Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận Quan hệ Việt Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.64 KB, 29 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH

MƠN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

Đề tài: QUAN HỆ KINH TẾ SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM –
MỸ

Lớp học phần: …
Nhóm: …
GVHD: …

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2022

1


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH

MƠN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

Đề tài: QUAN HỆ KINH TẾ SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM –
MỸ


Lớp học phần: …
Nhóm: …
Giảng viên hướng dẫn : …

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2022

2


MỤC LỤC
Phần I) Cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế..........................................................5
1.1 Khái niệm quan hệ kinh tế song phương.........................................................5
1.2 Những vấn đề chung của thương mại quốc tế..................................................5
1.2.1 Khái niệm và nội dung của thương mại quốc tế........................................5
1.2.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế.............................................................5
1.2.3 Chức năng của thương mại quốc tế...........................................................6
Phần II) Bối cảnh kinh tế - chính trị giữa 2 quốc gia trước khi hợp tác. Vì sao mỹ
quyết định bỏ cấm vận quay sang hợp tác?...............................................................7
2.1 Bối cảnh kinh tế - chính trị..............................................................................7
2.2 Vì sao Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam?......................8
Phần III) Nội dung Hiệp định thương mai Việt – Mỹ. Phân tích và đánh giá thực
tiễn mối quan hệ kinh tế Việt – Mỹ sau hiệp định...................................................10
3.1. Nội dung hiệp định thương mại Việt – Mỹ...................................................10
3.1.1 Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới...............10
3.1.2 Nội dung Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.............................................10
3.2 Phân tích và đánh giá thực tiễn mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ sau
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ..........................................................................11
3.2.1 Về lĩnh vực thương mại hàng hóa...........................................................11
3.2.2 Kim ngạch thương mại Việt - Mỹ:..........................................................11
3.2.3 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mỹ..................................12

3.2.4 Đánh giá tình hình xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kì..............13
3.2.5 Về lĩnh vực đầu tư của Mỹ vào Việt Nam:..............................................14
Phần IV) Lợi ích và một số mặt tồn tại trong quan hệ kinh tế Việt - Mỹ và nguyên
nhân. Đề xuất giải pháp giải quyết những mặt tồn tại..............................................17

3


4.1 Những thuận lợi của đôi bên đạt đc khi kí kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ
............................................................................................................................. 17
4.1.1 Lợi ích mà Việt Nam đạt được khi kí kết Hiệp định thương mại Việt –
Mỹ................................................................................................................... 17
4.1.2 Lợi ích Hoa Kì thu được trong quan hệ thương mại với Việt Nam.........20
4.2 Những mặt tồn tại trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ và nguyên nhân......20
4.2.1 Xuất phát từ phía Việt Nam....................................................................20
4.2.2 Xuất phát từ phía Mỹ..............................................................................21
4.3 Đề xuất giải pháp thúc đẩy dòng thương mại từ Mỹ vào Việt Nam...............22
4.4 Triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ 2019 đến nay.......................23
Phần V) Những yếu tố ảnh hưởng quan hệ Việt- Mỹ cần giải quyết để thúc đẩy quan
hệ trong tương lai....................................................................................................24
5.1 Về rào cản “ nhân quyền, dân chủ”................................................................24
5.2 Nhân tố Trung Quốc......................................................................................25
5.3 Các yếu tố bên ngoài.....................................................................................25
5.4 Tương lai quan hệ Việt – Mỹ.........................................................................26
Phần VI) Tóm lại.....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................29

4



PHẦN I) CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm quan hệ kinh tế song phương
Là việc tiến hành quan hệ kinh tế hoặc văn hóa giữa hai quốc gia có chủ
quyền. Khi các quốc gia cơng nhận nhau là quốc gia có chủ quyền và đồng ý quan
hệ ngoại giao, họ tạo ra mối quan hệ song phương. Các quốc gia có quan hệ song
phương sẽ trao đổi các đại lý ngoại giao như đại sứ để tạo điều kiện cho các cuộc
đối thoại và hợp tác.
1.2 Những vấn đề chung của thương mại quốc tế
1.2.1 Khái niệm và nội dung của thương mại quốc tế
Khái niệm: Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và
dịch vụ giữa các quốc gia và các nền kinh tế trên thế giới.
Nội dung:
 Xuất nhập khẩu hàng hố hữu hình ( xuất khẩu gạo, cà phê,.. Nhập khẩu
thép, ô tô,...)
 Xuất nhập khẩu hàng hố vơ hình ( dịch vụ vận tải, bảo hiểm, hàng không,






sáng chế, …)
Gia công quốc tế ( giày dép, đồ may mặc,..)
Tái xuất khẩu và chuyển khẩu
Tái xuất khẩu : hàng hoá phải làm thủ tục hải quan.
Chuyển khẩu: hàng hố khơng làm thủ tục hải quan.
Xuất khẩu tại chỗ ( hàng hoá dịch vụ bán cho các khu chế xuất,..)

1.2.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế
 Tốc độ tăng trưởng rất nhanh và cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của các

nền kinh tế trong nước
 Thương mại hàng hữu hình thường tăng chậm hơn so với thương mại hàng
vơ hình
 Cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc
 Phạm vi và phương thức cạnh tranh ngày càng được mở rộng với nhiều công
cụ khác nhau.
 Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn đi.
5


 Thương mại quốc tế hướng tới tự do hoá.
1.2.3 Chức năng của thương mại quốc tế
Có 2 chức năng cơ bản:
 Làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc
dân.
 Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.

