Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

(SKKN MỚI NHẤT) VẬN DỤNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀO GIẢNG DẠY BÀI 2 LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 54 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
__________________________________________________

Đề tài:
“VẬN DỤNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CÁC
ĐỊA PHƯƠNG VÀO GIẢNG DẠY BÀI 2: LUẬT NGHĨA VỤ
QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH, CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG VÀ AN NINH LỚP 11
TẠI TRƯỜNG THPT ”

LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Năm học: 2021 - 2022

Nghệ An, tháng 4 năm 2022

TIEU LUAN MOI download :


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3

Đề tài:
“VẬN DỤNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CÁC
ĐỊA PHƯƠNG VÀO GIẢNG DẠY BÀI 2: LUẬT NGHĨA VỤ
QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH, CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG VÀ AN NINH LỚP 11
TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3”


LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Người thực hiện : Hồng Văn Tình
Hồ Văn Thành
Đơn vị cơng tác : Trường THPT Quỳnh Lưu 3
Lĩnh vực
: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Địa chỉ mail
:
Số điện thoại
: 0333551713 - 0989965595

Quỳnh Lưu, tháng 4 năm 2022

TIEU LUAN MOI download :


Mục lục
Trang
Phần 1: Đặt vấn đề ..................................................................................

1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................

1

2. Mục đích nghiên cứu ……………………………….……………….

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………..…………………

3

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu …………………………………

3

5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................

4

6. Kế hoạch nghiên cứu ..........................................................................

4

7. Đóng góp của đề tài ............................................................................

4

Phần 2: Nội dung nghiên cứu .................................................................

6

1. Cơ sở lý luận .......................................................................................

6

2. Cơ sở thực tiễn ………........................................................................


8

3. Vận dụng kết quả HĐTNST vào giảng dạy bài 2: “Luật nghĩa vụ
quân sự và trách nhiệm của học sinh”, chương trình GDQP - AN lớp
11 ở trường THPT Quỳnh Lưu 3 ............................................................

14

4. Thực nghiệm sư phạm ……………………………………….…….......

45

Phần 3: Kết Luận ……………………….……………………………...

47

1. Kết luận ..............................................................................................

47

2. Kiến nghị ……………………………….………………………..….

49

Tài liệu tham khảo ..................................................................................

50

TIEU LUAN MOI download :



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN

:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

BVTQ

:

Bảo vệ Tổ quốc

CNTT

:

Công nghệ thông tin

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

GD&ĐT


:

Giáo dục và Đào tạo

QP và AN

:

Quốc phòng và An ninh

CM

:

Cách mạng

GDQP-AN

:

Giáo dục quốc phòng - an ninh

GV

:

Giáo viên

HĐTNST


:

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

HS

:

Học sinh

ND

:

Nội dung

TNST

:

Trải nghiệm sáng tạo

NVQS

:

Nghĩa vụ quân sự

PPDH


:

Phương pháp dạy học

QPTD- ANND

:

Quốc phịng tồn dân - an ninh nhân dân

GDPT

:

Giáo dục phổ thông

SGK

:

Sách giáo khoa

QĐND

:

Quân đội nhân dân

LLVT


:

Lực lượng vũ trang

THPT

:

Trung học phổ thông

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một trong những quan điểm đổi
mới giáo dục và đào tạo ở nước ta là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tự giác tích cực, chuyển mạnh quá trình
giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn bó với thực tiễn. Khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyến từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học…đặc biệt nhấn mạnh hình thức học tập trải nghiệm”.
Các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát, học
hỏi và cọ xát với thực tế, thu lượm và xử lí thơng tin lịch sử, truyền thống từ các
địa phương, giúp học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong q trình học tập,
lĩnh hội, hình thành tri thức mới. Hoạt động trải nghiệm cũng làm cho nội dung
giáo dục không bị bó hẹp trong chương trình sách giáo khoa mà gắn liền với thực
tiễn lịch sử các địa phương, thự tiễn đời sống xã hội. Việc dạy học gắn lý thuyết

với thực tiễn giúp học sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giá trị bản
thân, thiết lập được mối quan hệ cá nhân với cá nhân khác và với tập thể, mối quan
hệ giữa môi trường học tập và mơi trường sống.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, mơn học Giáo dục Quốc phịng
và An ninh là một trong những môn học bắt buộc đối với học sinh THPT, giữ vai
trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực
hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân vững mạnh,
giúp học sinh phát triển các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách
nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức
trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm
an ninh, an toàn và trật tự xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Góp phần phát triển ở học sinh các năng lực chung; năng lực tự chủ, tự học;
năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các năng lực
chuyên biệt như: năng lực nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh; năng lực
vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống…
Bài 2: “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh”trong chương
trình Giáo dục Quốc phịng và An ninh 11 có lượng kiến thức nhiều, đa dạng,
phong phú, gồm những kiến thức về khoa học tự nhiên lẫn kiến thức khoa học xã
hội và nhân văn. Có nhiều kiến thức liên quan đến lịch sử truyền thống của dân
tộc, gắn liền với lịch sử và truyền thống địa phương các tỉnh, các huyện, các xã,
phường và thị trấn; những thông tin thời sự trong nước, khu vực và thế giới; quan
điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về thực
1

TIEU LUAN MOI download :


hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình; trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân và học
sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc trong tình hình mới. Đó là chuỗi thơng tin kiến thức vừa mang cơ sở

lý luận khoa học vừa gắn liền với thực tiễn trong quá trình học tập, rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức và sinh hoạt của học sinh nơi đang sinh sống và học tập; tác động
trực tiếp đến quá trình nhận thức và hình thànhlý tưởng cách mạng XHCN, truyền
thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh
hùng cách mạng của nhân dân cho người học.
Đây là nội dung giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và e ngại trong q trình
giảng dạy, đa số giáo viên chỉ tìm tịi và nghiên cứu những giá trị cốt lõi về truyền
thống, lịch sử của dân tộc; giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết
trong sách giáo khoa và trong Luật nghĩa vụ quân sự cho học sinh, rèn luyện kĩ
năng làm các bài kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi lí thuyết tự luận, trắc nghiệm, vấn
đáp theo logic, khn mẫu, nhưng chưa quan tâm hoặc tìm hiểu chưa đúng mức
những giá trị về lịch sử truyền thống của nhà trường và các địa phương nơi các em
đang sinh sống, học tập để áp dụng vào trong quá trình giảng dạy. Những thiếu sót
này làm cho bài giảng thiếu sinh động, xa rời thực tế, hạn chế về hiệu quả và thiếu
tính logic trong thực tiễn, “Muốn học sinh tích cực trong học tập, hình thành lý
tưởng cách mạng, tự hào về truyền thống và lịch sử của dân tộc mình, trước hết các
em phải khơng ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, các em phải tự hào,
trân quý bản thân và gia đình; tự hào về truyền thống, lịch sử của nhà trường và địa
phương; tự hào, lĩnh hội, kế thừa và phát huy những truyền thống hào hùng, vẻ
vang của dân tộc”.
Với mong muốn từng bước thay đổi tư duy nhận thức và cách tiếp cận của
học sinh đối với môn học GDQP - AN nói chung, Bài 2: “Luật nghĩa vụ quân sự và
trách nhiệm của học sinh” trong chương trình giáo dục Quốc phịng và An ninh 11
nói riêng, khơng ngừng nâng cao chất lượng và vị thế của môn học, thông qua các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực bản thân đã áp dụng trong thực tế giảng
dạy và những kết quả đã đạt được, tôi đề xuất sáng kiến kinh nghiệm với đề tài:
“Vận dụng kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo về lịch sử truyền thống
cách mạng các địa phương vào giảng dạy Bài 2: “Luật nghĩa vụ quân sự và
trách nhiệm của học sinh” chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp
11 tại trường THPT Quỳnh Lưu 3”.

