Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Bệnh lý khớp thái dương hàm trong tai mũi họng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TAI MŨI HỌNG
GRANDROUND 2021

BIỂU HIỆN BỆNH LÝ KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
Ở VÙNG TAI MŨI HỌNG


1. Nhắc lại giải phẫu và chức năng khớp thái dương hàm .................................5
1.1 Mặt khớp...........................................................................................................................................5
1.2. Phương tiện nối khớp......................................................................................................................6
1.3. Mạch và thần kinh..........................................................................................................................9
1.4. Động tác...........................................................................................................................................9
1.5. Liên quan.......................................................................................................................................13

2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................13
3. Dịch tễ................................................................................................................14
4. Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm..................................................14
4.1 Yếu tố tại chỗ..................................................................................................................................14
4.2 Yếu tố toàn thân.............................................................................................................................15

5. Cơ chế bệnh sinh................................................................................................16
6. Lâm sàng............................................................................................................18
6.1 Triệu chứng cơ năng......................................................................................................................18
6.2 Triệu chứng thực thể......................................................................................................................23

7. Cận lâm sàng......................................................................................................30
7.1. X-Quang thường quy.....................................................................................................................30
7.2. Siêu âm..........................................................................................................................................31
7.3. Chụp cắt lớp vi tính.......................................................................................................................31
7.4. Chụp cộng hưởng từ.....................................................................................................................32



8. Tiêu chuẩn chẩn đoán.......................................................................................33
8.1 Tiêu chuẩn theo RDC/TMD 1992..................................................................................................33
8.2 Chỉ số loạn năng lâm sàng của Helkimo.......................................................................................35

9. Chẩn đoán phân biệt ........................................................................................37
10. Điều trị .............................................................................................................39
10.1 Điều trị không dùng thuốc...........................................................................................................39
10.2 Điều trị bằng thuốc.......................................................................................................................40
10.3 Đeo máng hàm và điều chỉnh......................................................................................................42
10.4 Phẫu thuật....................................................................................................................................43

11. Tiên lượng.........................................................................................................43
12. Quy trình điều trị ............................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................46



ĐẶT VẤN ĐỀ
Loạn năng thái dương hàm (Temporomandibular Disorders - TMD), là thuật
ngữ nói chung cho các rối loạn cấu trúc, chức năng khớp thái dương hàm (TDH)
hoặc các cơ nhai, cơ vùng đầu cổ và các thành phần mô kế cận. Các yếu tố sinh
học, giải phẫu, cơ học, hành vi, môi trường hoặc cảm xúc ảnh hưởng đến hệ thống
nhai, góp phần vào tạo nên các dấu hiệu, triệu chứng và sự tồn tại của loạn năng
TDH. Do đó, loạn năng TDH có thể được coi là một tổn thương thực thể đa tác
nhân. Dấu hiệu lâm sàng đặc trưng chủ yếu là tiếng kêu khớp, đau khi vận động
hàm các trường hợp nặng dẫn đến hạn chế vận động hàm dưới [1].
Loạn năng TDH ngày càng trở thành một vấn đề được chú ý ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Trong hai thập niên trở lại đây, các nghiên cứu cho thấy loạn
năng TDH chiếm tỉ lệ khá cao trong cộng đồng.

Do các triệu chứng của bệnh TMDS khá đa dạng nên bệnh nhân có thể đến
với bác sĩ tai mũi họng để điều trị các bệnh lý vùng lân cận như tai, xoang hoặc
tuyến mang tai. Vai trò của bác sĩ tai mũi họng là phân biệt bệnh lý khớp thái
dương hàm với các bệnh lý thực thể ở vùng tai mũi họng và bắt đầu kế hoạch điều
trị. Mục tiêu của điều trị bao gồm giáo dục bệnh nhân, giảm đau và cải thiện chức
năng hàm.
Vì vậy, bài Grandround này được thực hiện với hai mục tiêu
1. Nắm được lâm sàng, đặc biệt là biểu hiện vùng tai mũi họng của bệnh lý
khớp thái dương hàm.
2. Chẩn đoán và điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm với vai trò bác sĩ tai mũi
họng.


1. Nhắc lại giải phẫu và chức năng khớp thái dương hàm [2].
Khớp thái dương hàm dưới là khớp hoạt dịch (articulatio synoviale), là loại khớp
cử động tự do có một ổ khớp chứa chất hoạt dịch làm trơn khớp, thuộc loại khớp
lưỡng lồi cầu
1.1 Mặt khớp
Gồm mặt khớp xương thái dương, mặt khớp xương hàm dưới và đĩa khớp.

