Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 28 trang )

“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

DÀN Ý TÓM TẮT
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
IV. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II. THỰC TRẠNG
III. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
1. Xác định hình thái âm thanh
1.1 Xác lập các phẩm chất của âm.
1.2 Xác định cho học sinh nhận ra hướng đi của âm thanh.
2. Phương pháp hoạt động tích cực và trực tiếp.
3. Dạy cách đọc thể hiện.
3.1 Phải phát huy được các nhân tố biểu hiện của độ cao, độ mạnh, độ dài
và sắc thái của bài.
3.2 Phải dạy cho học sinh cách đọc khơng luyến, có luyến, ngắt, nghỉ
trong những trường hợp nào là cần thiết, thích hợp.
4. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
II. KHUYẾN NGHỊ.

1



“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Âm nhạc khơng có khoảng cách cho nên không thể thiếu trong cuộc sống
hàng ngày của con người. Đặc biệt là tuổi thơ hiếu động sống bằng cảm tính
nhiều hơn lý tính nên rất dễ gần với âm nhạc. Âm nhạc vừa là phương tiện vừa
là môi trường cũng là nơi cung cấp nội dung giáo dục quan trọng có hiệu quả rõ
rệt cho việc giáo dục và hoàn thành nhân cách của trẻ. Cũng chính vì thế âm
nhạc đã trở thành mơn học không thể thiếu trong trường tiểu học, với tư cách là
một mơn nghệ thuật cụ thể trực tiếp mang tính đặc trưng cho mặt giáo dục thẩm
mĩ cách cảm thụ, cách biểu lộ tình cảm, cảm xúc về cái hay, cái đẹp của âm
nhạc.
Vấn đề đổi mới phương pháp để rèn kĩ năng đọc nhạc cho học sinh, để các
em biết cảm thụ và nâng niu thành quả của mình sau mỗi giờ học là rất quan
trọng. Giống như việc dạy một bài hát việc dạy tập đọc nhạc cơ sở ban đầu và
cần thiết là tạo ra cho học sinh nhu cầu, hứng thú, nề nếp học tập và sinh hoạt
tập thể, hình thành những tình cảm, tri thức, thói quen tốt, phát triển khả năng
cảm thụ âm nhạc. Cụ thể là các em phải nghe thấy được vẻ đẹp của những âm
điệu, nhịp điệu của bài Tập đọc nhạc mà mình nghe và mình đọc. Học sinh phân
biệt được sự thay đổi khác nhau của các phương thức diễn tả, của độ cao, độ dài,
của sắc thái, nhịp độ , cường độ, hiểu được các cách thức và kĩ năng cơ bản về
Tập đọc nhạc. Học sinh đọc được đồng đều, hịa giọng, chính xác, có sắc thái, rõ
lời… Trên cơ sở nghe – thấy và hình thành những kĩ năng, tình cảm và năng lực
cảm thụ âm nhạc của học sinh sẽ được hình thành phát triển bền vững.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân mơn Tập đọc nhạc trong chương trình tiểu học tuy đơn giản nhưng
khơng dễ với học sinh khơng có năng khiếu mà thời lượng cho mỗi bài Tập đọc
nhạc là rất ít. Đặc biệt là với học sinh lớp 4 bắt đầu làm quen với phân môn Tập

đọc nhạc này.
Muốn vậy trong mỗi tiết học giáo viên cần nhắc lại giúp học sinh tự tái tạo
và nhớ bài học để học sinh rèn kĩ năng khi đọc Tập đọc nhạc, đọc chính xác, thể
hiện sắc thái của mỗi bài Tập đọc nhạc. Để đạt được điều đó, mỗi tiết học mới
các em được thực hành, luyện tập và phát huy được tính tư duy sáng tạo sẽ giúp
các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài Tập đọc nhạc.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tạo cho các em có được kĩ năng khi đọc nhạc tôi đã tổ chức cho học sinh
một khơng khí học nhẹ nhàng, thoải mái và mỗi tiết học là một quá trình khám
phá nghệ thuật sinh động. Để đạt được kết quả cao tôi đã áp dụng phương pháp
2


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

thực nghiệm nhằm cho học sinh thực hành nhiều, tự tìm hiểu nội dung bài, kiểm
tra cho nhau theo phân nhóm…
IV. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Trong rất nhiều năm dạy học sinh phân môn Tập đọc nhạc, tôi cũng rút ra
được một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc nhạc cho học sinh khối lớp 5 sau đó từ
tơi áp dụng dạy học sinh lớp 4. Với học sinh lớp 4 thời gian đầu cịn bỡ ngỡ vì
bắt đầu làm quen với phân môn này nhưng một thời gian ngắn các em đã thực
hành rất tốt.
Thời gian qua tôi đã áp dụng “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc Tập đọc
nhạc cho học sinh” và đã đáp ứng được yêu cầu của môn học.