2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng kết quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo về thực tiễn lịch sử các
địa phương vào giảng dạy Bài 2: “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học
sinh” chương trình Giáo dục Quốc phịng và An ninh lớp 11theo định hướng phát
triển năng lực cho học sinh THPT với mục đích:

2

TIEU LUAN MOI download :


- Đề xuất nội dung và quy trình dạy học Vận dụng kết quả các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo về thực tiễn lịch sử các địa phương vào giảng dạy Bài 2: “Luật
nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” chương trình Giáo dục Quốc phịng
và An ninh lớp 11 theo tiếp cận dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THPT,
góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn GDQP–AN cũng như phát triển năng
lực của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ
đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và trong công việc hàng ngày.
- Định hướng cho học sinh cách tìm tịi, khai thác các tài liệu liên quan đến
vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được
thông qua lịch sử Đảng bộ và thực tiễn các địa phương một cách có hiệu quả.
- Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các
sản phẩm do chính các em tìm tịi, xây dựng và hồn thiện.
- Và hơn hết các em có thể tự hào về lịch sử hào hùng của nhà trường và địa
phương nơi các em đang sinh sống và học tập, tự hào và trân q những sản phẩm
do chính tay mình làm ra và sử dụng những sản phẩm đó với nhiều mục đích khác
nhau hoặc sẽ định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.
- Xây dựng thêm các chủ đề dạy học theo nội dung hoạt động trải nghiệm
sáng tạo thực tế vào các bài giảng học phần “Hiểu biết chung về quốc phịng an

ninh” trong chương trình THPT để dạy tốt và học tốt mơn Quốc phịng, an ninh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm ở trường THPT.
- Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa giáo dục quốc phòng an ninh
lớp 11, cụ thể Bài 2: “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” chương
trình Giáo dục Quốc phịng và An ninh lớp 11(theo thông tư số: 46/2020/TT –
BGDĐT ngày 24 tháng 11 năm 2020 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Nghiên cứu các phương pháp và cách thức lồng nội dung vận dụng kết quả
các hoạt động trải nghiệm vào nội dung bài học.
- Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học chủ đề theo định hướng của chương
trình giáo dục phổ thơng mới năm 2020. (Chương trình giáo dục phổ thơng mơn
giáo dục quốc phịng và an ninh, ban hành kèm theo thơng tư số: 46/2020/TT –
BGDĐT ngày 24 tháng 11 năm 2020 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của
HĐTNST lịch sử truyền thống cách mạng và vận dụng kết quả vào dạy học bài 2.
- Kết luận và đề xuất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 11 trường THPT Quỳnh lưu 3.
- Lịch sử Đảng bộ các xã khu vực Bãi Ngang, huyện Quỳnh Lưu.
- Đại diện lãnh đạo địa phương các xã.
- Một số anh hùng LLVT, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử…
3

TIEU LUAN MOI download :


5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học TNST, nghiên cứu tài
liệu, lịch sử trường THPT Quỳnh Lưu 3, lịch sử Đảng bộ các địa phương, lịch sử
huyện Quỳnh Lưu, sách giáo khoa, sách tham khảo có liên quan.

- Khảo sát thực trạng ở các trường THPT và địa phương, các phương pháp hỗ
trợ, thăm dò ý kiến GV, HS.
- Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp toán xác suất thống kê.
6. Kế hoạch nghiên cứu
STT
1

2

3

4

5
6

Thời gian
Tháng
5/2021

Tháng
6,7,8/2021

Nội dung cơng việc
Tìm hiểu tài liệu, thực trạng và
chọn đề tài, viết đề cương
nghiên cứu.
- Nghiên cứu lí luận dạy học,

PPDH tích cực của bộ môn.
- Khảo sát thực trạng, tổng hợp
số liệu năm trước.
- Trao đổi với đồng nghiệp và
đề xuất sáng kiến kinh nghiệm.

Sản phẩm
- Bản đề cương chi tiết của
đề tài.
- Tập hợp lý thuyết của đề
tài.
- Xử lý số liệu khảo sát được.
- Tổng hợp ý kiến của đồng
nghiệp.

- Xử lý kết quả trước khi thử
- Kiểm tra trước thực nghiệm.
Tháng
nghiệm đề tài.
- Áp dụng thực nghiệm trên các
9,10/2021
- Tổng hợp và xử lý kết quả
lớp 11A1, 11A4, 11D2
thử nghiệm đề tài.
- Viết sơ lược sáng kiến.
- Hoàn thành đề cương SKKN
Tháng
- Xin ý kiến của đồng nghiệp.
- Bản thảo sáng kiến.
11,12/2021 Tiếp tục thử nghiệm trên các

- Tập hợp đóng góp của đồng
lớp 11A1, 11A4, 11D2
nghiệp.
Tháng
Hồn thành sáng kiến kinh
Sáng kiến kinh nghiệm chính
1, 2 /2022 nghiệm.
thức chấm cấp trường.
Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến
Tháng
kinh nghiệm sau khi chấm cấp Hồn thành sáng kiến nộp Sở
3,4/2022
trường.

7. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về việc vận dụng kết quả
hoạt động trải nghiệm sáng tạo về lịch sử, truyền thống cách mạng các địa phương
trong dạy học Bài 2: “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” chương
4

TIEU LUAN MOI download :


trình Giáo dục Quốc phịng và An ninh lớp 11 nói riêng và ở trường THPT nói
chung, đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới năm 2018 theo thơng tư số
46 năm 2020 của bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Về mặt thực tiễn: Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của
việc đưa giáo án lồng ghép vận dụng kết quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo về
lịch sử, truyền thống cách mạng các địa phương vào thực tiễn giảng dạy môn giáo
dục quốc phòng và an ninh cấp THPT.


