Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

2 kỹ thuật chụp ảnh căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 21 trang )

1

KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH CƠ BẢN
Exposure (sự phơi sáng)
Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối. Khi bấm
nút chụp ảnh, một cánh cửa được mở ra cho ánh sáng bên ngoài đi vào qua ống
kính. Ánh sáng tác dụng vào film (hay sensor đối với máy digital - từ sau đây
tơi chỉ nói đến film) để tạo ra hình ảnh. Một bức ảnh ta có thể tạm chia làm hai
phần: độ sáng và sự cân đối ánh sáng.
Ta hãy hình dung film là một vật thu sáng. Và độ sáng của bức ảnh quyết
định bởi lượng ánh sáng mà film thu được. Khi lượng ánh sáng vào q nhiều
thì ảnh sẽ trắng xóa cịn khơng đủ thì ảnh sẽ bị tối. Một bức ảnh có độ sáng
đúng với đối tượng được chụp gọi là đúng sáng. Ngoài yếu tố độ sáng ra, sự cân
đối ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra những bức ảnh hoàn toàn khác nhau với cùng
một độ sáng.
Lượng ánh sáng film thu được gọi là Ev ( Expoure value) . Chúng ta sẽ
quay lại phần Ev này sau.
Trước hết bạn sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của
ảnh.
Apeture (Độ mở ống kính)
Độ mở ống kính là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính.
Chúng ta có thể hiểu phần này như là khả năng cho ánh sáng đi qua của ống
kính. Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng
hình trịn có thể điều chỉnh được. Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dãy
trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các trị số này gọi là
F-stop hay Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1,
f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính. Như vậy ta có thể thấy
Khẩu độ càng lớn thì đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng
ít. Và thêm một điều nữa là cùng một đường kính lỗ mở d nếu độ dài tiêu cự
ống kính càng dài thì khẩu độ càng lớn.



2

* Các bạn thường hay thắc mắc tại sao dãy trị số F-stop không phải là 1 ,2 ,
3… mà là dãy bội số của căn bậc hai của 2. Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta
chọn tiêu chuẩn điều chỉnh độ sáng với một khoảng cách là gấp đôi. Bạn có thể
hiểu là khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa là lượng ánh sáng thu
được sẽ tăng gấp hai lần. Muốn như thế diện tích lỗ mở phải tăng gấp đơi tương
đương với đường kính tăng lên 1.4 lần. Đó là lý do tại sao ta có dãy trị số trên.
Shutter Speed (Thời chụp hay tốc độ)

Ngoài việc điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính ta cịn có thể điều
chỉnh thời gian cho ánh sáng đi vào để thay đổi độ sáng của ảnh chụp. Yếu tố này
gọi là thời chụp hay tốc độ chụp. Đơn vị tính là giây.
Thời gian này chính là thời gian màn trập trong máy mở ra để cho ánh sáng đi vào.
Thời gian này càng lâu (tốc độ chậm) thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược
lại, thời gian này càng ngắn (tốc độ nhanh) thì lượng sáng đi vào sẽ ít đi.
Cũng như phần độ mở ống kính, theo tiêu chuẩn thì khi tăng một nấc thời
gian chụp thì lượng ánh sáng đi vào gấp đơi. Tốc độ chụp nhanh hơn 1s có 1/2 ,
1/4 , ….1/125, 1/250….Còn lâu hơn 1s là 2, 4, 8, 16s….
Ngồi ra cịn có ký hiệu B: màn chập mở cho đến khi buông tay bấm nút chụp.
Ký hiệu T: màn chập mở cho đến khi bấm nút chụp lần nữa.
Film speed (độ nhạy sáng của film)


