Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CHƯƠNG 1: ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA VÙNG VĂN HÓA BẮC BỘ VÀ VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.21 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*******

HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
NỘI DUNG...............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA VÙNG VĂN HÓA
BẮC BỘ VÀ VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ.............................................................5
1.1 Những điểm tương đồng..................................................................................5
1.2 Những điểm dị biệt...........................................................................................6
CHƯƠNG 2: ĐỜN CA TÀI TỬ Ở NAM BỘ.........................................................14
2.1 Khái quát chung.............................................................................................14
2.1.1 Khái niệm đờn ca tài tử............................................................................15
2.1.2 Lịch sử hình thành...................................................................................15
2.1.3 Đặc điểm.................................................................................................16
2.1.4 Trình diễn................................................................................................18
2.1.5 Một số bài đờn ca tài tử hay....................................................................19
2.1.6 Giá trị nổi bật..........................................................................................20
2.1.7 Vai trò và ý nghĩa....................................................................................20
2.2 Thực trạng.....................................................................................................22
2.3 Giải pháp........................................................................................................23
KẾT LUẬN.............................................................................................................24


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................26



BÀI LÀM
MỞ ĐẦU
Văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 vùng chính, trong mỗi vùng lại chia thành các
tiểu vùng nhỏ mang những nét đặc sắc rất riêng biệt, ở đó có sự tương đồng về ẩm thực,
lễ hội hay phong tục tập quán…Ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ về nguồn gốc và
lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa các cộng đồng
đã diễn ra những mối giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành
những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của
cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ buổi
đầu dựng nước cho đến nay, văn hóa Nam Bộ và Bắc Bộ luôn chứa đựng những sự khác
biệt. Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng cùng với bề
dài lịch sử dân tộc, văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ phát triển rất phong phú và đa dạng. Nếu
như Bắc Bộ là những vùng lịch sử phát triển liên tục thì Nam Bộ trong sự phát triển lịch
sử, lại trải qua sự đứt gãy. Bắc Bộ và Nam Bộ đều là những vùng văn hóa có những đặc
điểm giống nhau đồng thời lại ẩn chứa nét riêng.
Vùng văn hoá Bắc Bộ có hình một tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sơng
Hồng, sơng Thái Bình và sơng Mã với cư dân Việt sống quần tụ thành làng xã. Đây là
vùng đất đai phù trú, bởi bậy nó từng là cái nơi của văn hố Đơng Sơn thời thượng cổ,
văn hóa Đại Việt thời trung cổ… với những thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Nó cũng
là cội nguồn của văn hoá Việt ở nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này.
Vùng văn hoá Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long,
với khí hậu hai mùa (khơ - mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch. Các cư dân
Việt, Chăm, Hoa tới khai phá và nhanh chóng hồ nhập với thiên nhiên và cuộc sống của
cư dân bản địa (Khmer, Ma, Xtiêng, Chơro, Mnong). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven
kênh, ven lộ, bữa ăn giàu thuỷ sản, tính cách con người ưa phóng khống, tín ngưỡng tơn
giáo rất đa dạng, sớm tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hố

phương Tây.
Và những điều trên mới là vài nét phác thảo những đặc trưng văn hóa giữa văn hóa
Bắc Bộ và Nam Bộ.

4


Ngoài ra khi đến với Nam Bộ, ngoài những cảnh quan thơ mộng, khơng khí n bình
và đặc sản là những vườn cây trái trĩu quả. Còn một điều đặc biệt mà bạn khơng thể bỏ
qua đó chính là Đờn ca tài tử - dòng nhạc dân gian, cổ xưa của Việt Nam được UNESCO
ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể. Đây là loại hình rất phổ biến ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA VÙNG VĂN HÓA BẮC
BỘ VÀ VÙNG VĂN HĨA NAM BỘ
Vùng văn hóa là một khơng gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị dân
cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các
dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội
nhân văn thơng qua các hình thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử
với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài. Trong đó vùng văn hóa Bắc Bộ và
Nam Bộ có những nét giống nhau nhưng đồng thời cũng có những nét khác biệt.
1.1 Những điểm tương đồng
Ẩm thực: Bắc Bộ và Nam Bộ có cơ cấu ăn hình thành từ ngàn xưa và cho đến tận bây
giờ vẫn phù hợp với khoa học hiện đại là cơm với rau là chính. Cơm với rau chính là sản
phẩm nền nơng nghiệp lúa nước, là sản phẩm lao động của con người. Đồng thời cả hai
vùng, các nguồn nguyên liệu đều lấy từ tự nhiên, nguồn thuỷ sản từ sông biển, từ những
ngun liệu chính sức lực của người nơng dân tạo ra. Cả hai vùng đều góp phần mang lại
sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trang phục: Trang phục của hai vùng đều là những loại vải kết hợp với họa tiết, màu sắc
tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi vùng đồng thời đó cịn là những bộ trang phục phù

hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Nhà cửa: Việt Nam với tài nguyên rừng vô cùng phong phú vậy nên từ xa xưa ông cha ta
đã sử dụng nguồn nguyên liệu quý giá ấy để xây dựng nhà cửa. Nhà gỗ Nam Bộ và Bắc
Bộ các hoạ tiết được chạm khắc lên gỗ vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo khẳng định được sự
công phu của người thợ tạo nên. Đồng thời họ luôn phải ngăm gỗ qua hàng chục năm
trước khi xây dựng nhà.
5


Làng xã: Làng có vị trí đặc biệt đối với lịch sử đất nước nói chung và đối với mỗi người
dân Việt Nam nói riêng. Làng là cơ sở, nền tảng của văn hóa, văn minh Việt. Đó là một
đơn vị kinh tế xã hội độc lập nhưng không tách rời mơi trường trồng lúa nước ở vùng
nhiệt đới gió mùa. Làng xã Bắc Bộ và Nam Bộ vốn chứa đựng những nét văn hóa độc
đáo, đa dạng nhưng vẫn nằm trong thể thống nhất là văn hóa Việt Nam.
Tín ngưỡng:
o Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Đại đa số
các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách
trang trọng, nhưng khơng phải là một tơn giáo mà là do lịng thành kính của người
Việt đối với cha mẹ, ơng bà. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như
khơng thể thiếu trong phong tục Việt Nam.
o Tín ngưỡng phồn thực: Khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và
tạo vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng.
o Tín ngưỡng thờ Mẫu: Khởi nguồn của tín ngưỡng ngày xuất phát từ sự biết ơn đối
với người phụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người.
Lễ hội: Sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. Biểu hiện sự tơn kính của
con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc
sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Đồng thời đó cịn là sinh hoạt văn hóa,
tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Nghệ thuật diễn xướng: Diễn xướng dân gian là một loại hình nghệ thuật gắn liền với
cuộc sông sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ở mỗi vùng miền lại có những làn điệu

diễn xướng dân gian đặc trưng riêng biệt mang đặc trưng văn hóa của vùng miền đó. Mỗi
làn điệu lại có những đặc điểm riêng, những kỹ thuật riêng nhưng tựu chung lại thì đó
đều là những nét tinh túy của văn hóa dân gian Việt Nam.
1.2 Những điểm dị biệt

