Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(SKKN mới NHẤT) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN vào dạy học GIÚP học SINH ôn LUYỆN KIẾN THỨC PHẦN đặc điểm CHUNG của tự NHIÊN địa lí 12 góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học TRỰC TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 77 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 2
--------****--------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC
GIÚP HỌC SINH ÔN LUYỆN KIẾN THỨC PHẦN
“ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN” ĐỊA LÍ 12 GĨP PHẦN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ

Tác giả: Võ Thị Hiền
Tổ
: Khoa học xã hội
ĐT
: 0988.063.748

Năm thực hiện: 2021-2022
1

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

CNTT

Công nghệ thông tin


2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

THPT

Trung học phổ thông

5

SĐTD

Sơ đồ tư duy

2

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC

NỘI DUNG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
3.2. Thời gian nghiên cứu:
3.3. Phương pháp nghiên cứu
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học
1.2. Dạy học trực tuyến
1.3. Vai trò của việc ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ HS ôn luyện
kiến thức để nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến
1.4. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và ôn luyện
kiến thức ở trường THPT
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, CÁCH THỨC ỨNG DỤNG CNTT VÀO
DẠY HỌC GIÚP HS ÔN LUYỆN KIẾN THỨC PHẦN “ĐẶC ĐIỂM
CHUNG CỦA TỰ NHIÊN” ĐỊA LÍ 12 GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN.
2.1. Ứng dụng phần mềm iMindMap10 để vẽ SĐTD khái quát hóa nội
dung bài học.
2.1.1. Vai trò của SĐTD trong khái quát hóa nội dung bài học
2.1.2. Ứng dụng phần mềm iMindMap10 để vẽ một số SĐTD khái quát
hóa nội dung bài học phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12.
2.2. Ứng dụng CNTT vào thiết kế và tổ chức trò chơi trong hoạt động

luyện tập để củng cố nội dung bài học.
2.2.1. Vai trò của trò chơi trong hoạt động luyện tập, củng cố nội
dung bài học.
2.2.2. Ứng dụng CNTT vào thiết kế và tổ chức một số trò chơi trong

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
5
5
5
6
8
8
12

12
12
13
14
14

15
1

TIEU LUAN MOI download :


hoạt động luyện tập để củng cố nội dung bài học phần “Đặc điểm
chung của tự nhiên”, Địa lí 12.
2.3. Ứng dụng CNTT để tra cứu tài liệu giúp HS tự tìm kiếm và ơn
luyện kiến thức.
2.3.1 Một số kinh nghiệm làm việc với trang tìm kiếm
2.3.2. Tìm kiếm tài liệu khoa học:
2.3.3. Một số thư viện hữu ích hàng đầu giúp HS và GV tìm kiếm tài
liệu học tập:
2.4. Ứng dụng CNTT để ra bài tập về nhà, kiểm tra, giúp HS tự ơn
luyện kiến thức.
2.4.1. Vai trị của CNTT trong việc ra bài tập về nhà, kiểm tra, giúp
HS tự ôn luyện kiến thức.
2.4.2. Ứng dụng một số phần mềm ôn luyện và thi trực tuyến để ra bài
tập về nhà, kiểm tra, giúp HS tự ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm
chung của tự nhiên”, Địa lí 12.
2.5. Ứng dụng CNTT để thiết kế video bài giảng giúp HS tự ơn luyện
kiến thức.
2.5.1. Vai trị của video bài giảng trong việc ôn luyện kiến thức cho
HS trong dạy học đặc biệt là dạy học trực tuyến.
2.5.2. Thiết kế một số video bài giảng phần “Đặc điểm chung của tự
nhiên”, Địa lí 12 giúp HS tự ơn luyện kiến thức, nâng cao hiệu quả
dạy học trực tuyến.
III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC GIÚP HS ÔN
LUYỆN KIẾN THỨC PHẦN “ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ

NHIÊN” ĐỊA LÍ 12.
3.1. Kết quả đạt được
3.2. Kinh nghiệm của bản thân
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.
3. Hướng phát triển của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

19
20
22
23
24
24
25

34
34
34

43

43
46
48
48
49
50


2

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề vô cùng quan trọng
trong việc quyết định chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia trong xu hướng phát
triển giáo dục của thế giới. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại,
tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
chủ động tự cập nhật và đổi mới tri thức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
từ đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Thiết nghĩ để đạt
được các mục tiêu đó, giải pháp quan trọng là sự vận hành, tương tác đồng bộ của
các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực (người dạy – người học –
học liệu – môi trường…), khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ áp
đặt một chiều đồng thời kết hợp hài hồ giữa dạy kiến thức cơng cụ với kiến thức
phương pháp, đặc biệt chú trọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học
có thể học tập suốt đời.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, GV có vai trị tổ chức, hướng
dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện và tạo những tình huống có vấn
đề nhằm khuyến khích người học chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học
tập, tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và
khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kĩ
năng đã tích luỹ được để "phát triển con người tồn diện ở nền cơng nghiệp 4.0"
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội
dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”.
Vì vậy, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc

học, ngành học là vấn đề cần thiết. Ứng dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc
lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn, đặc biệt với bộ mơn Địa lí,
việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy càng phát huy được những hiệu quả đáng kể.
Địa lí là một mơn khoa học có nội dung gắn liền với các hiện tượng tự nhiên,
các vấn đề kinh tế xã hội mang tính thực tiễn. Các đối tượng Địa lí thường được
thể hiện thông qua hệ thống bản đồ, lược đồ, kênh hình, mơ hình, video ...mang
tính trực quan sinh động. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT để mơ phỏng
hoặc sử dụng tư liệu về phim, ảnh, video... trong dạy học Địa lí là hình thức
hiệu quả để vừa ôn luyện kiến thức vừa hình thành năng lực khoa học Địa lí
và năng lực CNTT cho các em.
Thực tế hiện nay, trong dạy học nói chung và dạy học mơn Địa lí nói riêng
cho thấy đã có nhiều GV tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên, trong
số đó phần lớn GV chưa chú trọng về kỹ năng, nội dung, phương pháp chưa đa
dạng. Với HS, bên cạnh một số em tự tìm được cho mình cách học hiệu quả, phần
còn lại học tập một cách thụ động, cố gắng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc,
chưa tự hệ thống được kiến thức, chưa chủ động để khai thác thơng tin. Vì thế chưa
1

