Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phát triển ngôn ngữ phổ thông cho cháu người sở tại trong Trường Mầm non 1-6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ PHỔ THÔNG CHO CHÁU NGƯỜI SỞ
TẠI TRONG TRƯỜNG MẦM NON 1-6"

Như các Đ/C đã biết, Khánh Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa.Vì thế, việc
đưa con tới nhà trẻ, mẫu giáo thì vẫn còn bị thờ ơ như một thứ mặt hàng cao cấp trong
mối tương quan với đời sống quá nghèo của người dân nơi đây. Đối tượng của nghành
học Mầm Non là đứa trẻ mới được học tiếng hoặc bắt đầu học tiếng, học theo nghĩa tự
phát. Mọi cái ban đầu đều là cái khởi đầu nan, không thể không làm nhưng làm thì rất
khó.Các cháu thuộc nghành học Mầm Non ở vùng dân tộc nhu cầu và quyền lợi học tiếng
mẹ đẻ, đồng thời các cháu lại phải có nhiệm vụ học tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là ngôn
ngữ quốc gia mà các cháu đang sống, một ngôn ngữ trong một vài năm nữa các cháu sẽ
phải nhanh chóng nắm bắt để lấy làm công cụ học tập ở tiểu học và các bậc học tiếp theo.
Để khắc phục những khó khăn này ở huyện Khánh Sơn nói chung và trường Mầm non
1/6 nói riêng thì việc dạy cho cháu người sở tại ngôn ngữ tiếng phổ thông là một việc làm
hết sức quan trọng trong giáo dục hiện nay. Vậy làm thế nào để trẻ nghe, hiểu và giao
tiếp thành thạo bằng tiếng Việt, để trẻ tiếp thu những tri thức đạt chất lượng cao qua các
hoạt động dạy của cô? Đây là câu hỏi đặt ra cho bản thân tôi và cho tất cả những giáo
viên giảng dạy tại trường Mầm non 1/6.
1. TÌNH HÌNH CHUNG:
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, trẻ dân tộc thiểu số có thể tư duy bằng ngôn ngữ là tiếng
mẹ đẻ của chúng, nhưng để học lên chương trình tiếu học, phổ thông… trẻ phải có vốn
tiếng Việt để có thể hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh (về các sự vật, hiện tượng
gần gũi trong cuộc sống, hoạt động học tập…).Như chúng ta đã biết, sự phát triển ngôn
ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy từ đó trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên
ngoài.
Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp
với những người xung quanh. Ở trường Mầm Non: Nhà trẻ và mẫu giáo chính thời điểm
đang học nói hay bắt chước người lớn vì thế cô giáo cần tận dụng để dạy các cháu tiếng
phổ thông càng sớm càng tốt.


Muốn phát triển ở trẻ kỹ năng: Hiểu và nói được ngôn ngữ Tiếng Việt theo cô, bạn.
Trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ qua trò chuyện,
đàm thoại, kể chuyện, đọc cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen với chữ cái và thông qua các
hoạt động dạy của cô, hoặc ở mọi lúc mọi nơi, nhất là trong hoạt động góc vì trong góc
chơi cháu sẽ được hòa nhập cùng với các cháu người Kinh, khi đó các cháu sẽ tự giao
tiếp và học hỏi lẫn nhau qua đó các cháu người sở tại sẽ nâng cao vốn từ phổ thông của
mình lên.
2.CỤ THỂ Ở TRƯỜNG MẦM NON1/6
Đầu năm học: 2011- 2012 khi khảo sát chất lượng đầu năm thì tỷ lệ cháu DT nghe hiểu
tiếng phổ thông như sau:
Đâù năm
2011-2012
Tổng số
cháu DT
Nghe hiểu và
nói thành thạo
tiếng Việt.
Nghe hiểu nhưng
chưa nói thành
thạo tiếng Việt.
Chưa hiểu tiếng
Việt.
Tổng
số
Tỉ lệ% Tổng số Tỉ lệ% Tổng số Tỉ lệ%
55 cháu
20
cháu
36,36% 17 cháu 30,9% 25 cháu 45,45%
*Thuận lợi:

Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm ủng hộ của phụ
huynh học sinh.
Trường có CSVC phục vụ tốt cho các họat động của trẻ.
Các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn.
Các nhóm lớp đa số là cháu người Kinh, cháu người sở tại chiếm phần nhỏ vì thế trong
các hoạt động dạy cô dễ dàng phát triển cho từng cá nhân. Đồng thời các cháu người sở
tại được giao tiếp với các cháu người Kinh thì vốn từ cũng sẽ tăng lên.
*Khó khăn:
Đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Khánh Sơn đa số là giáo viên từ đồng bằng
lên công tác nên không biết tiếng người sở tại. Sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ làm
hạn chế việc tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Bên cạnh đó, môi
trường ngôn ngữ của trẻ ở gia đình chủ yếu là dùng tiếng mẹ đẻ. Bố mẹ các cháu do nhận
thức và điều kiện sống còn nhiều hạn chế, vốn tiếng Việt không nhiều nên chưa quan tâm
đến việc dạy nói tiếng Việt cho các cháu vì vậy giáo viên gặp khó khăn trong việc giao
tiếp với trẻ và phụ huynh.
Trường Mầm non 1/6 có tất cả là 8 lớp. Trong đó có: 6 lớp mẫu giáo và 2 lớp nhà trẻ.
Hầu hết lớp nào cũng có cháu người sở tại, đa số là các cháu mới đến trường lần đầu (chỉ
một số ít trẻ đã học từ nhà trẻ lên mẫu giáo). Vì thế trẻ còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh
dạn tham gia các họat động cùng cô, cô nói điều gì đa số các cháu không hiểu cứ nhìn cô
và không trả lời cô. Có trường hợp từ đầu năm dến cuối năm không chịu nói với cô câu
nào.
Tất cả đồ dùng học tập đối với trẻ cũng thật là xa lạ, nên việc học đến với trẻ cũng thật là
ngỡ ngàng
Với tình hình thực tế của trường tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ nhiều
lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm như thế nào, bằng phương pháp gì? Để
giúp trẻ hiểu và nói được tiếng Việt một cách trôi chảy. Chính vì điều băn khoăn trăn trở
ấy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp nhằm giúp trẻ ham thích được đến
lớp, ham thích học tập, và nhất là ham học hỏi tiếng Việt để trẻ tham gia tốt các họat
động của lớp, của trường Mầm non và là hành trang cho trẻ ở các bậc học sau này.
3.CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH:

Trẻ bước vào lớp 1 phải có vốn tiếng Việt và có kỹ năng tối thiểu khi sử dụng tiếng Việt:
phát âm chuẩn; dùng từ ngữ phù hợp với nội dung, ngữ cảnh. Trẻ em chậm phát triển
ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức, hình thành các kỹ năng và từ
đó thiếu niềm tin vào hoạt động học tập dẫn đến chán học, bỏ học. Sự non yếu về tiếng
Việt sẽ làm hạn chế về giao tiếp của các em trong sinh hoạt ở nhà trường, gia đình và
cộng đồng. Trước khi đến trường, vốn từ và các kỹ năng giao tiếp của trẻ chủ yếu được
hình thành qua thói quen. Vì vậy, vấn đề cho cháu người sở tại được phát triển về ngôn
ngữ là một việc làm hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó,
dạy trẻ phát triển ngôn ngữ là dạy cái gì? Dạy như thế nào? Thông qua các hoạt động
nào? Cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương
pháp cho cháu người sở tại. Tuy nhiên, việc áp dụng các giải pháp cũng phải tùy thuộc
vào từng đối tượng học sinh, từng điều kiện, hoàn cảnh của từng lớp, từng độ tuổi để áp
dụng những giải pháp khác nhau, trong đó có những giải pháp chung và có những giải
pháp mang tính đặc thù:
* Những giải pháp chung :
a.Mọi lúc mọi nơi :
Giờ đón, trả trẻ đối với cả nhà trẻ và mẫu giáo các cô luôn vui vẻ, thương yêu
cháu, sửa sang quần áo, chải tóc cho cháu và không quên kèm theo một số câu hỏi giao.
Qua trò chuyện với trẻ như vậy các cô sẽ nắm được khả năng phát âm của mỗi trẻ để có
biện pháp và giành nhiều thời giờ hơn giúp trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn.
Giờ chơi tự do dẫn trẻ đến các góc trò chuyện và phát âm các từ có trong tranh, từ ở mỗi
góc, các cô dạy trẻ phát âm nhiều lần và cho trẻ chỉ, phát âm chữ cái đã học qua nhiều lần
như vậy trẻ phát âm chuẩn hơn và mạnh dạn hơn trong giao tiếp với cô, với bạn. Bạn biết
chỉ cho bạn chưa biết, cô luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn đến hỏi cô, vì thế trẻ lớp tôi
không còn rụt rè như trước nữa. Ngoài ra trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ ôn
kiến thức đã học qua trò chuyện, đọc thơ, kể chuyện, chơi các trò chơi dân gian, cho trẻ
đọc đồng dao, ca dao trong hoạt động này giúp trẻ phát âm thành thạo hơn, lưu loát hơn.
Cô dạy cháu ở mọi lúc , mọi nơi
Hoạt động ngoài trời
Giờ hoạt động góc, nhất là ở góc đóng vai đây là một giờ các cháu người sở tại phát triển