5

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lí luận.
1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một khái niệm mới trong dự thảo về “đổi
mới chương trình và sách giáo khoa phổ thơng sau năm 2015”.
Để xác định được hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần xuất phát từ các thuật
ngữ “Hoạt động”, “Trải nghiệm”, “Sáng tạo” và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Tuy nhiên nó cũng khơng phải là phép cộng đơn giản của ba thuật ngữ trên, bởi
trong hoạt động đã có yếu tố trải nghiệm, sáng tạo. Chỉ có những hoạt động giáo
dục có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho người
học, dành cho đối tượng học sinh đảm bảo ba yếu tố Hoạt động - Trải nghiệm Sáng tạo.
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng mới cơng bố ngày 21 tháng 7
năm 2017, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó trong đó
từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã
hội dưới dự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm,
đạo đức, các kĩ năng và tich lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng
tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo
dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang
tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về trải nghiệm sáng tạo nhưng nhìn chung trải
nghiệm sáng tạo được coi là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo thức trải
nghiệm và sáng tạo nhằm góp phần phát triển tồn bộ nhân cách học sinh.
Trên cơ sở phân tích các khái niệm thuật ngữ có thể đưa ra các định nghĩa về

hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và
cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm
chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động
cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng,
ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của cơng dân trong
xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng
và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng”.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng phong phú, cùng một chủ đề, một
nội dung giáo dục có thể tổ chức nhiều hình thức khác nhau như câu lạc bộ, trò
chơi, thảo luận, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, giao lưu đối thoại…Học
qua trải nghiệm là quá trình tích cực và hiệu quả, là con đường quan trọng để gắn
học với hành, lý thuyết với thực tiễn, hình thành và phát triển năng lực tồn diện,
hài hịa cho người học, có sự phối hợp liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và
6

TIEU LUAN MOI download :


ngồi nhà trường, có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học
hay đạo đức, quốc phòng an ninh, kinh tế xã hội... Học từ trải nghiệm cũng cần
được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục
thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn.
1.2. Giáo dục lịch sử, truyền thống địa phương khơi dậy truyền thống u
nước, lịng tự hào tự tơn dân tộc cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3.
- Trường THPT Quỳnh Lưu 3 đóng tại Thơn 2, xã Quỳnh Lương, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An theo quyết định số 936/QĐ ngày 5/9/1975 của UBND
tỉnh Nghệ Tĩnh. Phía Tây giáp sơng Mơ, phía Đơng giáp bờ biển khoảng 1 km. Là
địa chỉ học tập tin cậy và chất lượng của con em các xã ven biển khu vực Bãi
ngang và các vùng phụ cận, là địa bàn chiến lược quan trọng kể cả trong thời

chiến, thời bình và đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
- Trường được xây dựng và trưởng thành trên mảnh đất có truyền thống hiếu
học, thơng minh, cần cù chịu khó và giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Có
những đóng góp to lớn trong cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước. Trong kháng chiến Quỳnh Lưu luôn làm tốt công tác hậu phương chi
viện sức người và sức của cho tiền tuyến, từ 1965 đến 1975 đã có 17406 thanh
niên lên đường nhập ngũ bổ sung cho các chiến trường. Trải qua 2 cuộc kháng
chiến toàn huyện có hơn 4000 liệt sỹ, 4 đơn vị và 15 cá nhân được phong tặng
danh hiệu anh hùng, 123 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh
Hùng. Những tấm gương chiến đấu hy sinh đã góp phần to lớn cho sự nghiệp bảo
vệ đất nước, là niềm tự hào của nhân dân Quỳnh Lưu, mãi mãi là tấm gương sáng
làm rạng rỡ cho trang sử vẻ vang của huyện nhà. Trong cuộc chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất của Mỹ từ 1964-1968, Quỳnh Lưu đã anh dũng kiên cường đánh trả
các đợt tấn công phá hoại của kẻ thù. Ngày 16-5-1965 dân quân Quỳnh Trang đã
bắn rơi máy bay F105D của Mỹ, mở đầu cho phong trào bắn máy bay Mỹ bằng
súng bộ binh. Ngày 3-2-1966 dân quân Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên đã bắt sống giặc
lái Mỹ trên biển, mở đầu cho phong trào bắt giặc lái Mỹ trên biển. Trong cả hai đợt
chiến tranh phá hoại của Mỹ (Từ 1965 đến 1972 toàn huyện đã bắn cháy 101 máy
bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống 19 giặc lái.Tiêu biểu là các xã
Quỳnh Long, Quỳnh Trang, Quỳnh Thiện, Quỳnh Thuận, Quỳnh Hồng, Quỳnh
Bảng. Vì vậy việc giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng địa phương cho học
sinh trong trường học là việc làm thiết thực, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
chương trình giáo dục phổ thông.
- Môn học GDQP - AN gắn liền với lịch sử truyền thống của dân tộc, lịch sử
truyền thống của các lực lượng vũ trang nhân dân và lịch sử truyền thống cách
mạng của nhà trường và các địa phương nơi các em đang sinh sống và học tập.
Việc tổ chức lồng ghép giáo dục lịch sử địa phương vào chương trình GDQP - AN
nhằm giáo dục cho học sinh hiểu được truyền thống văn hiến và cách mạng của
quê hương; những hi sinh to lớn, cao cả của cha ơng đi trước vì sự nghiệp xây
7


TIEU LUAN MOI download :


dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, giúp HS hiểu đầy đủ hơn về đạo lý uống nước
nhớ nguồn, mảnh đất, con người, truyền thống nơi mình sinh ra, lớn lên, sinh sống
và học tập. Việc chú trọng giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng địa phương ở
trường THPT Quỳnh Lưu 3 cịn góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, khơi
dậy truyền thống yêu nước, yêu q hương, lịng tự hào tự tơn dân tộc; tinh thần
cần cù, dũng cảm, lao động sáng tạo; tinh thần hiếu học, lạc quan, đoàn kết, ý thức
gắn kết cộng đồng; giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho người học.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1.Thực trạng về nội dung chương trình.
Trích kế hoạch giáo dục mơn GDQP - AN lớp 11, năm học 2021 - 2022
STT
Bài học
Nội dung - hướng dẫn
Yêu cầu cần đạt
thực hiện
Bài 2: LUẬT
1
Tiết 3 - PPCT
NGHĨA VỤ QUÂN
Sự cần thiết ban hành
- Hiểu được mục đích của việc
SỰ VÀ TRÁCH
Luật nghĩa vụ quân sự, ban hành luật NVQS, bản chất
NHIỆM CỦA
quá trình xây dựng và phát
giới thiệu khái quát về

HỌC SINH
triểnQĐND theo chế độ
Luật NVQS 2015.
(4 TIẾT)
Tiết 4 -PPCT
Những quy định chung,
chuẩn bị cho thanh niên
nhập ngũ.
Tiết 5 - PPCT
- Phục vụ tại ngũ trong
thời bình.
- xữ lý các vi phạm
Luật nghĩa vụ quân sự.
Tiết 6 - PPCT
- Trách nhiệm của học
sinh trong việc chấp
hành Luật NVQS 2015.