TIEU LUAN MOI download :


tạo được hứng thú cho HS và kết quả học tập chưa cao. Đối với mơn Địa lí, thực
trạng đó đã ảnh hưởng khơng ít tới khả năng tiếp thu kiến thức, phát triển các năng
lực cơ bản của môn học và đặt ra cho GV một câu hỏi lớn là làm thế nào để dạy
học Địa lí tốt hơn, hệ thống kiến thức và tổ chức ôn luyện cho HS một cách khoa
học, hiệu quả hơn?.
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức
tạp trên Thế giới nói chung, Việt Nam và tỉnh Nghệ An nói riêng. Trước tình hình
dịch bệnh nhiều tỉnh thành trong cả nước trong đó có Nghệ An đã tiến hành hình
thức dạy học trực tuyến. Vì vậy để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến thì việc

ứng dụng CNTT để hệ thống hóa kiến thức, ơn luyện và kiểm tra đánh giá là việc
làm cần thiết của mỗi GV và HS đặc biệt đối với HS lớp 12 chuẩn bị cho kì thi
Quốc gia sắp tới. Ứng dụng CNTT vào ơn luyện kiến thức cịn tạo được sự hứng
thú, tránh sự nhàm chán, ép buộc, tạo thêm nhiều khơng gian, thời gian mở cho các
em tự tìm tịi kiến thức từ đó hình thành và phát huy được các phẩm chất, năng lực
và nâng cao kết quả học tập.
Xuất phát từ những lí do trên và kinh nghiệm đúc kết được của bản thân
trong q trình cơng tác tôi quyết định chọn đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học giúp học sinh ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm chung của tự
nhiên” Địa lí 12 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tiếp cận nghiên cứu phương pháp ứng dụng CNTT vào ôn luyện kiến thức
trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn áp dụng vào môn Địa lí để nâng cao hiệu quả dạy
và học, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy tạo điều kiện cho HS hình thành,
phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng đề tài xây dựng hệ thống giải pháp, cách thức
ứng dụng CNTT vào dạy học giúp HS ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm chung
của tự nhiên” Địa lí 12, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng dạy học là HS khối 12.
- Phạm vi nội dung là phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12.
3.2. Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2020-2021; 2021 - 2022
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua sách, vở, tạp chí, các trang mạng…
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát GV và HS khối 12 về thực trạng ứng dụng
CNTT trong dạy học Địa lí.
2


TIEU LUAN MOI download :


- Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Trên cơ sở thu thập tài liệu kết hợp với thu
thập thông tin từ GV HS, tiến hành tổng hợp và đánh giá.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp HS ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm
chung của tự nhiên”, Địa lí 12.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở lí luận của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, dạy học trực
tuyến.
- Đánh giá thực trạng trong việc nhận thức của HS cũng như GV trong ứng
dụng CNTT vào ôn luyện kiến thức ở trường THPT.
- Xây dựng một số giải pháp, cách thức ứng dụng CNTT vào dạy học giúp HS
ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12, góp phần nâng
cao hiệu quả dạy học trực tuyến.
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học theo
hướng hiện đại trong đó đặc biệt quan tâm đến sự sáng tạo và năng lực tự học của
người học đã và đang là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục hiện nay. Trong bối
cảnh đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành trên cả nước
đang thực hiện hình thức dạy học trực tuyến. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào ơn
luyện kiến thức là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nhiều GV
vẫn còn hạn chế về năng lực tin học nên việc ứng dụng CNTT vào dạy học cịn
nhiều khó khăn, chất lượng của một số giờ học trực tuyến chưa cao. Điều đó ảnh
hưởng đến việc hình thành kiến thức, phẩm chất và năng lực cho HS. Vì vậy, việc
ứng dụng CNTT vào dạy học giúp HS ôn luyện kiến thức sẽ là giải pháp cần thiết
để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong bối cảnh hiện nay, đặc
biệt là đối với HS khối 12, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hình thành
những năng lực cần thiết cho người học, đặc biệt là năng lực tự học, năng lực sử

dụng CNTT, từng bước chuyển đổi công nghệ số trong giáo dục hiện nay.
VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp HS ôn luyện kiến thức phần Đặc
điểm chung của tự nhiên, Địa lí 12 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực
tuyến” giải quyết một số vấn đề sau:
- Đề tài đã xây dựng một số giải pháp, cách thức ứng dụng CNTT vào dạy
học giúp HS ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm chung của tự nhiên”, Địa lí 12
góp phần giải quyết vấn đề đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, nội dung dạy
học theo hướng tích cực hóa người học, lấy HS làm trung tâm, hình thành và phát
huy năng lực tự học, năng lực CNTT như: tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tạo
thêm không gian mở, tích hợp trị chơi vào hoạt động dạy học, hệ thống kiến thức
bằng SĐTD, tự tra cứu tài liệu học tập, xây dựng các video bài học, kiểm tra kiến
3

TIEU LUAN MOI download :


thức thơng qua phần mềm online … Từ đó làm tăng tính thực tiễn, sinh động, hấp
dẫn, tiếp cận cộng nghệ 4.0 giúp HS hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực
cần thiết từng bước thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục.
- Đề tài hướng tới giải quyết vấn đề: Tri thức là vô hạn, GV chỉ là người
dẫn lối chỉ đường, tạo động lực để HS tự tìm kiếm tri thức bằng sự say mê và
niềm vui trong học tập. Các em nhận thức được vai trò quan trọng của việc ứng
dụng CNTT vào việc ôn luyện kiến thức trong học tập nói chung và mơn Địa lí
nói riêng. Từ đó, hình thành cho các em kĩ năng sử dụng các công cụ để phục vụ
cho việc tìm hiểu kiến thức mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời, đó là yếu tố
cốt lõi để dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất.