6


PHẦN II) BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ GIỮA 2 QUỐC GIA
TRƯỚC KHI HỢP TÁC. VÌ SAO MỸ QUYẾT ĐỊNH BỎ CẤM VẬN
QUAY SANG HỢP TÁC?
2.1 Bối cảnh kinh tế - chính trị
Trước khi đến với q trình hợp tác thương mại song phương, Việt Nam đã
trải qua một thời kì bình thường hóa mối quan hệ:
Sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, vấn đề bình thường hóa được đặt ra
vào năm 1976 khi ta gửi một thông điệp khơng chính thức cho Mỹ qua Liên Xơ nêu
vấn đề hai bên nên gặp nhau để thảo luận việc bình thường hóa quan hệ.
Tháng 5/1977 bắt đầu cuộc đàm phán giữa hai đồn chính thức cấp chính

phủ hai nước. Phía ta do Thứ tưởng Ngoại giao Phan Hiền dẫn đầu, phía Mỹ do Trợ
lý Bộ trưởng Ngoại giao Holbrook dẫn đầu. Khi hai bên bắt đầu đàm phán, Tổng
thống Carter tuyên bố Mỹ không cản trở việc Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc.
Những năm sau đó do những bất bình ổn trong quan hệ chính trị giữa các
quốc gia Việt Nam – Campuchia, Việt – Trung và Xô – Trung nên q trình bình
thường hóa bị trì hỗn.
Mỹ dừng việc thảo luận vấn đề bình thường hóa và nói lúc này khơng phải là
thời điểm thích hợp, một vì tình hình căng thẳng, một vì muốn tập trung chuẩn bị
thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Năm 1991, Mỹ quyết định bỏ việc hạn chế các cựu chiến binh, nhà báo,
doanh nhân sang Việt Nam du lịch và đồng thời cũng bỏ việc hạn chế đi lại trong
phạm vi 25 cây số đối với các cán bộ ta làm việc tại cơ quan đại diện Liên Hợp
quốc ở New York.
Năm 1993, tổng thống Bill Clinton nhậm chức. Thời gian này, diễn ra một
loạt hoạt động tích cực dẫn đến bình thường hóa thực sự.
Tháng 6/1993, một số quan chức Mỹ thuộc cả hai đảng do cựu Ngoại trưởng
Edmund Muskie đứng đầu đã ra lời kêu gọi chính quyền Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận và
thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
7


Cuối tháng 7/1993, Tổng thống Clinton cử một đoàn thương mại gồm đại
diện 15 tập đồn và cơng ty lớn của Mỹ sang Việt Nam để trao đổi và ký kết các dự
án hợp tác cụ thể nhưng chờ sau khi cấm vận được bãi bỏ mới triển khai.
Tháng 9/1993, Clinton quyết định cho các công ty Mỹ tham gia các dự án do
các cơ quan tài chính quốc tế giúp Việt Nam nhưng sẽ thực hiện sau khi bãi bỏ cấm
vận.
Sau một thời gian giải quyết những bước đi thích hợp, ngày 3/2/1994, Tổng
thống Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận và đề nghị trao đổi văn phòng đại diện hai
nước tại hai thủ đơ.

Nhìn chung đây là một giai đoạn dài hơi và đầy khó khăn giữa hai nước
trong vấn đề bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia Việt Nam – Mỹ.
2.2 Vì sao Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam?
Đây là một quyết định quan trọng “phù hợp với xu thế phát triển hiện nay
của tình hình quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp hịa bình, ổn định và phát
triển ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Quyết định này cũng phản ánh nguyện
vọng của đông đảo người dân Mỹ muốn quên đi “hội chứng chiến tranh Việt Nam”,
chấm dứt những bất đồng chia rẽ trong xã hội Mỹ.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, hợp tác song phương này
được mở rộng một cách vững chắc, không chỉ trong lĩnh vực chính trị-ngoại giao,
kinh tế-thương mại, mà cả trong lĩnh vực an ninh-quốc phịng, văn hóa, giáo dục,
khoa học cơng nghệ….
Như vậy, mục đích hợp tác thương mại – kinh tế chính là một trong những
nguyên nhân dẫn đến quyết định bình thường hóa quan hệ giữa Việt – Mỹ. Bằng
chứng là ngay sau khi giải quyết các vấn đề về quan hệ ngoại giao thì Việt Nam –
Mỹ đã tiến hành một loạt các hành động nhằm hướng đến việc hợp tác thương mại
giữa hai quốc gia:
Ngày 05/08/1995: Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher khánh
thành Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của
một Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
8


Ngày 11/3/1998: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton quyết định bãi bỏ áp dụng
điều khoản Jackson- Vanik đối với Việt Nam. Điều khoản Jackson – Vanik hay Tu
chính án Jackson–Vanik là một điều khoản năm 1974 trong luật liên bang Hoa Kỳ
nhằm mục đích ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với các quốc gia
không theo nền kinh tế thị trường (ban đầu, các quốc gia của Khối Cộng sản) hạn
chế quyền tự do của di cư và nhân quyền khác.
Tháng 01/1999: Việt Nam dành Quy chế tối huệ quốc đối với các công ty

Hoa Kỳ làm ăn ở Việt Nam mặc dù 2 nước vẫn chưa có Hiệp định thương mại song
phương.
Ngày 13/7/2000: Hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phương sau 25
năm kết thúc cuộc chiến.
Ngày 10/12/2001: Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
có hiệu lực sau khi Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Hoa
Kỳ Robert Zoellick trao đổi thư chấp thuận.

9


PHẦN III) NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MAI VIỆT - MỸ. PHÂN
TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT MỸ SAU HIỆP ĐỊNH
3.1. Nội dung hiệp định thương mại Việt – Mỹ
3.1.1 Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Washington gia hạn lệnh cấm vận thương mại năm 1964 của Tổng thống
Richard Nixon đối với toàn bộ Việt Nam và mọi hoạt động thương mại song
phương đều bị cấm.
Nền kinh tế Việt Nam đã chậm lại kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
1997-1999 bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đó của Thái Lan. Tăng
trưởng kinh tế hàng năm giảm từ mức đỉnh 9,5% năm 1995 xuống 4,8% năm 1999
và 6% năm 2000. Đầu tư trực tiếp nước ngồi - động lực chính cho tăng trưởng của
đất nước - giảm từ hơn 8 tỷ USD năm 1996 xuống còn 600 triệu USD năm 1999,
mức thấp nhất từ năm 1992.
3.1.2 Nội dung Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
3.1.2.1 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là gì?
Là hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được kí kết
vào ngày 13/07/2000 tại Washington. và có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2001 sau khi
trải qua một quá trình đàm phán rất kỹ lưỡng. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa
Kỳ bao gồm có 7 chương và 72 điều, 9 phụ lục.