3

Yếu tố này thể hiện khả năng hấp thụ ánh sáng của film. Có nhiều loại film
khác nhau. Tuy nhiên hiện thông dụng nhất vẫn là film màu âm bản. Loại film này
dễ chụp hơn so với các loại khác nên thích hợp cho các bạn mới bắt đầu. Trên mỗi

cuộn Film bạn sẽ thấy ghi độ nhạy sáng là 50, 100 hay 200 ASA… Film 100ASA
tốc độ thu sáng gấp đôi so với 50ASA và bằng một nửa so với 200ASA. Film có độ
nhạy sáng càng cao thì hình ảnh càng độ mịn hạt càng kém.
Exposure Value (Ev)
Trong nhiếp ảnh, sự kết hợp của độ mở ống kính và tốc độ chụp cho ta một
đại lượng đặc trưng gọi là Exposure value (Ev). Ev 0 là khi ta đặt khẩu độ là 1 ở
tốc độ chụp là 1 giây. Ev được tính bằng kết hợp hai hàm logarit của giá trị độ
mở ống kính (Apeture value) và giá trị của thời chụp (Time Value).
EV = Av + Tv.
Gọi N là trị số khẩu độ ( f-number) ta có Apeture value:
Nếu t là thời chụp tính bằng giây ta có Time Value:

Các công thức trên chỉ để tham khảo. Trong thực tế thì bạn chỉ cần hiểu là
với khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ thì thời gian chụp phải giảm đi một
nửa (hay ngược lại) thì Ev không thay đổi. Các bạn cần lưu ý một điểm mà các
bạn mới chụp hay nhầm lẫn là mở ống kính thêm một khẩu nghĩa là giảm fnumber một stop. Ví dụ như từ f/8 về f/5.6 .
Ánh sáng tác động vào film còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của film. Độ
nhạy sáng của film thì đơn giản như khẩu độ hay tốc độ chụp là tăng gấp đôi thì
lượng sáng vào sẽ tăng gấp đơi. Film 100asa thì gấp đơi 50asa, 200asa thì gấp
đơi film 100asa… Tùy thuộc vào điều kiện chụp khác nhau sẽ có những chọn
lựa khác nhau .Tuy nhiên để đơn giản thì các bạn mới chụp nên căn cứ vào mức
chuẩn 100asa.
Quay lại độ sáng của hình chụp, đó là kết quả của việc dựa vào ánh sáng
của chủ đề, độ nhạy sáng của film, khẩu độ và tốc độ chụp. Độ nhạy sáng của


4

film thì tất nhiên là càng thấp thì hình ảnh càng mịn. Nhưng khơng phải điều
kiện nào cũng có thể chọn lựa film có độ nhạy thấp được. Chúng ta sẽ quay trở

lại vấn đề này trong bài nói về film. Cịn bây giờ để đơn giản thì hãy chọn film
100asa và quan tâm đến khẩu độ và tốc độ.
Dưới đây là bảng giá trị Ev để các bạn tham khảo:

Trong bảng trên, các giá trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ
góc dưới bên trái sang góc trên bên phải. Ngay tại một Ev nào đó trong bảng,
dóng thẳng sang bên trái và thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu
độ và tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ khác
nhau cho cùng một Ev. Như vậy khi chọn khẩu độ và tốc độ khác nhau thì hình


5

ảnh sẽ khác nhau như thế nào? Phần tiếp theo tơi sẽ trình bày về các yếu tố liên
quan khi bạn chọn khẩu độ và tốc độ để có được bức ảnh như ý.
Depth Of Field ( DOF)
Một thực tế là khi bạn chụp một bức ảnh, độ rõ nét khơng xun xuốt. Khi
bạn canh nét vào chủ đề thì trước và sau chủ đề sẽ có khoảng khơng rõ nét.
Khoảng cách mà ảnh còn rõ nét trước và sau điểm lấy nét (tạm) gọi là độ sâu
trường ảnh và thường gọi tắt là DOF.
Khoảng rõ nét do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến. Tuy nhiên yếu tố đầu tiên
có thể nói là độ mở ống kính.
Các bạn có thể xem hình minh họa sau đây:


6

Điểm lấy nét trong tất cả các hình là điểm giữa khoảng 3 – 4 inch. Số 3 và
4 rõ nét trong tất cả các hình. Các điểm cịn lại rõ nét dần khi độ mở ống kính
khóa nhỏ lại. Đến đây các bạn có thể hiểu rằng khi ống kính khép nhỏ lại thì

khoảng rõ nét càng thu hẹp lại.
Giải thích một chút về khoảng rõ nét. Các bạn xem hình bên dưới:


7

Chủ đề là điểm màu vàng và cũng là điểm lấy nét. Vì lấy nét vào chủ đề
nên hiển nhiên các tia sáng từ chủ đề qua ống kính sẽ hội tụ trên film. Các điểm
khác có cùng khoảng cách với chủ đề đều hiện rõ trên film. Bây giờ hãy xem
điểm màu trắng xa hơn chủ đề. Điểm ảnh rõ của điểm trắng sẽ nằm ở phía trước
film và ảnh của nó in trên film sẽ là vịng trịn màu trắng. Khoảng trắng đó gọi
là Circle of Confusion ( CoC ).
Vấn đề đặt ra ở đây là làm cách nào để thu hẹp vịng trịn lờ mờ đó để ảnh
rõ nét hơn. Trong hình minh họa dưới đây, bạn thấy từ một điểm sẽ có một
chùm tia sáng đi qua ống kính và tạo ảnh trên mặt phẳng film. Khi khóa bớt cửa
điều sáng lại nghĩa là một số tia sáng bị chặn lại ( phần màu xanh nhạt). Do đó
phạm vi của CoC cũng được thu hẹp lại và hình ảnh trở nên sắc nét hơn.

Hyperfocal


8

Khi bạn lấy nét vào điểm xa vơ cực thì hình ảnh sẽ rõ nét từ vơ cực cho
đến một khoảnhg cách nào đó trước ống kính. Khoảng cách khơng rõ nét trước
ống kính khi bạn lấy nét ở vơ cực gọi là Hyperfocal.

Sau khi xác định được khoảng hyperfocal bạn lấy nét lại vào khoảng cách
đó. Lúc này độ sâu trường ảnh DOF sẽ bắt đầu từ giữa khoảng hyperfocal đến
vô cực. Thực tế đây là DOF lớn nhất mà bạn có thể đạt được. Tuy nhiên bạn

phải lưu ý rằng khoảng cách hyperfocal này không cố định mà phụ thuộc vào
khẩu độ ống kính. Ở mỗi F-stop thì khoảng cách hyperfocal đều khác nhau.

Như vậy trong trường hợp chụp hình cần lấy dof thật rộng, hình rõ nét
trong phạm vi lớn nhất thì bạn sẽ lấy nét vào khoảng cách hyperfocal kết hợp
với đóng nhỏ độ mở ống kính lại. hyperfocal chỉ hiệu quả khi dùng với ống kính
góc rộng và khép khẩu nhỏ lại. Asahi tui gói gọn trong cái bảng sau cho các bạn
dễ bỏ túi.


9

Shutter Speed ( Tốc độ hay Thời chụp)
Qua phần trên, các bạn đã biết được sự liên quan giữa khẩu độ và độ nét
sâu của ảnh chụp. Phần tiếp theo các bạn sẽ quan tâm đến đó là tốc độ chụp.
Như đã đề cập ở phần đầu tiên, lượng ánh sáng vào film phụ thuộc vào thời gian
màn chập mở, tuy nhiên có thể kết hợp với việc thay đổi khẩu độ để có được
hình ảnh cùng độ sáng với các tốc độ chụp khác nhau. Trên máy tốc độ nhỏ hơn


10

1s được ký hiệu bằng một con số thông thường. Ví dụ 250 nghĩa là 1/250s, 30 là
1/30s... Tốc độ lớn hơn 1s thì ký hiệu là con số đi kèm với dấu 〞ví dụ 2” là 2s,
8” là 8s...
Khi chụp chủ đề chuyển động là lúc bạn sẽ lưu ý đến tốc độ chụp. Để bắt
đứng chủ đề bạn sẽ phải chụp với tốc độ nhanh. Ngược lại để có ảnh mờ dạng
chuyển động (motion blur) bạn sẽ chụp với tốc độ chậm hơn. Xem hình ảnh
minh họa sau đây để thấy rõ hơn.



