Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Lập kế hoạch marketing cho điện thoại di động Sony Xperia tại Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 63 trang )

Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Khoa Kinh Tế Thương Mại

Đề Án: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
Tên đ




tài:

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG SONY
XPERIA TẠI Tp.HCM
Tháng 06 năm 2011 Tháng 06 năm 2011
Tháng 12 năm 2012
Tháng 06 năm 2011
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA



2


Khoa Kinh Tế Thương Mại

Đề Án:LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
GV hướng dẫn:
Lê Anh Chung

Nhóm thực hiện:
THÀNH VIÊN MSSV
1/ TRẦN HÀ VĨ (NT) 093317
3/ HUỲNH ANH QUÂN 091073
4/ THÁI NGỌC PHÚC THỊNH 093291
5/ NGUYỄN KHẮC MINH TRÍ 091462

Tên đ


tài:

Tháng 12 năm 2012

Ngày nộp báo cáo: 19 / 12 / 2012
Người nhận báo cáo ( ký và ghi rõ họ tên )
LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG SONY
XPERIA TẠI Tp.HCM
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ



tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


i



TRÍCH YẾU
Một kế hoạch marketing không phải chỉ là một danh sách các mục tiêu marketing mà cần
phải có kế hoạch hoạt động. Kế hoạch hoạt động bao gồm những nhiệm vụ chủ chốt, miêu tả cái
gì cần phải làm, và ai sẽ làm việc đó.
Để thực hiện một kế hoạch marketing, kế hoạch hành động sẽ phân công nguồn tài chính
và sức nhân công cần thiết để kế hoạch marketing có thể hoạt động.
Nguồn tài nguyên đầu tiên để phân bổ là những nhân công sẽ phụ trách những hoạt động
riêng biệt và trách nhiệm của họ trong từng công việc.

Bạn cần phải chắc chắn là bạn có đủ người để hoàn thành công việc và chọn đúng người
cho công việc.



Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


ii


MỤC LỤC
TRÍCH YẾU i

MỤC LỤC ii
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH v
NHẬP ĐỀ vi
1. Giới thiệu và lịch sử hình thành điện thoại XPERIA 1
1.1 Đặc điểm nổi bậc của điện thoại XPERIA 2
1.2 Phân tích Vĩ Mô P.E.S.T 3
2. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu của Sony XPERIA tại Việt Nam. 6
2.1 Phân khúc thị trường Smartphone trên toàn thế giới 6
2.2 Phân khúc thị trường Smartphone tại Việt Nam 9
2.3 Khách hàng mục tiêu 9
2.4 Đối Thủ Cạnh Tranh 12
2.4.1 Khung tham chiếu đối thủ cạnh tranh 14
2.5 Định Vị Thương Hiệu 15
3. Phân tích các yếu tố Marketing - Mix của XPERIA 16
3.1 Sản phẩm 16
3.2 Phân Phối 19
3.3. Chiến lược giá 20
3.4 Truyền Thông 22
3.5 Đánh giá hoạt động Marketing hiện tại 23
4. Khái quát một số vấn đề trong lập kế hoạch Marketing cho thương hiệu XPERIA tại
Tp.HCM 25
4.1 Khái quát các chiến dịch cụ thể 26
4.1.1 Chiến dịch tăng độ nhận biết và hình ảnh thương hiệu 26
4.1.2 Các chiến lược giúp tăng thị phần sản phẩm 27
4.1.3 Chiến dịch Chiến dịch tri ân khách hàng giúp tăng tài sản thương hiệu XPERIA . 28
5. Thực hiện chiến lược 28
5.1 Chiến lược tăng hình ảnh và độ nhận biết thương hiệu 28
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ



tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


iii


5.1.1 Bổ sung hệ thống nhận diện XPERIA tại hệ thống nhận diện Sony Center tại Việt Nam
28
5.1.2 Đăng bài viết PR 30
5.1.3 Quảng Cáo 31
5.1.4 Đăng Banner 33
5.2 Chiến dịch giúp tăng thị phần sản phẩm 33
5.2.1 Chiến dịch: “ Tận Tay Lấy Quà” cùng với Sony 33
5.3 Chiến dịch Chiến dịch tri ân khách hàng giúp tăng tài sản thương hiệu XPERIA 37
6. Ngân Sách 45

7. Kế hoạch dự phòng 49
KẾT LUẬN 51
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 54


Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


iv



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề án này chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến giảng viên hướng dẫn Lê Anh Chung. Thầy đã rất tận tình giúp đỡ chúng tôi để
chúng tôi có thể hoàng thành cuốn đề án này.
Đối với đề tài này, nhóm đã cố gắng phân tích về tình hình thực tế của dịch vụ này
và đưa ra các giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi các thiếu sót vì bản
thân nhóm còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn, rất mong nhận được các ý kiến đánh
giá từ phía giảng viên để nhóm có thể làm tốt hơn trong lần kế tiếp.

Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


v



DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Hình 1: Thiết kế mới - Sony Center – Đồng khởi, New Design
Hình 2: Thiết Kế Mới Framedia Thang Máy
Hình 3: Thiết Kế Mới Framedia Vincom A
Hình 4: Thiết kế mới, Banner Vuông, Tận Tay Lấy Quà
Hình 5: Thiết kế mới, Banner Ngang, “ Tận Tay Lấy Quà”
Hình 6: Thiết Kế Mới - Poster Tận Tay Lấy Quà
Hình 7: Thiết kế mới: Banner dọc,Đột phá phong cách, sánh bước đam mê
Hình 8: Thiết kế mới – Banner ngang “ Đột Phá Phong Cách – Sánh Bước Đam Mê
Hình 9: Thiết kế mới: Poster “ XPERIA – Đột Phá Phong Cách-Sánh Bước Đam Mê






Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch

MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


vi


NHẬP ĐỀ
Đối với các công ty nổi tiếng trên thế giới và có thương hiệu ảnh hưởng lâu năm thì các
động liên quan đến khách hàng đều hết sức quan trọng. Nó có thể quyết định sự tồn tại của một
tập đoàn trong một quá trình lâu dài.
Vì vậy, để xây dựng một chiến lược với khách hàng hoàn hảo. Tăng độ nhận biết tăng
hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng đều không phải là việc dễ dàng. Một trong
những vấn đề quan trọng trong việc xây dựng độ nhận biết và hình ảnh thương hiệu đế với
khách hàng đó là Marketing. Mà cụ thể, là lập một kế hoạch Marketing trong một quá trình dài
hạn để xây dựng nền tảng từ khách hàng. Một kế hoạch Marketing hiệu quả thì nó phải đáp
ứng các yếu tố khách quan như: Mạnh, Yêu Thích, Độc Đáo….
Đối với đề án này chúng tôi lựa chọn thương hiệu XPERIA của Sony vì đây là một tập
đoàn có uy tín và rất sáng tạo để triển khai các hoạt động Marketing
Xuyên suốt báo cáo này chúng tôi nhấn mạnh các mục tiêu sau:
• Vận dụng các kiến thức đã học để xây dựng một kế hoạch Marketing hiệu quả
• Tăng độ nhận biết thương hiệu và hình ảnh thương hiệu XPERIA
• Phát huy tinh thần làm việc nhóm
THÀNH VIÊN Đóng Góp
1/ TRẦN HÀ VĨ (NT) 25%
3/ HUỲNH ANH QUÂN 25%

4/ THÁI NGỌC PHÚC THỊNH 25%
5/ NGUYỄN KHẮC MINH TRÍ 25%
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


1


1. Giới thiệu và lịch sử hình thành điện thoại XPERIA
XPERIA là tên dòng điện thoại thông minh của Sony.
Ra đời từ năm 2008, trong bối cảnh làng công nghệ thế giới chứng kiến sự ra đời
của thế hệ điện thoại thông minh mới, tích hợp hệ điều hành mở, sử dụng màn hình cảm
ứng và các tính năng tiên tiến thông qua các ứng dụng và nhiều kết nối hơn điện thoại di

động thông thường.
Vào thời điểm ra mắt, Sony Mobile (lúc đó là Sony Ericsson) có dự định lấp đầy
khoảng trống trong thị trường điện thoại thông minh lúc bấy giờ đang bị thống trị bởi
Apple và HTC.
Chiếc điện thoại thông minh Sony đầu tiên với thương hiệu Xperia ra đời với tên
gọi Sony Ericsson Xperia X1, sử dụng hệ điều hành Window Mobile, đã đạt một số thành
công nhất định. Được đánh giá cao hơn so với các điện thoại thông minh khác trên thị
trường về một số chức năng nổi bật như độ phân giải của màn hình, kết nối 3.5G
Tiếp nối thành công bước đầu, Sony cho ra mắt chiếc điện thoại Xperia X2 trong
năm sau đó nhưng không được đón nhận nhiều như X1, do hệ điều hành Windows
Mobile của Microsoft không còn sức cạnh tranh so với các nền tảng điện thoại thông
minh khác như iOS của Apple và Android của Google.
Năm 2010, Sony chính thức công bố quan hệ đối tác chiến lược với Google nhằm
tích hợp hệ điều hành mở Android vào các sản phẩm, thiết bị giải trí điện tử của Sony,
bao gồm cả điện thoại di động.
Từ đó, những chiếc điện thoại thông minh của Sony luôn có sự hỗ trợ về phần
mềm bởi Google và Xperia trở thành thương hiệu điện thoại di động duy nhất của Sony
Mobile Communication (Sony Ericsson trước năm 2012), thay thế hoàn toàn các thế hệ
điện thoại có bàn phím số của Sony Ericsson. Cho đến nay, thương hiệu XPERIA đã bán
được hơn 42 triệu chiếc điện thoại trên toàn cầu (tính từ 2009 đến Quý II – 2012) và có
tổng cộng 21 chiếc điện thoại khác nhau ra đời từ 2008 đến nay.
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế


ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


2


Vào cuối năm 2011, Sony mua lại hoàn toàn liên doanh Sony Ericsson, một bước
tiến mạnh mẽ trong cuộc cải cách mang tên “One Sony” của công ty, trong đó Di Động là
một trong ba mảng chính mà Sony sẽ tập trung mạnh trong tương lai, bên cạnh Hình Ảnh
Số và Game.
Từ đây trở đi, Sony sẽ hoàn toàn chủ động trong việc thiết kế và cho ra mắt các
mẫu điện thoại mang phong cách Sony ‘mới’ hơn cũng như tận dụng được nguồn tài
nguyên về giải trí số của công ty mẹ vào những chiếc điện thoại Xperia.
Bước đi này đã mang lại cho Sony nói chung và XPERIA nói riêng nhiều thành
công, đặc biệt với dòng điện thoại XPERIA NXT ra mắt đầu năm 2012 và XPERIA ARC
(2012) vào Quý III cùng năm.
1.1 Đặc điểm nổi bậc của điện thoại XPERIA
Với nguồn tài nguyên âm nhạc, hình ảnh, giải trí điện tử và các kinh doanh trực tuyến,
Sony là tên tuổi đứng đầu về các thiết bị điện tử và công ty giải trí số trên thế giới.
Thông qua điện thoại thông minh XPERIA™ và máy tính bảng thương hiệu XPERIA,
Sony Mobile cung cấp công nghệ tốt nhất về nội dung số và dịch vụ chuyên nghiệp, tất cả đều dễ
dàng kết nối với thế giới đầy trải nghiệm giải trí của Sony.