Chương 1: Thương mại hàng hoá gồm 9 điều.
Chương 2: Quyền Sở hữu trí tuệ gồm 18 điều.
Chương 3: Thương mại dịch vụ gồm 11 điều.
Chương 4: Phát triển Quan hệ đầu tư gồm 15 điều.
Chương 5: Những điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.
Chương 6: Những điều khoản minh bạch và quyền được kháng cáo.
Chương 7: Những điều khoản chung.
10


Hiệp định này khơng chỉ mở cửa cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường tiêu
thụ lớn nhất thế giới, mà còn khởi đầu cuộc cải cách sâu rộng, mang tính cách mạng
thể chế thương mại của Việt Nam vào thời điểm đó.
3.1.2.2 Mục đích của việc ký kết hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Việt Nam là một nước có trình độ phát triển thấp, đang trong quá trình
chuyển đổi kinh tế và đang tiến hành các bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế
giới. Mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng.
Tin tưởng rằng, một hiệp định về quan hệ thương mại giữa các Bên sẽ phục vụ tốt
nhất cho lợi ích chung của các bên.
3.2 Phân tích và đánh giá thực tiễn mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ sau
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
3.2.1 Về lĩnh vực thương mại hàng hóa
Quan hệ Việt-Mỹ đã có bước tiến ấn tượng. Thương mại song phương Việt Mỹ gần như khơng có gì vào năm 1995 đã tăng lên 90 tỉ USD vào cuối năm 2020.
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. Mỹ là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã trở thành điểm đến quan trọng của các
nhà đầu tư Mỹ.
Nói về thương mại, hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Nói về lĩnh vực đầu tư, Mỹ luôn nằm trong top đầu. Mối quan hệ giữa hai nước
vượt lên khỏi lĩnh vực kinh tế, điều này thể hiện rõ nhất qua việc mối quan hệ hai
nước đang là đối tác toàn diện. Mối quan hệ kinh tế đem lại “win-win” cho cả hai

bên mặc dù trình độ phát triển của hai nước khác nhau.
3.2.2 Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ:
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Song song với sự phát triển lớn
mạnh của Việt Nam, sau hơn 26 năm bình thường hóa quan hệ (từ năm 1995), quan
hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển rất nhanh, đạt nhiều kết quả tốt đẹp
trên các lĩnh vực.
Đặc biệt, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển quan trọng trong lĩnh
vực kinh tế với việc ký kết Hiệp định thương mại song phương (năm 2000); Hoa Kỳ
11


thơng qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (năm 2006);
hai nước ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (năm 2007); xác lập quan hệ
Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2013)...
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng
khoảng 250 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên 111,56 tỉ USD năm 2021. Đặc
biệt, kim ngạch song phương năm 2021 tăng gần 21 tỉ USD so với năm 2020 bất
chấp đại dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung
ứng toàn cầu.
Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt
mốc 100 tỉ USD với Việt Nam.
Nhiều năm qua, Hoa Kỳ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất
tại Việt Nam, với gần 1.150 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn
10,3 tỉ USD, xếp thứ 11/141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam.
3.2.3 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mỹ
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và
Mỹ đạt 111,56 tỷ USD, tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020, Mỹ trở thành đối tác
thương mại thứ hai của Việt Nam đạt được mốc 100 tỷ USD (sau Trung Quốc).
Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 96,29 tỷ USD, tăng
24,9% so với năm 2020. Năm 2021 có tới 13 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt

kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 3 nhóm đạt hơn 10 tỷ USD. Nhóm đạt
kim ngạch lớn nhất là máy móc, thiết bị với 17,82 tỷ USD; tiếp đến dệt may 16,1 tỷ
USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 12,76 tỷ USD…
Riêng nhóm hàng nơng sản, thủy sản, đồ nội thất, trang trí… có vị thế quan
trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tới Mỹ, bởi đây là các hàng
hóa thế mạnh của chúng ta trong khi phía Mỹ lại có nhu cầu lớn. Theo ước tính của
Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam tới thị
trường Mỹ năm 2021 ước đạt gần 8,8 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2020. Còn
thủy sản Việt Nam xuất sang Mỹ năm qua đạt trên 2,05 tỷ USD, tăng 26,2% so với

12


năm 2020. Ngay trong tháng 1-2022, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của nước ta với kim ngạch ước đạt 9 tỷ USD.
3.2.4 Đánh giá tình hình xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kì
Đánh giá về thị trường Mỹ, Tham tán Công sứ, Thương mại Việt Nam tại Mỹ
Bùi Huy Sơn cho biết, với quy mô dân số hơn 333 triệu người cùng sức mua lớn, lại
đang trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, Mỹ là thị trường tiềm năng
với hàng hóa Việt Nam. “Nhu cầu và tập quán tiêu dùng phong phú theo thu nhập,
đặc trưng văn hóa và vùng miền tạo nên dư địa lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam
khai thác thị trường Mỹ. Ngoài ra lực lượng người Việt đơng đảo ở Mỹ chính là cầu
nối, là nhóm khách hàng quan trọng của hàng hóa Việt Nam", ông Bùi Huy Sơn nói.
Về thị trường thực phẩm khu vực miền Tây nước Mỹ, Trưởng Chi nhánh Thương
vụ Việt Nam tại San Francisco Trần Minh Thắng cho hay, khu vực này tập trung
nhiều siêu thị lớn, số người Mỹ gốc Việt tại đây tương đối lớn với 2,18 triệu người
cùng sức tiêu thụ hàng hóa lớn. Đây là thị trường tiềm năng cho hàng Việt Nam.
Tuy nhiên theo các chun gia, Mỹ cũng là thị trường “khó tính” với các yêu cầu
cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, các rào cản kỹ thuật về lao động, môi trường…
Bên cạnh đó hàng Việt cịn phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất tại Mỹ

cũng như sản xuất tại các nước châu Á, Nam Mỹ, thậm chí là châu Phi. Để chiếm
lĩnh thị trường Mỹ, ông Bùi Huy Sơn chỉ rõ, doanh nghiệp cần nắm bắt tính đa dạng
và cởi mở trong văn hóa Mỹ. Đồng thời cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hàm
lượng kỹ thuật trong các sản phẩm, chú trọng tính hợp pháp, sự an tồn, thân thiện
với mơi trường; đánh giá thường xun các nguy cơ về cạnh tranh không lành mạnh
để hạn chế rủi ro về phòng vệ thương mại.
Theo Thứ trưởng Bộ Cơng Thương Đỗ Thắng Hải, để hiện thực hóa tiềm
năng phát triển thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ, hai bên cần tăng cường
kết nối, bảo đảm tính liên tục trong hoạt động của các chuỗi cung ứng, tránh những
tác động tiêu cực đến các ngành sản xuất đã chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đồng thời, cần phát huy cơ chế đối thoại chính sách của Hội đồng Thương mại và
Đầu tư Việt Nam - Mỹ để kiến tạo khung khổ pháp lý thuận lợi, thúc đẩy trao đổi