BẮC BỘ
Vốn là cái nôi của nền văn
minh Việt Nam, ẩm thực
miền Bắc được sàng lọc kỹ
lưỡng từ bao đời với vị
6

NAM BỘ
Nhắc đến ẩm thực miền
Nam là không quên nhắc
đến hương vị ngọt béo của
đường và nước cốt dừa. Với


Ẩm thực

thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị
chua nhẹ của quả sấu. Các
món ăn có sự tương hỗ, đa
dạng trong cách trang trí,
thanh tao, tinh tế trong
hương vị. Phở là một món
ăn truyền thống đặc trưng
cho văn hóa Bắc Bộ, nước
dùng phở trong, ngọt bởi

xương bò và được sử dụng
sá sung khô để tạo mùi vị
đặc biệt. Bát phở của người
miền Bắc thường chỉ ăn
kèm với tương ớt và vài quả
ớt cùng các loại rau húng để
tạo nên hương vị đặc biệt
nhất. Các món ăn đặc sắc
của người miền Bắc phải kể
đến như: phở, bún ốc, bún
đậu, bún chả, bánh đúc, bún
thang, giị chả, bánh khúc,
bánh giị, bánh gai, bánh
cuốn,…

vị trí thuận lợi, thiên nhiên
mang đến trao tặng những
sản vật giàu đẹp, và những
con người hào sảng, phóng
khống góp phần làm màu
sắc bức tranh ẩm thực nơi
đây được khắc hoạ một cách
sinh động, mang những nét
chấm phá độc đáo và riêng
biệt. Cá lóc nướng trui, thịt
kho nước dừa, canh chua cá
bơng lao, cá kho tộ, lẩu
mắm,.. là những nguyên
liệu bình dị đơn sơ, đậm
chất dân dã của miền Tây

sông nước mà lại tạo nên
một phong thái riêng của
ẩm thực nơi đây. Miền Nam
khơng thích trung hồ, vị
nào phải ra vị đó, và phải
đạt cực điểm.

Được may bằng bốn khổ
vải hẹp với thắt lưng quanh
bụng, phần dưới thắt lưng
gồm nhiều tà áo với đầy đủ
màu sắc phấp phới, áo tứ
thân được xem là trang phục
truyền thống của người phụ
nữ miền Bắc. Với những nét

Khác với vẻ yểu điệu,
thướt tha của áo tứ thân, áo
Bà ba luôn gắn liền với các
vùng quê Việt Nam vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
Miền Nam với đặc trưng
của nhiều hệ thống sơng
ngịi, kênh rạch chằng chịt,

7


Trang phục


thanh tao, kín đáo bởi thiết
kế hở phần ngực, được che
bằng chiếc yếm lụa có màu
trắng hay ngà tự nhiên, phía
dưới là váy hoặc quần đen,
hình ảnh áo tứ thân đi kèm
là chiếc nón quai thao
thường được các liền anh,
liền chị miền Bắc mặc trong
các lễ hội truyền thống.
Những người phụ nữ miền
Bắc mặc áo tứ thân theo
kiểu mớ ba, mớ bảy, tức là
cùng một lúc mặc ba hoặc
bảy cái áo lồng vào nhau,
mỗi cái một màu. Áo tứ
thân, nón quai thao, câu hát
quan họ là nét văn hóa
truyền thống tốt đẹp vẫn
được giữ gìn từ bao đời nay.

Nhà người Bắc Bộ có
nhiều kiểu, nhiều dạng khác
8

nắng gió là những sản phẩm
được ưu ái đến mức dư
thừa, nên chít eo, xẻ tà thấp
thôi để thoải mái trong cách
vận động, di chuyển mà

không làm mất đi vẻ dịu
dàng, e ấp của người con
gái miền sông nước. Là một
trang phục tạo sự thoải mái,
tiện lợi cho việc đồng án,
thường đặc trưng bởi những
màu tối như màu đen, màu
nâu, bằng lá bàng, vỏ cây
đà, cây cóc hoặc trái dưa
nưa tạo sự sạch sẽ và dễ giặt
giũ. Chiếc áo bà ba được
thiết kế xẻ ở hai bên hơng,
gần vạt áo có thêm hai túi to
khá tiện lợi cho việc đựng
những vật dụng nhỏ. Ngày
nay, chiếc áo bà ba được
cách điệu dần với những
gam màu sặc sỡ, những
khung bậc trầm bổng của
màu sắc dần làm chiếc áo
bà ba quen việc đồng áng
năm xưa ngày càng yểu
điệu, thanh tao hòa nhịp
cùng nhịp điệu của đời sống
hiện đại và của bạn bè năm
châu.
Vùng đất Nam Bộ là vùng
đất trũng có hơn phân nửa



Nhà cửa

nhau thể hiện ở kết cấu bộ
khung nhà, chủ yếu là ở các
kiểu vì kèo, ở bình đồ, ở tổ
chức mặt bằng sinh hoạt...
Song kiểu nhà ba gian hai
chái với vì kèo suốt - giá
chiêng - sáu hàng cột là tiêu
biểu hơn cả.
Mặt bằng sinh hoạt gian
giữa đặt bàn thờ tổ tiên,
phản gỗ dành cho chủ nhà
và bàn ghế tiếp khách. Hai
gian bên của gian giữa kê
giường tủ giành cho các
thành viên nam trong nhà.
Hai gian chái có vách ngăn
với ba gian giữa dành cho
sinh hoạt của các thành viên
nữ.
Chọn hướng nhà, chọn đất
là một trong những bước
quan trọng cho việc xây nhà
của người Bắc Bộ. Đây là
biện pháp quan trọng để
ứng phó với mơi trường tự
nhiên. Hướng nhà tiêu biểu
ở Bắc Bộ là hướng Nam.
Sau nữa là truyền thống

coi trọng bên trái (phía
Đơng) với chiếc địn nóc có
đầu gốc ở phía Đơng, bếp ở
phía đơng,... Trong kiến trúc
nhà ở Bắc Bộ, nguyên tắc
9

diện tích ven biển là vùng
đất lợ, điều kiện mơi trường
rất thích hợp cho các loại
cây sú, vẹt, đước, bần, tram,
dừa nước… sinh sống.
Người dân ở đây đã tận
dụng các sản vật tự nhiên
này làm vật liệu xây dựng
cho ngơi nhà của mình.
Nam Bộ có ít bão tố, nhiều
kênh rạch, con người phải
dồn sự chăm chút cho ghe
xuồng nên nhà cửa khá tạm
bợ. Một ít cây làm cột, làm
kèo, một ít lá dừa nước vừa
lợp mái, bừa thưng vách là
đã có một ngơi nhà ấm
cúng.
Nhà ở của người Nam Bộ
có ba loại chính: nhà đất cất
dọc theo ven lộ, nhà sàn cất
dọc theo kinh rạch, và nhà
nổi trên sông nước. Nhà nổi

trên sông nước là nơi cư trú
đồng thời là phương tiện
mưu sinh của những gia
đình theo nghề nuôi cá bè,
vận chuyển đường sông,
buôn bán ở các chợ nổi, bán
sỉ và lẻ trên sông.
Người Khmer trước đây
đều đều ở nhà sàn, nhưng
ngày nay phần nhiều đã