1.1.1 Mặt khớp xương thái dương

- Hố hàm dưới (fossa articulare): thuộc phần trai xương thái dương. Mặt khớp chỉ
chiếm nửa trước của hố.
- Củ khớp (tuberculum articulare): là một mặt khớp lồi, thuộc rễ ngang mỏm gò má
xương thái dương, nằm phía trước hố hàm dưới. Như vậy mặt khớp thuộc xương
thái dương là một diện lõm ở sau, lồi ở trước.
1.1.2 Mặt khớp xương hàm dưới
Chỏm xương hàm dưới (caput mandibulae) là đầu tận của mỏm lồi cầu xương hàm
dưới. Chỏm có hình bầu dục, trục lớn nằm ngang



1.1.3 Đĩa khớp
Vì mặt khớp của xương thái dương và xương hàm dưới đều lồi nên phải có đĩa
khớp chêm vào giữa hai mặt khớp. Đĩa khớp là một tấm sụn sợi, mặt trên lõm ở
trước, lồi ở phía sau, mặt dưới lõm đều, tương ứng với các mặt khớp của xương
thái dương và xương hàm dưới.
Đĩa khớp có nhiệm vụ chặn và phân tán lực nhai, đồng thời cho phép chuyển động
hài hòa của đĩa - lồi cầu. Khả năng chịu lực tối đa của đĩa khớp trên thực nghiệm là
180 kg.
1.2. Phương tiện nối khớp
Gồm bao khớp và dây chằng


1.2.1 Bao khớp
- Bao khớp hay màng xơ gồm những sợi ngắn ở sâu đi từ cổ xương hàm dưới tới
đĩa khớp, và đĩa khớp tới xương thái dương, tạo nên hai bao khớp và những sợi dài


ở nông đi từ cổ xương hàm dưới tới xương thái dương. Thực tế, các sợi dài đi từ
xương hàm dưới tới xương thái dương chỉ có ở mặt ngồi của khớp. Nhìn chung, ở
trên bao khớp bám vào chu vi mặt khớp của xương thái dương (bờ trước củ khớp ở
trước, hai mép của khớp trai nhĩ ở sau và 2 bờ của hố hàm dưới ở trong và ngồi).
Ở dưới, bao khớp dính quanh cổ hàm dưới. Các sợi của bao khớp ở phần trên đĩa
khớp thì chùng, cịn các sợi dưới đĩa khớp thì căng.
- Bao hoạt dịch hay màng hoạt dịch (membrana synovialis): là màng mỏng, lót mặt
trong của bao xơ, nhưng khơng phủ đĩa khớp. Vì có hai khoang khớp nên có hai
màng hoạt dịch:
+ Màng hoạt dịch trên: lót mặt trong bao sợi của khoang khớp thái dương – đĩa
khớp.

+ Màng hoạt dịch dưới: lót mặt trong bao sợi của khoang khớp đĩa khớp – hàm
dưới. Ở dưới, màng hoạt dịch dưới lật lên trên dọc theo cổ hàm dưới và gân cơ
chân bướm ngoài cho tới chu vi diện khớp của chỏm hàm dưới.
1.2.2 Các dây chằng {21}
- Dây chằng ngoài (ligamentum laterale): là phần dày lên của mặt ngoài bao khớp.
Dây chằng này rất chắc, hình tam giác, đáy ở trên bám vào bờ dưới mỏm gò má
của xương thái dương. Từ đó, dây chằng đi chếch xuống dưới, ra sau để bám vào
mặt ngoài và bờ sau cổ xương hàm dưới, các sợi chếch ở sâu tới tận tuyến mang tai
- Dây chằng bướm – hàm dưới (ligamentum sphenomandibulare): là một dải sợi
mỏng ở mặt trong của khớp, đi từ gai xương bướm tới lưỡi xương hàm dưới
- Dây chằng trâm – hàm dưới (ligamentum stylomandibulare): đi từ mỏm trâm của
xương thái dương tới góc và bờ sau ngành xương hàm dưới. Dây chằng này là một
bó sợi biệt hóa của lá sâu mạc cổ.
- Dây chằng nhỏ tai-hàm dưới kết nối tai giữa với khớp thái dương hàm
+ Dây chằng đĩa khớp – búa (DML): đi từ xương búa chạy đến phần giữa của mô
sau đĩa khớp
+ Dây chằng búa trước (AML) hay dây chằng nhĩ-hàm dưới: đi từ xương búa đến
bám vào lưỡi hàm dưới cùng với dây chằng bướm- hàm dưới
+ PMAL: các sợi đi từ dây chằng đĩa khớp- búa đến dây chằng bướm – hàm dưới


1.3. Mạch và thần kinh
1.3.1 Mạch máu
Khớp thái dương hàm dưới được cấp máu bởi các nhánh của:
- Động mạch thái dương giữa
- Động mạch màng não giữa
- Động mạch nhĩ trước
- Động mạch hầu lên
1.3.2 Bạch huyết
Bạch huyết của khớp thái dương hàm dưới đổ vào các hạch bạch huyết mang tai.