XPERIA là dòng sản phẩm bao gồm thiết kế nổi bật đặc trưng và công nghệ giải trí cao
cấp cùng với hiệu suất mạnh mẽ mà người tiêu dùng mong chờ ở một chiếc điện thoại thông
minh hay máy tính bảng của Sony.
Người tiêu dùng sẽ được chơi, xem, lắng nghe và sáng tạo ra tất cả trong thế giới của
Sony thông qua các dịch vụ tích hợp sẵn như Sony Entertainment Network, xem phim với Video
Unlimited, nghe nhạc từ cửa hàng có hàng triệu bài hát trên Music Unlimited và thưởng thức các
trò chơi trên nền tảng PlayStation Mobile.
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể chia sẻ các nội dung giải trí qua các thiết bị khác có màn
hình lớn. Chưa kể vô vàn các nội dung giải trí, ứng dụng trên của hàng Google Play Store ngay
trên hệ điều hành Android.
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA



3


1.2 Phân tích Vĩ Mô P.E.S.T
Politics – tình hình chính trị tại Việt Nam
Tình hình chính trị đối ngoại của Việt Nam vấp phải những vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.
Nhiều áp lực chỉ trích rằng Việt Nam đã thất bại trong việc thích ứng với nền kinh tế thị trường
toàn cầu, các lãnh đạo hàng đầu tại Hà Nội đã bắt đầu nhóm họp hồi tuần trước – chỉ vài ngày
sau khi Moody’s hạ cấp tín dụng của Việt Nam vì lo ngại vụ bê bối nợ nần do ngành ngân hàng
gây ra có thể buộc chính phủ phải đưa ra các gói cứu trợ khổng lồ.
Điều quan trọng hiện nay là không có gì chắc chắn Việt Nam sẽ sớm kết thúc việc thiếu minh
bạch trong hệ thống ngân hàng. Đến nay thì vẫn chưa rõ ngân hàng nào còn đủ khả năng hoạt
động, ai là chủ sở hữu chúng và các ngân hàng này cho các doanh nghiệp bên trọng nội bộ của
họ vay bao nhiêu vốn.
Việt Nam thúc đẩy cuộc cải cách lần đầu tiên vào những năm 1980, sau đó tăng trưởng kinh
tế lên đến 8,5% vào năm 2007. Nhưng riêng năm nay, chính phủ dự báo tăng trưởng chỉ ở mức
5,2% – thấp hơn mục tiêu được đề lúc ban đầu là 6,0–6,5%. Trong khi phần lớn các nước Đông
Nam Á đang thu hút mức đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn so với những nơi khác, riêng trong
chín tháng đầu năm thì vốn FDI đổ vào Việt Nam đã giảm 1,2% so với năm trước đây.
Các ngân hàng hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi bất động sản sụt giảm và nợ nần của
các doanh nghiệp nhà nước. Dựa trên các số liệu gần đây của ngân hàng nhà nước thì tổng số nợ
xấu được ước tính lên đến 15,6 tỷ USD. Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng con số này trong
thực tế thì cao hơn rất nhiều.
Economics – tình hình kinh tế của Việt Nam
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4,38% so với cùng
kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4,00%; quý II tăng 4,66%. Trong mức tăng trưởng chung của
toàn nền kinh tế sáu tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,81%, đóng
góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,81%, đóng góp 1,55 điểm
phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,57%, đóng góp 2,35 điểm phần trăm. Mức tăng trưởng cả ba
khu vực sáu tháng đầu năm nay đều thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2011 (Tăng trưởng của

ba khu vực sáu tháng đầu năm 2011 lần lượt là 3,89%, 5,78% và 6,21%). Trong tổng sản phẩm
trong nước sáu tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,13%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 40,26%; khu vực dịch vụ chiếm 37,61%.
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


4


Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm nay đạt mức thấp do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó
khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
nhưng kết quả tăng thấp. Tuy nhiên, từ quý II nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc
biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng: Giá trị tăng thêm của khu vực này quý I năm nay

chỉ tăng 2,94% so với cùng kỳ năm trước, sang quý II đã tăng lên 4,52%, trong đó công nghiệp
tăng từ 4,03% lên 5,40%.
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu giảm 0,5% so với tháng
trước và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm nay, tổng mức
hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1137,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5% so
với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,5%. Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng sáu tháng, kinh doanh thương nghiệp đạt 880,7 nghìn tỷ đồng,
chiếm 77,4% tổng mức và tăng 18,9%; khách sạn nhà hàng đạt 132,8 nghìn tỷ đồng, chiếm
11,7% và tăng 20,2%; dịch vụ đạt 112,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9% và tăng 22,3%; du lịch đạt
11,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 26,6%.
CPI tháng 11/2012 tăng 0,47%. Tổng Cục Thống kê đánh giá: CPI tháng 11/2012 chỉ tăng
thấp so với mức tăng 0,85% của tháng 10 là do một số nhóm hàng đã không tăng giá mạnh như
trước, cụ thể: Nhóm giáo dục tháng 11 chỉ tăng 0,13% (tháng 10 tăng 1,88%), ăn uống ngoài gia
đình chỉ tăng 0,2%, giao thông 0,03%.
Social – tình hình xã hội của Việt Nam
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 cả nước ước tính 52,7 triệu người, tăng 1,3
triệu người so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,6%; lao động nữ chiếm 48,4%.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 47,1 triệu người, tăng 0,6 triệu người, trong đó nam
chiếm 53,7%; nữ chiếm 46,3%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế năm
2012 ước tính 51,6 triệu người, tăng 1,3 triệu người so với năm 2011, trong đó lao động khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 48,0%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,9%; khu
vực dịch vụ chiếm 31,1%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi sáu tháng đầu năm 2012 là 2,29%, trong đó khu
vực thành thị là 3,62%, khu vực nông thôn là 1,65%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ
tuổi sáu tháng đầu năm 2012 là 3,06%, trong đó khu vực thành thị là 1,92%, khu vực nông thôn
là 3,60%.

Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ



tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


5


Technology – tình hình khoa học kỹ thuật ở Việt Nam
Thúc đẩy nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao; ứng dụng hiệu quả công nghệ cao
trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; sản xuất sản phẩm, hình thành doanh nghiệp và phát triển một
số ngành công nghiệp công nghệ cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực
công nghệ cao.
Mục tiêu đến năm 2015 :
• Nghiên cứu, làm chủ, phát triển các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu
tiên đầu tư phát triển, trong đó có các công nghệ bảo đảm cho việc sản xuất, cung ứng
được ít nhất 10 sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao đạt trình độ quốc tế.
• Ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt

khoảng 30% tổng giá trị công nghiệp, nâng cao chất lượng các dịch vụ; tăng nhanh giá trị
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng nhanh quy mô, giá trị gia tăng của
các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực của các ngành kinh tế - kỹ thuật chủ yếu
của đất nước.
• Hình thành và phát triển ít nhất 200 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ
công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, ít
nhất 80 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng kinh tế trọng
điểm.
• Xây dựng và phát triển khoảng 30 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp
công nghệ cao và cơ sở hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghệ cao, ít nhất 40 cơ sở nghiên
cứu, đào tạo, tập thể nghiên cứu khoa học mạnh về công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực. Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại, đào tạo đội ngũ nhân lực công nghệ
cao thực hiện các dự án.
Phân tích SWOT của SONY Việt Nam
Strengths
• Thương hiệu có danh tiếng.
• Sở hữu những công nghệ độc quyền,
tiên tiến.
• Sản phẩm nhiều chủng loại, kích cỡ,
tính năng phục vụ nhiều nhu cầu
Weaknesses
• Chưa tập trung, chú trọng vào thị
trường Việt Nam.
• Các hoạt động quảng bá chưa thật sự
đẩy mạnh.
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L


p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


6


khác nhau của người tiêu dùng.
• Sản phẩm mạnh về giải trí đa
phương tiện.
Opportunities
• Xu hướng tiêu dùng Smartphone
tăng cao.
• Sức mua lớn.
• Thị trường tiềm năng, có nhiều cơ
hội để phát triển.
Threats
• Đối thủ cạnh tranh nhiều, như :
Samsung, HTC, Apple cùng với

những thương hiệu có giá rẻ như
HUAWEI, Q-Mobile,…
• Công nghệ dễ bị bắt chước, theo kịp.

2. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu của Sony XPERIA tại Việt Nam.
2.1 Phân khúc thị trường Smartphone trên toàn thế giới
Tính đến quý 2 năm 2012
Có đến 1/3 số smartphone được bán ra trong quý 2 vừa qua mang thương hiệu của nhà
sản xuất (NSX) xứ kim chi, khoảng 17% dùng iOS của Apple và chưa tới 7% là sản phẩm của
Nokia. Riêng HTC và ZTE nối đuôi sát theo sau với thị phần chiếm 5,7 và 5,2%.
Gần 1/3 còn lại chia đều cho các NSX khác. Đây là kết quả thống kê do IDC vừa công bố
mới đây.

Đây là quý thứ 2 liên tiếp khi mà thị phần smartphone không bị dẫn đầu bởi Apple nữa.
Trong khi đó, tình cảnh của Nokia lẫn HTC ngày càng bi đát hơn khi thị phần liên tục
giảm.
Cùng kỳ năm ngoái Nokia còn chiếm 15,4% thị phần smartphone thì sau một năm, con số
kia còn chưa được 1/2.
Riêng Samsung cho thấy sự gia tăng thị phần gần như liên tục suốt một năm qua, với
"xuất phát điểm" 17%.

Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế


ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


7




".



( Trích nguồn báo cáo của IDC Worldwide Mobile Phone Tracker ngày 26/06/2012)

Xét riêng về từng hãng
Samsung tiếp tục tăng cường vị thế dẫn đầu trước Apple trong quý 2, khi tận dụng chu kỳ
ra mắt sản phẩm của đối thủ nhằm tung ra dòng sản phẩm đỉnh cao Galaxy S III của mình.
Bên cạnh đó, hãng này còn nối tiếp thành công từ các dòng sản phẩm lai tablet &
smartphone của mình, như Galaxy Note.
Kết quả là hãng này đứng đầu với 50 triệu đơn vị sản phẩm và đạt được kỷ lục mới trên
thang đo quý.
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing

Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


8


Mảng smartphone của Nokia lại có thêm một tháng làm ăn không tốt.
Nhu cầu cho Symbian và MeeGo cứ giảm dần cho đến mức chạm đáy thấp nhất tính từ
2005 trở lại đây mặc cho công ty này gần như gấp đôi doanh số các model Windows Phone so
với quý trước.
Lượng sản phẩm Lumia bán ra hầu như không bị ảnh hưởng gì lắm trước công bố về
Windows Phone 8 của Microsoft, vốn ngăn cản việc nâng cấp chúng lên hệ điều hành mới hơn.
Dù sao, doanh số Lumia vẫn ổn định và các tính năng mới vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của
người mua chúng.

