Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm khớp thái dương hàm pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.99 KB, 5 trang )

Viêm khớp thái dương hàm -
Thuốc nào trị?




Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh, đúng hơn là một hội
chứng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp thái dương
hàm như viêm khớp sau nhiễm khuẩn, viêm khớp sau chấn thương cấp,
viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hoặc viêm - thoái hóa thứ phát
khớp thái dương hàm. Điều trị viêm khớp thái dương hàm phải tùy
thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Trường hợp viêm khớp thái dương hàm nhiễm khuẩn thì dùng kháng
sinh thích hợp như penicillin G, oxacillin hoặc các cephalosporin thế hệ 1, 2,
3 khác. Tốt nhất là nuôi cấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ và
chọn thuốc theo kháng sinh đồ. Kết hợp thuốc chống viêm không steroid
như aspirin, diclofenac, meloxicam uống kèm thuốc giảm đau đơn thuần
như paracetamol hoặc paracetamol + codein khi đau nhiều; hút hoặc chích
dẫn lưu rửa sạch mủ nếu có; hạn chế cử động khớp. Một khi kiểm soát được
tình trạng nhiễm khuẩn thì cần có bài tập thích hợp để tránh hạn chế vận
động khớp sau này.
Viêm khớp sau chấn thương cấp như sau nhổ răng khó, đặc biệt các
răng hàm số 7, 8; sau đặt nội khí quản (hiếm gặp) cần điều trị bằng chống
viêm không steroid như trên với đường toàn thân uống hay tiêm bắp hoặc
chế phẩm dạng gel bôi tại chỗ. Có thể kết hợp giảm đau bằng chườm nóng
hoặc chườm lạnh tại chỗ và uống thuốc giảm đau paracetamol hoặc
paracetamol + codein. Ngoài ra lưu ý hạn chế vận động hàm trong thời gian
đau.
Thoái hóa khớp thái dương hàm có thể nằm trong bệnh cảnh thoái hóa
khớp nói chung và thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Hay gặp thoái
hóa cả hai bên. Điều trị triệu chứng như điều trị viêm khớp sau chấn thương


cấp. Ngoài ra có thể kết hợp các thuốc điều trị thoái hóa khớp tác dụng chậm
như glucosamin, chondroitin sulfat hoặc tiêm corticoid (hydrocortison
acetat, methyl prednisolon acetat) tại chỗ. Lưu ý chỉ định tiêm rất thận trọng
bởi bác sĩ chuyên khoa khớp, thực hiện trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn,
tránh tiêm nhắc lại nhiều lần. Biến chứng có thể gặp khi tiêm khớp thái
dương hàm là liệt mặt nếu tiêm vào dây thần kinh mặt (dây V).
Viêm khớp thái dương hàm do bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gặp
ở trên 50% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Mức độ tổn thương có thể từ
nhẹ, ít đau nên bệnh nhân thường bỏ qua đến đau nặng là triệu chứng làm
bệnh nhân chú ý nhiều. Khớp thái dương hàm thường là khớp sau cùng bị
tổn thương, sau các viêm ở khớp nhỏ - nhỡ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp
gối Điều trị bệnh nằm trong điều trị bệnh cảnh viêm khớp dạng thấp nói
chung. Thuốc bao gồm thuốc điều trị triệu chứng như chống viêm không
steroid (aspirin, diclofenac ) hoặc chống viêm corticoid (prednisolon,
hydrocortison ) đường toàn thân; thuốc giảm đau paracetamol; thuốc điều
trị cơ bản (nhóm thuốc chống thấp khớp có thể thay đổi cơ địa) như
chloroquin, methotrexat, salazopirin, entanercept thường dùng phối hợp
hai, ba thuốc hoặc hơn. Có thể điều trị tại chỗ trong trường hợp viêm nặng
bằng cách tiêm corticoid vào khớp thái dương hàm. Lưu ý các bài tập chức
năng vận động khớp thích hợp. Phẫu thuật chỉ định khi có viêm dính khớp
làm bệnh nhân không há miệng được.
Viêm - thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm thường gặp sau chấn
thương mạn tính hoặc sau hội chứng rối loạn chức năng khớp thái dương
hàm. Hội chứng này thường gặp ở nữ giới từ 20 đến 40 tuổi. Nguyên nhân
rất phức tạp, bao gồm các bệnh lý liên quan đến hệ thống nhai như hệ cơ,
dây chằng, xương (xương hàm trên, dưới và xương thái dương), răng và
khớp thái dương hàm. Trạng thái stress thường xuyên, tật nghiến răng cũng
là những nguyên nhân phối hợp. Nếu hội chứng trên tồn tại dai dẳng thì hậu
quả sẽ dẫn đến tình trạng viêm, thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm.
Thường khớp thái dương hàm bị tổn thương một bên, đây là triệu chứng

quan trọng để phân biệt với thoái hóa nguyên phát khớp thái dương hàm
thường gặp ở cả hai bên. Điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có thể
lựa chọn dùng liệu pháp tâm lý, phục hồi chức năng hỗ trợ (đeo máng cắn),
dùng thuốc hay phẫu thuật; có khi cần phối hợp tất cả các biện pháp trên.
Thuốc điều trị bao gồm thuốc an thần giải lo âu như diazepam, dogmatil;
giãn cơ như mydocalm, myonal; thuốc chống viêm không corticoid như
aspirin, diclofenac đường toàn thân. Corticoid tiêm tại chỗ khớp thái
dương hàm làm giảm đau khá tốt. Việc phối hợp điều trị với các chuyên
khoa răng hàm mặt, tâm thần là cần thiết. Lưu ý là phòng và điều trị tích cực
hội chứng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm là biện pháp phòng hiệu
quả bệnh viêm - thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm.

×