Làng xã

coi trọng số lẻ cũng được
tôn trọng, thể hiện qua số
gian, số cổng, số toà đều là
số lẻ. Đây là do quan niệm
của người xưa: lẻ là số
dương, dành cho người
sống.

chuyển thành nhà đất, nhà
sàn chỉ còn phổ biến ở
những khu vực gần biên
giới. Nhà ở của họ ngày nay
về hình dáng, vật liệu kiến
trúc cũng gần giống với nhà
của người Việt và người
Hoa. Nếu sống trên đất cao

thì người Khmer thường
làm nhà đất, còn ở nơi đất
thấp họ phải cất nhà sàn,
nhỏ nhưng nóc cao, mái rất
dốc và thường được lợp
bằng lá dừa nước, ở các
vùng gần biên giới thi dùng
lá dừa chằm để lợp.

- Làng Bắc Bộ có lịch sử
tồn tại lâu đời. Cách ngày
nay khoảng 4000 năm, trên
đất Bắc đã diễn ra quá trình
tan rã của cơng xã thị tộc và
thay vào đó là cơng xã nơng
thơn. Đây chính là q trình
hình thành làng.
- Được hình thành theo 3
cách: Thứ nhất, tan rã từ xã
hội nguyên thủy; thứ hai
hình thành từ việc định cư
của một dịng họ, thứ ba là
do vai trò của nhà nước. Rât
nhiều làng Bắc Bộ có nguồn
gốc từ thời nguyên thủy.

- Làng ở Nam Bộ mới chỉ
khoảng ba trăm tuổi, được
tạo lập từ khi người Việt tới
khai phá trong quá trình

Nam tiến, mở rộng biên
cương, xác lập chủ quyền.

10

- Ở Nam Bộ, khơng có sự
hiện diện của các làng tan rã
từ xã hội nguyên thủy mà
làng chủ yếu hình thành
theo 2 hướng: Một là do dân
tự khai phá; hai là do sự hỗ
trợ của chính quyền.


Tín ngưỡng

- Làng Bắc Bộ thường bố trí
theo ba hình thái: lối co
cụm, từng khối, hoặc dọc
theo ven sông hay ở men
theo hai bờ sơng trong đó tổ
chức theo lối co cụm là phổ
biến.
- Có cả tổ chức quan
phương và cả tổ chức phi
quan phương. Các tổ chức
quan phương do Nhà nước
đặt lên các làng, theo những
quy định chung và có sự
thống nhất của tồn bộ vùng

đồng bắng Bắc Bộ theo tổ
chức và nhiệm vụ quản lý.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên
Mâm ngũ quả thường thấy
5 loại quả có 5 màu sắc
khác nhau: chuối xanh, bưởi
vàng, hồng đỏ, lê trắng,
quýt da cam tượng trưng
cho mong ước: Phú – Quý –
Thọ - Khang – Ninh.
- Tín ngưỡng thờ Mẫu
Bắt nguồn từ tục thờ Nữ
thần có nguồn gốc xa xưa từ
thời tiền sử, tới thời phong
kiến một số Nữ thần đã
được cung đình hố và lịch
sử hố để thành các Mẫu
thần tương ứng thời kỷ từ
11

- Đối với làng Nam Bộ có
các hình thái cư trú ven
sơng rạch, hình thái cư trú
dọc kênh đào, hình thái cư
trú tập trung nhưng lại cư
trú trên diện rộng.
- Ở các làng Việt Nam Bộ,
các tổ chức phi quan
phương khơng có điều kiện

phát triển, nếu có cũng thể
hiện rất yếu ớt.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên
Người Nam Bộ có quan
niệm mâm ngũ quả là “ cầu
vừa đủ xài” nên mâm ngũ
quả thường có mãng cầu,
dừa, đu đủ, xồi, mận ( hay
quả sung).
- Tín ngưỡng thờ Mẫu
So với ở Bắc Bộ, tục thờ
Nữ thần và Mẫu thần có sự
phân biệt nhất định với biểu
hiện rõ rệt là thơng qua tên
gọi và xuất thân của các vị
thần thì ở Nam Bộ sự phân
biệt giữa hình thức thờ Nữ


thế kỷ XV trở về trước
- Tín ngưỡng thờ Thành
Hồng
+ Xuất hiện đầu tiên tại
miền Bắc do ảnh hưởng từ
văn hóa Trung Hoa truyền
sang từ thời Đường vào
khoảng năm 833.
+ Đình thường nằm ở vị trí

trung tâm làng theo quan
điểm “tụ thủy”.

Lễ hội

- Lễ hội Chùa Hương
Tổ chức từ mùng 6 tháng
Giêng đến hết tháng 3 âm
lịch. Hội chùa Hương trước
hết được xem như hành
trình trở về cõi Phật, tìm
kiếm sự linh thiêng nhiệm
màu trong những quần thể
kiến trúc chùa - hang động núi rừng.
- Hội Lim
Được tổ chức từ ngày 12
đến 14 tháng Giêng hàng
năm. Trong ngày lễ, có
nhiều nghi lễ và trò chơi
dân gian như đấu võ, đấu
vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt
12

thần và Mẫu thần ít rõ rệt
hơn.
- Tín ngưỡng thờ Thành
Hồng
+ Được hình thành là do
những cư dân người Việt ở
miền Bắc di cư vào phương

Nam khai khẩn đất đai nên
thời gian xuất hiện muộn
hơn so với miền Bắc.
+ Do địa hình tương đối
bằng phẳng, ít đồi núi, hệ
thống kênh rạch chằng chịt
nên đình thường được xây
cất trên những khu đất cao
ráo.
- Lễ hội Đền Bà Đen
Thường kéo dài từ đầu đến
hết tháng Giêng. Điểm ấn
tượng nhất là văn hóa mộ
đạo, khơng đặt nặng vấn đề
cúng tiền. Đồng thời du
khách còn thể ngắm mây
vờn quanh chân và tận
hưởng phong cảnh hùng vĩ
của Núi Bà.
- Lễ hội Vía Bà
Khai hội từ ngày 17 tháng
Giêng hàng năm. Ngồi
phần tế lễ, dâng hương, cịn
có phần trình diễn đội lân,
đội rồng trực khai phần
xướng hát lễ cùng các màn


Nghệ thuật diễn xướng


cửi, nấu cơm.

biểu diễn võ thuật, các trò
chơi dân gian chạy việt dã,
đập ấm, đẩy gậy, kéo co,
nhảy bao bố, thi đấu bóng
chuyền và xem hát tuồng.