NVQS.
- Khái niệm SQ, ngạch SQ
quân đội.
- Nắm được trách nhiệm của
SQ, HSQ.
- Nắm vững chế độ chính sách
của SQ, HSQ và người thân.
- Đối tượng tạm hoãn, miễn và
khơng được làm NVQS.
- Chế độ chính sách của HSQ,
BS và người thân.


- HS nhận thức được trách
nhiệm của bản thân trong
xây dựng, phát triển QĐND,
BVTQ Việt Nam XHCN.

Bài 2: “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” chương trình giáo dục
Quốc phịng và An ninh lớp 11 được xây dựng dựng trên cơ sở các quan điểm sau:
* Tính kế thừa và hiện đại
- Nội dung chủ đề được xây dựng trên cơ sở các quan điểm, chủ trương đường
lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn Luật có liên quan.
8

TIEU LUAN MOI download :


- Mục đích của việc ban hành Luật NVQS, nội dung cơ bản, trách nhiệm của công
dân và học sinh trong việc chấp hành Luật NVQS 2015. Truyền thống kinh nghiệm
dựng nước và đánh giặc giữ nước của cha ông ta qua các thời kỳ đến hiện nay.
* Phát triển phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù
- Nội dung chủ đề với thời lượng 4 tiết, mỗi tiết 45 phút xác định rõ các phẩm
chất, năng lực có thể hình thành và phát triển ở học sinh khối 11 qua nội dung học:
một mặt nội dung căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực làm cơ sở và
xuất phát điểm để lựa chọn nội dung truyền đạt; mặt khác nội dung hình thành và
phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực quản lí, năng lực sử dụng
CNTT,năng lực cốt lõi cho học sinh khối 11 thông qua việc hướng dẫn học sinh

tiếp thu, vận dụng nội dung Luật NVQS vào thực tiễn.
*Tính thực hành, thực tiễn

- Nội dung chủ đề liên quan trực tiếp đến lịch sử truyền thống các địa phương,
xác định lượng kiến thức có thể tổ chức huy động thông qua hoạt động trải nghiệm
thực tiễn, vận dụng xây dựng kế hoạch và tổ chứccó hiệu quả để phát triển phẩm
chất, năng lực của học sinh. Giúp học sinh thấy được trách nhiệm trong việc thực
hiện NVQS bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ vững chắcđộc lập, chủ quyền thống nhất và
toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốcngay tại địa phương, nhà trường nơi mình đang sinh
sống và học tập.
2.2.Thực trạng vận dụng kết quả HĐTNST vào dạy học chủ đề môn GDQP - AN
ở trường THPT.
* Kết quả thăm dị tổng 19 GV trực tiếp giảng dạy bộ mơn GDQP - AN,
gồm3 GV dạy tại trường nơi tôi công tác và 16 GV giảng dạy tại các trường THPT
trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai về việc tổ chức các HĐTNST và
vận dụng kết quả HĐTNST vào trong q trình giảng dạy, thơng qua số liệu đã thu
thập, xử lý thể hiện trên biểu đồ và tiếp thu ý kiến, trao đổi trực tiếp với bạn bè,
đồng nghiệp tôi rút ra một số kết luận như sau:
Kết quả khảo sát thực trạng DHTNST môn GDQPAN ở trường THPT
Tổng số GV đã áp GV chưa
Đánh giá cuẩ GV về việc vận dụng kết quả
GV
dụng
áp dụng
HĐTNST trong giảng dạy môn GDQPAN
19
2
17
Rất cần thiết
12
(11%)
(89%) Cần thiết
6

Không cần thiết
1

9

TIEU LUAN MOI download :


Hình 1: Mức độ sử dụng các HĐTNST của GV
GV đã áp dụng
11%

GV chưa áp dụng
89%

- Về mức độ sử dụng,trong tổng số 19 GV được khảo sát, chỉ có 2 GV từng
tiến hành tổ chức, vận dụng kết quả hoạt động TNST cho học sinh trong chương
trình GDQP - AN cấp THPT tại trường nơi tơi cơng tác, cịn lại đa số GV chưa vận
dụng kết quả HĐTNST vào trong q trình giảng dạy. Đây có thể xem là một hạn
chế của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ mơn GDQP - AN trên địa bàn nói
riêng và tồn tỉnh nói chung. Trong bối cảnh tồn ngành Giáo dục đang từng bước
đổi mới căn bản và toàn diện, theo tôi việc tổ chức và vận dụng kết quả HĐTNST
trong giảng dạy môn học GDQP - AN cần được chú trọng đầu tư xây dựng kế
hoạch, tổ chức bài bản, thường xuyên, liên tục và có hiệu quả tốt, nhằm đem lại
những hiệu ứng tích cực cho người học và tồn xã hội.
- Về tính hiệu quả của TNST trong việc phát triển năng lực toàn diện cho HS,
đa số GV đánh giá cao hiệu quả mà TNST đem lại. Có 18/19 GV (chiếm tỷ lệ
94,74%) được khảo sát lấy ý kiến đều thống nhất quan điểm việc tổ chức và vận
dụng kết quả HĐTNST trong giảng dạy môn GDQP - AN là cần thiết và rất cần
thiết trong giáo dục hiện nay. TNST là cơ hội để HS xâm nhập thực địa, nắm bắt

được hệ thống Hầm, Hào, Lô Cốt, Ụ Súng, Đài quan sát và các căn cứ quân sự địa
phương. Hiểu được lịch sử, truyền thống của địa phương các xã ven biển khu vực
Bãi ngang, huyện Quỳnh Lưu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ
1954 - 1975. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử; phát triển các năng lực tư duy,
sáng tạo, tiếp thu, lĩnh hội và phát huy những truyền thống vẻ vang của dân tộc, địa
phương và nhà trường để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện năng lực
hợp tác, kĩ năng thuyết trình giữa đám đông, kĩ năng giải quyết vấn đề; giúp học
sinh luôn tự tin, bản lĩnh, vững vàng trước mọi tình huống. Thông qua các hoạt
động TNST giúp HS cũng cố và phát huy truyền thống u nước, lịng tự hào tự
tơn dân tộc, ra sức học tập, rèn luyện và tham gia tích cức các hoạt động QP, AN
do trường và địa phương tổ chức, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong thời kì mới.
10

TIEU LUAN MOI download :