4


TIEU LUAN MOI download :


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học
Địa lí là một mơn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thơng.
Dạy và học Địa lí khơng chỉ đảm bảo mục tiêu và chiến lược phát triển của ngành
giáo dục, mà đó cịn là cách thức để HS tiếp cận với các nền văn minh tiến bộ trên
thế giới. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên cơ sở sử dụng
phương tiện dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và
mơn Địa lí nói riêng là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục hiện
nay ở nước ta. Ứng dụng CNTT trong dạy học mang đến những lợi ích thiết thực:
Cung cấp cho HS hệ thống các kiến thức logic và dễ nhớ hơn; Giúp GV truyền tải
kiến thức dễ dàng, tăng khả năng tiếp thu cho HS; GV rút ngắn được thời gian, giải
phóng được nhiều khối lượng cơng việc thủ cơng, đồng thời bao quát được quá
trình làm việc; Dễ dàng tạo hứng thú, và thu hút được sự chú ý của HS…
1.1.1. Khái niệm CNTT
CNTT (CNTT) (tiếng Anh: Information technology hay là IT) là một nhánh
ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ,
bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết
Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: "CNTT là tập hợp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại, chủ yếu là kĩ thuật
máy tính và viễn thơng, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người và xã hội".
1.1.2. Vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học.
Ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng là xu
thế và cách thức tất yếu của phương pháp dạy học hiện đại. Ngoài việc khắc phục

được những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống, ứng dụng CNTT
trong dạy học Địa lí cịn có những vai trị cơ bản sau.
- Thay đổi quan điểm về phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đang là vấn đề vô cùng quan trọng
trong việc quyết định chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia hướng tới mục tiêu
nâng cao tính tích cực trong dạy học, giúp người học chủ động, chống lại thói quen
học tập thụ động. Ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ thay đổi quan điểm dạy học
truyền thống theo lối chú trọng truyền thụ kiến thức một chiều với phương pháp
chủ đạo là đàm thoại giữa GV và HS đồng thời đặt ra cho người GV những yêu
cầu đổi mới nhằm đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu thực tế của HS và yêu cầu của xã hội.
- Thay đổi chất lượng dạy và học.
Ứng dụng CNTT trong dạy học giúp GV trở nên linh hoạt hơn trong q
trình giảng dạy của mình. Thầy cơ có thể tương tác với HS ở mọi lúc, mọi nơi có
sự hiện diện của CNTT, không cần e ngại khoảng cách, các yếu tố khách quan
5

TIEU LUAN MOI download :


khác. Bài giảng được soạn thảo đa dạng với nhiều hình ảnh và gói gọn vào các
thiết bị, rất thuận tiện và dễ dàng chỉnh sửa các nội dung. Ngoài ra, ứng dụng
CNTT trong dạy học cịn giúp GV có thể chia sẻ bài giảng với nhiều đồng nghiệp
khác, tiếp thu ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Thay đổi hình thức dạy học.
Ứng dụng CNTT trong dạy học đã mở ra triển vọng lớn trong việc đổi mới
các hình thức dạy học. Nếu trước kia GV thường ưu tiên và tập trung nhiều đến
khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng của HS, thì nay với việc ứng
dụng CNTT sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển các năng lực và sự sáng tạo trong học
tập của HS. Hình thức tổ chức dạy học cũng linh hoạt và đa dạng hơn, không gian
dạy học không chỉ được diễn ra trong lớp học mà cả ngồi lớp học, hình thức dạy

học có thể được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến.
- Thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra, đánh giá đảm bảo ba chức năng là so sánh, phản hồi và dự đốn.
Muốn thực hiện được những chức năng trên thì phải tìm những phương tiện kiểm
tra đánh giá chính xác, đúng mức và tin cậy. Bởi kiểm tra đánh giá kết quả học tập
được thực hiện ở tất cả các khâu của q trình dạy học. Do đó các phương pháp
kiểm tra đánh giá cũng là một phương pháp dạy học. Việc kết hợp thêm hình thức
cho HS kiểm tra, đánh giá trực tuyến trên hệ thống máy tính, điện thoại là bước cải
tiến giúp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá nói riêng cũng như cải thiện chất
lượng giáo dục nói chung. Đặc biệt trong giai đoạn ứng phó với đại dịch Covid-19
thì việc ứng dụng CNTT để kiểm tra đánh giá trực tuyến là vấn đề cần thiết để đảm
bảo thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục.
1.2. Dạy học trực tuyến
1.2.1. Khái niệm dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến (E-learning) là hình thức giảng dạy và học tập được tổ
chức thông qua các nền tảng trực tuyến cùng với sự hỗ trợ của các công cụ dạy học
trực tuyến. Người dạy và người học đồng thời sử dụng các nền tảng học trực tuyến
thông qua laptop, smartphone hay máy tính bảng có kết nối internet để trao đổi,
hồn thành q trình chuyển giao, tiếp nhận kiến thức.
Các bài giảng, nội dung bài học sẽ được đưa lên nền tảng trực tuyến dưới
dạng văn bản, hình ảnh hay video. Người học có thể truy cập và học một cách
thuận lợi, đơn giản mọi lúc, mọi nơi. Ngồi ra q trình dạy học trực tuyến người
học và người dạy cũng có sự tương tác qua lại để truyền đạt, tiếp thu kiến thức một
cách tốt nhất. Người dạy sẽ lựa chọn và sử dụng các công cụ dạy học trực tuyến
khác nhau để đảm bảo phù hợp nhất trong việc đáp ứng được yêu cầu tổ chức các
hoạt động dạy học phong phú, đa dạng nhằm phát huy được tối đa năng lực của
người học. Đi kèm theo đó là nâng cao chất lượng dạy học. Các nền tảng tương tác
và lưu trữ nội dung dạy học hiện nay khá đa dạng, có nhiều lựa chọn cho người
dạy và học như Zoom, Google meet, Microsoft Teams.
1.2.2. Một số ưu điểm và hạn chế trong dạy học trực tuyến

6

TIEU LUAN MOI download :


- Ưu điểm:
+ Hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19
đang diễn ra phức tạp như hiện nay thì việc chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp
sang hình thức dạy học trực tuyến là biện pháp tối ưu trong ngành giáo dục để vừa
đảm bảo an toàn vừa đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục. Việc áp dụng dạy
học trực tuyến đảm bảo các lớp học vẫn diễn ra theo kế hoạch, GV và HS không
phải đến lớp nên giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
+ Thúc đẩy tính tự học cho HS: Khi tham gia học trực tuyến HS có thể chủ
động về thời gian và không gian để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Người học
phát huy được tính tích cực, chủ động trong việc tham gia vào quá trình tiếp nhận
kiến thức. Từ đó thúc đẩy khả năng tự học cho các em.
+ Thúc đẩy việc ứng dụng CNTT vào trong giáo dục: Khi tham gia dạy học
trực tuyến cả GV và HS đều phải tiếp cận và ứng dụng CNTT. GV phải trau dồi
năng lực, tìm tịi các hình thức giảng dạy mới để thu hút người học. Từ đó, chất
lượng giảng dạy được nâng cao. HS cũng sẽ làm quen với các ứng dụng CNTT để
tham gia quá trình học tập. Đây cũng là cơ hội để thực hiện chuyển đổi công nghệ
số trong giáo dục hiện nay.
- Hạn chế:
+ Khó khăn về kĩ thuật: Các vấn đề kĩ thuật là một trong những trở ngại
chính của dạy học trực tuyến. Khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học của một số
GV còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thơng thạo. Về
phía HS trên thực tế hoàn cảnh điều kiện cơ sở vật chất của gia đình sẽ chi phối
nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Thiết bị học như máy tính, điện thoại thông
minh, mạng...không phải HS nào cũng đầy đủ và đảm bảo. Điều này ảnh hưởng
đến tâm trạng của người dạy, người học và tiến trình bài giảng.