Dân ca Quan họ được hình
thành và phát triển ở vùng
văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc
biệt là khu vực ranh giới hai
tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh
ngày nay.
Quan họ là thể loại dân ca
phong phú nhất về mặt giai
điệu trong kho tàng dân ca
Việt Nam. Mỗi một bài
quan họ đều có giai điệu
riêng. Cho đến nay, đã có ít
nhất 300 bài quan họ đã
được ký âm. Các bài quan
họ được giới thiệu mới chỉ
là một phần trong kho tàng
dân ca quan họ đã được
khám phá. Kho băng ghi âm
hàng nghìn bài quan họ cổ
do các nghệ nhân ở các làng
quan họ hát hiện vẫn được
lưu giữ tại Sở Văn hóa hai

tỉnh Bắc Giang và Bắc
Ninh.

Cải lương là một loại hình
kịch hát hình thành trên cơ
sở dịng nhạc Đờn ca tài tử
và dân ca miền đồng bằng
sông Cửu Long.
Khởi sự, các vở cải lương
viết về các tích xưa, như
Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ
Vân Thiệu bị tên, Cao Lũng
vít thiết xa, Ngưu Cao tảo
mộ,….hay còn giữ mang
hơi hướng theo kiểu hát bội,
do các soạn giả lớp cải
lương đầu tiên vốn là soạn
giả của sân khấu hát bội.
Sau này, các vở về đề tài xã
hội mới như Tội của ai,
Khúc oan vô lượng, Tứ đổ
tường,... thì hồn tồn theo
cách bố cục của kịch nói,
nghĩa là vở kịch được phân
thành hồi, màn, lớp, có mở
màn, hạ màn, theo sự tiến
triển của hành động kịch.
Dàn nhạc cải lương có một
vai trị đặc biệt trong tuồng


13


diễn, đến nỗi, khơng có dàn
nhạc thì khơng thể thành
một tuồng diễn. Dàn nhạc
trong cải lương khơng chỉ
có nhiệm vụ nâng đỡ, phụ
họa cho giọng hát, mà cịn
tơ điểm thêm cho từng giai
điệu để làm nổi bật chiều
sâu tâm lý của nhân vật, tạo
thêm kịch tính cho kịch bản,
góp phần cho sự thành công
của tuồng diễn.

CHƯƠNG 2: ĐỜN CA TÀI TỬ Ở NAM BỘ
2.1 Khái quát chung
Âm nhạc là món ăn tinh thần, là cái hồn dân tộc. Có một nhà nghiên cứu đã nói: Nhìn
vào nền âm nhạc của một đất nước, bạn sẽ biết được đời sống tinh thần của họ, và phần
nào tính cách của dân tộc đó. Có thể nói, âm nhạc là một hình thức văn hóa dễ dàng đi
sâu vào cơng chúng hơn tất cả các mơn nghệ thuật khác. Nếu vùng cao phía Bắc có nghệ
thuật hát Then của dân tộc Tày, Bắc Ninh ở vùng đồng bằng sơng Hồng có hát quan họ,
Huế ở dun hải miền Trung có ca Huế thì người dân Nam Bộ luôn tự hào về đờn ca tài
tử. Dù khơng cần q câu nệ về mặt hình thức, đơn giản phục vụ cho những người bình
dân thế nhưng đờn ca tài tử Nam Bộ lại trở thành một nét đẹp văn hóa của miền Tây sơng
nước.
Nhắc đến các loại hình sân khấu, khơng thể khơng nghĩ tới Đờn ca tài tử nam bộ.
Mang trong mình những đặc trưng riêng nên loại hình nghệ thuật truyền thống này thu
hút được một lượng lớn khán giả trong và ngoài nước.


14


2.1.1 Khái niệm đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân gian, cổ xưa của Việt Nam được UNESCO ghi
danh là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh
hưởng lớn. Hiện nó tác động tới 21 tỉnh thành phía Nam đồng bằng sơng cửu Long của
nước ta, nổi bật nhất đó là đờn ca tài tử Bạc Liêu.
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc
cung đình Huế và văn học dân gian. Nó là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của
vùng đồng bằng Nam Bộ. Nó thường được những người nam thanh nữ tú hát sau những
giờ làm việc mệt mỏi. Nét phóng khống và bản chất của con người Nam Bộ đã thêm
thắt, thay đổi để những bài hát ban đầu trở nên đậm đà, thấm thía hơn. Bên cạnh đó, vì
giai điệu của đờn ca tài tử phảng phất nỗi nhớ cội nguồn nên có phần buồn và như xuất
phát từ tiếng lòng của con người.
Đờn ca tài tử xuất hiện khoảng vào những năm 1920 của thế kỷ trước, là loại hình diễn
tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cị, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt),
sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những
người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chịm xóm với nhau. Họ tập trung lại
để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường khơng câu nệ về trang phục…
Như vậy có thể thấy đờn ca tài tử ra đời là sự hồn thiện thể loại nhạc khơng lời giải trí
cổ truyền Việt Nam và được phát triển mạnh nhất ở vùng đồng bằng sơng cửu long.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Sau biến cố Kinh đô Huế thất thủ năm 1885 của triều đình Hàm Nghi, ơng Nguyễn
Quang Đại cùng nhiều quan lại, dân lính triều đình chạy về phương Nam lánh nạn, với
vốn ca nhạc Huế sẵn có ơng đã cải biên một số bài bản trở thành đặc trưng âm nhạc Nam
Bộ và tạo nên phong trào Đờn ca tài tử Nam Bộ ở miền Đơng do ơng đứng đầu, nhóm
miền Tây (Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho) do ông Trần Quang Quờn đứng đầu, nhóm Bạc
Liêu, Rạch Giá do ơng Lê Tài Khị (1862 – 1924) quê ở Bạc Liêu đứng đầu và ông được

tôn là hậu tổ nhạc Khị. Sau nhiều năm, ông Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi), Trần Quang
Quờn, nhạc Khị và nhiều nghệ nhân khác ở Nam Bộ đã cải biên, sáng tạo bổ sung một số
bài từ điệu thức Bắc, Nam. Đặc biệt điệu thức Oán Chánh, Oán Phụ là hoàn toàn do
những người sống ở vùng đất Nam Bộ sáng tạo nên. Tất cả các bài bản được cải biên,

