Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

So sánh độ lọc cầu thận theo công thức Cockcroft-Gault, MDRD và xạ hình thận có dược chất phóng xạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.58 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

SO SÁNH ĐỘ LỌC CẦU THẬN THEO CƠNG THỨC COCKCROFT- GAULT,
MDRD VÀ XẠ HÌNH THẬN CĨ DƯỢC CHẤT PHĨNG XẠ
Nguyễn Đình Vũ1, Trần Duy Phúc1, Bùi Thị Minh Ngọc1
Hồ Thị Hồng Nhung1, Nguyễn Thị Minh Phương1, Đinh Thị Hồi Ngọc1
TĨM TẮT

43

Đặt vấn đề: Đánh giá độ lọc cầu thận theo
công thức Cockcroft-Gault, MDRD và độ lọc cầu
thận qua xạ hình thận có iod phóng xạ kết hợp
với so sánh sự khác nhau cũng như ý nghĩa từng
phương thức đối với đo mức lọc cầu thận, hiệu
quả rõ rệt thể hiện trên phương pháp xạ hình
thận.
Đối tượng và phương pháp: 194 người hiến
thận tự nguyện tại Khoa Thận nhân tạo được tính
mức lọc cầu thận theo cơng thức CockcroftGault, MDRD và được làm xạ hình thận tiêm
dược chất phóng xạ. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu.
Kết quả: Mức lọc cầu thận trung bình theo
các cơng thức ước đốn và xạ hình thận:
- Theo cơng thức Cockcroft-Gault: 99,79 ±
14,72 ml/ phút/ 1,73m2
- Theo công thức MDRD: 87,34 ± 13,10 ml/
phút/ 1,73m2
- Theo phương pháp xạ hình thận: 128,68 ±
16,15 ml/ phút/ 1,73m2
- Mối tương quan giữa 2 công thức


Cockcroft-Gault và MDRD rất chặt chẽ (r=
0,77), p <0,001.
- Khơng có mối tương quan giữa hai phương
pháp này với phương pháp xạ hình thận.

Bệnh viện Trung ương Huế
Liên hệ tác giả: Nguyễn Đình Vũ.
Email:
Ngày nhận bài: 5/8/2021
Ngày phản biện: 11/9/2021
Ngày duyệt bài: 20/9/2021
1

Kết luận: Có mối tương quan chặt chẽ về
mức lọc cầu thận giữa 2 công thức CockcroftGault và MDRD. Không có mối tương quan giữa
hai phương pháp này với phương pháp xạ hình
thận. Điều này cho thấy ưu thế rõ rệt và sự cần
thiết trong việc sử dụng phương pháp xạ hình
thận trong lựa chọn thận để ghép.
Từ khóa: Mức lọc cầu thận, Cockcroft-Gault,
MDRD, xạ hình thận

SUMMARY
COMPARISON OF GLOMERULAR
FILTRATION RATE BASED ON
COCKCROFT-GAULT, MDRD
FOMULA AND RENAL
SCINTIGRAPHY WITH
RADIOPHARMACEUTICALS
Background: Evaluation of glomerular

filtration rate according to the CockcroftGaultformula, MDRD and glomerular filtration
rate by radioiodine renal scintigraphy.
Combining with comparing the difference as
well as the significance of each method for
glomerular filtration rate measurement, the
obvious effect is shown on the renal scintigraphy
method.
Material and method: Voluntary kidney
donation patients at the Department of
Hemodialysis were calculated glomerular
filtration rate according to the CockcroftGaultformula, MDRD and radioiodine injection
renal scintigraphy. About 194 patients. Crosssectional, retrospective descriptive meth

309


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN THỨ XV HỘI TIẾT NỆU-THẬN HỌC VN; LẦN THỨ VII VUNA-NORTH,2021

Results: About the glomerular filtration rate
according to the estimated formulas and renal
scintigraphy
- According to the formula Cockcroft-Gault:
99.79 ± 14.72 ml/min/1.73m2
- According to the MDRD formula: 87.34 ±
13.10 ml/min/1.73m2
- According to renal scintigraphy method:
128.68 ± 16.15 ml/min/1.73m2
The correlation between the two formulas
Cockcroft - Gault and MDRD is very close (r =
0.77), p < 0.001. There is no correlation between

these two methods with the renal function
scintigraphy method.
Conclusion: There is a close correlation in
glomerular filtration rate between the two
formulas Cockcroft-Gault and MDRD.There is
no correlation between these two methods with
renal scintigraphy. This shows a clear advantage
and necessity in using renal scintigraphy in
kidney selection for transplantation.
Keywords: Glomerular filtration rate,
Cockcroft-gault, MDRD, renal scintigraphy…