13


thương mại, đầu tư và kịp thời giải quyết những khó khăn phát sinh trong lĩnh vực
kinh tế, thương mại.
3.2.5 Về lĩnh vực đầu tư của Mỹ vào Việt Nam:
3.2.5.1 Các giai đoạn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam:
Làn sóng đầu tư đầu tiên (3/1994 - 12/2001): Trước khi Hiệp định thương
mại song phương Việt Nam - Mỹ (BTA) được ký kết. Thời kỳ này, hàng loạt các
công ty đa quốc gia đã đến Việt Nam để đặt nền tảng cho cơ hội phát triển dài hạn
như Pepsico, Coca-Cola, P&G,... Các công ty đã đặt nhà máy và bán sản phẩm tại
Việt Nam. Lĩnh vực thu hút được nhiều vốn đầu tư của Mỹ là công nghiệp với 82
dự án (tương đương 63,6% các dự án của Mỹ đầu tư vào Việt Nam) và 620 triệu
USD (tương đương 58,6% tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam). Tiếp đến là
ngành dịch vụ (31 dự án với gần 300 triệu USD). Và cuối cùng là lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp với 16 dự án và gần 143 triệu USD. Trong lĩnh vực công nghiệp,
công nghiệp nặng và công nghiệp dầu khí là 2 ngành thu hút được số vốn nhiều

nhất. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Mỹ có xu hướng đầu tư vào các ngành liên
quan đến năng lượng, có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế
(ngành dầu khí) cũng như những ngành có nhiều lợi thế về kỹ thuật và cơng nghệ để
có thể tận dụng chi phí nhân cơng rẻ, làm hạ giá thành, giúp nâng cao năng lực cạnh
tranh trong sản phẩm.
Làn sóng đầu tư thứ hai (2001-2007): Khi Việt Nam và Mỹ phát triển các
mối quan hệ thương mại song phương. Thuế giảm xuống còn 3% (từ mức 45%).
Dòng vốn FDI tăng trưởng mạnh trong các lĩnh vực mà Việt Nam có hàng xuất
khẩu sang Mỹ, đặc biệt là các lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc, giày dép,
chế biến gỗ và hàng nội thất. Dòng vốn FDI đổ vào 3 lĩnh vực này chủ yếu là từ
"các nhà máy đối tác" đặt tại Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore. Các
công ty Mỹ đã tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng với việc mua và phân phối sản
phẩm vào thị trường Mỹ, góp phần đưa thương mại hai chiều Việt Nam - Mỹ tăng
từ mức 1,5 tỷ USD (năm 2001) lên 24,9 tỷ USD (năm 2012).
Làn sóng đầu tư thứ ba (1/2007 - 2012): Khi Việt Nam trở thành thành viên
WTO. Tập đoàn công nghệ Intel (Mỹ) đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy đặt tại khu
14


cơng nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu bước chuyển biến dòng vốn đầu tư từ
Mỹ với nguồn vốn đầu tư tập trung vào các lĩnh vực sản xuất ứng dụng khoa học
công nghệ hiện đại. Năm 2011, Mỹ đứng thứ 7 trong số gần 100 quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đã đăng ký đạt 13,24
tỷ USD, chưa kể một số công ty Mỹ đầu tư tại Việt Nam thông qua các nước và
vùng lãnh thổ thứ ba. Các khoản đầu tư này đã góp phần thúc đẩy mức tăng trưởng
thương mại song phương đạt 22 tỷ USD (năm 2011).
Lấy ví dụ năm 2012, P&G - một cơng ty có tên tuổi khác của Mỹ cũng đã
đầu tư thêm 80 triệu USD để khởi công mở rộng nhà máy tại Bình Dương. Theo
nhận định của ông Olcer - Tổng giám đốc P&G, Việt Nam là một trong những thị
trường ưu tiên đầu tư của P&G. Đến nay vốn đầu tư của P&G vào Việt Nam đã tăng

gấp 3 lần, đạt trên 200 triệu USD trong năm 2012 và sẽ tiếp tục tăng lên trong thời
gian tới.
Làn sóng đầu tư thứ tư (bắt đầu từ năm 2013): khi các công ty nhượng quyền
thương mại của Mỹ đã bắt đầu hiện diện tại Việt Nam: KFC, Burger King, Pizza
Hut,... Nhiều cơng ty đầu tư Mỹ đã rót dịng vốn gián tiếp vào Việt Nam. Ví dụ
KKR đã đầu tư 359 triệu USD vào Masan và Texas Pacific Group đầu tư 50 triệu
USD vào Masan Agriculture nhằm nắm bắt cơ hội tại thị trường bán lẻ Việt Nam.
Sau khi TPP và kế hoạch hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (năm 2015) đc hình
thành đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các đợt sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam .
Việc 21 tập đoàn hàng đầu, là thành viên của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN
đang có mặt tại Việt Nam (năm 2012) để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư là một
minh chứng cho làn sóng đầu tư đó.
3.2.5.2 Tình hình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam :
Tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Việt Nam đạt 10,5 tỷ USD
(5/2013), đứng thứ 7 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với
658 dự án. Nhiều công ty của Mỹ đang kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có những
cơng ty lớn, đầu tư lâu dài, ổn định. Một số cơng ty, tập đồn lớn của Mỹ như Tập
đoàn Coca Cola, Procter & Gamble, Unocal, Conoco… đầu tư vào Việt Nam thông

15


qua các chi nhánh, công ty con của Mỹ đăng ký tại một số nước khác như British
Virgin Island, Singapore, Hồng Kơng...