15


sáng tạo bổ sung đều thể hiện được tính đặc trưng Nam Bộ. Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời
vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX (khoản năm 1885)
Đờn ca tài tử Nam Bộ bao gồm Đờn và ca:
Đờn: Nhạc tài tử Nam Bộ gồm có 05 nốt nhạc chính: Hị, xự xang, xê cóng. Nốt nhạc
phụ: Phạn, tồn, là, oan.
Ca: Là ca theo bài bản có sẵn, người viết chỉ dựa vào đó mà đặt lời ca sao cho phù hợp
với âm nhạc
2.1.3 Đặc điểm
Bằng điệu đờn, tiếng hát, loại hình sinh hoạt văn hóa này gắn kết cộng đồng thông qua
thực hành và sáng tạo nghệ thuật, trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình triều Nguyễn và
âm nhạc dân gian miền Trung, miền Nam, nên vừa có tính bình dân, vừa mang tính bác
học.
Bài bản dựa trên các bài có sẵn của ca nhạc Huế rồi cải biên, sáng tác ra nhiều loại bài
bản mang âm hưởng quê hương, hoặc dựa theo các tác phẩm, tích truyện phổ thơng thời
bấy giờ. Vì vậy đây là loại nhạc “tâm tấu” (tâm tình của người xa xứ), mang tính ngẫu
hứng sáng tạo.
Hệ thống bài bản của Đờn ca tài tử vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, quan
trọng nhất phải kể đến 20 bài tổ gồm: 6 Bắc (Lưu thủy, Phú lục, Tây Thi, Cổ bản, Bình
bán, Xuân tình), 3 Nam (Nam xuân, Nam ai, Nam đảo), 4 oán (Tứ đại, Giang Nam,
Phụng hoàng, Phụng cầu), 7 bài nhạc lễ (Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long
đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc). Ngồi ra, đờn ca tài tử cịn có các bài lý, ngâm, 8
bài ngự,… để thuộc hết 20 bài tổ và các bài lý, ngâm, ngự không hề đơn giản, mà mất rất

nhiều thời gian, công sức. ”. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng
tạo nhờ tính “ngẫu hứng”, “biến hóa lịng bản” theo cảm xúc, trên cơ sở của 20 bài gốc
này và 72 bài nhạc cổ.
Người đờn, người ca còn phải tạo phong cách với các “ngón đàn” riêng, cách “luyến”
riêng. Theo soạn giả Ngô Hồng Khanh, nghệ thuật Đờn ca tài tử là cuộc chơi đầy phong
lưu và tao nhã. Tiếng đờn càng hay thì tiếng ca càng rung cảm. Khi hai tâm hồn được hịa
quyện nhau thì người nghe càng khơng muốn rời. Tất cả hịa vào nhau tạo nên một vẻ đẹp
16


huyền diệu của âm nhạc dân tộc Việt Nam, tạo nên cốt cách của con người vùng đất Nam
Bộ
Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo,
tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là violon và ghi ta, đã được "cải tiến" violon được lên dây quãng 4, cịn ghita được kht phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong
điệu đàn.
Người thực hành Đờn ca tài tử gồm người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi,
thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ, người đặt lời (thầy Tuồng) nắm
giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới, người dạy ca (thầy Ca) thơng
thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến,…;
người Đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca là người thể hiện các bài bản
bằng lời.
Để tạo nên những bản đờn ca hay, cuốn hút lòng người cần có sự kết hợp nhuẫn
nhuyễn giữa cả đờn và ca. Tiếng đờn cất lên, tiếng ca vang vọng khắp sơng nước như nói
hộ tiếng lịng của người dân. Ở đó có niềm vui, có nỗi buồn, có hạnh phúc và cả sự chia
ly.
Đầu thế kỷ XX, ông Cao Văn Lầu (còn gọi là Sáu Lầu) đã sáng tác bài Dạ cổ hoài lang
(Vọng cổ), là một trong những bài hát nổi tiếng và phổ biến nhất của Đờn ca tài tử, được
cộng đồng tiếp nhận, phát triển từ nhịp 2, 4, 16, 32, … đến nhịp 64.
Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ, cộng đồng cịn góp phần giới thiệu,
bảo tồn và phát huy các tập quán xã hội khác liên quan, như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu,

nghề thủ cơng,…
Giai điệu đờn ca tài tử thường rất mượt mà và êm tai. Chính sự kết hợp từ các nhạc cụ
truyền thống đã tạo nên nét cổ kính. Khơng giống như các thể loại nhạc hiện đại, giai
điệu này ơn hịa như kể về chính cuộc sống của miền Tây.
Trên nền nhạc du dương, người hát được thể loại nhạc này cần có chút kỹ năng. Điều
quan trọng của người hát nằm ở chất giọng khỏe và dài. Hầu hết các bài nhạc đều có nốt
cao và ngân dài. Để bản đờn ca hay, không thể thiếu một giọng hát hay và truyền cảm.

17


Đờn ca tài tử được trình diễn tại các chương trình văn nghệ từ nhỏ đến lớn. Đa phần
các buổi trình diễn đều thu hút đơng đảo khán giả. Đây là dịp con người miền Tây quảng
bá nét văn hóa riêng của mình.
Ngồi ra, tại các nhà hàng hay qn ăn, giai điệu tài tử vẫn ngân vang. Đây là điểm
nhấn thu hút thực khách. Ngồi sự trình diễn của các nghệ sĩ cịn có sự giao lưu của thính
giả. Điều này làm đờn ca đi vào cuộc sống của mọi người một cách giản dị và gần gũi
nhất.
Với dòng nhạc êm dịu nhưng chứa đựng đầy sự sâu lắng, đờn ca xứ phương Nam phù
hợp với lứa tuổi từ trung niên trở lên. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng thanh niên và trẻ nhỏ
cũng đam mê chúng. Hầu hết tại các bữa tiệc miền Tây, bạn đều nghe thấy những âm
thanh du dương của dịng nhạc.
2.1.4 Trình diễn
Ban nhạc tường dùng năm nhạc cụ, thường gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn tranh, đàn tỳ
bà, đàn kìm, đàn cị, và đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ.
Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài
tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên
cạnh nghề nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu.
Một số người nói rằng từ "tài tử" có nghĩa là nghiệp dư. Trong thực tế, từ này có nghĩa
là tài năng và ngụ ý rằng những người này không dùng nghệ thuật để kiếm kế sinh

nhai,mà chỉ để cho vui hoặc những lúc ngẫu hứng. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là
họ khơng phải là chun gia. Ngược lại, để trở thành một nghệ sĩ trong ý nghĩa xác thực
nhất của từ này, họ phải thực hành trong một thời gian dài.
Đối với hình thức âm nhạc, vai trò của các ca sĩ và nhạc sĩ đều bình đẳng. Ca trù hát và
người ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền Trung) là phụ nữ, trong khi đờn ca tài
tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trị bình đẳng.
Loại hình âm nhạc không chỉ ở các lễ hội và các bên mà cịn trong thời gian sau thu
hoạch. Ngồi ra, nó có thể được chơi trong bóng mát của cây, con thuyền hoặc trong đêm
trăng sáng...

