Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Kafka bên bờ biển của Huraki Murakami

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.77 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
I.

MỘT

VÀI

NÉT

CHUNG

VỀ

TÁC

GIẢ HARUKI

MURAKAMI VÀ TÁC PHẨM KAFKA BÊN BỜ BIỂN………3
1. Tác giả…............................................................................... 3
2. Về tác phẩm Kafka bên bờ biển….........................................4
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT TRONG TÁC PHẨM KAFKA
BÊN BỜ BIỂN…..................................................................................... 8
1. Quan niệm về Số phận mà Murakami đã khắc họa trong Kafka
bên bờ biển............................................................................. 8
2. Yếu tố tình dục trong tác phẩm Kafka bên bờ biển…............10
3. Sự đồng cảm của độc giả đối với hai nhân vật chính trong
Kafka bên bờ biển (Haruki Murakami) - Về trường hợp
“Những đứa trẻ bị lãng quên”............................................... 14
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
KAFKA BÊN BỜ BIỂN…......................................................................17


1


I. MỘT VÀI NÉT CHUNG VỀ TÁC GIẢ HARUKI MURAKAMI VÀ TÁC
PHẨM KAFKA BÊN BỜ BIỂN.
1. Tác giả.
Haruki Murakami sinh ra ở Kyoto năm 1949. Ông lớn lên ở Kobe và sau đó
chuyển đến Tokyo để theo học Đại học Waseda. Sau khi tốt nghiệp đại học, Murakami
mở một quán bar nhạc jazz nhỏ mà ông và vợ đã kinh doanh trong bảy năm.
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, Lắng nghe gió hát, đã giành được Giải
thưởng Gunzo năm 1979. Sau thành cơng của mình, ơng viết tiếp thành chùm bộ ba
truyện về Pinball, 1973 và Cuộc săn cừu hoang.
Haruki Murakami cũng là tác giả của cuốn tiểu thuyết như Xứ sở diệu kỳ tàn
bạo và Chốn tận cùng thế giới; Rừng Na Uy; Nhảy Nhảy Nhảy; Phía Nam biên giới Phía Tây mặt trời; Biên niên sử chim vặn dây cót; Người tình Sputnik; Kafka bên bờ
biển; 1Q84; và Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương. Ông đã
viết ba tuyển tập truyện ngắn: Sau cơn động đất và Cây liễu mù, Người đàn bà ngủ.
Ngoài ra, ơng cịn viết một tiểu thuyết minh hoạ có tên Thư viện kì lạ.
Sau trận Động đất Hyogo-ken Nanbu năm 1995 và vụ tấn công bằng sarin trên
tàu điện ngầm ở Tokyo, ông đã phỏng vấn các nạn nhân cịn sống và các thành viên
của các giáo phái tơn giáo có trách nhiệm. Từ những cuộc phỏng vấn này, ông đã xuất
bản hai cuốn sách phi hư cấu ở Nhật Bản. Ông cũng đã viết một loạt bài tiểu luận về
việc chạy bộ, in trong tập Tơi nói gì khi nói về chạy bộ.
Phong cách sáng tác của Murakami thường được miêu tả là bình dân với những
câu chuyện về đời sống mang sắc màu hiện thực. Những vấn đề trong truyện của ông
đôi khi quá “chân thực”, những chủ đề về dục tính, khao khát tình u hay phê phán
về nền chính trị và kinh tế tư bản của Nhật.
Giải thưởng mới nhất trong nhiều giải thưởng văn học quốc tế của ông là Giải
thưởng Jerusalem, với những người chiến thắng trước đó là J.M. Kundera, Milan
Kundera… Tác phẩm của Murakami đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng.
2. Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Kafka bên bờ biển



Kafka quyết định trốn khỏi nhà ở Tokyo vào ngày sinh nhật thứ 15 của cậu ấy.
Quạ (một nhân vật hư cấu mà Kakfa thường tìm lời khuyên trong những tình huống
căng thẳng). Khi ra đi, Kafka mang theo một con dao, một số tiền, và một bức ảnh của
cậu và chị gái. Đây là ký ức duy nhất cậu có về họ, vì cả chị gái và mẹ anh đều rời xa
gia đình khi cậu chỉ mới bốn tuổi. Kafka đã chuẩn bị cho cuộc hành trình này từ rất
lâu nhưng cậu ln lo sợ rằng dù có đi xa đến đâu thì cũng khơng thể thốt khỏi lời
nguyền đen tối đã được gieo rắc từ trước.
Chỉ với một ba lô đầy hành lý, Kafka bắt xe buýt đến Shikoku ở phía tây Nhật
Bản. Tại nơi dừng chân đầu tiên, cậu gặp một cô gái tên Sakura, hơn cậu vài tuổi.
Kafka bị thu hút mạnh mẽ bởi cô gái này. Khi họ đến Takamatsu, Sakura cho Kafka số
điện thoại của cơ ấy. Sau đó, Kafka đến thăm Thư viện Tưởng niệm Komura và gặp
Oshima, một chàng thủ thư với vẻ ngoài trau chuốt, và Miss Saeki, một phụ nữ trung
niên rất duyên dáng, người điều hành thư viện. Cậu và Oshima bắt đầu kết thân với
nhau.
Song song với đó, ở diễn biến mạch truyện thứ hai, câu chuyện bắt đầu bằng
một loạt tài liệu được giải mật của Quân đội Hoa Kỳ về Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Setsuko Okamochi, một giáo viên tiểu học nông thôn, trong buổi đi hái nấm cùng một
nhóm học sinh trên đồi. Đột nhiên, gặp một sự cố kì lạ đã khiến cho những đứa trẻ bất
tỉnh. Sau một thời gian, hầu hết bọn trẻ đều tỉnh dậy, ngoại trừ Satoru Nakata đã hôn
mê trong nhiều tuần. Theo các cuộc phỏng vấn với các bác sĩ và nhà tâm lý học, cú
ngã của Nakata khiến họ vơ cùng ngạc nhiên. Cuối cùng thì Nakata cũng đã tỉnh dậy,
nhưng cậu bé đã hoàn toàn mất trí nhớ. Thậm chí cậu bé cịn mất khả năng đọc viết
của mình và khơng bao giờ lấy lại được. Hồ sơ chính thức kết thúc ở đây, nhưng
Setsuko đã viết trong một bức thư nhiều năm sau đó rằng cơ tin rằng mình phải chịu
trách nhiệm về vụ việc.
Hiện tại, Nakata là một ơng già bị mất trí nhớ và có được khả năng đặc biệt là nói
chuyện với mèo. Đây là khả năng đã mang đến cho ông công việc tìm mèo bị thất lạc.
Trong một lần được giao phó nhiệm vụ tìm một chú mèo tên là Goma, ông đã trải qua