Các cơng ty và tập đồn này đầu tư khá lớn tại Việt Nam nhưng chưa được
tính trong con số thống kê đầu tư của Mỹ tại Việt Nam. Nếu tính cả nguồn vốn đầu
tư qua nước thứ 3 thì Mỹ sẽ là nhà đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam. Nhiều cơng ty, tập
đồn lớn của Mỹ đã có mặt tại Việt Nam như Starwood Hotels & Resorts, Citigroup
& American Group, New York & Company, Alfonso DeMatteis, Dickerson Knight

Group, AIA và đã khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường Việt Nam. Đây
là minh chứng tốt nhất về thành công của nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam, thuyết phục
các nhà đầu tư Mỹ đến Việt Nam.
Nguồn vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam có đặc điểm khác biệt so với nhà đầu
tư từ các quốc gia khác. Bên cạnh những lĩnh vực đầu tư đang được quan tâm hiện
nay như bất động sản, phân phối hàng hóa, logistics, giáo dục... nhiều doanh nghiệp
đã chú trọng đến các dự án về kết cấu hạ tầng. Lượng vốn đăng ký của các nhà đầu
tư Mỹ vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2013 đạt hơn 10,5 tỷ USD, đứng thứ 7
trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn FDI vào Việt Nam. Mỹ là một trong tám
thành viên câu lạc bộ có lượng vốn FDI đạt từ 10 tỷ USD trở lên. Với lợi thế nguồn
vốn lớn, có kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại, có lượng Việt kiều đông đảo, quan hệ
thương mại quy mô lớn… kỳ vọng lượng vốn FDI từ Mỹ sẽ tăng và đạt quy mô lớn
hơn

16


PHẦN IV) LỢI ÍCH VÀ MỘT SỐ MẶT TỒN TẠI TRONG QUAN HỆ
KINH TẾ VIỆT - MỸ VÀ NGUYÊN NHÂN. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢI QUYẾT NHỮNG MẶT TỒN TẠI.
4.1 Những thuận lợi của đơi bên đạt đc khi kí kết hiệp định thương mại Việt Mỹ
4.1.1 Lợi ích mà Việt Nam đạt được khi kí kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Đầu tiên là Cơ hội mới cho phát triển xuất khẩu của Việt Nam
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo cơ hội tiếp cận thị trường
rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trước đây chịu mức thuế quan cao tới
40%, nay Việt Nam được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN), Quy chế thương mại
bình thường (NTR) nên mức thuế suất nhập khẩu chỉ còn 3 – 4%. Điều này đã mở
đường cho sự tăng trưởng của ngoại thương giữa hai nước trong năm 2002 và tiếp
tục từ đó tới nay.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ từ 1 tỉ USD vào năm 2000

đã tăng lên 10 tỉ USD vào năm 2007
Năm 2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 128%, tiếp tục tăng
64,5% và đạt 3,9 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của
Việt Nam hiện nay. Sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
đã đóng góp tới 90% trong tổng mức tăng trưởng xuất khẩu (10%) năm 2002 và
77% trong tổng mức tăng trưởng xuất khẩu (19%) năm 2003 của Việt Nam. Điều
đáng nói ở đây là sự tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Việt Nam sang
Hoa Kỳ. Xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng
502% năm 2002, trong đó những mặt hàng có kim ngạch lớn và mức tăng trưởng
xuất khẩu cao phải kể tới: hàng dệt may tăng gần 18 lần (đạt 900 triệu USD), hàng
giày dép tăng 70% (đạt 224,8 triệu USD), đồ gỗ tăng 499% (đạt trên 80 triệu USD),
hàng phục vụ du lịch tăng 54 lần (đạt 49,5 triệu USD), hàng điện tử tăng 270% (đạt
gần 5 triệu USD)… Năm 2003, xuất khẩu các sản phẩm này vẫn tiếp tục tăng
trưởng cao: hàng dệt may tăng 119,3% (đạt 1,97 tỷ usd), hàng giày dép tăng 25,7%

17


(đạt 282 triệu USD), hàng điện tử và vi tính tăng 865,3% (đạt 47 triệu USD), đồ gỗ
tăng 44,9% (đạt 116,5 triệu USD)…
Năm 2020, dù xuất khẩu sang nhiều thị trường chịu ảnh hưởng lớn từ dịch
COVID-19 nhưng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn đạt 90,8 tỉ USD, tăng 19,8%
so với năm 2019; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ này đạt
77,1 tỉ USD, tăng 25,7% so với năm 2019; kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ khoảng 13,7
tỉ USD, giảm 5%, xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ ghi nhận 63,4 tỉ USD.
Cơ hội tốt cho nhập khẩu các sản phẩm công nghệ nguồn và các nguyên vật liệu
chất lượng cao phục vụ nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Năm 2002, nhập khẩu của Việt Nam chỉ bằng khoảng 21% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam và tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều so
với mức tăng trưởng xuất khẩu (tăng 26% năm 2002). Năm 2003 đã có thay đổi lớn:

nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ tăng 97%, trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ
tăng 64,5%.
Mức tăng trưởng cao hơn của nhập khẩu so với xuất khẩu thì xuất siêu của
Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2003 đã giảm nhiều và kim ngạch nhập khẩu đã tăng
lên bằng 29% kim ngạch xuất khẩu. Giảm xuất siêu của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ theo chúng tôi là một sự đảm bảo lành mạnh cho cán cân thương mại giữa
hai nước. Hơn nữa, đây cũng là một tín hiệu tốt bởi Hoa Kỳ là thị trường công nghệ
nguồn hàng đầu thế giới, nhập khẩu máy móc thiết bị từ Hoa Kỳ sẽ giúp chúng ta có
được các trang thiết bị hiện đại phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngồi ra, chúng ta cịn có thể nhập khẩu các ngun liệu cần thiết mà trong nước
chưa làm được để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ như nguyên phụ
liệu của ngành dệt may, giày dép, linh kiện điện tử và vi tính, chất dẻo nguyên liệu,
hay các vật tư cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống như phân bón, sắt thép, tân
dược… Điều này được phản ánh trong cơ cấu hàng nhập khẩu từ thị trường Hoa
Kỳ: năm 2002, các sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm tới 75% tổng trị giá nhập
khẩu từ Hoa Kỳ, trong đó chủ yếu là các sản phẩm máy móc và thiết bị giao thông,
nguyên liệu và vật tư phục vụ cho sản xuất trong nước và cho xuất khẩu. Nhập khẩu
hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch nhập khẩu.
18