Bản thân hãng này vẫn còn một con đường dài để đi trước khi có thể giành lại mức doanh
số đã mất để có thể quay trở lại trong cuộc đấu lớn với Apple và Samsung.



HTC đã giành lại được vị trí thứ 4 trong mảng smartphone.
Điều này có được nhờ nỗ lực kinh doanh của hãng này ở thị trường châu Á / TBD sau khi
khắc phục được các vấn đề về kênh phân phối.
Với lượng mẫu mã sản phẩm hiện có của hãng này, các tăng trưởng trong tương lai cơ
bản sẽ lệ thuộc vào sự thành công của dòng sản phẩm HTC One.
Riêng ZTE lần đầu tiên đạt được vị trí thứ 5 vì phần lớn sản phẩm của hãng này được tiêu
thụ ở phân khúc bình dân tại Trung Quốc, thị trường nội địa của ZTE.
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA



9


Ngoài ra, công ty này cũng tăng trưởng thêm doanh số ở một số thị trường quốc tế khác, tỷ như
tại Mỹ, khi xuất hiện dưới thương hiệu khác.
Khu vực Mỹ Latin cũng là một nguồn đóng góp tăng trưởng cho ZTE. Song mặc cho
mức tăng trưởng ấn tượng hồi quý trước, vấn đề pha loãng thương hiệu có thể sẽ gây khó khăn
cho hãng này trong tương lai.
Vì yếu tố nhận diện thương hiệu là một điều kiện cần cho sự tăng trưởng doanh số về lâu
dài và sẽ là một trọng tâm cho ZTE.
 Xét riêng đối với Smartphones thì thị phần của Sony vẫn chưa cao.
2.2 Phân khúc thị trường Smartphone tại Việt Nam
Theo kết quả khảo sát hàng quý của IDC châu Á - Thái Bình Dương, thị trường điện
thoại di động của Việt Nam trong quý 2/2012 đã chứng kiến mức giảm tới 18% so với quý trước
đó, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng hai con số, ở mức 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân dẫn tới mức sụt giảm mạnh này là do sức mua của người tiêu dùng tạm
ngưng trong bối cảnh lạm phát và kinh tế khó khăn làm cản trở thu nhập.
Số lượng điện thoại cơ bản đã giảm tới 20,3%, trong khi doanh số smartphone cũng giảm
4,1%, bất chấp việc người tiêu dùng tiếp tục chuyển sang dùng smartphone.Cũng theo báo cáo
của IDC, kết thúc quý 2/2012, Nokia vẫn dẫn đầu thị trường với doanh số chiếm 50% tổng doanh
số điện thoại di động ở Việt Nam.
Kết quả kinh doanh cua hãng điện thoại Phần Lan có được là nhờ sự thành công của các
dòng bình dân, điện thoại hai SIM cùng với sự đón nhận tích cực đối với các mẫu Lumia.
Trong khi đó, các model bình dân của Samsung đã góp phần làm tăng tổng doanh số
smartphone trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn nhạy cảm về giá và tỏ ra thận
trọng trước các điều kiện kinh tế khó khăn.
2.3 Khách hàng mục tiêu
o Khách hàng chính:

Đối tượng khách hàng chính của thương hiệu XPERIA được chia làm 2 nhóm chính dựa trên
phân khúc, đó là nhóm Cao cấp và Phổ thông.
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


10


Trong năm 2012, Sony đã cho ra mắt 2 thế hệ XPERIA khác nhau với nhiều mẫu mã được
tung ra thị trường khá rải rác về mặt thời điểm.
Vào 2 quý I, II đầu năm thì các mẫu smartphone được mang tên gọi là XPERIA NXT Series.
Vào 2 quý còn lại trong năm thì các mẫu smartphone mới hơn được gọi tên chung là XPERIA
Arc Series. Nhưng điểm chung mỗi khi giới thiệu cái dòng (series) điện thoại thông minh mới,

điều dễ nhận thấy nhất đó là sự phân chia theo nhóm đối tượng khách hàng như đã nêu ở trên. Cụ
thể, đối với dòng NXT Series:
 Có 3 mẫu máy dành cho nhóm khách hàng cao cấp là XPERIA S, Ion, Acro S
 Còn lại là các mẫu máy phổ thông cấu hình thấp hơn gồm P, U, Sola, Go, Neo L, SX
(dành riêng cho thị trường Nhật Bản)
Tương tự, đối với dòng máy Arc Series:
 Có 3 mẫu máy dành cho nhóm khách hàng cao cấp: T, TX và V (có nhiều phiên bản khác
nhau cho từng thị trường riêng biệt)
 Các mẫu máy phổ thông còn lại gồm J, Miro, Tipo (Dual), E
Như vậy, 2 đối tượng khách hàng chính mà XPERIA nhắm đến chính là nhóm người dùng
cao cấp và phổ thông.
Trong đó, xét về tính năng nổi bật, ta có thể chia ra thêm 1 số nhóm nhỏ khách hàng mục
tiêu, dựa trên nhu cầu sử dụng 1 hoặc vài chức năng nào đó trên một số mẫu điện thoại riêng
biệt.
Ví dụ như trong nhóm sản phẩm dành cho cao cấp lẫn phổ thông đều có 1 sản phẩm điện
thoại thông minh chống nước (Acro S và Go) cho nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng điện
thoại chống chịu, va đập trong môi trường tốt.
Hay về yếu tố thời trang, trong cùng một nhóm sản phẩm cao cấp lẫn phổ thông sẽ có 1 sản
phẩm nổi bật về vẻ ngoài mang tính thời trang và cá tính (TX và J).
Có thể nói rằng Sony đang rất cố gắng đáp ứng các nhu cầu của cả 2 nhóm khách hàng riêng
biệt bằng những đặc tính nổi bật thu hút có thể dẫn đến quyết định mua của người tiêu dùng.
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế


ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


11


Dù chỉ có 2 nhóm đối tượng khách hàng chính nhưng mỗi người dùng của 2 nhóm không hẳn
đã có nhu cầu giống nhau.
Nhờ sự đa dạng trong việc sản xuất nhiều mẫu mã mạnh mẽ tương đương nhưng có điểm
khác nhau quan trọng, đánh vào nhu cầu sử dụng nên Sony Mobile có thể dễ dàng đáp ứng hầu
hết nhu cầu của mỗi người sử dụng cho dù họ rơi vào nhóm khách hàng cao cấp hay phổ thông
cũng đều có ít nhất 1 chiếc điện thoại XPERIA phù hợp.
o Khách hàng tiềm năng:
Trung bình chu kì ra mắt một chiếc điện thoại thông minh thuộc phân khúc cao cấp nhất
của một hãng sản xuất điện thoại lớn là từ 6 tháng đến một năm trong khi đối với các mẫu điện
thoại giá rẻ thì tần suất ra mắt dày đặc hơn, tính luôn cả những hãng điện thoại không mấy tên
tuổi.
Điều đó có nghĩa là, bất kể ở phân khúc nào cũng có người tiêu dùng tiềm năng của sản
phẩm điện thoại di động thông minh.
Khi ra mắt một sản phẩm mới đồng nghĩa với việc có thêm 1 sự lựa chọn. Khi người tiêu
dùng lựa chọn, nhà sản xuất có cơ hội thêm 1 khách hàng.
Và người tiêu dùng lựa chọn khi họ cân nhắc thay thế chiếc điện thoại họ đang dùng, có

thể đó là smartphone hoặc feature phone.
Khách hàng tiềm năng, đơn giản là tất cả người tiêu dùng có nhu cầu với một chiếc điện
thoại thông minh từ giá rẻ đến cao cấp.
Việc ra mắt khá nhiều sản phẩm trong cùng một phân khúc, một số ý kiến cho rằng dễ
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng lựa chọn, tuy nhiên nếu xem xét kĩ, điều này là hoàn toàn có lí
trong bối cảnh hơn 70% thị phần đang bị chi phối chỉ bởi 2 thương hiệu lớn.
Không cần nói ai cũng biết đó là Apple và Samsung.
Để giành lại thị phần từ 2 “đại gia” này, Sony Mobile cần đáp ứng tốt 2 yếu tố: Thứ nhất
về mặt đặc trưng vượt trội của sản phẩm, một chiếc điện thoại thông minh XPERIA cao cấp bắt
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


12



buộc phải đáp ứng đầy đủ hoặc vượt trội hơn nhu cầu mà người tiêu dùng tìm kiếm trong sản
phẩm của Apple và Samsung (về tính năng, kiểu dáng, chất lượng…).
Thứ hai là thời điểm ra mắt điện thoại mới phải phù hợp, như trong thời điểm đối thủ
chuẩn bị tung ra sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ, Sony Mobile có thể nhanh chân giới thiệu
và ra mắt sản phẩm mới với tính năng ưu việt hơn, phù hợp với nhu cầu nằm trong phân khúc
của mình lẫn cả đối thủ để gây chú ý đối với khách hàng tiềm năng.
Xét về tính khả thi, điều này hoàn toàn có thể đạt được khi Sony Mobile đang và trong
tương lai sẽ có rất nhiều sản phẩm phủ đầy các phân khúc.
Tuy nhiên hiện tại Sony Mobile mới chỉ làm được phân nửa, về yếu tố Sản phẩm
(Product) thì công ty có những sản phẩm rất cạnh tranh ở mọi phân khúc nhưng về yếu tố Thời
gian (Timing) bán ra sản phẩm thì lại quá chậm trễ so với đối thủ, thời gian chênh lệch giữa ra
mắt với bán ra có thể đến 4 tháng (như trường hợp của XPERIA V)
Khắc phục điểm yếu còn lại, khả năng chinh phục thị trường của Sony Mobile sẽ tăng
lên, và người tiêu dùng tiềm năng – bao gồm những người đang có nhu cầu thay điện thoại và
những người chưa từng sử dụng smartphones – sẽ chú ý hơn đến thương hiệu XPERIA và sự lựa
chọn sản phẩm của Sony có thể là tất yếu khi mà tại Việt Nam, Sony luôn chiếm một vị trí đặc
biệt trong lòng người tiêu dùng về các mặt hàng điện tử.
( Dựa vào nguồn báo cáo của IDC quý 2 ngày 26/06/2012 )
2.4 Đối Thủ Cạnh Tranh
Đối thủ cạnh tranh:
• Trực tiếp:
XPERIA là thương hiệu điện thoại thông minh của Sony, do đó, đối thủ trực tiếp chính là
các hãng sản xuất điện thoại thông minh khác, cho dù ở bất kì thị trường nào. Trong đó bao gồm:
o iPhone của Apple (Mỹ)
o Dòng điện thoại GALAXY cao cấp lẫn phổ thông của Samsung (Hàn Quốc)
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ



tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


13


o Dòng điện thoại A-series của HTC (Đài Loan) gồm các điện thoại cao cấp và phổ
thông sử dụng HĐH Android của Google và một số model sử dụng Windows Phone
o Dòng điện thoại Lumia của Nokia (Phần Lan) sử dụng Windows Phone và vô số các
mẫu máy phổ thông sử dụng hệ điều hành Symbian
o Dòng điện thoại Optimus của LG (Hàn Quốc),
o Các dòng điện thoại thông minh của Motorola Mobility (Mỹ, Google sở hữu)
o Dòng điện thoại BlackBerry của Research In Motion (Canada)
Ngoài ra, tính riêng ở thị trường Việt Nam, còn có các đối thủ cạnh tranh khác đến từ các
dòng điện thoại giá rẻ nội địa (theo phân khúc giá rẻ) và các mẫu điện thoại thông minh xách tay
từ các thương hiệu ít được biết đến hơn nhưng cạnh tranh về giá từ Trung Quốc như Huawei,

ZTE.
• Thay thế:
Bên cạnh những chiếc điện thoại thông minh thì ngày nay một thiết bị khác cũng được
chú ý rất nhiều vì tính năng và sự tiện lợi chính là máy tính bảng.
Cho dù không có chức năng thực hiện cuộc gọi nhưng với tính năng và đặc điểm phần
cứng phần nào vượt trội so với một chiếc điện thoại thông minh nên máy tính bảng (tablet) cũng
là đối thủ cạnh tranh gián tiếp đối với điện thoại thông minh.
Ví dụ như: một người đã sở hữu một chiếc điện thoại phổ thông đáp ứng đủ nhu cầu nghe
- gọi - nhắn tin, thì nếu có nhu cầu giải trí hoặc làm việc anh ta có thể chọn một chiếc máy tính
bảng có đầy đủ tính năng, kể cả kết nối như điện thoại thông minh với mức giá rẻ hơn, màn hình
lớn hơn thay vì mua điện thoại mới.
Nắm bắt được nhu cầu về máy tính bảng ngày càng gia tăng của người tiêu dùng, vào
tháng 9 năm 2012, Sony đã giới thiệu chiếc máy tính bảng đầu tiên mang thương hiệu XPERIA
của công ty – XPERIA Tablet S.
Mặc dù máy có cấu hình rất mạnh mẽ nhưng lại gặp phải sự cạnh tranh cực kì khốc liệt
trong thị trường máy tính bảng mà dẫn đầu chính là iPad của Apple, xếp thứ 2 với thị phần kém
khá xa là dòng máy tính bảng GALAXY Note của Samsung.
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi


n tho

i Sony
XPERIA


14


Như vậy, các hãng sản xuất máy tính bảng khác, tiêu biểu là Apple và Samsung, cũng chính
là đối thủ của Sony, cả về smartphones lẫn tablets
2.4.1 Khung tham chiếu đối thủ cạnh tranh
SAMSUNG
Future Goals Assumptions
Thống lĩnh thị trường điện tử - công nghệ trên
toàn thế giới
Hướng tới sản phẩm thông minh dẫn đầu về
công nghệ đột phá

Đang sử dụng chiến lược tích hợp các sản
phẩm điện tử và công nghệ.
Blind Spots: Độ bền sản phẩm không cao bằng
các đối thủ cùng loại (Đánh giá của hội những
người thích dùng Smartphones tại Việt Nam)
Current Strategy Capabilities
Đa dạng hóa sản phẩm Smartphones tại mọi
phân khúc
Đa dạng hóa sản phẩm tại các thị trường mang
tính tiềm năng như Việt Nam và các nước

trong khu vực Đông Nam Á
Một trong những tập đoàn điện tử hàng đầu
của thế giới.
Khả năng về tài chính cao.
Một trong những tập đoàn công nghệ có đội
ngũ kỹ thuật sáng tạo hàng đầu thế giới.

APPLE
Future Goals Assumptions
Lấy lại vị trí số một về doanh số sản phẩm
Smartphone đang bị Samsung dẫn trước.
Tiếp tục chiến lược với các sản phẩm tinh tế và
đột phá về công nghệ.

Trong tương lai sẽ chạy nhiều hệ điều hành
khác.
Blind Spots: Apple được biết đến với các sản
phẩm điều khiển thị trường tuy nhiên điều này
cũng gây một áp lực rất lớn cho bộ phận kỹ
thuật của công ty
Current Strategy Capabilities
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế


ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


15


Đang có kế hoạch cải tiến Iphone 5 và sắp tung
ra thị trường sản phẩm mới.
Apple với Tim Cook đang tập cách lắng nghe
khách hàng nhiều hơn
Một trong những tập đoàn công nghệ có thể
điều khiển được thị trường
Tập đoàn mang lãi nhiều nhất thế giới
Dẫn đầu về thương hiệu theo xếp hạng của
Interbrand

2.5 Định Vị Thương Hiệu
Theo Kevin Lane Keller, Tác giả cuốn Strategic Brand Management, 3
th
, 2008, định
nghĩa về định vị thương hiệu với nội dụng đó là quá trình thiết lập các liên tưởng khác biệt trong
tâm trí người tiêu dùng mà các liên tưởng đó phải thật mạnh, độc đáo và được ưa thích.