11

Cùng chụp chiếc xe chuyển động, nhưng các bạn thấy rõ rằng tốc độ chụp
càng chậm thì chủ đề càng khơng rõ. Khi chụp ảnh khơng có chân máy để
khơng bị “rung tay” thông thường sẽ phải chụp với tốc độ từ 1/30s thậm chí có
thể từ 1/60s trở lên. Chụp với tốc độ chậm hơn, cần thiết bạn phải dùng đến
chân máy.


12

Khi chụp trong điều kiện ánh sáng đủ khơng có khả năng chụp với tốc độ
chậm được thì bạn sẽ phải dùng đến kính lọc ND (Neutral Density). Kính lọc
này sẽ giúp bạn giảm cường độ sáng vào ống kính. Ngược lại khi chụp ban đêm
điều kiện ánh sáng không đủ, bạn phải có chân máy để chụp với tốc độ chụp
chậm.
Tơi sẽ quay lại phần kính lọc ND này chi tiết hơn sau bài này:

Khi muốn thể hiện sự chuyển động của chủ đề, bạn sẽ dùng kỹ thuật lia
máy (paning). Có nghĩa là khi chụp máy sẽ được lia “bám” theo chủ đề. Khi đó
chủ đề sẽ rõ nét, phông nền sẽ lu mờ.


13

Đơi khi chụp phong cảnh, cần có sự thể hiện một chuyển động nào đó như
mưa rơi, nước chảy ….thì bạn cũng sẽ dùng đến tốc độ chụp chậm hơn. So sánh
hai hình dưới đây bạn sẽ thấy hiệu quả của việc chụp tốc độ chậm tạo ra hình
ảnh chuyển động của dòng suối.



14

Các chế độ chụp căn bản
Trên máy SLR hiện nay đều được hỗ trợ bằng các thiết bị điện tử. Thơng
thường trên các máy sẽ có 4 chế độ căn bản sau đây:
1.Manual: (Thủ công)
Các thông số chụp khẩu độ và tốc độ sẽ chọn hồn tồn bằng thủ cơng. Đôi
khi bạn cố ý muốn chụp một bức ảnh với các thông số khác biệt dạng như dư
sáng overexposure hay thiếu sáng (underexoposure) … bạn sẽ phải chọn chế độ
chụp này. Ký hiệu trên máy: M〞
2. Progaram: (Tự động hoàn toàn)


15

Hai thông số tốc độ và khẩu độ sẽ do máy hồn tồn tự chọn. Cơng việc
cịn lại của bạn là lấy nét và chụp. Ký hiệu trên máy: P
3.Aperture-Priority ( Chọn khẩu độ _ Tốc độ chụp tự động)
Chế độ này người chụp sẽ chọn khẩu độ và tốc độ chụp sẽ do máy tự động
đưa ra. Chế độ này thường được chọn để kiểm soát vùng ảnh rõ DOF. Tuy nhiên
cần lưu ý khi ánh sáng thiếu việc chọn độ mở ống kính bé có thể làm tốc độ
chụp giảm thấp khiến ảnh bị run tay. Ký hiệu trên máy A hay Av
4.Shutter speed- Priority ( Chọn tốc độ chụp _ Khẩu độ do máy tự chọn)
Chế độ này người chụp sẽ chọn trước tốc độ chụp, máy sẽ tự động chọn
khẩu độ tương ứng. Chế độ này thường được chọn khi chụp ảnh động nhằm
kiểm soát hiệu quả tạo động trên ảnh. Ký hiệu trên máy S hay Tv
Trên đây là các chế độ căn bản. Các nhà sản xuất còn thiết kế các chế độ tự
động khác như chụp thể thao, chụp phong cảnh, chụp chân dung… thì các bạn

sẽ xem trong hướng dẫn đi kèm theo máy.
Neutral Density Filters ( Kính lọc ND)
Tác dụng của kính lọc ND là làm giảm cường độ ánh sáng đi vào ống kính.
Sau khi gắn kính lọc ND, nếu giữ ngun độ mở ống kính thì tốc độ chụp sẽ
chậm lại, nếu giữ nguyên tốc độ chụp thì ống kính phải mở rộng hơn. Các bạn
có thể xem bảng dưới đây.