- Về hạn chế của việc vận dụng kết quả HĐTNST trong dạy học môn GDQP AN: Hầu hết GV đều cho rằng, tổ chức và vận dụng kết quả HĐTNST cần nhiều
thời gian để thực hiện. Vì là mơn học phụ nên chưa được quan tâm, chỉ đạo đúng
mức, học sinh ưu tiên thời gian học tập các môn chủ đạo nên việc tổ chức gặp
nhiều khó khăn, xã hội và phụ huynh học sinh ít quan tâm và khơng phù hợp với
hình thức tổ chức hội thao các cấp.
* Kết quả thăm dò HS 3 lớp 11A1 (44 HS), 11A4 (44 HS) và 11D2 (42 HS)
trường THPT nơi tơi cơng tác thì cho thấy: Khi GV mới lập kế hoạch hoạt động và
triển khai thực hiện, đa số HS ban đầu cịn chưa thích nghi với dạy học TNST,
chưa hiểu rõ được bản chất vấn đề, biểu hiện sự e ngại và có phần lo lắng vì sợ tốn
nhiều thời gian, khó hồn thành các nhiệm vụ do GV giao phó cho các tổ, nhóm và
từng cá nhân, sợ ảnh hưởng đến kết quả chung trong học tập. Tuy nhiên, sau khi
tham gia thì hầu hết các em đều rất thích thú, HS rất hứng thú với những kiến thức
về Quốc phòng và An ninh liên quan đến thực tiễn lịch sử truyền thống cách mạng

địa phương, nơi các em đang sinh sống và học tập. TNST là dịp các em được tận
mắt chứng kiến các minh chứng của lịch sử, sống chung với những giây phút hào
hùng của cha ông, căm phận trước tội ác của kẻ địch…Thông qua việc thực hiện
nhiệm vụ học tập, các em được giao lưu, học hỏi với các bậc lão thành cách mạng,
người có cơng với Tổ quốc, các nhân chứng lịch sử, hiểu biết sâu sắc về lịch sử
truyền thống của các địa phương, được cũng cố thêm truyền thống u nước, lịng
tự hào tự tơn dân tộc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.
Hình 2: Mức độ u thích HĐTNST trong học tập của HS
Khơng thích
3%
0%
Thích
20%

Rất thích
77%

11

TIEU LUAN MOI download :


Như vậy, tuy việc tổ chức HĐTNST và vận dụng kết quả và trong giảng dạy
mơn GDQP - AN cịn gặp một số khó khăn trong q trình triển khai thực hiện
nhưng TNST thực sự có nhiều ưu điểm nổi trội, giúp người giáo viên dạy học
hướng vào mục tiêu lấy người học làm trung tâm, phát triển người học một cách
năng động và tồn diện.
2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài
2.3.1.Thuận lợi
Bộ GD và ĐT đã cơng bố chương trình giáo dục phổ thơng mới, trong đó

nhấn mạnh mục tiêu của mơn học GDQP - AN là: Chương trình mơn GDQP - AN
cấp trung học phổ thơng là mơn học chính khóa bắt buộc, bảo đảm cho học sinh có
những hiểu biết ban đầu về nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân; về lịch sử
truyền thống của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt
Nam; giúp học sinh phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách
nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức
trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm
an ninh, an toàn và trật tự xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong tình hình mới.
Mơn GDQP - AN cũng góp phần cùng các mơn học và hoạt động giáo dục
khác trong nhà trường phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực chung:
năng lực tự chủ, tự học; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo
thông qua các năng lực chuyên biệt như: năng lực nhận thức về các vấn đề quốc
phòng, an ninh; năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống
theo quy định trong chương trình GDPT tổng thể.
Đội ngũ giáo viên bộ môn đảm bảo về số lượng và năng lực, đáp ứng yêu cầu
của cấp học. Giáo viên trong nhà trường ln có tinh thần trách nhiệm cao, say mê
với nghề nghiệp và hết lòng yêu thương học sinh. Ngay từ đầu năm học, ban giám
hiệu và tổ bộ môn đã có triển khai các kế hoạch, chỉ thị, nhiệm vụ năm học; đổi
mới PPDH phù hợp với tính chất đặc thù của bộ môn nhằm phát triển năng lực HS,
tạo hứng thú học tập cho HS. Lãnh đạo trường luôn khuyến khích giáo viên tích
cực sử dụng các PPDH mới như dạy học dự án, dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy
học chủ đề, dạy nghiên cứu bài học, sân khấu tương tác... nhằm tăng cường rèn
luyện cũng như phát triển các năng lực của HS.
Bên cạnh đó, đa số các trường THPT hiện nay đã đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật
chất phục vụ cho giảng dạy. Các HĐTNST đòi hỏi sự tham gia nhiều của CNTT,
HS khá thành thạo vi tính, máy chiếu, khai thác mạng (facebook, zalo, messeger,
trang web, google)...Vì vậy, việc sử dụng CNTT để báo cáo sản phẩm dự án của
HS rất dễ dàng và thuận tiện, có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi theo yêu cầu.
12


TIEU LUAN MOI download :


2.3.2. Khó khăn:
- Mơn học GDQP - AN là mơn học mới, tuy đây là mơn học chính khóa, bắt
buộc nhưng lực lượng giáo viên GDQP - AN được đào tạo chưa đủ đáp ứng yêu
cầu, dẫn tới việc phải bổ sung giáo viên bán chuyên trách (ghép môn từ mơn Thể
dục, Cơng dân...), điều này ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục
của bộ môn.
- Nhiều giáo viên đang dạy theo phương pháp truyền thống, truyền tải kiến
thức theo một chiều, nhất là khi giảng dạy các chuyên đề một số hiểu biết chung về
QP và AN. Nội dung các chuyên đề nhiều, liên quan đến kiến thức lịch sử, địa lý,
cơng dân... nên chỉ trình bày, giới thiệu các kiến thức mà khơng có phân tích, giải
thích để học sinh hiểu rõ bản chất. Vì vậy việc tiếp nhận kiến thức của học sinh
gặp khó khăn, dẫn đến giờ họckém sôi nổi, hấp dẫn. Chủ yếu học sinh chỉ ghi nhớ
và áp dụng một cách máy móc, dễ nhàm chán và thiếu hứng thú trong học tập.
- Một số cái nhìn phiến diện về mơn học phụ nên cũng là yếu tố ảnh hưởng
đến tâm lý giáo viên giảng dạy. Giáo viên giảng dạy vô tình cũng xem nhẹ bộ
mơn của mình, khơng quan tâm đến nội dung và kết quả nhận thức của học sinh
đúng mức.
- Năng lực của giáo viên trong việc tiếp cận với chương trình đổi mới phương
pháp dạy học ở các trường và các địa phương không đồng đều, một số giáo viên
chưa thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, giảng dạy do chưa quan tâm đến
quá trình đổi mới, cải cách của Bộ giáo dục. Phương pháp dạy học của nhiều giáo
viên còn thiếu sáng tạo, gượng ép. Giáo viên lên lớp chủ yếu dạy xong các kiến
thức trong sách giáo khoa theo lối truyền thụ truyền thống, giáo viên giảng, ghi
bảng cịn học sinh nghe, chép. Chính điều đó làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức
một chiều, thiếu sự năng động, tự tin.
- Bản thân các giáo viên chưa có đủ kinh nghiệm, năng lực để tổ chức các

hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vì thực tế chưa có nhiều chương trình tập huấn
hiệu quả về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, đồng thời giáo
viên chưa được tham gia nhiều các hoạt động nên thiếu kinh nghiệm.
- Một số học sinh xem mơn học này là mơn phụ nên khơng tích cực học dẫn
tới kết quả học tập chưa cao, còn tồn tại hiện tượng không học bài cũ, không chuẩn
bị bài trước khi đến lớp, không tập trung chú ý, không hứng thú trong học tập.
- Bên cạnh một số học sinh u thích mơn học thì đa phần học sinh chưa nhận
thức được tầm quan trọng của môn học. Số đông học sinh và cả định hướng của
phụ huynh là tập trung vào các mơn học chính để thi vào các trường đại học nên
không chú tâm môn học này.
- Sự u thích mơn học ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhận thức của đại đa số
13

TIEU LUAN MOI download :


học sinh. Sau khi học xong hỏi lại kiến thức vừa học hầu như các em không hề nhớ
và để có thể vận dụng vào thực tiễn.
- Bản thân phụ huynh chưa có sự đồng thuận cao trong tổ chức hoạt động vì
sợ ảnh hưởng đến thời gian học chính khóa.
- Việc thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm địi hỏi có sự chuẩn bị
đầu tư rất kĩ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, dụng cụ, phương tiện...
mất nhiều thời gian của giáo viên.
- Chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá cụ thể về hoạt động của HS, đánh
giá cá nhân, nhóm, đánh giá riêng rẻ và đánh giá đồng đẳng để tạo ra động lực, tính
tự giác cho các HS.
Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, trong công cuộc
thực hiện cuộc cách mạng 4.0 chúng ta cần nhìn nhận lại cách truyền thụ kiến thức
cho học sinh. Q trình hình thành năng lực chính là q trình phát triển nhân cách
tồn diện của học sinh. Q trình bồi dưỡng giáo dục năng lực là quá trình tác

động sư phạm của nhà giáo một cách đúng quy luật, đảm bảo tính khoa học và
mang tính thực tiễn.
3. Vận dụng kết quả HĐTNST vào giảng dạy bài 2:“Luật nghĩa vụ quân sự và
trách nhiệm của học sinh”, chương trình GDQP - AN lớp 11 ở trường THPT
Quỳnh Lưu 3.
3.1. Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRÍCH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NHĨM
GDQP, HỌC KÌ 1 * NĂM HỌC 2021 - 2022
TỔ CM: KHOA HỌC XÃ HỘI

- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Sở GD và ĐT Nghệ An
về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục môn học năm học 2021-2022.
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THPT Quỳnh Lưu
3 về tình hình cụ thể của nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn năm học 2021-2022.
- Căn cứ vào hướng dẫn về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của trường
THPT Quỳnh Lưu 3 năm học 2021 - 2022.
- Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ chun mơn, nhóm
GDQP - AN xây dựng kế hoạch về tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm sáng
tạo năm học 2021 - 2022, Cụ thể như sau:
I . MỤC ĐÍCH - U CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa việc thực hiện ngun lí giáo dục ”Học đi đôi với hành”.
14

TIEU LUAN MOI download :



- Ôn lại, tiếp thu và vận dụng kiến thức liên mơn vào thực tiễn cuộc sống, từ
đó có những sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn trong nhà trường.
- Góp phần đổi mới phương pháp hình thức dạy học, hình thức tổ chức các
hoạt động trong nhà trường
- Hình thành phẩm chất, năng lực, nhân cách kĩ năng sống cho học sinh, đồng
thời hình thành cho học sinh lối sống tích cực, biết cách hồn thiện bản thân, tổ
chức cuộc sống và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm có ý thức cơng dân, và
tích cực tham gia các hoạt động QP, AN, các hoạt động xã hội.
- Tạo khơng khí thân thiện, thoải mái trong mơi trường học tập.
2. Yêu cầu
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải hướng tới mục tiêu phát triển năng lực
cá nhân; năng lực tham gia và tổ chức các hoạt động; năng lực quản lí và tổ chức
cuộc sống cá nhân; năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực khám phá và sáng
tạo... gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương.
- Các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú và việc giáo dục học sinh được
thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả
giáo dục; học sinh phải tích cực tham gia, chủ động sáng tạo, có tinh thần trách
nhiệm, đồn kết giúp đỡ nhau khi tham gia hoạt động.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
- Thảo luận - Tổ chức trò chơi - Tham quan dã ngoại - Giao lưu đối thoại.
III. NỘI DUNG
Lớp

Nội dung (chủ đề)

Diễn đàn: Tự hào

Lớp 11A4
lịch sử, truyền
Lớp 11D2
thống cách mạng
Lớp 11A1
q hương tơi.
Lớp 11A4 Tổ chức trị chơi:
Lớp 11D2 Ai là triệu phú?
Lớp 11A1
Lớp 11A4 Tham quan dã
Lớp 11D2 ngoại: Di tích lịch
Lớp 11A1 sử tại Núi Quy

Phân cơng phụ
trách chính

Thời gian
thực hiện
Tháng
4 tổ trưởng của
10/2020
mỗi lớp
(trong 1 tiết
học trên lớp)
Tháng
10/2020
MC của lớp
(trong 1 tiết
học trên lớp)
Ban cán sự lớp + Tháng

4 tổ trưởng.
11/2020
(1 buổi

Ghi chú
Áp dụng bài 2
(Trách nhiệm
của học sinh)
Áp dụng bài 2
(2. Phục vụ tại
ngũ trong thời
bình)
Áp dụng bài 2.

Quan sát,
phỏng vấn làm
15

TIEU LUAN MOI download :


Lĩnh xã Quỳnh
Bảng và tại Núi
Rồng, xã Tiến
Thủy, huyện
Quỳnh Lưu.
Giao lưu đối thoại:
Lớp 11A4 Tự hào lịch sử,
Lớp 11D2 truyền thống cách
Lớp 11A1 mạng, việc thực

hiện NVQS ở các
địa phương.

4 tổ trưởng của
mỗi lớp
Chia học sinh
theo địa phương.

chiều)

phóng sự, ghi
chép, viết báo
cáo thu hoạch.

Tháng
11/2020
(1 buổi
chiều)

Áp dụng bài 2.

phỏng
vấn,chụp ảnh,
quay video.