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1976, Cockcroft và Gault đã đưa ra
cơng thức ước đốn hệ số thanh lọc creatinin
dựa vào creatinin máu, cân nặng và tuổi. Từ
đó đến nay có nhiều tác giả khác như Gates,
Jelliffe, Mawer,…đã đưa ra các cơng thức
tính hệ số thanh lọc creatinin khác[1], [6].
Gần đây Levey A đã phát triển công thức
Modification of Diet in Renal Disease
(MDRD) hiệu chỉnh theo diện tích da cơ thể,
được chứng minh chính xác hơn so với công
thức Cockcroft-Gault dù cả hai đều sử dụng
đến nồng độ creatinin máu, tuổi và giới tính
để ước lượng mức lọc cầu thận. Tuy nhiên
cơng thức tính hệ số thanh thải creatinin
Cockcroft-Gault cịn dựa trên cân nặng của
310


bệnh nhân nên khơng chính xác ở những
bệnh nhân phù, béo phì.Vì vậy, việc ứng
dụng công thức MDRD trong đánh giá mức
lọc cầu thận chủ yếu dựa trên nồng độ
creatinin máu bệnh nhân được đánh giá khá
là hữu ích vì tính tốn giản đơn, không phụ
thuộc cân nặng và dễ áp dụng rộng rãi trong
lâm sàng[1].
Phương pháp xạ hình thận với dược chất
phóng xạ có thể đánh giá hình thái, chức
năng, hoạt động của từng quả thận riêng biệt.
Vì vậy, xạ hình thận được ứng dụng rộng rãi
trong lâm sàng để chẩn đoán nhiều bệnh lý
thận và tiết niệu như bệnh thận ứ nước do
sỏi, tăng huyết áp do hẹp động mạch thận,
đánh giá chức năng thận ở người cho thận và
bệnh nhân sau ghép thận [2], [7]. Hiện nay,
thận từ người hiến sống tự nguyện đóng vai
trị rất quan trọng trong ghép thận. Chính
những lý do trên mà chúng tơi tiến hành thực
hiện đề tài So sánh độ lọc cầu thận theo công
thức Cockcroft-Gault, MDRD và xạ hình
thận có dược chất phóng xạ với hai mục tiêu
sau:
1. Đánh giá độ lọc cầu thận theo công
thức Cockcroft-Gault, MDRD và độ lọc cầu
thận qua xạ hình thận có dược chất phóng
xạ.
2. So sánh sự khác nhau cũng như ý nghĩa
từng phương thức đối với đo mức lọc cầu

thận, hiệu quả rõ rệt thể hiện trên phương
pháp xạ hình thận.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên 194
người hiến thận tự nguyện tại Khoa Thận
nhân tạo được tính mức lọc cầu thận theo
công thức Cockcroft-Gault, MDRD và được


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

làm xạ hình thận có dược chất phóng xạ.
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
194 người hiến thận tự nguyện tại khoa
Thận nhân tạo từ năm 2018 đến năm 2021.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Những
người khỏe mạnh về thăm khám lâm sàng và
cận lâm sàng.
2.1.2. Tính hệ số thanh thải creatinin nội
sinh theo công thức ước đốn như sau:
[5],[6]
- Theo cơng thức Cockcroft-Gault (C – G)
Ccr =
ì
Scr: Nng creatinin huyt thanh
(àmol/l)
BSA: din tớch da c thể (m2) theo cơng
thức Dubois như sau
BSA = 0,20247 × h0,725× P0,425
(với h: chiều cao, P: cân nặng, nếu là nữ

thì nhân 0,85)
- Theo cơng thức MDRD:
-1,154
Ccr = 186,3 ×
× (tuổi)-0,203 × K × k
(với Scr: Nồng độ creatinin huyết thanh)
K: hệ số giới tính (K=1 nếu là nam;
K=0,742 nếu là nữ)

k: hệ số chủng tộc (k= 1,212 nếu là da
đen; k=1 nếu là chủng tộc khác)
2.1.3. Xạ hình thận để đánh giá chức năng
thận như sau:[7]
(GFR: mức lọc cầu thận)
- GFR tổng (ml/ phút) = 9,8127 x
độ tập trung của 2 thận – 6,82519.
- GFR thận phải = GFR tổng x (số
xung của thận phải/ số xung của 2 thận)
- GFR thận trái
=
GFR tổng
x
(số xung của thận trái/ số xung của 2 thận)
- GFR hiệu chỉnh, hiệu chỉnh theo diện
tích da của cơ thể (ml/phút/m2)
- GFR hiệu chỉnh = GFR tổng x 1,73/ S
(1,73 là diện tích da trung bình của người
châu Âu tính bằng m2. S là diện tích da tính
bằng m2 theo cơng thức sau: SBA = 0,20247
× h0,725× P0,425)