+ Hạn chế sự tương tác giữa GV với HS, giữa HS với nhau: Trong dạy học,
sự tương tác giữa GV với HS, giữa HS với nhau là yếu tố rất quan trọng. Nếu trong
bài giảng trên lớp, sự tương tác được phát huy hiệu quả thì trong dạy học trực
tuyến, GV chủ yếu là thực hiện bài giảng một chiều, HS tiếp nhận qua mạng, qua
các phương tiện và công cụ hỗ trợ bằng hệ thống câu hỏi và bài tập sau đó chứ
khơng trực tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.
+ Hiệu quả bài giảng phụ thuộc nhiều vào sự chủ động, tính kỉ luật của
người học: Do đặc thù của học trực tuyến nên GV khó quản lí nề nếp, kiểm tra đơn
đốc việc học của HS. Người học ít có cơ hội trao đổi với người dạy và bạn bè nên
giảm hứng thú học tập. Vì thế, dạy học trực tuyến địi hỏi mỗi người học phải có ý
thức tự giác, kỷ luật cao.
+ HS không được luyện tập: Khoa học đã chỉ ra rằng, cách tốt nhất để học
một thứ gì đó là tăng cường luyện tập và thực hành nó. Chỉ bằng cách thực hành và
trải nghiệm chúng ta mới có thể hiểu và nhớ lại nội dung và kỹ năng chúng ta được
học. Tuy nhiên, khi học trực tuyến phần lớn tập trung vào lí thuyết, hạn chế việc
thực hành ơn luyện kiến thức của HS, vì thế quá trình học tập khơng phát huy hết
khả năng của nó.
7

TIEU LUAN MOI download :


1.3. Vai trò của việc ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ HS ôn luyện
kiến thức để nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến
- Đối với GV: Việc ứng dụng CNTT vào q trình ơn luyện khơng chỉ giúp
GV cải thiện được trình độ tin học mà cịn linh hoạt hơn trong giảng dạy trực tuyến
và ôn luyện
+ Ngồi những kiến thức khoa học của mơn học, GV cịn phải tìm hiểu thêm
nhũng kiến thức khác về tin học như thiết kế bài giảng trình chiếu, chèn ảnh,
video...và các phần mềm ứng dụng khác.

+ Khi ứng dụng CNTT, GV có thể dễ dàng biên soạn cho mình tài liệu dựa
trên bài giảng để làm nền tảng củng cố, ôn luyện kiến thức cho HS.
+ Các GV có thể tham gia thảo luận, bàn bạc và trao đổi tài liệu với nhau để
cùng hoàn thiện và nâng cao chất lượng bài soạn cũng như hiệu quả ôn luyện của
HS trong dạy học trực tuyến.
- Đối với HS: Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, các cơ sở giáo dục đang
chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến. Hơn nữa việc sử dụng hình thức thi trắc
nghiệm ở nhiều mơn học trong đó có mơn Địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho HS
làm quen và sử dụng CNTT dễ dàng hơn trong q trình ơn luyện và củng cố kiến
thức.
- Trong quá trình học trực tuyến, việc tương tác giữa GV và HS bị hạn chế.
HS ít được thực hành trải nghiệm và luyện tập. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong
dạy học trực tuyến cần ứng dụng CNTT để HS được luyện tập, củng cố kiến thức
đặc biệt là HS dễ dàng tự tìm kiếm kiến thức và ôn luyện ở nhà.
- Ứng dụng CNTT giúp HS có thể dễ dàng tự ơn luyện kiến thức mọi nơi,
mọi lúc, linh hoạt và chủ động hơn trong lựa chọn nội dung, thời gian ơn tập. Từ
đó, hình thành và phát triển được năng lực tự học cho các em.
- Xây dựng nền tảng CNTT cơ bản cho HS. Việc ứng dụng CNTT trong dạy
học sẽ tạo điều kiện cho HS tiếp xúc sớm với máy tính và các thiết bị điện tử. Điều
này giúp các em có nền tảng CNTT làm cơ sở cho quá trình học tập suốt đời và
làm việc về sau.
1.4. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và ôn luyện kiến
thức ở trường THPT
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học kĩ thuật phát triển nhanh
chóng, nhà trường và GV khơng cịn là nguồn cung cấp tri thức duy nhất để đáp
ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời
sống xã hội. Bồi dưỡng năng lực tự học, tự ơn luyện kiến thức, tự tìm tịi nguồn tri
thức của HS nói chung, HS THPT nói riêng là việc làm cần thiết trong giai đoạn
hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực
của HS và bồi dưỡng phương pháp học tập lấy HS làm trung tâm để người học tự

học suốt đời. Dạy học chủ yếu là dạy cách học, dạy cách tư duy, dạy phương pháp
tự học.
8

TIEU LUAN MOI download :