rất nhiều thử thách mà trước đây chưa từng phải đối mặt. Một người đàn ơng bí ẩn tên
Johnnie Walker xuất hiện. Ơng ta nói với Nakata rằng mình có thể giúp ơng tìm lại
Goma, với điều kiện là Nakata phải giết chết ông. Johnnie Walker tiết lộ rằng ông ta
giết mèo và thu thập linh hồn của chúng. Ông ấy sử dụng nó để làm một cây sáo bí ẩn.
Nếu Nakata không giết Johnnie Walker, ông ta sẽ giết Goma và Mimi - một cô mèo
khôn ngoan. Dù sợ hãi, nhưng Nakata đã quyết định đâm Johnnie Walker bằng một
con dao và cứu thoát cho hai con mèo. Nakata trả Goma về với gia đình và đến gặp
cảnh sát để khai báo nhưng cảnh sát lại nghĩ ông lẩn thẩn nên khơng truy vấn thêm
điều gì.
Quay trở lại Takamatsu, Kafka chảy máu khắp nơi trên áo và tỉnh dậy trong một
trạng thái vô định, trống rỗng. Kafka dành vài ngày tiếp theo để bước vào một “khu
rừng” mê cung bao quanh căn nhà gỗ, nói chuyện với quạ, và đắm chìm vào sự ccơ
đơn bao trùm khu rừng. Trên đường trở lại thư viện, Oshima kể cho Kafka nghe về
quá khứ của Miss Saeki, rằng bà từng từng có một mối tình vơ cùng sâu đậm nhưng
người bà u đã bị giết chết trong một cuộc bãi khóa. Kể từ đó, tâm hồn bà như một
chiếc đồng hồ đã ngưng đọng mãi ở quá khứ.
Trong khi đó, Nakata quá giang xe của Hoshino - một người tài xế trẻ để đi đến
Kobe. Hoshino bị thu hút bởi Nakata thu hút và cho rằng ông rất giống với người ông
quá cố của mình. Nakata nói rằng anh ta phải tìm một “phiến đá cửa vào” bí ẩn với
những đặc tính ma thuật mà chỉ mình ơng biết. Sau nhiều ngày lãng phí tìm kiếm sách
và các điểm du lịch trong thư viện, Hoshino vơ tình gặp một lão già lập dị tự xưng là
Đại tá Sanders của tập đoàn KFC. Ơng ta nói ằng mình biết mọi bí mật về phiến đá
nhưng chỉ đồng ý tiết lộ khi Hoshino thực hiện “thủ tục” là quan hệ với cô gái điếm
mà ông gọi tới . Sau đó, ông ta dẫn Hoshino đến cánh rừng và nhấc thành công phiến
đá ấy về.
Tại thư viện, Oshima cho Kafka xem một bài báo nói rằng một nhà điêu khắc nổi
tiếng - cha của Kafka - đã bị đâm chết. Mặc dù cậu đang ở rất xa, vào thời điểm vụ
giết người xảy ra nhưng cậu vẫn cảm thấy mình có một mối liên hệ với cái chết đó.

Cậu kể cho Oshima nghe về điềm báo đã khiến cậu phải rời khỏi nhà: giống như câu


chuyện thần thoại Oedipus, cha của Kafka đã nguyền rằng Kafka sẽ giết cha và ngủ
với mẹ và chị gái. Trong những đêm tiếp theo, một hồn ma giống như một phiên bản
thiếu nữ của Miss Saeki xuất hiện trong phịng của Kafka. Cậu bị bóng ma ấy hấp dẫn,
và bắt đầu tin rằng “Miss Saeki” chính là mẹ của cậu, mặc dù cơ đã phủ nhận điều đó.
Chẳng bao lâu sau, Kafka và Miss Saeki thực sự bắt đầu quan hệ xác thịt với nhau. Bà
ta cảm thấy như thể đang được bù đắp lại khoảng thời gian cô độc từ khi bạn trai cô
qua đời, trong khi cậu thì cảm thấy muốn bù đắp lại một tuổi thơ tổn thương của mình.
Khi cảnh sát tăng cường tìm kiếm kẻ giết cha của Kafka, Hoshino và Nakata chuyển
đến một căn hộ do Đại tá Sanders cung cấp. Kafka có một giấc mơ về việc mình
cưỡng hiếp Sakura khiến cậu cảm thấy tội lỗi, cậu luôn cảm thấy bị mắc kẹt bởi lời
tiên tri của cha mình. Với hy vọng trốn thoát, hoặc đối mặt với cái chết, cậu mạo hiểm
vào khu rừng tối tăm. Sau đó, cậu gặp hai người lính trong qn phục Thế chiến thứ
hai, họ nói rằng họ sẽ đưa Kafka đến một lối vào bí ẩn.
Sau nhiều ngày lái xe trong vô định, Nakata và Hoshino tình cờ đến thư viện tưởng
niệm Komura, và Nakata cảm thấy có gì đó thơi thúc ơng bước vào nơi đây. Ở đó, ơng
ấy nói chuyện với Miss Saeki. Họ cảm thấy một kết nối ngay lập tức. Cô ấy nói với
ơng rằng cơ ấy cảm thấy bị mắc kẹt trong những ký ức về quá khứ của mình, trong khi
ơng nói rằng ơng cũng cảm thấy bị mắc kẹt bởi sự mất trí của mình. Cả hai đều là
những người chỉ cịn lại “nửa chiếc bóng”. Miss Saeki giao cho Nakata một xấp hồ sơ
mà trong đó cơ ấy đã viết nên câu chuyện cuộc đời mình. Khi Oshima đến văn phòng
của Miss Saeki vào cuối ngày, anh thấy cô gục mặt xuống bàn. Cô đã chết. Sau đó,
Nakata cũng được phát hiện đã chết trong khi ngủ. Việc bất ngờ này khiến Hoshino
băn khoăn không biết phải làm gì với viên đá lối vào. Sau một vài ngày, một con mèo
đen đến và nói với Hoshino rằng anh ta sẽ cần phải giết một thứ gì đó mới có thể bước
qua được lối vào. Một sinh vật dài, nhợt nhạt, giống rắn xuất hiện từ xác chết của
Nakata và bắt đầu tìm đường đến hịn đá. Hoshino cố gắng giết nó nhưng khơng thành
cơng và nhận ra mình phải đóng nó bằng cách lật hịn đá lên. Một lần nữa, với gần

như toàn bộ sức lực của mình, anh ta đã thành cơng giết được con vật đó. Hoshino rời
khỏi căn hộ với ý nghĩ rằng anh sẽ luôn giữ lấy ký ức của Nakata.