Năm 2003, tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm chế tạo tăng lên 77% tổng kim
ngạch nhập khẩu trong đó nhập khẩu máy móc, thiết bị đạt 709,4 triệu USD, chiếm
62% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 61,5% so với 2002, nhập khẩu các nguyên
liệu và vật tư cần thiết khác đạt 173,7 triệu USD bằng 15% tổng kim ngạch nhập
khẩu….
Cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ cho việc phát triển kinh tế Việt
Nam
Trong khi đầu tư trực tiếp (FDI) của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ 1988 đến 1993
(khi lệnh cấm vận chưa bị dỡ bỏ), chỉ đạt 3,3 triệu USD, thì chỉ sau 1 năm đầu tiên

(1994) bỏ lệnh cấm vận, con số này đạt trên 266 triệu USD (tức trên 80 lần của toàn
bộ 6 năm trước). Như vậy, sau hơn một năm bỏ cấm vận, Hoa Kỳ đã chuyển từ vị trí
thứ 11 (năm 1994) lên vị trí thứ 8 trong tổng số trên 50 nước có vốn đầu tư vào Việt
Nam và nếu chỉ tính riêng năm 1995 thì Hoa Kỳ đã chuyển lên vị trí thứ 6, chỉ sau
Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Xin-ga-po và Thụy Điển. Điều đáng quan tâm là
những công ty tầm cỡ thế giới của Hoa Kỳ đã tham gia chính với những dự án, quy
mơ lớn và có tầm quan trọng đối với tương lai phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Chẳng hạn như Mobil Oil với dự án khí (Mỏ Thanh Long) 55 triệu USD; dự án khu
du lịch Non Nước của tập đoàn BBI China Beach Ltd 243 triệu USD…
Tuy đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam cịn khiêm tốn (tính đến tháng
4-2003, tổng vốn FDI cam kết đạt 1 128 triệu USD và vốn FDI thực hiện là 563
triệu USD, chiếm tỷ trọng tương ứng là 2,9% và 2,6% trong tổng vốn FDI của nước
ngoài tại Việt Nam), nhưng chúng ta có thể lạc quan với tình hình chính trị ổn định,
kinh tế phát triển liên tục và tương đối chắc chắn, môi trường đầu tư và kinh doanh
ngày càng thuận lợi do việc thực hiện Hiệp định Thương mại song phương, Việt
Nam sẽ là một địa chỉ ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với
gần 1.150 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,3 tỷ USD, xếp thứ
11/141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam.

19


4.1.2 Lợi ích Hoa Kì thu được trong quan hệ thương mại với Việt Nam
Xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Việt Nam trị giá trên 10 tỷ USD vào
năm 2020.
Hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ, đóng góp gần 1 tỷ
USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ nhận được các biện pháp bảo vệ
pháp lý hiện chưa có. Nhiều lĩnh vực hơn sẽ được mở cho các công ty đa quốc gia

của Hoa Kỳ. Ngồi ra, BTA sẽ giúp làm cho mơi trường kinh doanh Việt Nam dễ dự
đoán và minh bạch hơn.
4.2 Những mặt tồn tại trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ và ngun nhân
4.2.1 Xuất phát từ phía Việt Nam
Dịng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường Mỹ trong suốt thời
gian thực thi BTA chủ yếu là hàng gia công, nguyên liệu, công cụ và công nghệ do
các nhà nhập khẩu Mỹ cung cấp. Việt Nam chỉ đóng góp được lao động khéo léo,
giá rẻ để chế tác nên giá trị gia tăng từ phía Việt Nam góp vào tổng giá trị sản phẩm
xuất khẩu khơng lớn, nên lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu
này là rất nhỏ cho đối tác Việt Nam. Ví như may mặc chiếm 50% giá trị hàng xuất
khẩu của Việt Nam sang Mỹ, trong đó Việt Nam chỉ được hưởng 5-10%, cịn 9095% lợi ích là do đối tác nhập khẩu thu được. Điều đó giải thích phần nào vì sao
Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu, nhưng nhập khẩu cũng tăng nhanh. Cán cân thương
mại thâm hụt ngày càng lớn.
Tuy nhiên biểu hiện trong cán cân thanh tốn với Mỹ Việt Nam là nước xuất
siêu cịn Mỹ là nước nhập siêu, do đó hàng hóa Việt Nam ln là đối tượng để phía
Mỹ áp đặt cơ chế giám sát và đứng trước nguy cơ của các vụ kiện chống bán phá
giá của các đối thủ trên thị trường Mỹ gây tốn kém và thất thu lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Đối với mặt hàng cá tra và cá basa đông lạnh, Việt Nam dựa vào
lợi thế điều kiện tự nhiên thuận lợi, lao động dồi dào, khơng địi hỏi đào tạo chun
sâu nên giá thành sản xuất thấp, chất lượng tốt. Song, lợi thế này lập tức bị loại bỏ
bởi hàng loạt vụ kiện bán phá giá và các vụ kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm
20


gây thiệt hại lớn đối với người nông dân. Đành rằng những tiêu chuẩn về kỹ thuật
và chất lượng theo chuẩn mực là bắt buộc tuân thủ, song đây là giới hạn không
tránh khỏi của một quốc gia đang phát triển khi đang tham gia vào thị trường thế
giới
Dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ Mỹ vào Việt Nam tăng lên rất
nhanh, song trình độ hấp thụ nguồn vốn của Việt Nam là khơng tương thích làm cho

