Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.35 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

3/2019

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON
Đặng Thị Ngọc Phượng
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Tóm tắt: Phát triển ngơn ngữ là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục mầm non, có ý nghĩa thiết thực
đối với sự phát triển trí tuệ và kỹ năng giao tiếp. Ở trường mầm non, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
được thực hiện trong tất cả các hoạt động, trong đó hoạt động trải nghiệm. Bài viết trình bày cách tổ
chức những hoạt động trải nghiệm nhằm hướng đến phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo.
Từ khóa: Trẻ mẫu giáo, trường mầm non, phát triển ngôn ngữ, hoạt động trải nghiệm.

1. MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa, ngơn ngữ là phương tiện hữu hiệu nhất để nhận thức
về hoạt động xã hội. Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, giao tiếp là con đường tiếp nhận và
truyền thụ nền văn hóa xã hội sâu rộng nhất. Trong đó, phát triển ngôn ngữ ở trẻ được xem là
một năng lực cần thiết, giúp cho trẻ mở rộng quan hệ từ gia đình đến nhà trường và xã hội; tạo
điều kiện và cơ hội cho trẻ sẵn sàng học tập ở các cấp học tiếp theo. Ngoài những yếu tố nội
tại có sẵn ở trẻ, tác động của giáo dục nhà trường sẽ góp phần phát triển ngơn ngữ để đáp ứng
nhu cầu của trẻ.
Việc nghiên cứu và tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp
ngơn ngữ là một vấn đề mang tính cấp thiết. Đặc biệt, tổ chức các hoạt động trải nghiệm
nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc là yêu cầu không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Trong
khuôn khổ bài báo này, chúng tôi quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
mẫu giáo thông qua một số hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non.
2. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập


đến. Để xác định được khái niệm hoạt động trải nghiệm, chúng ta cần hiểu về thuật ngữ “hoạt
động”, “trải nghiệm” và mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau.
Hoạt động được hiểu “là cách tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm
một mục đích nhất định trong đời sống xã hội” (Hoàng Phê, 1988). “Trải nghiệm là kinh
nghiệm của bản thân về tri thức, kỹ năng, thái độ được hình thành trong quá trình hoạt động ở
thực tế. Tùy thuộc vào phạm vi diễn ra hoạt động, đặc điểm, nội dung hoạt động mà chủ thể
có những trải nghiệm khác nhau. Trải nghiệm là một trong những cách thức nhận thức, học
tập của con người. Học bằng trải nghiệm là một trong các cách thức học tập cơ bản” (Cao Thị
Hồng Nhung, 2017). Như vậy, trải nghiệm chính là q trình nhận thức, khám phá đối tượng
bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngồi (nhìn, sờ, nếm,
ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Trải nghiệm
là sự trải qua, kinh qua một hồn cảnh, mơi trường, điều kiện nào đó để suy ngẫm, suy xét hay
chứng thực một điều gì đó. Thơng qua q trình trải nghiệm, chủ thể có thể học hỏi, tìm tịi,
sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kỹ năng
trong cuộc sống.
189


GDMN 4.0

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Hoạt động trải nghiệm không phải là một phép cộng đơn thuần giữa “hoạt động” và “trải
nghiệm” mà “bản thân trong hoạt động luôn chứa đựng yếu tố trải nghiệm” (Nguyễn Thị Liên
và cộng sự, 2016). Khái niệm “Hoạt động trải nghiệm” chỉ những hoạt động giáo dục được
thiết kế có mục đích, có chọn lọc, xuất phát từ nhu cầu, hứng thú và kinh nghiệm của người
học, nhằm hướng tới hình thành những phẩm chất và năng lực cho người học đảm bảo hai yếu
tố hoạt động - trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm diễn ra một cách chủ động bằng sự tích cực của mỗi cá nhân. Hoạt
động trải nghiệm là hoạt động giáo dục có ý nghĩa đối lập với những gì mang tính giáo điều,