Cái thằng tên Quạ xuất hiện trong hình dạng một con quạ và đi vịng quanh khu
rừng. Anh ta nhìn thấy một người đàn ông mặc bộ đồ thể thao màu đỏ và đội mũ lụa
đen. Người đàn ơng nói với nó rằng ơng ta làm chiếc sáo từ linh hồn của những chú
mèo, và ông đang đi đến nơi ông có thể tạo ra cây sáo lớn nhất. Người đàn ông đã chết
và bây giờ là một linh hồn. Ơng nói Quạ khơng thể làm ơng ta bị thương được, và kêu
Quạ thử. Quạ mổ vào mắt người đàn ông, nhưng người đàn ông chỉ cười. Quạ xé lưỡi,
và ông ta vẫn tiếp tục cười nhưng giờ đây không thành tiếng và tiếng khị khè ơng ta
phát ra nghe gần giống một tiếng sáo.
Trong căn nhà gỗ trong khe núi, Miss Saeki phiên bản trẻ xuất hiện để nấu bữa ăn
cho Kafka. Cậu vui mừng khôn xiết khi gặp lại cơ, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng
cơ ấy khơng còn ký ức về quá khứ — và chắc chắn rằng, nếu không rời đi sớm, cậu
cũng sẽ mất ký ức của mình. Vào buổi chiều, Miss Saeki trung niên đến và nói với
Kafka rằng cậu phải rời khỏi thung lũng. Kafka lại hỏi rằng cơ có phải là mẹ cậu hay
không. Và Miss Saeki chỉ trả lời rằng cô ấy đã từng bỏ rơi một người mà cô ấy khơng
nên có, và hỏi liệu Kafka có thể tha thứ cho cô không. Cậu tha thứ cho cô, và trong
đầu cậu cũng đã tha thứ cho mẹ mình. Cảm giác như thể một phần đông lạnh trong trái
tim anh đã vỡ vụn. Miss Saeki dùng kẹp tóc châm vào cánh tay của mình và cho
Kafka uống một ít máu của mình, sau đó rời khỏi căn nhà gỗ và qua khu rừng để đến
căn nhà của Oshima. Anh trai của Oshima chở Kafka trở lại thư viện - nơi mà anh ấy
nói với Oshima rằng anh ấy đã quyết định trở lại trường học ở Tokyo. Họ chia tay
nhau, hứa hẹn sẽ gặp lại nhau vào một ngày không xa. Qua điện thoại, Kafka cũng nói
lời tạm biệt với Sakura, gọi cơ là chị gái của mình. Nghĩ về tất cả những gì đã xảy ra
với mình, Kafka lên tàu để trở về nhà.
II) NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT TRONG TÁC PHẨM KAFKA BÊN BỜ
BIỂN
1. Quan niệm về Số phận mà Murakami đã khắc họa trong Kafka bên bờ

biển.


“Đôi khi, số phận giống như một cơn bão cát nhỏ cứ xoay chiều đổi hướng liên tục.
Mày đổi hướng nhưng cơn bão cát đuổi theo mày. [...]. Và khi cơn bão đã chấm dứt,
mày sẽ khơng nhớ mình đã làm thế nào mà vượt qua được nó, làm thế nào mà mình
đã sống sót. Thậm chí mày cũng sẽ không biết chắc là cơn bão đã thật sự chấm dứt
hay chưa nữa. Nhưng điều này thì chắc chắn. Khi mày ra khỏi cơn bão, mày sẽ khơng
cịn là con người đã dấn bước vào nó. Ý nghĩa của cơn bão là như thế đó.” - Kafka
bên bờ biển.
Là một trong những chủ đề chính của cuốn tiểu thuyết, quan niệm về số phận đóng
một vai trị quan trọng. Ngay ở phần đầu truyện, ta được thấy cảnh Kafka - một cậu bé
mười lăm tuổi - quyết định bỏ nhà ra đi để trốn tránh những gì mà cậu lo lắng về số
phận của mình - rằng cậu sẽ giết cha mình và có quan hệ loạn ln giữa mẹ và chị gái.
Kafka lớn lên trong nỗi lo sợ và ám ảnh rằng một ngày nào đó, cậu sẽ phạm phải lời
nguyền này. Tuy nhiên, số phận đã chứng minh rằng Kafka khơng thể trốn chạy khỏi
điều đó. Trong chương mở đầu, “Cái thằng tên là Quạ” hay theo thuyết phân tâm học
thì đó là cái “siêu tơi” của chính Kafka gợi ý rằng cậu khơng thể vượt qua nó và ví số
phận như một "cơn bão cát" tồn tại bên trong Kafka. Đó là cơn bão cát mà dù cậu có
cố chạy trốn theo hướng nào hay bằng cách nào đi chăng nữa thì đều khơng thể thốt.
Cậu chỉ có thể dấn thân vào cơn bão ấy mà thơi. Từ các sự kiện trong cuốn tiểu thuyết,
ta thấy Kafka đã thực hiện lời tiên tri của cha mình nhưng theo những cách gián tiếp.
Thay vì trực tiếp sát hại cha mình, Kafka tỉnh dậy trong mình đầy máu vào đêm mà
cha cậu bị sát hại, mà theo một sự trùng hợp nào đó, cha cậu được xác định đã chết ở
cùng khu vực khi Nakata giết Johnnie Walker. Kafka thấy mình bị Miss Saeki thu hút
một cách khó cưỡng, nhưng suy nghĩ về sự hấp dẫn của Kafka không thể tách rời khỏi
niềm tin rằng cơ ấy có thể là mẹ của cậu. Dưới góc nhìn phân tâm học của Freud, lời
nguyền “giết cha và ngủ với mẹ” có thể lý giải như là một thuộc tính tâm lý của đứa
trẻ gọi là “Mặc cảm Oedipe”. Và lời nguyền đó đã trở thành phần vơ thức trong Kafka
mà ý thức của Kafka đã khơng kiểm sốt được nó. Ngay khi cậu chọn rời khỏi nhà để

trốn chạy thì cái “vơ thức” đã trỗi dậy trong cậu. Và bởi vì sự xa cách và thiếu vắng
tình thương của người mẹ và người chị gái từ khi mới 4 tuổi càng khiến cho bản năng


tính dục ấy đã khắc sâu vào cái vơ thức. Việc Kafka quan hệ tình dục với Miss Saeki
mặc cho cậu nghĩ rằng đó có phải là mẹ cậu hay khơng chính là điểm hồn thành lời
nguyền ấy. Bên cạnh đó thì cịn có rất nhiều mối liên hệ kì lạ xuyên suốt tác phẩm.
Hai nhân vật chính, Kafka Tamura và ơng lão Nakata đối lập nhau về nhiều khía cạnh
và cả số phận trong cuộc đời lại được kết nối theo một cách khơng giải thích được.
Theo một cách nào đó, Nakata giống như một bản thể trái ngược tại một thế giới song
song của Kafka và đã giúp Kafka “giết” cha mình. Điều đó nói lên rằng Murakami đã
thành công khai thác những yếu tố phân tâm học để lý giải những giằng xé trong nội
tâm con người của các nhân vật trong tác phẩm Kafka bên bờ biển. Chính cuộc trốn
chạy này đã đưa cậu đến một tỉnh nhỏ ở Nhật Bản, nơi cậu làm trợ lý tại một thư viện,
yêu một hồn ma, lạc vào một khu rừng rùng rợn, và cuối cùng tìm thấy chính mình.
Như một sự sắp đặt của định mệnh, những con người đối lập nhau lại gắn kết với
nhau. Kafka đã hồn thành số phận của mình gián tiếp thơng qua các nhân vật thay
thế. Sau khi dấn thân vào “cơn bão cát”, chấp nhận rằng số phận là thứ mà anh ta
khơng thể trốn thốt, Kafka đã tìm được bản ngã của chính mình.
Ngồi nỗi ám ảnh của Kafka về lời tiên tri của cha cậu, nhiều nhân vật khác trong
tác phẩm cũng cảm thấy rằng họ được định sẵn là với một người nào đó. Ví dụ, Kafka
gán ý nghĩa sâu sắc cho tình bạn mới khi tình cờ gặp Sakura, cậu tin rằng họ có một
mối liên hệ đặc biệt. Hoshino bị thu hút bởi Nakata vì Nakata khiến anh nhớ đến
người ông đã khuất thân yêu của mình. Mối quan hệ tưởng tượng này bền chặt đến
mức Hoshino từ bỏ cuộc sống hàng ngày của mình để hỗ trợ Nakata với nhiệm vụ bí
mật, ngay cả khi nó ngày càng trở nên kỳ quái. Cuối cùng, Miss Saeki tin rằng cô và
người yêu thời thơ ấu của mình đã được định sẵn để ở bên nhau đến nỗi cơ khơng bao
giờ có thể hồi phục sau sự ra đi của anh ta. Cô bị thu hút bởi Kafka bởi vì cậu dường
như là một hóa thân của bạn trai cô, và cũng bắt đầu mối quan hệ với cậu vì điều này.
Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, các nhân vật bị cuốn vào những mối quan hệ phi lý vì