lượng vốn đăng ký và vốn thực thi mới đạt khoảng một nửa. Lượng vốn này mới chỉ
tập trung vào phát triển các ngành khai thác lợi thế về lao động, đất đai, tài nguyên,
khí hậu cảnh quan tự nhiên của Việt Nam, vào những ngành dịch vụ thu hồi vốn
nhanh như nhà hàng khách sạn, du lịch, do đó khơng có tác động lớn vào dịch
chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng tiên tiến gắn với trí thức hóa.
4.2.2 Xuất phát từ phía Mỹ
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của tồn bộ nền kinh tế. Do đó, sự suy giảm
và trì trệ của nền kinh tế Mỹ do khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn và giảm giá của
đồng USD xuất phát từ việc áp dụng chính sách tiền tệ thả lỏng của FID đã ảnh
hưởng trực tiếp, tức thời tới các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, khi
chính phủ Việt Nam sử dụng chính sách mua USD trên thị trường ngoại hối để cân
bằng cán cân thương mại và tăng dự trữ ngoại tệ đã thúc đẩy nhanh quá trình lạm
phát ở Việt Nam. Lạm phát đã tác động rất xấu tới đời sống của người lao động, đặc
biệt là nông dân và người làm công ăn lương, tước đoạt phần lớn lượng của cải tích
lũy dưới hình thái tiền tệ ký hiệu thành quả lao động trong nhiều năm của họ. Lạm
phát làm cho nhiều ngành sản xuất bị đình đốn. Đây là bài học lớn từ việc neo chặt
đồng tiền quốc gia vào đồng USD
Khi các nhà đầu tư Mỹ hoạt động trong nền kinh tế việt Nam, đứng trước các
lợi ích kinh tế, họ ln tạo ra sức ép, địi hỏi chính phủ phải thay đổi chính sách
kinh tế quốc gia, coi những ràng buộc trong cam kết chỉ là mức sàn. Họ mong muốn
mở rộng các ưu đãi về thuế, về đất đai, về lĩnh vực hoạt động đầu tư... Đặc biệt là
tác động của các luồng vốn đầu tư gián tiếp của Mỹ hoạt động trên thị trường chứng
khốn Việt Nam có thể khống chế thị trường khi họ nắm trong tay một khối lượng
21


lớn cổ phiếu của các doanh nghiệp chủ chốt. Hoạt động kinh doanh của họ có tác
dụng định hướng và điều tiết thị trường. Nếu xảy ra hiện tượng đầu cơ hoặc tháo
chạy của các luồng vốn này sẽ dễ dàng đẩy thị trường chứng khốn vào đổ vỡ. Do

đó, khi khảo sát và phân tích sự tăng cường mối quan hệ thương mại Việt – Mỹ cần
thấy rõ cả mặt tích cực và hạn chế của quan hệ này mới sử dụng nó vào phát triển
kinh tế có hiệu quả.
4.3 Đề xuất giải pháp thúc đẩy dòng thương mại từ Mỹ vào Việt Nam
Một là, phải đảm bảo sự ổn định vững chắc về kinh tế và chính trị: Đây là
điều kiện quan trọng quyết định phương hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngồi. Khơng ngừng củng cố và mở rộng các quan hệ kinh tế, chính trị đối ngoại,
cải thiện vị thế đất nước trên trường quốc tế. Đồng thời phải ổn định an ninh- xã hội
là yếu tố để làm lành mạnh và ổn định môi trường kinh doanh. Đặc biệt cần xử lý
nghiêm minh các vụ án kinh tế và các vụ án hình sự.
Hai là, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng tốt
sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các chương trình dự án có
hiệu quả. Ngược lại nó sẽ làm giảm hiệu quả của các dự án. Đặc biệt xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật tạo tiền đề, cơ sở thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Xây dựng các khu kinh tế mở, các đặc khu kinh tế và hệ thống sân bay, bến cảng có
tính khu vực và quốc tế. Hình thành mạng lưới hạ tầng liên kết và hiện đại, tạo điều
kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.
Ba là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài: Cần hoàn
thiện và xây dựng đồng bộ, nhất quán các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật hấp dẫn, thơng thống, rõ ràng, ổn định
và mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Hoàn chỉnh hệ thống
pháp lý chung về kinh tế để tạo mơi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng. Phải coi
yếu tố pháp lý vừa là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài, vừa là cơ sở để giữ vững quyền tự chủ về kinh tế, chính trị của đất nước.
Nghiên cứu sửa đổi hệ thống các loại thuế, hướng mọi nỗ lực về chính sách thuế là
nhằm thúc đẩy và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
22



4.4 Triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ 2019 đến nay
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Lãnh đạo Hội Việt Mỹ đã xác định “Hợp tác cùng có
lợi” chính là nền tảng bảo đảm cho các quan hệ nhân dân phát triển bền vững. Cùng
với các hoạt động hữu nghị, đồn kết thuần túy, thơng qua cơng việc thông tin định
hướng cho bạn bè, lựa chọn thành phần người tham gia các sự kiện, Hội đã xúc tiến
những ý tưởng, dự án hợp tác hai phía hướng đến lợi ích tương tác cụ thể. Điều này
vừa tiếp cận kịp thời yêu cầu mới của giai đoạn “Đối tác tồn diện” Việt-Mỹ vừa
phù hợp đặc tính văn hóa của người Mỹ là rất thiết thực và thực tế. Thêm bạn, thêm
đối tác với phía Mỹ cần thơng qua việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác, giao lưu
có lợi cho cả hai bên. Gần như đại đa số người Mỹ thăm Việt Nam đều có mục tiêu
tìm hiểu cơ hội kinh doanh và phát triển làm ăn.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã tổ chức Tọa đàm “Kinh doanh Việt Nam –
Hoa Kỳ: Chương trình giới thiệu cơ hội đầu tư vào Hạt Rockingham, Virginia, Hoa
Kỳ” (2019), Tọa đàm “Giao lưu và hợp tác doanh nghiệp Việt - Mỹ” với sự tham
gia, hỗ trợ của Công ty Phát triển CNTT Việt Nam (VIDG) (2020) nhằm thúc đẩy
giao lưu, hợp tác cùng có lợi giữa các giới, ngành, doanh nghiệp, tổ chức của nhân
dân hai nước. Trong năm 2020, Hội Việt - Mỹ và Tạp chí Việt – Mỹ đã phối hợp với
Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội (HUTC) tổ chức Tọa đàm “Phát triển thị
trường du lịch Việt Mỹ và giới thiệu các điểm du lịch châu Mỹ”. Chương trình có sự
tham gia của CLB Doanh nhân Việt - Mỹ và các hãng hàng không, các cơng ty lữ
hành trong và ngồi nước. Hội đã chú trọng việc mở rộng mạng lưới hội viên của
phía Việt Nam để có lực lượng đối ứng với bên Mỹ. Hội đã kết nạp số lượng đáng
kể hội viên là các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thuộc các ngành nghề khác
nhau như Du lịch (Hiệp hội Hà Nội), may mặc (May 10), xây dựng, nông nghiệp
(cà phê)…