Thực tế hiện nay, trong dạy học nói chung và dạy học mơn Địa lí nói riêng,
hầu hết các trường THPT trên cả nước đã có những biện pháp, hình thức nhằm bồi
dưỡng, đào tạo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho GV giảng dạy và bước đầu đã
có sự chuyển biến tích cực trong đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Tuy
nhiên, do một số GV cịn hạn chế về năng lực tin học nên việc ứng dụng CNTT
vào dạy học đặc biệt là dạy học trực tuyến như hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn.
Năng lực tự học và năng lực tin học của HS trên địa bàn trường đóng cịn nhiều
hạn chế. Hiệu quả các giờ học trực tuyến chưa cao, ảnh hưởng đến việc củng cố,
ôn luyện kiến thức cho HS đặc biệt là khối 12 chuẩn bị để thi tốt nghiệp. Vì vậy,
tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, đặc biệt trong giai đoạn dạy học trực
tuyến như hiện nay rất quan trọng để hỗ trợ HS ôn luyện kiến thức và nâng cao khả
năng tự học, tự ôn luyện cho các em.
Để minh họa cho điều này tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ đối với HS trong
trường và GV giảng dạy mơn Địa lí ở một số trường THPT trên địa bàn huyện
Nghi Lộc.
1.4.1. Đối với HS
Để thấy được mức độ quan tâm và hứng thú của HS khi ứng dụng CNTT vào
ôn luyện, củng cố kiến thức trong quá trình học tập tơi làm phiếu khảo sát:
(Phiếu khảo sát xem phần PHỤ LỤC 1- PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1- Dùng
cho HS)
Sau khi khảo sát trên 212 HS ở trường THPT Nghi Lộc 2, tôi thu được kết
quả như sau:
Bảng 1.1: Kết quả điều tra về mức độ quan tâm và hứng thú của HS trong

việc ứng dụng CNTT vào dạy học, ôn tập, củng cố kiến thức.
Tổng
số
Câu hỏi 1
HS
Rất
Thường Không
điều
thường
thường
xuyên
tra
xuyên

xuyên

Kết quả điều tra
Câu hỏi 2

Câu hỏi 3

Rất Cần Không
cần thiết
cần
thiết
thiết

Rất
hứng
thú


Hứng
thú

Không
hứng
thú

8

176

28

8

3,8

83,0

13,2

3,8

212

37

68


107

170

34

Tỉ lệ
(%)

17,5

32,1

50,5

80,2 16,0

Như vậy qua khảo sát điều tra, tôi thấy rằng việc tăng cường ứng dụng
CNTT với các hình thức đa dạng, phù hợp và chất lượng vào dạy học ở trường
THPT nói chung và ứng dụng CNTT vào ôn tập, củng cố kiến thức trong môn Địa
lí 12 nói riêng là việc làm cần thiết, giúp phát huy tính tích cực, năng lực tự chủ và
tự học của HS, giúp các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, chuẩn bị tốt cho các kì
thi sắp tới, từ đó hình thành phẩm chất năng lực cho bản thân.
9

TIEU LUAN MOI download :


1.4.2. Đối với GV.
Tôi tiến hành khảo sát 65 GV ở trường nơi tôi công tác với 2 nội dung:

- Khảo sát nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT
trong hoạt động dạy và học ở trường THPT.
- Khảo sát mức độ ứng dụng CNTT của GV vào việc hỗ trợ và đổi mới
phương pháp ôn luyện, củng cố, tìm kiếm tài liệu tự học, kiểm tra đánh giá HS ở
trường THPT.
(Phiếu khảo sát xem phần PHỤ LỤC 1- PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2- Dùng
cho GV)
Sau khi khảo sát 65 GV ở trường THPT Nghi Lộc 2, tôi thu được kết quả
như sau:
Bảng 1.2: Kết quả khảo sát nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc
ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học ở trường THPT.
Mức độ đánh giá (Số lượng/%)
STT

1

Nội dung câu hỏi

Hỗ trợ GV tìm kiếm tài liệu dạy học.

Rất
Quan
quan
trọng
trọng
40

22

61,5% 33,8%

2

3

4

5

6

32
28
Góp phần đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá
49,2% 43,1%

Ít
quan
trọng

Khơng
quan
trọng

3

0

4,7%


0%

5

0

7,7%

0%

15
28
15
Giúp GV tương tác, trao đổi thơng tin
với HS, phụ huynh và đồng nghiệp
23,1% 43,1% 23,1%
27
18
15
Giúp GV tự bồi dưỡng, nâng cao kiến
thức
41,5% 27,7% 23,1%
Giúp HS chủ động, tự học, tự ôn tập,
40
20
củng cố kiến thức (thông qua đánh
61,5% 30,8%
giá của GV)

7

10,7%
5
7,7%

5

0

7,7%

0%

34
21
10
Giúp HS dễ tiếp thu, tăng hứng thú
(thông qua đánh giá của GV)
52,3% 32,3% 15,4%

0
0%

Qua kết quả khảo sát thực trạng nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng
CNTT trong hoạt động dạy và học ở trường THPT nhận thấy hầu hết GV đều đã
nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cần thiết
cho cả GV và HS. Tuy nhiên do năng lực tin học của một số GV, điều kiện cơ sở
10

TIEU LUAN MOI download :



vật chất và thời gian hạn chế, cộng với nhận thức chưa thực sự đổi mới, một số ít
GV cho rằng ứng dụng CNTT chưa cần thiết, chưa quan trọng. Vì vậy, trong dạy
học hiện nay cần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT để mang lại chất lượng dạy học
tốt hơn.
Bảng 1.3: Kết quả khảo sát mức độ ứng dụng CNTT của GV vào việc hỗ
trợ và đổi mới phương pháp ôn tập, củng cố, kiểm tra đánh giá HS ở trường
THPT.
Mức độ đánh giá (Số
lượng/%)
STT

1

2

3

4

Nội dung câu hỏi

Rất
thường
xuyên

Thường
xuyên

Không

thường
xuyên

Ứng dụng CNTT trong việc thiết kế 23
kế hoạch dạy học, khai thác dữ liệu số 35,4%

38

4

58,5%

6,1%

Ứng dụng CNTT trong việc dạy bài 20
giảng điện tử trực tiếp, online cho HS 30,8%

25

20

38,5%

30,8%

Ứng dụng CNTT trong việc định 18
hướng HS củng cố, ôn tập, tự học, tự
27,7%
phát triển năng lực, nhận thức


25

22

38,5%

33,8%

Ứng dụng CNTT trong việc kiểm tra, 2
đánh giá, chấm thi, quản lí đề thi
3,1%

23

42

35,4%

61,5%

Qua kết quả điều tra về khảo sát mức độ ứng dụng CNTT của GV vào
việc hỗ trợ và đổi mới phương pháp ôn tập, củng cố, kiểm tra đánh giá HS ở
trường THPT, chúng ta nhận thấy hầu hết GV đều đã ứng dụng CNTT vào xây
dựng các kế hoạch bài dạy, khai thác dữ liệu nhưng việc ứng dụng CNTT để
định hướng HS ôn luyện, củng cố kiến thức, tự học, tự kiểm tra đánh giá chưa
được quan tâm thường xuyên.
1.4.3. Giải pháp khắc phục
Như vậy thơng qua phân tích kết quả thu được sau khảo sát tôi nhận thấy
rằng, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đặc biệt là trong việc ôn luyện củng cố
kiến thức là rất cần thiết nhất là đối với HS lớp 12. Các hình thức ứng dụng CNTT

rất đa dạng, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của từng lớp, từng trường, từng địa
phương cũng như năng lực của mỗi GV và HS để xây dựng các giải pháp, cách
thức cũng như nội dung ứng dụng CNTT phù hợp nhằm phát huy tính tự chủ, tự
giác và mang lại hiệu quả cao trong phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Với vai
trò là GV đang trực tiếp giảng dạy mơn Địa lí 12, tơi đã tiến hành giải pháp ứng
11