3


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”


PHẦN II: NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khi học sinh coi việc hát đơn thuần chỉ là học một bài hát, còn hát bài hát
với nhiều biểu hiện một cách nghệ thuật về bài hát đó vẫn là một khoảng cách xa
có thể cịn chưa tới được, nếu như chưa chú ý đúng từ lúc bắt đầu. Dạy Tập đọc
nhạc cũng vậy, muốn dạy kí hiệu thì phải bắt đầu từ cái trước đó, nó vừa là cần,
lại vừa là đủ để rồi sau đó làm ra chính nó, làm ra tất cả kể cả kí hiệu, lúc đó dạy
kí hiệu mới hiệu quả.
Với học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 4 khi vừa mới được học kí hiệu
âm nhạc ở lớp 3, mà trong thời gian nghỉ hè các em được nghỉ ngơi vui chơi nên
việc quên các kiến thức đã học là điều khó tránh khỏi. Với học sinh lớp 5 tuy đã
dược làm quen một năm, các em đã được củng cố kiến thức nhưng vì tuổi hiếu
động và mải chơi nên các em học rồi quên ngay. Vì vậy giáo viên với vai trò
trung gian giúp các em nhớ lại những kiến thức đã học giúp các em tự tin vào
khả năng của mình.
II. THỰC TRẠNG
Với thời lượng một tiết học từ 35 cho đến 40 phút, trong đó nội dung tiết
học vừa ơn tập bài hát vừa dạy Tập đọc nhạc mà dạy cho cả học sinh có năng
khiếu và học sinh khơng có năng khiếu và hầu như học sinh chưa tạo cho mình
thói quen nghe và nhìn bản nhạc nhanh cho nên:
- Số học sinh nhìn bản nhạc để định hình vị trí nốt nhạc cịn hạn chế.
- Số học sinh nhớ được vị trí các nốt nhạc và độ dài các nốt nhạc rất ít. Phải mất
một khoảng thời gian gợi ý của giáo viên thì học sinh mới định hình lại vị trí các
nốt nhạc.
- Số học sinh đọc theo bạn còn nhiều( khơng nhìn vào bản nhạc).
Vậy muốn giúp học sinh tự rèn luyện mình để đọc nhạc được tốt hơn thì trong
mỗi tiết học giáo viên cần có phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động
dạy và học phù hợp để đưa học sinh vào nội dung bài học dưới hình thức học và
ghi nhớ bài một cách có logic nhất.

Vậy tại sao học sinh chưa tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc trong
lớp và chưa tập trung để ghi nhớ những kiến thức âm nhạc cơ bản?.
* Đa số học sinh khơng có năng khiếu âm nhạc.
* Phụ huynh và học sinh vẫn cho rằng môn nghệ thuật là môn học phụ không
ảnh hưởng đến kết quả học tập của các môn học khác.
* Học sinh chưa tập trung chú ý, quan sát và lắng nghe.
4


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

III. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
Để rèn được kĩ năng Tập đọc nhạc cho học sinh thì việc tổ chức một tiết học
là vơ cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của
giờ học. Vì vậy để học sinh tự tin vào mình tơi đã thực hiện một số biện pháp
sau:
1. Xác định hình thái âm thanh.
Muốn xác định được giọng điệu, với các nội dung về mối quan hệ bên trong
của chúng, trước hết phải xác định được âm thanh, nghĩa là phải xác lập cho học
sinh ngay từ đầu những yếu tố phẩm chất đặc trưng của nó.
1.1 Xác lập các phẩm chất của âm.
Đây là cách để học sinh nhận ra sự giống nhau và khác nhau của âm thanh
bằng tri giác thính giác.
Rèn luyện tri giác thính giác cho các em ngay từ đầu của giai đoạn đầu là rất
quan trọng. Nó làm dễ dàng cho sự tri giác âm thanh, cho sự chính xác của sự
phát âm, cho lòng tin của học sinh. Nghe đúng thì đọc đúng, học sinh cần tập
trung ngay từ đầu.
VD: Trước khi vào bài giáo viên cần đàn cao độ một âm bất kì.