được ngôn ngữ nhiều nhất. Ở góc này các cháu người Kinh và sở tại được chơi cùng
nhau, giao tiếp với nhau qua đó trẻ học được nhiều ngôn ngữ từ bạn mình. trẻ được giao
lưu trao đổi mua bán và thể hiện hết vai chơi của mình. Để giúp trẻ học tập đạt hiệu quả
cao qua vui chơi thì chúng ta cần phải xác định hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo:
“Học mà chơi - Chơi mà học ”. Hoạt động vui chơi sáng tạo hàng ngày ở lớp, trẻ được
chọn bạn chơi, chọn góc chơi, chọn đồ chơi mà trẻ thích. Ở các góc chơi này giúp phát
triển trí tưởng tượng ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn chơi, mở rộng vốn từ, vốn hiểu
biết của trẻ. Trong khi chơi trẻ tiếp thu tri thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái bên cạnh
đó cô luôn khuyến khích các cháu người kinh và người sở tại đổi vai chơi cho nhau, tăng
cường cho các cháu người sở tại nói theo bạn vì trẻ ở lứa tuổi mầm non đa số học thông
qua bắt chước .
b.Cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ thông qua giờ họat động chung:
Hình thức dạy rất đa dạng, phong phú song hình thức dạy trên giờ hoạt động chung
vẫn có những ưu việt nhất định. Trên tiết học các kiến thức mà trẻ tiếp thu được ở mọi
lúc, mọi nơi được củng cố lại theo một hệ thống lôgic. Vì thế trong giờ hoạt động chung
muốn phát triển được nhiều ngôn ngữ cho cháu người sở tại thì giáo viên phải biết lồng
ghép tích hợp các môn học khác nhau, cần xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với khả
năng nhận thức của từng độ tuổi, đối tượng dạy. Đối với các môn học trong khi dạy giáo
viên phải luôn chú ý tới các cháu người sở tại vì giờ này là cung cấp kiến thức chung cho
cả lớp . Phát triển vốn từ cho cháu người sở tại trong giờ hoạt động chung là hết sức
thuận lợi. Bằng vốn từ của mình, cô mời trẻ lên diễn đạt sự hiểu biết của mình cho bạn và
cô hiểu được ý nghĩa của mình muốn nói gì, từ đó giúp trẻ tích cực hoạt động giao tiếp
với mọi người. Qua hoạt động chung trẻ học được rất nhiều cả nhà trẻ và mẫu giáo: Tên
gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng, các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và
các từ biểu cảm. Khi cháu sở tại đã có một vốn từ nhất định cô luôn yêu cầu trẻ dùng từ
để bày tổ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng.
Trẻ trả lời và đặt các câu hỏi Ai? Cái gì? ở đâu? khi nào? để làm gì? nó như thế nào? v.v
…Với những nội dung và biện pháp mà giáo viên trường tôi đã áp dụng vào để dạy cho
các cháu sở tại trong giờ hoạt động chung thì các cô đều nhận thấy sự tiến bộ về ngôn