niềm tin của họ vào những mối quan hệ định mệnh.
Qua tác phẩm Kafka bên bờ biển, nhà văn Murakami lại gợi ra câu hỏi rằng liệu
chúng ta tạo ra số phận hay số phận tạo ra chúng ta? Dù “định mệnh” có thực sự tồn


tại hay khơng, thì niềm tin vào số phận đã thúc đẩy các nhân vật trong Kafka bên bờ
biển hành xử theo những cách khiến cho cuối cùng họ cũng đã thực hiện những lời
tiên tri do chính họ tưởng tượng ra. Vì vậy, Murakami cho thấy rằng niềm tin vào số
phận là điều khiến số phận trở thành hiện thực, và những lời tiên tri sẽ tự ứng nghiệm.
Cũng giống như câu nói đặt ra vấn đề ở đầu chương sách vậy. Chúng ta không biết
cơn bão cát tồn tại bên trong mỗi người đã kết thúc hay chưa, chỉ là sau khi đã dấn
thân vào đó, chúng ta sẽ trở thành những con người khác so với con người mà chúng
ta đã là.

2. Yếu tố tình dục trong tác phẩm Kafka bên bờ biển
Đến với Murakami, chúng ta dường như đến với một "thánh địa tràn ngập sex",
yếu tố tình dục đã được Murakami sử dụng một cách thường xun. Những tác phẩm
của Murakami cũng vơ tình trở thành một “điền trang” riêng biệt, gieo trồng vào trong
ấy những yếu tố về tính dục và tình dục. Murakami quan niệm rằng: ‘tình dục cũng
chỉ là một loại thể thao’. Và ơng viết về tình dục nhưng văn phong lại khơng mang
dục tính”. Có thể nói tình dục mà Murakami mang đến là một yếu tố tạo dựng nên
nghệ thuật tiểu thuyết của Murakami. Tình dục trong tiểu thuyết của Murakami chất
chứa những ý nghĩa và dụng ý nghệ thuật được Murakami khắc họa từ chính mạch
ngầm ẩn sâu nơi nội tại. Và đây dường như cũng trở thành một thứ chất liệu khiến cho
nhân vật mà Murakami xây dựng có được sự lơi cuốn, hấp dẫn.
Với Kafka bên bờ biển, mặc cảm Oedipe được xem là chủ đề trung tâm, mặc cảm về
tội vốn được xem là trái với luân thường đạo lý của xã hội – loạn luân. Kafka đã quan
hệ với Miss Saeki – người có thể là mẹ của cậu. Trong tâm trí của cậu, người quan hệ
với cậu khi ấy là Miss Saeki của những năm 15 tuổi. Bên cạnh đó, Kafka cịn quan hệ
tình dục với Sakura – người có thể là chị gái của Kafka, cậu ta đã cưỡng bức chị gái

mình. Chính những mối quan hệ phức tạp này đã khiến cho Kafka thực sự thỏa hiệp
và chấp nhận cuộc đời của mình như lời nguyền mà cha cậu từng nói – giết cha, ngủ
với mẹ, hãm hiếp chị gái. Tuy nhiên, điều này mục đích nhằm để Kafka có lại cảm


giác rằng cậu đang tồn tại giữa cuộc sống ngổn ngang, vớt vát ý niệm rằng bản thân
cậu cũng có một vai trò nhất định trong cuộc sống.
Bên cạnh mặc cảm Oedipe, phức cảm Genji cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Tuy
nó có những nét tương đồng so với mặc cảm oedipe, nhưng đối với Miss Saeki, khi bà
quan hệ với Kafka nhưng trong tâm trí của bà thì Kafka lại chính là người u bà ở
thuở thiếu thời – chàng trai trưởng của dòng họ Komura. Dù cho đơi lúc bà cũng nhận
ra được bản thân mình đang làm tình với một đứa nhóc 15 tuổi nhưng những ký ức
thuở xưa như một áng mây mù che mờ đi lý trí. Kafka và chàng người yêu thuở thiếu
thời đã hòa vào nhau. Với Kafka, cậu thực hiện quan hệ tình dục với Miss Saeki trong
vơ thức. Có thể nhận ra một điều rằng, cả hai nhân vật này đều đang chìm đắm trong
vơ thức, họ tự tạo ra những khối cảm bởi những thứ khơng cịn trong thực tại. Có
chăng nữa cũng chỉ là những kỷ niệm của thuở thiếu thời, của những trải nghiệm của
tuổi mới lớn.
Đối với Kafka, những hoang tưởng về tình dục của cậu xuất phát từ những hình ảnh
khi giao hợp với Miss Saeki và người chị gái Sakura. Đối với Kafka thì những chi tiết,
những ý nghĩ về nhục dục cứ liên tục hiện lên trong tâm trí của cậu nhóc 15 tuổi:
“Hình ảnh thân thể bà thốt y trở lại trong trí tơi và tơi nhớ đến cảm giác khi tiếp xúc
với những bộ phận khác nhau của bà”; “tôi thực hiện tất cả các bài tập bằng máy theo
trình tự thông thường, mà chỉ nghĩ đến Miss Saeki. Đến cái đêm ân ái của chúng tôi”;
“mày nằm vào giường và tắt đèn, hy vọng bà hiện ra trong căn phòng này”; “hồi ức về
những giờ phút ái ân dâng lên trong đầu tôi. Miss Saeki chậm rãi cởi quần áo, vào
giường”. “Tối mịt, kim đồng hồ báo thức dạ quang bên cạnh giường tôi chỉ ba giờ
hơn. Trong ánh sáng yếu ớt của cột đèn ngoài vườn lọt vào, tơi nhìn thấy cơ ngồi đó”.
“Đêm ấy, Miss Saeki đến phịng tơi sau chín giờ”. “Đêm ấy lại là một đêm ân ái. Mày
lắng nghe khoảng trống trong bà đầy lên”