2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mơ tả, cắt ngang, hồi cứu. Tất
cả số liệu thu thập được ghi vào phiếu điều
tra có sẵn và được đưa vào máy tính xử lý
theo phương pháp thống kê y học, chương
trình SPSS 20.0 và Excel 2010.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu là 33,86 0,33 (24-53)tuổi. Tỷ lệ nam chiếm 56,7%
nhiều hơn số nữ là 26 người chiếm tỷ lệ 43,3%.
Bảng 1. Mức lọc cầu thận theo các cách tính Cockcroft-Gaultvà MDRD
MLCT ước tính (ml/phút/1,73m2)
X ± SD
99,79 ± 14,72
Cockcroft-Gault
Min - Max
63,73 - 160,37
X ± SD
87,34 ± 13,10
MDRD
Min - Max
50,59 - 146,59
Nhận xét: Mức lọc cầu thận (MLCT) trung bình tính theo cơng thức Cockcroft-Gaultlà
99,79 ±14,72 ml/phút/1,73m2 lớn hơn MLCT tính theo cơng thức MDRD là 87,34 ± 13,10
ml/phút/1,73m2.
311


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN THỨ XV HỘI TIẾT NỆU-THẬN HỌC VN; LẦN THỨ VII VUNA-NORTH,2021


(ml/phút/1,73m2)

Công thức Cockcroft-Gault
(ml/phút/1,73m2)

Bảng 2. Phân bố mức lọc cầu thận theo xạ hình thận
MLCT ước tính (ml/phút/1,73m2)
X ± SD
56,41±7,36
Thận Phải
Min –Max
28,8-71,00
X ± SD
59,98±6,56
Thận Trái
Min –Max
42,80-76,90
X ± SD
128,68±16,15
Tổng của cả 2 thận
Min –Max
90,8-159,5
Nhận xét: MLCT theo xạ hình thận ở thận Phải là 56,41±7,36 ml/phút/1,73m2 nhỏ hơn
thận Trái là 59,98±6,56 ml/phút/1,73m2 và tổng của cả 2 thận là
128,68±16,15ml/phút/1,73m2.
Bảng 3. Tương quan mức lọc cầu thận tính bằng cơng thức Cockcroft-Gaultvà cân nặng
Cockcroft-Gault
Cân nặng (kg)
Giá trị TB
99,79±14,72

64,35±7,73
r
0,47
p
0,000

Cân nặng
Biểu đồ 1: Phương trình tương quan giữa mức lọc cầu thận
tính bằng cơng thức Cockcroft-Gaultvà cân nặng.
Nhận xét: MLCT tính bằng cơng thức Cockcroft-Gaultvà cân nặng tương quan trung bình
theo phương trình y = 0,885x + 42,841 (r=0,47).
Bảng 4. Tương quan mức lọc cầu thận tính bằng công thức Cockcroft-Gaultvà công thức
MDRD.
Cockcroft-Gault
MDRD
Hệ số tương quan r
p
MLCT
99,79±14,72
87,34±13,10
0,77
0,0000
(ml/phút/m2)
312


(ml/phút/1,73m2)

(ml/phút/1,73m2)


Cơng thức Cockcroft-Gault

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

Công thức MDRD (ml/phút/1,73m2)

Biểu đồ 2: Phương trình tương quan giữa mức lọc cầu thận
tính bằng cơng thức Cockcroft-Gault và cơng thức MDRD.
Nhận xét: MLCT tính bằng cơng thức Cockcroft-Gaultvà cơng thức MDRD tương quan
chặt chẽ theo phương trình y = 0,8629x + 24,425 (r=0,77).
Bảng 5. Tương quan mức lọc cầu thận tính bằng cơng thức MDRD và xạ hình thận.
MDRD
Xạ hình thận
Hệ số tương quan r
P
MLCT
87,34±13,10
128,68±16,15
0,017
0,815
(ml/phút/1,73m2)
Nhận xét: MLCT tính bằng cơng thức MDRD và xạ hình thận khơng có sự tương quan
với nhau (p>0,05).
Bảng 6. Tương quan mức lọc cầu thận tính bằng cơng thức Cockcroft-Gaultvà xạ hình
thận.
Hệ số
Cockcroft-Gault
Xạ hình thận
P
tương quan r