Học sinh nghe và lần thứ 3 thì a theo.

Giáo viên đặt câu hỏi:
- Các con nghe thấy mấy âm?
- Cao độ của các âm đó có khác nhau khơng?
- Cao độ các âm có giống nhau không?
Yêu cầu ở đây là các em nhận ra đã được nghe mấy âm, cao độ có khác nhau
không.
Hành động từ nghe, chuyển sang nghe – đọc chỉ diễn ra trong khoảnh khắc
nhưng lại rất quan trọng cho một tiết tập đọc nhạc.
Khi học sinh đã xác định được cao độ của một âm thì giáo viên chuyển sang
một chuỗi âm thanh có cao độ khác nhau để học sinh phân biệt rồi đặt câu hỏi để
học sinh trả lời.
- Có âm nào khác?
5


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

- Âm đó cao hơn hay thấp hơn ?
Mỗi tiết học học sinh luyện dù chỉ một phút thôi sẽ tạo cho học sinh một thói
quen tốt và rèn được tư duy giúp cho tiết học đạt kết quả cao hơn.
1.2 . Xác định cho học sinh nhận ra hướng đi của âm thanh.
Với bất kì một bản nhạc, một bài hát nào đều phải có giai điệu độ cao của
các nốt. Trong tập đọc nhạc cũng vậy trước khi đọc được bài học sinh phải định
hướng đi lên, đi xuống của âm thanh.
VD: Khi luyện tập cao độ bài tập đọc nhạc số 1 lớp 4.

Giáo viên đàn cao độ nốt đô, rê, mi, son, la rồi hỏi hướng đi của năm âm đó
như thế nào? Đi lên hay đi xuống. Sau khi học sinh xác nhận được hướng đi của
năm âm lúc đó giáo viên mới đàn cho học sinh đọc cao độ của năm âm theo
hướng đi lên và đi xuống.

Tùy theo cao độ của từng bài tập đọc nhạc mà giáo viên cần đưa ra phần
luyện cao độ cho hợp lý.
VD: Bài tập đọc nhạc số 1 lớp 5:

6


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

Bài tập đọc nhạc số 1 lớp 5 âm thanh cũng liền bậc đi lên rồi đi ngang. Cần
chú ý cho học sinh có nốt mi- son cách nhau quãng 3.
Hoặc bài tập đọc nhạc số 4 lớp 4:

Với bài tập đọc nhạc này học sinh phải xác định được hướng đi của âm
thanh. Âm liền bậc đi lên, liền bậc đi xuống và âm đi ngang.
7


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

Sau khi học sinh xác định được hình thái âm thanh của bài tập đọc nhạc mà
mình chuẩn bị đọc thì việc đọc đúng bài tập đọc nhạc sẽ dễ dàng hơn.
2. Phương pháp hoạt động tích cực và trực tiếp.
Phương pháp hoạt động tích cực và trực tiếp là cách học sinh phải làm, mang
tính chun biệt. Nó coi âm thanh là hiện tượng ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù –
ngôn ngữ ln ln gắn với hoạt động con người, địi hỏi con người hoạt động
trực tiếp.
Một bản nhạc khơng có hoạt động con người là bản nhạc chết, nếu làm cho
nó vang lên thì cũng khơng có tác dụng gây ra được cảm xúc. Vậy muốn có
được tri thức về ngơn ngữ nghệ thuật âm thanh và những kĩ năng, kĩ xảo tương

ứng với nó, trong tập đọc nhạc, học sinh không thể thụ động, không hoạt động.
Muốn học sinh hoạt động và hoạt động trực tiếp thì giáo viên đóng vai trò gián
tiếp, tổ chức hướng dẫn các hoạt động lĩnh hội cho học sinh.
Với học sinh lớp 4 mới làm quen với phân mơn đọc nhạc thì việc nhìn bản
nhạc để đọc còn chậm, nên khi dạy bài Tập đọc nhạc đầu tiên là rất quan trọng.
Đây là bước đệm đầu tiên giúp học sinh tự tin phát huy khả năng nhận định vị trí
nốt nhạc của mình, từ đó giúp học sinh hứng thú khi khám phá bài đọc nhạc tiếp
theo.
VD: Khi dạy bài tập đọc nhạc số 1 lớp 4:

8


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

Trước hết học sinh được cùng giáo viên phân tích bài tập đọc nhạc.
- Bài tập đọc nhạc sử dụng hình nốt gì? ( Hình nốt đen và hình nốt trắng).
- Độ dài hình nốt đen và nốt trắng khác nhau như thế nào? ( Hình nốt trắng
ngân dài gấp hai lần hình nốt đen).
- Bài tập đọc nhạc có tất cả bao nhiêu ô nhịp? (8 ô nhịp).
- Bài tập đọc nhạc có mấy câu nhạc? Tiết tấu của hai câu nhạc đó ra sao?
(Bài tập đọc nhạc có hai câu nhạc, tiết tấu hai câu nhạc giống nhau)
- Bài tập đọc nhạc có gì đặc biệt? ( Tên nốt nhạc cũng là lời của bài tập
đọc nhạc.)
- Bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp mấy?
Khi học sinh được tham gia vào hoạt động phân tích bài tập đọc nhạc mà
mình sẽ đọc điều đó gây lên hiệu ứng tích cực cho học sinh. Học sinh ghi nhớ
một cách dễ dàng các kí hiệu âm nhạc đã được học.
VD: Khi dạy bài tập đọc nhạc số 1 lớp 5:


9


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

Trước hết học sinh được tìm hiểu về bài TĐN mình sắp đọc.
- Bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp mấy? ( nhịp 2/4 )
- Bài tập đọc nhạc có mấy nhịp? ( 8 ơ nhịp )
- Nhịp 2/4 có mấy phách? ( có 2 phách trong 1 ơ nhịp, mỗi phách bằng 1
nốt đen, phách đầu là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ).
- Vậy ở ô nhịp 1,3,5,7 tại sao lại có 4 nốt móc đơn?
( vì 2 nốt móc đơn bằng 1 nốt đen )
Sau đó tơi u cầu HS đánh dấu vào phách mạnh
Tiếp đến tôi đàn giai điệu của bài tập đọc nhạc cho học sinh nghe, cho học
sinh nghe lại cao độ từng câu rồi yêu cầu học sinh đọc theo.
Đây là cách để học sinh tập trung và phát triển và thính giác của mình và khi
tự học sinh đọc lên được cao độ các nốt thì đó là thành cơng rất lớn của học sinh
và tạo cho các em lòng tự tin vào chính mình.
Với các hoạt động tích cực và trực tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên giúp
học sinh giải quyết cụ thể ở một bài, song cũng đồng thời có thể giải quyết được
nhiều bài khác.
Từ một bài tập đọc nhạc ở nhịp 2/4 mà học sinh đã tìm hiểu và làm quen thì
sang loại nhịp khác học sinh ít bỡ ngỡ hơn với bài tập đọc nhạc số 2 và số 8 với
loại nhịp 3/4.
VD: Bài tập đọc nhạc số 2 lớp 5:
10


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”


Ở bài tập đọc nhạc này giáo viên cho học sinh đọc cao độ của các nốt Đô, rê,
mi, son la.
- Các con vừa được đọc mấy âm?
- Gồm những âm nào?
Các con cùng xem hình tiết tấu được viết ở nhịp mấy.
Bài tập đọc nhạc số 2 được viết ở loại nhịp 3/4. Trong bài này học sinh cần
chú ý tới dấu chấm dôi. Độ dài của dấu chấm dôi bằng một nửa độ dài nốt đứng
trước nó.
Học sinh cùng phân tích nhịp 3/4 có ba phách trong một ơ nhịp. Mỗi phách
bằng một nốt đen phách đầu phách mạnh, phách hai và ba là phách nhẹ.Vậy
hình nốt trắng trong bài cần ngân đủ hai phách, hình nốt trắng chấm dơi cần
ngân đủ ba phách.
Khi tập cho học sinh đọc kết hợp gõ đệm theo phách, gõ theo tiết tấu xong tôi
yêu cầu học sinh phân tích bài tập đọc nhạc số 2 giống như bài tập đọc nhạc số
1.
- Bài tập đọc nhạc được viết ở mấy nhịp ( nhịp 3/4)
- Bài tập đọc nhạc có mấy ơ nhịp? ( 8 ô nhịp )
- Trong bài nốt nào có cao độ thấp nhất? ( nốt đơ )
- Nốt nào có cao độ cao nhất? ( nốt la ).
- Trong bài có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào? ( dấu chấm dôi)
- Độ dài của dấu chấm dôi? ( bằng một nửa độ dài nốt đứng trước nó).
11