TIEU LUAN MOI download :


dụng CNTT vào dạy học giúp HS ôn luyện kiến thức phần Địa lí tự nhiên nhằm
mang lại hiệu quả cao trong dạy học, đặc biệt là trong giai đoạn dạy học trực tuyến,
trang bị cho HS kiến thức, phẩm chất và năng lực cần thiết cho các kỳ thi sắp tới
và trong cuộc sống sau này.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, CÁCH THỨC ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY
HỌC GIÚP HS ÔN LUYỆN KIẾN THỨC PHẦN “ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA TỰ NHIÊN” ĐỊA LÍ 12 GĨP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY
HỌC TRỰC TUYẾN.
2.1. Ứng dụng phần mềm iMindMap10 để vẽ SĐTD khái qt hóa nội
dung bài học.
2.1.1. Vai trị của SĐTD trong khái quát hóa nội dung bài học
Khái quát hóa nội dung bài học là hoạt động rất quan trọng, hoạt động này
không chỉ giúp cho HS nắm được những nội dung chính, cơ bản của bài học, mơn
học mà bên cạnh đó cịn cung cấp cho các em cái nhìn tổng quát nhất về kiến thức
mà mình đã được học. Vì thế trong quá trình dạy học hoạt động luyện tập, củng cố,
khái quát hóa nội dung là một trong những hoạt động quan trọng mà mỗi GV đều
phải quan tâm và đầu tư. Trong giai đoạn hiện nay một số GV đã tiến hành ứng
dụng CNTT để khái qt hóa nội dung mơn học. Điều này cũng phần nào giúp GV
dễ nắm bắt nội dung bài học hay theo chuyên đề, theo từng chương, phần cơ bản
của môn học để tiến hành tổ chức dạy học một cách dễ dàng và hiệu quả. Khi ứng

dụng CNTT thì một trong những cơng cụ khái qt hóa kiến thức bài học, mơn học
hiệu quả nhất hiện nay đó là thiết kế và sử dụng SĐTD trong dạy học. Với cơ chế
trực quan bằng việc kích thích các hoạt động của tư duy, SĐTD khi sử dụng để
khái quát nội dung sẽ giúp HS có cách nhìn tổng quan về kiến thức và ghi nhớ sâu
sắc nội dung bài học.
Hiện nay, việc thiết kế và sử dụng SĐTD đã trở nên đơn giản, hiệu quả với
phần mềm iMindMap10. Một trong những chương trình phần mềm bản đồ tư duy
sáng tạo nhất hiện nay, là cơng cụ hồn hảo giúp chúng ta thiết lập bản đồ hay sơ
đồ các dạng một cách nhanh hơn và dễ dàng hơn bằng giao diện trực quan cùng hệ
thống màu sắc sinh động. Phần mềm iMindMap10 rất dễ sử dụng, hoàn toàn phù
hợp cho cả GV và HS. SĐTD được tạo từ iMindMap10 màu sắc rất sinh động, rõ
ràng giúp cho HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn, tạo cho HS tính tị mị, hứng thú,
chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
2.1.2. Ứng dụng phần mềm iMindMap10 để vẽ một số SĐTD khái quát
hóa nội dung bài học phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12.
2.1.2.1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm iMindMap để vẽ SĐTD khái quát
hóa nội dung bài học.

12

TIEU LUAN MOI download :


Ứng dụng phần mềm iMindMap10 để vẽ một số SĐTD khái quát hóa nội
dung bài học chúng ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tải và cài đặt về máy phần mềm iMindMap10
Bước 2: Click chọn vào Mind Map và chọn biểu tượng trung tâm

Hình 1.1: Giao diện của phần mềm iMindmap10
Bước 3: Click chọn mục DESIGN trên thanh cơng cụ để định dạng SĐTD

cần vẽ.

Hình 1.2: Lựa chọn định dạng SĐTD cần vẽ trong phần mềm iMindMap10
Bước 4: Tiến hành vẽ SĐTD theo ý định.
2.1.2.2. Sử dụng phần mềm iMindMap10 để thiết kế một số SĐTD khái quát
hóa nội dung bài học trong phần “Đặc điểm chung của tự nhiên”, Địa lí 12.

13

TIEU LUAN MOI download :


Hình 1.3: Giao diện SĐTD trong phần mềm iMindMap10
* Một số SĐTD khái quát hoá nội dung các chủ đề phần “Đặc điểm
chung của tự nhiên” Địa lí 12. (Phần PHỤ LỤC 3, mục 3.1)
2.2. Ứng dụng CNTT vào thiết kế và tổ chức trò chơi trong hoạt động
luyện tập để củng cố nội dung bài học.
2.2.1. Vai trò của trò chơi trong hoạt động luyện tập, củng cố nội dung bài
học.
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã mang lại vai trò lớn trong việc thúc đẩy
sự phát triển kinh tế, xã hội. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT có tác dụng
làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy học nhất là khi nền giáo dục
của nước ta đang thực hiện chuyển đổi số. Vì vậy, trong những năm gần đây việc
ứng dụng CNTT vào dạy học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ
ở các trường học, cấp học.
Bản thân tôi là một GV đứng lớp, luôn trăn trở làm thế nào để giờ dạy của
mình thu hút được sự chú ý của HS, làm thế nào để tiết HS động hấp dẫn người
học đặc biệt là trong giai đoạn dạy học trực tuyến ứng phó với đại dịch Covid 19
hiện nay? Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học
giúp GV nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy

của mình. Một trong những phương pháp dạy học tích cực ứng dụng CNTT đó là
sử dụng trò chơi trong dạy học. Đây là một phương pháp phù hợp với xu hướng
đổi mới dạy học hiện đại. Áp dụng trò chơi vào dạy học mang lại nhiều hữu ích và
thúc đẩy sự phát triển tư duy, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức của HS.
Học trong quá trình vui chơi, là quá trình lĩnh hội tri thức một cách nhẹ
nhàng, tự nhiên khơng gị bó phù hợp với đặc điểm tâm lí HS. Học tập bằng trò
chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng ở các em.
14