Tuy nhiên những hoang tưởng mà Kafka

khơi gợi lại vừa hư vừa thực, khiến người đọc khó hình dung được bởi nó được
Murakami miêu tả một cách vơ cùng tỉ mỉ, trau chuốt khiến nó như đang diễn ra ngay
tại khoảnh khắc mà Kafka đang nghĩ đến. Đặc biệt hơn trong những lần mà cả hai
giao hợp, họ đều nhìn thấy trong bản thân người kia có một dáng dấp khác, dáng dấp


ấy khiến họ quên đi cái hiện thực, làm lu mờ đi lý trí trong họ. Chính bản thân của hai
thực thể này dường như bị cuốn vào một hố sâu ở một khơng gian khác, chìm đắm
vào những dục vọng hoang tưởng mà cả hai tạo ra.
Xuất hiện khá mờ nhạt trong hiện thực nhưng mối quan hệ này lại trở thành một ám
ảnh khiến cho Miss Saeki phải nhớ mãi: “Hai người cùng tuổi, rất đẹp đôi. Hai nhà ở
gần nhau, họ luôn xoắn xuýt bên nhau không rời... Họ sinh ra đã có cái nửa kia ngay
trước mặt mình... Họ đã quan hệ tình dục từ hồi mười bốn tuổi. Cả hai đều sớm phát
triển tính dục, và cũng như nhiều đứa trẻ sớm phát triển tính dục, họ khó có thể thành
người lớn”. Cặp đơi này được nhắc đến như một đôi thanh mai trúc mã. Cái bóng
dáng của chàng trai trưởng Komura quá lớn lao khiến cho Kafka hòa lẫn vào trong và
trở thành một người tình thuở xưa của Mis Saeki. Làm cho Miss Saeki ln ln chìm
đắm vào mối tình thuở xưa khi quan hệ với Kafka, bất giác nhận ra nhưng bà ln bị
chìm đắm trong sự khắc khoải. Có thể thấy, Miss Saeki dường như đang tồn tại trong
một thế giới hoàn toàn tách biệt với thế giới thực.
Mối quan hệ phức tạp khác trong tác phẩm là những ái ân mà Kafka và Sakura thể
hiện các chi tiết sau: “Qua khoang cổ bó của chiếc áo sơ mi, thống thấy dây xu
chiêng, một sợi dây mảnh màu kem. Tôi mường tượng lớp vải mịn ở đầu dây đó. Hai
bầu vú mềm bên dưới. Hai núm vú hồng hồng căng dần dưới đầu ngón tay tơi”; “vuốt
ve, dịu dàng mơn man”; “Mình chỉ giúp cậu thư giãn thơi. Cậu đã qua một ngày gay
go, cậu quá căng thẳng và sẽ không ngủ được nếu ta khơng làm cái gì đó”; “Mày cố
nhớ hình dáng từng cây để nhận ra đường về, cây nào cũng giống cây nào và chẳng

mấy chốc, mày bị nuốt chửng vào một biển thực vật vô danh… Mày cảm thấy khối
cảm đang dâng lên trong cơ như một nối dài của bản thân mày. Bây giờ thì mày hiểu.
Những cành cây chằng chịt sừng sững như một bức tường đen chặn tầm nhìn của mày.
Con quạ khơng gửi thông điệp nữa. Và mày xuất tinh” – cảnh khu rừng lúc Kafka
cưỡng hiếp Sakura. Đây cũng là một chi tiết gắn liền với Mặc cảm Oedipe, người chị
bị chính em trai của mình cưỡng hiếp. Đối với Sakura, giải tỏa những ham muốn về
tình dục cũng tương tự như việc giải tỏa những lo toan, áp lực trong cuộc sống. Qua
Sakura, Murakami cũng đã bộc bạch những quan điểm về tình dục của ơng, ham


muốn dục vọng cũng như những áp lực, không thể để nó bị ức chế q lâu. Phải nhanh
chóng tìm được sự giải thốt cũng như phóng thích nó để tránh trở thành mối đe dọa
trong tâm lý của mỗi con người.
Bên cạnh đó, nhân vật Hoshino cũng đã trải qua những trải nghiệm đặc biệt về tình
dục. Sau khi quan hệ thể xác với cô gái này, Hoshino dường như trở nên giác ngộ.
“Tôi chưa lần nào nghĩ đến việc ngủ với cô ta cả. Ý muốn ngủ với cô ta chưa bao giờ
nảy ra trong đầu tôi. Ấy thế mà cả hai lần tôi đều ở trong cùng một căn phịng đó mà
nhập thân thể mình vào thân thể cô ta”. Dù đây chỉ là một tuyến nhân vật phụ, tuy
nhiên mối quan hệ này đã trở thành một chất xúc tác để Hoshino có thể ngộ ra được
nhiều điều và phá vỡ được những giới hạn thường ngày của anh. Nhân vật cơ gái điếm
“thích bàn chuyện triết học” xuất hiện như một gợi ý để giải đáp những câu hỏi khó
nhằn. Chính cơ gái này đã giúp cho Hoshino tìm thấy được "cửa vào" giúp cho
Nakata.
Với hàng loạt yếu tố kì ảo, hoang đường, yếu tố tình dục mà Murakami sử
dụng mang một ý niệm cao hơn hẳn so với tình dục sinh lí bình tường. Hệ thống nhân
vật trong tiểu thuyết của Murakami nói chung và Kafka bên bờ biển nói riêng dường
như đều xoay quanh cái trục là bản năng tính dục. Đó là một trong những bản năng
gốc của loài người và Murakami đã lý giải tính cách của mỗi nhân vật từ góc độ hoạt
động tình dục. Yếu tố này cịn chi phối thi pháp Murakami thơng qua những ám ảnh
về tình dục trong mỗi người. Những mối quan hệ mà Kafka bên bờ biển đưa đến

khơng cịn là những tội lỗi trong tâm thức, chúng đã biến thành những trải nghiệm của
bản thân mỗi nhân vật nói chung và con người nói riêng. Lời nguyền được lập dựa
trên số phận, là định mệnh của con người, con người (mà ở đây là Kafka) đã khơng
đầu hàng, khơng phó mặc mà cậu đương đầu, không một chút né tránh. Dù cho cuộc
đời, dù cho số phận có phũ phàng nhưng con người vẫn phải kiên trì đi hết đoạn
đường của cuộc đời mình. Vượt qua tất cả và làm chủ cuộc đời, số phận để cuối cùng
có thể chạm tay vào hạnh phúc và tự do.