hàn lâm, sách vở. Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm đã trở thành tư tưởng giáo dục
quan trọng, gắn liền với các nhà tâm lý học, giáo dục học như John Dewey, Kurt Lewin, Jean
Piaget, Lev Vygotsky, David Kolb, William James, Carl Jung, Paulo Freire, Carl Rogers,…
và hiện nay, tư tưởng “học thông qua trải nghiệm” hay “học tập trải nghiệm” vẫn là một trong
các xu hướng giáo dục điển hình của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, quan điểm này đã
được quán triệt trong các chương trình giáo dục các cấp.
2.2. Hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non
Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc
đến quan điểm giáo dục Montessori. Montessori (1870-1952), người Italia, là một trong
những người đi tiên phong và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử giáo dục mầm non. Phương pháp
Montessori là một phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nền tảng tự do, cho
phép trẻ được tự do tiếp xúc, tương tác, ứng xử với môi trường xung quanh một cách tự nhiên.
Qua đó, trẻ sẽ tăng cường được vốn hiểu biết, có cơ hội rèn luyện, hồn thiện các kỹ năng
phục vụ cho cuộc sống, có thái độ đúng đắn và tiếp thu được các quy tắc ứng xử xã hội; góp
phần vào sự phát triển tồn diện của trẻ về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất.
Trong giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori, trẻ học tập với tư cách là "một nhà
khoa học". Giáo viên chỉ là một phần trong môi trường trải nghiệm của trẻ, còn lại trẻ phải tự
làm tất cả trong quá trình trải nghiệm. Montessori đề cao yếu tố trẻ "tự làm" chứ trẻ không
phải là một nhân tố tham gia vào q trình trải nghiệm. Có nghĩa là trẻ là một người thử
nghiệm, một người quan sát, trải nghiệm… Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải "thơng
qua hồn cảnh sống bên ngồi", thơng qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi
trường. Như vậy, "trải nghiệm" theo quan điểm Montessori nhấn mạnh là việc học được thực
hiện thông qua các tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý
tính (sự phối hợp của đơi tay và trí óc) và cho rằng đó là một phần khơng thể thiếu để trẻ phát
triển và hoàn thiện.
Đề cập đến quan điểm giáo dục Montessori, chúng tôi nhấn mạnh học tập thông qua hoạt
động trải nghiệm ở trường mầm non là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra
tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà trẻ có được xuất phát từ thực hành chứ
khơng phải là một lý thuyết. Từ những kinh nghiệm đã có, kết hợp với những gì mà trẻ cảm
nhận được bằng các giác quan để xây dựng một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của

bản thân trẻ chứ khơng phải chỉ là ghi nhớ những gì trẻ thấy. Học tập thông qua hoạt động trải
nghiệm bao gồm các tương tác giữa con người với đối tượng. Kiến thức mà trẻ thu được
khơng phải hồn tồn dựa vào việc cô giáo truyền thụ cho trẻ hay trẻ bị động, ngồi yên, mà
cách duy nhất để học tập thông qua hoạt động trải nghiệm là trẻ phải chủ động, tích cực tiếp
xúc, tác động tới mơi trường đó.
Trong q trình trải nghiệm, trẻ là trung tâm là chủ thể của hoạt động trải nghiệm. Vì vậy,
giáo dục trải nghiệm địi hỏi trẻ phải có nhu cầu, hứng thú, sự tị mị với đối tượng trải
nghiệm. Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào quá
190


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

3/2019

trình trải nghiệm và tự trải nghiệm để tìm hiểu thế giới xung quanh. Cùng với trẻ, giáo viên là
người dẫn dắt, hướng trẻ vào môi trường trải nghiệm, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và
kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà trẻ thu được quá trải nghiệm.
Giáo dục mầm non hướng đến phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển
ở trẻ em những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ
năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm
ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp tiếp theo. Mục tiêu này sẽ đạt kết quả tối ưu khi
tăng cường các hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non. Điều này phù hợp với tinh thần
chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW: “Các hoạt động giáo dục trong nhà trường cần thực
hiện theo hướng tăng cường trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh, tạo ra
các mơi trường khác nhau để học sinh trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn
sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết
khả năng sáng tạo của mình. Đề cập tới trải nghiệm là nói tới việc học sinh phải kinh qua
thực tế, tham gia hoặc tiếp xúc với sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về

vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết khơng bị gị bó, phụ thuộc vào cái đã
có” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2013).
Hơn thế nữa, chương trình GDMN sau chỉnh sửa đã nhấn mạnh yêu cầu về phương pháp
GDMN. “Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được
trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng
nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” (Bộ Giáo dục và
Đào tạo, 2016). Chương trình GDMN là chương trình khung, mang tính mở. Khi lập kế hoạch
giáo dục, giáo viên mầm non (GVMN) dựa vào đặc điểm của trẻ, trường mầm non và vùng
miền để phát triển chương trình cho phù hợp. Do đó, việc tăng cường tổ chức các hoạt động
trải nghiệm trong trường mầm non sẽ tạo nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá, đáp ứng được
nhu cầu tìm tịi, ham học hỏi của trẻ.
Hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non diễn ra đa dạng. Nội dung của các hoạt động phù
hợp với từng độ tuổi (nhà trẻ, mẫu giáo) và phù hợp với văn hóa vùng miền. Các nội dung cho
trẻ trải nghiệm được tổ chức với hình thức phong phú như: hoạt động trong lớp, ngoài lớp,
hoạt động vui chơi, tham quan, dã ngoại, lễ hội, lao động... Trong các hình thức này, giáo viên
chú trọng đến hoạt động vui chơi. Với trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo.
Tổ chức trải nghiệm qua hình thức chơi, trẻ sẽ được thỏa mãn nhu cầu khám phá bản thân,
khám phá môi trường xung quanh và nhu cầu thể hiện vai chơi của mình. Vì vậy, hoạt động
trải nghiệm ở trường mầm non có vai trị quan trọng trong việc hình thành năng lực, phát triển
toàn diện nhân cách trẻ.
3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO
Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ được ứng dụng
trong giáo dục mầm non, tạo kim chỉ nam cho hoạt động dạy và học ở trường mầm non hướng
vào đứa trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua các hoat động trải nghiệm ở
trường mầm non cần được triển khai sâu rộng và có tính đồng bộ.
Hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non chính là hoạt động giáo dục. Dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, trẻ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau với tư cách là chủ
thể của hoạt động. Thông qua một số hoạt động trải nghiệm, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu
giáo được rèn luyện, vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Để tổ chức hoạt động trải
nghiệm hướng đến phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo, giáo viên cần đảm bảo

những yêu cầu sau:
191


GDMN 4.0

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

- Xây dựng kế hoạch trải nghiệm phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các nội dung
trải nghiệm linh hoạt, phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ; hướng đến hình thành và
phát triển các năng lực, kỹ năng sống cho trẻ.
- Xây dựng môi trường cho trẻ trải nghiệm đảm bảo an toàn, thu hút sự chú ý của trẻ, tạo cho
trẻ mong muốn được hoạt động, được giao tiếp. Môi trường cho trẻ trải nghiệm đáp ứng nhu
cầu, hứng thú, chia sẻ, học hỏi của trẻ.
- Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng
cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, tạo
cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng của mình, mạnh dạn trao đổi, giao tiếp.
- Đánh giá, động viên sự tham gia của trẻ để có những tác động phù hợp. Chú trọng thúc đẩy
khả năng mạnh dạn, tự tin giao tiếp của mỗi trẻ.
Một số hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non hướng đến phát triển ngôn ngữ mạch lạc, cụ
thể là những hoạt động sau:
3.1. Hoạt động vui chơi
Đối với trẻ mẫu giáo, qua hoạt động vui chơi, trẻ thể hiện thái độ tích cực của mình đối với
thế giới hiện thực xung quanh, ham muốn chiếm lĩnh tri thức và biết vận dụng chúng vào giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn. Trong khi tham gia các hoạt động vui chơi, vốn ngôn ngữ
của trẻ được mở rộng… Trong khi chơi, trẻ được luyện nói câu đúng ngữ pháp. Câu nói của
trẻ có nội dung hơn, diễn đạt được mục đích phát ngơn qua các kiểu câu sử dụng: câu đơn,
câu đơn mở rộng, câu ghép, câu phức…
Ở các góc chơi (góc đóng vai, góc nghệ thuật, góc xây dựng, góc khám phá khoa học…) giúp
trẻ được trải nghiệm trong mơi trường văn hóa. Khơng chỉ hình thành hành vi ứng xử đúng

