở đường một chiều vào Động Hương
Tích tạo nên cảnh quan mới cho thắng cảnh Chùa Hương.Năm nay hệ thống
loa đài được dùng để tuyên truyền về nội dung ý nghĩa của lễ hội Chùa
Hương tuyên tuyền về nếp sống văn minh, hành vi không xả rác, đặt tiền
giọt dầu, ăn xin, nạn chèo kéo khách lên xuống đò khi trẩy hội Chùa Hương
đã giảm đi rất nhiều so với mọi năm. Ơng Nguyễn Chí Thanh – Phó BTC lễ
hội Chùa Hương cho biết “ Trong ngày khai hội đã dón hơn 5 vạn khách
nhưng chưa xảy ra vụ mất trộm nào được trình báo. CATP Hà Nội phối hợp
với Cơng an huyện Mỹ Đức đã có phương án triển khai để đảm bảo an ninh
trật tự lễ hội, tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm những đối tượng chèo kéo
khách khi xuống đò ”. khu vực trong và ngồi khn viên nơi tổ chức lễ hội,
di tích được tu sửa, nâng cấp để phục vụ người dân và du khách trẩy hội.
Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn phối hợp với UBND
xã Hương Sơn, các ngành chức năng của huyện tổ chức kiểm tra giữ gìn Di
tích – Thắng cảnh theo đúng Luật Di sản Văn hóa, phát hiện và ngăn chặn
kịp thời những hành vi xâm hại đến di tích bầy đặt nơi thờ tự trái phép.
Khơng có điểm xây dựng trái phép đã bị xử lý tái vi phạm.
Hướng dẫn cho du khách tham gia các hoạt động văn hóa tơn giáo
theo quy định, các điểm di tích được giữ gìn tơn nghiêm, thực hiện đúng
Pháp lệnh Tín ngưỡng tơn giáo, đặc biệt nghiêm cấm các hoạt động dịch vụ
trong khu vực nội tự của di tích, tăng cường cơng tác kiểm tra quản lý mặt

bằng, hướng dẫn cho nhân dân lắp dựng hàng quán gọn gàng phù hợp với
cảnh quan, đảm bảo hành lang giao thông cho khách đi lại thuận tiện, chủ
động trang bị dụng cụ chữa cháy và cam kết với các chủ cửa hàng thực hiện
các quy định của UBND huyện.
2.3.2 Những tồn tại.
12


Thời gian qua, hoạt động du lịch thắng cảnh Hương Sơn đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, so nhiên với vị trí và tiềm năng quần thể di
tích nơi đây thì sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng. Mặc dù Nhà nước,
tỉnh, địa phương đã đầu tư và có chính sách khuyến khích đầu tư vào khu
vực chưa đồng bộ. Các thành phần dân cư và dịch vụ tại khu vực bến Yến,
Thiên Trù…phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch và tổ chức khơng gian
tồn vùng với hệ thống tuyến điểm phát triển du lịch, thiếu chính sách điều
phối hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ người phục vụ.Tình trạng các hàng
quán kinh doanh lấn chiếm khơng gian tự nhiên gây mất mỹ quan. Tình
trạng mượn lễ hội để “ tận thu ” di tích vẫn xảy ra ở một số nơi. Các hàng
quán kinh doanh dịch vụ khiến Ban quản lý không thể quản lý được giá cả
cũng như tình trạng lộn xộn ở các khu vực kinh doanh, chặt chém khách
thập phương. Điều này khiến cho môi trường cảnh quan bi xâm hại nghiêm
trọng cịn mơi trường văn hóa truyền thống gắn với di tích bị vẩn đục.

13


Chương 3
Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di tích ở lễ hội Chùa
Hương.
3.1 Tuyên truyền về nội dung, giá trị của di tích lễ hội Chùa Hương.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa mục đích của hoạt động lễ hội
nhằm phát huy trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc đưa các hoạt động lễ
hội vào nền nếp, giữ gìn bản sắc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuyên
truyền giáo dục ý thức bảo vệ cảnh quan di tích. Thực hiện chống lãng phí,
phiền nhiễu, mê tín dị đoan, kinh doanh vụ lợi trong tổ chức lễ hội; về lợi ích
cá nhân gắn với lợi ích cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động văn hoá
và dịch vụ văn hố tại lễ hội.
Tăng cường chỉ đạo cơng tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá trên các
phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân thực hiện nếp sống văn minh
trong hoạt động tơn giáo,tín ngưỡng và nơi thờ tự và hoạt động lễ hội.
3.2 Đào tạo nguồn nhân lực cho cơng tác quản lý di tích.
Mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tổ chức lễ hội từ những mơ hình
tiêu biểu của các địa phương và các nước trong khu vực, quốc tế về tổ chức
lễhội.
Tăng cường công tác quản lý, nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ,
chính quyền và nhân dân trong tổ chức lễ hội để những giá trị tốt đẹp, đậm
nét bản sắc văn hoá vùng miền của lễ hội được phát huy, góp phần xây dựng
mơi trường văn hố lành mạnh là mục đích của việc tổ chức lễ hội hiện nay.
Cơng tác quản lý và tổ chức lễ hội đòi hỏi phải có những biện pháp tích cực
và khoa học để hài hịa giữa khơi phục và bảo tồn, giữa bảo tồn và phát huy
giá trị di sản.

14


Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tổ
chức đào tạo, tập huấn về pháp luật cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ cơ sở trực tiếp trông nom, bảo vệ di tích.
3.3 Tăng cường quảng bá hình ảnh về khu di tích Hương Sơn bằng

nhiều hình thức, đa dạng về nội dung.
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền thật ngắn gọn, chính sác về lịch sử các
chùa, về phong cảnh thiên nhiên từng chùa, từng khu vực trong khu thắng
cảnh, về giá trị kiến trúc ở từng chùa.
- Đưa nội dung trên vào các trường học của xã giảng dạy theo chương trình
ngoại khóa. Hàng năm tổ chức cho học sinh tham quan thực tế ở từng di tích
để giới thiệu cho các em thấy cụ thể hơn.
- Cần có đội ngũ tuyên truyền, hướng dẫn viên phục vụ khách bằng cách mở
các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tuyên truyền giới thiệu khu danh
thắng Hương Sơn với du khách
- Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản cho các nhà sư, người làm nhiệm
vụ ở các Đền, Chùa về nội dung tuyên truyền trên.
3.5 Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cơng tác quản lý
di tích lễ hội Chùa Hương.
Nguồn tài chính cần thiết để đầu tư cho công tác kiểm tra, thanh tra di
tích nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động tu bổ di tích, quản lý hoạt động tu bổ
di tích. Triển khai cơng tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và công tác
bảo tàng.

15


KẾT LUẬN
Để thắng cảnh Hương Sơn tương xứng với tầm vóc hiện nay địi hỏi nhà
quản lý phải có chiến lược phát triển cụ thể. Vấn đề quy hoạch và phát triển
du lịch Hương Sơn có ý nghĩa rất to lớn đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo của các
cấp các ngành, địa phương. Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng một chương
trình cụ thể, nhằm nâng cao ý thức của người dân trong tham gia các hoạt
động phục vụ trong khu di tích .Bảo vệ các di tích mùa lễ hội là vấn đề cấp
thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân

tham gia lễ hội cũng rất cần có chế tài thật nghiêm khắc để xử phạt những
trường hợp mượn lễ hội để tận thu từ đó thừa cơ phá hủy di tích. Có như vậy
di tích mới khơng bị biến thành hàng hóa, mới bảo vệ được các giá trị lịch sử
văn hóa, tín ngưỡng của di tích.

16



×