ngữ cũng như về nhận thức gần tương đương với cháu người Kinh.
c. Kết hợp với phụ huynh:
Trong một buổi học trẻ được tiếp xúc với cô rất nhiều nhưng chúng ta biết phối hợp với
gia đình trong việc cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ lại càng tốt hơn. Vì vậy các giáo viên
thường thông báo kết quả học của mỗi cháu cho phụ huynh nắm và không quên cho phụ
huynh biết khả năng tiếp thu kiến thức bài học bằng ngôn ngữ Tiếng Việt của mỗi cháu ra
sao và rất mong phụ huynh hợp tác trong việc cung cấp Tiếng Việt cho trẻ ở nhà như:
Phụ huynh dùng Tiếng Việt để trao đổi với con em nhiều hơn, kèm cặp con em nhiều hơn
trong môn học chữ cái, trẻ nắm được chữ cái, thuộc chữ cái, viết được chữ cái, phát âm
đúng chữ cái và nhất là nói thạo Tiếng Việt nhất định con của phụ huynh tiếp thu bài một
cách dễ dàng, học giỏi hơn trong cấp học mầm non và nhất là trong các cấp học sau này.
Từ những lời nói ấy đã thúc đẩy phụ huynh quan tâm đến con em hơn, chăm lo cung cấp
vốn tiếng việt ở nhà cho trẻ nhiều hơn. Cho nên đa số trẻ trường tôi hiện nay nói thạo, nói
lưu loát ngôn ngữ Tiếng việt, biết dùng từ, câu để diễn đạt điều trẻ muốn nói, không còn
trẻ nói câu không rõ nghĩa, câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, trẻ mạnh dạn giao lưu cùng cô,
cùng bạn.
*.Những giải pháp riêng cho độ tuổi :
a .Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng việt:
Nội dung chủ yếu của việc dạy này là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái. Chúng
ta có thể coi việc giúp trẻ làm quen với chữ cái là cốt lõi của việc làm quen với Tiếng
Việt, có nghĩa là việc cho trẻ làm quen với chữ cái chưa phải là tất cả những nội dung
công việc giúp trẻ làm quen với Tiếng việt .Cách gọi làm quen với Tiếng Việt thường gợi
ra một phạm vi nội dung rộng rãi hơn so với cách gọi làm quen với chữ cái .Do đó có thể
thấy nội dung dạy trẻ làm quen với Tiếng việt không chỉ là dạy trẻ phát âm ,dạy trẻ tập tô
29 chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các từ, hiểu được nội dung của từ và biết dùng từ để
diễn đạt thành câu, muốn được như vậy trước hết ta phải giúp trẻ nhận biết và phát âm
đúng 29 chư cái trong Tiếng Việt.
Có một số ít trẻ nói được Tiếng Việt nhưng chưa biết các chữ cái hay từ ngữ của Tiếng
việt .Vì vậy, việc dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biết chính xác cấu tạo của
chữ cái, cách phát âm để từ đó trẻ nghe cô phát âm để tìm được chữ cái tương ứng, nhìn