MLCT
99,79±14,72
128,68±16,15
0,029
0,693
(ml/phút/1,73m2)
Nhận xét: MLCT tính bằng cơng thức Cockcroft-Gaultvà xạ hình thận khơng có sự tương
quan với nhau (p>0,05).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Về sự phân bố đối tượng nghiên
cứu theo các chỉ số nhân trắc
4.1.1 Sự phân bố theo giới
Giới là một trong những yếu tố có vai trị
quan trọng trong đánh giá MLCT. Vì vậy các
cơng thức tính MLCT ước đốn đều dùng
đến các hệ số khác nhau khi tính tốn MLCT

theo giới. Nhóm nghiên cứu của chúng tơi
gồm 194 người, trong đó nam giới có tỷ lệ
cao hơn chiếm 56,7%.
4.1.2. Sự phân bố theo tuổi
Tuổi ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc
cầu thận. Trong nghiên cứu của chúng tơi, độ
tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là
33,86 ± 0,33. Độ tuổi này thấp hơn so với
313


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN THỨ XV HỘI TIẾT NỆU-THẬN HỌC VN; LẦN THỨ VII VUNA-NORTH,2021


các nghiên cứu khác như nghiên cứu của
Trần Hoàng Thái Dương, Amanda J. W.
Branten [4], [8].
4.1.3. Về cân nặng và mối liên quan với
MLCT
MLCT của mỗi người sẽ thay đổi tùy theo
khối lượng cơ thể tương ứng với khối lượng
thận. Cân nặng là yếu tố ảnh hưởng đến mức
lọc cầu thận. Trong nghiên cứu của chúng
tơi, cân nặng trung bình là 64,35 ± 7,73, có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cân
nặng trung bình và các cơng thức tính MLCT
ước đốn, đặc biệt công thức CockcroftGault (p<0,001). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu
của Võ Tam và cộng sự [5].
4.2. Mức lọc cầu thận dựa theo các
cơng thức Cockcroft-Gault, MDRD, xạ
hình thận
Trong nghiên cứu của chúng tơi, giá trị
MLCT tính theo cơng thức ước đốn và
phương pháp xạ hình thận lần lượt là: theo
cơng thức Cockcroft-Gault: 99,79 ± 14,72
ml/ phút/ 1,73m2, theo công thức MDRD:
87,34 ± 13,10 ml/ phút/ 1,73m2, theo phương
pháp xạ hình thận: 128,68 ± 16,15 ml/ phút/
1,73m2. Nghiên cứu của chúng tôi cũng có
kết quả tương tự đối với nhóm bình thường
trong nghiên cứu của Võ Tam và cộng sự.
4.3. Mối tương quan MLCT giữa các
cơng thức ước đốn và xạ hình thận

4.3.1. Tương quan giữa công thức
Cockcroft-Gault và MDRD
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối
tương quan giữa 2 công thức này rất chặt chẽ
(r= 0,77), p<0,001. Tuy nhiên, do công thức
Cockcroft-Gaultngồi việc dựa vào nồng độ
creatinin máu cịn dựa vào trọng lượng cơ
thể của bệnh nhân nên có thể giảm sự chính
xác so với MDRD.Nghiên cứu của chúng tơi
cũng tương tự những nghiên cứu khác như
314

nghiên cứu của F. Buitrago và Cs, Narinder
P Singh, (r= 0,903, p<0,001) hay nghiên cứu
của Võ Tam và cs [5], [9], [10].
4.3.2. Tương quan giữa các cơng thức
ước đốn và xạ hình thận
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy khơng
có sự tương quan khi tính MLCT giữa cơng
thức Cockcroft-Gaultvà MDRD với xạ hình
thận (r= 0,017, r = 0,029, p>0,05).
V. KẾT LUẬN
Về mức lọc cầu thận trung bình theo
các cơng thức ước đốn và xạ hình thận
- Theo công thức Cockcroft-Gault: 99,79
± 14,72 ml/ phút/ 1,73m2
- Theo công thức MDRD: 87,34 ± 13,10
ml/ phút/ 1,73m2
- Theo phương pháp xạ hình thận: 128,68
± 16,15 ml/ phút/ 1,73m2

Tương quan giữa các cơng thức ước
đốn và phương pháp xạ hình thận
- Mối tương quan giữa 2 cơng thức
Cockcroft-Gaultvà MDRD rất chặt chẽ (r=
0,77), p < 0,001.
- Khơng có mối tương quan giữa hai
phương pháp này với phương pháp xạ hình
thận. Điều này cho thấy ưu thế rõ rệt và sự
cần thiết trong việc sử dụng phương pháp xạ
hình thận trong lựa chọn thận để ghép.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Hoàng kiệm (2010), Thận học lâm sàng,
Nhà xuất bản y học, tr. 155 – 160, tr. 181 –
201, tr. 336 – 342.
2. Hà Hồng Kiệm (2010), các phương pháp
chẩn đốn bệnh thận bằng đồng vị phóng xạ ,
Nhà xuất bản y học, tr. 27 - 87.
3. Kellerman G, Đỗ Đình Hồ và Nguyễn Thy
Khê (hiệu đính) (2011), Đánh giá chức năng
thận, Sổ tay những kết quả xét nghiệm bất



×