1.3.3 Thần kinh


Thần kinh chi phối khớp thái dương hàm dưới là nhánh của dây thần kinh hàm
dưới và dây tai thái dương.
1.4. Động tác
Khớp TDH là một loại khớp hoạt động nhiều nhất của cơ thể trung bình khoảng 2000
lần một ngày với các hoạt động như nói, nhai, nuốt, ngáp... Sự co các cơ khác nhau
vùng đầu cổ giúp di chuyển hàm dưới chính xác cho phép thực hiện chức năng vận
động một cách hiệu quả. Các cơ chính điều khiển hệ thống nhai gồm có: nhóm cơ nâng
hàm (cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm trong) và nhóm cơ hạ hàm (cơ chân bướm
ngoài, cơ nhị thân, các cơ trên móng khác).




- Cơ cắn: là 1 hình 4 cạnh gồm 2 phần
+ Phần nông: bám vào 2/3 trước bờ dưới cung gò má bởi một mảnh cân dày. Các
thớ cơ chạy xuống dưới và ra sau, tận hết ở phần giữa mặt ngồi ngành hàm và góc
xương hàm dưới


+ Phần sâu: đi từ mặt trong cung gò má và tận hết ở mỏm vẹt và phần trên mặt
ngoài ngành hàm dưới
+ Động tác: cơ co nâng xương hàm dưới lên trên và làm cắn chặt hàm.
- Cơ thái dương: là cơ hình quạt, nằm phía bên của đầu
+ Nguyên ủy: hố thái dương và mặt sâu của mạc thái dương
+ Bám tận: các thớ cơ chạy xuống dưới hội tụ lại và tận hết bởi một gân lách giữa
mặt trong cung gò má và phần trai thái dương, để bám tận vào mặt trong bờ trước,
bờ sau mỏm vẹt và bờ trước ngành hàm dưới.

+ Động tác: nâng hàm dưới lên trên làm ngậm miệng. Các thớ sau kéo hàm dưới ra
sau và nghiến răng.
- Cơ chân bướm trong
+ Nguyên ủy: mặt trong mảnh chân bướm ngoài, mỏm tháp xương khẩu cái và củ
xương hàm trên
+ Bám tận: phần sau dưới mặt trong của ngành và góc xương hàm dưới
+ Động tác: nâng xương hàm dưới lên trên. Giúp chuyển động xoay trong khi nhai
và đưa xương hàm dưới ra trước.
- Cơ chân bướm ngồi
+ Ngun ủy: có 2 đầu, đầu trên bám vào mặt dưới xương thái dương và mào dưới
thái dương của cánh lớn xương bướm, đầu ngoài bám vào mặt ngoài mảnh chân
bướm ngoài.
+ Bám tận: các thớ cơ chạy ra sau và ra ngoài để bám tận vào một hõm phía trước
cổ xương hàm dưới, và vào bao khớp ,đĩa khớp thái dương hàm.


+ Động tác: đưa hàm dưới ra trước, kéo đĩa khớp ra trước, giúp động tác xoay khi
nhai. Tham gia vào động tác há miệng.
Khớp thái dương hàm dưới thực hiện động tác nhai khá phức tạp, gồm các loại
động tác cơ bản sau đây
- Động tác hạ và nâng hàm dưới, do kết quả của hai động tác:
+ Động tác trượt chỏm hàm dưới ra trước hoặc ra sau xảy ra ở khớp thái dương –
đĩa khớp
+ Động tác quay xung quanh trục ngang của chỏm hàm dưới, xảy ra ở khớp đĩa
khớp hàm dưới.
- Động tác đưa hàm sang phải hoặc sang trái được thực hiện khi một bên khớp làm
trụ, còn khớp bên đối diện tịnh tiến ra trước, xảy ra ở khớp thái dương – đĩa khớp.
- Động tác đưa hàm dưới ra trước hoặc ra sau:
Hai khớp thái dương hàm dưới đồng thời tịnh tiến ra trước hoặc ra sau. Động tác
này xảy ra ở khớp thái dương – đĩa khớp ở mỗi bên.