chữ cái phát âm được chữ cái tương ứng. Có thể cho bạn người kinh phát âm trước rồi
cho cháu ngừơi sở tại phát âm sau. Đây là hình thức rất có khả quan vì người xưa có câu:
“Học thầy không tầy học bạn” và qua đó các cháu người sở tại nhanh nhận biết các chữ
cái hơn và cũng nhớ lâu hơn.
b.Nhà trẻ:
Ở nhà trẻ, cháu người sở tại đa số chưa biết và hiểu tiếng Kinh vì thế các cô phải thật gần
gũi với trẻ, Thường xuyên trò chuyện và âu yếm trẻ, mỗi lần như vậy cô cháu sẽ được
làm quen dần với tiếng phổ thông . Từ đó cô cung cấp cho các cháu những từ đơn giản
nhất.
Có thể thông qua hoạt động với các đồ vật, cô nên tăng cường hỏi các cháu người sở tại :
“ Đây là quả gì? Quả này màu gì? Từ những hoạt động này cũng giúp trẻ mở rộng vốn
từ, có đồ dùng cụ thể cháu sẽ dễ dàng nhớ lâu hơn.
Hay trong trò chơi xếp hình, xâu hạt. Cô cũng tổ chức thường xuyên để trẻ được hoạt
động với đồ vật để trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và trẻ có thói quen sử dụng các trò chơi
qua đó cũng kích hoạt cho trẻ phát triển .Trong các tiết dạy tôi cùng các đồng nghiệp đã
đưa ra các bức tranh có các nhân vật, thể hiện được nội dung chủ đề. Tôi hướng dẫn trẻ
quan sát một cách chi tiết những nội dung thể hiện trong tranh, trẻ rất hứng thú quan sát
và từ đó hình thành kỹ năng cho trẻ. Trẻ không chỉ nhắc lời nói của cô giáo mà trẻ thể
hiện sự hiểu biết của mình qua lời nói của ngôn ngữ.
Với việc áp dụng dạy cháu phát triển ngôn ngữ phổ thông cho cháu người sở tại
trong trường Mầm Non 1/6 trong năm học 2011-2012 , từ dầu năm học cho đến gần cuối
năm và khi khảo sát chất lượng Tôi thấy kết quả trẻ nghe, hiểu diễn đạt bằng tiếng phổ
thông có sự thay đổi rõ rệt.
Đâù năm
học:
2011-2012
Tổng số
cháu DT
Nghe hiểu và
nói thành thạo

tiếng Việt.
Nghe hiểu nhưng
chưa nói thành
thạo tiếng Việt.
Chưa hiểu tiếng
Việt.
Tổng
số
Tỉ lệ% Tổng số Tỉ lệ% Tổng số Tỉ lệ%
55 cháu
20
cháu
36,36% 17 cháu 30,9% 25 cháu 45,45%

Cuối năm
học:
2011-2012
Tổng số
cháu DT
Nghe hiểu và
nói thành thạo
tiếng Việt
Nghe hiểu nhưng
chưa nói thành
thạo tiếng Việt
Chưa hiểu tiếng
Việt
Tổng
số
Tỉ lệ% Tổng số Tỉ lệ% Tổng số Tỉ lệ%

55 cháu
45
cháu
81,81 %8 cháu 14,54% 2 cháu 3,63%
Đến nay đã có trên 95% cháu 5 tuổi người sở tại nhận biết nhanh và phát âm đúng
29 chữ cái Tiếng Việt.
So với đầu năm học cháu nghe và hiểu tiếng Kinh tăng lên 81,81%, biết dùng
ngôn ngữ Tiếng Việt để diễn đạt thành câu có nghĩa.
Ngoài ra trẻ rất mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với cô, với bạn lúc ở nhà cũng như
lúc ở trường.
. KẾT LUẬN :
Kinh nghiệm cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một vấn đề rất khó. Đòi
hỏi ở cô giáo phải thật sự yêu thương gần gũi trẻ. Luôn tạo tình cảm cho trẻ, tạo cơ hội
cho trẻ giao lưu, trò chuyện với cô, nghe hiểu lời nói của cô. Cuốn hút trẻ tham gia vào
các hoạt động phát triển ngôn ngữ thực sự hứng thú. Được thực hiện thông qua các hoạt
động giáo dục ở lớp và được tích hợp vào một số hoạt động khác trong chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ.
Kiến nghị:
Nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người sở tại ở Trường Mầm Non 1/6 trong
thời gian tới, xin kiến nghị một số vấn đề sau:
- Nhà nước có chính sách ưu tiên cho giáo viên đang công tác ở huyện miền núi hơn nữa.
- Mở thêm các lớp dạy tiếng RagLay cho giáo viên .
-Tăng cường công tác tuyên truyền với phụ huynh và các đoàn thể ở địa phương thấy
được sự quan trọng của tiếng phổ thông khi trẻ đến trường.
Xin chân thành cảm ơn./.

×