Quy trình định vị thương hiệu được giải thích với việc xác định các điểm bằng nhau
(POPs) đây là những điểm bắt buộc phải có đối với một chiếc điện thoại thông minh và xác định
các điểm độc đáo (PODs) là những điểm điểm tạo nên sự khác biệt dùng để tạo nổi bậc cho sản
phẩm và cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp .Vậy thương hiệu XPERIA của Sony được định vị
như sau:
POPs ( Điểm Bằng Nhau ) PODs ( Điểm Độc Đáo )
Điện thoại thông minh Sony là thương hiệu dẫn đầu về thiết bị điện tử
và giải trí số trên thế giới
Cảm ứng điện dung Thiết kế cá tính, thể hiện sự tinh tế của sản
phẩm
Chạy phần mềm Android Chức năng Bravia Engine mang công nghệ 3D
vào điện thoại
Có Camera trước và sau Exmor R: Chụp hình cực tốt trong điều kiện
ánh sáng yếu.
Đầy đủ các chức năng văn phòng… Hỗ trợ các chức năng giải trí cao cấp: Music,
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho


i Sony
XPERIA


16


Play Station
Đọc được các file phụ: PDF, PRC…. Dòng XPERIA chống nước độc đáo.

3. Phân tích các yếu tố Marketing - Mix của XPERIA
3.1 Sản phẩm
Đặc tính nổi bật và các yếu tố để tiếp thị
Mặc dù là một trong những nhà sản xuất đi đầu về công nghệ nhưng phải mất đến 2 năm
sau khi gia nhập thị trường điện thoại di động thông minh, Sony Mobile mới đưa ra được những
sản phẩm XPERIA nổi bật hơn các đối thủ về những công nghệ độc quyền mang bản sắc của
Sony.
Việc tích hợp những công nghệ này vào các sản phẩm XPERIA góp phần không nhỏ
trong thành công của Sony Mobile trong năm 2012 khi hãng đã vươn lên trở thành nhà sản xuất
smartphones đứng thứ 3 toàn cầu (so với thứ 6 năm 2011), đồng thời vượt lên nhà sản xuất điện
thoại từ Đài Loan là HTC để chiếm vị trí thứ 2 thị phần smartphones Android tại Anh.
Bao gồm cả thiết kế nổi bật, những công nghệ được tích hợp trong điện thoại thông minh
XPERIA là những điểm nhấn cực kì quan trọng bởi đó là cốt lõi trong việc tiếp thị khi nhà sản
xuất giới thiệu, ra mắt các mẫu điện thoại mới. Các công nghệ độc đáo được Sony Mobile tích
hợp lên XPERIA bao gồm:
 Mobile Bravia Engine:
Công nghệ xử lí hình ảnh tiên tiến trên các mẫu điện thoại thông minh của Sony và TV
Bravia, làm tăng trải nghiệm xem các nội dung số được tối ưu hóa để phù hợp với mắt người
xem, với chi tiết nhiều hơn, tăng cường màu sắc thật hơn và giảm nhiễu ảnh tối đa.

 White Magic:
XPERIA P là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới sử dụng màn hình công
nghệ White Magic.
Đại Học Hoa Sen Đề Án: Lập Kế Hoạch Marketing
Đ


tài: L

p k
ế

ho

ch
MARKETING cho đi

n tho

i Sony
XPERIA


17


Sử dụng công nghệ này, màn hình sẽ hoạt động ở hai chế độ khác nhau gọi là ngoài trời
(Outdoor) và chế độ trong nhà (Indoor).
Chế độ ngoài trời sẽ sử dụng tất cả các đèn LED cung cấp ánh sáng nền trong khi một ở
chế độ trong nhà thì chỉ 1 nửa được sử dụng, nhưng độ sáng của điện thoại là cực kì mạnh mẽ

nhờ được tăng cường 1 subpixel màu trắng (nhiều hơn so với màn hình thông thường).
Với cùng một nội dung hiển thị trên màn hình, chế độ ngoài trời đạt gấp đôi độ sáng so
với chế độ trong nhà.
 Exmor R Sensor:
Sony là nhà sản xuất cảm biến trong máy chụp ảnh hàng đầu thế giới hiện nay khi những
tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp máy ảnh kĩ thuật số như Canon và cả những đối thủ kinh
doanh smartphones khác, bao gồm cả Apple (iPhone 4, 5), Samsung (Galaxy SIII, Note II), LG
(Optimus 4X HD, Nexus 4) đều tin tưởng sử dụng cảm biến máy ảnh của Sony.
Cảm biến Exmor R của Sony được thiết kế nhỏ gọn đặc biệt dành riêng cho điện thoại di
động với độ nhạy sáng cao gấp 2 lần cảm biến thường, hình ảnh chuyển động mượt mà và chất
lượng tốt hơn.
 Chứng chỉ IP57, IP67 về chịu va đập, chống nước:
XPERIA Arco S, XPERIA Go và gần đây nhất là XPERIA V được thiết kế với khả năng
chống nước và chống va đập vượt trội.
Màn hình làm từ khoáng sản chống xước tối đa, đáp ứng được cả các yêu cầu trong
những môi trường khắc nghiệt nhất không thấm nước ở độ sâu 1m trong vòng 30’.
 One Touch & Smart Tags NFC:
Chỉ với một thao tác chạm nhẹ là có thể chia sẻ hình ảnh, video, thông tin tương tác giữa
các thiết bị có hỗ trợ NFC hay các thiết bị di động mới nhất của Android nhờ khả năng chia sẻ
qua công nghệ One Touch.
Ngoài ra, Sony là nhà sản xuất duy nhất cung cấp cho người dùng XPERIA các thẻ Smart
Tags để thay đổi tùy chỉnh và cấu hình của điện thoại chỉ bằng 1 chạm vào lưng thiết bị.

×