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

- Vậy độ dài hình nốt trắng chấm dơi trong bài khi chúng ta đọc cần ngân bao
nhiêu phách? ( Cần ngân đủ ba phách).
Bài tập đọc nhạc số 2 có hai khng nhạc có tiết tấu giống nhau, vậy hình tiết
tấu của bài tập đọc nhạc số 2 với hình tiết tấu chúng ta vừa đọc có khác nhau

khơng?
Sau khi phân tích xong bài tập đọc nhạc tôi đàn giai điệu từng khuông nhạc và
cho học sinh đọc theo tiết tấu đến hết bài.
Tương tự bài tập đọc nhạc số 8 lớp 5 cũng vậy:

Bằng phương pháp trực quan giáo viên cho học sinh quan sát và tự phân tích
bài.
Lúc này học sinh phải biết đây là bài tập đọc nhạc tổng hợp rất nhiều kí hiệu
âm nhạc mà học sinh đã được học: Vị trí các nốt nhạc, các hình nốt, kí hiệu âm
nhạc…
Phương pháp hoạt động và trực tiếp chính là đặc điểm cách làm của học sinh.
Hoạt động ở đây là cách hành động tâm lí, chủ yếu là hành động trí óc. Trực tiếp
ở đây là các hành động tiếp xúc với chính đối tượng lĩnh hội đó là âm thanh.
Cách làm này hướng chủ yếu vào nhiệm vụ phát hiện và tái tạo trực tiếp âm
thanh mà học sinh nghe được.
Vậy muốn đọc thì phải biết cách đọc, sau đó mới có khả năng đọc bài tập đọc
nhạc. Nếu không coi trọng đúng mức cách đọc mà lập tức đọc ngay bài tập đọc
nhạc hoặc xen lồng vào vừa đọc vừa học cách đọc thường không thu được kết
quả, hoặc có kết quả khơng vững chắc. Tập đọc nhạc ở đây hồn tồn khơng
giống với bài hát nhưng nó lại có chung một điểm là khi hát hay đọc được bài
12


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

tập đọc nhạc rồi thì học sinh phải học cách thể hiện đúng bài hát hoặc bài tập
đọc nhạc đó.
3. Dạy cách đọc thể hiện.
Cách đọc ở đây chủ yếu là gắn với “ nghe” chứ khơng chủ yếu là gắn với
“ nhìn”. Nghe đúng và cảm nhận đúng thì mới đọc đúng và biểu cảm đúng. Khi

đã đọc đúng, có sự diễn cảm thì giúp cho nghe và cảm nhận càng được dễ dàng.
Cịn trái lại, “nhìn” đúng khơng thể giúp cho đọc đúng. Khi sa đà vào dạy những
nội dung chủ yếu bằng “nhìn” thì càng có nguy cơ xa rời mục tiêu giáo dục và
chính ngơn ngữ của nghệ thuật đó. Biết cách đọc thì đọc bài tập nhạc là cơng
đoạn cuối cùng có ý nghĩa để “ Thử đúng- sai”.
Hát muốn hay thì đọc nhạc phải tạo ra tiền đề cho khả năng ấy. Nó thể hiện
nhiệm vụ đặc trưng của giáo dục âm nhạc là giáo dục âm nhạc là giáo dục thẩm
mỹ, xây dựng con người và phát triển nghệ thuật.
Cách đọc thể hiện cụ thể phụ thuộc vào từng bài đọc và tập trung vào:
3.1 Phải phát huy được các nhân tố biểu hiện của độ cao, độ mạnh, độ dài
và sắc thái của bài.
Trước khi vào bất cứ bài nào giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xác định
được yêu cầu của bài. Điều quan trọng nhất của bài tập đọc nhạc là học sinh phải
phân tích rõ bài mình chuẩn bị đọc về cao độ, trường độ và cách thể hiện sắc
thái bài.
Khi dạy bài tập đọc nhạc ở nhịp 2/4:
VD: Bài tập đọc nhạc số 6 lớp 5:

13


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

Ngoài việc thể hiện cao độ, trường độ ra học sinh còn phải thể hiện tốt
tính chất của bài tập đọc nhạc là “ Vui tươi – Nhí nhảnh”, ngồi ra cịn thể
hiện được niềm tự hào khi mình được sống trong hịa bình có sự vất vả
canh gác, bảo vệ nền hịa bình thế giới của các chú bộ đội.
Với học sinh lớp 4 vì vừa mới được làm quen với tập đọc nhạc để biết
cách đọc, thể hiện được cao độ của vị trí nơt, độ dài hình nốt và độ mạnh
nhẹ của phách là cả một quá trình rèn luyện.

Trước hết giáo viên luyện cao độ các nốt có trong bài thật kĩ , giới thiệu
nhịp 2/4 có 2 phách trong một ô nhịp, mỗi phách bằng một nốt đen, phách
thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ.
Khi học sinh xác định bài tập đọc nhạc viết ở nhịp 2/4 và đánh dấu vào
phách mạnh, phách nhẹ khi đó đọc vào bài và thể hiện độ mạnh nhẹ của
phách rất đơn giản.
VD: Bài tập đọc nhạc số 2 lớp 4:

14


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

Trước khi đọc vào bài, học sinh phải phân biệt được nốt nào rơi vào phách
mạnh nốt nào rơi vào phách nhẹ từ phần luyện tập tiết tấu để khi vào bài cụ
thể học sinh phát hiện.
- Ở ô nhịp 1 phách mạnh rơi vào nốt “ son” và khi đọc phải đọc mạnh hơn
phách nhẹ.
- Ở ô nhịp 4 và 8 là hình nốt trắng sẽ có 2 phách gồm 1 phách mạnh (
trước) và một phách nhẹ ( sau ).
VD: Bài tập đọc nhạc số 3 lớp 4:
15


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

Bài tập đọc nhạc số 3 giáo viên yêu cầu học sinh xác định được tiết tấu của
hai câu nhạc giống nhau.
- Câu nhạc một và câu nhạc hai có bao nhiêu ơ nhịp? ( Đều có 6 ơ nhịp).
- Cao độ câu nhạc một và cao độ câu nhạc hai có gì khác và giống nhau? ( Ô

nhịp 7,8,9,10,11 ở câu nhạc thứ hai giống cao độ ô nhịp 1,2,3,4,5 của câu
nhạc thứ nhất. Khác nhau ở ô nhịp 6 là nốt mi trắng cịn ơ nhịp 12 là nốt đơ
trắng).
Ở bài này tác giả khơng nói rõ sắc thái bài, tuy nhiên sau khi hướng dẫn học
sinh đọc bài giáo viên cho học sinh nói cảm nhận của mình khi đọc bài. Lúc
này mỗi học sinh có cảm nhận khác nhau. Giáo viên có thể gọi học sinh đọc
theo cách cảm nhận của mình, sau đó giáo viên đọc bài với tính chất vui tươi,
náo nức cho học sinh nghe.
Vậy theo cách các con đọc với cách cô đọc các con thấy cách nào hợp lý
hơn? Khi đó giáo viên cho học sinh đọc bài tập đọc nhạc với tính chất vui
tươi, náo nức.
Sau khi học sinh đã thể hiện được phách mạnh, phách nhẹ tôi yêu cầu học
sinh cần chú ý đến sắc thái của bài được ghi ở khuông nhạc đầu tiên. Khi học
sinh đã biết cách thể hiện bài tập đọc nhạc thì học sinh sẽ được tìm hiểu về
16


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

nội dung lời ca, vì khi đọc lên các nốt nhạc học sinh chỉ nghe được âm thanh
và hiểu rõ hơn về nội dung bài tập đọc nhạc mà hình cần thể hiện.
VD: Bài Tập đọc nhạc số 6 lớp 5:

Đây là đoạn trích trong bài hát “ Múa vui” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mà
học sinh đã được học từ năm lớp 2. Giai điệu quen thuộc cũng giúp cho học
sinh vỡ bài nhanh hơn, với hai khuông nhạc tiết tấu giống nhau mà hai
khuông nhạc lại chỉ khác nhau về cao độ ở ô nhịp cuối.
VD: Bài tập đọc nhạc số 8 lớp 4:

17



“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

VD: Bài tập đọc nhạc số 4 lớp 4:

Trước hết học sinh phải phân tích được:
- Bài tập đọc số 4 được viết ở nhịp mấy?
- Nhịp 2/4 có mấy phách trong một ô nhịp?
- Phách nào là phách mạnh? Phách nào là phách nhẹ?
- Bài tập đọc nhạc có mấy khng nhạc?
- Các hình nốt được sử dụng trong bài?
18


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

- Có điều gì đặc biệt trong bài này? (Bài có bốn khng nhạc, bài sử dụng
các âm liền bậc đi lên, liền bậc đi xuống và âm ngang).
Với bài này học sinh có thể thể hiện sắc thái bài rất đa dạng như: Có thể
đọc với sắc thái nhẹ nhàng, có thể đọc nẩy gọn tiếng. Học sinh tự chọn cho
mình cách thể hiện mà học sinh đó cho là phù hợp nhất.
Nhịp 2/4 khơng chỉ thể hiện tính chất mạnh mẽ mà nhịp 2/4 cịn thể hiện cả
tính chất nhẹ nhàng, uyển chuyển.
VD: Bài tập đọc nhạc số 5 lớp 4:

Bài tập đọc nhạc số 7 lớp 4 cũng như vậy: Học sinh cần thể hiện được tính
chất mềm mại, nhẹ nhàng. Một khoảng không mênh mông, hương lúa thơm
nồng, đàn chim vui chuyền cành hót líu lo, đâu đó trong ánh nắng vàng hình
ảnh những người nơng dân ln u đời.


19


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

Với nhịp 2/4 học sinh được thể hiện với nhiều tính chất: nhẹ nhàng hay
mạnh mẽ thì ở nhịp 3/4 học sinh lại học cách thể hiện tính chất nhịp nhàng.
VD: Bài tập đọc nhạc số 8

Muốn thể hiện được nhịp 3/4 học sinh cũng phải chú trọng đến phách mạnh
phách nhẹ thì mới ra tính chất nhịp nhàng của điệu Wall.

20


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

3.2 Phải dạy cho học sinh cách đọc khơng luyến, có luyến, ngắt, nghỉ
trong những trường hợp nào là cần thiết, thích hợp.
Bên cạnh dấu luyến và cách luyến âm học sinh còn học các dấu lặng đen,
lặng đơn và khi hát và đọc nhạc thì gặp dấu lặng cần ngắt ngay. Tuy âm thanh
được ngắt nhưng thực ra nó vẫn được vang lên liền mạch cả bài.
VD: Bài tập đọc nhạc số 5 lớp 5:
Bài tập đọc nhạc này có ba chỗ luyến hai âm son-la và có hai nốt đen chấm
dơi.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh khi gõ đệm theo tiết tấu: Khi đọc nhạc cần
luyến đủ các nốt có trong dấu luyến và khi gõ đệm theo tiết tấu thì phải gõ đủ
các nốt có trong dấu luyến. Nhưng khi ghép lời thì cả phần dấu luyến mới gõ
một tiếng.


21


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

VD: Bài tập đọc nhạc số 4: NHỚ ƠN BÁC

Khi đọc nhạc học sinh cần luyến hai âm “ la – đô” khi luyến cần liền hơi
không được ngắt giữa hai âm. Khi ghép lời học sinh cũng phải luyến tiếng
“ ấm” liền hơi đi lên
VD: Bài tập đọc nhạc số 5: Hoa bé ngoan

22


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

VD: Bài tập đọc nhạc số 7:
EM TẬP LÁI Ô TÔ

Khi đọc bài tập đọc nhạc học sinh cần ngắt khi gặp dấu lặng sẽ ra tính chất
nhí nhảnh của bài.
Việc dạy cách đọc thể hiện cần kết hợp chặt chẽ ngay từ lúc giáo viên tổ
chức hướng dẫn cho học sinh lính hội ở thang âm chứ không phải chờ khi vào
bài đọc. Tuy nhiên việc dạy cách đọc biểu hiện ở bài tập đọc nhạc lại chính là
việc quan trọng để các em phát huy tất cả cái gì đã có vào việc biểu hiện
chính mình thơng qua bài học.
23