18


2.1.5 Một số bài đờn ca tài tử hay
 Dạ cổ hoài lang
Dạ cổ hoài lang là bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người
vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này
chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên.
 Lưu Thủy Đoản
Lưu Thủy Đoản xuất xứ từ nhạc miền Trung , trong Nam Việt Nam cịn gọi là Lưu
Thủy Vắn
 Bình Bán Vắn
Bình bán vắn, tức là bản nhạc ngắn, câu chữ, nhịp thức cũng đều rút ngắn (nằm ở cung
Bắc tức hơi Bắc). Bản Bình bán vắn có 22 câu nhịp đơi (mỗi câu hai nhịp) và song loan
chiếc. Nó khơng được liệt vào 20 bài bản Tổ, nhưng là một trong những giai điệu khá phổ
biến của giới tài tử. Có nghĩa là bản Bình đoản - Bình bán vắn - Kim tiền Huế. Là một
chỉnh thể trong nhạc tài tử và được diễn tấu liên hoàn cả ba thể điệu này. Cịn trong cải
lương thì mỗi thể điệu được tách riêng và sử dụng độc lập. Tính chất giai điệu xơm tụ,
vui nhộn, màu âm tươi tắn và trữ tình. Thường xuất hiện ở nhũng tình huống hài và sử
dụng cho những nhân vật tính cách và hài hước. Thơng thường nó xảy ra ở tình huống dự

báo và phát triển xung đột, chứ không tự gây xung đột kịch. Trước năm 1975, nhiều soạn
giả cải lương thường sử dụng thể điệu Bình bán vắn, nhưng từ sau 75 thì ít được khai
thác trở lại.
 Kim Tiền Huế
Từ dòng nhạc miền Trung (Huế) phát triển thành. Nằm trong Thập thủ liên hồn. Khi
hịa tấu Cải lương thường đi cùng bài Lưu Thủy Đoản và bài Bình Bán Vắn thành bộ Lưu
– Bình – kim
Dùng nhiều trong trường hợp đối đáp, cãi nhau, trấn áp, hâm dọa, quyết định một vấn
đề. Có thể thay thế bài Mẫu Tầm Tử.

19


2.1.6 Giá trị nổi bật
Có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa dạng của miền
Trung và miền Nam Việt Nam, Đờn ca tài tử ln khẳng định rõ vai trị khơng thể thiếu
của mình trong đời sống xã hội người Việt, được cộng đồng cư dân ở vùng miệt vườn,
sông nước Nam bộ tự nguyện chấp nhận, tự do tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần
tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Đờn ca tài tử ln được bổ sung, làm mới bằng cách kế thừa, kết hợp giá trị âm nhạc
Cung đình, dân gian; đồng thời giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Khmer,
Hoa và phương Tây.
Đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh tâm tư, tình
cảm và phù hợp với lối sống cần cù, phóng khống, cởi mở và can trường của người dân
Nam bộ. Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, các tập quán xã hội khác như: lễ hội,
văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,… cũng được bảo tồn và phát huy.
Đờn ca tài tử đó là sự tồn vẹn biểu hiện sự cân đối, tỷ lệ hoà hợp cả cái bên ngoài và
yếu tố bên trong giữa những yếu tố chất và lượng, giữa hình thức và nội dung, hơn thế
nữa đó là sự kết hợp đồng điệu giữa yếu tố đờn ca và tài tử. Cấu trúc hài hoà, toàn vẹn và
cân đối là những phẩm chất quan trọng tạo nên cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử.

Khi nhắc đến nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, người ta không chỉ nghĩ đến cái hay,
cái chất giản dị, mùi mẫn, chất phác mà giá trị của đờn ca tài tử nó cịn ở cái gần gũi của
nó tạo ra trong lịng mọi người bởi nét độc đáo của nó. Tất cả những yếu tố đó tạo ra một
nét riêng của nghệ thuật Đờn ca tài tử và làm nên cái đẹp và vẻ đẹp của nghệ thuật Đờn
ca tài tử trong lịng cơng chúng u nghệ thuật. Giá trị của đờn ca tài tử nói lên hình thức
bên ngồi của các sự vật, hiện tượng, cịn cái đẹp nói lên tồn bộ sự vật đẹp, cả hình thức
lẫn nội dung và cái có tính chất quyết định nhất là nội dung chứ khơng phải hình thức.
Giá trị của đờn ca tài tử nó mang lại đó là sự gắn kết của mọi người, kể cả người thể
hiện bài hát lẫn người nghe hát. Sau một ngày làm việc căng thẳng, được ngồi cùng nhau
hát đờn ca, xua đi cái mệt mỏi của cả ngày làm việc đó mới chính là giá trị của đờn ca tài
tử mà khơng thể loại nhạc nào hay hình thức nghệ thuật nào khác có được.
2.1.7 Vai trị và ý nghĩa
 Vai trò
20


Trong thực tế, đối với người dân Nam Bộ, đờn ca tài tử như một món ăn tinh thần
khơng thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Mọi niềm vui, nỗi buồn đều có thể gửi gắm
qua những làn điệu mượt mà, sâu lắng ấy. Cả trong những lúc lao động, học tập mệt mỏi
đờn ca tài tử đều có thể ngân lên mang đến một không gian thư giãn thoải mái, vui tươi
cho tất cả mọi người. Cũng vì lẽ đó mà loại hình âm nhạc này như thấm vào trong máu,
gắn bó với nhiều thế hệ người dân ở miệt vườn sơng nước miền tây.
Đờn ca tài tử có thể được chơi ở mọi lúc, mọi nơi. Từ khi rảnh rỗi, trong sân đình,
trước sân nhà, ngồi bờ đê, cạnh bờ sông, thả thuyền trên sông đến các buổi hội hè, tiệc
tùng. Vào những đêm trăng sáng, người dân quê tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao
nhã nên trang phục biểu diễn cũng không quá cầu kỳ. Họ chỉ mặc các loại thường phục
khi tham gia trình diễn; khi nào diễn ở đình, miếu hoặc tham gia diễn trên sân khấu họ
mới sử dụng các trang phục phù hợp với nội dung của bản nhạc. Với một cuộc chơi tài tử,
khơng có quy định phải có bao nhiêu người, chỉ cần biết đàn, biết ca là có thể tham gia
biểu diễn