TIEU LUAN MOI download :


Trong lúc chơi tinh thần của các em thường rất thoải mái nên khả năng tiếp thu
kiến thức trong lúc chơi và sau khi chơi cũng sẽ tốt hơn. Trò chơi dạy học giúp xoá
bỏ nỗi lo âu nặng nề, áp lực việc học cho HS.
Trong quá trình chơi, HS huy động các giác quan để tiếp nhận thông tin. Các
em phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa làm cho các giác quan tinh
nhạy hơn, ngơn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. Thơng qua
trị chơi HS tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều tri thức, nhiều khái niệm. Trị
chơi dạy học cũng có thể hình thành nên cho HS những kĩ năng của môn học, các
em không chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ơn tập lại các kiến thức đã biết mà cịn
có thể đúc rút nhiều kinh nghiệm cũng như định hướng hành vi và điều chỉnh cảm
xúc của mình. Một số trị chơi dạy học cịn giúp cho HS có khả năng tư duy, khả
năng giải quyết vấn đề không chỉ trong lĩnh vực mình chơi mà cả các lĩnh vực của
cuộc sống. Thơng qua các trò chơi HS phát huy được năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn....
Trò chơi cũng được sử dụng để củng cố, ôn luyện kiến thức đã biết và rèn luyện tư
duy cho HS góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng và tăng hiệu quả dạy học.
Hiện nay, đã có một số trị chơi trực tuyến mang tính tương tác rất cao như
Kahoot!, Plickers, Quizizz, Nearpod…, với những trị chơi này HS có thể dùng

điện thoại, máy tính… để lựa chọn đáp án trực tuyến trên ứng dụng. Bên cạnh đó,
để củng cố, ôn luyện kiến thức sau mỗi bài học thì các trị chơi PowerPoint vẫn
được sử dụng có hiệu quả. Vì vậy, tuỳ thuộc vào điều kiện của HS và mục đích ơn
luyện của bài học mà GV sẽ linh hoạt lựa chọn các trò chơi cho phù hợp đảm bảo
mang lại hiệu quả cao và tăng mức độ hứng thú cho HS.
2.2.2. Ứng dụng CNTT vào thiết kế và tổ chức một số trò chơi trong hoạt
động luyện tập để củng cố nội dung bài học phần “Đặc điểm chung của tự
nhiên”, Địa lí 12.
2.2.2.1. Ứng dụng CNTT vào thiết kế và tổ chức trò chơi trực tuyến: Sử dụng
trò chơi trên ứng dụng Kahoot!
Ví dụ: Sử dụng trị chơi trên ứng dụng Kahoot! để củng cố chủ đề “Thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”
- Bước 1: Giới thiệu về trò chơi Kahoot!
Kahoot! là một ứng dụng hỗ trợ học tập miễn phí được xây dụng trên nền
tảng trị chơi trực tuyến hấp dẫn nhằm tạo ra một môi trường học tập vui vẻ, hấp
dẫn. Trị chơi có hiệu quả nhằm củng cố, ôn luyện kiến thức bài học cho HS. GV
đăng nhập và tạo câu hỏi trên Kahoot! Chia sẻ đường link và mã PIN để HS vào
chơi trực tuyến trên các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng…
- Bước 2: Hướng dẫn chơi
GV có thể cho HS chơi cá nhân (đối với dạy học trực tuyến) hoặc chia lớp
thành các nhóm và thực hiện trị chơi theo nhóm (đối với dạy học trực tiếp)
- Bước 3: Tiến hành trò chơi
15

TIEU LUAN MOI download :


Nội dung câu hỏi và đáp án với trò chơi Kahoot!
Số câu hỏi thiết kế: 6 câu
Thời gian trả lời tối đa cho 1 câu hỏi là 20 giây/câu

(Nội dung câu hỏi và đáp án với trò chơi Kahoot! để củng cố nội dung
chủ đề “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”. Xem phần PHỤ LỤC 2, mục 2.1)
Link truy cập trò chơi Kahoot! để củng cố chủ đề “Thiên nhiên nhiệt
đới ẩm gió mùa”: />
Hình 2.1: Giao diện trị chơi được thiết kế trên ứng dụng Kahoot! để củng cố
chủ đề “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”
Bước 4: Nhận xét sau trị chơi, GV cơng bố người thắng cuộc dựa vào tính
năng chấm điểm, sắp xếp thứ hạng tự động người chơi của ứng dụng Kahoot!.
*Hình ảnh ứng dụng trò chơi Kahoot! để củng cố nội dung chủ đề
“Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” trong dạy học trực tuyến (Phần PHỤ
LỤC 3, mục 3.2)
2.2.2.2. Ứng dụng CNTT vào thiết kế và tổ chức trị chơi PowerPoint.
Ví dụ 1: Sử dụng trò chơi “Chắp cánh ước mơ” để củng cố chủ đề “Đất
nước nhiều đồi núi”
- Bước 1: Giới thiệu về trò chơi
Một trận lũ lớn đã cuốn mất cây cầu gỗ nên các bạn nhỏ không thể đến
trường. Các em hãy giúp bác thợ mộc tốt bụng xây một cây cầu mới bằng cách trả
lời đúng các câu hỏi.

16

TIEU LUAN MOI download :


Hình 2.2: Giao diện trị chơi “Chắp cánh ước mơ”
- Bước 2: Hướng dẫn chơi
GV chia lớp thành đội chơi (nếu dạy học trực tiếp) hoặc theo hình thức cá
nhân (nếu dạy học trực tuyến), lần lượt lựa chọn các câu hỏi theo số trong bộ câu
hỏi. Trong thời gian 10 giây đội nào đưa ra câu trả lời đúng thì sẽ được ghi điểm.
Với mỗi câu trả lời đúng GV click chuột vào hình bác thợ mộc và người chơi đã