“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

Một việc không thể thiếu để hỗ trợ cho việc đọc tốt tập đọc nhạc đó là việc
ghi chép lại các bài tập đọc nhạc đã học.
4. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc.
Ghi chép lại các bài tập đọc nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các
nốt trên khng, cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu âm nhạc đã học. Nếu tập
đọc nhạc mang nhiều tính chất trìu tượng vì nó cịn phụ thuộc vào tai nghe
của từng học sinh thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể, hiện thực hơn. Do vậy,
việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên đơn giản
khơng có nghĩa là khơng quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự kết
thúc giữa hai phân môn Hát và Tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó địi
hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khng nhạc, quan trọng
hơn nữa là qua ghi chép nhạc học sinh phải ghi nhớ được tên các nốt nhạc,
nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì
và phải thể hiện như thế nào.

Việc ghi chép nhạc còn giúp học sinh ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc.
Các kiến thức đó hỗ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo
yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu nối, nốt hoa mĩ, dấu quay lại, dấu
chấm dôi, dấu lặng đen, dấu lặng đơn….

Việc ghi chép nhạc là cơng việc địi hỏi phải có sự hướng dẫn của giáo
viên một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải
thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp giáo viên có
thể hướng dẫn cách ghi chép cho đúng và đẹp, về nhà học sinh có thể thực
hiện yêu cầu ghi chép nhạc.
5. Coi trọng và sử dụng triệt để thiết bị đồ dùng dạy học.
Như chúng ta đã biết ngành giáo dục luôn luôn đặt ra mục tiêu là đổi mới

phương pháp dạy và học. Sự đổi mới này không chỉ đổi mới các bước lên lớp
24


“ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc Tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học ”

mà còn yêu cầu mỗi giáo viên cần phải ln học hỏi, tìm tòi để sử dụng những
thiết bị dạy học được linh hoạt và hiệu quả trong mỗi tiết học và dạy.
Vậy trong mơn âm nhạc thì những thiết bị dạy và học được sử dụng như thế
nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao ? Muốn vậy điều đầu tiên đó là học sinh phải
đủ sách giáo khoa, vì thời lượng dành cho môn âm nhạc rất hạn hẹp cho nên
không thể trong một tiết học truyền đạt cho học sinh tất cả những gì mà học sinh
và giáo viên mong muốn.
Để học sinh được luyện tai nghe và có thói quen yên lặng khi nghe mẫu bài
tập đọc nhạc tôi thường xuyên sử dụng đàn oocgan.
Đến lớp các em được sử dụng đồ dùng gỗ đệm như song loan, thanh phách,
sênh, thanh la, trống… để gõ đệm khi đọc nhạc.
Việc sử dụng triệt để đồ dùng dạy học sẽ tạo được một khơng khí sơi nổi, sinh
động thoải mái, nhẹ nhàng trong mỗi tiết học là một yếu tố quan trọng để các em
thi đua học tập và rèn luyện mình hướng tới sự phát triển tồn diện về nhân cách
các em sau này.
IV – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua cách tổ chức các giờ học áp dụng sự đổi mới phương pháp nói trên,
sau nhiều năm nghiên cứu theo chương trình đổi mới phương pháp dạy và
học, chương trình thay sách giáo khoa tôi thấy phần lớn đã rèn được kĩ năng
đọc nhạc cho học sinh. Học sinh đã phát huy được tính tích cực và đáp ứng
được mong muốn tham gia các hoạt động vui chơi và muốn khẳng định mình
của học sinh. Giúp học sinh cảm thụ âm nhạc được tốt hơn, hình thành và
phát triển tư duy tốt, rèn tính nhanh nhẹ phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
Kết quả đạt được:

- 40% học sinh đọc tốt những bài tập đọc nhạc.
- 50% học sinh đã tự tin đọc bài tập đọc nhạc.
- 10% còn rụt rè chưa tự tin còn dựa vào bạn.
Qua các giờ tập đọc nhạc đã nhớ được vị trí các nốt nhạc trên khng, các
hình nốt được sử dụng trong bài và độ dài của các hình nốt.
Từ đó học sinh đã biết các kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài tập và bài
tập đọc nhạc được viết ở loại nhịp mấy.
Học sinh muốn đọc tốt bài tập đọc nhạc, biết cách thể hiện tính chất của bài
cần phải phân tích đầy đủ bài tập đọc nhạc.
25


×