 Ý nghĩa
Trong hầu hết những bài vọng cổ thuộc thể loại đờn ca tài tử Nam Bộ, dựa trên nền
của sáu câu vọng cổ, những bản Nam Oán và các chỗ lên Xang xuống Xề, người ta có thể
viết ra rất nhiều bài hát. Những bản đờn ca tài tử thường chuộng tâm trạng buồn, bi
thương, ai ốn, câu chuyện tình u dang dở, cũng có thể là niềm hân hoan, sự thành
cơng. Những điểm chung của chúng là hình ảnh mộc mạc của làng q Nam Bộ, tình
người ln dạt dào trong từng điệu đờn, câu hát.
Cái tính bình dân của đờn ca tài tử còn được phổ biến tới mức bất cứ người con nào
của vựa lúa miền Tây đều có thể thuộc nằm lòng những bài hát. Trước đây và bây giờ
cũng vậy, anh nông dân đi thăm ruộng, thấy hạt lúa trĩu bông, trúng mùa nên sung sướng
cất lên mấy câu vọng cổ ngay triền đê, ngoài đồng ruộng. Hay những buổi cày xới đất để
làm đồng, vô mùa thu hoạch lúa đơng xn, trong lúc nghỉ tay, từng nhóm thanh niên,
thiếu nữ tụ tập dưới gốc cây ô môi đang mùa nở hoa tím rực một góc trời, rồi những lời
ca tiếng hát cứ ngân vang
Từ sau khi sân khấu cải lương “lên ngôi” cho tới nay, đờn ca tài tử vẫn tiếp tục con
đường của mình: thích ứng với thời đại, sẵn sàng tiếp nhận cái mới để phát triển, nhưng
21


kiên cường gìn giữ bản sắc cố hữu của mình. Nó tồn tại song song dưới cả hai hình thức
như sinh hoạt thính phịng tri kỷ như thuở xưa và những hình thức trình diễn mới: trên
sân khấu – trước đông đảo công chúng, hoặc tách biệt hẳn với công chúng qua phương
thức thu – phát trên các phương tiện truyền thông mới du nhập và các đĩa hát…
Đáng nể hơn nữa, nó đã khơng bị những hình thức hát mới thay thế hoặc làm lụi tàn.
Trái lại, đờn ca tài tử còn tiếp tục làm chổ dựa vững chắc và là nguồn hỗ trợ đắc lực cho
sự phát triển của sân khấu cải lương. Ngày nay đờn ca tài tử vẫn được lưu truyền. Đây là
cách người Nam bộ lưu giữ truyền thống của mình qua từng thế hệ. Giai điệu mượt mà,
sắc sảo đã giúp phần phát triển du lịch địa phương tại miền Tây.
2.2 Thực trạng
Nhạc sỹ Phạm Đắc Hiến - Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Dương bày

tỏ trăn trở, một trong những khó khăn cơ bản nhất đối với việc bảo tồn các loại hình nghệ
thuật truyền thống nói chung, đờn ca tài tử nói riêng là đội ngũ những người đam mê, am
hiểu nghệ thuật truyền thống ngày càng lớn tuổi. Nghĩa là ở nhiều địa phương, lớp “tre”
đã già, nhưng lớp “măng” lại không mọc hoặc lượng măng mọc cịn q ít. Phong trào
đờn ca tài tử cịn mang tính tự phát, số lượng câu lạc bộ và người tham gia, người am
hiểu đờn ca tài tử, nghệ nhân truyền dạy đờn ca tài tử trong cộng đồng ngày càng ít, nhất
là tài tử đờn. Nhiều câu lạc bộ Đờn ca tài tử hoạt động cầm chừng do thiếu kinh phí,
phương tiện hoạt động. Các nghệ nhân đờn ca tài tử thường không ca hết câu trong một
bài mà chỉ ca 1 hoặc 2 lớp, điều này đã làm cho tính chất “tài tử” dần mất đi. Việc sinh
hoạt đờn - ca ở hầu hết các câu lạc bộ hiện nay chủ yếu dựa vào nền tảng các trích đoạn
cải lương hoặc một số bài bản nhỏ, bài vọng cổ. Các bài bản tổ thường không được thực
hành một cách trọn vẹn.
Đồng thời các loại hình nghệ thuật khác như các dịng nhạc mới, băng đĩa các loại,
truyền hình kỹ thuật số, Internet... phát triển hấp dẫn hơn đã cạnh tranh, lấn át phong trào
đờn ca tài tử. Đờn ca tài tử dần bị “thương mại hóa”, trở thành một sản phẩm phục vụ ở
các nhà hàng, quán ăn, đám tiệc. Ở những không gian này, người ca là khách hàng, còn
người đàn là người phục vụ. Với mối quan hệ này thì người ca và người đàn khơng có sự
tri âm của những bậc tài tử mà chỉ chú trọng đến tính chất phục vụ. Người ca thì chỉ dám
ngâm nga một vài câu, vài lớp “tủ” chứ khơng dám ngẫu hứng hịa nhịp đờn ca để “khoe
giọng”, người đàn lại càng khơng dám sáng tạo lịng bản mới ngay trong các cuộc chơi để

22


“khoe ngón đờn”, điều này đã làm phai nhạt dần tính chất tài tử của bộ mơn nghệ thuật
độc đáo này.
2.3 Giải pháp
Mặc dù nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại tuy nhiên đờn ca tài tử muốn tồn tại và phát triển phải
tính đến cơng tác định hướng lâu dài bằng hệ thống giải pháp có tính thực tiễn, tính hiệu

quả cao nhằm bảo tồn và phát huy trong đời sống xã hội đương đại.
 Tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, nhận diện, tư liệu hóa, kiểm kê
Nghệ thuật Đờn ca tài tử và tổ chức tập huấn để nâng cao nhận thức của cộng
đồng.
 Xuất bản sách, tạp chí, CD, VCD và DVD về Nghệ thuật Đờn ca tài tử cung cấp
cho các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu cho
công chúng trong nước và ngồi nước.
 Thúc đẩy cơng tác truyền dạy tại cộng đồng. Xây dựng các chương trình giáo dục
chính thức và ngoại khóa về Nghệ thuật Đờn ca tài tử.
 Xây dựng chính sách đãi ngộ cho nghệ nhân, người thực hành, truyền dạy, học
viên theo học Đờn ca tài tử. Ngày 25/4/2013, Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch đã
hoàn thiện Dự thảo “Nghị định quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di
sản văn hóa phi vật thể” gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Theo kế hoạch dự kiến, Nghị
định sẽ được trình Chính phủ trong tháng 6/2013.
 Tiếp tục hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm, gia đình.
Hỗ trợ tổ chức liên hoan, giao lưu trình diễn và sáng tạo Đờn ca tài tử. Khuyến
khích các tỉnh/thành duy trì tổ chức Liên hoan Nghệ thuật Đờn ca tài tử quốc gia
định kỳ 3-5 năm/lần, trên cơ sở Liên hoan theo địa bàn tỉnh 2 năm/lần, huyện, xã
01 năm/lần.
 Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng duy trì, phục hồi tập quán xã hội, tín ngưỡng
và các lễ hội liên quan đến Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.
 Xây dựng cơ sở dữ liệu về Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại Viện Âm nhạc
theo hình thức mở, phục vụ việc nghiên cứu, khai thác thông tin để cơng chúng có
thể dễ dàng tiếp cận.
Với những giá trị đặc sắc và vô tận, Đờn ca tài tử-di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại đang trở thành “món ăn” độc đáo và khơng thể thiếu đối với các chương trình du lịch
23