giúp bác thợ mộc dựng thêm 1 khúc cầu. Người chơi nào giúp bác thợ dựng cầu
nhiều nhất thì sẽ thắng cuộc.
- Bước 3: Tiến hành trò chơi
Nội dung câu hỏi và đáp án với trò chơi “Chắp cánh ước mơ”
Số câu hỏi thiết kế: 5 câu
Thời gian trả lời tối đa cho 1 câu hỏi là 20 giây/câu
(Nội dung câu hỏi và đáp án với trò chơi “Chắp cánh ước mơ” để củng
cố chủ đề “Đất nước nhiều đồi núi”. Xem phần PHỤ LỤC 2, mục 2.2)
- Bước 4: Nhận xét sau trị chơi, GV cơng bố HS/đội thắng cuộc.
*Hình ảnh ứng dụng trị chơi “Chắp cánh ước mơ” để củng cố nội dung
chủ đề “Đất nước nhiều đồi núi” trong dạy học trực tuyến (Phần PHỤ LỤC 3,
mục 3.3).
Ví dụ 2: Sử dụng trị chơi “Lật mảnh ghép” để củng cố nội dung bài “Thiên
nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển”.
- Bước 1: Giới thiệu về trò chơi
Trò chơi được thiết kế với các mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép tương ứng là một
câu hỏi. HS trả lời đúng thì mảnh ghép sẽ được lật lên và một phần của bức tranh
được mở. Khi các mảnh ghép được lật lên bức tranh về chủ đề của bài học sẽ được
mở ra.

17

TIEU LUAN MOI download :


Hình 2.3: Giao diện trị chơi “Lật mảnh ghép”
- Bước 2: Hướng dẫn chơi
GV có thể chia đội hoặc cho HS chơi theo hình thức cá nhân. Các em lần
lượt chọn các mảnh ghép và trả lời các câu hỏi tương ứng, mỗi câu trả lời đúng
mảnh ghép được mở ra. Người lật được nhiều mảnh ghép sẽ là người chiến thắng

trong trò chơi.
- uẩn bị bài giảng PowerPoint.
Đây là bước quan trọng để tạo sức hấp dẫn cho video bài giảng. Vì vậy bài
giảng PowerPoint cần tích hợp các video, hình ảnh sống động, GV nên cài đặt và
sử dụng phần mềm PowerPoint 365 để thiết kế bài giảng.
- Chuẩn bị phần mềm quay video bài giảng.
+ GV tải và cài đặt phần mềm Ispring Suite 10
+ Tải file Việt hoá để Import và mẫu câu việt hoá.
- Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập tương tác
Sau mỗi nội dung của bài học để giúp HS củng cố, ôn luyện lại, GV cần cho
HS làm các câu hỏi, bài tập tương tác trong các video bài giảng.
35

TIEU LUAN MOI download :


- Chuẩn bị các SĐTD cho phần củng cố bài học.
Sử dụng phần mềm iMinMap10 để thiết kế các SĐTD củng cố bài học (xem
mục 2.1 sáng kiến)
Bước 2: Chèn câu hỏi, bài tập tương tác trong phần mềm Ispring
Suite10.
Mở file bài giảng PowerPoint365 đã thiết kế, tạo một slide mới để chèn câu
hỏi, bài tập tương tác. Trên thanh công cụ click chọn Ispring Suite10 -> Quiz->
Graded Quiz. Click vào Question để chọn dạng câu hỏi, bài tập tương tác.
Trong hộp thoại, GV lần lượt chọn câu hỏi, đáp án, đáp án đúng. Trong mục
Feedback GV nhập các mẫu câu tiếng việt. Nếu trả lời đúng “Bạn làm chính xác.
Chúc mừng bạn!”. Nếu trả lời sai “Rất tiếc bạn trả lời sai rồi”

Nhập câu hỏi


Nhập đáp án

Nhập phản hồi

Hình 5.1: Giao diện tạo câu hỏi, bài tập tương tác trong IspringSuite10
Sau khi nhập xong các câu hỏi, bài tập tương tác, GV chọn nút lưu và vào
mục Player -> Import file việt hố.
Sau khi hồn thành phần chèn câu hỏi bài tập tương tác, GV click vào
Apply & Close để đóng và quay lại bài giảng.

36

TIEU LUAN MOI download :


Hình 5.2: Giao diện câu hỏi, bài tập tương tác sau khi việt hoá trong
IspringSuite10
Bước 3: Đồng bộ âm thanh
Trên thanh công cụ click chọn Ispring Suite 10 -> chọn Record Audio
(Nếu chỉ ghi âm, khơng ghi hình GV) hoặc chọn Record Video (Nếu ghi âm và
ghi hình GV). Hộp thoại xuất hiện, chọn Start Record để bắt đầu ghi âm. Chọn
Next Slide để ghi âm các Slide. Sau khi ghi âm xong các Slide, chọn Ok để . hoàn
thành đồng bộ âm thanh.

Đồng bộ âm thanh

Hình 5.3: Đồng bộ âm thanh cho video bài giảng trong IspringSuite10.
Bước 4: Đóng gói, xuất bản video bài giảng.
Sau khi ghi âm và đồng bộ âm thanh, chèn video và câu hỏi bài tập tương
tác Quiz, GV vào Preview để chạy thử bài giảng trước khi đóng gói.

37

TIEU LUAN MOI download :


*Click chọn Player để tuỳ chỉnh giao diện cho người học. Trong mục Layout
chọn các mục:
- Presenter Video: Chọn On the Sidebar (Nếu bài giảng có video); Chọn None
(Nếu bài giảng khơng có video).
- Company Logo: Chọn Show để chèn logo cho bài.
Sau khi hồn thành chọn Apply&Close để đóng và trở về bài giảng.

Đóng và quay lại bài giảng

Bài giảng có video

Chèn logo

Hình 5.4: Tuỳ chỉnh giao diện cho người học trong IspringSuite10.
* Click chọn Publish để đóng gói bài giảng. Chọn các nền tảng công nghệ
chia sẻ như LMS; YouTube hay My Computer.
Đối với dạy học trực tuyến GV xuất bản bài giảng lên LMS. Trên nền tảng
này, lms sẽ có tính năng tự động ghi lại q trình học và ơn luyện của người học vì
thế GV có thể kiểm tra tiến trình xem video và làm bài tập tương tác để đánh giá
HS.
Trong hộp thoại của LMS, đặt tên video bài giảng, vị trí lưu file. Mục Size
chọn Fit to browser window để mọi hiện thị vừa khít với cửa sổ thiết bị; Mục
Lms Profile chọn SCORM 2004. Mục Customize chọn phiên bản 4th Edition.
Tại mục Customize chọn Rate number of slides Viwed để LMS tự động ghi lại
q trình học. Click OK để hồn thành.

Sau khi hồn thành click chọn Publish để đóng gói và xuất bản bài giảng.

38

TIEU LUAN MOI download :


×