IV. DỰ TRÙ KINH PHÍ
- Nguồn kinh phí dự trù cho các hoạt động được huy động từ sự hổ trợ kinh
phí của nhà trường (mỗi lớp lập kế hoạch cụ thể), kinh phí do phụ huynh đóng góp,
sự hổ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến học trong nhà trường.
- Mỗi chương trình sẽ được cụ thể trong kế hoạch chi tiết trước khi thực hiện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Đ/c nhóm trưởng chun mơn có trách nhiệm báo cáo và duyệt kế hoạch với
Ban giám hiệu nhà trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên phụ trách.
- Các đồng chí giáo viên được phân công thực hiện nghiêm túc kế hoạch.
- Học sinh các khối lớp, giáo viên chủ nhiệm phối hợp và thực hiện nghiêm túc.
- Nhóm chun mơn có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá báo cáo kết quả thực hiện.
Quỳnh Lưu, ngày 01 tháng 09 năm 2021
Duyệt của hiệu trưởng
Duyệt của TTCM
Những người lập kế hoạch
(Kí tên, đóng dấu)
(Kí tên)
Nhóm GDQP
3.2. Tổ chức hoạt động TNST về lịch sử truyền thống các đại phương.
3.2.1. Giới thiệu và hướng dẫn thực hiện hoạt động
Mục tiêu:
- Sau khi kết thúc giai đoạn này, học sinh biết rõ về hoạt động mình đang
thực hiện, nhiệm vụ cụ thể của nhóm, của bản thân trong nhóm và cách thức, kế
hoạch để thực hiện nhiệm vụđó.
- Tạo hứng thú, huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: GV giới thiệu chủ đề và cách thức thực hiện chủđề.
+ Tên chủ đề: TÌM HIỂU LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÁC ĐỊA PHƯƠNG
+ Phương thức thực hiện: phương thức nghiên cứu, phương thức cống hiến…
+ Nội dung dự án nghiên cứu:
16

TIEU LUAN MOI download :



- HS tham gia thảo luận các kiến thức khái quát về lịch sử, truyền thống các
địa phương thông qua tài liệu lịch sử Đảng bộ, làm poster, tổ chức trị chơi.
- HS thảo luận về những đóng góp, thành tựu của nhân dân các địa phương
trong kháng chiến và trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
- HS tham quan trải nghiệm, tìm hiểu hệ thống căn cứ quân sự được các địa
phương xây dựng, sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước…
.
- Bước 2: Phân loại và thành lập nhóm và giao nhiệm vụ.
GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có từ 12 - 16 học sinh chung sống
cùng 1 xã hoặc 2 xã liền kề để thuận tiện trong quá trình hoạt động cụ thể như sau:
* Lớp 11A1 chia làm 3 nhóm
Nhóm 1: Gồm 15 HS thuộc 2 xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa có nhiệm vụ tìm
hiểu về lịch sử truyền thống xã Tiến Thủy.
Nhóm 2: Gồm 13 HS thuộc xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương có nhiệm vụ tìm
hiểu về lịch sử truyền thống xã Quỳnh Bảng.
Nhóm 3: Gồm 16 HS thuộc các xã cịn lại có nhiệm vụ tìm hiểu về lịch sử
truyền thống xã Quỳnh Phương.
* Lớp 11A4 chia làm 3 nhóm
Nhóm 1: Gồm 14 HS thuộc 2 xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa có nhiệm vụ tìm
hiểu về lịch sử truyền thống xã Quỳnh Nghĩa.
Nhóm 2: Gồm 16 HS thuộc các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh
có nhiệm vụ tìm hiểu về lịch sử truyền thống xã Quỳnh Lương.
Nhóm 3: Gồm 14 HS thuộc các xã cịn lại có nhiệm vụ tìm hiểu về lịch sử
truyền thống xã Quỳnh Đơi.
* Lớp 11D2 chia làm 3 nhóm
Nhóm 1: Gồm 12 HS thuộc các xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Minh có
nhiệm vụ tìm hiểu về lịch sử truyền thống xã Quỳnh Minh.
Nhóm 2: Gồm 16 HS thuộc các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Liên
có nhiệm vụ tìm hiểu về lịch sử truyền thống xã Quỳnh Liên.
Nhóm 3: Gồm 12 HS thuộc các xã cịn lại có nhiệm vụ tìm hiểu về lịch sử

truyền thống xã Quỳnh Yên.
- HS về các nhóm, phân cơng các nhiệm vụ trong nhóm: trưởng nhóm, thư ký,
nhiệm vụ từng thành viên, lên kế hoạch tổ chức hoạt động vào 1 buổi chiều và
hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên trong thời gian 1 tuần.
- GV có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu của nhà trường, phiếu học tập để các
nhóm về địa phương làm việc, tác nghiệp theo kế hoạch.
- Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động thông qua phiếu học tập.
+ Gợi ý một số sản phẩm:
1.Tìm hiểu khái quát lịch sử truyền thống của từng địa phương thể hiện bằng
một postes trên giấy A0 hoặc xây dựng các slide trình chiếu trên PowerPiont.
17

TIEU LUAN MOI download :


2.Tìm hiểu nắm bắtchi tiết các đợt tổ chức tiến công đánh phá của địch, công
tác tổ chức đánh trả, thiệt hại về người và tài sản của địa phương.
3. Tổng số thanh niên lên đường nhập ngũ phục vụ tiền tuyến, số liệt sĩ, thương
bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các bậc lão thành
cách mạng, nhân chứng lịch sử.
4. Hệ thống các căn cứ quân sự tổ chức tại địa phương…
+ Gợi ý một số công việc cần làm: nghiên cứu, khảo sát, chụp ảnh, quay video
các công việc cần làm, thiết kế sản phẩm và các vật liệu để trình bày sản phẩm, làm
phóng sự, phỏng vấn.
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Quỳnh Lưu, ngày … tháng … năm 2021

PHIẾU HỌC TẬP
LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Đơn vị khảo sát:
……………………………………………………………………….
Giai đoạn khảo sát số liệu: Cuộc kháng chiến chống Mỹ (từ 1954 - 1975)
Kết quả số liệu khảo sát thông qua tài liệu tham khảo (tài liệu Lịch sử Đảng bộ các
xã)tại các xã ven biển khu vực bãi ngang, huyện Quỳnh Lưu.
1. Số đợt tiến công ĐQ Mỹ tổ chắc đánh phá vào địa phương
……………………………….………………………………………………………
……….……………………………….………………………………………………
2. Các mốc thời gian, địa điểm ĐQ Mỹ tập trung tổ chức đánh phá vào địa phương
………..……………………………………………………………………………...
………..……………………………………………………………………………...
………..……………………………………………………………………………...
………..……………………………………………………………………………...
3. Căn cứ quân sự địa phương xây dựng để tổ chức đánh trả các đợt tiến công bằng
Không quân và Hải quân của ĐQ Mỹ (Hệ thống Hầm, Hào, Lô cốt, Đài quan sát…)
- * Lưu ý: Ghi rõ thực trạng và minh chứng nếu có
………………………………………………………………………………………...
……………….………..………………………………………………………………
………………………………..………………………………………….……………
………………………………………..………………………………….……………
………………………………………………..…………………………….…………
………………………………………………………………………………………..
18