23


PHẦN V) NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUAN HỆ VIỆT- MỸ CẦN

GIẢI QUYẾT ĐỂ THÚC ĐẨY QUAN HỆ TRONG TƯƠNG LAI
Tiến trình phát triển quan hệ Việt – Mỹ đã có sự đột phá đặc biệt. Làm thế
nào để loại bỏ rào cản ảnh hưởng đến mối quan hệ này và đảm bảo cho sự hợp tác
song phương giữa 2 quốc gia trong tương lai phát triển “lạc quan trong sự bền
vững”, “mạnh mẽ nhưng vững chắc”?
Đó là những nội dung chính được đưa ra thảo luận trong cuộc Hội thảo
“Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: 25 năm hợp tác và phát triển” diễn ra tại Hà Nội
ngày 1/7/2020 với sự tham gia của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink,
tham tán chính trị và một số cán bộ của Đại sứ quán Mỹ, đại diện đại sứ quán Hàn
Quốc, Singapore, cùng các cựu đại sứ và các nhà nghiên cứu quan tâm quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ. PGS.TS Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, cơ
quan tổ chức hội thảo nhấn mạnh: “Quan hệ Việt – Mỹ ngày càng phát triển có phải
do có “lợi ích song trùng” hay trong mối quan hệ song phương này có những cơ sở
rất sâu sắc?
Đại sứ Daniel J. Kritenbrink nhấn mạnh Việt Nam và Mỹ đã xây dựng mối
quan hệ dựa trên lòng tin và đã đạt được nhiều thành quả mạnh mẽ như hợp tác giữa
các doanh nghiệp, chăm sóc sức khỏe, hợp tác an ninh… Ơng gọi những gì hai nước
làm được với mối quan hệ Việt – Mỹ là phi thường và cho rằng điều quan trọng là
đánh giá đúng nền tảng của mối quan hệ này và các lợi ích cũng như tầm nhìn mà
hai nước cùng chia sẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh việc nêu lên những thành tựu đạt được thì buổi hội nghị
cũng chỉ ra những vấn đề, rào cản cần phải được giải quyết để duy trì mối quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ.
5.1 Về rào cản “ nhân quyền, dân chủ”
PGS.TS Cù Chí Lợi cho rằng: “Quả thật, quan hệ Việt – Mỹ đứng trước
những rào cản, nhưng chúng ta phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể ngày nay. Nếu
10 năm trước, vấn đề “dân chủ, nhân quyền” bị coi là “rất nghiêm trọng” đối với
quan hệ song phương, thì ngày nay, những vấn đề chiến lược đang “át” những vấn
24



đề này. Lịch sử có thể lặp lại, nhưng cần nhìn theo thực tế là vấn đề cạnh tranh Mỹ
– Trung đã và sẽ là yếu tố chủ yếu chi phối các mối quan hệ quốc tế, trong đó có
quan hệ Mỹ – Việt. Nếu Việt Nam tăng cường hợp tác và chia sẻ với Mỹ trong vấn
đề này thì những vấn đề khác không phải là vấn đề quyết định”.
GS.TSKH Trần Khánh cho rằng Việt Nam đang làm rất tốt và trong tương lai
rào cản về “ nhân quyền, dân chủ” sẽ khơng phải là cản trở lớn. Ơng nhấn mạnh
đến nhân tố tác động trực tiếp và sâu sắc đến quan hệ song phương, đó là “nhân tố
bên ngoài – quan hệ với Trung Quốc”.
5.2 Nhân tố Trung Quốc
GS.TSKH Trần Khánh nói: “Người Mỹ thực dụng. Họ coi trọng lợi ích chiến
lược, trong đó kinh tế là số 1, nhưng họ đánh giá vị thế địa chính trị chiến lược của
Việt Nam qua cách Việt Nam quan hệ với Trung Quốc như thế nào. Đây là vấn đề
lòng tin chiến lược – yếu tố bên ngoài tác động. Việt Nam có con người tốt, chính
trị ổn định, nhưng Việt Nam cần hiểu ưu tiên số 1 của Mỹ là lợi ích của chính họ.
Bên cạnh đó Việt Nam phải “giải mã” quan hệ anh em – đồng chí với Trung Quốc.
Chúng ta phải biết điều chỉnh thì mới thúc đẩy nhanh quan hệ với Mỹ. Tính bền
vững nằm ở 2 vấn đề này. Đây là vấn đề bên ngoài, nhưng nằm bên trong chúng ta”.
TS Lê Xuân Bá có cùng góc nhìn với GS.TSKH Trần Khánh khi cho rằng
chính những “lấn cấn” trong quyết sách với Trung Quốc đã khiến mối quan hệ Việt
– Mỹ “không hẳn đã phát triển nhanh”. Ông đặt câu hỏi: “Tới đây, muốn đẩy nhanh
phải làm gì? Trong thực tế, Việt Nam thực sự quan tâm đẩy mạnh với Mỹ hay chưa?
Dường như còn lấn cấn. Nếu ý đảng mạnh mẽ hơn, quan hệ Việt – Mỹ sẽ phát triển
mạnh hơn”.
5.3 Các yếu tố bên ngoài
PGS.TS Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,
khẳng định Việt Nam và Mỹ đang theo đuổi mối quan hệ đối tác toàn diện. Trên nền
tảng này, quan hệ song phương đã có bước phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vực
như ngoại giao, kinh tế, quốc phịng và văn hóa. Tuy nhiên, vẫn cịn những khó
khăn mà hai nước cần giải quyết. Ơng nếu các ví dụ như: Việc thực hiện nguyên tắc

25


×