đưa khách đến vùng Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Khai thác những giá trị
nổi bật và hấp dẫn du lịch của Đờn ca tài tử cần có sự cố gắn nỗ lực cả từ phía chính
quyền, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trong mối liên hệ mật thiết với văn hóa
Nam bộ. Đón bắt những kỳ vọng và mong đợi của du khách, doanh nghiệp lữ hành cùng
với cộng đồng điểm đến, các điểm biểu diễn và các cơ sở dịch vụ du lịch đang nỗ lực đưa
đờn ca tài tử đến với du khách và dần hình thành sản phẩm du lịch đặc thù Nam bộ dựa
vào đờn ca tài tử.
Tuy nhiên, để những giải pháp đưa đờn ca tài tử đến với du khách và phát triển sản
phẩm đặc thù dựa vào đờn ca tài tử được thực thi, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên
thì nhất thiết Nhà nước cần có chính sách, chương trình khuyến khích, hỗ trợ và bảo đảm
môi trường, điều kiện cần thiết để bảo tồn giá trị đích thực và tồn vẹn đối với di sản đờn
ca tài tử; tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, hướng cho nhân dân thụ hưởng
những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, trong đó có đờn ca tài tử; đẩy mạnh hơn nữa công
tác xúc tiến, quảng bá cho di sản; Nhà nước cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn
và phát triển, ở đó lấy bảo tồn làm trọng và đi trước một bước; đồng thời lấy phát triển
làm động lực bảo tồn; lấy du lịch có trách nhiệm với di sản là phương thức hữu hiệu để
phát huy giá trị di sản bền vững, trong đó có đờn ca tài tử.
Đờn ca tài tử là tinh hoa của nghệ thuật dân tộc, gắn bó với đời sống của người dân
Nam bộ, từ những ngày đầu mở đất, là hơi thở, là tiếng lòng, là sức sống mãnh liệt của
những con người trọng nghĩa khinh tài, đậm tính nhân văn của vùng sơng nước giàu hoa
trái và trí dũng miền Nam, nó là một viên ngọc cần được bảo tồn và phát huy, nhằm góp
phần tăng thêm sức mạnh văn hố truyền thống của vùng Nam bộ nói riêng, văn hố dân
tộc Việt Nam nói chung.
KẾT LUẬN
Vùng văn hóa Bắc Bộ tuy có những nét giống và nét khác biệt ít nhiều so với vùng văn
hóa Nam Bộ, nhưng cả hai vùng vẫn giữ được nét riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Vùng
văn hóa Bắc Bộ vẫn là vùng đất có bề dày lịch với những giá trị văn hóa, phong tục
truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Văn hóa Bắc Bộ là sự giao hòa giữa tự
nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc và kết hợp
có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại. Văn hoá được ứng dụng từ mỗi cơ sở thực

địa, địa bàn cư trú. Trong các cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú. Văn
24


hố thể hiện mối ứng xử bình đẳng với thiên nhiên, với xã hội và bản thân của mỗi cư
dân.
Vùng văn hóa Nam Bộ có ít nhiều những nét tương đồng và dị biệt so với các vùng
văn hóa Bắc Bộ. Tuy nhiên, vùng đất này vừa có bề dày trong diễn trình lịch sử của văn
hóa Việt Nam, lại là vùng đất giàu sức trẻ của cả các tộc người ở đây vị thế địa chính trị,
địa văn hóa của Nam Bộ, khiến nó trở thành trung tâm mà q trình tiếp biến văn hóa
diễn ra nhanh chóng cả về bề mặt lẫn bề sâu, cả về lượng và chất, tạo cho vùng văn hóa
Nam Bộ có những đặc thù riêng và trở thành một gương mặt riêng khó lẫn trong diện
mạo các vùng văn hóa ở nước ta.
Đặc điểm của văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ đã thể hiện cho hai vùng văn hóa lớn ở Việt
Nam. Vốn chứa đựng những nét văn hóa độc đáo, đa dạng nhưng vẫn nằm trong thể
thống nhất là văn hóa Việt Nam. Ngày nay, trong xu thế tồn cầu hóa, cơng nghiệp hóa,
văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ đều biến đổi khơng ngừng, mau lẹ. Đó là một quy luật tất
yếu, phù hợp với sự phát triển, giao lưu, hội nhập của văn hóa Việt, đất nước và con
người Việt.
Tổ chức UNESCO đã vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại. Đó khơng chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam Bộ mà
cịn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng
văn hóa Việt Nam. Đờn ca tài tử Nam Bộ là sự kế thừa phong cách âm nhạc truyền thống
của Việt Nam. Không chỉ đem lại giá trị về mặt văn hóa mà mơn nghệ thuật dân gian này
cịn chứa đựng giá trị tinh thần đối với người Nam Bộ. Thông qua đờn ca tài tử, người
nghệ sĩ sử dụng ngôn ngữ đơn sơ, mộc mạc để người nghe có thể học hỏi, thấm nhuần
những giá trị tinh hoa nghệ thuật của Việt Nam. Đồng thời là một minh chứng sống động
về sức sống, sức lan tỏa của văn hoá truyền thống Việt Nam trong dịng chảy hội nhập
của văn hóa thế giới. Đây cũng là điều kiện thuận lợi thêm để bạn bè quốc tế hiểu nhiều
hơn - sâu rộng hơn về một vùng đất không chỉ anh dũng kiên cường trong đấu tranh

giành độc lập dân tộc mà còn là một vùng q hiền hịa - trù phú, một vùng sơng nước
mênh mang - lúa thơm trái ngọt và luôn đồng vọng tiếng đờn lời ca sâu nặng nghĩa tình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Lạc Việt Audio, Đờn ca tài tử là gì? Ơng tổ và thuyết minh về đờn ca tài
/>25


×