TIEU LUAN MOI download :



4. Kết quả
4.1. Những đóng góp của địa phương trong công cuộc kháng chiến trường kỳ chống
Mỹ cứu nước (1954 - 1975).
- Lực lượng tham gia chiến tranh
- Liệt sĩ, thương, bệnh binh
- Những đóng góp có liên quan khác
………………………………………………………………………………………..
………..………………………………………………………………………………
4.2. Số liệu lich sử tại địa phương qua các đợt bắn phá của ĐQ Mỹ
- Thiệt hại về người
………………..………………………………………………………………………
………………..………………………………………………………………………
………………..………………………………………………………………………
- Thiệt hại về của cải, vật chất
………………..………………………………………………………………………
………………………..………………………………………………………………
………………………………..………………………………………………………
4.3. Thắng lợi và thành tích tiêu biểu của địa phương
(Bắn máy bay, bắt giặc lái, ý chí, tinh thần, nghị lực, truyền thống yêu nước, lịng tự
hào tự tơn dân tộc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của địa phương qua các thời kỳ)
………………………………………………………………………………………
………..………………………………………………………………………………
………………..………………………………………………………………………
4.4. Một số nhân chứng lịch sử tiêu biểu của địa phương trong kháng chiến
………………………………………………………………………………………
………..………………………………………………………………………………
………………..………………………………………………………………………
………………………..………………………………………………………………
5. Thành tựu và đóng góp của địa phương vàothời kì đổi mới của đất nước

………………………………………..………………………………………………
………………………………………..………………………………………………
………………………………………..………………………………………………
XÁC NHẬN UBND XÃ

Người thu thập số liệu

Nhóm….., Lớp…….
19

TIEU LUAN MOI download :


- Bước 4: GV dựa vào phần kết quả hoạt động, thu thập của từng nhóm HS
và ý kiến bản thân, căn cứ vào mực tiêu của bài học, từng tiết học, giới thiệu một
số nhiệm vụ cần làm, sản phẩm cần có, lựa chọn các địa phương, địa điểm lịch sử
tiêu biểu để tiến hànhtham quan dã ngoại và xây dựng các video, phóng sự áp
dụng vào trong quá trình giảng dạy bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm
của học sinh, giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 11, cụ thể như sau:
- Mỗi nhóm hồn thành một bài tiểu luận hoặc phóng sự giới thiệu về lịch sử,
truyền thống của địa phương mình tham gia trực tiếp trải nghiệm trên Word hoặc
PowerPoint phục vụ cho phương pháp dạy học theo nhóm “kế thừa và phát huy
lịch sử, truyền thống dân tộc”, giảng dạy tiết 1, bài 2 (trừ nhóm 2, lớp 11A1).
- Các nhóm hoàn thiện bài thu hoạch dùng làm tài liệu học tập, tìm hiểu kỹ về
luật NVQS 2015 làm cơ sở để tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú”, giảng dạy tiết 3.
- Nhóm 2, lớp 11A1 làm phóng sự “Tự hào lịch sử truyền thống cách mạng
quê hương tôi” xã Quỳnh Bảng đơn vị “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”,
địa phương đi đầu trong phong trào bắn máy bay, bắt giặc lái, đánh bại âm mưu
thủ đoạn của đê quốc Mỹ của huyện Quỳnh Lưu (giảng dạy tiết 4, bài 2).
HÌNH ẢNH, MINH CHỨNG CÁC NHĨM THAM GIA TNST

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quỳnh Lưu, ngày 2 tháng 10 năm 2021

PHIẾU HỌC TẬP
LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Đơn vị khảo sát: xã Tiến Thủy
1. Mỹ tổ chức 2 đợt tiến công đánh phá vào địa phương.
2. Các mốc thời gian , địa điểm ĐQ Mỹ tập trung đánh phá
- Ngày 08/04/1965, Mỹ đánh phá lần đầu tiên ở Tiến Thủy, Tháng 9/1965, địch ném bom vào
trường học xóm Tiến Mỹ.
- Ngày 29/07/1968 (Âm lịch) , địch bắn pháo kích từ tàu cóc ngồi khơi trúng thuyền đánh cá
của ngư dân xóm Minh Sơn làm chết 7 người.
3. Căn cứ quân sự địa phương xây dựng để tổ chức đánh trả các đợt tiến công bằng Không quân
và Hải quân của ĐQ Mỹ.
Hơn 6000m giao thông hào trên các trận địa chiến đấu.
Hơn 3000 chiếc hầm trú ẩn trong từng gia đình, nơi cơng cộng, cộng sự chiến đấu, lơ cốt, địa đạo
Một địa đạo lớn ở Rú Nội
4. Những đóng góp của địa phương trong cơng cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nướcVề lực lượng , liệt sĩ, thương,bệnh binh:
Khoảng 200 liệt sĩ.
Hàng trăm đồng chí là thương, bệnh binh, người nhiễm chất độc màu da cam.
-Thiệt hại về người :
Giết hại 147 người

20


TIEU LUAN MOI download :


174 người bị thương
-Thiệt hại về của cải, vật chất:
Hư hỏng 1093 ngôi nhà
Đánh thuyền và làm hư hỏng 63 chiếc thuyền các loại.
-Thắng lợi và thành tích tiêu biểu của địa phương:
Phá bom nổ chậm ở Sơn Hải và hàng loạt bom từ trường, bom thủy lôi trên cửa biển, dịng sơng
q hương.
Bất chấp nguy hiểm những người chèo đị vẫn dũng cảm đưa đị qua sơng.
-Một số nhân chứng tiêu biểu trong lịch sử.
Ơng Ngơ Mùi ,Ơng Hồ Khang.
5. Thành tựu, đóng góp của địa phương vào thời kì đổi mới của đất nước.
- Nghề cá có sự phát triển về năng suất và sản lượng đánh bắt.
- Kỹ thuật khai thác cá được đẩy mạnh và phát triển.
- Tổ chức tốt cơng tác NVQS, thanh niên tích cực, hăng hái lên đường thực hiện nghĩa vụ quân
sự theo kế hoạch và chỉ tiêu cấp trên giao phó.
- 1968 được công nhận là lá cờ đầu về công tác an ninh.
- 12 năm liền xã được công nhận là “đơn vị quyết thắng”.

XÁC NHẬN UBND XÃ

Nhóm 1, Lớp 11A1

(ký tên, đóng dấu)

Hình ảnh học sinh tác nghiệp với lãnh đạo địa phương
và nhân chứng lịch sử khi thực hiện nhiệm vụ.


21

TIEU LUAN MOI download :


×