3. Sự đồng cảm của độc giả đối với hai nhân vật chính trong Kafka bên bờ
biển (Haruki Murakami) - Về trường hợp “Những đứa trẻ bị lãng quên”
Đọc “Kafka bên bờ biển” (Haruki Murakami), độc giả gần như bị chống ngợp bởi
tính siêu thực, hư cấu được thể hiện khá đậm nét trong tác phẩm. Đôi lúc, người đọc
sẽ dễ rơi vào hoang mang nếu như không theo dõi kỹ các chi tiết được đan cài giữa hai
tuyến truyện riêng biệt. Và khi đã đọc một cách nghiền ngẫm, đã sẵn sàng bước vào
thế giới “siêu hư cấu” của Kafka bên bờ biển thì quyển sách này có thể mang lại cho
bạn những góc nhìn rộng mở hơn về thế giới. Đặc biệt là về những khiếm khuyết,
những điều khơng hồn hảo trong cuộc sống. Những thương tổn vốn tồn tại từ lâu
trong mỗi tâm hồn thơ trẻ…
Ngay từ nhỏ, Kafka Tamura đã thiếu thốn tình yêu thương từ gia đình. Cậu khơng
biết lý do vì sao mẹ và chị cậu lại rời đi. Lúc họ đi thì cậu cịn q nhỏ và khơng có đủ
nhận thức để ghi nhớ những việc từng diễn ra trong quá khứ. Chẳng hạn như khi nhìn
vào tấm ảnh cũ mà Kafka chụp cùng với chị gái ở bãi biển, cậu cũng không thể nào
nhớ rõ được điều gì, cậu chỉ biết rằng mình đã từng chụp hình với chị, từ lúc hai chị
em còn rất nhỏ, và tất cả đều được phản chiếu qua tấm hình cũ này: “Ai chụp tấm hình
này, ở đâu và khi nào, tôi không sao nhớ ra nổi. Và làm sao mà nom tôi lại hớn hở đến
thế? Và tại sao cha tôi lại chỉ giữ độc một bức ảnh này? Toàn bộ câu chuyện là một bí
mật hồn tồn. Hồi đó, chắc tơi mới lên ba, chị tơi lên chín. Chị em tơi có bao giờ thực
sự hịa hợp nhau đến thế khơng nhỉ? Tơi khơng nhớ là đã có bao giờ đi nghỉ ở biển,
hoặc bất kỳ đâu, với gia đình”. Kafka vẫn ln cảm thấy hoài nghi về sự thiếu vắng,

trống trải ấy, rằng có thể cậu rất muốn tìm gặp mẹ và chị gái mà giờ đây tất thảy mọi
thứ về họ chỉ còn tồn tại trong những mảng ký ức mơ hồ của tuổi thơ. Trong cái lần
Kafka tình cờ gặp Sakura trên chuyến xe buýt, thông qua câu chuyện về người em đã
lâu không gặp của Sakura, tâm trạng của cậu bé mười lăm tuổi càng dấy lên một cảm
giác ngờ vực khó tả. Liệu Sakura có phải là người chị đã biến mất hoàn toàn khỏi cuộc
sống của cậu, và giả như Sakura có là chị của cậu thật đi nữa thì cả hai người cũng
chẳng thể nào nhận ra nhau. Vì bản thân Kafka khơng giữ lại chút ký ức nào, dường
như tất cả đã bị xóa sạch: “Thế rồi, đúng lúc ấy, một ý nghĩ chợt đến trong đầu tôi:


ngộ nhỡ đây là chị gái mình? Cơ ta cũng trạc tuổi ấy. Diện mạo khác thường của cô
chẳng mấy giống chị tôi trong tấm ảnh, nhưng không thể căn cứ vào đó. Tùy theo cách
chụp, đơi khi, ảnh có thể hồn tồn khác với người thật. Cơ nói cơ có một đứa em trai
trạc tuổi tơi mà hàng bao năm nay cơ khơng gặp. Liệu đứa em đó có thể là tơi - ít nhất
là trên lý thuyết?”. Và khi gặp Miss Saeki, vơ hình trung, Kafka cũng có những suy
nghĩ mơ hồ như vậy. Phải chăng Miss Saeki là người mẹ đã rời xa cậu từ nhiều năm
trước: “Người phụ nữ này gây một ấn tượng mạnh đối với tôi, khiến tôi cảm thấy nao
nao nhớ. Giá bà là mẹ tơi thì tuyệt biết mấy! Tơi thường có ý nghĩ như vậy mỗi lần
gặp một phụ nữ trung niên đáng yêu. Xác suất Miss Saeki là mẹ tôi hầu như là số
khơng, tơi biết vậy. Tuy nhiên, vì tơi khơng hề biết mặt mẹ tơi, thậm chí cũng chẳng
nhớ tên, nên khả năng ấy vẫn tồn tại, đúng khơng? Khơng có gì loại trừ nó hồn tồn”
(chương 5). Không chỉ riêng với Kafka Tamura, những đứa trẻ trên thế gian đều rất
cần tình yêu thương, sự bao bọc, che chở của cha mẹ. Nếu vắng đi một hoặc chẳng
cịn tình thương u nữa thì đứa trẻ ấy sẽ cảm thấy cơ đơn, lạc lõng biết nhường nào.
Tuy có những thiếu niên bộc trực, mang vẻ ngoài “khá trưởng thành” như Kafka
Tamura, sẽ sẵn sàng làm những điều mà bản thân mong muốn nhưng từ tận sâu đáy
lòng, Kafka Tamura vẫn là một đứa trẻ, và đứa trẻ ấy vẫn cần được bảo ban, quan tâm,
theo dõi hành trình lớn lên theo từng giai đoạn. Nếu ông Koichi Tamura khơng nói ra
lời nguyền khủng khiếp đó và hằng ngày ông không “tra tấn” tinh thần Kafka, mà thay
vào đó là ơng dành tình u thương, sự chăm sóc, ân cần đến cậu thì có lẽ Kafka đã

khơng chọn cách bỏ nhà ra đi, đã khơng cuốn vào vịng xốy với bao điều kỳ lạ. Từ
quyển sách này, người đọc có thể nhìn ra hiện trạng xã hội hiện đại đang vùn vụt trơi
ngồi kia, rằng xung quanh ta vẫn tồn tại những gia đình khơng trọn vẹn. Có thể bắt
nguồn từ một biến cố, một nguyên nhân nào đó mà đã khiến gia đình ấy khơng cịn
như trước nữa. Người chịu phần thương tổn lớn nhất vẫn là những đứa con (đặc biệt là
những đứa trẻ chưa đủ nhận thức về chuyện gì đang diễn ra). Khi một trong số những
người thân khơng cịn quan tâm, lo lắng, những đứa trẻ sẽ tự thu mình lại và đồng thời
tạo ra một vỏ bọc cứng rắn, thật khó có thể nào mà phá vỡ. Vì cái cảm giác bị bỏ lại
vẫn ln âm ỉ ở đó. Kafka Tamura đã khơng thể thốt khỏi mong muốn được tìm lại
mẹ và chị mình, chắc hẳn khi trở về, họ sẽ bù đắp lại khoản yêu thương của thời gian
trước đó và nhân rộng ra nhiều khoản yêu thương ấm áp sau này. Nhưng sau rốt Kafka