Đường màu đỏ thể hiện một lượng ánh sáng thu được (EV) trên đường đó
thể hiện các cặp tốc độ khẩu độ để có một lượng sáng thu được giống nhau. Sau


16

khi gắn kính lọc ND thì đường đó bây giờ là đường đứt nét. Và trên đó là hai ví
dụ về giữ nguyên tốc độ và giữ nguyên độ mở ống kính sau khi gắn ND.
Trên kính lọc ND có các cách ghi thông số khác nhau. Ở đây tôi đưa ra hai
dạng thường gặp
Dạng thứ nhất là theo độ đậm của kính(density) và dưới đây là bảng thể
hiện sự giảm khẩu độ tương ứng (Reduction by f-stops).

Ví dụ như hãng Tiffen hay B&W có filter ND loại 0.3, 0.6 và 0.9 để giảm
sáng 1, 2 và 3 f-stop.
Còn hãng Hoya hay Nikkon thì dùng thơng số 2,4 hay 8 để giảm 1 , 2 hay
3 f-stop…
Tất cả các kính lọc ND đều lọc ở dạng thang độ xám (gray) khơng màu.
Các loại kính lọc ND chỉ khác nhau về độ đậm nhạt để giảm sáng nhiều hay ít.
Trong hình dưới đây là hai kính lọc ND4 và ND8 của Nikon. Các bạn có thể dễ
dàng nhận thấy bóng của cái ND8 thì đậm hơn ND4.

Ví dụ áp dụng kính lọc ND

*Dùng để giảm tốc độ chụp


17

Trong nhiều trường hợp chụp cảnh động chúng ta phải chụp với tốc độ
màn chập chậm hơn bình thường để tạo hiệu quả chuyển động trên hình ảnh
(motion blur). Ảnh minh họa dưới đây chụp ở chế độ Av ( tốc độ chụp tự động).
Chọn khẩu độ ở f2.8 (tốc độ chụp chậm nhất) mà hình ảnh vẫn cịn bị bắt đứng
do ánh sáng quá mạnh. Để tốc độ chụp có thể chậm hơn ta dùng đến kính lọc
ND. So với khơng dùng kính lọc ND thì dùng kính lọc ND4 có tốc độ chụp
bằng 1/4 và kính lọc ND8 có tốc độ chụp bằng 1/8.

Một đặc điểm nữa của kính lọc ND là bạn có thể ghép nhiều kính chồng
lên nhau. Ví dụ kính ND4 + ND8 sẽ giảm cường độ ánh sáng 2+3= 5 f-stop
*Dùng để tăng độ mở ống kính.
Tác dụng chính của kính lọc ND là làm giảm cường độ ánh sáng đi vào
ống kính.Và điều này có thể giúp chúng ta mở rộng ống kính với cùng mộ tốc
độ chụp như nhau. Có nghĩa là bạn sẽ thay đổi được khoảng cách của vùng ảnh
rõ (DOF). Trong các hình minh họa dưới đây dược chụp ở chế độ Tv, tốc độ
chụp là 30. Hình đầu tiên bên trái khơng dùng kính lọc nên hiệu quả xóa phơng
chưa cao. Hai hình bên phải dùng thêm kính lọc ND4 và ND8 nên độ mở ống
kính tăng 2 và 3 f-stop. Kết quả là khoảng ảnh rõ thu hẹp lại và chủ đề nổi bật
hơn trên phông nền bị xóa mờ. Trong trường hợp ánh sáng quá gắt cũng có thể
dùng hai kính lọc ND ghép với nhau để ống kính có thể mở rộng hơn.


18

Đo sáng và bù sáng.

Metering
Hệ thống đo sáng trong máy chụp căn bản được gọi là TTL . Trong camera
sẽ có thiết bị nhận và đo ánh sáng phản xạ từ chủ đề. Vì thế có thể nói thiết bị
đo sáng trong thân máy là loại thiết bị đo sáng phản xạ. Có loại thiết bị đo cầm
tay kiểu thu ánh sáng trực tiếp, nhưng trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về thiết bị
đo sáng trong máy.
Căn bản thì có 3 dạng đo sáng ( metering) trong thân máy.
1. Matrix metering: Đo sáng lấy trị số trung bình trên gần hết bề mặt hình
ảnh.
2. Center metering: Đo sáng trong một vùng nhỏ trung tâm hình ảnh.
3. Spot metering: Đo sáng tại điểm trung tâm.