Trong trường hớp há miệng quá to (như khi ngáp) chỏm xương hàm dưới có thể bị
lệch ra trước củ khớp nên bị mắc lại, miệng không ngậm lại được nữa, gây ra trật
khớp thái dương hàm dưới. Muốn đưa về vị trí cũ, phải ấn hàm dưới xuống dưới,
sau đó đưa hàm dưới ra sau.
Độ mở tối đa của hàm dưới (giữa các răng cửa) là 40-55 mm, nói chung ít hơn ở
phụ nữ và giảm dần theo tuổi.
1.5. Liên quan
Ở phía trước và dưới ống tai ngồi có tuyến nước bọt mang tai nằm áp vào ngành
lên xương hàm dưới, khi viêm tuyến gây hạn chế tới động tác của khớp và ngược
lại.
2. Lịch sử nghiên cứu
TMD được mô tả lần đầu vào thời Ai Cập cổ đại. Đến năm 1934, bác sĩ
tai mũi họng Costen là người đầu tiên tiếp cận chứng rối loạn này một cách có
hệ thống. Ông cũng đưa ra hội chứng Costen bao gồm các triệu chứng tai như ù
tai, nghe kém, chóng mặt, đau tai ở bệnh nhân TMD.


Cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất, rõ ràng cho loạn năng
TDH. Tuy nhiên định nghĩa của Okeson (1996) được nhiều tác giả chấp nhận nhất:
Loạn năng thái dương hàm là thuật ngữ chung cho các rối loạn cấu trúc và chức
năng trong khớp thái dương hàm hoặc các cơ nhai, cơ vùng đầu cổ và các thành
phần mô kế cận [1]. Các yếu tố sinh học, giải phẫu, cơ học, hành vi, môi trường
hoặc cảm xúc ảnh hưởng đến hệ thống nhai, góp phần vào sự phát triển của các dấu
hiệu và triệu chứng và sự tồn tại của loạn năng TDH.
Năm 1992, Dworkin và LeResche đã đưa ra nghiên cứu tiêu chuẩn chẩn
đoán rối loạn khớp thái dương hàm (RDC/TMD) và được coi là tiêu chuẩn vàng
là chẩn đoán bệnh [3].
3. Dịch tễ
Tỷ lệ RL khớp TDH là 5-70%. Tại Mỹ theo nghiên cứu của Lipton (1993)
thì 22% dân số có ít nhất một trong những triệu chứng loạn năng TDH [4]. Tuy

nhiên, chỉ 3,7-7% bệnh nhân cần điều trị. Nghiên cứu của Phạm Như Hải (2006)
trên 544 người dân Hà Nội cho thấy số người có biểu hiện rối loạn từ trung bình
tới nặng chiếm 20,6%, triệu chứng hay gặp là mỏi hàm (11,9%).
Bệnh thường gặp ở độ tuổi 20 -40, trung bình 33,9 tuổi, nữ/nam là 3/1 –
9/1. Sai đĩa khớp gặp nhiều nhất ở tuổi 30, trong khi các rối loạn tại khớp như
viêm, thối hóa khớp ở nhiều ở tuổi 50.
4. Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm
Đa số các tác giả đều cho rằng sự xuất hiện của loạn năng TDH là sự kết hợp
của nhiều yếu tố trong đó yếu tố nội khớp là yếu tố quan trọng nhất và làm khởi
phát bệnh [7]. Yếu tố toàn thân và tâm lý tạo điều kiện và cần thiết cho yếu tố tại
chỗ bộc phát bệnh, một số trường hợp thì có thể khơng tìm thấy ngun nhân.
4.1 Yếu tố tại chỗ.


- Những rối loạn nội khớp: là những bất thường trong mối quan hệ giữa đĩa
khớp, lồi cầu, hố hàm dưới và củ khớp là nguyên nhân hay gặp nhất trong số các
nguyên nhân gây loạn năng TDH.
- Rối loạn khớp cắn: sai khớp cắn theo Angle, cắn chéo, cắn hở, cản trở cắn,
chen chúc răng, lệch đường giữa, thiếu răng... là các yếu tố khởi phát loạn năng
TDH [8].
- Rối loạn thái dương hàm do sai sót trong điều trị: hàn kênh khớp, rối loạn
sau chỉnh nha.
- Hội chứng lỏng khớp (hyperlaxity).
- Thói quen cận chức năng (như nghiến răng) và các thói quen xấu.
- Rối loạn tư thế:
o Những tư thế nghề nghiệp có hại (nhạc sỹ violon, người trực tổng đài...).
o Khi ngủ nằm sấp sẽ tì ép lên một bên hàm dưới.
o Những rối loạn về giải phẫu cổ (vẹo cột sống, gù lưng).
- Chấn thương: Theo Solange khoảng 20% bệnh nhân loạn năng TDH có
tiền sử chấn thương hàm mặt, theo một số tác giả khác thì đến 44%.