đắn với mơi trường xung quanh mà trẻ còn được rèn luyện kỹ năng giao tiếp với bạn bè ở
những vai khác nhau. Đó là nơi tạo cơ hội cho trẻ được phát triển kỹ năng diễn đạt ý tưởng
của bản thân. Mỗi góc chơi giúp trẻ tích cực, chủ động làm quen với bạn chơi một cách tự
nhiên và hứng thú.
3.2. Hoạt động ngồi trời
Đây là một trong những hình thức quan trọng để giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Hoạt
động này được tiến hành gồm nhiều hoạt động tích hợp trong một khoảng thời gian nhất định
như: quan sát có chủ đích một sự vật, hiện tượng tự nhiên; các hoạt động ở các khu vực chơi
với cát - nước, chơi vận động, chơi trò chơi dân gian; thử nghiệm, thí nghiệm, chăm sóc con
vật, cây cối... Trong vườn trường, trẻ có thể tham gia vào tất cả các hoạt động tương tác theo
nhu cầu và hứng thú của từng cá nhân. Không những trẻ lĩnh hội được các tri thức sống động
về các đối tượng mà trẻ cịn có mơi trường tích cực, kích thích trẻ tự tin, mạnh dạn giao tiếp
một cách thoải mái.
Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Trẻ hiểu được chỉ
dẫn của cơ giáo, kích thích trẻ nói và sự hiểu biết của trẻ ngày càng được nâng lên. Thơng qua
hoạt động ngồi trời, trẻ được sử dụng từ ngữ trong giao tiếp, trò chuyện với bạn bè về đối
tượng. Trẻ cịn dùng ngơn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện
thái độ, tình cảm yêu, ghét,… đối với con vật, cây hoa, cây cỏ, rau quả… Chính những biểu
hiện bằng ngôn ngữ giúp cho nhận thức của trẻ được sâu sắc hơn, phát triển năng lực giao tiếp
mạch lạc. Vì vậy, trong trường mầm non, để kích thích trẻ nói mạch lạc giáo viên cần tiến
hành các hoạt động ngoài trời thường xuyên và sáng tạo.