vẫn chưa thể chắc chắn một điều gì, hàng loạt sự kiện “trùng hợp” xảy ra khiến cậu
càng trở nên hoang mang, lấp lửng hơn trước. Hành động bỏ nhà ra đi của Kafka
không chỉ đơn giản là hành động trốn chạy khỏi lời nguyền kinh khiếp của ông Koichi
mà đó cịn là hành trình tìm kiếm bản ngã, tìm kiếm u thương khuất kín trong một
trái tim cơ đơn, thiếu vắng hơi ấm của tình thương.
Song song với tuyến truyện của Kafka, nhân vật Nakata cũng đã mang đến cho
độc giả những góc nhìn đa diện hơn về một ông lão đần độn, khù khờ và luôn tạo ra
niềm vui sống từ những điều giản dị : “Nakata hành động theo cảm thức của riêng
mình về thời gian. Trời rạng ra là sáng, mặt trời lặn và trời tối đen là đêm. Hễ trời tối
là lão đến nhà tắm cơng cộng rồi sau đó lại về nhà ngủ”. Do không may bị tai nạn từ
thuở ấu thơ nên Nakata đã khơng cịn thơng minh và sáng suốt như trước. Qua lời thú
nhận của người cô năm xưa đã dạy Nakata trong lá thư gửi đến vị Giáo sư, cô dành
nhiều lời khen cho cậu bé Satoru Nakata trong thời gian trước khi vụ hôn mê tập thể
trên Đồi Bát Cơm xảy ra: “Nakata là một trong những học sinh từ Tokyo sơ tán về
tỉnh chúng tôi và là đứa thơng minh nhất, đạt điểm cao nhất trong số đó. Với nét mặt
dễ thương và quần áo luôn luôn chỉnh tề, Nakata là một chú bé hiền dịu, không bao
giờ can thiệp vào chuyện của người khác. Trong lớp, nó chưa một lần xung phong trả

lời, nhưng khi tôi gọi đến, bao giờ nó cũng trả lời chính xác và khi tơi hỏi ý kiến nó,
nó ln phát biểu đâu ra đấy. Bất luận đề tài gì, nó cũng nắm bắt được ngay. Mỗi lớp
đều có một học sinh như vậy. Loại này tự giác học những điều cần học không cần phải
giám sát, sau này chắc chắn sẽ vào một trường đại học hàng đầu và kiếm được một
công việc ưu hạng. Loại trẻ có khả năng thiên bẩm”. Sau khi xảy ra tai nạn và là đứa
trẻ chịu di chứng mạnh mẽ nhất, Nakata trở nên ngốc nghếch, kém thơng minh và
ln chịu mọi áp lực từ phía gia đình. Cha của Nakata vốn là một giáo sư đại học, vì
thế ơng đặt rất nhiều kỳ vọng vào các con mình, đặc biệt là Nakata. Nhưng sau vụ tai
nạn ấy, cả gia đình xem Nakata như một gánh nặng, sự kỳ vọng đáng kể ban đầu đột
ngột chuyển thành nỗi đau đớn, tuyệt vọng, cho mãi đến sau này: “Một khi đã quá tuổi
sáu mươi thì lão đã quen với việc bị coi là đần độn cũng như với việc chẳng ai thèm
để ý đến mình. Người ta có thể sống mà khơng cần phải đi tàu hỏa. Cha chết rồi,
khơng ăn địn nữa. Mẹ cũng chết rồi, khơng cịn khóc được nữa”. Từ những lời miệt


thị, nhiếc móc của mọi người xung quanh, từ những nỗi lo lắng khôn cùng của mẹ, từ
sự thất vọng nặng nề của cha, Nakata cũng dần cảm nhận được phần nào sự “khơng ổn
định” trong con người mình, điển hình là các vấn đề liên quan đến trí óc. Và từ đó,
Nakata khơng thể tiếp nhận bất kể một lĩnh vực kiến thức nào nữa, ông trở về cuộc
sống bình dị của riêng mình và bỏ quên sự chảy trôi của thời gian. Giống như Kafka
Tamura, cậu bé Satoru Nakata cũng đã phải sớm “vật lộn” với thế giới thực của mình.
Đó là đối diện thẳng thắn với sự thật và điềm nhiên chấp nhận bao lời chê trách nặng
nề từ xã hội và hơn cả là thái độ của các thành viên trong gia đình đối với Nakata. Dù
mọi chuyện có dồn ép Nakata thế nào, dù ơng không đáp ứng được nguyện vọng của
xã hội đặt ra cho mình ra sao, thì sau cùng, ơng vẫn chọn cách tiếp tục bước đi, bỏ
mặc dòng chảy thời gian và sống thanh thản với những ước mơ bình dị của riêng mình
- như là được ăn thỏa thích một bữa lươn nướng mà không e sợ bất kỳ điều gì.
Trong xã hội hiện đại, vẫn có những đứa trẻ ngoan hiền như Satoru Nakata - nhưng
đây là những đứa trẻ không bước ra từ trang sách, vậy nên chúng sẽ không bị tai nạn,
sẽ không bị khiếm khuyết về mặt trí tuệ, sẽ khơng chịu ảnh hưởng hoặc di chứng đến

hết cuộc đời. Chúng cũng nhận thật nhiều áp lực từ mọi phía, là những kỳ vọng đè
nặng trên đôi vai và cứ thế tiếp tục nỗ lực để đạt được những kỳ vọng ấy. Có những
đứa trẻ đã phản kháng lại, không chờ đợi một tai nạn nào - như Nakata… Rốt cuộc,
cuộc sống của cậu bé Nakata sẽ thế nào nếu như cậu trở thành một người cự phách, lỗi
lạc, toàn năng?
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
Không chỉ là nhà một nhà văn nổi tiếng ở Nhật Bản, các sáng tác của Murakami
còn được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, luôn nằm trong hạng mục
“best seller” của các nhà xuất bản. Vậy điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn to lớn như vậy
ở các tiểu thuyết của ông? Theo chúng tơi thì yếu tố nghệ thuật là một đặc điểm quan
trọng quyết định điều đó và “Kafka bên bờ biển” là tác phẩm tiêu biểu thể hiện được
tài năng của Murakami.


Như trong nhận định Pgs.Ts Thái Phan Vàng Anh rằng: “Quan niệm tiểu thuyết là
những vi văn bản, tiểu thuyết như một trò chơi thể hiện rõ nhất ở nghệ thuật trần thuật
hỗn độn, lắp ghép phi logic. Chối bỏ đại tự sự, hậu hiện đại khước từ vai trò tồn tri
của người kể chuyện ngơi ba. Trong nhiều tiểu thuyết khơng gian nhịe mờ, thời gian
đảo lộn, phi thực.” “Kafka bên bờ biển” chính là một điển hình của văn chương hậu
hiện đại từ kết cấu cho đến giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật,...
Đầu tiên, bàn về kết cấu của tác phẩm này. Lật những trang sách đầu tiên, người đọc
sẽ có cảm giác khá hoang mang vì mạch truyện được xếp đặt theo kiểu song tuyến:
những chương lẻ kể về hành trình của cậu bé Kafka, những chương chẵn thì lại câu
chuyện của cụ ơng Nakata. Kiểu kết cấu này ban đầu sẽ dễ gây khó chịu cho độc giả
bởi lẽ mạch truyện khi thưởng thức sẽ bị ngắt quãng và rất khó để nắm bắt được
những chi tiết trong tác phẩm. Thế nhưng, cũng chính kiểu kết cấu này lại tạo nên sự
thú vị, nó “buộc” độc giả phải đọc thật chậm để nghiền ngẫm và khi nhận ra được
những điểm liên quan giữa hai con người tưởng chừng cách xa nhau cả ngàn cây số
như Kafka và Nakata thì sẽ rất thú vị, độc đáo. Murakami đã dẫn lối người đọc vào mê
trận văn bản, gây được sự tị mị và kích thích họ tiếp tục thưởng thức để tìm được lối