- Rối loạn tâm lý: stress, căng thẳng và các yếu tố tâm lý khác có vai trò như
chất xúc tác cho loạn năng TDH, do làm giảm khả năng đề kháng của bộ máy
nhai, làm tăng co thắt cơ và những sai lệch chức năng [8].
4.2 Yếu tố tồn thân
Rất khó chẩn đốn ngun nhân này. Khoảng 20% loạn năng TDH khơng tìm
ra được ngun nhân và được xem là vô căn [19].
- Tuổi: các nghiên cứu chỉ ra tuổi hay gặp loạn năng TDH là 20-40 tuổi .
- Yếu tố gen: Gen Catechol O-methyltransferase (COMT gene) có
thể liên quan đến q trình bệnh lý và đáp ứng đau ở bệnh nhân loạn năng TDH.
- Giới: các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng, tần số xuất hiện, mức độ
trầm trọng, việc tìm kiếm phương pháp điều trị của nữ cao hơn so với nam.


5. Cơ chế bệnh sinh
Các triệu chứng tai mũi họng liên quan đến RL khớp TDH được báo cáo
rất đa dạng. Ù tai và đau vùng mặt có tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân RL khớp TDH
kèm trầm cảm.
Các triệu chứng tai mũi họng phổ biến hơn ở những bệnh nhân đau do cơ
hơn những bệnh nhân rối loạn chức năng nội khớp. Một nghiên cứu của Ramirez
và cộng sự chỉ ra rằng tần suất gặp các triệu chứng tai mũi họng phổ biến nhất là
đau tai, tiếp đến là ù tai, đầy tai, chóng mặt, nghe kém. Cơ chế của hiện tượng
này chưa rõ ràng, giải thích có thể do các cơ nhai, cơ mặt và cơ tai (cơ căng
màng nhĩ và căng màn khẩu cái) có cùng nguồn gốc phôi thai chung từ túi mang
1, làm cơn đau lan từ khớp thái dương hàm đến tai, và giải thích tại sao các triệu
chứng tai lại hay gặp hơn ở bệnh nhân đau do cơ.
Bệnh lý cột sống cổ cũng có thể gây đau ở tai, khớp TDH và khu vực lân
cận. Điều này là do giải phẫu của cột sống, vùng tai, và khớp TDH gần với các
rễ thần kinh. Mặt khác, chuyển động của các cơ vùng cột sống cổ góp phần ổn
định chuyển động của khớp TDH. Sự co cơ vùng cổ kích thích các rễ thần kinh,
gây ra đau vùng khớp TDH.

* Các giả thuyết giải thích các triệu chứng tai liên quan đến TMD
- Giả thuyết do dây chằng [10].
Effat và cộng sự (2016) cho rằng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm có thể
gây ra những thay đổi nhỏ về sinh lý tai giữa. Giả thuyết cho rằng những thay đổi
này do liên kết giải phẫu giữa khớp thái dương hàm và tai giữa như dây chằng đĩa
khớp -búa, dây chằng búa trước và gân giữa cơ căng màng nhĩ và cơ nâng màn
khẩu cái. Những thay đổi về sức căng lên các cấu trúc này có thể làm chuyển động
xương búa, tác động lên xương bàn đạp, từ đó gây thay đổi áp suất nội dịch, làm