192


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

3/2019

3.3. Hoạt động nghệ thuật

Đây là hoạt động chứa nhiều tiềm năng để giúp trẻ trải nghiệm các cảm xúc và các trạng thái
tâm lý khác nhau. Hoạt động này hấp dẫn, kích thích trẻ tư duy khi trực tiếp nói và trao đổi về
đối tượng. Các hoạt động giáo viên có thể tổ chức cho trẻ như là múa hát, đóng kịch, kể
chuyện về các nội dung đã học; cho trẻ vẽ tranh, tơ màu, làm mơ hình, rối kể chuyện, làm đồ
chơi từ các nguyên vật liệu tái sử dụng, thiết kế các trang phục gần gũi với trẻ… Đặc biệt, trẻ
được kích thích nói và thể hiện cảm xúc về đối tượng.
Hoạt động lễ hội ở trường mầm non cũng được xem là một trong những hoạt động nghệ thuật.
Tham gia vào các lễ hội sẽ giúp hình thành ở trẻ kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi tích
cực về các địa danh và mơi trường cũng như các nét văn hóa, các phong tục tập quán đặc
trưng của vùng, miền, địa phương. Đây là quá trình trẻ được tiếp cận và trải nghiệm trực tiếp
trong những mối quan hệ thực, trẻ được “trực tiếp” trao đổi và rèn luyện ngôn ngữ. Vốn từ
của trẻ được mở rộng, trẻ nói được đa dạng các kiểu câu. Được tham gia vào các hội thi, trẻ sẽ
phát huy tối đa khả năng sử dụng ngôn ngữ của bản thân. Các hoạt động tạo điều kiện cho bản
thân trẻ trải nghiệm như: biểu diễn thời trang, đóng kịch… Trẻ được rèn luyện kỹ năng diễn
đạt, diễn xuất tốt trong vai diễn.
Ngoài ra, giáo viên cần tổ chức các ngày hội, sự kiện của trường và của lớp như chúc mừng
sinh nhật, mừng ngày của Bà, của Mẹ (8/3), chào đón năm mới… Khuyến khích cho trẻ làm
người dẫn chương trình; cùng trẻ thỏa thuận, bàn bạc các tiết mục phân công, sắp xếp cơng
việc chuẩn bị… Qua đó, trẻ nghe hiểu lời nói và sử dụng lời nói trong giao tiếp cuộc sống
hàng ngày một cách rõ ràng, mạch lạc.
3.4. Hoạt động tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nhận thức,
được sử dụng tất cả các giác quan để tri giác đối tượng trong môi trường thực. Trẻ thu hoạch
được nhiều kiến thức khoa học hơn và lưu giữ trong trí nhớ lâu hơn. Giáo viên linh hoạt
hướng dẫn trẻ mẫu giáo sử dụng các giác quan để nhận biết đối tượng bằng các yêu cầu, trò
chuyện, thảo luận với trẻ về đối tượng… Thông qua tham quan, dã ngoại, trẻ được rèn luyện
kỹ năng về ngôn ngữ như: sử dụng từ, câu đơn giản để miêu tả về đặc điểm các đối tượng;
diễn đạt và thể hiện cảm xúc của cá nhân.
3.5. Hoạt động lao động
Hoạt động lao động của trẻ mầm non chỉ dừng lại ở các hoạt động đơn giản, nhẹ nhàng và phù

hợp với khả năng vận động của từng độ tuổi như: lao động tự phục vụ, trực nhật lớp, lau dọn
kệ đồ chơi, sắp xếp đồ dùng... Khi trực tiếp tham gia lao động, trẻ được trải nghiệm các cảm
giác tự tay vun trồng, chăm sóc cây cối,... sẽ hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực với các
đối tượng. Hơn thế nữa, khi được tham gia vào hoạt động, trẻ cởi mở, mạnh dạn giao tiếp
mạch lạc với bạn bè, với mọi người xung quanh.
Hoạt động lao động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Hoạt động này tạo môi trường xã hội thuận
lợi để cho trẻ thường xuyên được giao tiếp, được tương tác; tạo mối quan hệ thân thiện giữa
giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, giữa trẻ với những người xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần tạo
mơi trường giao lưu ngơn ngữ tích cực cho trẻ.
3.6. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa ở trường mầm non là sân chơi mà ở đó trẻ được hoạt động với sự tham
gia của cô giáo, bạn bè trẻ. Các hoạt động ngoại khóa được thiết kế đa dạng, phong phú, gắn
với các nội dung, chủ đề học và chơi của trẻ giúp thay đổi trạng thái cho trẻ giữa hoạt động
193


GDMN 4.0

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

động và hoạt động tĩnh. Thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trẻ học được rất
nhiều kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, trẻ được mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân mình,
trẻ phát triển ngơn ngữ mạch lạc trong giao tiếp. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động ngoại
khóa như: tham quan Đại Nội, lăng Khải Định, lăng Tự Đức, Bảo tàng Hồ Chí Minh, thăm
doanh trại quân đội… Thông qua các buổi tham quan dã ngoại, trẻ sẽ kể lại cho mọi người
nghe về những chuyến đi, nêu cảm xúc của bản thân và từ đó ngơn ngữ của trẻ cũng phát
triển ngày càng phong phú, hoàn thiện hơn.
Để phát triển khả năng nghe và nói cho trẻ, khơng gì nhanh chóng và tích cực bằng việc
thường xuyên cho trẻ trải nghiệm và thực hành. Người giáo viên cần thường xuyên trò
chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói qua những hoạt động trải nghiệm. Khi trẻ có khó