ra cũng như là giao điểm trong hai cuộc hành trình của Kafka và Nakata.
Kết cấu mảnh vỡ cũng được thể hiện trong tác phẩm này. Nếu bạn đang tìm kiếm
một tác phẩm với một cốt truyện liền mạch, tình tiết cao trào thì “Kafka bên bờ biển”
thực sự khơng phù hợp. Bởi lẽ, tiểu thuyết này đã khước từ tính đại tự sự vốn quen
quen thuộc trong những tác phẩm văn học trước đây. “Kafka bên bờ biển” là một tác
phẩm được tái tạo, lắp ghép từ vô số những mảnh vỡ khác nhau, dường như có một
bàn tay vơ hình đã xáo trộn tất cả những “mẩu” văn bản và đưa quyền sắp xếp nó vào
tay độc giả. Tác phẩm tồn tại những khoảng trắng nhất định để độc giả tự giải đáp và
thậm chí tái tạo lại một văn bản khác trong thế giới riêng của mình. Ví dụ như sự xuất
hiện của nhân vật Johnnie Walker tàn ác chuyên giết những chú mèo để luyện thành
một cây sáo đặc biệt hay vụ tai nạn kì lạ ở Đồi Bát Cơm khiến 16 học sinh bỗng dưng
hôn mê và Nakata từ một cậu bé thông minh sáng dạ sau khi tỉnh lại bỗng trở nên ngờ


nghệch và quên hết mọi thứ xung quanh. Tất cả đều không được tác giả giải đáp rõ
ràng mà nhường quyền “phán xử” đó lại cho độc giả.
Tiếp theo, bàn về điểm nhìn trần thuật của tác phẩm. Tiểu thuyết “Kafka bên bờ
biển” được trần thuật bởi điểm nhìn của rất nhiều nhân vật. Ở tuyến truyện của Kafka,
tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, Kafka là nhân vật xưng tôi. Thế nhưng điểm thú vị ở
đây là sự xuất hiện của thằng Quạ - một cái “tôi” khác của Kafka. Quạ giống như một
nhân cách khác của Kafka, nhân vật này xuất hiện mỗi khi Kafka rơi vào trạng thái
căng thẳng, phân vân. Thay vì để cho nhân vật Kafka tự bày tỏ những mâu thuẫn,
giằng xéo trong nội tâm của mình thì Murakami tạo ra một thằng Quạ để thể hiện điều
đó. Quạ và Kafka đối thoại với nhau như những người bạn thật sự. Đôi khi, giữa cả
hai cũng xảy ra những mâu thuẫn:
"Kiếm một việc làm, hay đại loại như vậy?"
"Có thể," tơi nói.
Quạ lắc đầu. "Cậu biết đấy, còn ối thứ cậu phải học ở đời. Nghe đây - liệu một thằng
nhóc mười lăm tuổi ranh có thể kiếm được cơng việc gì ở một nơi xa lắc trước đó nó
chưa từng đặt chân tới? Cậu chưa học hết cấp hai. Cậu nghĩ ai sẽ mướn cậu?"


Tơi hơi đỏ mặt. Chẳng cần nói phũ lắm mới khiến tôi đỏ mặt.”
Thế nhưng, Quạ cũng là một phần không thể tách biệt trong Kafka cũng như trong
mỗi chúng ta. Bằng cách tạo ra một nhân vật đặc biệt như thằng Quạ, Murakami đã có
thể khéo léo khai thác và thể hiện được những góc khuất và mặt tối trong nội tâm con
người.
Ở tuyến truyện thứ hai, Murakami lại sử dụng ngôi kể thứ ba với rất nhiều điểm nhìn
trần thuật. Như ở các bản báo cáo của Cục tình báo quân đội Mỹ lúc thì là góc nhìn


của trung úy Robert O’Connor, lúc lại được trao cho các nhân vật như: cô giáo Setsuki
Okamachi, bác sĩ Juichi Nakazawa, tiến sĩ Shigenori Tsukayama. Hay như trong bức
thư gửi giáo sư của Setsuko, cô cũng xưng tôi và kể lại những điều giấu kín trong nội
tâm bấy lâu: từ những ẩn ức tính dục khi phải rời xa người chồng đến cú tát trời giáng
của cô dành cho Nakata. “Chúng tôi cưới chưa được bao lâu, chiến tranh đã mỗi người
một ngả. Thân thể tôi bừng bừng thèm khát chồng tơi. Tơi cảm thấy một nỗi khối lạc
khơng sao tả xiết.” Việc trần thuật bằng đa điểm nhìn như vậy giúp người đọc có thể
trải nghiệm, thấu hiểu cảm xúc của mỗi một nhân vật trong tác phẩm. Ở mỗi một
người là một câu chuyện, một số phận khác nhau nhưng dường như đều tồn tại một
sợi dây liên kết vơ hình nào đó.
Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng rất đặc biệt. Không gian
trong tác phẩm vừa là những địa điểm có thật và gần gũi với chúng ta: Nakano,
Takamatsu, thế nhưng chính nó cũng được Murakami thổi vào đó những yếu tố kì ảo.
Như chuyện Nakata có thể hiểu được ngơn ngữ lồi mèo, có thể tiên đốn được trận
mưa cá mưa đỉa….và vô số những yếu tố khác. Độc giả cảm thấy đơi lúc nó vơ cùng
gần gũi với mình nhưng cũng có đơi lúc lại rất xa vời, một khơng gian vượt qua khỏi
thế giới vật chất. Không gian và thời gian nghệ thuật gắn liền với tinh thần phi lý quen
thuộc của văn chương hậu hiện đại.



HẾT


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1) Haruki Murakami (Dương Tường dịch). (2007). Kafka bên bờ biển.
Truy cập từ:
b/doc-sach-truc-tuyen/13334/kafka-ben-bo-bien-kafka-on-th
e-shore-full-haruki-murakami.html
2) Đặng Phương Thảo (2017), Cách kể hỗn độn trong tiểu thuyết Kafka bên bờ
biển của Haruki Murakami
3) Thái Phan Vàng Anh (2010), Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, Nghiên cứu Văn học, số 02/2010.
4) Kênh chia sẻ tri thức. Yếu tố phân tâm học trong Kafka bên bờ biển của nhà
văn Murakami Haruki.
Truy cập từ
/>-bo.html, ngày 23/3/2022
5) Olson, Maxwell. Cooper, James ed. (2021). "Kafka on the Shore About the
Myth

of

Oedipus".

GradeSaver.

Truy

cập

từ


/>6) Phạm Phương Mai (2010), Luận văn Th.S - Yếu tố tình dục trong tiểu thuyết
của Murakami.




×