thay đổi trạng thái phân cực của các tế bào lông ở tai trong, gây ra các triệu chứng
như ù tai, đầy tai, nghe kém, chóng mặt.
- Giả thuyết do loa vịi (Costen’s syndrome)
Costen (1994) giả thuyết rằng sự đóng quá mức và di lệch đĩa khớp làm tăng áp lực
các cấu trúc của tai như thần kinh tai thái dương, thần kinh thừng nhĩ và loa vòi.
- Giả thuyết do cơ căng màng nhĩ [11].
Penkerner (2000) và Myrhaug (1964) lại cho rằng rối loạn chức năng thần kinh cơ
là nguyên nhân gây ra các triệu chứng về thần kinh. Trong khi phẫu thuật các BN
xốp xơ tai, tác giả quan sát thấy những cơn co của cơ căng màng nhĩ dưới kính vi
phẫu. Những cơn co này được kích thích tự nhiên bởi nghiến răng và siết hàm. Do
đó, Myrhaug cho rằng rối loạn chức năng thần kinh cơ của cơ cắn (đặc biệt là cơ
chân bướm hàm) có thể gây ra thay đổi trong bộ máy truyền âm. Để giải thích cho
điều này, tác giả cho rằng trong q trình phát sinh lồi, màng nhĩ và cơ căng màn
hầu có cùng nguồn gốc với cơ nhai, do chúng cùng được chi phối bởi thần kinh V.
Vì vậy, các bất thường về động tác nhai hay nghiến răng, chúng gây ra co cơ nhai
đồng thời kích thích ‘phản xạ co thắt thứ cấp’ ở màng nhĩ và cơ căng màn hầu, từ
đó gây ra tăng sức căng màng nhĩ và rối loạn hoạt động gây mở loa vòi.
- Giả thuyết quan tâm cơ thể quá mức (Excessive somatic concern ESC) [12].
Theo Chole (1992) cho rằng TMD, ù tai, chóng mặt là những rối loạn được phát
hiện có liên quan đến rối loạn cảm xúc. Stress cảm xúc có thể làm trầm trọng hơn

triệu chứng ù tai, chóng mặt ở bệnh nhân TMD. Brown và Walker đã đề xuất hội
chứng ESC để giải thích sự khơng tương xứng giữa mức độ nặng của triệu chứng
với tổn thương lâm sàng.


6. Lâm sàng
6.1 Triệu chứng cơ năng
Các biểu hiện bệnh lý khớp TDH ở vùng tai, mũi, họng rất đa dạng, trong đó các
triệu chứng về tai rất phổ biến. Thăm khám lâm sàng vùng tai mũi họng thường
không thấy tổn thương thực thể
6.1.1 Ù tai [13].
Ù tai là một biểu hiên chính của bệnh nhân TMD với báo cáo dao động từ 14-59%.
Tỷ lệ ù tai ở bệnh nhân mắc TMD tăng gấp 8 lần so với bệnh nhân khơng TMD
Ù tai do TMD có các biểu hiện như
- Ở cùng bên với bên TMD, thường là ù tai liên tục, tiếng trầm
- Thay đổi cường độ (chủ yếu là tăng lên) khi khớp thái dương hàm thực hiện chức
năng hoặc khi tăng áp lực lên khớp
- Đa số ù tai (43 – 86%) đáp ứng một phần hoặc hoàn toàn khi được điều trị bệnh
lý TMD. Một tổng quan hệ thống của tác giả Neto và cộng sự (2016) chỉ ra trong
7/8 nghiên cứu, các bệnh nhân nhận được các phương pháp điều trị TMD đều cải
thiện ù tai 1 phần hoặc hoàn toàn.
6.1.2 Nghe kém [10].
Nghe kém ở bệnh nhân TMD gặp ở khoảng 25% các bệnh nhân. Nghe kém do
TMD có một số đặc điểm sau:
- Nghe kém ở cùng bên với bên TMD hoặc cả 2 bên
- Chủ yếu nghe kém mức độ nhẹ với PTA 25-40 db, 1 vài bệnh nhân nghe kém
mức độ trung bình với PTA 40-65 db. Khơng có sự khác biệt về mức độ nghe kém
ở bệnh nhân TMD do nguyên nhân từ cơ và rối loạn nội khớp.
- Đa số các bệnh nhân nghe kém tiếp nhận



- Nhĩ lượng chủ yếu typ A
6.1.3.Đau tai [14].
Có đến 50% các nguyên nhân đau tai là thứ phát do nguyên nhân từ các cấu trúc
lân cận. Đau tai là một triệu chứng thần kinh thường gặp do rối loạn chức năng hệ
thống nhai. Có ít nghiên cứu trong y văn tập trung vào nghiên cứu về tỷ lệ và điều
trị đau tai do TMD. Hầu hết các tác giả đồng ý rằng tỉ lệ này là 5-20%.
Cơ chế đau tai do TMD chưa được biết rõ. Các tác giả đưa ra nhiều giả thuyết như:
- Do chèn ép ống tai ngồi hoặc dây tai thái dương do sự đóng quá mức khớp thái
dương hàm hoặc do di lệch ra sau quá mức của lồi cầu hàm dưới là nguyên nhân
gây ra các triệu chứng thần kinh.
- Rối loạn chức năng vòi nhĩ, chức năng cơ nhai hoặc phản xạ co thắt thứ phát của
mạch máu vùng mê nhĩ do kích thích bất thường hệ thống thần kinh tự động.
- Rối loạn chuyển động của cơ căng màng nhĩ và cơ căng màn khẩu cái cũng như
các dây chằng nhỏ vùng tai.
Hầu hết các bệnh nhân đều báo cáo đau ở mức độ vừa. Phụ nữ có tỷ lệ đau cao hon
nam giới.
Wallis nghiên cứu trên 58 bệnh nhân đau tai do TMD thấy có 30 bệnh nhân đau
trong tai, 23 BN đau vùng trước tai và 5 BN đau sau tai. Có 50 BN đau theo cơn, 8
BN đau liên tục. Đau tăng lên khi vận động hàm dưới, đặc biệt khi há miệng tối đa,
kèm theo các biểu hiện của bệnh lý TMD. Thời gian đau được báo cáo đa số trong
khoảng thời gian 1-2 năm với tần suất khoảng 1-2 lần/ tháng. Sau khi điều trị bệnh
lý TMD, đa số các bệnh nhân hết đau hoặc còn đau nhẹ (chiếm hơn 70%). [15].
6.1.4 Chống váng, chóng mặt [12].