khăn hay có tâm lý ngập ngừng, nhút nhát, giáo viên cần khích lệ, hỗ trợ, động viên để trẻ
tích cực trị chuyện, trao đổi ngơn ngữ. Chính trong những hoạt động này cần tạo ra các
kênh giao tiếp thường xuyên hơn, thiết thực hơn giúp trẻ tự tin trong diễn đạt ý tưởng của
mình với mọi người.
Việc tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với lời nói trong các trị chơi, bài hát, đóng kịch,… là
cơ hội để trẻ trải nghiệm, vận dụng vốn ngơn ngữ đã tích lũy được vào hoạt động của bản thân,
là điều kiện rất tốt để trẻ phát triển khả năng sử dụng ngơn ngữ. Khuyến khích trẻ cố gắng sử
dụng ngôn ngữ để lưu lại những ý tưởng và suy nghĩ của mình. Giáo viên, người hướng dẫn
trẻ trong hoạt động trải nghiệm phải có tác phong sư phạm và lời nói chuẩn mực, với ngơn
ngữ giao tiếp trong sáng ln biết lắng nghe một cách trí tuệ và trân trọng trẻ. Việc xây dựng
môi trường ngôn ngữ trong trường mầm non một cách hiệu quả sẽ tạo ra những đứa trẻ mạnh
dạn, tự tin, năng động; ham hiểu biết, có suy nghĩ và biết giao tiếp.
Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt
động dạy học trong trường mầm non. Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của q trình
giáo dục, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động
trải nghiệm, phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân trẻ mầm non, nuôi
dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Chính
mơi trường này tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện khả năng tri giác, khả năng diễn đạt rõ ràng,
mạch lạc, hướng đến giáo dục văn hóa trong giao tiếp.
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc đạt kết quả cao, giáo viên phải tạo điều kiện cho trẻ
hoạt động trong môi trường để trải nghiệm. Đây là cơ sở, nền tảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non, là một việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình
GDMN, tăng cường các điều kiện để đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ và nhu cầu đổi mới của
ngành học hiện nay.
4. KẾT LUẬN
Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra ở trường mầm non rất đa dạng và phong phú. Tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong trường mầm non tạo nhiều cơ hội cho trẻ được phát triển, khơi dậy ở
trẻ những tiềm năng, giúp trẻ biết vận dụng kinh nghiệm vào giải quyết những tình huống
trong thực tế, đồng thời phát triển những kỹ năng xã hội. Trong quá trình tham gia các hoạt

động trải nghiệm, trẻ thể hiện khát vọng nhận thức về thế giới xung quanh; say mê, ham muốn
và quyết tâm chiếm lĩnh được tri thức, hình thành kỹ năng và thái độ ứng xử phù hợp với môi
trường. Đặc biệt, hoạt động trải nghiệm sẽ tạo môi trường để trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt
động giao tiếp, sử dụng lời nói của mình. Phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt
động trải nghiệm giúp trẻ mạnh dạn giao tiếp với bạn bè, với mọi người xung quanh. Trong
quá trình thực hành và trải nghiệm, trẻ khơng chỉ mở mang được kiến thức của mình mà còn
194


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

3/2019

tích lũy thêm kỹ năng giao tiếp. Căn cứ vào đặc điểm của trẻ, giáo viên ở các trường mầm
non, cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ được chủ động, thích ứng tốt hơn với mơi
trường, hướng đến mục tiêu của phát triển chương trình giáo dục mầm non.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]
[3]
[4]
[5]

Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 ban hành
Chương trình giáo dục mầm non.
Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh (2016).

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục.
Cao Thị Hồng Nhung (2017). Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12, tr 2-4.
Hoàng Phê (chủ biên) (1988). Từ điển Tiếng Việt. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội.

Title: DEVELOPING LANGUAGE FOR PRESCHOOLERS THROUGH EXPERIENCING
ACTIVITIES AT KINDERGARTEN
Dang Thi Ngoc Phuong
University of Education, Hue University

Abstract: Developing language is an essential mission for preschoolers, playing a practical role in the
development of intelligence and communication skills. In kindergartens, this mission has implemented
in all activities, especially in the experiencing activities. This article introduces the organizing some
experiencing activities to develop language for preschoolers.
Keywords: Preschooler, kindergarten, developing language, experiencing activities.

195



×