Tùy theo cấp độ máy, có thể khơng có đủ các loại đo sáng kể trên hoặc có
thay đổi trong từng loại đo sáng. Với cơng nghệ hiện nay thì các chức năng đo
sáng đã thay đổi khá nhiều. Ví dụ như matrix metering được chia thành nhiều


19

điểm hơn nên trị số trung bình trên tồn ảnh được đo chính xác hơn. Ứng dụng
các loại đo sáng tôi sẽ quay lại trong bài căn bản thực hành.
Khi đo sáng, ánh sáng phản xạ từ chủ đề rất đa dạng. Màu sắc , chất liệu ....
ảnh hưởng đến sự phản xạ ánh sáng nên nếu khơng có một tiêu chuẩn để đo
sáng thì khơng được. Và người ta đã chọn màu xám gray 18% làm tiêu chuẩn để
đo sáng. Do đó khi đo sáng trên thân máy, bạn cần phải hướng máy đo vào vùng
gần với màu xám gray18% nhất. Khi cần thiết có thể dùng miếng giấy gray 18%
đặt gần chủ đề để đo sáng.
Bản chất của thiết bị đo sáng trong thân máy như đã giải thích ở trên,nên
khi chụp mặc dù đã đo sáng nhưng chuyện hình ảnh khơng đúng sáng vẫn xảy
ra là chuyện bình thường. Chẳnh hạn như trường hợp hình ảnh tồn màu sắc sặc

sỡ... thì đo sáng trong trong thân máy khó chính xác.
Compensation
Tơi tạm gọi những chủ đề có màu sáng như màu trắng cát biển, màu da
người da trắng, màu mặt nước trong... là A . Màu đen của than, màu da người da
đen , màu mặt nước đen... là B. Vì đo sáng bằng ánh sáng phản xạ nên hệ thống
đo sáng trong máy rất dễ bị sai. Trong trường hợp này ta thấy rõ cùng một
nguồn sáng như nhau nhưng khi đo sáng giữa A và B có thể chênh nhau 2 đến 3
F-stop. Cũng vì lý do này mà trong thân máy có đo sáng phải hỗ trợ thêm chức
năng bù sáng ( compensation).
A nhiều màu trắng nên tính phản xa ánh sángcao
B nhiều màu đen nên tính phản xa ánh sáng thấp
Khi đo sáng vào A thì phải điều chỉnh bù sáng theo hướng cộng (+) và khi
đo sáng vào B thì phải điều chỉnh bù sáng theo hướng trừ (-). Hầu hết các máy
có chức năng bù sáng đều có thể điều chỉnh từng nấc 1/2 hoặc 1/3 F-stop.
Hình ảnh được chụp bằng chế độ Av, đo sáng spot metering.
Hình đầu tiên chụp đo sáng vào Graycard 18% làm chuẩn.


20

Loạt hình tiếp theo chụp đo sáng trực tiếp vào nền trắng của xe

Rõ ràng các bạn dễ dàng nhận thấy nền trắng của xe lúc này được hạ
xuống để có độ sáng tương đương với Graycard. Để có được nền trắng thì phải
bù sáng theo hướng tăng (+).
Đặt quyển catalog vào điểm đo sáng ta có kết ngược lại như sau:


21


Ảnh chụp ra trở nên dư sáng vì máy đã nâng nền đen của quyển catalog để
có độ sáng tương đương graycard. Lúc này, ta cần phải bù sáng theo hướng
giảm (-) để có được nền đen đúng với thực tế.
Kết quả cho thấy đo sáng của máy hoàn toàn phụ thuộc vào độ sáng của
điểm đo sáng do đo sáng bằng phương thức phản xạ. Nếu có graycard chuẩn
hay máy đo sáng trực tiếp thì việc đo sáng sẽ chính xác hơn và bạn sẽ khơng
phải quan tâm nhiều đến việc bù sáng trong những trường hợp thông thường.



×