Tỷ lệ chóng mặt ở bệnh nhân TMD được các tác giả báo cáo dao động 3-20%.
Chloe 1992 báo cáo tỉ lệ chống váng và chóng mặt ở nhóm bệnh nhân TMD cao
hơn đáng kể so với dân số chung. Cụ thể, qua nghiên cứu 338 bệnh nhân, thấy đến
70% báo cáo có chống váng, 40,7% chóng mặt trong đó 20% chóng mặt nặng.

Các triệu chứng này cải thiện sau điều trị TMD.
6.1.5 Các triệu chứng về xoang được mô tả [6].
+ Đau đầu dữ dội, liên tục
+ Vị trí điển hình của đau vùng xoang sau: vùng đỉnh, chẩm và sau tai.
+ Tăng dần về cuối ngày (tiền sử viêm mũi xoang khơng điển hình)
+ Cảm giác đau rát ở họng, lưỡi và 1 bên mũi.
6.1.6 Đau nhức vùng mặt, đau tại khớp TDH
- Biểu hiện ở cơ: Xuất phát từ triệu chứng co thắt cơ dẫn đến đau
cơ, há miệng hạn chế (do co thắt cơ, do đau) và phì đại cơ (do tăng hoạt động)
[5].
Triệu chứng đau các cơ nhai thường do tổn thương cơ, cân và dây chằng
(nên được gọi là hội chứng đau cân cơ). Những cơn đau này xuất hiện ở nhiều vị trí
khác nhau: cách xa các cơ nhai; đau xuất phát từ các cơ nhai rồi lan ra xung quanh;
đau nguyên phát tại cơ nguyên nhân: thường rõ ràng, đôi khi chỉ dưới dạng khó
chịu, căng cơ, mỏi cơ.
Cơn đau cơ thường lan tỏa rộng hơn là cơn đau tại khớp. Đau cơ có thể ở
một bên hoặc hai bên, có thể chỉ ở một cơ nhưng cũng có thể ở nhiều cơ, có thể
đau tồn bộ cơ hay chỉ một bó cơ. Bệnh nhân có thể chỉ ra được vùng cơ đau: tại
khớp (cơ chân bướm ngoài), thái dương (cơ thái dương), má (cơ cắn), mặt trong
góc hàm (cơ chân bướm trong), dưới tai (bụng sau cơ nhị thân). Lúc đầu đau chỉ


xuất hiện trong hay sau khi vận động hàm dưới. Sau đó đau xuất hiện ngay cả khi
nghỉ khơng vận động và tăng lên khi vận động, làm giảm biên độ vận động hàm
dưới. Cơn đau tồn tại ngay cả khi co cơ đồng bộ chống lại lực cản (cố há miệng khi
bác sỹ đẩy ngược lại).
- Đau khớp: Đau khu trú ở khớp hay trong tai, có thể một bên hay cả hai
bên, tăng lên khi nhai thức ăn cứng, ngáp, hắt hơi, thậm chí với khí hậu lạnh ẩm,
khi mệt mỏi, sai lệch chức năng. Đau có thể tự phát hay gây ra do cử động há
miệng và nhai sang bên, hay khi ấn vào khớp, nằm nghiêng một bên. Đau có thể ở

mức độ vừa phải, chưa cần phải dùng thuốc giảm đau. Nhưng dạng đau nhiều
không thể chịu đựng được cũng không phải hiếm gặp và thường liên quan tới yếu
tố tâm thần. Cơn đau có thể xuất hiện tương đối đột ngột hoặc tiến triển từ từ. Đau
tiến triển rất thất thường với những cơn đau xen kẽ với những thời kỳ lui bệnh. Ở
một số trường hợp đau xuất hiện một cách chu kỳ. Đau để lại những hậu quả về
tâm lý, làm thay đổi và phức tạp bệnh cảnh lâm sàng.
Do biểu hiện bệnh lý khớp thái dương hàm ở vùng tai mũi họng rất đa dạng,
dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thực thể khác, Zhao và cộng sự đã đưa đưa ra bảng
sàng lọc xem bệnh nhân có khả năng bị RL khớp thái dương hàm không gồm
[16].
Bảng checklist rối loạn khớp thái dương hàm
Câu hỏi *
- Bạn có đau vùng mặt, hàm, thái dương, trước tai và trong tai trong tháng qua
khơng? (4 điểm)
- Bạn có trên 36 tuổi khơng? (3 điểm)
- Trong 6 tháng gần đây, bạn có đau đầu hoặc đau nửa đầu không? (1 điểm)
- Hiện tại, xương hàm của bạn có bị hạn chế khi nhai, ngáp? (1 điểm)
- Có tiếng động (click hoặc pop) khi bạn há, ngậm miệng hoặc khi nhai không


(1 điểm)
Thăm khám
- Đau tại khớp khi há miệng
- Đau cơ khi cử động hàm nhô ra trước
- Âm thanh tại khớp khi ngậm miệng
- Đau tại khớp khi sờ nắn
* Nếu tổng điểm các câu hỏi nhỏ hơn 3, khơng nghĩ đến có RL khớp TDH.
Nếu tổng điểm trên 3, thực hiện thăm khám. Nếu khơng có triệu chứng nào
qua thăm khám, không nghĩ đến RL khớp TDH. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào,
nghĩ đến có RL khớp TDH.

Nếu có bất kì dấu hiệu ‘’ cờ đỏ’’ nào phải thăm khám kĩ càng để xác định các
nguyên nhân từ vùng tai mũi họng hay là triệu chứng của RL khớp TDH. Ví dụ, ù
tai có thể là triệu chứng tai mũi họng, như bệnh Meniere, u góc cầu tiểu não, xốp
xơ tai…nên cần được thăm khám vùng tai mũi họng kỹ càng để loại trừ các bệnh
lý thực sự vùng tai mũi họng.
Các triệu chứng ‘’ cờ đỏ’’
- Dấu hiệu stress về tâm lý, rối loạn cảm xúc
- Đang dùng thuốc
- Thiểu năng tuần hoàn động mạch sống nền
- Bất ổn của cột sống cổ trên
- Bệnh tim mạch
- Rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương
- Rối loạn chức năng các dây thần kinh sọ
- Giảm cân nghiêm trọng
- Nhiễm trùng kết hợp


6.2 Triệu chứng thực thể
Khi đã loại trừ các bệnh lý thực thể vùng tai mũi họng, tiến hành thăm khám
vùng khớp TDH. Bệnh lý khớp TDH biểu hiện ở 2 triệu chứng thực thể chính gồm:
tiếng kêu ở khớp và há miệng hạn chế
Khám khớp thái dương hàm nhằm đánh giá tình trạng của khớp ở trạng thái
tĩnh và khi thực hiện chức năng. Việc khám khớp thái dương hàm được thực hiện
bằng quan sát, sờ vùng khớp, nghe tiếng kêu khớp và thực hiện các vận động hàm
dưới. Nên kết hợp khám lâm sàng và chẩn đốn hình ảnh để có một chẩn đốn đầy
đủ và chính xác.
6.2.1 Quan sát
- Dáng đứng bệnh nhân có thể khơng thẳng, bị vẹo cột sống, đầu nghiêng sang
một bên ở cả trong tư thế nghỉ ngơi thư giãn nhất. Khi cười nhìn thấy gương mặt
căng thẳng và nụ cười khơng cân đối khóe mép bên cao bên thấp.

Dấu hiệu rối loạn tư thể nguyên nhân là do sự thay đổi tư thế hàm dưới dẫn
đến thay đổi tư thế đầu, tư thế đầu sẽ làm thay đổi toàn bộ kết cấu cột sống. 
- Quan sát vùng khớp thái dương hàm nhằm phát hiện sự mất cân xứng giữa
2 khớp phải và trái, các sẹo chấn thương hoặc phẫu thuật trước đó, vùng khớp có
phù nề, sưng đỏ khơng.
- Quan sát đường há miệng so với đường giữa: há thẳng, há lệch sang bên
hay há miệng theo đường uốn lượn


×